Câu 1: (1 điểm) Một nguyên tử X có tổng số hạt là 46. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Tìm tên nguyên tử X. Vẽ sơ đồ cấu tạo của nguyên tử X Câu 2: (2 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau: a) MxOy + HNO3 M(NO3)n + NO + H2O b) Na2O + H2O + Al2(SO4)3 Na2SO4 + Al(OH)3 c) CnH2n8 + O2 CO2 + H2O d) FexOy + CO Fe + CO2 Câu 3: (2 điểm) Nung hoàn toàn 15,15 gam chất rắn A thu được chất rắn B và 1,68 lít khí oxi (ở đktc). Trong hợp chất B có thành phần % khối lượng các nguyên tố: 37,65% oxi, 16,47% nitơ còn lại là kali. Xác định công thức hóa học của B và A. Biết rằng công thức đơn giản nhất chính là công thức hóa học của A, B. Câu 4: (1 điểm) Hoà tan hoàn toàn 9,6 gam một kim loại X có hoá trị II bằng dung dịch HCl vừa đủ. Khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí (ở đktc). a. Xác định kim loại X. b. Tính thể tích dung dịch HCl 1M cần dùng cho phản ứng trên. Câu 5: (1,5 điểm) Nung 400gam đá vôi chứa 90% CaCO3 phần còn lại là đá trơ. Sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y a. Tính khối lượng chất rắn X biết hiệu suất phân huỷ CaCO3 là 75% b. Tính % khối lượng CaO trong chất rắn X và thể tích khí Y thu được (ở đktc) Câu 6: (1 điểm) Cho hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào dung dịch A chứa 2 mol HCl . a)Nếu khối lượng hỗn hợp X là 37,2 gam , chứng minh rằng hỗn hợp X tan hết . b)Nếu khối lượng hỗn hợp X là 74,4 gam thì hỗn hợp X có tan hết không ? Câu 7: (1,5 điểm) Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric sau phản ứng thu được 5,6 lít khí ở (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; Mg = 24; Al = 27; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Ca = 40.