1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG của PHÂN VI SINH DASVILA và PHÂN đạm hạt VÀNG CHẬM TAN lên SINH TRƯỞNG và NĂNG SUẤT lúa KINU TRỒNG TRONG CHẬU ở vụ hè THU năm 2012

59 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của phân vi sinh DASVILA và phân đạm hạt vàng chậm tan lên sinh trưởng và năng suất lúa KINU trồng trong chậu ở vụ Hè Thu năm 2012
Tác giả Trần Văn Khuê
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thành Hối
Trường học Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Nông học
Thể loại Luận văn kỹ sư nông học
Năm xuất bản 2012
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

BỘ GIÁ O DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRẦN VĂN KHUÊ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂ N VI SINH DASVILA VÀ PHÂN ĐẠM HẠT VÀ NG CHẬM TAN LÊ N SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚ A KINU TRỒNG TRONG CH

Trang 1

BỘ GIÁ O DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRẦN VĂN KHUÊ

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂ N VI SINH DASVILA VÀ

PHÂN ĐẠM HẠT VÀ NG CHẬM TAN LÊ N SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚ A

KINU TRỒNG TRONG CHẬU Ở

VỤ HÈ THU NĂM 2012

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔ NG HỌC

Cần Thơ, 2012

Trang 2

ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔ NG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂ N VI SINH DASVILA VÀ PHÂN ĐẠM HẠT VÀ NG CHẬM TAN LÊ N

SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚ A

KINU TRỒNG TRONG CHẬU Ở

VỤ HÈ THU NĂM 2012

Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

TS Nguyễn Thành Hối Trần Văn Khuê MSSV: 3093187 Lớp: Nông Học K35

Cần Thơ, 2012

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔ NG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔ N KHOA HỌC CÂ Y TRỒNG

………

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn với đề tài:

“Ảnh hưởng của phân vi sinh DASVILA và phân đạm hạt vàng chậm tan lên sinh trưởng và năng suất lúa KINU trồng trong chậu ở vụ Hè Thu năm 2012”

Do sinh viên Trần Văn Khuê thực hiện

Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét

Cần thơ, ngày …… tháng ……năm 2012

Cán bộ hướng dẫn

TS Nguyễn Thành Hối

Trang 4

ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔ NG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔ N KHOA HỌC CÂ Y TRỒNG

………

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài: “Ảnh hưởng của phân vi sinh DASVILA và phân đạm hạt vàng chậm tan lên sinh trưởng và năng suất lúa KINU trồng trong chậu ở vụ Hè Thu năm 2012” Do sinh viên: Trần Văn Khuê thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày

tháng năm 2012 Luận văn đã được hội đồng chấp nhận và đánh giá ở mức: ………

Ý kiến hội đồng: ………

………

………

Cần thơ, ngày …… tháng ……năm 2012 Thành viên Hội đồng - - -

DUYỆT KHOA

Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ nông học đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn giữ

liệu khác nhau, các thông tin có sẵn đã đƣợc trích rõ nguồn gốc

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đƣợc trong luận văn

này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã

đƣợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc

Cần thơ, ngày 10 tháng 11năm 2012

Tác giả luận văn

Trần Văn Khuê

Trang 6

iv

LÝ LỊCH CÁ NHÂ N

Sinh viên: Trần Văn Khuê Giới tính: Nam

Con Ô ng: Trần Văn Tuấn

Trang 7

LỜI CẢM TẠ

Trong quá trình thực hiện luận văn: “ Ảnh hưởng của phân vi sinh Dasvila và

phân đạm hạt vàng chậm tan lên sinh trưởng và năng suất lúa KINU trồng trong

chậu ở vụ hè thu 2012” tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viện của

nhiều cá nhân và tập thể lớp nông học, trồng trọt, tôi xin được bày tỏ sự cám ơn sâu

sắc tới tất cả cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu

Chân thành cảm ơn cô cố vấn học tập Trần Thị Thu Thủy, cùng toàn thể quý

thầy cô khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng vì những kiến thức mà quý thầy

cô đã truyền dạy cho em trong suốt thời gian học tập tại trường Đây sẽ là hành

trang vững chắc giúp em bước vào đời

Tôi xin trân trọng cám ơn Trung tâm khí tượng thủy văn thành phố cần thơ đã

tận tình giúp tôi trong việc bổ sung số liệu khí tượng thủy văn trong suốt thời gian

làm luận văn

Tôi xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn nghiên

cứu : Tiến sĩ Nguyễn Thành Hối – Trường Đại học cần thơ

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ và cộng tác

của các bạn trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu

Tôi xin cám ơn các thầy cô giáo, bạn bè, đã giúp tôi hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cám ơn!

Cần thơ, ngày 10 tháng 11 năm 2012

Tác giả luận văn

Trần Văn Khuê

Trang 8

vi

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC ……… xii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 2

LƯỢC KHẢO TÀ I LIỆU 2

1.1 NGUỒN GỐC, ĐẶC TÍNH THỰC VẬT VÀ CÁ C GIỐNG LÚ A CAO SẢN NGẮN NGÀ Y 2

1.1.1 Nguồn gốc phân bố 2

1.1.2 Đặc tính thực vật 2

1.1.2.1 Rễ 2

1.1.2.2 Thân 3

1.1.2.3 Lá 3

1.1.2.4 Hạt (Hoa) 4

1.1.2.5 Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa 4

1.1.3 Giống lúa KINU( japonica) 5

1.2 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH VÀ THỜI VỤ 5

1.2.1 Điều kiện ngoại cảnh 5

1.2.1.1 Khí hậu 5

1.2.1.2 Đất đai 5

1.2.2 Thời vụ trồng 6

1.3 KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 6

1.3.1 Kỹ thuật trồng 6

1.3.1.1 Làm đất 6

1.3.1.2 Độ sâu nước 6

1.3.1.3 Cách thức gieo trồng 6

1.3.2 Kỹ thuật chăm sóc 7

1.3.2.1 Bón phân 7

1.3.2.2 Quản lý cỏ 7

1.4 SÂ U BỆNH HẠI 7

1.4.1 Sâu hại 7

1.4.1.1 Sâu cuốn lá 7

Trang 9

1.4.1.2 Rầy nâu và bọ xít hôi 7

1.4.2 Bệnh hại 8

1.4.2.1 Bệnh đốm vằn 8

1.4.2.2 Bệnh đạo ôn (cháy lá) 8

1.4.2.3 Bệnh vàng lá chín sớm 9

1.4.2.4 Ngộ độc hữu cơ: 9

1.4.2.5 Ngộ độc phèn 9

1.5 NĂNG SUẤT VÀ CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT 9

1.5.1 Số bông trên đơn vị diện tích 10

1.5.2 Số hạt trên bông 10

1.5.3 Tỷ lệ hạt chắc 11

1.5.4 Trọng lượng 1000 hạt 11

1.6 ĐĂC ĐIỂM CHUNG CỦA PHÂN ĐẠM VÀ PHÂ N VI SINH DASVILA 11

1.6.1 Phân đạm Amôn (Giáo Trình Trồng Trọt., ctv 1974) 12

1.6.2 Phân đạm Nitrat (Giáo Trình Trồng Trọt., ctv 1974) 12

1.6.3 Phân đạm Amit (Giáo Trình Trồng Trọt., ctv 1974) 13

1.6.4 Phân đạm hạt vàng chậm tan Đầu Trâu 46A + 14

1.6.5 Phân vi sinh Dasvila 16

1.7 THU HOACH VÀ BẢO QUẢN LÚ A 17

1.7.1 Chỉ số thu hoạch 17

1.7.2 Bảo quản và xử lý sau thu hoạch 17

Chương 2 18

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 18

2.1 PHƯƠNG TIỆN 18

2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 18

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 18

2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 20

2.2.1 Bố trí thí nghiệm 20

2.2.2 Kỹ thuật canh tác và chăm sóc 21

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ tiêu theo dõi 21

Trang 10

viii

2.2.4 Xử lý thống kê 23

Chương 3 24

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24

3.1 TỔNG QUAN VỀ THÍ NGIỆM 24

3.1.1 Tình hình đất đai và khí hậu khu vực thí nghiệm 24

3.1.2 Tình hình sâu bệnh 24

3.2 ĐẶC TÍNH NÔ NG HỌC 24

3.2.1 Sự phát triển chiều cao 24

3.2.2 Sự phát triển chồi 27

3.3 THÀ NH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT 29

3.3.1 Số bông/chậu 29

3.3.2 Số hạt/bông 31

3.3.3 Tỷ lệ phần trăm hạt chắc 31

3.3.4 Trọng lượng 1.000 hạt 33

3.3.5 Năng suất 34

3.3.5 1 Năng suất thực tế 34

3.3.5.2 Chỉ số thu hoạch 35

3.3.6 NHẬN XÉ T CHUNG 36

Chương 4 38

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38

4.1 KẾT LUẬN 38

4.2 ĐỀ NGHỊ 38

TÀ I LIỆU THAM KHẢO 39 PHỤ LỤC

Trang 11

IAA : Indole – 3 – acetic acid

NC & PTCNSH : Nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học

Trang 13

DANH SÁ CH BẢNG

2.1 Kết quả phân tích đặc tính vật lý, hóa học của đất 18

2.2 Điều kiện thời tiết trong thời gian thí nghiệm 19

3.1 Sự thay đổi chiều cao (cm) cây lúa KINU theo các nghiệm thức phân 25

bón và Dasvila ở các thời điểm sinh trưởng trong vụ Hè thu 2012

3.2 Sự thay đổi số chồi/chậu lúa KINU theo các nghiệm thức phân 29

bón và Dasvila ở các thời điểm sinh trưởng trong vụ Hè thu 2012

3.3 Thành phần năng suất của các nghiệm thức trong thí nghiệm 30

Trang 14

xii

Trần Văn Khuê, 2012 “Ảnh hưởng của phân vi sinh DASVILA và phân đạm

chậm tan Đầu Trâu 46A + lên sinh trưởng và năng suất lúa KINU trồng trong chậu ở vụ Hè Thu năm 2012” Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học, Khoa Nông

Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ 39 Trang

Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Thành Hối

TÓM LƯỢC

Để cây lúa phát triển tốt và mang lại năng suất cao đòi hỏi phải cung cấp đầy

đủ các dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa Trong

đó đạm là một trong những dưỡng chất khá quan trọng không thể thiếu cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa Nhằm mục đích tiết kiệm chi phí cho sản xuất và giảm lượng phân bón thất thoát trong quá trình sử dụng

Đề tài được thực hiện từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 14 tháng 7 năm 2012, tại trại thực nghiệm Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng của Trường Đại học Cần Thơ Bố trí nghiệm thức hoàn toàn ngẫu nhiên tương đương với 5 nghiệm thức(NT) và 4 lần lặp lại, cụ thể là: NT1: Không bón đạm 0N - 60P2O5 - 30K2O (đối chứng); NT2: Bón 80N - 60P2O5 - 30K2O(đạm hạt vàng); NT3: 40N - 60P2O5 - 30K2O + Dasvila(đạm hạt vàng); NT4: 80N - 60P2O5 - 30K2O (ure); NT5: 40N - 60P2O5 - 30K2O + Dasvila(ure) Kết quả thí nghiệm cho thấy: Bón 80N - 60P2O5 - 30K2O(đạm hạt vàng) năng suất của cây lúa có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê Kết luận bón 80N - 60P2O5 - 30K2O(đạm hạt vàng) cho năng suất cao, sinh trưởng tốt

Trang 15

MỞ ĐẦU

Do diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, dân số ngày càng gia tăng mức nhu cầu về lương thực cũng tăng, đòi hỏi việc sản xuất lúa sao cho hiệu quả và sử dụng phân bón phải hợp lý, tiết kiệm và mang lại hiệu quả kinh tế cao Vì thế việc chọn lựa phân bón sao cho tiết kiệm chi phí cho nông dân, phù hợp với giống lúa và mang lại hiểu quả kinh tế cao là vấn đề cấp thiết và quan trọng hiện nay

Đề tài “ Ảnh hưởng của phân vi sinh Dasvila và phân đạm hạt vàng chậm tan

lên sinh trưởng và năng suất lúa kinu trồng trong chậu ở vụ hè thu năm 2012”

nhằm khảo sát ảnh hưởng của liều lượng phân đạm hạt vàng chậm tan và phân vi sinh Dasvila đến sinh trưởng và năng suất lúa kinu, từ đó có thể tìm ra các mức phân đạm hạt vàng chậm tan và phân vi sinh Dasvila sao cho hợp lý nhất để bón cho lúa

Trang 16

Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀ I LIỆU 1.1 NGUỒN GỐC, ĐẶC TÍNH THỰC VẬT VÀ CÁ C GIỐNG LÚ A CAO SẢN NGẮN NGÀ Y

1.1.1 Nguồn gốc phân bố

Theo Trần Văn Đạt: Đến nay, chưa có đầy đủ thông tin chính xác về lộ trình phân bố cây lúa từ những trung tâm nguồn gốc ở châu Á, nhưng vài nhà nghiên cứu phát họa hướng đi của 3 loại lúa châu Á – Japonica (ôn đới), Indica (nhiệt đới) và Javanica (trung gian giữa hai loại lúa trên) (Chang, 1985, Watanabe, 1997)

- Cây lúa Japonica có hai lộ trình: (i) cây lúa japonica ở miền Bắc dãy núi Hy

Mã Lạp Sơn tiến dần đến đồng bằng sông Dương Tử và (ii) cây lúa có thể tiến hóa từ lúa India thành japonica và di chuyển lên miền bắc Trung Quốc (đồng bằng sông Dương Tử) Từ đó, lúa japonica tiến đến Nhật Bản xuyên qua Triều Tiên hoặc bằng đường gián tiếp

- Cây lúa indica ở miền nam Hymalaya di chuyển qua hai ngả: (i) đến miền Nam và Tây của bán đảo Ấn Độ, (ii) xuống miền nam như Malaysia, Indonesia và Philippines Cây lúa indica ở vùng bắc biên giới Myannar và Thái Lan và miền trung du Bắc Việt có thể lan rộng xuống miền nam theo sông Cửu Long hoặc di chuyển về phương đông của Châu Á đến Philippines Ông Watanabe (1997) đồng ý về lộ trình này, nhưng không nói đến nguồn gốc lúa trồng ở miền bắc Việt Nam như ông Chang (1985), có lẽ vì ông không đến được Việt Nam trong khi đi nghiên cứu vùng “ Assam – Vân Nam”

- Cây lúa Javanica (japonica nhiệt đới) di chuyển từ đồng bằng sông Ganges xuống Sumatra, Indonisia rồi tiếp tục xuyên qua Philippines, Đài Loan để đến miền nam Nhật Bản Ô ng Watanabe (1997) còn nghi ngờ giả thuyết lộ trình này của lúa Javanica của ông Chang (1985) và cho rằng loại lúa như Japonica từ trung tâm nguồn gốc ở vùng núi non của bán đảo Đông Dương ( thay vì từ đồng bằng sông Ganges) vừa tiến hóa chuyên biệt vừa di chuyển xuống miền nam: Java, Sumatra xuyên qua Thái Lan Và Malaysia

1.1.2 Đặc tính thực vật

1.1.2.1 Rễ

Bao gồm 2 loại rễ mầm và rễ phụ, rễ mầm mọc ra đầu tiên khi hạt nảy mầm, dài 10 – 15 cm, ít phân nhánh, rễ dễ chết sớm trong vòng 15 ngày đầu lúc cây mạ

Trang 17

non có 3 – 4 lá; nhiệm vụ chính là hút nước cung cấp cho phôi hạt phát triển Rễ phụ, mọc ra từ các đốt trên thân lúa với 2 vòng rễ với vòng trên khỏe mạnh và vòng bên dưới kém phát triển hơn, mỗi đốt có 5 - 25 rễ, rễ này mọc dài thành chùm với nhiều rễ nhánh và lông hút, thường mọc sâu trong khoảng 18 – 20 cm đất mặt; đặc biệt cấu tạo rễ lúa có những ống thông khí ăn thông với thân và lá nên vẫn giúp cây lúa sống được trong điều kiện ngập nước

Môi trường đất trồng thích hợp và chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bộ rễ lúa phát triển mạnh đủ sức hút dinh dưỡng tạo năng suất lúa cao (Nguyễn Thành Hối., ctv 2011)

1.1.2.2 Thân

Thân gồm nhiều đốt và lóng, thân lóng rỗng và được ôm chặt bởi bẹ lá Các lóng bên dưới ngắn nên rất sát nhau, khoảng 5 - 6 lóng trên cùng vươn dài nhanh chóng khi lúa có đòng, đặc biệt là các giống lúa địa phương có khả năng vươn lóng rất nhanh để kịp ngoi lên khỏi mặt nước (có khi 10 cm/ngày) và các lóng thì dài 30 -

40 cm nên thân lúa đo được khi nước rút cạn có khi tới 5 m (biến động từ 2 - 5m) Tại mỗi đốt trên thân có một mầm chồi, khi cung cấp đầy đủ các điều kiện cho sinh trưởng và phát triển các mầm chồi này sẽ phát triển thành chồi hoàn thiện cấp 1(chồi sơ cấp), có thể từ đây sẽ hình thành ra chồi cấp 2(chồi thứ cấp) rồi cấp 3(chồi tam cấp); nếu chăm sóc tốt, các chồi này sẽ mang bông với rất nhiều hạt (chồi hữu hiệu)(Nguyễn Thành Hối., ctv 2011)

1.1.2.3 Lá

Do là cây một lá mầm nên lá lúa có dạng hình thon dài với nhiều gân lá chạy dọc trên phiến lá Các lá mọc liên tiếp đối diện nhau trên thân lúa, lá cuối cùng của đời cây lúa thường có chiều dài rút ngắn khác thường nên gọi là lá cờ (lá đòng), lá

cờ quá ngắn thì khi chín lúa khoe bông và ngược lại thì dấu bông, lá cờ dài và đứng ngoài việc có khả năng quang hợp để nuôi bông tốt còn giúp hạn chế chim gây hại lúa vào giai đoạn chín.Trong chu kỳ sống ngắn ngày cây lúa không quang cảm có từ

10 - 18 lá, nhưng các giống dài ngày và bị ảnh hưởng quang cảm có khi cho số lá nhiều 20 lá (13 - 23 lá) (Yoshida,1981)

Cấu tạo một lá lúa bao gồm phiến lá, bẹ lá và cổ lá Phiến lá là phần phơi ra ngoài ánh sáng, có một gân chính ở giữa và nhiều gân phụ chạy song song từ cổ lá đến chót lá, phiến lá càng đứng và chứa nhiều diệp lục (Xanh đậm) sẽ quang hợp càng mạnh để tạo ra chất khô để chuyển vị nuôi cây và bông lúa về sau Bẹ lá là phần tiếp theo phiến và ôm sát thân cây lúa càng đứng vững và ít đỗ ngã, là nơi trung gian tích trữ và chuyển vận không khí và dinh dưỡng cho các bộ phận khác của cây lúa Cổ lá là nơi tiếp giáp giữa phiến lá và bẹ lá, có hai bộ phận đặc biệt cần chú ý ở đây là tai lá và thìa lá, đủ hai bộ phận này là đặc điểm để phân biệt cây lúa

Trang 18

4

với các cây cỏ cùng họ khác tương tự cây lúa; tai lá là phần kéo dài của 2 mép phiến

lá có dạng lông chim và uốn cong như hình chữ C, thìa lá là phần kéo dài của bẹ lá

và chẻ đôi ở cuối ngọn (Nguyễn Thành Hối., ctv 2011)

1.1.2.4 Hạt (Hoa)

Phát hoa hay còn gọi là bông lúa gồm rất nhiều gié mang hoa Từ lúc tượng

cổ bông đến khi trổ hoàn toàn (hạt phấn chín) mất khoảng 30 ngày (25 - 30 ngày)

Do tác động vươn dài của lóng thân trên cùng đã đẩy bông lúa thoát khỏi bẹ lá cờ Hoa lúa là hoa lưỡng tính tự thụ (hầu hết), cấu tạo gồm vỏ với trấu lớn (trên) và trấu nhỏ (dưới), một vòi nhụy cái chẻ đôi thành 2 nướm và 6 nhụy đực mang bao phấn; khi trổ khỏi thân, các hoa lúa sẽ phơi màu trong nắng (đa số trong buổi sáng từ 8 - 13h) để qua giai đoạn thụ phấn và thụ tinh tạo nên hạt gạo; hạt phấn chỉ sống khoảng 5 phút sau khi tung phấn (hạt phấn mất sức nảy mầm ở 430 C trong 7 phút) nhưng nướm nhụy cái có thể sống tới 1 tuần lễ và ít bị ảnh hưởng do nhiệt độ cao (Nguyễn Thành Hối., ctv 2011)

1.1.2.5 Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa

Giai đoạn tăng trưởng:

Từ hạt nảy mầm đến phân hóa đòng (tượng mầm hoa) Giai đoạn này dài hay ngắn là tùy theo giống lúa, các giống cao sản ngắn ngày có giai đoạn này từ 40 - 45 ngày, nhưng các giống lúa mùa dài có khi giai đoạn này kéo dài 4 - 6 tháng (Nguyễn Thành Hối., ctv 2011)

Giai đoạn sinh sản:

Giai đoạn sinh sản bắt đầu vào lúc cây lúa tượng đòng và chấm dứt khi trổ hoa Thời gian này khoảng 35 ngày Trong giai đoạn sinh sản, cây lúa dễ bị ảnh hưởng của các biến động bên ngoài như khô hạn, trời nóng hoặc lạnh quá (Võ Tòng Xuân., ctv.1998)

Giai đoạn chín:

Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông và kéo dài khoảng 30 ngày Trời mưa nhiều hoặc lạnh có thể làm kéo dài giai đoạn chín Trời năng và ấm làm rút ngắn giai đoạn lúa chín Á p dụng các kỹ thuật canh tác thích hợp trong từng giai đoạn sinh trưởng sẽ làm gia tăng năng suất lúa (Võ Tòng Xuân., ctv 1998)

Lúa ngắn hay dài ngày là do sự kéo dài chủ yếu của giai đoạn tăng trưởng Thời gian của các giai đoạn sinh trưởng có thể thay đổi một ít do phụ thuộc đặc tính giống lúa, đất đai, mùa vụ trồng, phân bón, chế độ chăm sóc khác,…

Lúa cao sản ngắn ngày đang chiếm ưu thế trong sản xuất do có thể canh tác 2 - 3 vụ/năm và dễ dàng tạo năng suất lúa cao nên đáp ứng yều cầu về an toàn lương thực

Trang 19

và thu nhập kinh tế của người nông dân Căn cứ vào thời gian sinh trưởng, lúa cao sản ngắn ngày thường chia ra các loại như sau:

A0 = Cực ngắn ngày, < 90 ngày

A1 = Ngắn ngày, 90 - 105 ngày

A2 = Tương đối ngắn ngày, 106 - 120 ngày

B = Trung mùa, 121 - 140 ngày (Nguyễn Thành Hối., ctv 2011)

1.1.3 Giống lúa KINU( japonica)

Các giống, japonica năng suất cao, có lá ngắn, hẹp, thẳng và xanh đen, dày nhưng thân lại ngắn và cứng, bông ngắn và dầy, các giống này phản ứng với lượng đạm tăng lên và tạo năng suất cao (Mai Văn Quyền., ctv 1985)

Lúa Japonica là loại hình thấp cây đến trung bình, chống đổ tốt, chịu thâm canh, chịu lạnh khoẻ, có khả năng chống chịu nhiều loại sâu bệnh và có thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung bình Năng suất trung bình đạt từ 5 - 5,8 tấn/ha (FAO,

1982 – 1992)

1.2 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH VÀ THỜI VỤ

1.2.1 Điều kiện ngoại cảnh

1.2.1.1 Khí hậu

Đồng Bằng Sông Cửu Long thuộc khí hậu nhiệt đối gió mùa, nhiệt độ bình quân 270 C, chênh lệch nhiệt độ của tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất không quá

30C, không có ngày nào nhiệt độ trung bình thấp hơn 200C Tháng 12, tháng giêng

là tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm, nhưng cũng trên dưới 250C Độ dài ban ngày ngắn nhất là tháng 7 với khoảng 11 giờ và dài nhất là tháng 11 với khoảng 12:30 giờ (Văn Thanh và ctv., 1983) Về chế độ mức xạ mặt trời, thời gian chiếu sáng và nắng hàng ngày đều dồi dào, ổn định, phân bố đều trong năm Vì vậy có thể nói khí hậu ĐBSCL thích hợp cho hầu hết các loại cây trồng và vật nuôi nhiệt đới trong HTCT và được phát triển quanh năm

Ẩm độ cao quanh năm (khoảng 80%) là cơ hội cho sâu bệnh phát triển

Vũ lượng mưa cao (trung bình 1.600 ly) thay đổi theo vùng địa lý và theo mùa Vùng đất phía Tây có vũ lượng trên 2.000 ly và giảm dần về phía Đông (Nguyễn Bảo Vệ., ctv 2012)

1.2.1.2 Đất đai

Nói chung, cây lúa phát triển tốt nhất trên đất thịt hay đất thịt pha sét, ít chua hoặc trung tính với pH 5,5 đến 7,5, giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, có khả năng giữ

Trang 20

6

nước, giữ phân tốt Đất phải tươi xốp, có tầng canh tác dày để bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào đất và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng nuôi cây Thường chỉ có đất phù sa ven sông, hoặc dọc cù lao sông Tiền và sông Hậu mới đạt gần đủ các tiêu chuẩn đó Tuy nhiên trong thực tế ở Đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết trên mỗi loại đất đều

có cây lúa mọc một cách tự nhiên hoặc do kinh nghiệm sử dụng đất hợp lí của nhiều thế hệ nông dân ta (Đất và Cây Trồng tập 1., 1984)

Tóm lại cây lúa có thể sống trên nhiều loại đất rất khác nhau về lý tính và hóa tính nếu được đầu tư thích đáng để sử dụng một cách hợp lý

1.2.2 Thời vụ trồng

- Vụ đông xuân: gieo tháng 11 - 12, thu hoạch tháng 2 - 3

- Vụ hè thu: gieo tháng 4 - 5, thu hoạch tháng 7 - 8

- Vụ thu đông: gieo tháng 8, thu hoạch 11 - 12

- Lúa trổ: Luôn giữ nước trong ruộng cao 5cm liên tục trong vòng 1 tuần

- Sau khi trổ: Chỉ cho nước vào ruộng cao 5cm khi mực nước xuống thấp dưới mặt đất 15cm

1.3.1.3 Cách thức gieo trồng

Gieo sạ trực tiếp xuống ruộng đã chuẩn bị xong bằng máy kéo hoặc gieo hàng bằng dụng cụ hàng kéo tay, có thể cấy đối với lúa mùa, sạ đối với lúa ngắn ngày

Hiện nay lượng giống lúa cao sản ngắn ngày sạ lan được khuyến cáo là khoảng 150kg/ha (180 – 250kg/ha trước đây)( Nguyễn Thành Hối 2010) Các nhà

Trang 21

khoa học đang khuyến khích nông dân gieo hạt bằng máy sạ hàng với lượng giống trung bình 100 – 120kg/ha

1.3.2 Kỹ thuật chăm sóc

1.3.2.1 Bón phân

Theo Đường Hồng Dật để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, việc bón phân cho lúa cần đảm bảo cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ, giữa phân đa lượng với phân vi lượng, phân trung lượng, giữa các nguyên tố đa lượng với nhau

Lượng phân bón được khuyến cáo cho lúa là:

Đất phù sa sông Cửu Long:

- Vụ đông xuân: 100 – 120kg N + 20-30kg P205 + 0-30kg K20/ha

- Thời gian xuất hiện: 20 ngày sau khi cấy, (sạ) – sau trổ

- Triệu chứng: Lá bị cuốn lại và ăn hết phần thịt lá

- Phòng trị: Nếu gây hại nặng dùng thuốc hóa học (Nguyễn Văn Huỳnh., ctv 2011)

1.4.1.2 Rầy Nâu Và Bọ Xít Hôi

a Rầy nâu:

Tên khoa học: Nilaparvata lugens Stal

Trang 22

8

Họ: Delphacidae, Bộ: Homoptera

- Thời gian xuất hiện: 15 ngày sau khi cấy,(sạ) – sau trổ

- Triệu chứng: Quan sát dưới gốc lúa; nếu rầy mới nở giống như rải cám Sau

3 ngày có thể bằng con bù mắt, sau lớn dần…mật độ cao gây vàng từng chòm – cháy rụi

- Phòng trị: Vệ sinh đồng ruộng, dùng giống kháng, gieo sạ tập trung, thả vịt con vào ruộng, dùng thuốc hóa học (Nguyễn Ngọc Đệ và Phạm Thị Phấn., tháng 12/2001)

b Bọ xít hôi:

Tên khoa học: Leptocorisa acuta Thumberg

Họ: Alydidae, Bộ: Hemiptera

- Thời gian xuất hiện: từ trổ đến khi lúa vào chắc

- Triệu chứng: Ấu trùng và thành trùng thường tập trung trên bông lúa, chích hút hạt lúa đang ngậm sữa bằng cách dùng vòi chọc vào giữa 2 vỏ trấu, chích hút hạt lúa, làm hạt bị lép hoặc lửng, rất dễ bể khi xay

- Phòng trị: Vệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ, nhất là cỏ lồng vực vì hột cỏ có sẵn trong ruộng lúa và trổ trước lúa nên bọ xít thường bay tới đẻ trứng trên cỏ Dùng thuốc có mùi hôi xua đuổi thành trùng ra khỏi ruộng lúa (Nguyễn Văn Huỳnh., ctv 2011)

1.4.2 Bệnh hại

1.4.2.1 Bệnh đốm vằn

- Thời điểm xuất hiện: 40 ngày – trổ

- Triệu chứng: Thường bắt đầu ở bẹ lá ngang mặt nước: đốm hình bầu dục dài 1-3 cm, có màu xám trắng hay xám xanh, viền nâu, nhiều vết liền kết giống như da hổ, hoặc bắt đầu từ trên phiến lá, thường vào giai đoạn trổ đến chín, bệnh xuất hiện thành từng chòm

- Phòng trị: Làm sạch cỏ bờ và cỏ ruộng, lục bình Sau vụ lúa nên cày ải, không sạ quá dày Bón phân cân đối, không bón quá nhiều đạm Dùng thuốc hóa học (Nguyễn Ngọc Đệ và Phạm Thị Phấn., tháng 12/2001)

1.4.2.2 Bệnh đạo ôn (cháy lá)

- Thời điểm thường xuất hiện: Giai đoạn mạ - sau trổ

- Triệu chứng: Bệnh có thể tấn công ở mọi bộ phận của cây lúa, nhưng nhiều nhất ở phiến lá Vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu, sau phát triển thành hình mắt

én, hai đầu hẹp ở giữa phình to có màu xám tro, xung quanh có màu nâu,

Trang 23

nhiều vết bệnh liên kết lại làm vết bệnh cháy khô Nếu bệnh trên đốt thân làm gẫy ngang thân lúa hoặc cổ bông làm hạt lép, lửng

- Phòng trị: Làm sạch cỏ, khử hạt giống trước khi ủ, dùng giống kháng, bón phân cân đối, dùng thuốc hóa học( Phạm Văn Kim., ctv 2000)

1.4.2.3 Bệnh vàng lá chín sớm

- Thời điểm thường xuất hiện: Làm đòng – sau trổ

- Triệu chứng: Trên lá, vết bệnh bắt đầu từ một điểm rồi lớn dần thành vết bầu dục Từ vết này sọc vàng lan từ dưới lên trên ngọn lá tạo thành vệt có màu vàng cam, hơi ngã sang đỏ Bệnh phát triển rất nhanh sau khi lúa trổ bông trở

về sau Nếu bệnh xuất hiện sớm, bệnh sẽ phát triển rất nặng và có thể làm cháy khô lá lúa trước khi thu hoạch

- Phòng trị: Không sạ quá dày, không bón quá thừa đạm, cày ải phơi đất, dùng thuốc hóa học(Phạm Văn Kim., ctv 2000)

1.4.2.4 Ngộ độc hữu cơ:

- Thời điểm xuất hiện: Sau cấy, sạ khoảng 15 – 20 ngày

- Triệu chứng: Khi lúa đang đẻ nhánh rộ thì ruộng đỏ rực, lá lúa biến vàng, thối nõn, rễ vàng lụi cây, thậm chí bị chết

- Phòng trị: Xử lý tốt sát bã thực vật trước khi gieo, sạ, bón phân cân đối Dùng thuốc hóa học

1.4.2.5 Ngộ độc phèn

- Thời điểm xuất hiện: Sau cấy, sạ khoảng 15 - 20 ngày

- Triệu chứng: Chóp lá lúa bị vàng và cháy khô, bẹ lá có màu vàng xỉn màu, chiều cao bụi lúa hơi lùn hơn bình thường, giảm số chồi Tình trạng nặng, bông bị lép nhiều, tình trạng nhẹ, gia tăng số hạt lúa cận cuống gié bị lép (lép cậy) Rễ lúa bị vàng nâu, vuốt trên ngón tay cảm thấy nhám

- Phòng trị: Bón phân hóa học cân đối, rút nước phơi đất, bón vôi

1.5 NĂNG SUẤT VÀ CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT

Năng suất lúa thường được trình bày khi lúa đã khô (thóc) độ ẩm khoảng 14%, trừ một số nước như Nhật Bản, Triều Tiên năng suất thường tính dưới dạng hạt gạo bóc vỏ hoặc có lúc dưới dạng gạo đã xay xát

Trong đời sống cây lúa, mỗi yếu tố năng suất được xác định ở mỗi giai đoạn đặc biệt (Matsushima 1970) Trên ruộng lúa cấy, số bông trên 1 mét vuông phụ thuộc nhiều vào năng lực đẻ nhánh, chỉ tiêu này xác định chủ yếu khoảng 10 ngày sau giai đoạn đẻ nhánh tối đa Nhưng trên ruộng lúa gieo thẳng thì số bông trên 1 mét vuông phụ thuộc nhiều vào lượng hạt gieo và tỷ lệ mọc mầm Mặt khác, số hạt trên bông

Trang 24

10

được xác định trong giai đoạn sinh trưởng sinh thục Số hạt tối đa được xác định vào lúc phân hóa gié và phân hóa hoa ở đầu giai đoạn sinh trưởng sinh thục Sau khi phân hóa hoa, 1 số hoa có thể bị thoái hóa Số hoa ta quan sát được lúc trổ bông hoặc lúc chín là hiệu số giữa số hoa lúc đầu phân hóa và số hoa bị thoái hóa

Tỷ lệ hạt chắc được xác định vào lúc trước trổ bông, lúc trổ bông và cả sau khi trổ bông Trong những điều kiện bất lợi như nhiệt độ cao hoặc thấp vào lúc phân bào giảm nhiễm, lúc nở hoa có thể hạt bị lép Các điều kiện thời tiết bất thuận trong thời kỳ chín có thể trở ngại cho sinh trưởng của một số hoa, kết quả dẫn đến hạt lép

và lửng

Khối lượng 1000 hạt của một số giống tương đối ổn định do kích thước hạt, kích thước của trấu khống chế rất nghiêm ngặt Do đó hạt không có thể lớn hơn kích thước vỏ trấu cho phép dù là các điều kiện thời tiết thích hợp và bón đủ thức ăn cho lúa Nhưng kích thước của vỏ trấu có lệ thuộc vào sự biến đổi chút ít bởi bức xạ mặt trời trong 2 tuần trước khi nở hoa (Mai Văn Quyền., ctu 1985)

1.5.1 Số bông trên đơn vị diện tích

Số bông trên đơn vị diện tích có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa, số bông trên đơn vị diện tích tương quan thuận với lượng đạm của cây hấp thu vào lúc trổ bông, lượng đạm được cây hấp thu nhiều thì số bông cũng tăng Trong điều kiện mật độ sạ cao làm tăng số bông trên đơn vị diện tích ở mức vừa phải, nếu tăng mật

độ sạ lên rất cao sẽ gây ra hiện tượng lốp đổ sâu bệnh dễ bộc phát và số hạt trên bông sẽ giảm đi rõ rệt (Yoshida,1981) Số bông trên đơn vị diện tích được quyết định bởi mật độ sạ, số chồi hữu hiệu của cây lúa, các điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác Trong điều kiện thâm canh cần có mật độ sạ cấy hợp lý tùy thuộc giống, đất đai, phân bón, thời vụ… thời gian quyết định số bông là thời kỳ đẻ nhánh Trong đó, quan trọng nhất là thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu, kết thúc trước đẻ nhánh tối

đa khoảng 12 – 20 ngày (Nguyễn Đình Giao và ctv, 1997)

1.5.2 Số hạt trên bông

Số hạt trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, hoa phân hóa và hoa không phân hóa Số gié và hoa phân hóa được quyết định trong thời kỳ đầu của quá trình làm đòng, trong vòng 7 – 10 ngày Số hoa phân hóa nhiều hay ít tùy thuộc vào sinh trưởng của cây lúa và điều kiện ngoại cảnh (Yoshida, 1981)

Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng, lúa sạ trung bình từ 80 – 100 hạt trên bông và 100 – 120 hạt trên bông đối với lúa cấy là tốt ở điều kiện Đồng Bằng Sông Cửu Long Trên cùng một cây lúa, những bông chính thường có nhiều hạt, những bông phụ phát triển sau nên ít hạt hơn Số hạt trên bông tùy thuộc vào số hạt trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh mà tỷ lệ

Trang 25

hạt chắc cao hay thấp Số hạt trên bông quá nhiều sẽ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp, năng suất sẽ không cao

1.5.3 Tỷ lệ hạt chắc

Theo Yoshida (1981) thì tỷ lệ hạt chắc được quyết định ở thời kỳ trước và sau trổ bông của cây lúa, có thời kỳ quyết định trực tiếp là giảm nhiễm, trổ bông và

chín sữa Tỷ lệ hạt chắc bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như:

Phân bón: Mỗi giống lúa yêu cầu một lượng phân bón nhất định để sinh trưởng và hình thành năng suất Vượt quá giới hạn yêu cầu một số giống có tỷ lệ hạt chắc thấp (Nguyễn Đình Giao và ctv, 1997)

Cường độ ánh sáng: Khi bức xạ mặt trời thấp hoặc trong điều kiện cây đổ ngã nhiều không nhận đủ ánh sáng mặt trời cung cấp cho quá trình quang hợp để tạo lượng Carbohydrate giúp cho quá trình sinh trưởng của tất cả các hạt lúa dẫn đến hạt lẹp tăng lên (Matsushima, 1962)

Nhiệt độ: Vào lúc lúa trổ bông nếu gặp nhiệt độ xuống thấp dưới 20 0C hoặc cao hơn 350C đều không có lợi Ngoài ra, nhiệt độ cao rút ngắn thời gian chín cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ chắc (Nguyễn Đình Giao và ctv, 1997)

Gió, mưa, bão và hạn cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc, lúc lúa nở hoa gặp điều kiện bất lợi như mưa to, gió mạnh sẽ ảnh hưởng đến sự thụ phấn của lúa làm giảm tỷ lệ hạt chắc

1.5.4 Trọng lượng 1000 hạt

Theo Yoshida (1981) trọng lượng 1000 hạt thường do yếu tố di truyền quyết định và phụ thuộc nhiều vào giống Thông thường trong điều kiện ngoài đồng trọng lượng 1000 hạt thường ổn định và ít thay đổi Theo kết quả nghiên cứu của Matsushima (1962), cho biết cây lúa bị che bóng nhiều trước khi trổ bông làm thay đổi kích thước vỏ hạt và làm giảm trọng lượng 1000 hạt trong khoảng 4 – 5 g, trong điều kiện cung cấp nhiều CO2 cho cây lúa cũng ảnh hưởng đến trọng lượng hạt trong phạm vi nhất định

1.6 ĐĂC ĐIỂM CHUNG CỦA PHÂN ĐẠM VÀ PHÂ N VI SINH DASVILA

Đối với cây trồng, đạm là yếu tố chính, yếu tố quyết định sự sinh trưởng phát triển và năng suất của cây Điều này thể hiện rất rõ ở cây trồng bằng các biểu hiện

về hình thái và năng suất không chỉ cây thiếu và đủ đạm, mà cả cây thừa đạm Khi cây trồng được cung cấp đủ đạm, lá có màu xanh đậm, đẹp, sự sinh trưởng phát triển nhanh, khỏe mạnh, có nhiều chồi, búp, lá, cành (nhánh), kết quả tích lũy được nhiều chất khô và cho năng suất cao (Nguyễn Như Hà., ctv 2006) Phân vi sinh Dasvila tác động lên rễ do sự xâm nhiễm vị trí then chốt ở rễ do số lượng những tế

bào then chốt của Azospirillum , sự đóng góp của cố định đạm sinh học, kích thích

cây trồng sản xuất chất điều hòa sinh trưởng

Trang 26

12

1.6.1 Phân đạm Amôn (Giáo Trình Trồng Trọt., ctv 1974)

a Phân đạm amôn sunfat: (NH4)2SO4; Tỉ lệ đạm 20 - 21%

Amôn sunfat là loại phân chua sinh lý, sau khi bón vào đất thì phân giải rất nhanh thành gốc NH4+ và SO42- Gốc NH4+ bị cây hút hoặc được hấp phụ bởi keo đất, gốc SO42- dễ kết hợp với các cation trong đất để tạo thành hợp chất mới Trong trường hợp ở đất chua thì gốc SO42- sẽ kết hợp với cation H+ để tạo thành H2SO4theo phản ứng sau:

KĐ H+H+ + (NH4)2SO4 ⇌ KĐ NH 4+NH 4+ + H2SO4

b Phân đạm Amôn clorua: NH4Cl; tỉ lệ đạm 24-25%

Amôn clorua cũng là loại phân chua sinh lý Khi bón vào đất thì gốc NH4+

được hấp phụ còn gốc Cl- thì kết hợp với cation vừa bị ion NH4+ tống ra, để tạo thành hợp chất tan trong nước Nếu bón NH4Cl vào đất chua thì ion Cl- sẽ kết hợp với ion H+tạo thành HCl cho đất chua thêm

KĐ H+H+ + 2NH4Cl ⇌ KĐ NH 4+NH 4+ + 2HCl

Đối với đất trung tính hay có vôi thì NH4Cl tác dụng với keo đất và sinh ra CaCl2

KĐ Ca2+ + 2NHCl ⇌ KĐ NH 4+NH 4+ + CaCl2

c Đạm amôn bicabonat: NH4HCO3; Tỷ lệ đạm 17-17,5%

Amôn bicacbonat cũng còn được gọi là axitcacbonat, nó là phân kết tinh màu trắng hay ở dạng bột, dễ tan vào nước hơi có mùi hăng NH3 Khi tan vào nước thì

có phản ứng kiềm (pH = 8,2 – 8,4) Trong điều kiện khô ráo, nhiệt độ trung bình

250C thì NH4HCO3 tương đối ổn định Nhưng khi nhiệt độ từ 350C trở lên thì

NH4HCO3 bắt đầu phân hủy tạo thành CO2 và NH3

Cho nên việc bảo quản phân NH4HCO3 cần đựng trong bao kín và để chỗ nhiệt

độ thấp Sau khi bón vào đất chua thì NH4HCO3 trao đổi với keo đất như sau:

KĐ H+H+ + NH4HCO3 ⇌ KĐ H+NH 4+ + CO2↑ + H2O

Ion NH4+ được hấp phụ, cây sẽ sử dụng dần, khí CO2 có thể được cây hấp phụ hoặc thoát ra khỏi mặt đất, như vậy không còn gốc axit Đây là điểm khác biệt với phân NH4Cl và (NH4)2SO4 Khi đưa NH4HCO3 vào đất trung tính hoặc kiềm thì phản ứng diễn ra như sau:

KĐ Ca2+ + 2NH4HCO3 ⇌ KĐ NH 4+NH 4+ + Ca(HCO3)2

1.6.2 Phân đạm Nitrat (Giáo Trình Trồng Trọt., ctv 1974)

a Phân đạm amonitrat: NH4NO3; Tỷ lệ đạm 33-35%

Trang 27

Đạm amonitrat là một muối kết tinh rất dễ tan vào nước, hút ẩm rất mạnh, khi khô thì dễ vón thành cục Khi bón phân NH4NO3 vào đất trung tính hay hơi kiềm thì phản ứng như sau:

2NH4NO3 + 4O2 = 4HNO3 + 2H2O

Vì vậy phân NH4NO3 cũng được xem là phân sinh lý chua nhưng yếu hơn so với (NH4)2SO4

b Phân natrinitrat: NaNO3; tỷ lệ đạm 14 - 15%

NaNO3 là muối trắng kết tinh, dễ hòa tan vào nước và cũng dễ chảy nước khi bón NaNO3 vào đất thì nó phân giải rất nhanh, ion Na+ bị hấp phụ ngay còn NO3-tác dụng với cation trong đất tạo thành các muối dễ hòa tan

KĐ Ca2+

+ 2NaNO3 ⇌ KĐ Na +Na + + Ca(NO3)2

KĐ H+H+ + 2NaNO3 ⇌ KĐ Na +Na + + 2HNO3

Phân NaNO3 là loại phân sinh lý kiềm cho nên bón cho ruộng chua rất phù hợp

c Phân canxinitrat: Ca(NO3)2; tỷ lệ đạm 12,6 - 15%

Canxinitrat là loại phân viên màu trắng hoặc màu nâu xám, dễ tan vào nước, hút

ẩm rất mạnh Ca(NO3)2 là loại phân kiềm sinh lý Khi bón vào đất thì ion Ca2+ bị hấp phụ còn ion NO3- cây thu hút dễ dàng

1.6.3 Phân đạm Amit (Giáo Trình Trồng Trọt., ctv 1974)

a Đạm Urê: CO(NH2)2; tỷ lệ đạm 44 - 48%

Urê là một loại phân đạm có tỷ lệ đạm cao nhất Urê ở dạng tinh thể trắng, dễ tan vào nước, hút ẩm mạnh, không mùi Hiện nay urê được sản xuất phần lớn dưới dạng viện và có thêm chất chống ẩm nên bảo quản dễ hơn Trong đất urê không bị hấp thu, cho nên khi mưa nhiều có thể làm cho urê ngấm sâu xuống đất và có khả năng bị rửa trôi Dưới tác dụng của men urea do các vi sinh vật trong đất tiết ra urê

sẽ tạo thành (NH4)2CO3

Trang 28

14

Amon cacbonat lại được phân giải tiếp thành amoniac

(NH4)2CO3 → 2NH3 + H2O + CO2↑Trong điều kiện đất thoáng NH3 có thể bị oxy hóa thành HNO3

NH3 + 2O2 = HNO3 + H2O Như vậy sao khi bón vào đất, urê được biến đổi thành đạm amon và nitrat, hai dạng đạm này điều được cây sử dụng Các gốc axit đều biến mất cho nên độ pH trong đất thay đổi không đáng kể, do vậy có thể xem urê là loại phân trung tính

2CaCN2 + 2H2O ⇌ Ca(HCN2)2 + Ca(OH)2

Canxidixyanamic Ca(HCN2)2 lại trao đổi với keo đất tạo thành axit xyanamic và hợp chất này tiếp tục tạo thành urê Phản ứng diễn ra như sau:

KĐ H+H+ + Ca(HCN2)2 ⇌ KĐ Ca2+

+ H2CN2 Axit xyanamic

1.6.4 Phân đạm hạt vàng chậm tan Đầu Trâu 46A +

a Đặc điểm của đạm hạt vàng chậm tan

Ưu điểm chính của các loại phân chậm tan là phân bón được cung cấp từ từ, cây lúc nào cũng có đủ dinh dưỡng, giảm chi phí lao động cho việc bón phân, phun thuốc, hạn chế độc hại cho môi trường Tiềm năng sử dụng phân chậm tan sẽ là rất lớn, đặc biệt là ở những nơi có nguy cơ bị mất đạm lớn và đối với những cây trồng

Trang 29

có bộ rễ ăn nông (Balkcom và cs., 2003), các thí nghiệm áp dụng các loại phân này cho thấy khi bón cho bông làm giảm được 40% lượng đạm bón, làm tăng năng suất lúa mì 20% (Hutchinson và Howard, 1997)

Các loại phân chậm tan có thể phân thành 2 loại: Loại phân nén hòa tan chậm và loại phân được bọc lớp màng bao phủ hoàn toàn Tại Việt Nam, việc sử dụng các loại phân nén cho hiệu quả đối với nhiều loại cây trồng, sử dụng phân viên nén cho lúa giúp tiết kiệm 50% lượng phân bón so với bón vãi thông thường (Nguyễn Tất Cảnh, 2005) Sử dụng phân viên nén cho ngô tiết kiệm được 90 kg N/ha so với phương pháp bón thông thường (Đỗ Hữu Quyết, 2008); năng suất cao hơn so với đối chứng 20-25% (Đỗ Hữu Quyết, 2008; Nguyễn Văn Hùng và cộng sự, 2008; Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Tất Cảnh, 2009)

Các loại phân bọc polime được sản xuất theo phương pháp để đạm được giải phóng một cách có kiểm soát, các chất polime thông thường có độ bền cao; tiềm năng sử dụng các loại phân này trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn (Hauck, 1985), tuy nhiên, ứng dụng các loại phân này ở Việt Nam chưa nhiều

b Đạm hạt vàng chậm tan ĐẦU TRÂ U 46A +

Theo viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI, cây trồng chỉ sử dụng được 40-45% lượng phân đạm chúng ta bón vào, phần 55-60% còn lại bị thất thoát đi do bị bay hơi, phản nitrat hóa, rửa trôi và thấm sâu Các nhà khoa học đã bỏ nhiều thời gian

và công sức để nghiên cứu nhằm giảm bớt thất thoát đạm, giảm chi phí cho nông dân Các biện pháp sản xuất đạm dạng viên lớn (cỡ viên bi), bọc áo urea bằng lưu huỳnh hay các loại hóa chất giúp urea chậm tan hoặc chậm phân hủy khác cũng như

áp dụng kỹ thuật dúi phân đạm sâu xuống đất

Năm 1997, các nhà khoa học đã tiến thêm một bước bằng việc sử dụng hoạt

chất N (n-Butyl) Thiophosphoric Triamide đưa vào phân đạm để ức chế men

urease, hạn chế quá trình chuyển hóa urê thành amoniac sau khi bón, giảm thất thoát đạm Công nghệ này đã hạn chế tối đa việc thất thoát đạm, giúp tăng hiệu suất sử dụng phân đạm lên 75-80% và tiết kiệm 20-25% lượng đạm cần bón Các loại phân đạm “Tiết kiệm” này đã được các nước tiên tiến như Mỹ, Canada, Ú c, Newzealand

sử dụng rộng rãi và đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân

Tại Việt Nam, phân đạm có thành phần N (n-Butyl) Thiophosphoric Triamide đã được khảo nghiệm tại nhiều cơ quan nghiên cứu nông nghiệp như

Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, viện Khoa học nông nghiệp miền Nam Kết quả các khảo tiến hành trong 2 năm 2006 - 2007 tại tỉnh Cần Thơ , Sóc Trăng, Tiền Gang… trên các chân đất phù sa ngọt, nhiễm phèn mặn trên cả 2 vụ ĐX và HT đều đạt kết quả tốt Các kết quả nghiên cứu cho thấy, phân đạm có hoạt chất N(n-Butyl)

Ngày đăng: 12/04/2018, 07:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN