1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về hợp đồng trong hoạt động thương mại tại công ty CP thương mại tân long nhiên

18 518 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 108 KB

Nội dung

Với tầm quan trọng như vậy, cộng thêm với chính tính chất riêng biệt của hoạt động thương mại cần có các quy định pháp luật điều chỉnh về hợp đồng trong thương mại có những đặc thù riêng

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ 3

PHẦN II QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP 5

1 Thời gian thu thập thông tin 5

2 Phương pháp thu thập thông tin 5

3 Nguồn thông tin thu thập được và quá trình xử lý thông tin 6

4 Xử lý thông tin 6

* Điều kiện giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa 8

* Hình thức của hợp đồng 10

* Chấm dứt hợp đồng 14

PHẦN III NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 16

Nhận xét……… ……… ……16

Kiến nghị 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 2

PHẦN I GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ

Trong xu hướng hội nhập và phát triển của các quốc gia trên thế giới và ở nước ta hiện nay thì hoạt động thương mại là điều không thể thiếu của các thương nhân trong và ngoài nước Khi thương mại quốc tế càng mở rộng và phát triển thì cũng chính là giao lưu, mở rộng hoạt động thương mại nói chung Thông qua hoạt động thương mại thì việc giao kết bằng hợp đồng thương mại trở nên phổ biến và cần thiết hơn bao giờ hết Với tầm quan trọng như vậy, cộng thêm với chính tính chất riêng biệt của hoạt động thương mại cần có các quy định pháp luật điều chỉnh

về hợp đồng trong thương mại có những đặc thù riêng cần tìm hiểu

Mặc dù pháp luật về hoạt động thương mại Việt Nam hiện nay đã tương đối phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế Tuy nhiên vẫn còn có những điểm chưa thật sự phù hợp và chưa thúc đẩy mạnh cho phát triển thương mại trong nước Mặt khác, trong hoạt động thương mại chưa tìm hiểu sâu các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng trong hoạt đồng thương mại, để có khi tranh chấp xảy ra thì lúng túng trong việc giải quyết

Tuy nhiên, việc nghiên cứu triển khai trực tiếp về nội dung pháp luật về hợp đồng trong hoạt động thương mại còn khá khiêm tốn Với những tính chất ưu việt

và tầm quan trọng nêu trên, hoạt động thương mại đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống xã hội - nhất là trong nền kinh tế hàng hoá với

cơ chế mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay Thế nhưng, thực tiễn của quá trình áp dụng pháp luật hợp đồng trong hoạt động thương mại còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, còn có những khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, giữa văn bản và thực tế Thông qua quá trình nghiên cứu thực tiễn và quá trình thực tập tại đơn vị thực tập và với mục đích làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu về

hợp đồng thương mại, em chọn đề tài: Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật

về hợp đồng trong hoạt động thương mại tại công ty CP thương mại Tân Long

Trang 3

Nhiên Đồng thời với mục đích giúp các doanh nghiệp hiểu sâu hơn, đúng hơn các

quy định của pháp luật về lĩnh vực này, trên cơ sở đó, bảo vệ các quyền và lợi ích của mình trong quá trình hội nhập và phát triển nói chung

* Về phạm vi nghiên cứu: Pháp luật về hợp đồng trong thương mại là một lĩnh vực tương đối rộng và phức tạp thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau Trong khuôn khổ báo cáo thực tập, em đi sâu vào nội dung này ở một số khía cạnh sau: Vấn đề lý luận về hợp đồng thương mại theo quy định tại Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thực hiện Giới hạn khảo sát của khoá luận

là quá trình thực thi pháp luật hợp đồng trong thương mai ở công ty Cổ phần thương mại Tân Long Nhiên

* Bố cục: Chuyên đề thực tập ngoài phần giới thiệu chuyên đề, nhận xét và

kiến nghị, tài liệu tham khảo thì phần nội dung quá trình tìm hiểu tại đơn vị trọng tâm gồm các phần chính, cụ thể là:

- Thời gian thu thập thông tin

- Phương pháp thu thập thông tin

- Nguồn thông tin thu thập được

- Xử lý thông tin

Lời cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy cô và các anh chị trong công

ty CP thương mại Tân Long Nhiên đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành đề tài này!

Trang 4

PHẦN II QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1 Thời gian thu thập thông tin

Tên đơn vị thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TÂN LONG NHIÊN

Mã số thuế: 0105873428

Địa chỉ: Km 32, Thị trấn Phú Xuyên, Huyện Phú Xuyên, Hà Nội

Giấy phép kinh doanh: 0105873428 - ngày cấp: 27/04/2012

Ngày hoạt động: 27/04/2012

Quá trình thực tập tại công ty, tôi được tiếp cận được sự vận hành, hoạt động của công ty thương mại nói chung Với lĩnh vực kinh doanh của công ty là kinh doanh đồ gỗ Tại công ty, tôi được tiếp cận và làm quen với những vấn đề thực tế theo quy định của pháp luật nói chung về vấn đề mà mình đã lựa chọn là những quy định của pháp luật về pháp luật hợp đồng được áp dụng tại đơn vị sinh viên lựa chọn thực tập nói chung

Thông qua quá trình nghiên cứu tại đơn vị thực tập, tôi đã được tiếp cận được với quy định pháp luật hợp đồng thương mại theo quy định của pháp luật Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu đó thì xem xét một cách cụ thể và khách quan nhất

để xem quá trình áp dụng những quy định của pháp luật hiện hành hay không? Trên

cơ sở nghiên cứu thì đưa ra sự nhận xét và phương hướng hoàn thiện vấn đề này trên phương diện lý luận và thực tiễn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

2 Phương pháp thu thập thông tin

Sử dụng phương pháp sau đây:

- Sử dụng phương pháp đọc và ghi chép các thông tin của công ty cổ phần thương mại Tân Long Nhiên

- Trên cơ sở nghiên cứu của bản thân thì nghiên cứu các quy định pháp luật về hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật

- Tiến hành phương pháp thu thập số liệu

Trang 5

- Sau khi phân tích các số liệu qua sổ sách, báo cáo và các hợp đồng được cung cấp tôi dựa trên các quy định của pháp luật về áp dụng quy định thì tiến hành

so sánh số liệu nữa các năm

- Rút ra nhận xét và chỉ ra ưu điểm và nhược điểm và đề ra phương hướng và kiến nghị hoàn thiện đối với vấn đề này

3 Nguồn thông tin thu thập được và quá trình xử lý thông tin

- Thông tin, tài liệu thu thập được tại công ty thương mại Tân Long Nhiên bao gồm:

+ Sổ sách, báo cáo và hợp đồng ký kết với các đối tác

+ Báo cáo hoạt động của công ty

+ Các hợp đồng công ty cổ phần thương mại Tân Long Nhiên đã ký kết với các đối tác

Một số nguồn thông tin trên các website để tham khảo như:

+ http://www.moj.gov.vn/: Bộ Tư pháp

+ http://www.moit.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx: Bộ Thương mại…

* Thông tin thu thập được :

- Quá trình giao kết hợp đồng chủ yếu là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty trong giai đoạn hiện nay

4 Xử lý thông tin

Hợp đồng trong hoạt động thương mai Luật doanh nghiệp, Luật Thương mại

không đưa ra định nghĩa về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại, song có thể

xác định bản chất pháp lý của hợp đồng trong kinh doanh, thương mại trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng Từ đó cho thấy, hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự

Có thể xem xét hợp đồng kinh doanh, thương mại trong mối liên hệ với hợp đồng dân sự theo nguyên lý của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Nhiều vấn

đề về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại được điều chỉnh bởi pháp luật không

Trang 6

có sự khác biệt với các hợp đồng dân sự, như: Giao kết hợp đồng, hợp đồng vô hiệu

và xử lý hợp đồng vô hiệu Bên cạnh đó, xuất phát từ yêu cầu của hoạt động thương mại, một số vấn đề về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại được quy định trong pháp luật thương mại có tính chất là sự phát triển tiếp tục những quy định của dân luật truyền thống về hợp đồng (như chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên, chế tài và giải quyết tranh chấp hợp đồng ) Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ thương mại, hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có những đặc điểm nhất định để nhận biết và phân biệt với các loại hợp đồng khác Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần thương mại Tân Long Nhiên đã rút ra một số kết quả như sau:

* Hình thức: hợp đồng kinh doanh, thương mại có thể được thiết lập dưới

hình thức văn bản, lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết Trong những trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đồng kinh doanh, thương mại bằng hình thức văn bản (Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc

tế, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại ) Luật Thương mại cho phép các bên hợp đồng có thể thay thế hình thức thức văn bản bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu

* Nội dung và mục đích của hợp đồng kinh doanh thương mại: mục đích

của các bên trong hợp đồng kinh doanh, thương mại là lợi nhuận Trường hợp có chủ thể hợp đồng không nhằm mục đích lợi nhuận giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thì hợp đồng được

áp dụng Luật Thương mại khi bên không nhằm mục đích lợi nhuận lựa chọn áp dụng Luật Thương mại

* Hợp đồng trong hoạt động thương mại có thể chia thành những nhóm chủ yếu như sau:

- Hợp đồng mua bán hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa không có yếu tố quốc tế; hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái

Trang 7

xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu) và hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn)

- Hợp đồng dịch vụ: Hợp đồng cung ứng dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (hợp đồng trong các hoạt động xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, các hoạt động thương mại cụ thể khác); các hợp đồng cung ứng dịch

vụ chuyên ngành (hợp đồng dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đào tạo, du lịch )

- Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư thương mại đặc thù khác (hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, hợp đồng chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, khu nhà ở,

dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp )

* Điều kiện giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa

- Điều kiện chủ thể : hợp đồng trong kinh doanh, thương mại được thiết lập

giữa các chủ thể là thương nhân Theo quy định của Luật Thương mại, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Điểm mấu chốt là tất cả chủ thể của quan hệ hợp đồng kinh doanh, thương mại (thương nhân) đều phải có đăng ký kinh doanh Thương nhân là chủ thể của hợp đồng kinh doanh, thương mại

có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài Luật Thương mại quy định về thương nhân nói chung và thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam

Hợp đồng thương mại được giao kết phải đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích

mà pháp luật cần bảo vệ Theo quy định của Bộ luật dân sự (BLDS) việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết những không trái pháp luật

và đạo đức xã hội, luật thương mại (LTM) là luật riêng của luật dân sự cho nên cũng phải chịu sự điều chỉnh của những nguyên tắc trên Theo qui định tại BLDS

Trang 8

2015 qui định thì một giao dịch có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện sau đây: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự, bởi vì hành vi giao kết hợp đồng sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên Do vậy để hợp đồng

có hiệu lực pháp lý và có khả năng thực hiện, người giao kết hợp đồng phải có khả năng nhận thức hành vi giao kết hợp đồng cũng như hậu quả của việc giao kết hợp đồng Đối với cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền Nếu như người tham gia giao dịch không đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực và theo qui định của pháp luật sẽ bị tuyên bố vô hiệu

- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ Theo quy định của Bộ luật dân sự, việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh doanh thương mại nói riêng phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết những không trái pháp luật và đạo đức xã hội: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng Những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng là lý do dẫn đến hợp đồng

bị coi là vô hiệu

* Điều kịên về nội dung hợp đồng

Trên nền tảng là nguyên tắc tự nguyện của BLDS 2015, Luật chuyên ngành như Luật Thương Mại Những quy định trên đều hướng về việc xây dựng một văn bản hợp đồng về hợp đồng trong hợp động thương mại nói chung, quy định rõ những nội dung có liên quan về nội dung hợp đồng Nội dung của hợp đồng thương mại nói riêng và hợp đồng nói chung là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản này xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của hợp đồng thương mại là nội dung của hợp đồng thương mại là hoạt động thương mại Mỗi loại hợp đồng có những quy định nhất định về các điều khoản cơ bản Pháp luật đề cao sự thỏa thuận giữa các bên giao kết, tuy nhiên nội dung của

Trang 9

hợp đồng phải tuân theo những quy định của pháp luật hợp đồng nói chung, được quy định tại BLDS 2005 Loại trừ những điều khoản của pháp luật có nội dung mang tính bắt buộc, các bên có thể thỏa thuận với nhau những nội dung khác với nội dung quy định trong pháp luật Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây :

- Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm

- Số lượng, chất lượng

- Giá, phương thức thanh toán

- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

- Quyền , nghĩa vụ của các bên

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

- Phạt vi phạm hợp đồng

- Các nội dung khác

Trên nguyên tắc đó thì nội dung của hợp đồng trong hoạt động thương mại bảo đảm không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội Vì vậy, đối với các bên trong hợp đồng nói chung cần tới một đội ngũ pháp lý dày dạn kinh nghiệm thì thường khi xây dựng hợp đồng nói chung Quan trọng nhất đó là đề ra phương hướng để xử lý nếu có tranh chấp xảy ra theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động này

Trang 10

* Hình thức của hợp đồng

Hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có thể được thiết lập dưới hình thức vàn bản, lời nói hoạc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết Trong những trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đồng trong kinh doanh, thương mại bằng hình thức vàn bản (Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng dịch vụ khuyến mãi, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại ) Luật Thương mại 2005 cho phép các bên hợp đồng có thể thay thế hình thức vàn bản bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương Các hình thức có giá tri tương đương vàn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu

* Giao kết hợp đồng trong kinh doanh, thương mại

- Nguyên tắc giao kết hợp đồng trong kinh doanh, thương mại: Hợp đồng trong kinh doanh, thương mại được giao kết theo các nguyên tắc quy định cho hợp đồng nói chung

- Nội dung của hợp đồng trong kinh doanh, thương mại: là các điều khoản do các bên thoả thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng Trong thực tiễn, các bên thoả thuận nội dung hợp đồng càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng

- Thủ tục giao kết hợp đồng trong kinh doanh, thương mại

Một hợp đồng kinh doanh, thương mại có thể được hình thành bất cứ hình thức nào, theo đó chứng tỏ giữa các bên đã đạt được sự thoat thuận Thời điểm giao kết hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là thời điểm mà các bên đã đạt được sự thoả thuận Trong quá trình xác lập hợp đồng trong kinh doanh thương mại, các vấn

đề pháp lý cơ bản cần được làm rõ là:

+ (i) Đề nghị giao kết hợp đồng;

+ (ii) Chấp nhận đề nghị hợp đồng;

+ (iii) Thời điểm giao kết và hiệu lực của hợp đồng

- Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trong kinh doanh, thương mại

Ngày đăng: 14/04/2018, 10:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w