Lịch sử Đoàn

27 401 0
Lịch sử Đoàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI TỰA Sự phát triển vẻ vang của dân tộc ta từ khi có Đảng và Bác Hồ kính yêu đến nay luôn gắn liền với những kỳ tích của các thế hệ thanh niên được vũ trang bằng lý tưởng cách mạng cao đẹp. Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên nước ta là lịch sử của đội quân xung kích luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng; chiến đấu, hy sinh oanh liệt; lao động sáng tạo, kiên cường, góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước ta. Quá khứ hào hùng của các thế hệ đi trước là truyền thống tốt đẹp hướng dẫn các thế hệ trẻ ngày nay đoàn kết phấn đấu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đi vào tương lai, sánh vai các cường quốc năm châu như mong muốn thiết tha của Bác Hồ kính yêu. Đọc lịch sử Đoàn, mọi cán bộ, đoàn viên thanh niên hãy tự soi mình để tự rèn luyện, phấn đấu tốt hơn góp phần xứng đáng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa yêu quý của chúng ta. PHẠM VĂN ĐỒNG MỞ ĐẦU TUỔI TRẺ LÀ MÙA XUÂN CỦA Xà HỘI Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội Câu nói của Bác Hồ trong bức thư gửi cho thanh thiếu niên nhân ngày Tết Độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam sau ngày Cách mạng thành công (1-1946) không chỉ nói lên niềm tin vào thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng tương lai của đất nước mà còn nêu lên một chân lý lịch sử về vai trò của các thế hệ trẻ đối với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Ngay ở buổi bình minh của lịch sử dân tộc ta, những truyền thuyết gắn liền với thời đại các vua Hùng dựng nước đều biểu dương sức trẻ trong công cuộc chinh phục thiên nhiên (Sơn Tinh - Thủy Tinh, Mai An Tiêm .), xây dựng đời sống, tập quán văn hóa (Lang Liêu với sự tích bánh chưng, Chử Đồng Tử .) và đặc biệt trong sự nghiệp giữ nước. Câu chuyện truyền thuyết về Thánh Gióng, cậu bé làng Phù Đổng tuổi nhỏ chí lớn đã gánh vác việc nước, cưỡi ngựa sắt đánh giặc Ân bảo vệ Tổ quốc đã trở thành biểu tượng của ý chí độc lập tự do cho dân tộc ta: "Thiếu niên ta rất vẻ vang Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời. Tuổi tuy chưa đến chín mười, Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương" (Hồ Chí Minh - Lịch sử nước ta) Chính sức trẻ của các thế hệ thanh thiếu niên của mọi thời đại trong lịch sử đã mang lại sức mạnh cho dân tộc ta vượt qua mọi thử thách. Một ngàn năm đô hộ của nhà Hán được chính sử nước ta chép lại như một đêm trường nô lệ, nhưng ở đó vẫn lóe sáng lên những tấm gương nghĩa liệt của các thế hệ người Việt yêu nước chống lại ách thống trị và âm mưu đồng hóa của ngoại bang. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ vào giữa thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên (40-43) là ngọn cờ đầu của tuổi trẻ. Sử sách không nói chính xác tuổi tác của Hai Bà khi dựng cờ tụ nghĩa, nhưng cuộc nổi dậy với lý tưởng: "Một, xin rửa sạch mối thù Hai, xin đem lại nghiệp xưa vua Hùng ." (Thiên Nam ngũ lục) đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia mà sử sách hay các thần phả ở nhiều địa phương còn lưu giữ được cho biết một đội ngũ rất đông đảo tên tuổi các vị tướng của Hai Bà tuổi còn rất trẻ như Thánh Thiên, Lê Chân, Thiều Hoa, Xuân Nương, Cao Thị Liên, Nàng Tía,v.v . tất cả đều ở độ tuổi đôi mươi. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng, nghĩa quân chiếm được 65 thành và Hai Bà đóng đô ở Mê Linh, nhưng cuối cùng cũng thất bại sau khi nêu được khí tiết lẫm liệt của một dân tộc sẵn sàng hy sinh để giành quyền tự chủ đối với giang sơn gấm vóc của các vua Hùng để lại. Hai thế kỷ sau, vào năm 246, một cuộc khởi nghĩa cũng do một thiếu nữ tuổi tròn hai mươi có tên là Triệu Thị Trinh chỉ huy đã bùng nổ từ căn cứ Ngàn Nưa (của đất Cửu Chân, nay thuộc Thanh Hóa) nêu cao ý chí quật khởi: "Người ta sống trong hồng trần, như mầm cây ngọn cỏ, tươi héo chỉ trong nháy mắt, từ thanh niên tới già cỗi nhanh chóng như bay. Cho nên không kể là trai hay gái, phải lập công lớn để thơm ngàn năm, việc gì lại cúi đầu khom lưng làm tôi tớ cho kẻ khác . Ta quyết cưỡi gió, đạp sóng, chém cá kình ngoài biển Đông, quét sạch bờ cõi, cứu dân khỏi lầm than, chứ không thể cúi đầu khom lưng làm tì thiếp người". Cũng như Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh cũng không thành, người nữ anh hùng đã lên núi Nùng tuẫn tiết khi mới vừa 22 tuổi (năm 248) và được nhân dân muôn đời tôn vinh là vua Bà, Bà Triệu . Sau Bà Triệu, lịch sử những thế kỷ sau của dân tộc ta còn được viết tiếp với tên tuổi của những người anh hùng cứu nước mà tiêu biểu là Lý Bí(2), người đã lãnh đạo nhân dân chống ách đô hộ của nhà Lương. Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào năm 541 đánh chiếm Long Biên rồi liên tiếp đánh bại viện binh từ phương Bắc tới. Tháng 2 năm 544, Lý Bí xưng vương là Lý Nam Đế lập ra nước Vạn Xuân. Giúp Lý Nam Đế lập nên nghiệp lớn, cùng với những lão tướng như Phạm Tu còn có nhiều vị tướng trẻ như Trương Hống, Trương Hát và người kế nghiệp là Triệu Quang Phục làm nên kỷ nguyên độc lập đầu tiên của nước Vạn Xuân sau ngàn năm đô hộ của phương Bắc. Vào thế kỷ thứ VIII, nối tiếp cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan nổi dậy chống nền đô hộ của nhà Đường, ba anh em họ Phùng ở xứ Đường Lâm (Sơn Tây) là Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh cùng ở tuổi 18 đã phất cờ khởi nghĩa vào năm 767. Chiến đấu liên tục một phần tư thế kỷ, năm 791 nghĩa quân đã thu lại non sông gấm vóc dựng nền tự chủ. Phùng Hưng được dân suy tôn là “Cha Mẹ” khi ông mới tròn 30 tuổi (Bố Cái Đại Vương). ở thế kỷ thứ X, một vị tướng trẻ là Ngô Quyền cũng ở tuổi 30 đã phò giúp Dương Đình Nghệ đánh quân Nam Hán, rồi tự mình thống soái quân binh lập chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng vào năm 938 tiêu diệt đại binh Nam Hán, giành nền tự chủ lâu dài cho dân tộc ta, mở vương triều nhà Ngô khi ông mới bước vào tuổi 40. Cũng ở độ tuổi tương tự, Lê Đại Hành mở ra triều Tiền Lê sau khi đã giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn sứ quân rồi tự mình cầm quân đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống (981). Sự nghiệp củng cố quyền tự chủ của các triều Ngô-Đinh-Tiền Lê đã đắp nền móng cho một thời đại hưng thịnh của dân tộc gắn liền với việc dựng đô ở Thăng Long của Lý Thái Tổ (1010). Nền văn hiến của Nhà nước Đại Việt thời Lý gắn liền với công cuộc bảo vệ biên cương của đất nước. Trong sự nghiệp ấy, tên tuổi của Nông Trí Cao, chàng trai 26 tuổi lãnh đạo cộng đồng các dân tộc ít người che chắn biên cương phía Bắc chống giặc ngoại xâm cũng như của ỷ Lan phu nhân, từ một thiếu nữ hái dâu chăn tằm trở thành người nhiếp chính công việc triều đình giúp chồng đánh giặc và giúp con trị nước, góp phần vào công cuộc phá Tống bình Chiêm, mở ra thời thịnh trị cho quốc gia Đại Việt. Vào thời ỷ Lan nhiếp chính, quân dân nhà Lý với vị tướng tài như Lý Thường Kiệt đã chặn đứng âm mưu xâm lược của nhà Tống, đánh sâu vào đất địch và lập chiến công trên sông Như Nguyệt và âm mang bài thơ “Thần”: "Nam quốc sơn hà Nam Đế cư" . như lời tuyên ngôn bất hủ về nền độc lập dân tộc, muôn đời cổ vũ cho các thế hệ người Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Cũng chính vào thời kỳ này, khoa thi đầu tiên đã được mở (năm 1075) để chọn người ra giúp việc nước, mở ra tiền đồ phấn đấu trí tuệ cho các thế hệ hiền tài của quốc gia. Kế tục nhà Lý là vương triều Trần với nền văn hiến phát triển rực rỡ, được củng cố bằng ba lần kháng chiến chống giặc xâm lược Nguyên Mông liên tục trong nửa cuối thế kỷ XIII, kết thúc toàn thắng bằng chiến công trên sông Bạch Đằng năm 1288. Hào khí Đông A của thời đại nhà Trần được hun đúc bởi một tinh thần "Sát Thát" viết thành chữ khắc trên tay những chiến binh trẻ tuổi cùng chung một ý chí của các bậc lão thành tại Hội nghị Diên Hồng khi hô vang câu trả lời đanh thép: "Quyết đánh". Sức mạnh ấy còn được biểu hiện bằng cả một đường lối trị nước của các nhà lãnh đạo quốc gia luôn coi trọng thế hệ trẻ. Các ông vua vượt tuổi “tứ thập” đều bước qua ngôi vị Thái thượng hoàng đế nhường việc triều chính cho những người kế vị trẻ tuổi. Ngay lúc giặc Nguyên Mông lần đầu tiên đến Thăng Long (1258), bên cạnh Trần Thái Tông, ngoài lão tướng Trần Thủ Độ với câu trả lời tiết tháo: "Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ chớ lo", đã có những vị tướng đầy tài năng nhưng tuổi còn rất trẻ, tiêu biểu nhất là Trần Quốc Tuấn khi đó mới ngoài 20 tuổi, người mà trải qua ba thập kỷ chinh chiến đã trở thành người anh hùng kiệt xuất Trần Hưng Đạo, vị thống soái của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Trong trận Đông Bộ Đầu, còn có mặt thái tử Hoảng, người sau này lên ngôi với vương hiệu Trần Thánh Tông lúc này mới 18 tuổi, cùng với người em là Trần Quang Khải 17 tuổi sau này cũng trở nên một danh tướng lừng lẫy . Thời Trần, mỗi khi giặc ngoại xâm tới là tất cả những người trong vương hầu cùng “trăm họ đều làm lính”, vua tôi trên dưới đồng lòng đánh giặc. Câu chuyện truyền kỳ thiếu niên Trần Quốc Toản tay bóp nát quả cam quyết đòi đi đánh giặc lập công, dựng lá cờ thiêu sáu chữ vàng: "Phá cường địch, báo hoàng ân" tập hợp đội quân trai trẻ theo cha anh đánh giặc cứu nước đã trở thành một biểu tượng của truyền thống “tuổi nhở chí lớn” của các thế hệ trẻ Việt Nam: "Quốc Toản là trẻ có tài Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền Mấy lần đánh thắng quân Nguyên Được Phong làm tướng cầm quyền binh nhung" (Hồ Chí Minh - Lịch sử nước ta) Hoặc như tấm gương Trần Bình Trọng, sinh năm 1259 tức là 1 năm sau ngày giặc Nguyên Mông lần đầu kéo đến nước ta (1258). Đến lần sau giặc đến, Trần Bình Trọng đã trưởng thành tham gia đánh giặc. Trong trận đánh ngày 21-1 năm ất Dậu (1285) ông bị giặc bắt. Bất chấp lời dụ hàng của giặc, ông hiên ngang chấp nhận sự hy sinh với câu nói bất hủ được ghi vào sử sách: "Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc". Giặc đã giết Trần Bình Trọng khi ông mới 26 tuổi! Còn Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật sinh năm 1255, lập công đầu giữ yên biên cương năm 25 tuổi (1280), chỉ huy đánh thắng giặc Nguyên trong trận “Cầm hồ Hàm Tử Quan” khi mới 30 tuổi (1285). Đầu thế kỷ XV, giặc Minh lại từ phương Bắc tràn sang chiếm nước ta. Nhà Hồ cầm cự chỉ được ít lâu là nước ta đã bị giặc Minh đô hộ với một chính sách tàn sát và đồng hóa hà khắc. Khi đó ở đất Lam Sơn (Thanh Hóa) có một thanh niên mới 22 tuổi tên là Lê Lợi. Biết Lê Lợi là người nuôi chí lớn, quân giặc đã tìm cách dụ dỗ, mua chuộc nhưng thất bại. Sử sách đã ghi lại lời nói khảng khái của Lê Lợi: "Trượng phu ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn thuở, đâu lại xun xoe đi làm đầy tớ người". Mười năm sau (1416) Lê Lợi cùng những đồng chí của mình mở hội thề Lũng Nhai giao kết cùng nhau đánh giặc cứu nước. Năm 1418 cuộc khởi nghĩa bùng nổ từ đất Lam Sơn, trải qua 10 năm trường kỳ kháng chiến đã giành thắng lợi hoàn toàn, đuổi sạch quân xâm lược nhà Minh ra khỏi bờ cõi, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho Nhà nước Đại Việt dưới triều Lê, đạt tới những đỉnh cao văn hiến dưới thời Lê Thánh Tông, vị vua lên ngôi khi mới 18 tuổi với hai niên hiệu Quang Thuận và Hồng Đức kéo dài 37 năm (1460- 1497). Cho đến cuối thế kỷ XVII, đất nước ta đứng trước những thử thách lớn khi các thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn nồi da nấu thịt trong khi các thế lực xâm lược từ bên ngoài lăm le can thiệp. Năm 1771 từ đất An Khê của cao nguyên miền Trung đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của ba anh em, trong đó ít tuổi nhất là Nguyễn Huệ năm đó mới 18 tuổi. ý thức được sứ mệnh lịch sử của mình, năm 23 tuổi (1776), Nguyễn Huệ đã mở rộng thế lực của mình tới Bình Thuận; 29 tuổi (1782) quân khởi nghĩa đã chiếm được trọn vẹn vùng đất cực nam của đất nước; 32 tuổi (1785) ông chỉ huy đánh bại 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút; một năm sau kéo đại quân ra diệt nhà Trịnh, dẹp tan cả hai thế lực cát cứ đất nước. Năm 1788, được tin quân Thanh từ phía Bắc tràn xuống cướp nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy vương hiệu là Quang Trung rồi cuối năm đó vị hoàng đế 36 tuổi đã cất quân thần tốc ra Bắc quét sạch gần 30 vạn quân Thanh làm nên đại thắng mùa Xuân năm Kỷ Dậu, mở ra một kỷ nguyên mới cho một quốc gia có một lãnh thổ rộng lớn từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Dù cho cái chết đột ngột của Hoàng đế Quang Trung ở tuổi 39 đã làm cho sự nghiệp thống nhất quốc gia của ông dang dở nhưng thời đại Tây Sơn mà ông đã mở ra mãi mãi là một đỉnh cao của ý chí quật cường của dân tộc ta "Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng là có chủ" (Minh đô sử). Bước vào thế kỷ XIX, mặc dầu triều đại nhà Nguyễn đã được lập trên một giang sơn thống nhất về một mối, nhưng thế nước vẫn chênh vênh trước âm mưu xâm lược của các thế lực thực dân phương Tây. Những thử thách mới một lần nữa lại đòi hỏi lớp lớp người trẻ tuổi bước vào cuộc chiến đấu mới. Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, sức mạnh của vũ khí cùng với sự bạc nhược của triều đình phong kiến có thể làm cho các thành quách của ta bị thất thủ, nhưng ý chí chiến đấu vì tự do và độc lập của Tổ quốc càng thêm kiên định. Tấm gương người anh hùng nông dân Nam Bộ Nguyễn Trung Trực là một bằng chứng đanh thép. Năm 22 tuổi (1859), Nguyễn Trung Trực đã tham gia trận đánh oanh liệt trên sông Vàm Cỏ đốt cháy chiến thuyền “Espérance” (Hy vọng) của giặc Pháp, 24 tuổi mộ nghĩa binh nổi dậy đánh phá các đồn binh của giặc và năm 31 tuổi hiên ngang bước lên đoạn đầu đài với lời cảnh cáo quân cướp nước: "Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây". Các cuộc nổi dậy của nông dân do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo với các tên tuổi như Trương Định, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Công Tráng . cho đến Hoàng Hoa Thám kéo dài suốt nửa sau thế kỷ XIX qua đầu thế kỷ XX đã tạo nên cả một cao trào cứu nước diễn ra trên toàn quốc theo ngọn cờ của mọt ông vua trẻ yêu nước: Hàm Nghi, ra chiếu Cần Vương năm 1885 khi mới còn tuổi thiếu niên. Trong đội ngũ nghĩa quân, chủ yếu là các tầng lớp thanh niên, nổi lên những tên tuổi như Cao Thắng, một thủ lĩnh trẻ theo Phan Đình Phùng lên căn cứ Hương Khê (Hà Tĩnh) khi mới 20 tuổi, với tài năng của mình đã chế tạo được loại súng trường theo mẫu mã phương Tây và hy sinh khi mới 29 tuổi. Như Mai Xuân Thưởng đỗ cử nhân lúc 24 tuổi (1884) dựng cờ chống Pháp ở Bình Định khi 25 tuổi và hy sinh anh dũng năm 29 tuổi (1887) để lại bài thơ tuyệt mệnh khí khái: "Không tính làm chi việc mất còn Nợ trai lo trả ấy là khôn Gió đưa hờn nghĩa gươm ba thước Đá tạc lòng trung quý mấy hòn ." Hầu như tất cả các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp cho đến đầu thế kỷ XX đều bị dìm trong biển máu và để lại những tấm gương anh hùng . Trong