ASP đã thể hiện được những ưu điểm của mình với mô hình lập trình thủ tục đơn giản, sử dụng hiệu quả các đối tượng COM: ADO ActiveX Data Object - xử lý dữ liệu, FSO File System Object -
Trang 1LỜI CẢM ƠN -
Đề tài tốt nghiệp đánh dấu bước ngoặt lớn trong mỗi cuộc đời sinh viên;
để hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này, em đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình từ phía các Thầy Cô giảng viên khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại học Đồng Tháp; sự giúp đỡ to lớn từ phía bạn bè và gia đình
Đầu tiên, em xin cảm ơn tất cả các Thầy, Cô giảng viên của trường Đại học Đồng Tháp - những người đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quãng thời gian em ngồi học trên ghế nhà trường; những người đã làm tăng thêm trong em niềm yêu thích tin học Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Huỳnh Khải Vinh đã định hướng, tận tình hướng dẫn góp ý để em có thể hoàn thành đúng thời gian, đúng nội dung và đúng yêu cầu đặt ra của luận văn tốt nghiệp
Thứ hai, em xin cảm ơn thầy Trần Thanh Toàn giáo viên trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp đã giúp em thu thập được những thông tin, hình ảnh cần thiết cho dề tài tốt nghiệp này
Tiếp theo, em xin cảm ơn những người bạn, người anh, những người đã giúp đỡ em nhiệt tình xuyên suốt trong quá trình hoàn thành luận văn này
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng vì khả năng và thời gian có hạn, đề tài nghiên cứu chắc chắn còn có nhiều khiếm khuyết Rất mong các Thầy, Cô giáo chỉ bảo giúp đỡ Rất mong sự góp ý từ phía bạn bè
Cao Lãnh, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện
Khúc Thị Mỹ Duyên
Trang 2MỤC LỤC
A- GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 4
I THÔNG TIN ĐỀ TÀI: 4
II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: 4
1 Lý do và mục đích chọn đề tài: 4
2 Phương pháp tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi và nội dung của đề tài: 4
3 Dự kiến các kết quả đạt được và lợi ích của đề tài 5
III NĂNG LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 5
1 Giải pháp chuyên môn: 5
2 Người thực hiện đề tài: 6
3 Thời gian thực hiện đề tài: 6
B- NỘI DUNG 7
I : TỔNG QUAN VỀ LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG WEB 7
1 HTTP VÀ HTML – NỀN MÓNG KỸ THUẬT CỦA LẬP TRÌNH WEB 7
2 TÌM HIỂU MÔ HÌNH ỨNG DỤNG : 8
II : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ASP.NET 10
1 TỔNG QUAN VỀ ASP.NET : 10
2 ASP.NET VÀ NET FRAMEWORK: 13
III: WEB SERVER 19
1 INTERNET INFORMATION SERVICES : 19
2 CẤU HÌNH INTERNET INFORMATION SERVICES : 20
3 TẠO ỨNG DỤNG WEB TRÊN IIS : 22
IV : TỔNG QUAN VỀ SQL SERVER 2005 24
1 GIỚI THIỆU VỀ SQL SERVER 2005: 24
2 STUCTURED QUERY LANGUAGE (SQL): 24
V : XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG 29
1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CĐ nghề Đồng Tháp : 29
2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ: 29
3 Xác định các Actor: 30
4 Xác định các Use case: 30
5 Xây dựng use case diagram: 31
6 Mô tả các trường hợp sử dụng: 33
7 Biểu đồ lớp: 39
8 Biểu đồ tuần tự: 40
3 Các Bản Dữ Liệu: 45
4 Cơ sở dữ liệu: 50
5 CÁC ĐỐI TƯỢNG XỬ LÝ DỮ LIỆU 51
VI: XÂY DỰNG WEBSITE 56
1 SƠ ĐỒ WEBSITE: 56
2 XÂY DỰNG CÁC MODULE CHÍNH: 57
C- KẾT LUẬN 60
D- PHỤ LỤC 61
E- TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 3DANH MỤC HÌNH
Hình 1: use case người quản trị: 32
Hình 2: use case sinh viên: 32
Hình 3: use case giáo viên: 33
Hình 4: use case khách vãn lai: 33
Hình 5: Biểu đồ class_quanlythuvien: 39
40
41
42
43
Hình 10: Biểu đồ Tìm ki 44
Hình 11: Cơ sở dữ liệu: 50
Hình 12: Mô Hình Hoạt Động Modul xldl 54
Hình 13: Mô Hình Hoạt Động Modul xltaptin 55
Hình 14: Mô Hình Hoạt Động của wordtopdf và pdfviewer 55
Hình 15: Sơ đồ website 56
Hình 16: Trang chủ website thư viện 57
Hình 17: Trang giới thiệu 58
Hình 18: Trang nội quy website thư viện 58
Hình 19: Trang chủ đăng nhập 59
Hình 20: Tìm kiếm sách 59
Hình 21: Trang quản trị 59
DANH MỤC BẢNG Các bảng dữ liệu liên quan với tài khoản: 45
Các bảng dữ liệu quản lý thư viện 46
Các bảng dữ liệu quản lý chương trình đào tạo 47
Các bảng dữ liệu quản lý tài liệu môn học 48
Các bảng dữ liệu quản lý giáo án môn học 48
Trang 4TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG WEBSITE THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ
A- GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
I THÔNG TIN ĐỀ TÀI:
1 Loại hình nghiên cứu: Ứng dụng
2 Thời gian thực hiện: 06 (sáu) tuần
- Hổ trợ công tác quản lý thư viện của trường
2 Phương pháp tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi và nội dung của đề tài:
2.1 Phương pháp và nguyên tắc tiếp cận:
Đề tài sẽ được thực hiện dựa trên các phương pháp tiếp cận sau:
- Phương pháp tiếp cận mục tiêu
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được những mục tiêu nói trên, các phương pháp nghiên cứu sẽ được thực hiện bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp kinh nghiệm từ thực tiễn, đi học hỏi từ những người có kinh
nghiệm về thiết kế web
Trang 5- Phương pháp tổng hợp : thu nhận ý kiến của những người sử dụng, và những người trong lĩnh vực thiết kế web
- Phương pháp mô hình hóa : các mô hình Website, Cơ sở dữ liệu…
Design website và lập trình website
Thời gian hoàn thành: 04 (bốn) tuần
Chỉnh sửa các lỗi trên website
Báo cáo hoàn tất đề tại
Thời gian hoàn thành: 01 (một) tuần
3 Dự kiến các kết quả đạt được và lợi ích của đề tài
3.1 Dự kiến kết quả đạt được:
Thư viện online trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Cung cấp nguồn tài liệu cho các hoạt động dạy, học và nghiên cứu Hổ trợ công tác quản lý thư viện của trường
III NĂNG LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1 Giải pháp chuyên môn:
- CSDL: sử dụng CSDL SQL server/ Microsoft Access
- Ngôn ngữ lập trình: sử dụng ngôn ngữ ASP/ASP.net, HTML, Javascript
- Chương trình web server: IIS5.5/IIS6.0
- Phần mềm dùng để thiết kế website: Dreamweaver MX2004
- Phần mềm đồ họa: Corel, Flash MX2004 …
Trang 62 Người thực hiện đề tài:
Khúc Thị Mỹ Duyên
3 Thời gian thực hiện đề tài:
Thời gian bắt đầu thực hiện đề tài dự kiến vào ngày: 24-03-2014 Thời gian hoàn tất đề tài vào ngày (được gia hạn thêm): 17-05-2014
Trang 7B- NỘI DUNG
I : TỔNG QUAN VỀ LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG WEB
- Ứng dụng Web là một hệ thống phức tạp, dựa trên nhiều yếu tố: phần cứng, phần mềm, giao thức, ngôn ngữ và thành phần giao diện Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược cho bạn về các thành phần cơ bản của ứng dụng Web: HTTP (giao thức trao đổi tài nguyên) và HTML (ngôn ngữ xây dựng trang web)
1 HTTP VÀ HTML – NỀN MÓNG KỸ THUẬT CỦA LẬP TRÌNH WEB
1.1 HTTP (Hypertext Transfer Protocal)
- Kỹ thuật cơ bản của lập trình ứng dụng web khởi đầu là HyperText Transfer Protocol (HTTP), đó là một giao thức cho phép các máy tính trao đổi thông tin với nhau qua mạng máy tính HTTP được xác định qua URLs (Uniform Resource Locators), với cấu trúc chuỗi có định dạng như sau: http: // <host> [: <port>] [
<path> [? <query>]] Sau tiền tố http://, chuỗi URL sẽ chứa tên host hay địa chỉ
IP của máy server (có thể có số cổng đi kèm), tiếp theo là đường dẫn dẫn đến tập tin server được yêu cầu Tùy chọn sau cùng là tham số, còn được gọi là query string (chuỗi tham số/chuỗi truy vấn)
Ví dụ: Phân tích địa chỉ http://www.comersus.com/comersus6/store/index.asp
Trang web index.asp được lưu trữ trong thư mục /comersus6/store tại Web
Server với host là www.comersus.com
- Web Server: Máy tính lưu trữ các trang web
- Web Client: Máy tính dùng để truy cập các trang web
- Web Browser: Phần mềm dùng để truy cập web
Một số web browser phổ biến: Internet Explorer, Netscape Navigator, Avant Browser, Opera, …
1.2 HTML (Hypertext Markup Language)
Trang web HTML là một tập tin văn bản được viết bằng ngôn ngữ HTML, ngôn ngữ này còn được biết đến với tên gọi: ngôn ngữ đánh dấu văn bản
- Ngôn ngữ đánh dấu HTML sử dụng các ký hiệu quy định sẵn (được gọi là tag)
để trình bày nội dung văn bản
Trang 82 TÌM HIỂU MÔ HÌNH ỨNG DỤNG :
2.1 Mô hình ứng dụng 2 lớp :
Trang 9Đây là một dạng mô hình đơn giản, khá phổ biến của một ứng dụng phân tán Trong mô hình này, việc xử lý dữ liệu được thực hiện trên Database Server, việc nhận và hiển thị dữ liệu được thực hiện ở Client
2.1.1 Ưu điểm:
- Dữ liệu tập trung đảm bảo dữ liệu được nhất quán
- Dữ liệu được chia sẻ cho nhiều người dùng
2.1.2 Khuyết điểm :
- Các xử lý tra cứu và cập nhật dữ liệu được thực hiện ở Database Server, việc nhận kết quả và hiển thị phải được thực hiện ở Client Khó khăn trong vấn đề bảo trì và nâng cấp
- Khối lượng dữ liệu truyền trên mạng lớn chiếm dụng đường truyền, thêm gánh nặng cho Database Server
2.2 Mô hình ứng dụng 3 lớp :
Mô hình 2 lớp phần nào đáp ứng được các yêu cầu khắc khe của một ứng dụng phân tán, tuy nhiên, khi khối lượng dữ liệu lớn, ứng dụng đòi hỏi nhiều xử lý phức tạp, số người dùng tăng, mô hình 2 lớp không thể đáp ứng được Mô hình 3 lớp sử dụng thêm Application Server giữ nhiệm vụ tương tác giữa Client và
Database server, giảm bớt các xử lý trên Database server, tập trung các xử lý nhận và hiển thị dữ liệu tại Application server
Trang 10II : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ASP.NET
1 TỔNG QUAN VỀ ASP.NET :
- Từ khoảng cuối thập niên 90, ASP (Active Server Page) đã được nhiều lập trình viên lựa chọn để xây dựng và phát triển ứng dụng web động trên máy chủ sử dụng hệ điều hành Windows ASP đã thể hiện được những ưu điểm của mình với
mô hình lập trình thủ tục đơn giản, sử dụng hiệu quả các đối tượng COM: ADO (ActiveX Data Object) - xử lý dữ liệu, FSO (File System Object) - làm việc với
hệ thống tập tin…, đồng thời, ASP cũng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ: VBScript,
JavaScript Chính những ưu điểm đó, ASP đã được yêu thích trong một thời gian dài Tuy nhiên, ASP vẫn còn tồn đọng một số khó khăn như Code ASP và HTML lẫn lộn, điều này làm cho quá trình viết code khó khăn, thể hiện và trình bày code không trong sáng, hạn chế khả năng sử dụng lại code Bên cạnh đó, khi triển khai cài đặt, do không được biên dịch trước nên dễ bị mất source code Thêm vào đó, ASP không có hỗ trợ cache, không được biên dịch trước nên phần nào hạn chế về mặt tốc độ thực hiện Quá trình xử lý Postback khó khăn,
- Đầu năm 2002, Microsoft giới thiệu một kỹ thuật lập trình Web khá mới mẻ với tên gọi ban đầu là ASP+, tên chính thức sau này là ASP.Net Với ASP.Net,
không những không cần đòi hỏi bạn phải biết các tag HTML, thiết kế web, mà nó còn hỗ trợ mạnh lập trình hướng đối tượng trong quá trình xây dựng và phát triển ứng dụng Web
- ASP.Net là kỹ thuật lập trình và phát triển ứng dụng web ở phía Server side) dựa trên nền tảng của Microsoft Net Framework
(Server Hầu hết, những người mới đến với lập trình web đều bắt đầu tìm hiểu những kỹ thuật ở phía Client (Client-side) như: HTML, Java Script, CSS (Cascading Style Sheets) Khi Web browser yêu cầu một trang web (trang web sử dụng kỹ thuật client-side), Web server tìm trang web mà Client yêu cầu, sau đó gởi về cho Client Client nhận kết quả trả về từ Server và hiển thị lên màn hình ASP.Net sử dụng kỹ thuật lập trình ở phía server thì hoàn toàn khác, mã lệnh ở phía server (Ví dụ: mã lệnh trong trang ASP) sẽ được biên dịch và thi hành tại Web Server Sau khi được Server đọc, biên dịch và thi hành, kết quả tự động được chuyển sang HTML/JavaScript/CSS và trả về cho Client Tất cả các xử lý lệnh ASP.Net đều được thực hiện tại Server và do đó, gọi là kỹ thuật lập trình ở phía server
Những ưu điểm của Asp.Net :
Asp.Net cho phép người dùng lựa chọn một trong các ngôn ngữ lập trình mà người dùng yêu thích : Visual Basic.Net, J#, C#,
Trang Asp.Net được biên dịch trước Thay vì phải đọc và thông dịch mỗi khi trang Web được yêu cầu, Asp.Net biên dịch những trang Web động thành những tập tin DLL mà Server có thể thi hành nhanh chóng và hiệu quả Yếu tố này là một bước nhảy vọt đáng kể so với kỹ thuật thông dịch của ASP
Trang 11
Asp.Net hỗ trợ mạnh mẽ bộ thư viện phong phú và đa dạng của NetFrameWork, làm việc với XML, Web Service, truy cập cơ sở dữ liệu qua ADO.Net,
Aspx và Asp có thể cùng hoạt động trong một ứng dụng
Asp.Net sử dụng phong cách lập trình mới : Codebehide Tách Code riêng, giao diện riêng
Dễ đọc, dễ quản lý và bảo trì
Kiến trúc lập trình giống như ứng dụng trên Windows
Hỗ trợ quản lý trạng thái của các Control
Tự động phát sinh mã HTML cho các Server Control tương ứng với từng loại Browser
Hỗ trợ nhiều cơ chế cache
Triển khai cài đặt
Không cần lock, không cần đăng ký DLL
Cho phép nhiều hình thức cấu hình ứng dụng
Hỗ trợ quản lý ứng dụng ở mức toàn cục
Global.aspx có nhiều sự kiện hơn
Quản lý session trên nhiều Server, không cần Cookies
1.1 Những đặc điểm của Asp.Net :
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ : C#, VB.Net,
- Biên dịch các trang trước, giúp làm tăng tốc độ thực hiện
- ASP code được phân ra độc lập với HTML và text
- Quản lý trạng thái trang Web
- Có cơ chế hỗ trợ Delug
- Hỗ trợ tái sử dụng code thông qua cơ chế kế thừa
- Thêm chức năng dễ dàng sử dụng C# hoặc VB.Net
- Sử dụng cơ chế Server – side caching
- Tự động nhận dạng trình duyệt người dùng đang sử dụng
- Đi cùng với nhiều Server control được xây dựng sẵn
- Global.asax hỗ trợ nhiều sự kiện hơn
Trang 12- Web service : triển khai một hàm từ xa thông qua Web
1.2 Cơ chế xử lý Asp.Net :
Các bước xử lý :
Client gởi yêu cầu một trang aspx từ brower
Một HTTP request được gởi tới IIS
Các đoạn Code xử lý được load lên bộ nhớ và thực thi tại Web Server
Kết quả sinh ra (là một trang Web) tại Web server sẽ được gởi về browser
Người dùng thực hiện các thao tác trên trang Web được trả về Nếu các thao tác này đòi hỏi các xử lý tại Server, thì trang này sẽ được gởi lại về Server với các control ẩn chứa các thông tin về thao tác thực hiện của người dùng
Tại Server, trang aspx được load lại, nhưng chỉ các trường ẩn mới được đọc và các sự kiện tương ứng mới được xử lý
Kết quả lại được gởi lại về browser
1.3 Quá trình xử lý tập tin Aspx :
- Khi Web Server nhận được yêu cầu từ phía Client, nó sẽ tìm kiếm tập tin được yêu cầu thông qua chuỗi URL được gửi về Sau đó, tiến hành xử lý theo sơ đồ sau:
Trang 13Quá trình xử lý tập tin Aspx
2 ASP.NET VÀ NET FRAMEWORK:
ASP.NET là một phần của Net FrameWork Để xây dựng trang ASP.NET người dùng cần thêm vào các đặc tính của Net Framework, Net FrameWork chứa đựng hai phần FrameWork Class Library và Commom Language Runtime 2.1 Framework Class Library:
- FrameWork chứa đựng hàng nghìn lớp mà người dùng có thể sử dụng trong ứng dụng của mình
- Namespaces : hơn 13 nghìn lớp trong Netframework Đây là một con số rất lớn, Microsoft đã chia các lớp cùng xử lý về một vấn đề gì đó vào các không gian tên chung hay Namespace Một Namespaces đơn giản là một danh mục
2.3 Commom Language Runtime (CLR):
- Là thành phần "kết nối" giữa các phần khác trong NET Framework với hệ điều hành Phần thứ hai của Net Framework là CLR chịu trách nhiệm về thực thi mã ứng dụng của người dùng Khi người dùng viết ứng dụng bằng ngôn ngữ C#, VB.Net hay bằng một ngôn ngữ bất kỳ trên nền Net FrameWork mã đó sẽ không bao giờ biên dịch trực tiếp thành mã máy Thay vào đó chúng được biên dịch sang ngôn ngữ đặc tả MSIL (Microsoft Intermediate Language) MSIL nhìn rất giống với ngôn ngữ hướng đối tượng Assembly, nhưng không giống kiểu ngôn ngữ Assembly MSIL là ngôn ngữ bậc thấp và phụ thuộc vào Platform Khi ứng
Trang 14bởi JITTER (just in time compiler) Như vậy, khi người dùng viết các lớp trên Net bằng bất kỳ ngôn ngữ nào khi người dùng biên dịch sang Assembly người dùng đều có thể sử dụng Assembly đó cho các ngôn ngữ khác
2.4 Các điều khiển trên Asp.Net:
- Các điều khiển trên ASP.Net là phần quan trọng nhất trong ASP.Net
FrameWork Một Control ASP.Net là một lớp mà thực thi trên Server và đưa ra nội dung trên trình duyệt ASP.Net có hơn 70 Control mà người dùng có thể sử dụng trong xây dựng ứng dụng Web và cơ bản nó chia ra các nhóm Control như sau :
Standard control: bao gồm các điều khiển đưa ra các thành phần chuẩn của Form như : Label, Button, TextBox,
Validator control: là các Control cho phép bản kiểm tra tính hợp lệ của các Control cho phép nhập giá trị trên Form
Rich control: là những điều khiển như : FileUpload, Calendar,
Data control: là các điều khiển cho phép thao tác với dữ liệu
Navigation control: là những điều khiển giúp người dùng dễ dàng di chuyển giữa các trang trong Webside
Login control: là các điều khiển về bảo mật của ứng dụng cho phép người dùng đưa ra các Form đăng nhập, thay đổi mật khẩu,
HTML control: cho phép người dùng di chuyển các điều khiển của HTML thành các điều khiển có thể làm việc trên Server
2.5 Các điều khiển sự kiện trên Server:
- Phần lớn các điều khiển của ASP.Net hỗ trợ một hoặc nhiều sự kiện
Ví dụ : điều khiển ASP.Net Button hỗ trợ sự kiện Click, khi người sử dụng nhấn chuột vào Button một sự kiện sẽ được đưa ra và công việc này được
Trang 15<asp:TextBox ID="TextBox1" runat="server"></asp:TextBox>
<asp:Button ID="Button1" OnClick="Button1_Click"
2.6 View State:
- Giao thức http là giao thức nền móng của www, là một giao thức chuẩn thực tế Mỗi lần người dùng request một trang từ webside, một dữ liệu mới được đưa ra, ASP.Net Framework có thể quản lý được vượt ra ngoài giới hạn của giao thức http
