1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước Hồ Ba Bể tại khu du lịch Vườn Quốc Gia Ba Bể – Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)

72 326 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước Hồ Ba Bể tại khu du lịch Vườn Quốc Gia Ba Bể – Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước Hồ Ba Bể tại khu du lịch Vườn Quốc Gia Ba Bể – Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước Hồ Ba Bể tại khu du lịch Vườn Quốc Gia Ba Bể – Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước Hồ Ba Bể tại khu du lịch Vườn Quốc Gia Ba Bể – Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước Hồ Ba Bể tại khu du lịch Vườn Quốc Gia Ba Bể – Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước Hồ Ba Bể tại khu du lịch Vườn Quốc Gia Ba Bể – Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước Hồ Ba Bể tại khu du lịch Vườn Quốc Gia Ba Bể – Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

Lưu ThÞ Th¸i

Tên đề tài:

T

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG

DU LỊCH TỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC HỒ BA BỂ TẠI KHU

DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ - BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : ChÝnh quy Chuyên ngành : Khoa häc M«i trưêng

Khoá học : 2012 - 2014

Thái Nguyên, 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

Lưu ThÞ Th¸i

Tên đề tài:

T

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG

DU LỊCH TỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC HỒ BA BỂ TẠI KHU

DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ - BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Khoa häc M«i trưêng

Giảng viên hướng dẫn : ThS NguyÔn Duy H¶i

Thái Nguyên, 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên, và thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Duy Hải, tôi tiến hành thực

hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường

nước Hồ Ba Bể tại khu du lịch Vườn Quốc Gia Ba Bể - Bắc Kạn”

Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn

tận tình của thầy giáo ThS Nguyễn Duy Hải, sự giúp đỡ của lãnh đạo và cán

bộ Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Bắc Kạn, Ban quản lý khu du lịch Vườn quốc gia Ba Bể

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng

dẫn ThS Nguyễn Duy Hải cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ khoa Môi

trường, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cán bộ Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Bắc Kạn, Ban quản lý khu du lịch Vườn quốc gia

Ba Bể, toàn thể công nhân viên làm việc tại khu du lịch Hồ Ba Bể; các bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã động viên khuyến khích

và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn

Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế nên bản luận văn không thể tránh khỏi những thiết sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

TN & MT: Tài nguyên và môi trường UBND : Ủy ban nhân dân

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam VQG : Vườn quốc gia

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích môi trường nước mặt 23

Bảng 4.1: Các thành phần dân tộc sống ở các xã vùng đệm 29

Bảng 4.2: Số lượng khách du lịch tới thăm quan Hồ Ba Bể 33

Bảng 4.3: Cơ sở lưu trú của khu du lịch VQG Ba Bể 35

Bảng 4.4: Chất lượng nước mặt Hồ Ba Bể năm 2014 37

Bảng 4.5: Diễn biến chất lượng nước Hồ Ba Bể qua các năm 38

Bảng 4.6: Chất lượng nước mặt theo chỉ số WQI tại Hồ Ba Bể 41

Bảng 4.7: Hoạt động của du khách đến Ba Bể và các vấn đề tồn tại 43

Bảng 4.8: Thống kê nguyên nhân xả rác xuống lòng hồ 44

Bảng 4.9: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước Hồ Ba Bể 45

Bảng 4.10: Ý thức để rác của khách du lịch 48

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Sơ đồ định hướng phát triển khu du lịch Ba Bể 21

Hình 4.1: Số lượng du khách tới thăm Hồ Ba Bể 33

Hình 4.2: Biểu đồ diễn biến TSS, BOD5, COD tại khu du lịch Hồ Ba Bể 39

Hình 4.3: Biểu đồ diễn biến hàm lượng ôxy hòa tan tại khu du lịch Hồ Ba Bể 40

Hình 4.4: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải khu vực Hồ Ba Bể 42

Hình 4.5 Biểu đồ ý thức để rác của khách du lịch Hồ Ba Bể 49

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu cuả đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3.Yêu cầu của đề tài 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở lí luận về hoạt động du lịch 4

2.1.1 Khái niệm du lịch 4

2.1.2 Khái niệm môi trường du lịch 5

2.1.3 Cơ cấu của môi trường du lịch 5

2.1.4 Đặc trưng của ngành du lịch 7

2.2 Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường du lịch 8

2.2.1 Tác động tích cực của hoạt động du lịch đến môi trường 8

2.2.2 Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường 11

2.2.3 Các nguồn du lịch tác động tới môi trường 12

2.3 Các yếu tố tác động đến chất lượng môi trường nước Hồ Ba Bể 13

2.3.1 Các yếu tố tác động do điều kiện tự nhiên 13

2.3.2.Các yếu tố tác động do phát triển kinh tế xã hội khu vực 15

2.4 Định hướng phát triển khu du lịch Ba Bể đến năm 2030 16

2.4.1 Bảo tồn và nâng cao sức hấp dẫn của thiên nhiên Ba Bể (tài nguyên du lịch số 1) để Ba Bể thành địa điểm trải nghiệm thiên nhiên ấn tượng 16

Trang 8

2.4.2 Bảo tồn văn hóa truyền thống (tài nguyên du lịch thứ 2) đồng thời sáng

tạo ra các hình thức trải nghiệm mới 17

2.4.3 Hoàn thiện hạ tầng và các công trình du lịch 18

2.4.4 Phát triển khu vực một cách bền vững với “Du lịch” là ngành kinh tế chủ chốt - Hướng tới Du lịch sinh thái 20

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 22

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 22

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22

3.3 Nội dung nghiên cứu 22

3.3.1 Khái quát về khu du lịch Vườn quốc gia Ba Bể 22

3.3.2 Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tại khu du lịch VQG Ba Bể 22

3.3.3 Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường khu du lịch VQG Ba Bể 22

3.3.4 Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của khách du lịch tại khu du lịch VQG Ba Bể 22

3.3.5 Định hướng giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nước Hồ Ba Bể 23

3.4 Phương pháp nghiên cứu 23

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 23

3.4.2 Phươg pháp điều tra 23

3.4.3 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu 23

3.4.4 Phương pháp phân tích 23

3.4.5 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 24

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Khái quát về khu du lịch Vườn quốc gia Ba Bể 25

4.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 25

4.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 29

Trang 9

4.1.3 Cơ sở hạ tầng 31

4.2 Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tại khu du lịch Vườn Quốc Gia Ba Bể 32

4.2.1 Hiện trạng khách du lịch đến với khu du lịch VQG Ba Bể 32

4.2.2 Hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ tại khu du lịch VQG Ba Bể 34

4.3 Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường khu du lịch VQG Ba Bể 36

4.3.1 Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt Hồ Ba Bể 36

4.3.2 Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt Hồ Ba Bể 38

4.3.3 Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt so với Chỉ số chất lượng nước WQI 40

4.4 Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của khách du lịch Hồ Ba Bể 42

4.4.1.Hoạt động du lịch và các vấn đề tồn tại 42

4.4.2 Kết quả điều tra đánh giá ý thức bảo vệ môi trường của khách du lịch 46 4.5 Định hướng giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nước Hồ Ba Bể 49

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

5.1 Kết luận 52

5.2 Kiến nghị 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 10

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Hiện nay du lịch được xem là ngành kinh tế không khói quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam du lịch trở nên phô biến và là nhu cầu không thể thiếu của con người khi đời sống tinh thần của họ ngày càng phong phú Là một ngành dịch vụ hoạt động du lịch nhằm thỏa mãn những nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên xã hội, các nét đẹp về văn hóa,… Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, du lịch cũng dần có những tác động tới môi trường sống của con người

Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng tác động qua lại tới nhau Môi trường tốt tạo tiền đề cho du lịch phát triền, ngược lại du lịch phát triển cũng tác động đến môi trường cả trên hai mặt tích cực và tiêu cực Sự phát triển của du lịch ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng thì nó mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia và cộng đồng địa phương, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa nơi có các khu bảo tồn thiên nhiên và cảnh quan thiên nhiên, văn hóa hấp dẫn Bên cạnh những nguồn lợi do phát triển du lịch mang lại thì sự phát triển nhanh chóng của du lịch ẩn chứa nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường ở các vùng du lịch

Năm 2011 Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn được công nhận khu RAMSAR thứ 3 của Việt Nam, đây là khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng của thế giới Khu RAMSAR Ba Bể có Hồ Ba Bể rộng khoảng 500 ha, ở trên độ cao 178 m so với mặt nước biển Đây là hồ tự nhiên trên núi duy nhất

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam, với độ sâu trung bình từ 17 - 23

m, có chỗ sâu nhất tới 29 m, Hồ Ba Bể là khu du lịch sinh thái, văn hóa quan trọng trong vùng du lịch miền núi Đông Bắc

Hiện tại môi trường tự nhiên của Hồ Ba Bể cơ bản vẫn được giữ những

ưu thế mà thiên nhiên ban tặng, song với sự phát triển nhanh chóng của ngành

du lịch trong những năm gần đây, thì lượng khách đến với hồ Ba Bể đã tăng

Trang 11

lên rất nhiều và để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch các cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí được xây dựng, các điểm du lịch được tu sửa càng nhiều hơn

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển du lịch, bên cạnh những mặt tích cực thì môi trường tự nhiên của Hồ Ba Bể đang ngày càng bị suy thoái do các hoạt động phát triển kinh tế của con người gây ra ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên Đặc biệt tình trạng xuống cấp môi trường do hoạt động du lịch gây ra: Vấn đề môi trường quan trọng nhất hiện nay liên quan đến du lịch là sự thiếu kiểm soát đối với tình trạng xả rác thải

và nước thải vào Hồ Ba Bể Hoạt động của ngành du lịch đã có những ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước mặt

Xuất phát từ những thực tế nêu trên, với mục đích góp phần xác định ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước Hồ Ba Bể nói chung và

các khu vực xung quanh nói riêng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên

cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước Hồ Ba Bể tại khu du lịch Vườn Quốc Gia Ba Bể - Bắc Kạn”

1.2 Mục tiêu cuả đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá chất lượng môi trường nước Hồ Ba Bể, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường nước hồ để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nước hồ, giảm nguy cơ ô nhiễm

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định rõ các tác động của hoạt động du lịch tới môi trường nước mặt Hồ Ba Bể

- Đề ra các giải pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực của hoạt động

du lịch tới môi trường nước Hồ Ba Bể

1.3.Yêu cầu của đề tài

- Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

- Xác định chất lượng nước mặt Hồ Ba Bể

- Xác định mức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường nước Hồ Ba Bể

Trang 12

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Vận dụng các kiến thức đã học trong nghiên cứu khoa học

- Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế

- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

- Qua khảo sát tìm hiểu thực tế giúp cho chúng ta có thể hiểu hơn về hiện trạng môi trường nước Hồ Ba Bể và những khó khăn trong công tác bảo

vệ môi trường khu du lịch

- Từ những đánh giá đó đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng nước Hồ Ba Bể, nhằm đưa môi trường Hồ thành một khu sinh thái bền vững phục vụ cho ngành du lịch, các ngành công nông nghiệp, thủy sản…của khu vực

Trang 13

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lí luận về hoạt động du lịch

2.1.1 Khái niệm du lịch

Có thể nói du lịch là một trong những ngành kinh tế cổ xưa nhất trong lịch sử nhân loại, ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện những hành vi "du lịch" đầu tiên: như cuộc hành trình của các nhà hiền triết quanh khu vực Địa Trung Hải

để xác định ra bảy kì quan của thế giới cổ đại, hay các cuộc "vi hành" nhằm tìm hiểu nhân tình thế thái và thưởng ngoạn những thắng cảnh tự nhiên của các vị Hoàng đế Trung Hoa cổ đại đã được ghi chép trong lịch sử Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội loài người, các hành vi du lịch ngày càng trở nên phổ biến và du lịch dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, người ta nhận thấy yếu tố kinh

tế là không thể thiếu trong khái niệm du lịch Theo xu hướng đó, khái niệm du lịch đã có những thay đổi phù hợp hơn bao hàm các nội dung liên quan đến sự chuyển cư, những hoạt động tại nơi đến cũng như các vấn đề kinh tế xã hội liên quan Gắn kết cả hai cách nhìn nhận về du lịch từ phía người đi du lịch và người kinh doanh du lịch, hai học giả Hoa Kỳ Mathieson Wall đã khái quát

như sau: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân đến ngoài nơi ở và

làm việc của họ, là những hoạt động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến và

cơ sở vật chất tạo ra để đáp ứng những nhu cầu của họ”

Định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới WTM (World Travel

Organization) đã xác định rõ “Du lịch là hành động rời khỏi nơi thường trú

để đi đến một nơi khác, một môi trường khác trong một thời gian ngắn nhằm

mục đích tìm hiểu, khám phá, vui chơi, giải trí nghỉ dưỡng”

Trong Luật Du lịch năm 2005 của Việt Nam, khái niệm du lịch được

xác định chính thức như sau: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến

đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu

cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất

định”.[18]

Trang 14

2.1.2 Khái niệm môi trường du lịch

“Môi trường du lịch bao gồm tổng thể các nhân tố về tự nhiên, kinh tế

- xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển”

Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác

đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại

góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường

Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường xung quanh Chính vì vậy hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với môi trường hiểu theo nghĩa rộng Các cảnh đẹp của thiên nhiên như núi, sông, biển cả… Các giá trị văn hóa như các di tích công trình kiến trúc nghệ thuật

… hay những đặc điểm và tình trạng của môi trường xung quanh là những tiềm năng và điều kiện cho phát triển du lịch Ngược lại, ở chừng mực nhất định, hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường như việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, các công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hóa du lịch … Như vậy, rõ ràng rằng hoạt động du lịch và môi trường có tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thế sẽ là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và cũng

có nghĩa là làm suy giảm hiểu quả của chính hoạt động du lịch [11]

Bất cứ hoạt động nào của du lịch cũng có tác động hai chiều đến môi trường của nó Cho nên trong hoạt động du lịch cần có những quy hoạch hợp

lý, chính sách và dự án tối ưu nhất nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường

2.1.3 Cơ cấu của môi trường du lịch

Môi trường du lịch gồm ba thành phần chính [6]

- Môi trường du lịch tự nhiên:

Là một bộ phận cấu thành nên môi trường du lịch nói chung, bao gồm tập hợp các đối tượng tự nhiên sống (hữu cơ) và không sống (vô cơ) Trong

đó có những đối tượng tự nhiên chưa bị con người tác động và cả những đối tượng tự nhiên đã bị con người tác động tự nhiên đã bị con người tác động, cải tạo ở những mức độ khác nhau, song vẫn bảo tồn được một phần hoặc

