1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thủy văn học - Chương 7

12 827 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 530,43 KB

Nội dung

Hiện tượng lũ lụt, khô hạn, vấn đề điều khiển hệ thống thoát lũ và cung cấp nước, vấn đề chất lượng nước và môi trường là các vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong thuỷ văn học hiện đại

Trang 1

Chương 7 Các đặc trưng khí tượng chủ yếu

CHƯƠNG 7

CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG CHỦ YẾU

Các đặc trưng khí tượng xét trong chương này gồm nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, gió, bão, mưa, bốc hơi và tầm nhìn xa Đây là các đặc trưng quan trọng, có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn, công tác vận hành khai thác các công trình thuỷ, công trình bảo đảm an toàn hàng hải cũng như công tác điều động, dẫn tàu Bản thân các đặc trưng này đều có sự tác động qua lại lẫn nhau

7.1 Nhiệt độ không khí và nhiệt độ mặt đệm

7.1.1 Trạng thái nhiệt của khí quyển

Nguồn gốc của nhiệt: nguồn gốc chính của năng lượng nhiệt là nhiệt mặt trời đi tới khí quyển và bề mặt đất dưới dạng năng lượng tia Nhiệt lượng này được các vật thể hấp thụ và tạo thành nhiệt dự trữ

Năng lượng tia mặt trời do mặt trời toả ra gọi là bức xạ mặt trời, truyền đi dưới dạng sóng điện từ với tốc độ 300.000km/s Trong khí quyển và trên Trái Đất nó chuyển sang dạng nhiệt lượng

Khí quyển và Trái Đất nhận được nhiệt lượng tổng cộng từ mặt trời trong suốt một năm là 1,3x1024 cal Nhiệt lượng này có thể làm tan một lớp băng dày 36m phủ kín toàn bộ địa cầu ở nhiệt độ 00C

Tổ hợp toàn bộ dải sóng mà trên đó bức xạ mặt trời phát ra gọi là phổ bức xạ mặt trời Phổ mặt trời chia thành 3 dạng tia: bức xạ tử ngoại - sóng ngắn với bước sóng từ 0,1 - 0,4µm; bức xạ nhìn thấy (bức xạ ánh sáng) - bước sóng từ 0,4 - 0,76µm; bức xạ hồng ngoại - sóng dài với bước sóng 0,76- 4,0µm

Bức xạ mặt trời đến mặt đất có thể dưới dạng tia trực tiếp (đi thẳng) và tia khuếch tán

Bức xạ đến một cách trực tiếp từ mặt trời dưới dạng các chùm tia song song gặp bề mặt đất và các lớp khác nhau trong khí quyển gọi là bức xạ trực tiếp Cường độ của bức xạ trực tiếp phụ thuộc vào độ cao của mặt trời trong thời gian ban ngày Cường độ bức xạ trực tiếp đạt cực đại vào lúc giữa trưa địa phương

Bức xạ mặt trời bị tán xạ nhiều lần trong khí quyển gọi là bức xạ khuếch tán Bức xạ khuếch tán đến bề mặt đất từ tất cả các hướng của phông trời Cường độ bức xạ khuếch tán phụ thuộc vào độ cao mặt trời, độ trong suốt của khí quyển, sự hiện diện của mây, đặc điểm phản xạ của mặt đệm, độ cao của địa điểm so với mặt biển

Bức xạ tổng cộng là tổng hợp bức xạ trực tiếp và bức xạ khuếch tán đã đến được mặt đất trong điều kiện hiện tại

Bức xạ phản hồi: bức xạ tổng cộng đi vào một bề mặt nào đó, một phần được bề mặt đó hấp thụ, một phần khác phản hồi trở lại Mức độ hấp thụ và phản hồi bức xạ phụ thuộc vào tính chất của mặt đệm