Ví dụ : người dùng điền dữ liệu vào một điều khiển Label với thuộc tính Text của nó, dữ liệu này sẽ được lưu trữ qua nhiều trang web và chỉ thay đổi khi được gán lại giá trị
Ví dụ sau sẽ đưa một trang ASP.Net trong đó gồm 2 điều khiển Button và Label (Text của nó hiển thị số đếm), mỗi lần nhấn vào Button thì giá trị của Label tăng lên 1
<%@ Page Language="C#" AutoEventWireup="true"
Trang 16<asp:Label ID="Label1" runat="server" Text="0"></asp:Label>
<asp:Button ID="Button1" OnClick="Button1_Click" runat="server"
Ví dụ : khi tạo ra một Webside thì mặc định sẽ tạo ra một lớp Default.aspx
và nó sẽ kèm theo một trang Default.aspx.cs
Trang 17<form id="form1" runat="server">
2.8 Điều khiển sự kiện của trang Asp.Net:
- Khi chạy trang asp.net thì vòng đời của trang asp.net gồm các sự kiện :
Trang 18- Sử dụng thuộc tính Page.IsPostBack Với sự kiện Load của trang thì khi tải trang lên thì có một sự kiện nào đó đƣợc đƣa ra, nếu có nghĩa mỗi lần load lại trang nó lại thực hiện công việc đó, còn nếu ta đƣa thêm vào thuộc tính
Page.IsPostBack thì ta có thể điều khiển đƣợc sự kiện nào đƣợc thực hiện và sự kiện nào không khi trang đƣợc tải lên
Trang 19III: WEB SERVER
1 INTERNET INFORMATION SERVICES :
- IIS có thể đƣợc sử dụng nhƣ một Web server, kết hợp với ASP để xây dựng các ứng dụng Web tận dụng các điểm mạnh của Server-side Script, COM component
…theo mô hình Client/Server
- IIS có rất nhiều phiên bản, đầu tiên đƣợc phát hành rời trong bản Service pack của WinNT
- Các phiên bản Windows 2000 đã có tích hợp IIS 5.0
- Windows XP tích hợp IIS 5.5
- Windows XP NET Server tích hợp IIS 6 hỗ trợ các tính năng dành cho NET của ASP.NET và Web Service
Trang 202 CẤU HÌNH INTERNET INFORMATION SERVICES :
- Để cấu hình IIS, vào Control Panel| Administrative Tools|Internet Services
Manager Trên các hệ điều hành Windows 2000/XP, Microsoft sử dụng công cụ Microsoft Management Console (MMC) để làm công cụ quản lý, do đó tất cả các thao tác đều sử dụng menu ngữ cảnh bằng cách nhắp chuột phải trên mục muốn chọn Chọn Properties của mục Default Web Site, bạn có thể xem và cấu hình lại các thông tin dành cho trang web mặc định của mình
Trang 21- Trên tab Home Directory, bạn có thể thay đổi đường dẫn đến một thư mục
khác trên ổ cứng nếu muốn
Trang 22- Trên tab Documents, bạn có thể đặt trang web mặc định sẽ hiển thị khi Web
Browser không chỉ định trang web cụ thể Bạn sẽ thấy index.htm và default.htm được liệt kê trong phần này Đây là lý do tại sao khi bạn gõ //localhost thì Web browser lại hiển thị được trang hompage Thực ra, //localhost tương đương với //localhost/index.htm, //localhost/default.htm
- Trong tab Directory Security, bạn có thể định lại các chế độ kiểm tra người
dùng truy cập vào web site
3 TẠO ỨNG DỤNG WEB TRÊN IIS :
- Một Web Server có thể quản lý nhiều ứng dụng Web đồng thời Thông thường, bạn sẽ tổ chức một thư mục con trong wwwroot cho mỗi ứng dụng nhưng bạn
cũng có thể tạo ánh xạ từ một thư mục khác
- Nếu bạn đặt thư mục trong wwwroot, IIS sẽ tự động liệt kê nó trong mục
Default Web Site
- Nếu muốn tạo một thư mục nằm ngoài thư mục wwwroot thành một web site, chúng ta cần tạo Virtual Directory liên kết đến thư mục đó Để tạo một virtual
directory:
- Chọn mục New | Virtual Directory trên menu ngữ cảnh
Trang 23- Nhập vào tên alias cho thư mục ảo
- Chọn nút Browse để chọn thư mục muốn ánh xạ Tiếp đó, bạn sẽ phải đặt một
số cấu hình khởi đầu cho web site, những thông tin này có thể cấu hình lại tương
tự như với Default Web Site ở trên
Trang 24IV : TỔNG QUAN VỀ SQL SERVER 2005
1 GIỚI THIỆU VỀ SQL SERVER 2005:
- SQL Server 2005 là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database Management System (RDBMS) ) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client computer và SQL Server computer Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụng dùng để quản l dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS
- SQL Server 2005 được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn (Very Large Database Environment) lên đ ến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn user SQL Server 2005 có thể kết hợp "ăn " với các server khác nh ư Microsoft Internet Information Server (IIS), E -Commerce Server, Proxy Server
- Các phiên bản của SQL Server 2005:
+ Enterprise: Hỗ trợ không giới hạn số lượng CPU và kích thước
Database Hỗ trợ không giới hạn RAM (nhưng tùy thuộc vào kích thước RAM tối đa mà HĐH hỗ trợ) và các hệ thống 64bit
