CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀĐÁPÁNĐỊA LÍ 6 Câu 1: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta phải dựa vào đâu ? Đáp án: -Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta phải dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. -Theo quy ước, phần chính giữa bản đồ là trung tâm, phía trên kinh tuyến chỉ hướng bắc, phía dưỡi chỉ hướng nam, đầu bên phải vĩ tuyến chỉ hướng đông, bên trái chỉ hướng tây. Câu 2: Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì ? Đáp án: -Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa. -Tỉ lệ bản đồ càng lớn tjif mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao. Câu 3: Thế nào gọi là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm ? Đáp án: -Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. -Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (xích đạo). -Tọa độ địa lí: kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là tọa độ địa lí. Câu 4: Hãy vẽ một hình tròn tương ứng cho trái đất và trên đó: Cực bắc, cực nam, đường xích đạo, nữa cầu bắc, nữa cầu nam ? Đáp án: Cực Bắc Nữa cầu Bắc XÍCH ĐẠO Nữa cầu Nam Cực Nam Câu 5: Hãy cho biết hình dạng, kích thước của trái đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến ? Đáp án: -Hình dạng: Trái đất có dạng hình cầu. Quả địa là mô hình thu nhỏ của trái đất. -Kích thước tổng diện tích của trái đất là 510 km 2 . -Trên quả địa cầu có vẽ hệ thống kinh, vĩ tuyến: +Kinh tuyến 360 đường. +Vĩ tuyến 181 đường. -Các kinh, vĩ tuyến gốc điều ghi số 0 0 : +Kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-nysl ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (Anh). +Vĩ tuyến gốc chính là đường xích đạo. Câu 6: Cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp ? Nêu đặc điểm của mỗi lớp ? Đáp án: -Cấu tạo bên trong của trái đất gồm 3 lớp: +Lớp ngoài cùng là vỏ trái đất. +Ở giữa là lớp trung gian. +Trong cùng là lõi. -Lớp vỏ trái đất dày từ 5- 70km, rắn chắc càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa chỉ tới 1000 0 c. -Lớp trung dày gần 3000km, từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 0 c đến 4700 0 c. -Lõi trái đất dày trên 3000km, lõng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 0 c. Câu 7:Tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau ? Đáp án: -Nội lực: là những lực sinh ra ở bên trong trái đất. -Ngoại lực: là những lực sinh ra ở bên ngoài trên bề mặt trái đất. -Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau chúng xảy ra đồng thời tạo nên địa hình bề mặt trái đất. Câu 8: Hãy trình bày sự phân độ núi theo độ cao ? Đáp án: -Núi là loại địa hình nổi lên rất cao trên mặt đất, thường có độ cao trên 500m so với mặt nước biển. -Núi gồm ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi, chân núi. -Căn cứ vào độ cao người ta chia ra các loại núi: +Thấp: dưới 1000m. +Trung bình: từ 1000m đến 2000m. +Cao: từ 2000m trở lên. Câu 9: Hãy cho biết trên thế giới có mấy lục địavà đại dương ? kể tên ? Đáp án: Trên thế giới có 6 lục địavà 4 đại dương: -Lục địa Á- Âu. -Lục địa Bắc Mĩ. -Lục địa Nam Mĩ. -Lục địa Phi. -Lục địa Ôxtrâylia. -Lục địa Nam Cực. -Thái Bình Dương. -Đại Tây Dương. -Bắc Băng Dương. -Ấn Độ Dương. Câu 10: Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng ? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu ? Đáp án: -Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng: +Tầng đối lưu. +Tầng bình lưu. +Các tầng cao của khí quyển. -Tầng đối lưu: là tầng không khí sát mặt đất, độ cao trung bình lên tới 16km. +Không khí tập trung ở khoảng 90%. +Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng là nơi sinh các hiện tượng: mây, mưa, sấm chớp… có ảnh hưởng rất lớn tới sự sống trên trái đất. +Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (100m giảm 0,6 0 c). Câu 11: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào ? Đáp án: -Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng, khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn luôn luôn thay đổi. -Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa phương trong nhiều năm, có tính quy luật. Câu 12: Dựa vào hình vẽ, hãy tính nhiệt độ trung bình ngày ? Đáp án: 5 giờ 13 giờ 21 giờ Câu 13: Dựa vào bảng số liệu dưới đây hãy tính: a/ Tính tổng lượng trong năm của Trường Sa. b/ Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa (6, 7, 8, 9, 10, 11, 12). c/ Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô (1, 2, 3, 4, 5). Lượng mưa của Trường Sa. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa (mm) 119,3 57,6 36,8 47 91,6 323,5 220,5 252,2 246,8 314 417,1 383,9 Đáp án: a/ Tổng lượng mưa 2510,3 mm. b/ Tổng lượng mưa các tháng mùa mưa 2158 mm. c/ Tổng lượng mưa các tháng mùa khô 352,3 mm. Câu 14: Khí áp là gì? trên bề mặt trái đất có các đai khí áp napf nằm ở vĩ độ bao nhiêu ? Đáp án: -Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất. -Khí áp được phân bố trên bề mặt trái đất thành các đai khí áp cao (C), và khí áp thấp (T), từ xích đạo lên hai cực. +Các đai khí áp cao (C): vĩ độ 30 o , 90 0 . +Các đai khí áp thấp (T): vĩ độ 0 0 , 60 0 . 0 C 40 30 20 10 0 -10 -20 -30 0 C 40 30 20 10 0 -10 -20 -30 0 C 40 30 20 10 0 -10 -20 -30 Câu 15:Gió là gì ? cho biết có những hoàn lưu khí quyển nào ? Đáp án: -Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp. -Hoàn lưu khí quyển là các hệ thống vòng tròn do sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và khí áp thấp tạo thành. -Gió tín phong là loại gió thổi từ các đai khí áp cao về các đai khí áp thấp xích đạo. -Gió Tây Ôn Đới: là loại gió thổi từ các đai cao áp ở chí tuyến đến các đai áp thấp ở khoảng vĩ độ 60 0 . Gió tín phong và gió Tây Ôn Đới là các loại gió thổi thường xuyên trên trái đất, tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên trái đất. Câu 16: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Lượng mưa trong năm ở đây là bao nhiêu? Đáp án: -Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Mùa đông nhiệt độ giảm đi đôi chút. -Gốc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm trên lệch nhau ít. -Gió thường xuyên thổi là gió tín phong. -Lượng mưa trung bình trong năm đạt từ 1000 mm đến trên 2000 mm. Câu 17: Vì sao độ muối của các biển và đại dương không giống nhau ? Đáp án: -Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 35 0 / 00 (biển Việt Nam là 33 0 / 00 , biển Hồng Hải 41 0 / 00 …). -Độ muối của nước trong các biển không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. Câu 18: Đất gồm có những thành phần nào ? Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng? Đáp án: -Đất gồm có 2 thành phần chính: Thành phần khoáng và thành phần hữu cơ. + Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau (có nguồn gốc từ các sản phẩm phong hóa đá ). +Thành phần hữu cơ có nguồn gốc từ xác động, thực vật bị biến đổi do các chất vi sinh vật và các động vật trong đất tạo thành chất mùn. Chất mùn là nguồn thức ăn dồi dào cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn tại và phát triển. -Ngoài hai thành phần chính trong đất cón có nước và không khí. Hai thành phần này tồn tại trong các khe hỏng và các hạt khoáng. -Độ phì của đất là khả năng cung cấp cho thực vật: nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác để thực sinh trưởng và phát triển. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của đất. Câu 19: Tại sao lại nói rằng sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật ? Đáp án: -Vì động vật và thực có mối quan hệ chặt chẻ với nhau, bởi có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt. -Vì vậy, các loài động vật ăn cỏ vàăn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường thực vật nhất định và sự phân bố thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật. Câu 20: Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên trái đất như thế nào ? Đáp án: -Con người có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố thực vật động vật trên trái đất. Con người mang những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác, mở rộng sự phân bố của chúng. -ví dụ: Người Âu đã đem cừu từ châu Âu sang nuôi ở đại lục Ô-x trây-li-a (thế kỉ XVIII), hoặc đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á. -Con người còn thu hạt nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật. Việc khia thác rừng bừa bãi đã làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đi nơi khác. -Chúng ta cần có những biện pháp tích cực để bảo vệ những vùng sinh sống của các loài động thực vật trên trái đất. CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀĐÁPÁNĐỊA LÍ 7 Câu 1: Mật độ dân số là gì ? Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây ? Tên nước Diện tích (km 2 ) Dân số (triệu người) Việt Nam 330991 78,7 Trung Quốc 9597000 1273,3 In-đô-nê-xi-a 1919000 206,1 Đáp án: -Mật độ dân số là: số cư dân trung bình sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ (đơn vị: người/km 2 ). -Việt Nam 78700000 : 330991 = 238 người/km 2 . -Trung Quốc 1273300000 : 9597000 = 133 người/km 2 . -In- đô-nê-xi-a 206100000 : 1919000 = 107,4 người/km 2 . Câu 2: Căn cứ vào đâu mà người chia dân cư trên thế giới ra thành các chủng tộc ? Các chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu ? Đáp án: -Căn cứ vào hình thái bên ngoài cơ thể như màu da, tóc, mũi, mắt. Các nhà khoa học đã chia dân cư thế giới thành ba chủng tộc chính. +Môn-gô- lô-it: Người da vàng, da màu vàng mũi thấp tóc đen sinh sống chủ yếu ở Châu Á. +Nê- grô- it: Người da đen, màu da sẫm, mũi to, tóc xoăn rậm chủ yếu sinh sống ở Châu Phi. +Ơ- rô-pê- ô- it: Người da trắng màu da sáng, mũi cao, chủ yếu là dân cư Châu Âu. Câu 3: Nêu những sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn ? Đáp án: -Quần cư nông thôn là dạng chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp trên đất canh tác đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước. Nhà cửa nằm rãi rác hay tập trung thành làng xóm, thôn bản … -Quần cư đô thị là dạng quần cư ở các đô thị mật độ dân số cao. Người dân chủ yếu làm việc trong công nghiệp, dịch vụ … nhà cửa tập trung thành quận, phường, khu phố với nhiều nhà cao tầng có đầy đủ tiện nghi như điện, nước … Câu 4: Môi trường đới nóng phân bố chủ yếu trong giới hạng của các vĩ tuyến nào ? Nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng ? Đáp án: -Đới nóng nằm ở khoảng giữa 30 0 Bắc và 30 0 Nam kéo dài liên tục thành một vành đai bao quanh trái đất. -Có 4 loại môi trường: +Môi trường xích đạo ẩm. +Môi trường nhiệt đới. +Môi trường nhiệt đới gió mùa. +Môi trường hoang mạc. Câu 5: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ? Đáp án: -Đặc điểm khí hậu: nóng quanh năm nhưng càng về gần hai chí tuyến sự trên lệch nhiệt độ trong năm càng lớn. Nhiệt độ trung bình trong năm trên 20 0 C và lượng mưa càng giảm dần. Một năm có một mùa khô và một mùa mưa. Lượng mưa trung bình trong năm là 500 mm đến 1500 mm chủ yếu tập trung vào mùa mưa. Câu 6: Nêu đặc điểm nổi bậc của khí hậu nhiệt đới gió mùa ? Đáp án: -Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bậc: Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường. Nhiệt độ trung bình trên 20 0 C. Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8 0 C. -Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm tập trung vào các tháng có gió mùa hạ và chiếm tới 70 % đến 95% lượng mưa cả năm (Sê-ra-pun-di có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới 12000 mm). Mùa khô mưa ít nhưng đủ cho cây cối phát triển. Câu 7: Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp ? Đáp án: -Thuận lợi: môi trường xích đạo ẩm có nhiệt độ và độ ẩm cao quanh năm, mưa nhiều, tạo điều kiện cho cây trồng có thể phát triển quanh năm rất thích hợp với các hoạt động nông nghiệp như trồng được nhiều loại cây, trồng được nhiều vụ trong năm kết hợp với chăn nuôi. -Khó khăn: khí hậu nóng quanh năm là môi trường tốt cho mầm bệnh phát triển gây hại cho cây trồng và vật nuôi. Mưa lớn dễ làm cho lớp đất mùn rữa trôi. Câu 8: Nêu những vấn đề về xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết ? Đáp án: -Do dân cư tập trung ngày một đông nên những vấn đề cần giải quyết ở các đô thị hiện nay là; +Thiếu chổ ở và thiếu các công trình công cộng. +Tỉ lệ thất nghiệp khá lớn nhưng lại thiếu lao động trẻ, có tay nghề cao. +Còn ít cây xanh, ảnh hưởng xấu đến môi trường. +Tai nạn và ùn tắc giao thông thường xảy ra vào các giờ cao điểm. Câu 9: Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trường ở La-Hay (Hà Lan) vào cuối năm 2000 thì các nước sau đây có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới : Hoa Kì: 20 tấn/ năm/ người. Pháp: 6 tấn/ năm/ người. Hãy thể hiện các số liệu trên bằng biểu đồ hình cột. Tính tổng lượng khí thải của từng nước nói trên trong năm 2000, cho biết số dân của các nước như sau: Pháp: 59330000 người. Hoa Kì: 281421000 người. Đáp án: Tấn 20 10 Quốc gia HK P Hoa Kì: 281421000 x 20 = 5628420000 tấn/ năm. Pháp: 59330000 x 6 = 355980000 tấn/năm. Câu 10: Lượng khí thải CO 2 (điôxit cacbon) là nguyên nhân chủ yếu làm cho Trái Đất nóng lên. Cho đến năm 1840, lượng CO 2 trong không khí luôn ổn định ở mức 275 phần triệu (viết tắt là 275 p.p.m). Từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp đến nay, lượng CO 2 trong không khí đã không ngừng tăng lên: Năm 1840: 275 phần triệu Năm 1957: 312 phần triệu Năm 1980: 335 phần triệu Năm 1997: 355 phần triệu Vẽ biểu đồ về sự gia tăng lượng CO 2 trong không khí từ năm 1840 đến năm 1997 và giải thích nguyên nhân của sự gia tăng đó. Đáp án: Phần triệu 400 300 200 100 Năm 1840 1957 1980 1997 -Nguyên nhân mà lượng CO 2 trong không khí đã không ngừng tăng lên từ 1840 – 1997 là do: - Các nhà máy công nghiệp, đời sống nhân dân được nâng cao sử dụng nhiều chất đốt nên thải ra khí CO 2 ngày càng nhiều. - Các phương tiện giao thông dùng nhiều nhiên liệu cũng thải ra một lượng lớn khí CO 2 . Câu 11: Những nguyên nhân xã hội nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của Châu Phi ? Đáp án: Gồm những nguyên nhân chính. -Bùng nổ dân số: Năm 2001 Châu Phi có hơn 818 triệu dân, chiếm 13,4% dân số thế giới. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới (2,4%). Bên cạnh đó hạn hán triền miên hàng chục triệu người bị nạn đói đe dọa. Đại dịch AIDS đe dọa sự phát triển kinh tế xã hội. -Xung đột tộc người: Châu Phi có nhiều tộc người với hàng nghìn thổ ngữ khác nhau. Thực dân Châu Âu đã dùng chính sách “chia để trị” đối với các quốc gia Châu Phi vàđể lại hậu quả cho nền kinh tế xã hội Châu Lục này. Câu 12: Nêu một số đặc điểm của công nghiệp và nông nghiệp của cộng hòa Nam Phi ? Đáp án: -Cộng hòa Nam Phi là nước xuất khẩu vàng nhiều nhất thế giới cùng với một số khoáng sản chủ yếu như Uranium, kim cương, Crôm. -Các ngành công nghiệp chính là khai thác khoáng sản luyện kim màu, cơ khí, hóa chất … -Nông nghiệp chủ yếu sản xuất để xuất khẩu. Sản phẩm nông nghiệp chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu của Nam Phi chủ yếu là hoa quả cận nhiệt đới, ngô … Câu 13: Trình bày đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ ? Đáp án: -Bắc Mĩ có ba bộ phận địa hình rõ rệt chạy dài theo phương kinh tuyến. -Phía tây là hệ thống núi Cooc- đi- e cao, đồ sộ, hiểm trở là một trong những miền núi lớn trên thế giới dài đến 9000 km, cao trung bình 3000m đến 4000m. Các dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. -Ở giữa là đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía Bắc và Tây Bắc thấp dần ở phía Nam và Đông Nam. -Phía Đông là dãy núi A- pa- lat. Đây là dãy núi cổ tương đối thấp, chứa nhiều than và sắt. Phần Bắc chỉ cao 400m đến 500m. Phần Nam cao 1000m đến 1500m. Câu 14: Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) có ý nghĩa gì với các nước Bắc Mĩ ? Đáp án: -Năm 1993, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được Hoa Kì, Ca- na –đa và Mê- hi-cô đã thông qua hình thành một khối kinh tế có tài nguyên phong phú nguồn nhân lực dồi dào và công nghệ hiện đại, nhằm cạnh tranh có hiệu quả hơn trên thị trường thế giới. Câu 15: So sánh đặc điểm địa hình Bắc Mĩ vàđịa hình Nam Mĩ ? Đáp án: -Địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ có: +Điểm giống nhau: gồm ba dạng địa hình chính, phân bố như nhau từ Tây sang Đông, núi trẻ, đồng bằng, núi già và cao nguyên. +Điểm khác nhau: Ở Bắc Mĩ có hệ thống núi Cooc- đi- e và sơn nguyên chiếm gần một nữa lục địa Bắc Mĩ trong khi ở Nam Mĩ, hệ thống An-đét cao và đồ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhiều so với hệ thống núi ở Bắc Mĩ. Câu 16: Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ? Đáp án: -Sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ là đại đa số nông dân bản địa sở hữu chưa tới 40% đất đai canh tác, trong khi chỉ 5% đại điền chủ và một số công ty nước ngoài chiếm tới trên 60% đất canh tác ở Trung và Nam Mĩ. Do đó sản xuất nông nghiệp của nhiều quốc gia đã bị lệ thuộc vào nước ngoài. Câu 17: Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-Len với các quần đảo còn lại trong Châu Đại Dương ? Đáp án: -Ô-xtrây-li-a và Niu Di-Len có nền kinh tế phát triển hơn cả. Trong nông nghiệp nổi tiếng về xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa. Trong công nghiệp rất phát triển là các ngành khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chế biến thực phẩm. -Các đảo Quốc là những nước đang phát triển. kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính là khoáng sản như là Phootphat, dầu mỏ, khí đốt, vàng… nông sản như ca cao, cà phê, chuối …, hải sản thì có cá ngừ, cá mập, ngọc trai …, gỗ. Trong công nghiệp ngành chế biến thực phẩm là phát triển nhất. Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước. Câu 18: Châu Âu có các loại địa hình chính nào ? sự phân bố của địa hình ra sao ? Đáp án: -Địa hình Châu Âu tương đối đơn giản, gồm ba loại địa hình được phân bố như sau -Đồng bằng kéo dài từ Tây sang Đông, chiểm 2/3 diện tích châu lục. -Núi già nằm ở phía Bắc và vùng trung tâm, với những đỉnh tròn, thấp, sườn thỏi. -Núi trẻ ở phía Nam với những đỉnh cao, nhọn bên cạnh những thung lũng sâu. Câu 19: Vì sao sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu đạt hiệu quả cao ? Đáp án: -Sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu đạt hiệu cao nhờ ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật và sự hỗ trợ của nông nghiệp, hình thánh các vùng chuyên môn khá cao, gắn chặt với công nghiệp chế biến. -Về chăn nuôi huy hoạch theo từng khu vực bò sữa, bò thịt. -Về trồng trọt thành lập các vùng chuyên trồng lúa mì, lúa mạch, củ cải đường… vùng chuyên trồng nho, cam ,tranh ôliu … Câu 20: Dựa vào bảng số liệu dưới đây: a/Tính thu nhập bình quân đầu người của mỗi nước ? b/Nêu nhận xét về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) và rút ra kết luận về nền kinh tế của các nước trong bảng ? Nước Dân số (triệu người) Tổng sản phẩm trong nước Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo khu vực kinh tế (%) Nông- lâm- ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Pháp 59,2 1294246 3,0 26,1 70,9 Đức 82,2 1872992 1,0 31,3 67,7 Ba Lan 38,6 157585 4,0 36,0 60,0 CH Séc 10,3 50777 4,0 41,5 54,5 Đáp án: Pháp: 21862 USD/người. Đức: 22786 USD/người. Ba Lan: 4083 USD/người. CH Séc: 4930 USD/người. Nhận xét: Tây và Trung Âu có nền kinh tế phát triển. Ở đây tập trung nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu của thế giới.Đây cũng là nơi có nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng như vùng Rua (Đức), nhiều hải cảng lớn. Nông nghiệp thâm canh phát triển đa dạng và có năng suất cao nhất Châu Âu. Các ngành dịch vụ phát triển mạnh, chiếm trên 2/3 tổng thu nhập quốc dân. Tây và Trung Âu là khu vực có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới . 3,0 26,1 70 ,9 Đức 82,2 1 872 992 1,0 31,3 67, 7 Ba Lan 38,6 1 575 85 4,0 36,0 60,0 CH Séc 10,3 5 077 7 4,0 41,5 54,5 Đáp án: Pháp: 21862 USD/người. Đức: 2 278 6. tích (km 2 ) Dân số (triệu người) Việt Nam 330991 78 ,7 Trung Quốc 95 970 00 1 273 ,3 In-đô-nê-xi-a 1919000 2 06,1 Đáp án: -Mật độ dân số là: số cư dân trung bình