Trang 15

toàn bộ các đặc tính tự phục hồi và phát triển Môi trường du lịch tự nhiên là toàn bộ không gian, lãnh thổ bao gồm các nhân tố thiên nhiên như: đất, nước, không khí, hệ động vật trên cạn và dưới nước… và các công trình kiến trúc cảnh quan thiên nhiên - nơi tiến hành các hoạt động du lịch.Ví dụ như các khu

du lịch nổi tiếng Phong Nha- kẻ Bàng, Hạ Long, Sapa, Đà lạt,Thác Bản giốc, động ngườm ngao…là những điểm du lịch dựa trên cơ sở môi trường tự nhiên.Với những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc Làm cho các hoạt động du lịch có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, chính vì vậy mà chúng được trực tiếp khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch Các nhân tố, điều kiện cơ bản của môi trường du lịch tự nhiên có tác động đáng kể nhất đối với du lịch có thể kể là vị trí địa lý, môi trường địa chất - địa mạo, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh học

- Môi trường du lịch nhân văn

Môi trường du lịch nhân văn là một bộ phận của môi trường du lịch liên quan trực tiếp đến con người và cộng đồng, bao gồm các yếu tố về dân

cư, dân tộc Gắn liền với các yếu tố dân cư, dân tộc là truyền thống quan hệ cộng đồng, các yếu tố về lịch sử, văn hóa Khi chúng đứng trên quan điểm môi trường thì đó là những yếu tố tích cực của môi trường du lịch bởi vì đây không chỉ là đối tượng của du lịch mà còn là yếu tố tạo sự hấp dẫn của môi trường du lịch bởi tính đa dạng của những giá trị nhân văn truyền thống của các cộng đồng dân tộc khác nhau Bên cạnh đó, sự phát triển các yếu tố văn hóa, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nhân văn (di tích lịch sử, di sản thế giới, lễ hội, ẩm thực, văn hóa dân tộc …) ở các điểm du lịch cũng chính là những phương diện hữu hiệu nhằm nâng cao các giá trị nhân văn, tăng điều kiện thuận lợi để thu hút du khách

- Môi trường du lịch kinh tế- văn hóa xã hội

Môi trường kinh tế xã hội là toàn bộ hoàn cảnh, hoạt động kinh tế, xã hội của quốc gia, khu vực hay trên toàn thế giới Khi xem xét môi trường kinh

tế xã hội thì cần xem xét rõ các yếu tố như thể chế chính sách, trình độ phát triển khoa học công nghệ, mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, môi trường đô thị

và công nghiệp, mức sống của người dân, an toàn trật tự xã hội, tổ chức xã hội và quản lý môi trường

Trang 16

2.1.4 Đặc trưng của ngành du lịch

Mọi dự án phát triển du lịch được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử cùng với các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo Kết quả của quá trình khai thác đó là việc hình thành các sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội

Trước tiên đó là các lợi ích về kinh tế xã hội, tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cộng đồng địa phương thông qua các dịch vụ du lịch, tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử

và sự đa dạng của thiên nhiên nơi có các hoạt động phát triển du lịch Sau nữa

là những lợi ích đem lại cho du khách trong việc hưởng thụ các cảnh quan thiên nhiên lạ, các truyền thống văn hoá lịch sử

Những đặc trưng cơ bản của ngành du lịch bao gồm:

Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng khai thác phục vụ du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo ) Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hoá )

Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần du khách, những người phục

vụ du lịch, các cộng đồng nhân dân trong khu du lịch, các tổ chức chính phủ

và phi chính phủ tham gia vào các hoạt động du lịch

Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của du khách và người tham gia hoạt động dịch vụ, mở rộng sự giao lưu văn hoá, kinh tế và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội

Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia khác nhau

Trang 17

-Tính mùa vụ

Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí (theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm du lịch)

Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của các khách du lịch là hưởng thụ sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền

2.2 Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường du lịch

Hoạt động du lịch luôn luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của núi, sông, biển… các giá trị văn hoá, nhân văn Trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch tạo nên những môi trường nhân tạo như công viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hoá… trên cơ sở của một hay tập hợp các đặc tính của môi trường tự nhiên như một hang động, một quả đồi, một khúc sông, một khu rừng… hay một đền thờ, một quần thể di tích

Việc thu hút du khách, tạo nên công ăn việc làm cho người dân, kích thích sự phát triển của các làng nghề thủ công truyền thống, cải thiện đời sống cộng đồng người dân địa phương… là hệ quả tích cực của tác động du lịch đến môi trường Trong quá trình phát triển, mối quan hệ nhân quả giữa môi trường và hoạt động du lịch rất chặt chẽ, vì vậy sự suy giảm chất lượng của môi trường sẽ dẫn đến sự giảm sút sức hút của hoạt động du lịch

2.2.1 Tác động tích cực của hoạt động du lịch đến môi trường

* Môi trường du lịch tự nhiên:

- Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn cácvườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường, tu bổ, bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật

Trang 18

- Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch

- Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự

án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo

- Du lịch góp phần tích cực tu sửa, phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, đường sá thông tin, năng lượng, nhà cửa

xử lí rác và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được cung cấp Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu như các giải pháp hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ được áp dụng

- Đối với các làng chài ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành các khu du lịch biển Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống chưa được sử dụng hiệu quả Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh tế tại các khu vực phát triển

du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được sử dụng

- Du lịch phát triển đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch nhằm bảo

vệ môi trường

* Môi trường du lịch nhân văn

- Tác động đến chính trị: Thông qua hoạt động du lịch, du khách có được sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau làm gia tăng sự đoàn kết quốc tế, hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc Du lịch cũng chấp nhận các hình thức giao lưu văn hóa khác nhau, kể cả trao đổi quan điểm và luyện tập các ngôn ngữ khác nhau

- Du lịch có tác động thúc đẩy, xây dựng văn minh tinh thần: Du lịch là lối sống đặc biệt ngày càng trở thành một loại hành vi xã hội phổ biến Thông qua khai thác hoạt động du lịch bằng nhiều hình thức, du khách được mở rộng tầm mắt, thêm phần lịch thiệp, tăng cường hiểu biết, thoải mái tinh thần, tôi

Trang 19

luyện tình cảm Vì vậy, hoạt động du lịch góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và tu dưỡng đạo đức cho con người

- Du lịch có ý nghĩa nhân sinh và xã hội rất tích cực, thúc đẩy du lịch là yếu tố cơ bản của phồn vinh xã hội Đồng thời, thông qua hoạt động du lịch còn có thể làm tăng sự hiểu biết của du khách đối với cảnh quan thiên nhiên, đất nước, con người, lịch sử văn hóa xã hội của quốc gia, nhờ vậy tinh thần yêu tổ quốc, yêu quê hương được tăng lên và có tinh thần trách nhiệm xây dựng đất nước giàu mạnh, lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ môi trường

Du lịch làm tăng nhận thức của địa phương về giá trị kinh tế của các khu vực

tự nhiên và văn hóa, qua đó có thể khơi dậy niềm tự hào đối với những di sản của quốc gia và địa phương cũng như quan tâm đến việc giữ gìn chúng

- Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian Ngoài việc cung cấp các hoạt động tham quan di tích văn vật du ngoạn phong cảnh thiên nhiên, du lịch còn có tác dụng bảo vệ văn hóa, làm đẹp môi trường và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân tộc

- Phát triển, giao lưu văn hóa: Du khách biết thêm về văn hóa của nước chủ nhà, biết về âm nhạc, nghệ thuật, các món ăn truyền thống và ngôn ngữ của nước đó

- Tạo hình ảnh mới: Người nước ngoài được biết thêm về cộng đồng người dân nước họ du lịch

- Du lịch có thể đẩy mạnh việc bảo tồn và giao lưu các truyền thống văn hóa lịch sử, góp phần bảo tồn và quản lí bền vững các tài nguyên, bảo vệ các di sản ở địa phương, phục hưng các nền văn hóa bản xứ, các nghề thủ công mĩ nghệ