+ Standard: Tương tự như bản Enterprise nhưng chỉ hỗ trợ 4 CPU
Ngoài ra phiên bản này cũng không được trang bị một số tính năng cao cấp khác
+ Workgroup: Tương tự bản Standard nhưng chỉ hỗ trợ 2 CPU và tối đa 3GB RAM
+ Express: Bản miễn phí, hỗ trợ tối đa 1CPU, 1GB RAM v à kích thước
Database giới hạn trong 4GB
2 STUCTURED QUERY LANGUAGE (SQL):
2.1 SQL là ngôn ngữ của cơ sở dữ liệu quan hệ:
- SQL, viết tắt của Structured Quer y Language (ngôn ngữ hỏi có cấu trúc), là công cụ sử dụng để tổ chức, quản lý và truy xuất dữ liệu đuợc lưu trữ trong các
cơ sở dữ liệu SQL là một hệ thống ngôn ngữ bao gồm tập các câu lệnh sử dụng
để tương tác với cơ sở dữ liệu quan hệ
- Khả năng của SQL vượt xa so với một công cụ truy xuất dữ liệu, mặc d ù đây là mục đích ban đầu khi SQL được xây dựng nên và truy xuất dữ liệu vẫn còn là một trong những chức năng quan trọng của nó SQL được sử dụng để điều khiển tất cả các chức năng m à một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp cho người dùng bao gồm:
Định nghĩa dữ liệu: SQL cung cấp khả năng định nghĩa các c ơ sở dữ liệu, các cấu trúc lưu trữ và tổ chức dữ liệu cũng như mối quan hệ giữa các thành phần dữ liệu
Truy xuất và thao tác dữ liệu: Với SQL, người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác truy xuất, bổ sung, cập nhật và loại bỏ dữ liệu trong các
cơ sở dữ liệu
Trang 25Điều khiển truy cập: SQL có thể được sử dụng để cấp phát và kiểm soát các thao tác của người sử dụng trên dữ liệu, đảm bảo sự an toàn cho cơ sở
dữ liệu
Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu: SQL định nghĩa các ràng buộc toàn vẹn trong
cơ sở dữ liệu nhờ đó đảm bảo tính hợp lệ và chính xác của dữ liệu trước các thao tác cập nhật cũng như các lỗi của hệ thống
- Như vậy, có thể nói rằng SQL l à một ngôn ngữ hoàn thiện được sử dụng trong các hệ thống cơ sở dữ liệu và là một thành phần không thể thiếu trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu Mặc dù SQL không phải là một ngôn ngữ lập trình như C, C++, Java, song các câu lệnh mà SQL cung cấp có thể được nhúng vào trong các ngôn ngữ lập trình nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với cơ sở dữ liệu
- Khác với các ngôn ngữ lập trình quen thuộc như C, C++, Java, SQL là ngôn ngữ có tính khai báo Với SQL, người dùng chỉ cần mô tả các yêu cầu cần phải thực hiện trên cơ sở dữ liệu mà không cần phải chỉ ra cách thức thực hiện các yêu cầu như thế nào Chính vì vậy, SQL là ngôn ngữ dễ tiếp cận và dễ sử dụng
2.2 Vai trò của SQL:
- Bản thân SQL không phải là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó không thể tồn tại độc lập SQL thực sự là một phần của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó xuất hiện trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu với vai trò ngôn ngữ và là công cụ giao tiếp giữa người sử dụng và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Trong hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, SQL có những vai tr ò như sau:
SQL là ngôn ngữ hỏi có tính tương tác: Người sử dụng có thể dễ dàng thông qua các trình tiện ích để gởi các yêu cầu dưới dạng các câu lệnh SQL đến cơ sở dữ liệu và nhận kết quả trả về từ cơ sở dữ liệu
SQL là ngôn ngữ lập trình cơ sở dữ liệu: Các lập trình viên có thể
nhúng các câu lệnh SQL vào trong các ngôn ngữ lập trình để xây dựng nên các chương trình ứng dụng giao tiếp với cơ sở dữ liệu
SQL là ngôn ngữ quản trị cơ sở dữ liệu: Thông qua SQL, người quản trị cơ sở dữ liệu có thể quản lý được cơ sở dữ liệu, định nghĩa các cấu trúc lưu trữ dữ liệu, điều khiển truy cập cơ sở dữ liệu,
SQL là ngôn ngữ cho các hệ thống khách/chủ (client/server) : Trong các
hệ thống cơ sở dữ liệu khách/chủ, SQL được sử dụng như là công cụ để giao tiếp giữa các trình ứng dụng phía máy khách với máy chủ cơ sở dữ liệu
SQL là ngôn ngữ truy cập dữ liệu trên Internet: Cho đến nay, hầu hết các máy chủ Web cũng như các máy chủ trên Internet sử dụng SQL với vai trò là ngôn ngữ để tương tác với dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu
SQL là ngôn ngữ cơ sở dữ liệu phân tán: Đối với các hệ quản trị cơ sở
dữ liệu phân tán, mỗi một hệ thống sử dụng SQL để giao tiếp với các hệ thống khác tr ên mạng, gởi và nhận các yêu cầu truy xuất dữ liệu với nhau