7.1.2 Tác dụng nhiệt của mặt đệm đối với khí quyển dưới thấp

Mặt đệm là bề mặt đất, nước, lớp phủ thực vật Do đặc điểm khác nhau về màu sắc và độ ẩm của từng loại mặt đệm mà sự hấp thụ và phản hồi bức xạ mặt trời cũng khác nhau Đối với bề mặt màu đen, xám thì mức độ hấp thụ bức xạ là lớn nhất Bề mặt màu sáng và khô thì mức hấp thụ ít nhất và phản hồi nhiều nhất

Trang 2

Sự nóng lên và lạnh đi của mặt đệm phụ thuộc vào sự cân bằng nhiệt của nó, tức là phụ thuộc vào mức chênh lệch giữa lượng nhiệt hấp thụ vào và lượng nhiệt toả ra

7.1.3 Các thang đo nhiệt độ và cách đo

Có thể dùng các thang đo sau đây để đo nhiệt độ:

-Thang độ Celcius (0C), còn gọi là thang độ bách phân Đây là thang đo thực hành

quốc tế Trong đó 00C tương đương với nhiệt độ tan của băng, còn 1000C - nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 760mmHg, độ cao trên mực nước biển Mỗi khoảng cách bằng 1/100 giữa hai điểm nói trên tương đương với 10C của thang nhiệt kế

-Thang độ Farenheit (0F): một số nước thường sử dụng thang độ F, trong thang

này, độ tan băng đạt ở 320F, điểm sôi của nước là 2120F; 00F được xác định là nhiệt độ nóng chảy của chất cùng tinh thể - hỗn hợp của nước đá với muối Đoạn giữa hai điểm trên được chia thành 180 phần bằng nhau, mỗi1/180 đoạn chia là 10F Vậy 10F gần bằng 1/2 0C, 00F tương đương -17,80C

-Thang độ Kelvin (0K), còn gọi là thang độ tuyệt đối Trong các tính toán lý thuyết,

cũng như trong nhiệt động học thường dùng thang độ K Nhiệt độ được tính từ 00 tuyệt đối, là nhiệt độ mà ở đó chuyển động nhiệt của tất cả các phân tử đều ngừng lại Độ 0 tuyệt đối ở -273,160C Mật độ chia trên thang độ K bằng mật độ chia trên thang độ C

Để đo nhiệt độ có thể dùng nhiệt kế lỏng, nhiệt kế dẫn điện và nhiệt kế biến dạng Nhiệt kế lỏng có chất lỏng nhạy với với biến đổi nhiệt (như thuỷ ngân, cồn), đựng trong bầu kín Khi nhiệt độ thay đổi, chất lỏng thay đổi thể tích và dâng lên hay hạ xuống trong bầu chứa Đọc số đọc tương ứng với bề mặt chất lỏng để xác định nhiệt độ Loại này dùng phổ biển nhưng có hạn chế về khoảng đọc

Nhiệt kế biến dạng: dựa trên tính chất biến dạng của kim loại khi nhiệt độ thay đổi, thường được dùng trong các nhiệt kế tự ghi hay trên các bóng thám không

Nhiệt kế điện dựa trên nguyên lý thay đổi độ dẫn điện khi nhiệt độ thay đổi, thường được dùng ở những vùng xa xôi hẻo lánh, thời tiết khắc nghiệt

7.1.4 Các đặc điểm chính của nhiệt độ không khí và mặt đệm

Khi ở độ sâu này, cứ sâu 14m thì nhiệt độ lại tăng lên 1°C do nhiệt năng của quả đất toả ra

Trang 3

Chương 7 Các đặc trưng khí tượng chủ yếu c Nhiệt độ mặt nước

Sự trao đổi nhiệt độ của nước chậm hơn so với đất, nhiệt độ cực đại trong ngày vào lúc 15 – 16h, cực tiểu lúc 2 – 3h sáng

Biên độ biến thiên hàng ngày của nước cũng rất nhỏ Trên mặt hồ, ao biên độ từ 2 – 5°C Trên biển và đại dương biên độ thay đổi trong khoảng 0,1 – 0,5°C