- Du lịch còn tạo ra khả năng hỗ trợ đắc lực cho việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổ đang có nguy cơ bị tàn lụi, đặc biệt là các di tích ở những nước nghèo không có đủ tiềm lực để trùng tu hay bảo vệ như: Các di sản kiến trúc nghệ thuật, văn hóa, đồ thủ công, lễ hội, trang phục, lối sống truyền thống

- Đóng góp kinh phí trực tiếp hay gián tiếp cho việc phát triển các bảo tàng, các hoạt động văn hóa truyền thống, kể cả văn hóa ẩm thực

Trang 20

- Du lịch tạo ra việc làm, ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định xã hội như: Không để cho các cộng đồng tan rã, giảm bớt việc thanh niên đi nơi khác tìm việc làm, tăng thu nhập của dân địa phương thông qua việc cung cấp những sản phẩm mỹ nghệ công nghiệp cho

2.2.2 Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường

* Môi trường du lịch tự nhiên

- Tài nguyên nước xây dựng, đất đá và các chất nạo vét, đặc biệt là những nơi chặt phá rừng ngập mặn để xây bến cảng, làm cho chất lượng nước giảm đi rất nhiều, nước bị đục, quá trình trầm lắng tăng Sinh vật đáy bị huỷ diệt, chất bẩn do nạo vét tạo nên Biển và đất bị nhiễm độc bởi chất thải

- Tác động lâu dài do việc vận hành và bảo dưỡng các công trình du lịch Đất bờ bị sụt lở hoặc chất thải trôi dạt sẽ làm tăng thêm hàm lượng bùn

và các chất cặn, vì thế mà chất lượng nguồn nước kém đi, độ nhiễm độc tăng Việc thay đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến mất cân bằng sinh thái, thay đổi cảnh quan, đẩy nhanh quá trình xói mòn Các hoạt động khác: giao thông tấp nập, có quá nhiều du khách làm chất lượng không khí kém đi, các giá trị du lịch bị xuống cấp

- Tài nguyên không khí: Bụi và các chất gây ô nhiễm không khí xuất hiện chủ yếu là do các hoạt động giao thông, do sản xuất và sử dụng năng lượng, tăng cường sử dụng giao thông cơ giới là nguyên nhân đáng kể gây nên bụi bặm và ô nhiễm môi trường, trạng thái ồn ào phát sinh do việc tăng cường sử dụng các phương tiện cơ giới như thuyền, phà gắn máy, xe máy… cũng như hoạt động của du khách tại các điểm du lịch tạo nên những hậu quả trước mắt cũng như lâu dài

- Tài nguyên đất: Du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khách sạn và công trình dịch vụ du lịch Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn những diện tích đất trước đây là những cảnh quan thiên nhiên, những khu đất trồng trọt và chăn nuôi Hoạt động phát triển các khu du lịch thường dẫn đến việc giảm quỹ đất canh tác nông nghiệp

- Tài nguyên sinh vật: Hoạt động của du khách gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của các loài động thực vật

Trang 21

* Môi trường du lịch nhân văn

Những tác động của du lịch đến văn hoá - xã hội được thể hiện trong việc góp phần thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, những lễ nghi truyền thống và tổ chức của cộng đồng, phần lớn đó là những tác động gián tiếp Hoạt động du lịch gây ra nhiều thay đổi về đạo đức xã hội và mức độ tội phạm

- Văn hóa:

+ Nền văn hoá truyền thống của nước chủ nhà có thể bị huỷ hoại hoặc giảm giá trị

+ Văn hoá xuống cấp cả về quy mô lẫn tốc độ

+ Làm tổn hại đến các hệ thống văn hóa, gây ra những thay đổi về tập quán tình dục

+ Dân địa phương tiếp thu một cách không chọn lọc những tác phong, giá trị đúng mực của khách nước ngoài Làm cho nền văn hoá truyền thống địa phương thích nghi với nhu cầu, đáp ứng lòng mong đợi của du khách

+ Sự thay đổi địa vị giữa chủ và khách

+ Tăng cường xung đột giữa cái mới và cái cũ bảo thủ Xã hội trở nên phức tạp hơn

2.2.3 Các nguồn du lịch tác động tới môi trường

Nguồn tác động đến môi trường gồm toàn bộ các sự việc hiện tượng, hoạt động trong dự án và những hoạt động khác liên quan đến dự án Chúng

có khả năng tạo nên những tác động đến môi trường và thường bao gồm 4 nhóm yếu tố sau:

Trang 22

- Các nguồn tác động của dự kiến bố trí các công trình xây dựng trong

- Các nguồn tác động đầu vào của dự án phát triển du lịch:

+ Hoạt động cải tạo và nâng cấp hoặc xây mới các cơ sở hạ tầng, cở sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (đường giao thông, hệ thống cung cấp nước

và năng lượng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải )

+ Các hoạt động khai thác vật liệu và hoạt động xây dựng của công nhân + Các hoạt động dịch vụ (vận chuyển, bưu chính viễn thông, y tế, bảo hiểm )

- Nguồn tác động trong giai đoạn phát triển của dự án:

+ Lập quy hoạch và chuẩn bị mặt bằng (di dân, san ủi )

+ Thực hiện quy hoạch: đầu tư xây dựng, xây lắp

+ Các hoạt dộng du lịch sau xây dựng: thể thao, tắm biển, thăm vườn quốc gia, khu bảo tồn, các hoạt động dịch vụ du lịch, các hoạt động dịch vụ

du lịch, các hoạt động quản lý, các chương trình hoạt động khác

- Tác động đầu ra của dự án:

+ Tải lượng ô nhiễm từ các cơ sở dịch vụ du lịch

+ Các nguồn nước đã bị ô nhiễm (nước thải, nước biển, nước hồ)

+ Chất thải từ các phương tiện vui chơi giải trí, dịch vụ vận tải bộ, thuỷ, hàng không làm ảnh hưởng đến môi trường không khí và môi trường nước, đất và các hệ sinh thái

2.3 Các yếu tố tác động đến chất lượng môi trường nước Hồ Ba Bể

2.3.1 Các yếu tố tác động do điều kiện tự nhiên

* Ảnh hưởng của yếu tố thuỷ văn

Trang 23

Theo tài liệu khí tượng - thuỷ văn, lượng mưa năm ở khu vực VQG Ba

Bể có lượng mưa năm tới 1.343mm

Hồ Ba Bể chịu tác động lớn của chế độ thuỷ văn sông Năng, chế độ mưa mùa đã làm cho chế độ dòng chảy trên sông Năng có 2 mùa rõ rệt: mùa

lũ và mùa cạn Thêm vào đó, do địa hình dốc nên tính chất ác liệt của lũ càng gia tăng Vào mùa lũ, ngoài 3 con sông, suối ở phía Nam nước từ sông Năng

có thể chảy vào hồ và mực nước ở hồ có thể dâng lên từ 2 - 3m Khi nước lũ sông Năng giảm xuống, nước trong hồ lại tiếp tục chảy vào sông Năng [21]

Mùa lũ kéo dài 5 tháng (tháng 3- tháng 9) với lượng dòng chảy chiểm 75% tổng dòng chảy cả năm, trong đó lũ lớn nhất thường xảy ra vào tháng 8 Ngược lại, mùa cạn kéo dài 5 tháng (tháng 10 - tháng 2), modun dòng chảy trong mùa này luôn dưới mức trung bình năm, trong đó các tháng 1 - 3 có dòng chảy nhỏ nhất [3]

* Ảnh hưởng của yếu tố địa hình

Đặc điểm địa hình (ảnh hưởng đến sự phân bố dòng chảy theo không gian, hiệu suất dòng chảy và xói mòn bề mặt, ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của từng con sông và sự lan truyền các chất ô nhiễm trong không gian) Lưu vực Hồ

Ba Bể có độ dốc lớn, trong lưu vực có nhiều thung lũng, các thung lũng lớn tập trung ở vùng thượng lưu Về phía hạ lưu, các núi thấp, thung lũng hẹp và ít Độ cao bình quân lưu vực là 312 m, độ dốc lòng sông 1,62%, độ dốc bình quân lưu vực là 43,3% [7]

*Ảnh hưởng của môi trường sinh học

Thảm thực vật (nhất là các loại thân gỗ) có giá trị cao trong điều tiết khí hậu, cải thiện chất lượng không khí, bảo vệ tài nguyên nước và đất Từ bản đồ thảm thực vật tỉnh Bắc Kạn thành lập năm 1998 có thể nhận thấy rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nước Hồ Ba Bể cạn là do nguồn sinh thủy của sông Năng giảm sút Trên các sườn núi Nộc Chấp, Kéo Mỏ chỉ có các trảng cây bụi thứ sinh, hoặc trảng cỏ cây bụi và cây trồng Chỉ ở phần đỉnh của các dãy núi còn sót lại những mảng rừng rậm thường xanh [5]

Tuy nhiên, mật độ cây xanh và diện tích thảm thực vật ngày càng suy giảm có thể gây một số tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường và kinh

Trang 24

tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn Các tác động rõ rệt nhất là: Gia tăng cường độ

và tần suất lũ lụt; Gia tăng xói mòn, suy giảm chất lượng đất; Gia tăng ô nhiễm nước các sông, hồ

* Ảnh hưởng do sói mòn bồi lắng

Xói mòn trên lưu vực gia tăng, quá trình bồi lấp lòng hồ nhanh hơn (trong 20 năm mức bồi lắng đạt 0,5 - 1,0 m) Với tốc độ đó thì tuổi thọ của hồ

sẽ rút ngắn Ngoài ra quá trình xói mòn gây ô nhiễm và làm suy giảm chất lượng nước hồ [18]

2.3.2.Các yếu tố tác động do phát triển kinh tế xã hội khu vực

* Hoạt động nông lâm nghiệp

Lượng nước hồi quy cùng với nước mưa rửa trôi mang theo vào nước khá nhiều các loại hợp chất như các chất khoáng, mùn hữu cơ, kim loại, dinh dưỡng và nhất là hóa chất bảo vệ thực vật các loại Một số điều dễ nhận thấy

là hầu hết các khu vực sản xuất nông nghiệp đều nằm cạnh các con sông, suối nhằm tạo thuận lợi cho khâu tưới tiêu Vì lẽ đó mà sự xâm nhập của nước sản xuất nông nghiệp trở nên thường xuyên hơn và với quy mô rất lớn.Một điều đáng lo ngại là việc sản xuất nông nghiệp hiện nay rất phụ thuộc vào các loại phân bón hữu cơ và các loại hóa chất diệt trừ sâu bọ, diệt cỏ Một vụ lúa trung bình người dân phun thuốc diệt sâu từ 3 đến 5 lần và phun tổng hợp rất nhiều loại thuốc khác nhau để đề phòng sâu bệnh kháng thuốc Loại nước (mưa, nước hồi quy) từ các khu vực sản xuất nông nghiệp có khả năng gây phú dưỡng nguồn nước và ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, gây nhiễm độc hệ sinh thái dưới nước [14]

Nền nông nghiệp lạc hậu và sự yếu kém trong công tác bảo vệ rừng đầu nguồn gây nên sự suy giảm diện tích rừng phòng hộ, dẫn đến xói mòn, rửa trôi, gây bồi lắng lòng sông

Ngoài ra, hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô hộ gia đình đầu nguồn nước, công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đã gây ra ô nhiễm môi trường, phát sinh mùi hôi thối do quá trình phân hủy các chất hữu cơ

* Hoạt động dịch vụ, sinh hoạt

Khu vực Hồ Ba Bể chưa có hệ thống xử lý và thoát nước, cộng thêm sự rửa trôi bề mặt của nước mưa trở thành nguồn ô nhiễm và phức tạp đến môi

Trang 25

trường, đặc biệt là tới nguồn nước Sông Năng, lưu vực Hồ Ba Bể Đời sống nhân dân tăng kéo theo sựu gia tăng mạnh về khối lượng rác thải sinh hoạt trong khi chưa có biện pháp thu gom, xử lý rác thải hiệu quả.[14].Cùng với công nghiệp hóa và đô thị hóa, khối lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng gia tăng, bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải trạm xá Phần lớn lượng rác thải trên không được xử lý và đổ bừa bãi ra sông, hồ, ao trong khu vực

Lượng nước thải và chất thải rắn phát sinh từ các bệnh viện, trạm y tế đều không có công trình xử lý Toàn bộ rác thải bệnh viện trên địa bàn chưa được phân loại từ nguồn, rác thải mang mầm bệnh độc hại được đổ chung với rác thải sinh hoạt, đó là nguồn gây ô nhiễm nguy hại cho sức khoẻ người dân sinh sống ở đây

Khu du lịch Hồ Ba Bể tập chung một lượng lớn du khách đến tham quan và nghỉ ngơi hàng năm Với 40.000 lượt khách du lịch mỗi năm, các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, thương mại, khách sạn nhà hàng đã phát sinh một lượng lớn nước thải, chất thải rắn sinh hoạt Công tác bảo vệ môi trường khu du lịch chưa được quan tâm, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh (nước thải, chất thải rắn…) không được thu gom mà đổ thẳng ra sông, suối, hồ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước hồ [16]

2.4 Định hướng phát triển khu du lịch Ba Bể đến năm 2030

2.4.1 Bảo tồn và nâng cao sức hấp dẫn của thiên nhiên Ba Bể (tài nguyên

du lịch số 1) để Ba Bể thành địa điểm trải nghiệm thiên nhiên ấn tượng

a Bảo tồn, tái sinh tự nhiên đồng thời cải tạo môi trường của làng bản và đô thị

Thiên nhiên Ba Bể là tài nguyên du lịch chính, biến khu vực hồ Ba Bể thành điểm thưởng ngoạn thiên nhiên của du khách là định hướng cơ bản để phát triển du lịch Do đó, điều kiện tiên quyết là cần phải bảo toàn môi trường thiên nhiên vườn quốc gia Ba Bể Hơn nữa, cần bảo vệ và tái sinh thiên nhiên của cả khu vực lân cận, đồng thời cải tạo môi trường sống của làng bản và đô

thị nhằm tạo ra cảm giác thoải mái cho khách du lịch

Thực trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước sông nói riêng của Ba Bể bắt nguồn từ nết sống và sản xuất nông nghiệp của nhân

Trang 26

dân địa phương Do đó cùng với việc áp dụng các kĩ thuật công nghệ tiên tiến

để cải thiện môi trường thì điều tra nghiên cứu thực trạng sản xuất nông nghiệp cũng rất cần thiết

Cải tạo môi trường chỉ có thể thành công khi người dân địa phương cũng có

ý thức xây dựng một môi trường sống “vui tươi thoải mái” Do đó, nên tạo ra các hoạt động cải thiện môi trường có sự tham gia đông đảo của người dân như vệ sinh đường phố hay trồng hoa làm đẹp không gian công cộng…

b Biến Ba Bể thành địa điểm trải nghiệm thiên nhiên mang lại nhiều cảm xúc và làm hài lòng du khách

Các hình thức trải nghiệm thiên nhiên chính ở Ba Bể là du ngoạn bằng thuyền, thăm quan hang động, thác nước, tản bộ dạo chơi Các hình thức này chủ yếu phục vụ nhu cầu nhìn ngắm, hơn nữa lại mất nhiều thời gian di chuyển nên nhìn chung du khách chưa trải nghiệm được đầy đủ sự hấp dẫn đa dạng của thiên nhiên Ba Bể Do đó, cần tạo ra thêm nhiều hoạt động trải nghiệm mang lại nhiều cảm xúc, giúp du khách thực sự cảm thấy hài lòng

Để thực hiện mục tiêu này, vừa chú trọng bảo vệ môi trường, vừa phải

bố trí thêm các địa điểm giúp du khách tiếp cận gần hơn với thiên nhiên mặt nước rừng cây Ngoài ra, cần chú ý tới cả lộ trình đi lại và cách thức hướng dẫn du lịch Nếu điều kiện cho phép thì nên xây dựng đài ngắm cảnh ở vị trí

và theo cách thức sao cho đông đảo khách du lịch có thể dễ dàng sử dụng

2.4.2 Bảo tồn văn hóa truyền thống (tài nguyên du lịch thứ 2) đồng thời sáng tạo ra các hình thức trải nghiệm mới

a Bảo tồn văn hóa truyền thống của người dân tộc thiểu số trong các làng bản lân cận, đồng thời tăng cường cơ hội trải nghiệm văn hóa cho du khách

Cùng với thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa cổ truyền đặc sắc cũng là một tài nguyên du lịch quan trọng cần phải được bảo tồn của Ba Bể Bảo tồn văn hóa

cổ truyền nghĩa là bảo toàn nếp sinh hoạt cổ của người dân bản địa nói chung

và dân tộc thiểu số nói riêng để phát huy du lịch, dựa vào nguồn lợi từ du lịch này để ổn định và nâng cao đời sống người dân Do đó, cần tăng cường cơ hội khám phá văn hóa cho khách du lịch qua các hoạt động như tham quan làng bản, trải nghiệm sinh hoạt nông thôn, trình diễn múa hát cổ truyền, giao lưu

Trang 27

với người bản địa… Hơn nữa, cần chú trọng tạo ra cơ cấu du lịch hợp lý giúp người dân có được nguồn thu nhập đảm bảo từ các hoạt động giới thiệu văn hóa cổ truyền

b Biến ẩm thực Ba Bể thành nét hấp dẫn mới đối với khách du lịch

Thưởng thức ẩm thực luôn là một trong các mối quan tâm chính của du khách Phục vụ các món ăn ngon miệng góp phần quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách nghỉ qua đêm Ví dụ, đối với khách từ Hà Nội và trọ lại 1 đêm, nếu các món ăn đủ sức hấp dẫn thì có thể khiến khách dùng 3 bữa chiều hôm trước, sáng và trưa hôm sau tại Ba Bể; nếu món ăn không ngon thì khách sẽ ăn trên đường, dẫn đến giảm nguồn thu từ du lịch

Do đó, cần nâng cao chất lượng ẩm thực Ba Bể bằng các biện pháp như sử dụng nguyên liệu nấu ăn an toàn chất lượng cao, làm phong phú thêm thực đơn, phục vụ các món ăn ngon miệng là rất quan trọng

c Làm phong phú các sản vật, quà lưu niệm địa phương

Đối với những khách thăm quan theo hình thức nghỉ lại thì việc mua sắm là rất đáng quan tâm Tuy có nhiều mặt hàng được bán tại chợ truyền thống (chợ phiên) nhưng đối với du khách thì những mặt hàng họ muốn mua lại không có nghiều Vì vậy, cần cung cấp cho du khách những sản phẩm mà họ cảm thấy thích

và muốn mua như đồ lưu niệm, đồ hiếm và lạ, đặc sản ngon,v.v…

d Nâng cao ý thức, tổ chức đào tạo và hướng dẫn về du lịch cho người dân địa phương

Để bảo tồn văn hóa truyền thống làng bản nông thôn và giới thiệu tới khách

du lịch thì một điều kiện không thể thiếu là giúp người dân có sự hiểu biết về du lịch Do dó, cần thông qua nhiều hình thức để người dân hiểu về tầm quan trọng của du lịch cũng như nâng cao ý thức của người dân về du lịch Một trong những hình thức như vậy có thể kể tới là thông qua Quy hoạch phát triển du lịch lần này, đưa tới cho người dân những hiểu biết đầy đủ về du lịch

2.4.3 Hoàn thiện hạ tầng và các công trình du lịch

a Củng cố và tăng cường chức năng dịch vụ và trọng điểm lưu trú, nghỉ trọ

Để đón tiếp khách du lịch nhiều hơn thì việc củng cố và tăng cường chức năng du lịch cũng như các công trình phục vụ mục đích nghỉ ngơi, lưu trú, giao

Trang 28

thông cho khách du lịch như bến bãi giao thông (bến xe buýt, bãi đỗ xe,…), các trọng điểm trải nghiệm mà du khách nhất định sẽ ghé qua, các điểm nghỉ ngơi, nhà vệ sinh công cộng, quầy hướng dẫn,v.v… là vô cùng cần thiết

b Hoàn thiện đường bộ và các phương tiện di chuyển

Để phát triển du lịch khu vực xung quanh hồ Ba Bể cần xúc tiến công tác đề xuất xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Bắc Kạn trong tương lai Mạng lưới đường kết nối tới Ba Bể hiện đang tiếp tục được xây dựng, tuy nhiên vẫn cần tính toán xây dựng để đáp ứng được sự bùng bổ nhu cầu dùng xe ô tô, xe buýt cỡ lớn trong tương lai tới đây

Bên cạnh xây dựng mạng lưới đường bộ còn cầu củng cố và hoàn thiện

hệ thống dịch vụ giao thông công cộng như xe buýt chạy tuyến định kỳ

c Hoàn thiện hệ thống cung cấp - xử lý

Để phục vụ tốt khách du lịch thì việc hoàn thiện hệ thống cung cấp điện, nước và xử lý rác, nước thải là không thể thiếu

Đối với điện và nước, cần đối chiếu với quy hoạch cấp nước, cấp điện trong khu vực quy hoạch để thực hiện phát triển du lịch cung cấp đủ nhu cầu

Đối với xử lý rác và nước thải, ngoài nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu của từng công trình (nhà trọ, nhà hàng ăn uống, địa điểm nghỉ ngơi,…) thì việc nghiên cứu xử lý tâp trung cho cả phạm vi bao gồm thôn bản nông thôn

và khu đô thị cũng vô cùng cần thiết

d Hoàn thiện chức năng đô thị để hỗ trợ du lịch (mang lại sự an tâm, cung cấp thông tin, quảng bá văn hóa tới du khách)

Trong trường hợp du khách có nhu cầu nghỉ lại thì cần phải có các dịch

vụ để du khách an tâm ở lại từ dịch vụ y tế hay thông tin Các chức năng, dịch

vụ này rất khó để hoàn thiện nên có thể tính tới việc tập trung tích hợp tại khu vực đô thị như Chợ Rã Cùng với đó thì việc hoàn thiện, củng cổ các chức năng như mua sắm, ăn uống, văn hóa… nhằm nâng cao tính tiện ích khi đến thăm của khách du lịch cũng vô cùng quan trọng

e Tăng cường trải nghiệm du lịch và môi trường thể thao, giải trí cho

người dân khu vực

Tại khu vực hồ Ba Bể vẫn chưa có các công trình mang tính chất đô thị, còn thiếu các công trình để người dân khu vực có thể vui chơi giải trí và tăng

Trang 29

cường sức khỏe Do đó, bên cạnh việc xây dựng hạ tầng, công trình du lịch để đón tiếp khách từ bên ngoài vào, còn nên chú trọng sao cho hệ thống hạ tầng, công trình này góp phần tăng cường trải nghiệm du lịch và môi trường thể thao, giải trí cho người dân khu vực

2.4.4 Phát triển khu vực một cách bền vững với “Du lịch” là ngành kinh tế chủ chốt - Hướng tới Du lịch sinh thái

a Hệ thống tiếp nhận và luân chuyển những hiệu quả từ du lịch

Nếu giữ nguyên hiện trạng thì khi số lượng du khách gia tăng, gánh nặng tới môi trường cũng sẽ tăng theo và gây tổn thất tới văn hóa truyền thống cũng như tự nhiên của vùng Ngoài ra, chỉ có các đối tượng liên quan nhất định mới được hưởng lợi ích từ kinh doanh du lịch còn phần đông sẽ không được hưởng những lợi ích này Để tránh tình trạng trên thì cần tăng lượng du khách dựa trên việc xây dựng thể chế một cách đầy đủ nhằm bảo tồn

tự nhiên và văn hóa truyền thống, đồng thời xây dựng hệ thống bảo vệ môi trường vững chắc Ngoài ra, để đưa người dân trong khu vực tham gia vào hoạt động du lịch thì cần tổ chức thực hiện sao cho người dân có thể hưởng lợi ích từ việc kinh doanh du lịch

b Hướng tới “ Du lịch sinh thái bền vững ”

Du lịch sinh thái nói chung lấy trung tâm là bảo tồn môi trường Tại Ba

Bể, có rất đông người dân tộc thiểu số đang sinh sống, do đó đưa vào hình thức “Du lịch sinh thái bền vũng” để vừa bảo vệ tự nhiên vừa nâng cao chất lượng cuộc sống là rất cần thiết Phát triển du lịch tại khu vực xung quanh hồ

Ba Bể hướng tới mục tiêu “Du lịch sinh thái bền vững” - phát triển môi trường khu vực với “Du lịch” là ngành kinh tế chủ chốt

Trang 30

Hình 2.1: Sơ đồ định hướng phát triển khu du lịch Ba Bể

- Tài nguyên du lịch số 1

- Bảo tồn phát triển môi trường thiên

nhiên

- Tạo ra các trải nghiệm mang lại

nhiều ấn tượng cho du khách

Trang 31

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước Hồ

Ba Bể tại khu du lịch Vườn Quốc Gia Ba Bể - Bắc Kạn

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Khu vực Hồ Ba Bể (VQG Ba Bể), Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Khu du lịch VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

- Thời gian nghiên cứu: Từ mùng 05/05/2014 đến mùng 05/08 /2014

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Khái quát về khu du lịch Vườn quốc gia Ba Bể

- Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Tài nguyên du lịch nhân văn

- Cơ sở hạ tầng

3.3.2 Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tại khu du lịch VQG Ba Bể

- Hiện trạng khách du lịch đến với khu du lịch VQG Ba Bể

- Hệ thống cơ sở lưu trú va dịch vụ tại khu du lịch VQG Ba Bể

3.3.3 Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường khu du lịch VQG Ba Bể

- Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt Hồ Ba Bể

- Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt Hồ Ba Bể

- Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt so với Chỉ số chất lượng nước WQI

3.3.4 Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của khách du lịch tại khu du lịch VQG Ba Bể

- Hoạt động du lịch và các vấn đề tồn tại

- Kết quả điều tra đánh giá ý thức bảo vệ môi trường của khách du lịch

Trang 32

3.3.5 Định hướng giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nước Hồ Ba Bể

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp là phương pháp phổ biến thường được dùng nghiên cứu một đề tài Đây là phương pháp tham khảo những số liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu Phương pháp này là phương pháp truyền thông nhanh và hiệu quả Với phương pháp này có thể áp dụng nghiên cứu các nội dung sau:

- Tài liệu, thông tin, số liệu thứ cấp về Vườn quốc gia Ba Bể

- Tài liệu về quá trình phát triển và hiện trạng khu du lịch

- Tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu

- Tài liệu về các văn bản pháp quy về khai thác khoáng sản, về bảo

vệ môi trường, về quản lý tài nguyên nước, các tiêu chuẩn việt nam… và các tài liệu có liên quan

3.4.2 Phươg pháp điều tra

Xây dựng phiếu câu hỏi điều tra sự hiểu biết, quan tâm của khách du

lịch đến môi trường khu vực hồ (hỏi ngẫu nhiên 50 khách du lịch)

Khảo sát thực địa theo tuyến đường dọc Hồ Ba Bể và khu vực bến xuồng nhằm quan sát trực tiếp các hành vi liên quan đến vấn đề môi trường của khách du lịch Số lượng quan sát là 100 lượt

3.4.3 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu

- Lấy mẫu: Phương pháp lấy mẫu được thực hiện theo các TCVN: Mẫu nước sông, suối (TCVN 6663-6:2008), mẫu nước hồ (TCVN 5994:1995)

- Bảo quản mẫu: Mẫu nước sau khi lấy được bảo quản và xử lý mẫu theo TCVN 6663-3:2008

Trang 34

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khái quát về khu du lịch Vườn quốc gia Ba Bể

4.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

VQG Ba Bể mở rộng bao gồm vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng đệm nằm ở các xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thượng, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc vùng núi đá vôi xen kẽ các thung lũng đất hẹp thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn Với tọa độ là 105°36′55″ kinh đông, 22°24′19″ vĩ bắc VQG Ba Bể cách Hà Nội 254km, cách thị xã Bắc Kạn 75km, nằm trên trục đường Hà Nội

- Cao Bằng (tuyến giao thông quan trọng quốc gia)

Được thành lập theo quyết định số 83/TTg ngày 10/11/1992 của Chính phủ VQG Ba Bể có diện tích 10.048 ha, trong đó diện tích khu bảo vệ nghiêm ngặt là 3.931 ha, khu phục hồi sinh thái 6.083 ha, khu dịch vụ hành chính là 34ha, và vùng đệm là 34.702ha

4.1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất

VQG Ba Bể nằm trong vùng caxtơ Chợ Rã Ba Bể - Chợ Đồn, hai khối này là khối đá vôi Givet (Kỷ đề vôn giữa) nằm trên phiến đá Protezol, bên cạnh hai khối đá hoa cương Tuổi tuyệt đối của khối đá vôi này đã trải qua chế độ lục địa khoảng 200 triệu năm Điều này nói lên sự già nua các địa hình caxtơ ở đây khác với các nơi khác, độ cao trung bình của núi đá vôi là 800 - 900m so với mặt nước biển

Dạng địa hình caxtơ điển hình tạo thành nhiều hệ thống hang động, núi

đá vôi đẹp mà tiêu biểu là hệ thống các hang động kỳ vĩ như Động Puông, Động Tiên, Động Nà Phỏng, Động Ba Cửa, Hang Sơn Dương… Diện tích trong lòng hang động lên tới hàng trăm hàng nghìn mét vuông với các loại nhũ đá, cột đá hình thù sinh động độc đáo Địa hình khu vực cũng tạo nên hồ

Ba Bể, một trong những di sản thiên nhiên độc đáo và đẹp bậc nhất nước ta.Hồ Ba Bể nằm kẹp giữa hai dãy núi lớn ở Việt Bắc là cánh cũng Sông Gâm

và cánh cung Ngân Sơn với những đỉnh núi cao trên 1000m, bao bọc quanh

hồ là các vách núi đá vôi dựng đứng, hiểm trở với vẻ đẹp hung vĩ và nhiều

Trang 35

cánh rừng nguyên sinh, những dòng sông suối ngầm khi ẩn khi hiện Hồ được cắt khúc thành ba hồ nhỏ: Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng chạy theo hứng Bắc - Nam Trong lòng hồ có các đảo nhỏ gắn liền với truyền thuyết vùng hồ, là những nơi có nhiều phong lan và chim muông sinh sống Đây là một hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với sư đa dạng lớn về tài nguyên động thực vật, là tiềm năng lớn cho hoạt động phát triển loại hình DLST

Đặc điểm cấu tạo địa chất tạo nên địa hình khu vực đa dạng, hấp dẫn, độc đáo cho phát triển DLST dưới các loại hình tìm hiểu và thăm quan các danh lam thắng cảnh, các hang động, các đảo gắn liền với truyền thuyết về Hồ

Ba Bể và lịch sử hào hung của dân tộc Ngoài ra với điều kiện địa hình như vậy, việc mở rộng loại hình du lịch mạo hiểm có thể là một hướng đi mới cần được lưu ý

4.1.1.3.Đặc điểm khí hậu

VQG Ba Bể mang đặc điểm khí hậu của vùng núi phía Bắc Việt Nam Trung tâm của Vườn là hồ ba Bể với diện tích 500 ha, sự bốc hơi liên tục tạo nên vi khí hậu vùng hồ mát mẻ, giảm bớt sự khác nghiệt của các mùa (mùa hè không nóng quá, mùa đông không lạnh quá)

- Nhiệt độ trung bình năm 220C

+ Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 14,10C vào tháng 1 cho đến 27,50C vào tháng 7

+ Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất là 390C

+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 60C

- Độ ẩm tương đối trung bình năm 83%

- Lượng mưa trung bình từ 18,2 mm vào tháng 1 đến 249,4 mm vào tháng 7 Tổng lượng mưa hàng năm là 1.343 mm

+ Số ngày mưa phùn trung bình năm 33,3 ngày

+ Số ngày có dông, mưa trung bình năm tại chợ Rã 41,2 ngày

Điều kiện khí hậu mát mẻ rất tốt cho sức khỏe con người nên có thể mở rộng khai thác du lịch theo loại hình nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ cuối tuần

Trang 36

4.1.1.4 Đặc điểm Thuỷ văn

Hệ thống thuỷ văn VQG Ba Bể bao gồm 4 con sông: Sông chính nối với Hồ Ba Bể, phía Nam và Tây Nam có sông Chợ Lèng, suối Bó Lù và Tả Han đổ nước vào hồ với tổng diện tích lưu vực là 420 km2 (sông chợ Lèng, suối Bó Lù, Tả Han) 3 con sông này đổ nước vào hồ sau khi được điều tiết, 1 phần nước hợp lưu với sông Năng ở phía Bắc hồ tiếp tục chảy về sông Gâm Mức nước tích lại trong hồ có thể đạt tới 80 - 90 triệum3, có tác dụng phân lũ sông Năng, sông Gâm và sông Hồng Nó điều hoà lưu lượng và mực nước cho 1 vùng rộng lớn Hồ Ba Bể là hồ tự nhiên nằm ở độ cao 150 m so với mực nước biển, diện tích 500 ha, được cung cấp bởi các sông chợ Lèng, Tan han, Nam cường, các suối Tả nam, Bó Lù tốc độ dòng chảy 0,5 m/giây Hồ

có chiều dài 8 km, sâu nhất 35 m, độ sâu trung bình 25 m, nước hồ trong xanh quanh năm với độ trong từ 150 - 200 m, nhiệt độ nước tầng mặt biến thiên theo mùa, phụ thuộc vào nhiệt độ không khí, ước tính hồ chứa 90.106 Hồ có chức năng điều tiết lũ cho sông Năng và mang 2 tính chất rõ rệt:

- Tính chất của hồ nước ngọt tự nhiên lớn

- Tính chất là đoạn cuối của sông chợ Lèng

4.1.1.5 Đặc điểm Sinh vật

* Thực vật

Theo điều tra ban đầu, khu hê thực vât VQG Ba Bể gồm 4 yếu tố: Thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Quốc, thực vật di cư India - Myanma, thực vật quý hiếm và thực vật đặc hữu của vùng

Chỉ riêng loài thân gỗ đã đến 620 loài thuộc 300 chi, 138 họ trong đó

có đủ các loài đặc trưng điển hình của vùng núi đá vôi Đông Bắc Việt Nam: Nghiến, Đinh, Trai, Lát, Lát Hoa… va hàng trăm loài Phong Lan, Địa Lan, đặc biệt loài Trúc dây quý hiếm chỉ có ở Ba Bể thường mọc ở các vách đá ven

hồ và sông Năng, thân rủ xuống hồ tạo ấn tượng đẹp cổ kính

VQG Ba Bể có thảm thực vật rừng đặc trưng riêng thể hiện ở các kiểu rừng và trạng thái rừng sau:

- Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi: Phân bố

từ độ cao 400 - 700m, diện tích còn lại nhỏ do bị tác động loài ưu thế Nghiến,

Ngày đăng: 18/04/2018, 07:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức Hồng (2001), Kỹ thuật môi trường, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật môi trường
Tác giả: Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức Hồng
Nhà XB: Nxb khoa học và kỹ thuật
Năm: 2001
5. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (2009), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Kế hoạch quản lý môi trường nước tại khu vực thí điểm, lưu vực sông Cầu địa bàn Bắc Kạn và Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch quản lý môi trường nước tại khu vực thí điểm
Tác giả: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
Năm: 2009
6. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2001
7. 7.Lệ Xuân Hồng (2006), Cơ sở đánh giá tác động môi trường, Nxb thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở đánh giá tác động môi trường
Tác giả: 7.Lệ Xuân Hồng
Nhà XB: Nxb thống kê
Năm: 2006
8. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đức Hạ (2004), Chất lượng nước sông, hồ và bảo vệ môi trường nước, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng nước sông, hồ và bảo vệ môi trường nước
Tác giả: Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đức Hạ
Nhà XB: Nxb khoa học và kỹ thuật
Năm: 2004
9. Hà Văn Khối (2005), Quy hoạch quản lý nguồn nước, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch quản lý nguồn nước
Tác giả: Hà Văn Khối
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2005
17. Nguyễn Thượng Hùng (1997), Quan điểm bền vững trong sự nghiệp khai thác và sử dụng tài nguyên nước, Tạp chí Địa chất thủy văn, 241 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm bền vững trong sự nghiệp khai thác và sử dụng tài nguyên nước
Tác giả: Nguyễn Thượng Hùng
Năm: 1997
18. Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trườngnước khu vực ven hồ Núi Cốc thành phố Thái Nguyên, tại trangweb: http://www.luanvan.net.vn Link
19. Hiệp hội Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam http://vnppa.org.vn Link
20. Hồ Thị Kim Thoa (2012), Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Ba Bể, tại trangweb: http://ebooks.vnu.edu.vn Link
21. Vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn http://www.kiemlamvung1.org.vn 22. Vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn http://sovhttdl.backan.gov.vn Link
1. Bộ tài nguyên và môi trường (2012) Báo cáo môi trường quốc gia năm 2012 Khác
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Các tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn môi trường Việt Nam Khác
3. Bộ văn hóa thể thao và du lịch (2011), Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh Vườn Quốc Gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam Khác
10. Luật bảo vệ môi trường của Quốc hội Nước Cộng hòa xã Hội chủ nghĩa Việt Nam số 52/2005 QH11 ngày 29/11/2005 Khác
11. Luật du lịch của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 44/2005 QH11 ngày 14/06/2005 Khác
12. Luật tài nguyên nước của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 08/1998 QH10 ngày 01/06/1998 Khác
13. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn (2012), Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng đất, nước, không khí tỉnh Bắc Kạn năm 2012 Khác
14. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn (2013), Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng đất, nước, không khí tỉnh Bắc Kạn năm 2013 Khác
15. UBND huyện Ba Bể (2012), Báo cáo xã hội vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w