SQL là ngôn ngữ sử dụng cho các cổng giao tiếp cơ sở dữ liệu: Trong một hệ thống mạng máy tính với nhiều hệ quản trị c ơ sở dữ liệu khác
Trang 26nhau, SQL thường được sử dụng như là một chuẩn ngôn ngữ để giao tiếp giữa các hệ quản trị cơ sở dữ liệu
2.3 Các cơ sở của SQL Server:
- CSDL Master: lưu trữ dữ liệu hệ thống của SQL Sever
- CSDL Model: lưu trữ tất cả template (mẫu) để tạo cơ sở dữ liệu mới
- CSDL MSDB: lưu trữ tất cả tác vụ xảy ra trong SQL Server
- CSDL tempdb: lưu trữ những tác vụ tạm của SQL Server
- CSDL pubs: lưu trữ nội dung trợ giúp, hướng dẫn sử dụng SQL Server
- CSDL Northwind: lưu trữ dữ liệu mẫu giúp thử nghiệm trên SQL Server 2.4 Giới thiệu đối tượng của cơ sở dữ liệu :
- Bảng – Table: là đối tượng lưu trữ dữ liệu thực Mỗi bảng được định nghĩa nhiều trường, mỗi trường (field còn gọi là column name) ứng với một loại kiểu
dữ liệu
- Chỉ mục – Indexs: là đối tượng chỉ tồn tại trong bảng hay khung nhìn (views), ảnh hưởng lớn đến tốc độ truy cập dữ liệu, tìm kiếm thông tin trên bảng
- Bẫy lỗi – Trigger: là đối tượng chỉ tồn tại trong bảng, cụ thể là một đoạn mã và
tự động thực thi khi có một hành động nào đó xảy ra đối với dữ liệu trong bảng như insert, update, delete
- Lược đồ quan hệ - Diagram: để ràng buộc dữ liệu giữa các bảng
- Khung nhìn – Views: giống như bảng nhưng view không chứa dữ liệu, view có thể tạo thêm trường mới dựa vào câu lệnh SQL (view còn được hiểu là câu lệnh SQL được biên dịch sẵn)
- Thủ tục nội – Stored Procedure: hay còn gọi là spocs Cho phép khai báo biến, nhận tham số, thực thi các phát biểu có điều kiện trên CSDL, giúp tiết kiệm thời gian thực thi trên dữ liệu Mở trình Enterprise Manager thực hiện như sau: Start \ Programs \ Microsoft SQL Server \ Enterprise Manager
Tạo, xóa cơ sở dữ liệu:
Tạo CSDL: click phải lên Database, chọn New Database
Xóa CSDL: click phải lên CSDL cần xóa, chọn Delete
2.5 Transact SQL (T-SQL):
- Transact-SQL là ngôn ngữ SQL mở rộng dựa trên SQL chuẩn của ISO
(International Organization for Standardization) và ANSI (American National Standards Institute) được sử dụng trong SQL Server khác với P-SQL
(Procedural-SQL) dùng trong Oracle SQL chuẩn bao gồm khoảng 40 câu lệnh Trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau, mặc dù các câu lệnh đều có cùng dạng và cùng mục đích sử dụng song mỗi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể có một số thay đổi nào đó
- T-SQL được chia làm 3 nhóm:
+ Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu ( Data Definition Language – DDL): Đây
là những lệnh dùng để tạo (create), thay đổi (alter) hay xóa (drop) cá c đối tượng
Trang 272.6 Hiệu chỉnh dữ liệu với trình Enteprice Manager:
Enterprise Manager cung cấp cho người quản trị nhiều chức năng để quản lý SQL Server bằng giao diện đồ họa:
- Tạo, cập nhật, xóa bảng:
+ New Table: tạo bảng mới
+ Design Table: cập nhật cấu trúc bảng
+ Open Table: xem, cập nhật mẫu tin trong bảng
+ Delete: xóa bảng
+ Rename: đổi tên bảng
- Tạo cập nhật, xóa quyền Login User
+ Vào Security, click phải chọn New Login
+ Xuất hiện hộp thoại thông báo: “Tài khoản vừa tạo không được gán quyền truy cập trên CSDL mặc định, vì thế không có quyền thao tác trên các CSDL mặc định”
- Restore Database – Backup Database:
+ Click phải lên tên CSDL cần backup, chọn All Tasks \ Restore Database
+ Click phải lên tên CSDL cần backup, chọn All Tasks \ Backup Database
Lưu ý: nên đặt tên file backup trùng tên CSDL
2.7 Ngôn ngữ thao tác dữ liệu - DML:
- SQL được xem như là công cụ hữu hiệu để thực hiện các yêu cầu truy vấn và thao tác trên dữ liệu.Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (DML: Data Manipulation
Language) bao gồm các câu lệnh sau:
SELECT: được sử dụng để truy xuất dữ liệu từ các d òng và các cột của một hay nhiều bảng, khung nhìn Câu lệnh này có thể dùng để thực hiện phép chọn (tức là truy xuất một tập con các dòng trong một hay nhiều bảng), phép chiếu (tức là truy xuất một tập con các cột trong một hay nhiều bảng) và phép nối (tức là liên kết các dòng trong hai hay nhiều bảng để truy xuất dữ liệu) Ngoài ra, câu lệnh này còn cung cấp khả năng thực hiện các thao tác truy vấn và thống kê
dữ liệu phức tạp khác
INSERT: được sử dụng để thêm dữ liệu Dữ liệu trong các bảng được thể hiện dưới dạng các dòng (bản ghi) Để bổ sung thêm các dòng dữ liệu vào một bảng, ta sử dụng câu lệnh INSERT Hầu hết các hệ quản trị CSDL dựa trên SQL cung cấp các cách dưới đây để thực hiện thao tác thêm dữ liệu cho bảng: Thêm từng dòng dữ liệu với mỗi câu lệnh INSERT Đây là các sử dụng thường gặp nhất
Trang 28trong giao tác SQL Thêm nhiều dòng dữ liệu bằng cách truy xuất dữ liệu từ các bảng dữ liệu khác
UPDATE: được sử dụng cập nhật dữ liệu trong các bảng
DELETE: Xoá dữ liệu trong một bảng
2.8 Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu – DDL:
Nhóm các câu lệnh được sử dụng để định nghĩa và quản lý các đối tượng CSDL như bảng, khung nhìn, chỉ mục, và được gọi là ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (DDL) Về cơ bản, ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các lệnh:
CREATE: Câu lệnh CREATE TABLE được sử dụng để định nghĩa một bảng dữ liệu mới trong CSDL Khi định nghĩa một bảng dữ liệu mới, ta cần phải xác định được các yêu cầu sau đây:
- Bảng mới được tạo ra sử dụng với mục đích gì và có vai trò như thế nào trong
cơ sở dữ liệu
- Cấu trúc của bảng bao gồm những trường (cột) nào, mỗi một trường có nghĩa như thế nào trong việc biểu diễn dữ liệu, kiểu dữ liệu của mỗi trường là gì và trường đó có cho hép nhận giá trị NULL hay không
- Những trường nào sẽ tham gia vào khóa chính của bảng Bảng có quan hệ với những bảng khác hay không và nếu có thì quan hệ như thế nào
- Trên các trường của bảng có tồn tại những ràng buộc về khuôn dạng, điều kiện hợp lệ của dữ liệu hay không; nếu có thì sử dụng ở đâu và như thế nào
ALTER: Một bảng sau khi đã được định nghĩa bằng câu lệnh Create Table
có thể được sửa đổi thông qua câu lệnh ALTER TABLE Câu lệnh này cho phép thực hiện được các thao tác sau:
+ Bổ sung một cột vào bảng
+ Xoá một cột khỏi bảng
+ Thay đổi định nghĩa của một cột trong bảng
+ Xoá bỏ hoặc bổ sung các ràng buộc cho bảng DROP: Khi một bảng không còn cần thiết , ta có thể xoá nó ra khỏi cơ sở
dữ liệu bằng câu lệnh Drop Table Câu lệnh này cũng đồng thời xoá tất cả những ràng buộc, chỉ mục, trigger liên quan đến bảng đó
Trang 29V : XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG
1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CĐ nghề Đồng Tháp :
Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp tiền thân là Trường Dạy nghề Đồng Tháp tọa lạc tại trung tâm thị xã SaĐéc với diện tích hơn 58.000 m2, được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chọn là trường trọng điểm được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2001 - 2010 Nhiệm vụ của trường là đào tạo nghề nghề theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề; bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động; nghiên cứu, ứng dụng Kỹ thuật - Công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật và là nơi cung cấp cho người học các chương trình đào tạo chất lượng về lĩnh vực dạy nghề; đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay
Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ Cán bộ, viên chức và giáo viên của Trường hiện nay đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề từ trình Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề và liên thông Đại học
* Cho phép tìm kiếm tài liệu
* Cho xem tài liệu trực tuyến
* Cho phép down tài liệu dựa trên cơ chế tính điểm
* Cho phép upload tài liệu
Là khách vãn lai:
* Cho phép tìm kiếm tài liệu
* Cho xem tài liệu trực tuyến
Đối với người quản trị :
* Quản lý các tài liệu được upload
* Kiểm duyệt tài liệu
* Quản lý các chuyên mục
* Quản lý các tài khoản
Tài liệu của thư viện gồm có: sách, giáo trình theo bài, giáo trình môn học và
Trang 30Sách được upload theo đúng tiểu chủ đề, mỗi tiểu chủ đề thuộc một chủ đề nhung chủ đề thường có nhiều tiểu chủ đề khác nhau
Mỗi môn học có nhiều bài, mỗi bài có thể không có hoặc nhiều giáo trình khác nhau do các giáo viên upload lên Giáo viên cũng có thể viết giáo trình của cả môn
Giáo viên có thể upload nhiều giáo án theo từng loại khác nhau
Để quản lý tốt việc upload và download tài liệu người quản lý dựa trên tài khoản người dùng của tùng thành viên mà phân chia quyền cho họ
3 Xác định các Actor:
3.1 Người quản trị:
Là người chịu trách nhiệm quản lý thư viện:
* Quản lý các tài liệu được upload
* Kiểm duyệt tài liệu
* Quản lý các chuyên mục
* Quản lý các tài khoản
3.2 Sinh viên:
* Cho phép tìm kiếm tài liệu
* Cho xem tài liệu trực tuyến
* Cho phép down tài liệu dựa trên cơ chế tính điểm
* Cho phép upload tài liệu (sách)