7.2 Áp suất không khí

Áp suất không khí (gọi tắt là khí áp) là một đặc trưng khí tượng tương đối quan trọng vì sự chênh lệch khí áp giữa các vùng khác nhau trong khí quyển là nguyên nhân chính hình thành các bộ phận khí quyển và các hiện tượng gió, áp thấp, áp cao, bão …

7.2.1 Áp suất không khí tĩnh

Áp suất không khí tĩnh ở địa điểm quan trắc là trọng lượng của cột không khí thẳng đứng (tính đến giới hạn trên của khí quyển) có tiết diện bằng 1 đơn vị diện tích

Đơn vị đo : mmHg, hoặc miliba (mb) (1 mb = 0,76mmHg)

7.2.2 Áp suất không khí tiêu chuẩn

Là áp suất không khí đo được trên mặt biển ở vĩ độ 45° lúc nhiệt độ 0°C, áp suất đó đo được bằng 760mmHg

Càng lên cao áp suất không khí càng giảm, ở độ cao 5km áp suất không khí chỉ còn bằng 1/2 so với mặt đất

Theo chiều ngang, áp suất không khí cũng thay đổi Trên mặt đệm, nơi nào có nhiệt độ cao, thể tích không khí nở ra, mật độ không khí giảm xuống do đó áp suất cũng giảm theo Ngược lại nơi nào có nhiệt độ giảm thì áp suất không khí tăng

7.2.3 Đo khí áp

7.3 Gió

7.3.1 Khái niệm về gió

Gió là sự vận chuyển của không khí cùng với độ ẩm theo phương nằm ngang Các sự dịch chuyển không khí không theo phương ngang chỉ gọi là các luồng khí

Nguyên nhân trực tiếp gây ra gió là sự phân bố áp suất không khí không đều theo hướng nằm ngang Gió thổi từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp

7.3.2 Các đặc trưng của gió

Hai yếu tố đặc trưng của gió là tốc độ gió và hướng gió 7.3.2.1.Tốc độ gió

Tốc độ gió tính theo đơn vị m/s và được chia làm 12 cấp theo Beaufort như bảng 7.1

Bảng 7.1 Bảng cấp gió của Beaufort

Tốc độ tương đương Tác dụng của gió Cấp

gió Tên cấp gió knot m/s Trên mặt đất Khơi Lộng

Độ cao sóng(m)

0 Lặng gió <1 0 - 0,2 Lặng gió khói lên thẳng Mặt biển phẳng lặng như gương Lặng -

1 Gần như lặng 1,0 - 3,0 0,3 - 1,5

Khói biểu thị được hướng gió, phong tiêu chưa chỉ đ-ược hướng gió

Sóng lăn tăn, đã hình thành những nếp nhăn nh vảy cá, nhưng không có tí bọt nào

Thuyền đánh cá thông thường thấy rung động 0,1

Trang 4

Tốc độ tương đương Tác dụng của gió Cấp

gió Tên cấp gió knot m/s Trên mặt đất Khơi Lộng

Độ cao sóng(m)

2 Gió rất nhẹ 4,0 - 6,0 1,6 - 3,3 Mặt người cảm thấy có gió, lá cây hơi rung

Sóng nhẹ, sóng còn ngắn nhưng hình dạng đã rõ hơn, đầu sóng có dạng trong nhưng không đổ xuống

Nếu thuyền đánh cá có giương buồm thì mỗi giờ có thể nhờ gió đưa đi được 2 - 3km

0,2

3 Gió khá nhẹ 7,0 - 10,0 3,4 - 5,4

Lá và cành nhỏ rung động luôn, gió mở những cơn nhẹ

Sóng rất nhỏ, đầu sóng bắt đầu đổ xuống, bọt có dạng trong, đôi chỗ có sóng bạc đầu

Thuyền đánh cá bị lay động, mỗi giờ có thể đi được 5 - 6 km

0,6

4 Gió nhẹ 11,0 - 16 5,5 - 7,9

Gió nắng bụi và các tờ giấy rời lên, cành nhỏ rung chuyển

Sóng nhỏ, trở nên dài hơn, rõ ràng, có nhiều sóng bạc đầu

Khi gió thổi căng buồm có thể làm thân thuyền đánh cá nghiêng về một phía

1,0

5 Gió vừa 17 - 21 8,0 - 10,7

Những cây nhỏ có lá bắt đầu lay động, mặt nước trong đất liền hình thành những sóng nhỏ có đầu

Sóng vừa, dạng sóng dài hơn rõ rệt, xuất hiện nhiều sóng bạc đầu (có thể có bụi nước)

Thuyền đánh cá phải cuốn bớt một phần buồm

2,0

6 Gió hơi mạnh 22 - 27 10.8 - 13.8 Cành lớn rung chuyển, đ-ường dây cáp "reo"

Lỡi sóng bắt đầu hình thành, những đầu sóng có bọt trắng mở rộng ra mọi phía (thông thường có bụi nước)

Thuyền đánh cá phải cuốn bớt buồm nhỏ lại gấp bội, đánh cá cần chú ý nguy hiểm

3,0

7 Gió khá mạnh 28 - 33 13,9 - 17,1 Cả cây rung chuyển, khó đi ngược gió

Biển động, bọt trắng tữ những lưỡi sóng đổ xuống bắt đầu bị cuốn thành dải và hướng theo chiều gió

Thuyền đậu lại ở bến hay tìm chỗ bỏneo ngoài biển

4,0

8 Gió mạnh 34 - 40 17,2 - 20,7

Gió làm gãy cành con, thường không đi ngược gió được

Lưỡi sóng cao trung bình và dài hơn, những cuộn bụi nước trên đầu sóng đã bắt đầu tung ra, bọt bị thổi thành dải rõ rệt và hướng theo chiều gió

Tất cả tàu thuyền đánh cá đều phải về bến 5,5

9 Gió rất mạnh 41 - 47 20,8 - 24,4 Gió làm thiệt hại nhà cửa, giật chụp ống khói và ngói

Lưỡi sóng lớn, những dải bọt dày đặc hướng theo chiều gió, đầu lưỡi sóng bắt đầ rung, đổ xuống và uốn thành cuộn, bụi nước có thể làm giảm tầm nhìn

Tàu thuỷ khó đi 7,0

10 Gió khá dữ dội 48 - 55 24,8 - 28,4

Ít có trong đất liền, cây bị bật rễ, nhà cửa hư hại nặng

Lưỡi sóng lớn,có đỉnh dài như bờm ngựa, bọt hợp thành tứng đám rộng và bị gió thổi thành những dải trắng đặc, nhìn chung mặt nước hầu nh trắng, đầu sóng đổ và cuộn mạnh & dữ dội, tầm nhìn ngang giảm sút

Rất nguy hiểm đối với tàu đang trên đường đi 9,0

11 Gió dữ dội 56 - 63 28,5 - 32,6 Rất ít có, gây thiệt hại nặng

Lưỡi sóng đặc biệt cao, những tàu trọng tải nhỏ và trung bình đôi khi bị che khuất Mặt biển hoàn toàn bị che phủ bởi những dải bọt dài trắng, hớng theo chiều gió, tất cả các phía của đỉnh sóng bị gió thổi sinh ra bọt trắng nh bọt xà phòng

Rất nguy hiểm với tàu

12 Gió rất dữ dội 64 - 71 32,7 - 36,9 Rất hiếm có trong đất liền, sức phá hoại cực lớn

Không trung đầy những bọt và bụi nước, mặt biển hoàn toàn trắng do những đám bọt trải ra, tầm nhìn ngang giảm rất nhiều

Sóng biển ngợp trời 14,0

7.3.2.2 Hướng gió

Hướng gió được xác định là hướng mà từ đó gió thổi tới người quan sát Hướng gió được chia làm 16 hướng ký hiệu bằng các chữ cái đầu tên của phương hướng Quy phạm quy định các máy đo gió được đặt ở độ cao 9-10m nhằm tránh các chướng ngại vật và ma sát mặt đất

Trang 5

Chương 7 Các đặc trưng khí tượng chủ yếu

Máy đo gió còn được gọi là phong tiêu, hoạt động dựa trên nguyên lý dùng tác dụng của gió làm quay chong chóng Vận tốc quay của chong chóng được quy đổi thành vận tốc gió, hướng của trục máy là hướng gió Số liệu thu được có thể được ghi lại hoặc đọc trực tiếp trên màn hình hoặc các bộ hiển thị khác

Để thể hiện chế độ gió (gồm cả tốc độ gió và hướng gió) tại một vùng ta thường vẽ đa giác gió (hoa gió, biểu đồ hoa gió)

Cách vẽ hoa gió như sau:

- Từ số liệu quan trắc gió liên tục, thống kê thời gian không có gió trong suốt thời kỳ quan trắc (theo giờ hoặc ngày tuỳ hình thức quan trắc)

- Trên mỗi hướng gió chính, thống kê thời gian có gió theo từng cấp gió, tính tỷ lệ % (tần suất trong thời kỳ quan trắc)

TB

Hình 7.1 Biểu đồ hoa gió

7.3.3 Phân loại gió

Gió được phân làm 3 loại chính :

a Gió cố định : do luồng không khí tuần hoàn trong bầu khí quyển sinh ra như gió

xích đạo, gió mậu dịch thịnh hành ở 2 miền ôn đới và 2 cực, loại gió này suốt năm luôn giữ một phương cố định

b Gió có chu kỳ : xuất hiện vào một thời gian nhất định trong năm hoặc trong ngày

như gió giữa biển và lục địa – hoàn lưu Brizơ (ban ngày gió thổi từ biển vào lục địa, ban đêm gió thổi từ lục địa ra biển), gió giữa núi và thung lũng

c Gió không có chu kỳ : là gió sinh ra do sự đột biến về áp suất không khí như gió

xoáy và gió xoáy ngược

Trang 6

Hình 7.2 Hoàn lưu Brizơ giữa biển và lục địa

a) Ban ngày b) Ban đêm

7.3.4 Áp lực gió

Thông qua tốc độ gió và tốc độ gió cho phép ta tìm được áp lực gió tác dụng lên công trình hoặc tàu bè đậu trên bến và các phương tiện bốc xếp hàng hoá Áp lực gió được tính theo công thức thực nghiệm sau:

7.3.5 Gió biểu kiến

Khi đánh giá tác động của gió tới vận hành của tàu biển (phục vụ cho công tác thiết kế luồng lạch hoặc điều động tàu) thì phải xác định thông số gió có xét tới ảnh hưởng do tàu chuyển động Khi đó coi như trạm quan trắc đặt trên tàu đang chuyển động Gió đo

được trên tàu đang chạy gọi là gió biểu kiến

Theo Quy trình thiết kế kênh biển thì gió biểu kiến là tổng giữa véctơ gió thực và

véctơ vận tốc tàu lấy theo hướng ngược lại

7.4 Bão

Bão là một cơn gió xoáy rất mạnh, trung tâm khí áp thấp, vành ngoài khí áp cao, chênh lệch khí áp ở trung tâm đặc biệt lớn làm cho không khí từ miền khí áp cao liên tục thổi vào trung tâm rất mạnh thành hình xoáy ốc đi lên

Bão đi qua nơi nào đó thì gây cho nơi đó chế độ khí áp biến đổi đột ngột Khi bão đến gần thì khí áp giảm đi rất nhanh Bão đi qua khí áp lại tăng lên một cách đột ngột, vì khí áp thay đổi đột ngột nên tốc độ gió cũng thay đổi đột ngột theo Bão thường phát sinh ở các vùng biển nhiệt đới, hơi nước rất nhiều vì vậy bão thường mang theo mây và mưa Miền Bắc nước ta bão thường xảy ra vào tháng 5 –10, nhiều nhất vào tháng 8,9,10 Miền Trung bão từ tháng 9 –12

7.5 Độ ẩm không khí

Do bức xạ mặt trời, nước từ mặt nước bốc hơi vào khí quyển Độ ẩm của không khí chỉ mật độ hơi nước có trong khí quyển, có nhiều cách biểu thị độ ẩm không khí, một số cách thường dùng là :

7.5.1 Độ ẩm tuyệt đối

Trang 7

Chương 7 Các đặc trưng khí tượng chủ yếu

Là lượng hơi nước chứa trong một đơn vị thể tích không khí Đơn vị : g/cm3; g/m3 Đo lượng hơi nước này rất khó, trong thực tế để biểu thị độ ẩm tuyệt đối dùng áp suất hơi nước

7.5.2 Áp suất hơi nước

Là áp lưc do hơi nước tác dụng lên một đơn vị diện tích Đơn vị đo : mmHg, mb

Khả năng chứa hơi nước của không khí ở nhiệt độ nào đó có giới hạn nhất định Không khí ở trạng thái giới hạn đó gọi là không khí bão hoà hơi nước Nếu tiếp tuc thêm hơi nước vào không khí bão hoà hơi nước thì nước sẽ ngưng tụ lại Áp suất hơi nước đạt cực đại gọi là áp suất hơi nước bão hoà (E) và là hằng số tại nhiệt độ đang xét

7.5.3 Độ ẩm tương đối (R %)

Là tỷ số % giữa áp suất hơi nước thực tế e và áp suất hơi nước bão hoà E ở cùng một nhiệt độ đang xét

7.5.4 Độ sai kém (độ hụt) bão hoà

Là độ chênh giữa áp suất hơi nước bão hoà E và áp suất hơi nước thực tế e

7.6 Mưa

Mưa là một đặc trưng khí tượng quan trọng, có ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu, chế độ thuỷ văn và các yếu tố khí tượng khác

7.6.1 Nguyên nhân gây ra mưa

Vì một nguyên nhân nào đó không khí lạnh đi xuống dưới điểm sương, hơi nước trong không khí đạt trạng thái quá bão hoà, nhờ các hạt nhân ngưng kết (là các hạt rắn nhỏ, háo nước như tinh thể nước đá, khói bụi công nghiệp, tro bụi cháy rừng…), phần hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ lại thành giọt và rơi xuống dưới tác dụng của trọng lực

Nguyên nhân chủ yếu để nhiệt độ không khí hạ thấp xuống dưới điểm sương là việc giảm động lực của các khối khí Có thể phân chia thành các nguyên nhân gây lạnh như sau:

-Lạnh vì hỗn hợp: một khí đoàn nóng ẩm và một khí đoàn lạnh khô gặp nhau sẽ hỗn

hợp lại thành khí đoàn mới có nhiệt độ thấp hơn và bị lạnh đi

-Lạnh vì tiếp xúc hoặc bức xạ: một khí đoàn nóng ẩm đi qua hoặc tiếp xúc với một

mặt đệm lạnh hơn sẽ bị lạnh đi do truyền nhiệt sang mặt đệm

-Lạnh vì động lực: một khí đoàn chuyển động lên cao sẽ bị giãn nở Quá trình giãn

nở sinh công, năng lượng sinh công lấy từ năng lượng nội tại của khí đoàn, nên khí đoàn sẽ bị mất năng lượng và bị lạnh đi

7.6.2 Phân loại mưa

Tuỳ theo nguyên nhân gây lạnh mà chia các loại mưa sau :

Trang 8

a Mưa đối lưu

Về mựa hố, mặt đệm bị đốt núng và lớp khụng khớ ẩm sỏt mặt đất bị đốt núng, bốc lờn cao Đồng thời khụng khớ chuyển động từ trờn cao xuống chiếm chỗ tạo thành luồng đối lưu Khối khụng khớ ẩm, núng bốc lờn cao lạnh đi vỡ động lực giảm tạo nờn mưa, gọi là mưa đối lưu Mưa loại này cú cường độ lớn, diện mưa khụng rộng, thời gian khụng dài lắm và kốm theo sấm sột

b Mưa địa hỡnh

Khối khụng khớ ẩm trờn đường đi gặp nỳi cao, trườn lờn và giảm nhiệt động lực tạo thành mưa gọi là mưa địa hỡnh Mưa loại này thường cú lượng nước lớn, thời gian mưa kộo dài (suốt cả mựa giú) Mưa địa hỡnh xảy ra ở sườn nỳi đún giú, sườn bờn kia rất ớt mưa Khớ đoàn núng ẩm sau khi qua nỳi sẽ mất hơi nước và trở nờn rất khụ và núng

Miền Trung nước ta cú dóy Trường Sơn là đặc trưng cho loại mưa này

Mặt đệm

Núi caoK.khí nóng ẩm

Hỡnh 7.3 Mưa động lực và mưa địa hỡnh

c Mưa Frụng

Khi 2 khớ đoàn núng và lạnh gặp nhau, khớ đoàn núng luụn cú xu thế bị đẩy lờn cao, tại mặt front sẽ cú cỏc quỏ trỡnh lạnh vỡ tiếp xỳc, lạnh vỡ động lực và lạnh vỡ hỗn hợp, gõy ra mưa lớn kộo dài

Nếu khớ đoàn núng đi tới gặp khớ đoàn lạnh sẽ bị trượt lờn trờn khớ đoàn lạnh và bốc lờn cao, lỳc đú cú mưa front núng

Nếu khớ đoàn lạnh đi tới gặp khớ đoàn núng sẽ đẩy khớ đoàn núng lờn cao, gõy ra mưa front lạnh

K.khí nóng

Mặt frông

Mặt đệmK.khí lạnh

Mặt đệm2

Mặt frông

K.khí lạnh

K.khí nóngkm

Hỡnh 7.4 Mưa frụng núng và frụng lạnh

d Mưa bóo :

Trang 9

Chương 7 Các đặc trưng khí tượng chủ yếu

Khi bão di chuyển, sự chênh khí áp sẽ hút không khí nóng ở dưới thấp lên cao, gây sự lạnh đi vì động lực và gây ra mưa Mưa bão có cường độ rất lớn, phạm vi rộng, kéo dài tới vài ngày

M¾t b∙o

Hình 7.5 Mưa bão

7.6.3 Một số đặc trưng của mưa :

Các đặc trưng của mưa là lượng mưa và cường độ mưa 7.6.3.1 Lượng mưa

Lượng mưa là chiều dày của lớp nước mưa rơi trực tiếp xuống mặt đất, tính bằng mm

Để xác định lượng mưa tại một khu vực người ta bố trí các trạm đo mưa, dùng máy đo tự ghi hay thùng đo mưa Thiết bị đo hoạt động dựa trên việc dâng lên của phao trong thùng chứa nước mưa Dưới đây là một số phương pháp dùng để tính lượng mưa trung bình trên một khu vực:

b Phương pháp đa giác Thiessen:

Nối các trạm đo mưa trên lưu vực thành các tam giác, vẽ đường trung trực của các tam giác đó Các đường trung trực này cùng với đường phân nước của lưu vực tạo thành các đa giác

Trang 10

Hình 7.6 Phương pháp đa giác Thiesen

Lượng mưa của trạm đo mưa nằm trong mỗi đa giác đại diện cho lượng mưa phần lưu vực do đa giác đó khống chế

Lượng mưa trung bình tính bằng:

d - độ thiếu hụt bão hoà trung bình tháng (mmHg);

Ngày đăng: 17/10/2012, 15:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN