1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sự độc lập của thẩm phán, hội thẩm nhân dân

18 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 32,97 KB

Nội dung

Một trong các đặc trưng cơ bản, đồng thời cũng là một điều kiện tiên quyết của nhà nước pháp quyền là “tư pháp độc lập”. Nếu không có tư pháp độc lập thì không thể nói đến nhà nước pháp quyền. Nguyên tắc 1 của các nguyên tắc Bangalore về hành xử tư pháp nêu rõ: “Độc lập tư pháp là điều kiện tiên quyết của nguyên tắc pháp quyền và là một sự đảm bảo cơ bản của nguyên tắc xét xử công bằng”. Chỉ khi có độc lập thì tư pháp mới thực hiện được chức năng quan trọng là bảo vệ pháp luật, duy trì công lý, bảo đảm công bằng, các quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Tầm quan trọng của tư pháp độc lập từ lâu đã được ghi nhận trong luật quốc tế. Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945 đã khẳng định quyết tâm của các qốc gia trong việc xây dựng các điều kiện để công lý có thể được duy trì – tức hàm ý về tính độc lập của tòa án. Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế năm 1948 (UDHR) ghi nhận, mọi người đều có “quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập và khách quan” (Điều 10). Công ướng về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) không những ghi nhận mọi người có “quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật” (khoản 1 Điều 14), mà còn ghi nhận “quyền được xét xử ngay mà không bị trì hoãn vô lý” (khoản 3 Điều 14). Nội hàm của tư pháp độc lập bao gồm nhiều yếu tố như: thiết chế độc lập, thẩm phán độc lập, ra phán quyết độc lập, hành chính và ngân sách độc lập… Những yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Sự thiếu vắng của một yếu tố sẽ có ảnh hưởng đến các yếu tố còn lại cũng như đến tính độc lập của tư pháp nói chung. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung đề cập đến tính độc lập của thẩm phán và hội thẩm nhân dân (htnd) trong hoạt động xét xử. Trong luật nhân quyền quốc tế, tư pháp độc lập là một nguyên tắc quan trọng nhằm bảo vệ các quyền con người được ghi nhận trong nhiều văn kiện, nhưng tập trung nhất là trong “Những nguyên tắc cơ bản về độc lập tư pháp”. Văn kiện này xác định những yếu tố nhằm đảm bảo tính độc lập của tòa án và thẩm phán như sau:

Ngày đăng: 08/04/2018, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w