1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề Kì II +Đáp án vật lý 8

4 914 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 67 KB

Nội dung

ĐỀ KIỂM TRA HỌC II MÔN VẬT LÍ LỚP 8 (Mỗi câu trả lời đúng được 1/3 điểm) Câu 1: Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng? A. Vật nằm yên trên mặt đất C. Hòn bi lăn trên mặt đất B. D.Quả bóng đang bay trên cao. D. Con chim đậu trên nền nhà. Câu 2: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất. A. Khối lượng. C. Độ biến dạng của vật đàn hồi. B. Khối lượng và chất làm vật. D Khối lượng và vận tốc của vật. Câu 3: Động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất. A. Khối lượng. C. Vận tốc của vật B. Khối lượng và chất làm vật. D. Khối lượng và vận tốc của vật Câu 4: Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng vừa có thế năng? A. Chỉ khi vật đang đi lên. C. Chỉ khi vật đang rơi xuống B. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất D. Cả khi vật đang đi lên và đang đi xuống Câu 5: phát biểu nào sau đây là đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng: A. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng. B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn. D. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại. Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử. B. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. C. Giữa các phân tử nguyên tử luôn có khoảng cách. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. Câu 7 : Đổ 100 cm 3 rượu vào 100 cm 3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây? A. 100 cm 3 . A. 200 cm 3 . B. Nhỏ hơn 200 cm 3 . B. Lớn hơn 200 cm 3 . Câu 8: hiện tượng nào sau đây xảy ra do sự khuếch tán vật chất? A. Giấy thấm hút mực C.Dòng nước chảy từ trên cao xuống B. Các phân tử và nguyên tử chuyển động nhiệt D.Sức gió làm quay cánh quạt Câu 9: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi thì đại lượng nào sau đây thay đổi? A. Nhiệt độ của vật C. Khối lượng của vật B. Thể tích của vật D. Cả 3 ý trên Câu 10: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị của nhiệt năng? A. Met/giây (m/s) C. Niuton (N) B. Oat (W) D.Các đơn vị trên đều không phải là đơn vị của nhiệt năng Câu 11: Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào chứng tỏ khi thực hiện công lên vật thì vật sẽ nóng lên? A. Cọ sát miếng đồng nhiều lần lên mặt sàn nhà xi măng, nhám, khi đó miếng đồng sẽ nóng lên. B. Dùng búa đập lên miếng đồng nhiều lần, làm cho miếng đồng nóng lên. C. Quẹt diêm để tạo ra lửa D. Các thí nghiệm trên đều đúng Câu 12: Tại sao lưỡi cưa bị nóng lên khi cưa lâu? A. Vì có sự truyền nhiệt C. Vì có ma sát. B. Vì có sự thực hiện công. D. Một cách giải thích khác Câu 13: Một viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào mà em đã được học? A. Động năng C. Thế năng B. Nhiệt năng D. Cả ba ý trên Câu 14: Trong thí nghiệm của Brao, tại sao các hạt phấn hoa chuyển động? A. Do các hạt phấn hoa tự chuyển động B. Do các phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng và va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía. C. Do giữa các hạt phấn hoa có khoảng cách D. Do một nguyên nhân khác. Câu 15: Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat màu xanh. Sau một thời gian mặt phân cách giữa nước và dung dịch đồng sunfat mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt. Giải thích nào sau đây đúng nhất? A. Do hiện tượng khuếch tán giữa nước và dung dịch đồng sunfat. B. Do giữa các phân tử đồng sunfat có khoảng cách C. Do giữa các phân tử nước có khoảng cách. D. Do một nguyên nhân khác Câu 16: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động hỗn độn không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước B. Sự tạo thành gió C. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt nhưng vẫn bị xẹp dần theo thời gian D. Đường tan vào nước Câu 17: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào. A. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. B.Từ vật có nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. C.Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. D. Cả ba câu trả lời trên đều dúng Câu 18: Đun cùng một lượng nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đồng trong cùng một điều kiện. Nước trong ấm nào mau sôi hơn? A. Ám nhôm. C. Ấm đồng. B. Cả hai cùng sôi một lượt. D. Không so sánh được Câu 19: Năng lượng từ mặt trời chiếu xuống trái đất bằng cách nào? A. Bằng sự đối lưu. C. Bằng dẫn nhiệt qua không khí. B. Bằng bức xạ nhiệt. D. Bằng một cách khác. Câu 20: Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật? A.Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu. C. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu. B. Vật có bề mật nhẵn, sẫm màu. D. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu. Câu 21: Tại sao về mùa đông, mặc áo ấm thì ta ít bị lạnh hơn? Chọn phương án trả lời đúng nhất. A. Vì tác dụng của áo ấm là giữ nhiệt cho cơ thể. C. Vì tác dụng của áo ấm là truyền nhiệt cho cơ thể. B. Vì tác dụng của áo ấm là ngăn cản sự đối lưu. D.Vì một lí do khác. Câu 22: Vì sao các bồn chứa xăng dầu thường được sơn màu trắng sáng? A. Để hạn chế sự hấp thụ nhiệt. C. Để hạn chế sự bức xạ nhiệt. B. Để hạn chế sự dẫn nhiệt D. Để hạn chế sự đối lưu. Câu 23: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng của vật. C. Độ tăng nhiệt độ của vật. B. Nhiệt dung riêng của chất làm vật. D. Cả 3 ý trên đều đúng. Câu 24: Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20 0 C lên 50 0 C là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K. A. Q = 57000 kJ C. Q =5700 J B. Q =57000 J D. Q = 5700 kJ Câu 25: Thả một thỏi đồng có nhiệt độ t 1 và một thỏi nhôm có nhiệt độ t 2 (t 1 > t 2 ) vào một chậu nước có nhiệt độ t > t 2 và t < t 1 . Kết luận nào sau đây là đúng nhất. A. Đồng tỏa nhiệt, nhôm và nước thu nhiệt. C.Đồng và nhôm tỏa nhiệt, nước thu nhiệt. B. Đồng và nước tỏa nhiệt, nhôm thu nhiệt D.Đồng tỏa nhiệt, nhôm thu nhiệt. Câu 26: Người ta cung cấp cho 5 lít nước một nhiệt lượng là Q = 600 kJ Cho nhiệt dung riêng của nước là C = 4190 J/kg.K. Hỏi nước sẽ nóng thêm bao nhiêu độ? A. Nóng thêm 28,7 0 C. C. Nóng thêm 30,7 0 C. B. Nóng thêm 32,7 0 C. D. Nóng thêm 34,7 0 C. Câu 27: Tại sao dùng bếp than có lợi hơn bếp củi? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Vì than rẻ tiền hơn củi. C. Vì than có nhiều nhiệt lượng hơn củi. B. Vì năng suất tỏa nhiệt của than lớn hơn củi. D. Vì than dễ đun hơn củi. Câu 28:Phát biểu nào sau đây là không phù hợp với sự bảo toàn năng lượng. A. Năng lượng của vật không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi. B. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác. C. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. D. Sau khi một hiện tượng xảy ra, tổng năng lượng có trước và tổng năng lượng có sau luôn bằng nhau. Câu 29: Khi cưa thép, đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào đã xảy ra? A. Cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng. C. Cơ năng đã chuyển hóa thành động năng. B. Cơ năng đã chuyển hóa thành công cơ học. D.Cơ năng đã chuyển hóa thành thế năng. Câu 30: Trong các động cơ sau đây, động cơ nào không phải là động cơ nhiệt? A. Động cơ gắn trên xe gắn máy. C.Động cơ gắn trên máy bay phản lực. B. Động cơ gắn trên ô tô D.Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thủy điện Sông Đà. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC II MÔN : VẬT8 (Mỗi câu trả lời đúng được 1/3 điểm) Câu 1: B Câu 11: D Câu 21: B Câu 2: C Câu 12: B Câu 22: A Câu 3: D Câu 13: D Câu 23: D Câu 4: D Câu 14: B Câu 24: B Câu 5: C Câu 15: A Câu 25: D Câu 6: D Câu 16: C Câu 26: A Câu 7: B Câu 17: A Câu 27: B Câu 8: A Câu 18: C Câu 28: B Câu 9: A Câu 19: B Câu 29: A Câu 10: D Câu 20: C Câu 30: D . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ LỚP 8 (Mỗi câu trả lời đúng được 1/3 điểm) Câu 1: Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng? A. Vật nằm yên. từ vật nào sang vật nào. A. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. B.Từ vật có nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. C.Từ vật

Ngày đăng: 02/08/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w