một bài viết năm 1924, Nguyễn ái Quốc đã trích dẫn một đoạn trong hồi ký của Phó đô đốc Rêvâye thuật lại cảm nghĩ của viên sĩ quan thực dân này trước những hành động anh hùng của hai người thanh niên Việt Nam bị quân xâm lược bắt đã hiên ngang và thản nhiên đón nhận cái chết: "Thật anh hùng . ở Hy Lạp có lẽ người ta phải dựng tượng họ rồi". Cuộc khởi nghĩa do ông Đề Thám lãnh đạo xây dựng căn cứ ở Yên Thế (Bắc Giang) kéo dài đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX, được coi là một cái mốc chấm dứt cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo ngọn cờ Cần Vương cứu nước. Bước vào thế kỷ XX, chế độ thống trị của đế quốc Pháp đã được xác lập trên đất nước ta. Cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam tuy không khi nào chấm dứt nhưng đang đứng trước một cuộc khủng khoảng về đường lối, đòi hỏi phải tìm ra con đường đi đến thắng lợi trong bối cảnh có những thay đổi to lớn trên đất nước ta lúc này đã trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp và giữa những biến chuyển to lớn của thời đại. Ách đô hộ của thực dân Pháp đè nặng lên mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, nhưng chính thanh niên là lớp người phải chịu phần khắc nghiệt hơn cả. Tuổi trẻ với sức lực và những ước mơ tiến thủ đã trở thành đối tượng khai thác của guồng máy thống trị thực dân. Hai cuộc khai thác thuộc địa được tiến hành trước và sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất đã bần cùng hóa những người nông dân ở nông thôn, đẩy nguồn nhân lực khốn cùng mà phần lớn là những người trai trẻ vào các hầm mỏ, đồn điền. Hàng vạn thanh niên Việt Nam phải rời Tổ quốc để lao động khổ sai trong các đồn điền tại các thuộc địa của thực dân Pháp trên các đại dương. Đặc biệt là trong cuộc chiến tranh đế quốc, hàng chục ngàn thanh niên Việt Nam đã phải “nộp thuế máu” bị lùa sang những chiến trường ở châu Âu để giành giật quyền lợi cho bọn trùm tư bản. Nhiều người trong số họ đã bỏ mạng nơi đất khách quê người. Một chế độ giáo dục và những chính sách xã hội thuộc địa được áp dụng trên đất nước ta, không chỉ đày đọa về thể xác, bóc lột sức lao động mà còn bóp chết mọi ước mơ của tuổi trẻ. Nền giáo dục truyền thống vốn luôn tạo cơ hội cho mọi người có thể vươn lên bằng học tập và thi cử đã bị thay thế bằng một hệ thống giáo dục nhằm đào tạo những người nô lệ có ích cho chế độ thuộc địa. Chủ nghĩa thực dân truyền bá trong thanh niên Việt Nam một nền văn hóa nô dịch, mất gốc cùng với những tệ nạn xã hội được khuyến khích như rượu chè, cờ bạc, thuốc phiện, mại dâm . nhằm ngu dân và trụy lạc hóa nhân dân ta, mà trước nhất là thế hệ trẻ. Thảm trạng này đã được nêu rõ trong nhiều bài viết lên án chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam của Nguyễn ái Quốc: "Người ta đã gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả là sự dốt nát nữa, vì một nền giáo dục như vậy chỉ làm hư hỏng mất tính nết của người đi học . dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức mình. Nền giáo dục ấy dạy cho thanh thiếu niên khinh rẻ nguồn gốc dòng giống mình. Nó làm cho thanh thiếu niên trở nên ngu ngốc ." "Sự thực những người An Nam đã bị họ bắt và đẩy vào chiến tranh làm bia đỡ đạn . 51.000 người An Nam đã bị động viên và đẩy ra mặt trận của nước Pháp, 49.000 người bị đưa đến các nhà máy để sản xuất thiết bị quân sự" Mở đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước gắn liền với tên tuổi của nhà chí sĩ Phan Bội Châu (sinh năm 1867), 17 tuổi đã hưởng ứng Chiếu Cần Vương viết bài hịch “Bình Tây thu Bắc” rồi lập đội “Sĩ tử Cần Vương” ở vùng quê nhà Nam Đàn, Nghệ An. Chính Phan Bội Châu là người khởi xướng và trở thành linh hồn của nhiều phong trào yêu nước đầu thế kỷ: Cuộc vận động Duy Tân (1904) kêu gọi hàng trăm thanh thiếu niên tham gia phong trào Đông Du vượt biển sang Nhật Bản (1905), thành lập Việt Nam Quang Phục Hội (1911) rồi thu hút các nhà cách mạng trẻ tuổi sang Trung Quốc thành lập nhóm “Tâm tâm xã” chuẩn bị lực lượng cho những bước chuyển quyết định cho phong trào cách mạng nước ta. Dẫu cho sự nghiệp của Phan Bội Châu không thành nhưng những di sản mà ông đã để lại cho phong trào cách mạng Việt Nam vô cùng quý báu, đó là sự thức tỉnh cả một thế hệ thanh niên mà ông luôn coi trọng như lực lượng sẽ định đoạt tương lai của nước nhà. Ông đã từng viết: "Nếu ai nói rằng: thanh niên lay trời, trời phải rung, thanh niên xoay đất, đất phải chuyển cũng không phải là quá đáng vậy", và khi phát động phong trào Đông Du, Phan Bội Châu đã từng đặt hy vọng chỉ sau vài năm "thì những thiếu niên nước ta sẽ bay nhảy hô vang, khua cá sấu mà chống lại rồng trời, non sông gấm vóc của ta sẽ rực rỡ tốt tươi, uy sấm sét sẽ đuổi hết lũ quỷ ma ." Cho đến trước khi công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam tìm ra được con đường và tổ chức cách mạng bảo đảm cho thắng lợi cuối cùng, các phong trào yêu nước mà lực lượng chủ công vẫn là đông đảo các tầng lớp thanh niên vẫn không ngừng phát triển với nhiều khuynh hướng khác nhau và với nhiều tấm gương nghĩa liệt của những người anh hùng trẻ tuổi. Tiếng bom của hai chiến sĩ cảm tử trẻ tuổi của Việt Nam Nam Quang Phục Hội là Nguyễn Khắc Cần và Phạm Văn Tráng tiêu diệt những võ quan Pháp ngay tại Hà Nội năm 1913; một ông vua mới 16 tuổi đã từ bỏ ngai vàng cùng với những chiến sĩ yêu nước như Thái Phiên, Trần Cao Vân phát động cuộc nổi dậy chống Pháp mang danh vương hiệu của mình cũng là lý tưởng của đất nước: Khởi nghĩa Duy Tân năm 1916. Cuộc khởi nghĩa của binh sĩ và tù chính trị nổ ra ở tỉnh lỵ Thái Nguyên năm 1917 có vị thủ lĩnh là Lương Ngọc Quyến, con trai của cụ cử Lương Văn Can, 15 tuổi đã xuất dương Đông Du, 25 tuổi bị giặc bắt và 27 tuổi hy sinh trong khi chỉ huy nghĩa quân đánh Pháp . Các cuộc nổi dậy vũ trang chống Pháp còn đạt tới đỉnh cao bằng một hành động “sát thân thành nhân” của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng với cuộc khởi nghĩa Yên Bái vào đầu năm 1930. Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng tinh thần chiến đấu quả cảm của những người yêu nước trong sự kiện này, mà phần đông còn rất trẻ trở thành bất diệt: Đảng trưởng Nguyễn Thái Học lúc hy sinh mới 29 tuổi . Thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự tan rã của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng yêu nước là dấu hiệu của sự kết thúc một giai đoạn đấu tranh cũ để mở ra một thời kỳ cách mạng mới gắn liền với sự kiện ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, xảy ra gần như cùng một lúc vào mùa xuân năm 1930. Bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc này gắn liền với tên tuổi của một nhà hoạt động cách mạng vĩ đại: Nguyễn ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sinh năm 1890 tại Nghệ An, ở tuổi niên thiếu con người này đã đặt ra câu hỏi: "Khi tôi độ tuổi 13, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái . và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những thứ ấy . và tôi đã vượt biển ra nước ngoài" Đó là năm 1911, sau một chặng đường dài đi qua nhiều nước, làm nhiều nghề, tiếp xúc với nhiều học thuyết, đặc biệt là từ sau khi cách mạng Nga thành công (1917), Nguyễn ái Quốc đã dần nhận ra con đường chính trị của mình cũng là con đường sống của dân tộc Việt Nam. Cuối năm 1920, tại Pháp Nguyễn ái Quốc trở thành một chiến sĩ cộng sản và có những đóng góp to lớn vào việc đưa học thuyết cách mạng này vào trong các tầng lớp trẻ yêu nước. Vào thời điểm này, phong trào yêu nước của nhân dân ta vẫn đang tìm kiếm con đường để giành thắng lợi, vai trò thanh niên ngày càng có ý nghĩa trong tiến trình thay thế dần vai trò của lớp sĩ phu của các thế hệ trước. Các nhà nho bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã từng có một tuổi trẻ sôi động xông pha trên mọi nẻo đường cứu nước với chí khí xả thân vì nghĩa lớn như câu thơ: "Quốc khổ trầm luân dân tộc lụy Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn" (Đất nước đắm chìm nòi giống mòn Làm trai há sợ cái Côn Lôn) (Lời dịch của Huỳnh Thúc Kháng) Nay cũng cảm thấy bị thời đại vượt qua, và ý thức được rằng tương lai của cách mạng chỉ có thể thuộc về một thế hệ mới mà Nguyễn ái Quốc là tiêu biểu. Cùng hoạt động trong phong trào người Việt Nam yêu nước ở Pháp, mặc dầu về tuổi tác cũng như vị thế xã hội Phan Châu Trinh vẫn được Nguyễn ái Quốc coi là bậc tiền bối, song chính Phâu Châu Trinh đã từng thừa nhận: "Tôi tự ví thân tôi như con ngựa già hết nước kiệu pha nước tế. Thân tôi tựa như chim lồng, cá chậu. Vả lại, cây già thì gió dễ lay, người già thì trí dễ lẫn. Cảnh tôi như hoa sắp tàn, hiềm vì quốc phá gia vong, mà hơi tàn cũng phải gào cho hả dạ, may ra có tỉnh giấc hôn mê". Rồi cụ Phan không ngần ngại mà còn nhận rằng Nguyễn ái Quốc "như cây đương lộc, nghị lực có thừa, dày công học hành, lý thuyết tinh thông" và tin rằng "không bao lâu nữa cái chủ nghĩa anh tôn thờ sẽ thâm căn cố đế (sâu rễ bền gốc) trong đám dân tình chí sĩ nước ta". Trước đó hơn một năm, Nguyễn ái Quốc đã tìm đến chủ nghĩa Mác - Lênin và gia nhập Đảng Cộng sản. Trường hợp tương tự cũng xảy ra đối với Phan Bội Châu, người đồng hương cùng lớp với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Sau một hồi hoạt động sôi nổi như linh hồn của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu cũng nếm trải nhiều thất bại phải rời đất Nhật về Trung Quốc. Lúc này, Nguyễn ái Quốc đã trưởng thành trên con đường hoạt động chính trị của mình, đã rời nước Pháp từ giữa năm 1923, qua nước Nga Xô viết rồi từ đó đến Trung Quốc với bí danh là Lý Thuỵ. Một lần nữa, ta lại chứng kiến một sự “Chuyển giao thế hệ” trong phong trào cách mạng Việt Nam qua một bức thư cũng không kém phần thống thiết của Phan Bội Châu, lúc này đã 58 tuổi, gửi Lý Thụy (tức Nguyễn ái Quốc) lúc này vừa 35 tuổi. Trong thư, Phan Bội Châu nhận ra rằng Nguyễn ái Quốc "học vấn, tri thức nay đã tăng trưởng quá nhiều". "Phan Bội Châu này đâu có ngờ rằng sau này đứa cháu sẽ trở thành một tiểu anh hùng như thế này . Và mừng cho đất nước ta. Việc thừa kế nay đã có người, người đi sau giỏi hơn kẻ đi trước, tiền đồ đen tối sẽ xuất hiện ánh sáng ban mai" Trong khi đó, một thế hệ các nhà cách mạng trẻ bước vào cuộc vận động cách mạng sổi nổi. Trong cao trào đấu tranh đòi quyền dân chủ được nhen nhóm từ đầu những năm 20, Nguyễn An Ninh, một nhà hoạt động cách mạng tên tuổi (sinh năm 1900) từ Pháp trở về diễn thuyết tại Hội Khuyến học Nam Kỳ ngày 25-1-1923 về lý tưởng của thanh niên dẫn đến sự hình thành tự phát Thanh niên Cao vọng Đảng trong một số quần chúng nông dân và trí thức Nam Bộ. Và trong không khí sôi động của cuộc vận động đòi ân xá Phan Bội Châu cũng như đám tang Phân Châu Trinh. Trần Huy Liệu, một thanh niên 25 tuổi hô hào thành lập Đảng Thanh niên . với những mục tiêu tranh đấu cho quyền dân chủ. Nhưng cũng như Việt Nam Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học được ra đời sau đó ít lâu (25-12-1927). Đảng Thanh Niên cũng như Thanh niên Cao vọng Đảng tuy ban đầu thu hút đông đảo giới trẻ tham gia, nhưng tất cả các tổ chức chính trị đó đều đi vào con đường bế tắc, hoặc tự giải thể hoặc tan vỡ trong một cuộc bạo động non. Những thành viên tiên tiến của các tổ chức này lần lượt chuyển sang hàng ngũ cách mạng của những người cộng sản. Vào thời điểm lịch sử ấy, Nguyễn ái Quốc đã ý thức được tầm quan trọng của cuộc vận động phong trào thanh niên nhằm thức tỉnh lực lượng quan trọng hàng đầu của phong trào giải phóng dân tộc. Kết thúc tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp", Nguyễn ái Quốc kêu gọi: "Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh(2). Nguyễn ái Quốc bắt tay vào cuộc vận động cách mạng khởi đầu bằng việc tập hợp những lực lượng thanh niên tiên tiến nhất làm nòng cốt cho sự ra đời của những tổ chức cộng sản, nhân tố quyết định cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Những nhân tố tiên phong ấy chính là những đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như của đội ngũ hậu bị hùng hậu của Đảng là Đoàn Thanh niên. Hơn 20 năm sau lời kêu gọi ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết lại chặng đường cách mạng đã qua thành một bài học về sức sống trẻ trung của dân tộc: "Dân tộc ta rất trẻ trung, nước nhà ta rất trẻ trung và chúng ta đều trẻ trung. Chúng ta trẻ trung mà chúng ta phải đảm đương hai nhiệm vụ rất vẻ vang, rất to lớn: phá tan những xiềng xích cũ và xây dựng những tương lai mới. Chúng ta trẻ trung nhưng chúng ta là những người thừa tự cái truyền thống oanh liệt, quật cường và một cơ đồ gấm vóc của mấy ngàn năm tổ tiên ta để lại. Chúng ta trẻ trung nhưng chúng ta giàu về kinh nghiệm, kinh nghiệm đau xót có, kinh nghiệm vẻ vang có. Do đó mà chúng ta đã có một lực lượng cực kỳ to lớn, vững chắc, lực lượng đại đoàn kết toàn dân. Nhờ truyền thống và lực lượng ấy, thêm vào chí khí trẻ trung của chúng ta, chúng ta đã vượt qua nhiều bước gian nan và giành được nhiều thắng lợi ." (phát biểu vào năm 1948). CHƯƠNG I NGUYẾN ÁI QUỐC VÀ TỔ CHỨC VIỆT NAM THANH NIÊN CÁCH MẠNG ĐỒNG CHÍ HỘI VỚI QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ THÀNH LẬP ĐOÀN Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp ráo riết thực hiện chính sách bóc lột hết sức tàn bạo nhằm vơ vét sức người, sức của ở Việt Nam. Trong thân phận người dân mất nước, cũng như cha anh mình, tuổi trẻ Việt Nam hồi đầu thế kỷ phải sống dưới gông cùm nô lệ. ở mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu và là lớp người bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất. Báo cáo ngày 17-7-1928 của Đơ Lama gửi cho Phủ toàn quyền Đông Dương về tình hình “cu li” ở đồn điền cao su Michelin (Nam Kỳ) có đoạn viết: “Một đứa tên là Trần Văn Chung 20 tuổi mang trên vai 8 cái sẹo của đầu gậy bổ sâu vào thịt. Một đứa khác tên là Vũ Viết Thu 21 tuổi mang trên vai 50 vết roi cá đuối”. Các tầng lớp thanh niên khác, nhất là thanh niên nông dân đều cùng chung cảnh ngộ bị đọa đầy dưới ách thực dân, phong kiến. Không thể cam chịu mãi cảnh sống cơ cực nước mất, nhà tan, các phong trào yêu nước của nhân dân và thanh niên ta không ngừng phát triển ngày càng mạnh mẽ làm cho kẻ thù lo sợ và điên cuồng đối phó. Song, trước sau do thiếu một đường lối đúng đắn, một tổ chức chặt chẽ nên cuối cùng các phong trào đấu tranh bị kẻ thù dìm trong biển máu. Tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo đòi hỏi phải được giải quyết để đưa cách mạng nước ta tiến lên. Đúng vào thời điểm này, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau lấy tên là Nguyễn ái Quốc đã mở đầu cuộc hành trình hết sức quả cảm và gian lao tìm đường cứu nước, cứu dân . Giữa năm 1911, ở tuổi 20, Nguyễn ái Quốc xuống tàu Latusơ Tơrêvin tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) đi ra nước ngoài với ý thức tìm hiểu nước Pháp và các nước khác làm thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường rồi sẽ “trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức, đoàn kết và huấn luyện để đưa họ đấu tranh giành quyền tự do, độc lập”. Nguyễn ái Quốc đã đến Pháp, đi qua nhiều nước châu Phi, đến Mỹ, Anh,v.v . và trở lại Pháp vào cuối năm 1917 lúc chiến tranh thế giời lần thứ nhất ở vào giai đoạn quyết liệt nhất. Tại Paris, Người kết bạn với nhiều nhà hoạt động chính trị xã hội, văn hóa có uy tín lớn của nước Pháp. Người viết nhiều bài báo tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa, tranh thủ mọi diễn đàn, những buổi hội họp, mít tinh, sinh hoạt câu lạc bộ để tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia và các nước thuộc địa khác. Với nhiệt huyết của tuổi thanh niên, Nguyễn ái Quốc sáng lập ra “Nhóm những người Việt Nam yêu nước” tại Pháp. Thành viên của nhóm hầu hết là thanh niên công nhân, binh lính (thực dân Pháp đã bắt hơn 10 vạn thanh niên nông dân, công nhân sang phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất tại Pháp) và sinh viên . Nhóm hoạt động mạnh mẽ làm cho giới cầm quyền Pháp rất lo ngại. Do công tác tuyên truyền, tổ chức của nhóm được tiến hành tích cực nên cơ sở của nhóm phát triển khá mạnh. Đồng chí Nguyễn ái Quốc đã chân thành mời hai nhà yêu nước Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường tham gia hoạt động của “Nhóm những người Việt Nam yêu nước” song cơ bản cả hai ông không tán thành: “Vì các ông cho nhóm thanh niên ấy là trẻ con” Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Hội nghị Vécxây (Versailles) họp tại Thủ đô Paris giữa các nước thắng trận vào ngày 18-6-1919. Nguyễn ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp đưa tới hội nghị bản yêu sách đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách này được gửi đến các đoàn đại biểu Đồng minh và tất cả các nghị viện của Quốc hội Pháp. Báo “Nhân đạo” (L’Humanité) và nhiều nhật báo khác ở Pháp đã đăng nguyên văn hoặc trích ngang bản yêu sách chính trị quan trọng này. Nguyễn ái Quốc cùng những đồng chí của Người đã cho in bản yêu sách thành truyền đơn gửi về trong nước. Dư luận ở Paris cũng như ở Pháp coi việc làm của người thanh niên yêu nước Nguyễn ái Quốc như là quả bom chính trị nổ ngay giữa Paris. Tháng 7-1920, Nguyễn ái Quốc biết bao sung sướng, vui mừng được đọc bản "Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lênin, khẳng định lập trường kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Từ đó Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba. Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (Tours -12-1920) Nguyễn ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III, và cùng những người chủ trương gia nhập Quốc tế III tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản aise de I’Internationale communiste, viết tắt (Section Fran Nguyễn ái Quốc bỏ phiếu tán thànhξlà S.F.I.C). Sự kiện gia nhập Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản. Sự kiện này cũng đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam. Năm 1921, tại Paris, Nguyễn ái Quốc cùng một số đồng chí của Người lại sáng lập ra “Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa” để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức này đưa chủ nghĩa Mác-Lênin đến các dân tộc thuộc địa. Thành viên trong tổ chức “Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa” cũng bao gồm tuyệt đại bộ phận là thanh niên giống như “Nhóm những người Việt Nam yêu nước ở Pháp”. Điều này về sau được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định khi nhắc lại quá trình hình thành của Hội: . “Hơn 40 năm trước đây, một nhóm thanh niên yêu nước, người các thuộc địa Pháp, trong đó có thanh niên Việt Nam và thanh niên Ghinê, đã cùng nhau đoàn kết đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, để giành tự do, độc lập cho đất nước mình .” Đây chính là loại hình Quốc tế thanh niên thuộc địa theo quan điểm của Lênin mà Nguyễn ái Quốc bước đầu bắt tay thực hiện. Qua việc sáng lập các tổ chức mà đại bộ phận thành viên là những người yêu nước trẻ tuổi Việt Nam và các thuộc địa Pháp đã giúp Nguyễn ái Quốc sớm hình thành những quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá các khả năng cách mạng của tuổi trẻ cũng như hình thức, phương pháp đoàn kết, tập họp họ. Đây là một trong nhiều hoạt động của Nguyễn ái Quốc trong phong trào thanh niên hồi đầu thế kỷ. Thực tiễn phong phú này tạo điều kiện cho Người rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về vận động thanh niên các nước thuộc địa. Báo “Người cùng khổ” (Le Paria) do Nguyễn ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút đã cất lên tiếng nói đầu tiên vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và của đế quốc Pháp ở Đông Dương, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức, trước hết là thanh niên tiểu tư sản, trí thức yêu nước hăng hái đứng lên đấu tranh để tự giải phóng. Mùa hè năm 1923, đồng chí Nguyễn ái Quốc đến Liên Xô, đất nước của Cách mạng Tháng Mười và V.I.Lênin vĩ đại. Tại Mátxcơva, Người tham gia nhiều hội và hội nghị quốc tế; viết nhiều bài đăng trên các∏đại pab ga) và báo “Sự thật” ( “Thư tín quốc tế” (Correspondance internationale). Ngày 17-6-1924, Nguyễn ái Quốc là đại biểu chính thức tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V khai diễn tại Nhà hát lớn Mátxcơva. Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Quốc tế Thanh niên Cộng sản tại Đại hội đã liên hệ [...]... thống kê một số cơ sở Đoàn thì đến khoảng cuối năm 1930 đầu năm 1931, số lượng đoàn viên trong một số tỉnh ở nước ta là 942 đồng chí Theo văn bản nhan đề “Những thủ đoạn của đế quốc Pháp” được viết vào khoảng cuối năm 1930 đã thống kê một số cơ sở Đoàn và số lượng đoàn viên như sau: Hải Phòng 8 đoàn viên thanh niên cộng sản; Hòn Gai (mỏ) 10 đoàn viên thanh niên cộng sản; Nam Định 31 đoàn viên thanh niên... cực phát triển Đoàn nên số đoàn viên ở hai tỉnh nói trên tăng lên đến gần 500 đồng chí, và cho đến năm 1931, số đoàn viên ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã tăng lên trên 2000 đồng chí (theo thống kê của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Nghệ An và Hà Tĩnh) Theo báo cáo của Xứ ủy Trung Kỳ thì đến tháng 12 năm 1930 trong 5 tỉnh ở Trung Kỳ gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Định, Quảng Ngãi, số đoàn viên thanh... tổ chức cộng sản thanh niên Đoàn ở Trung ương, các xứ, tỉnh thành, đặc biệt bộ ” và ở cơ sở thì “hễ kiếm được ba người thanh niên cách mạng như vậy thì tổ chức ngay một chi bộ của Đoàn , Nghị quyết còn quy định cụ thể: “Mỗi chi bộ của Đảng phụ trách tổ chức ra chi bộ của Đoàn Đặc biệt về mối quan hệ giữa Đoàn với Đảng, Nghị quyết viết: “Các đoàn thể của cộng sản thanh niên Đoàn sẽ theo chương trình,... cấp ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn Trước sự phát triển và lớn mạnh của phong trào thanh niên cũng như sự phát triển và lớn mạnh của Đoàn, trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng hơn 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành hệ thống tổ chức Đoàn xã, huyện lên đến tỉnh Đến cuối năm 1931 số lượng đoàn viên trong cả nước lên đến khoảng... Biết bao đoàn viên và thanh niên đã chiến đấu, hy sinh cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của Đoàn Qua những đóng góp to lớn của đoàn viên, thanh niên và sự nghiệp lớn mạnh của Đoàn trong cao trào đấu tranh cách mạng thời kỳ năm 1930 1931, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương được Ban Chấp hành Quốc tế thanh niên cộng sản công nhận là một bộ phận của Quốc tế thanh niên cộng sản Sự ra đời của Đoàn Thanh... niên trong Hội phản đế, Hội thể dục,v.v những đoàn thể này phải ở dưới quyền chỉ huy và kiểm duyệt của Cộng sản thanh niên Đoàn mới được Kết thúc phần này, Nghị quyết nhấn mạnh: “Đó là những điều chính mà đảng viên cộng sản cần phải nhớ trong lúc đi tổ chức cộng sản thanh niên Đoàn Phần ba Nghị quyết nói về: “Cách tổ chức Đảng Đoàn cộng sản thanh niên Đoàn Nghị quyết viết: “Trung ương, các Xứ ủy,... ra 100 bản, mỗi bản 2 trang đặc biệt có số 4 trang, báo viết bằng tiếng Việt(2) Về nội dung, báo “Thanh Niên” có các loại bài xã luận, bình luận, truyện lịch sử thế giới, truyện lịch sử dân tộc và tin tức, đặc biệt có thêm việc hướng dẫn tổ chức các đoàn thể, kinh nghiệm các cuộc cách mạng trên thế giới và giới thiệu về những thành tựu của Liên Xô Nhìn lại các bài viết trên báo “Thanh Niên”, chúng ta... công bố, truyền bá những tài liệu của cộng sản thanh niên Đoàn, chương trình điều lệ, thư, chỉ thị của Quốc tế Cộng sản thanh niên ngày 16 tháng 4 năm 1930 Nghị quyết đã đặt vấn đề chuẩn bị để sớm tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc nhằm “quyết định những vấn đề quan trọng của Đoàn và cử ra Ban Trung ương ủy viên của Đoàn (tức Ban Chấp hành Trung ương Đoàn) “án nghị quyết về cộng sản thanh niên vận động” ra... sau: ở Nghệ An, Hà Tĩnh, trước tháng 10 năm 1930, số cơ sở Đoàn chỉ có từ 3 đến 4 chục đoàn viên hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đảng viên, chưa có sinh hoạt riêng Nhưng đến tháng 12 năm 1930, tức là sau khi án nghị quyết được triển khai đến một số huyện thì số cơ sở Đoàn đã lên đến chừng một trăm đoàn viên lập thành các tiểu tổ chi bộ Đoàn riêng Vào cuối năm 1930, thi hành thông báo của Xứ ủy... nhấn mạnh trước hết sức mạnh và sự đoàn kết đã đem lại cho một tập thể, nhấn mạnh đến lợi ích mà những cá nhân trong tập thể ấy thu được Nguyễn ái Quốc đã thức tỉnh tinh thần độc lập và tình cảm dân tộc, đặc trưng cho tính khí người An Nam Tiếp đó, dần dà ông cung cấp cho độc giả của mình những hiểu biết về lịch sử An Nam và các trào lưu tư tưởng nước ngoài, và lịch sử các cường quốc thế giới,v.v Rồi . bằng lý tưởng cách mạng cao đẹp. Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên nước ta là lịch sử của đội quân xung kích luôn nêu. xã luận, bình luận, truyện lịch sử thế giới, truyện lịch sử dân tộc và tin tức, đặc biệt có thêm việc hướng dẫn tổ chức các đoàn thể, kinh nghiệm các cuộc

Ngày đăng: 03/08/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan