Cậu bé khuyết tật với 50 tấm huy chương của nghị lực Lòng đam mê và sự cần cù học tập, rèn luyện đã giúp Giang vượt qua mặc cảm và tự khẳng định mình. Từ những ngày đầu bước vào cấp ba, Giang đã phát hiện mình có năng khiếu, đam mê các hoạt động thể thao, nhất là các môn điền kinh, đẩy tạ. Cậu bé khuyết tật với 50 tấm huy chương của nghị lực 5 tuổi đầu, bom mìn đã cuớp đi một cánh tay trái, mắt phải và đứa em thân yêu của Giang. Từ một đứa trẻ lành lặn, Giang trở thành một cậu bé khuyết tật. 16 năm sau, chính cậu bé khuyệt tật năm nào đã vượt lên chính mình, đem vinh quang về cho gia đình, cho hội người khuyết tật tỉnh Quảng Trị, 50 huy chương mà Giang dành được từ năm 2003 đến nay ở các giải thể thao trong nước và khu vực chứng tỏ nghị lực phấn đấu không ngừng của tinh thần "tàn nhưng không phế". Đến Chi hội người khuyết tật thị xã Quảng Trị, các hội viên luôn nhắc đến cậu bé Nguyễn Thành Giang bằng sự cảm thông và thán phục. Lòng đam mê và sự cần cù học tập, rèn luyện đã giúp Giang vượt qua mặc cảm và tự khẳng định mình. Từ những ngày đầu bước vào cấp ba, Giang đã phát hiện mình có năng khiếu, đam mê các hoạt động thể thao, nhất là các môn điền kinh, đẩy tạ. Được thầy cô hướng dẫn, bạn bè động viên tập luyện, Giang đã dành Huy chương Bạc môn Điền kinh tại giải thể thao người khuyết tật do tỉnh Quảng Trị tổ chức vào năm 2003. Thành tích đầu tiên đến với cậu bé khuyết tật Nguyễn Thành Giang là một sự động viên lớn, là bàn đạp để em tiếp tục khẳng định những thành tích thể thao sau này. Năm 2004, Giang được gọi vào đội tuyển của tỉnh để tập luyện chuẩn bị cho giải quốc gia, em đã giành Huy chương Đồng trong môn chạy 100m. Thành tích thể thao đầu đời của Giang bắt đầu từ môn điền kinh, nhưng thành tích cao nhất, những tấm huy chương vàng của Giang hôm nay lại thuộc về các môn ném lao, đẩy tạ và ném đĩa. Cơ duyên ấy bắt đầu từ một ngày đầu năm 2004 khi Giang gặp chú Nguyễn Thành Tiên(Chú Tiên vừa là thương binh đặc biệt, vừa là vận động viên khuyết tật thị xã Quảng Trị). Từ đó Giang bắt đầu chuyển sang tập luyện đẩy tạ, ném lao và ném đĩa. Kết quả của những tháng ngày miệt mài tập luyện gian khổ những môn mới này là em đạt 3 huy chương vàng quốc gia vào năm 2005, 3 huy chương đồng tại Paragames 23 tổ chức tại Philippin trong các môn ném lao và đẩy tạ. Liên tục trong 2 năm 2006, 2007 mỗi năm Giang đều giành được 3 Huy chương Vàng ở ném lao, đẩy tạ và ném đĩa trong giải thi đấu quốc gia. Năm 2008, trong giải thể thao quốc gia tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, Giang tiếp tục giành thêm 2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc. Mục đích cao nhất mà Giang phấn đấu đạt tới trong Paragames 24 sắp tới là giành huy chương vàng trên những môn sở trường của mình. 5 năm, bằng tất cả lòng quyết tâm và phấn đấu, một cậu bé khuyết tật đã đem về 50 tấm huy chương thể thao các loại ở các giải đấu trong tỉnh, trong nước và khu vực. Thành tích của Giang phần nào chứng minh bản lĩnh của cậu bé khuyết tật "tàn nhưng không phế". Căn nhà nhỏ nằm cạnh bên cầu Thạch Hãn, thị xã Quảng Trị là tổ ấm nuôi dưỡng tài năng thể thao Nguyễn Thành Giang lớn khôn. Sau những ngày tập luyện chuẩn bị cho các giải đấu, trở về gia đình em là một đứa con ngoan, hiếu thảo. Học xong 12, Giang học nghề cơ khí, hiện em đang làm thợ tại một xưởng cơ khí ở Ái Tử (thu nhập 1,2 triệu đồng/ tháng). Ba Giang làm nghề lái xe nên vắng nhà thường xuyên, mẹ mở thêm quán bún nhỏ nên cũng bận rộn suốt ngày, 2 em của Giang còn nhỏ. Thương mẹ tần tảo sớm hôm, thời gian rỗi, Giang thay mẹ quán xuyến mọi việc nhà, phụ mẹ bán quán, bày vẽ thêm cho các em học hành. Giang nhớ lại những ngày thơ bé cùng với nỗi mặc cảm khuyết tật của mình. Để đạt được những thành tích hôm nay, em phải trải qua những ngày miệt mài tập luyện, Giang cho biết thêm: " Đối với những vận động viên khuyết tật như chúng em, việc tập luyện các môn thể thao gặp rất nhiều khó khăn. Mất đi một bộ phận trên cơ thể đồng nghĩa với việc mất đi sự cân bằng tự nhiên vốn có. Muốn thành công trước hết tự thân mỗi vận động viên phải tạo dựng được sự cân bằng tự nhiên như người bình thường". Nhớ lại những ngày đầu bước vào luyện tập, vết thương trên cơ thể, trên cánh tay và mắt cứ nhói đau mỗi lúc đêm về, hôm sau Giang lại gượng dậy để tiếp tục tập luyện. Giang ước mơ sau này sẽ được đi học một lớp đào tạo huấn luyện viên, rồi trở về tập luyện, hướng dẫn cho những người cùng cảnh ngộ, vì với em: "Thể thao không đơn giản là tập luyện để thi đấu, rèn luyện thể thao còn rất tốt cho sức khỏe, là sân chơi đặc biệt để những người khuyết tật xua tan mặc cảm, có thêm niềm tin vào cuộc sống". Là hội viên Hội người khuyết tật của thị xã Quảng Trị, Giang luôn gương mẫu, hăng hái tham gia các hoạt động của hội, tận tình và khuyến khích các hội viên luyện tập thể thao. "Mặc dù khuyết tật nhưng Giang luôn thể hiện là một thanh niên bản lĩnh, yêu đời, biết vượt qua tật nguyền để rèn luyện thể dục, thể thao, biết tự hoàn thiện mình bằng chính nghị lực phấn đấu của bản thân, sống hết mình vì tập thể, vì chi hội", ông Nguyễn Quang Tân- Chi hội trưởng Hội thể thao người khuyết tật thị xã Quảng Trị nhận xét. Sống hòa đồng cùng mọi người, đạt những thành tích cao trong thể thao, tìm được công việc phù hợp, giờ đây đối với Giang, mất đi cánh tay, đôi mắt không lành lặn như mọi người không còn trở ngại nữa, em đã làm được tất cả những gì mà một người bình thường có thể làm được, chính em đã chiến thắng bản thân bằng ý chí, nghị lực của mình. . Giang đều giành được 3 Huy chương Vàng ở ném lao, đẩy tạ và ném đĩa trong giải thi đấu quốc gia. Năm 2008, trong giải thể thao quốc gia tổ chức tại thành phố. người cùng cảnh ngộ, vì với em: "Thể thao không đơn giản là tập luyện để thi đấu, rèn luyện thể thao còn rất tốt cho sức khỏe, là sân chơi đặc biệt để