1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn kỹ THUẬT điện ỨNG DỤNG PHẦN mềm PSSADEPT xác ĐỊNH PHƯƠNG THỨC vận HÀNH tối ưu CHO lưới PHÂN PHỐI 22KV (NINH KIỀU cần THƠ)

88 262 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Mục tiêu phát triển lưới truyền tải của EVN từ nay đến 2010 là xây dựng lưới truyền tải có khả năng truyền tải công suất lớn, đảm bảo tính an toàn và ổn định cao của hệ thống điện, đáp ứ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT

XÁC ĐỊNH PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH TỐI ƯU CHO LƯỚI PHÂN PHỐI 22KV

(NINH KIỀU-CẦN THƠ)

Ngành: Kỹ Thuật Điện – Khoá: 34

Tháng 05/2012

Trang 2

Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2012

PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỦA SINHVIÊN

NĂM HỌC : 2011 - 2012

1 Họ và tên sinh viên : Nguyễn Văn Tròn MSSV: 1081154

Ngành : Kỹ thuật điện Khoá : 34

2 Tên đề tài: Ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT xác định phương thức vận hành tối ưu cho lưới phân phối 22kV (Ninh Kiều-Cần Thơ)

3 Địa điểm thực hiện : Khoa Công Nghệ, Trường Đại học Cần Thơ

4 Tên và họ của cán bộ hướng dẫn: Phan Trọng Nghĩa

5 Mục tiêu của đề tài : Có thể ứng dụng được phần mềm PSS/ADEPT vào

thực tế

6 Các nội dung chính và giới hạn của đề tài :

Chương 1: Hệ thống điện Việt Nam Chương 2: Hệ thống lưới phân phối quận Ninh Kiều TP.Cần Thơ Chương 3: Phần mềm PSS/ADEPT

Chương 4: Xác định điểm dừng tối ưu cho hệ thống lưới 22kV Q.Ninh Kiều TP.Cần Thơ

Chương 5: Kết luận

7 Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài : Cán bộ hướng dẫn

8 Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài: 350.000 đồng

Phan Trọng nghĩa Nguyễn Văn Tròn

Trang 3

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1 Cán bộ hướng dẫn: Phan Trọng Nghĩa

2 Tên đề tài: Ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT xác định phương thức vận hành tối

ưu cho lưới phân phối 22kV (Ninh Kiều-Cần Thơ)

3 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Tròn (MSSV: 1081154)

4 Lớp: Kỹ Thuật Điện 3 – K34

5 Nội dung nhận xét:

a) Nhận xét về hình thức của LVTN

b) Nhận xét về nội dung của LVTN

* Các nội dung và công việc đã đạt được:

* Những vấn đề còn hạn chế:

c) Kết luận và đề nghị:

6 Điểm đánh giá:

Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2012

Cán bộ hướng dẫn

Phan Trọng Nghĩa

Trang 4

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN 1

1 Cán bộ phản biện 1: Lê Vĩnh Trường

2 Tên đề tài: Ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT xác định phương thức vận hành tối

ưu cho lưới phân phối 22kV (Ninh Kiều-Cần Thơ)

3 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Tròn (MSSV: 1081154)

4 Lớp: Kỹ Thuật Điện 3 – K34

5 Nội dung nhận xét:

a) Nhận xét về hình thức của LVTN

b) Nhận xét về nội dung của LVTN

* Các nội dung và công việc đã đạt được:

* Những vấn đề còn hạn chế:

c) Kết luận và đề nghị:

6 Điểm đánh giá:

Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2012

Cán bộ chấm phản biện 1

Lê Vĩnh Trường

Trang 5

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN 2

1 Cán bộ phản biện 2: Trần Anh Nguyện

2 Tên đề tài: Ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT xác định phương thức vận hành tối

ưu cho lưới phân phối 22kV (Ninh Kiều-Cần Thơ)

3 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Tròn (MSSV: 1081154)

4 Lớp: Kỹ Thuật Điện 3 – K34

5 Nội dung nhận xét:

a) Nhận xét về hình thức của LVTN

b) Nhận xét về nội dung của LVTN

* Các nội dung và công việc đã đạt được:

* Những vấn đề còn hạn chế:

c) Kết luận và đề nghị:

6 Điểm đánh giá:

Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2012

Cán bộ chấm phản biện 2

Trần Anh Nguyện

Trang 6

Trước hết em xin chân thành cám ơn thầy Phan Trọng Nghĩa Mặc dù thầy rất bận rộn và có nhiều công chuyện nhưng thầy đã tận tình hướng dẫn, cung cấp những tài liệu vô cùng quí giá và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn

Xin chân thành cám ơn quí thầy cô đã giảng dạy nhiệt tình và truyền đạt cho em những kiến thức quí báu Nhờ những kiến thức quí báu đó và sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn mà em mới có thể hoàn thành tốt bài luận văn này

Xin chân thành cảm ơn các anh chị, bạn bè lớp kỹ thuật điện( tại trường đại học cần thơ) đã giúp đõ em trong suốt quá trình học tập cũng như cuộc sống

Cần Thơ, ngày 11 tháng 05 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Tròn

Trang 7

Vấn đề năng lượng điện được đặt lên hàng đầu đối với tất cả các quốc gia Vì vấn đề này liên quan trực tiếp tới mức sống, tới sự tồn tại và phát triển của một đất nước Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nên nhu cầu điện ngày càng tăng cao, sự phát triển của phụ tải càng lớn nên hệ thống lưới điện cũng phát triển theo Yêu cầu cung cấp điện liên tục cho khách hàng với chất lượng điện năng ngày càng cao.Hiện nay, điện năng được chuyển đến các hộ tiêu thụ, các xí nghiệp, nhà máy, khu vực công nghiệp,… thông qua dây dẫn và trạm biến áp bao giờ cũng có một tổn thất nhất định Lượng điện năng tổn thất này gây thiệt hại lớn cho sự phát triển nền kinh tế nước ta nói chung và Thành Phố Cần Thơ nói riêng Đề tài: “Ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT trong việc tính toán xác định phương thức vận hành tối ưu cho hệ thống lưới 22kv khu vực quận Ninh Kiều Thành Phố Cần Thơ” nhằm mục đích để tìm

ra phương pháp giải quyết và khắc phục những tổn thất đó với tổn thất nhỏ nhất có thể tiết kiệm được

Luận văn gồm 5 chương với các nội dung chính như sau:

Chương 1: Hệ thống điện Việt Nam

Chương 2: Hệ thống lưới phân phối quận Ninh Kiều Thành Phố Cần Thơ Chương 3: Phần mềm PSS/ADEPT

Chương 4: Phương thức vận hành tối ưu cho hệ thống lưới 22kV quận Ninh Kiều Thành Phố Cần Thơ

Chương 5: Kết luận Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu em rất tâm đắc với đề tài này Nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên em không tránh khỏi những sai sót trong tính toán và cách trình bày Em rất mong được sự thông cảm, sự chỉ dẫn và góp ý của quí thầy để luận văn hoàn thiện hơn

Xin chân thành cám ơn!

Trang 8

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM 1

1.1 Tổng quan về hệ thống điện Việt Nam 1

1.2 Lưới điện truyền tải 2

1.3 Lưới điện phân phối 3

1.3.1 Đặc điểm của lưới điện phân phối 3

1.3.2 Sự phát triển của lưới điện phân phối 4

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG LƯỚI PHÂN PHỐI QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ 5

2.1 Hệ thống lưới điện phân phối thành phố Cần Thơ 5

2.1.1 Giới thiệu tổng quan 5

2.1.2 Về nguồn điện 5

2.1.3 Về lưới điện 5

2.2 Hệ thống lưới phân phối quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ 7

CHƯƠNG 3: PHẦN MỀM PSS/ADEPT 9

3.1 Giới thiệu 9

3.1.1 PSS/ADEPT 5.0 là gì? 9

3.1.2 Những tính năng chính 10

3.1.2.1 Load Flow – Hỗ trợ các bài toán phân bố công suất: 10

3.1.2.2 Short Circuit – Hỗ trợ giải các bài toán ngắn mạch trên lưới phân phối: 10 3.1.2.3 Motor Starting Analysis (MSA) – Hỗ trợ phân tích sụt áp khi khởi động động cơ có công suất lớn trong hệ thống: 10

3.1.2.4 Tie Open Point Optimazation (TOPO) –Tính toán điểm dừng tối ưu: 10

3.1.2.5 Optimal Capacitor Placement (CAPO)- vị trí đặt tụ bù tối ưu (kinh tế ): 10 3.1.2.6 Protection And Coordination – Tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ trên hệ thống: 10

3.1.2.7 Harmonics – Phân tích ảnh hưởng sóng hài đến hệ thống phân phối: 11

3.1.2.8 Distribution Realiabiliy Analysis (DRA) – Tính toán độ tin cậy trên lưới điện: 11

3.2 Chu trình triển khai PSS/ADEPT 11

3.3 Thuật toán xác định phương thức vận hành tối ưu 32

3.3.1 Giới thiệu 32

3.3.2 Thiết đặt thông số kinh tế cho bài toán TOPO 33

3.3.3 Đặt các tùy chọn cho bài toán TOPO 33

3.3.4 Thuật toán Topo 34

CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH ĐIỂM DỪNG TỐI ƯU CHO HỆ THỐNG LƯỚI 22KV QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ 36

4.1 Xây dựng sơ đồ đơn tuyến Ninh Kiều khi vận hành hở: 36

4.1.1 Xuất tuyến 471CT: 36

4.1.2 Xuất tuyến 472CT 37

4.1.3 Xuất tuyến 473CT: 38

4.1.4 Xuất tuyến 474CT 39

4.1.5 Xuất tuyến 476CT 40

4.1.6 Xuất tuyến 477CT 41

4.1.7 Xuất tuyến 483CT 42

4.1.8 Xuất tuyến 475LH: 43

4.1.9 Xuất tuyến 477LH: 44

4.1.10 Xuất tuyến 479LH: 45

4.1.11 Xuất tuyến 473BT: 46

4.1.12 Xuất tuyến 473CN: 47

Trang 9

4.1.13 Xuất tuyến 473HP: 48

4.2 Xây dựng lưới 22kV quận Ninh Kiều TP Cần Thơ 49

4.2.1 Các thông số hình thành nên mạch kín cần phân tích: 49

4.2.1.1 Xuất tuyến 471CT: 49

4.2.1.2 Xuất tuyến 472CT: 50

4.2.1.3 Xuất tuyến 473CT: 51

4.2.1.4 Xuất tuyến 474CT: 53

4.2.1.5 Xuất tuyến 476CT: 53

4.2.1.6 Xuất tuyến 477CT: 54

4.2.1.7 Xuất tuyến 483CT: 55

4.2.1.8 Xuất tuyến 475LH: 56

4.2.1.9 Xuất tuyến 477LH: 57

4.2.1.10 Xuất tuyến 479LH: 57

4.2.1.11 Xuất tuyến 473BT: 58

4.2.1.12 Xuất tuyến 473CN: 58

4.2.1.13 Xuất tuyến 473HP: 59

4.2.2 Các Switch liên kết các xuất tuyến thành lập lưới 22kV quận Ninh Kiều 60

4.4 Thiết lập các thông số cho bài toán TOPO 63

4.4.1 Thiết lập các giá trị vào dây dẫn 63

4.4.2 Xác định thông số thuộc tính của lưới điện 65

4.4.3 Xác định thông số kinh tế của lưới điện Ninh Kiều 66

4.4.4 Nút nguồn (Source): 67

4.4.5 Thiết lập tải: 68

4.4.6 Tạo và nhập các giá trị vào thiết bị đóng cắt 69

4.5 Tổn thất trên mạng điện kín khi chưa áp dụng thuật toán topo và sau khi áp dụng thuật toán topo 70

4.5.1 Tổn thất trên mạng điện kín khi chưa áp dụng thuật toán Topo 70

4.5.2 Tổn thất trên mạng điện kín sau khi áp dụng thuật toán Topo 73

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 75

5.1 Đánh giá kết quả đạt được và ý nghĩa thực tiễn 75

5.1.1 Kết quả đạt được: 75

5.1.2 Ý nghĩa thực tiễn: 75

5.2 Hạn chế: 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 10

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1: Khối lượng lưới điện truyền tải dự kiến xây dựng theo từng giai đoạn 2

Bảng 3.1: Ý nghĩa các thông số của hộp thoại Network Properties 13

Bảng 3.2: Ý nghĩa các thông số của hộp thoại nguồn 16

Bảng 3.3: Ý nghĩa các thông số của hộp thoại tải tĩnh 18

Bảng 3.4: Ý nghĩa các thông số trong hộp thoại dây dẫn 20

Bảng 3.5: Ý nghĩa các thông số trong hộp thoại nút (thanh cái) 22

Bảng 3.6: Ý nghĩa các thông số trong hộp thoại thiết bị đóng ngắt 24

Bảng 4.1: Số liệu giá trị công suất năm 2010 của trạm Cần Thơ 62

Bảng 4.2: Các thông số thiết lập dây dẫn 64

Bảng 4.3: Các dữ liệu để xác định thông số kinh tế của lưới điện Ninh Kiều: 66

Bảng 4.4: Hệ số phụ tải: 68

Bảng 4.5: Tổn thất trên sơ đồ kín ở thời điểm cao điểm 70

Bảng 4.6: Tổn thất trên sơ đồ kín ở thời điểm thấp điểm 71

Trang 11

MỤC LỤC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ đơn tuyến lưới phân phối thành phố Cần Thơ 6

Hình 2.2: Sơ đồ đơn tuyến lưới phân phối quận Ninh Kiều 8

Hình 3.1: Giao diện chính của PSS/ADEPT 9

Hình 3.2: Thiết lập thông số mạng lưới 12

Hình 3.3: Hộp thoại Network Properties 13

Hình 3.4: Hộp thoại Network Economics 15

Hình 3.5: Thuộc tính và hộp thoại của nguồn 15

Hình 3.6: Thuộc tính và hộp thoại của nút tải tĩnh 17

Hình 3.7: Hộp thoại thuộc tính dây dẫn 19

Hình 3.8: Hộp thoại thuộc tính và mô hình nút (thanh cái) 22

Hình 3.9: Thuộc tính và mô hình thiết bị đóng ngắt 24

Hình 3.10: Hộp thoại option-Thẻ general: Các chọn lựa tổng quát cho các bài toán phân tích 26 Hình 3.11: Hộp thoại option-Thẻ load flow: Các chọn lựa cho các bài toán phân bố công suất 27

Hình 3.12: Hộp thoại option-Thẻ reports: Các chọn lựa cho phần lập báo cáo 27

Hình 3.13: Hộp thoại option-Thẻ TOPO: Các chọn lựa cho các bài toán xác định điểm dừng tối ưu 28

Hình 3.14: Xem hiển thị kết quả phân tích ngay trên sơ đồ 29

Hình 3.15: Xem kết quả tính toán trên của số progress view 30

Hình 3.16: Danh sách của menu Reports 31

Hình 3.17: Hộp thoại thiết đặt thông số cho TOPO 33

Hình 3.18: Bài toán topo 34

Hình 3.19: Thuật toán xác định điểm mở tối ưu 35

Hình 4.1: Sơ đồ đơn tuyến xuất tuyến 471CT 36

Hình 4.2: Sơ đồ đơn tuyến xuất tuyến 472CT 37

Hình 4.3: Sơ đồ đơn tuyến xuất tuyến 473CT 38

Hình 4.4: Sơ đồ đơn tuyến xuất tuyến 474CT 39

Hình 4.5: Sơ đồ đơn tuyến xuất tuyến 476CT 40

Hình 4.6: Sơ đồ đơn tuyến xuất tuyến 477CT 41

Hình 4.7: Sơ đồ đơn tuyến xuất tuyến 483CT 42

Hình 4.8: Sơ đồ đơn tuyến xuất tuyến 475LH 43

Hình 4.9: Sơ đồ đơn tuyến xuất tuyến 477LH 44

Hình 4.10: Sơ đồ đơn tuyến xuất tuyến 479LH 45

Hình 4.11: Sơ đồ đơn tuyến 473BT 46

Hình 4.12: Sơ đồ đơn tuyến 473CN 47

Hình 4.13: Sơ đồ đơn tuyến 473HP 48

Hình 4.14 : Tổng hợp sơ đồ lưới 22kV quận Ninh Kiều 61

Hình 4.15: Đồ thị phụ tải năm 2010 của trạm 110/22kV- Cần Thơ 62

Hình 4.16: Thông số thiết lập dây AC185mm2 63

Hình 4.17: Thông số thiết lập dây CXV240mm2 64

Hình 4.18: Các giá trị công suất cơ bản, điện áp và tần số 65

Hình 4.19: Hộp thoại thiết lập Ecomonics 66

Hình 4.20: Nhập thông số nút nguồn 67

Hình 4.21: Nhập các giá trị tải 68

Hình 4.22: Thuộc tính và mô hình thiết bị đóng ngắt 69

Trang 12

CHƯƠNG 1

HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM

1.1 Tổng quan về hệ thống điện Việt Nam

Hệ thống điện là một hệ thống bao gồm các nhà máy điện, các trạm biến áp, các đường dây tải điện, các trạm phân phối, và các phần tử khác được nối liền với nhau thành hệ thống Nhiệm vụ cơ bản của HTĐ là sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng đáp ứng nhu cầu của phụ tải ( số lượng, chất lượng và độ tin cậy) với giá thành thấp nhất

Từ năm 1954, điện mới được sử dụng rộng rãi hơn và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước Thời kỳ 1961-1965, ở miền bắc công suất đặt tăng bình quân 20% hàng năm Cùng với một số nhà máy điện được xây dựng dưới sự giúp đỡ của các nước XHCN mạng lưới điện 35kV, rồi 110kV đã được xây dựng, nối liền các nhà máy điện và các trung tâm phụ tải, hình thành nên HTĐ non trẻ của Việt Nam Thời kỳ 10 năm (1955-1965), ở miền bắc, mức tăng công suất đặt trung bình là 15% Trong giai đoạn (1966-1975) do chiến tranh phá hoại ác liệt nên mức tăng công suất đặt tăng bình quân chỉ đạt 2,6%/năm

Giai đoạn 1975-1994, HTĐ được phát triển mạnh với việc đưa vào vận hành một

số nhà máy lớn với công nghệ tiên tiến như Nhiệt Điện Phả Lại (440MW), Thủy Điện Trị An (420MW) và đặc biệt là Thủy Điện Hòa Bình (1920MW)… và đồng bộ với các nguồn phát điện, hệ thống lưới điện được phát triển rộng khắp cả nước trên cơ sở đường trục là lưới điện 220kV

Năm 1994, việc đưa vào vận hành hệ thống truyền tải 500kV đã đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử phát triển của HTĐ Việt Nam Từ đây, Việt Nam đã

có một HTĐ thống nhất toàn quốc, làm tiền đề cho một loạt các công trình mới với công nghệ hiện đại được đưa vào vận hành sau này

Năm 1995, thực hiện chủ trương cải cách cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đổi mới, trên cơ sở quyết định 91/TTg ngày 07/03/1994 của thủ tướng chính phủ, Tổng công ty Điện Lực Việt Nam đã ra đời, với chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh điện trong phạm vi toàn quốc Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước chuyển đổi sâu sắc về tổ chức quản lý, nâng cao tính chủ động trong sản xuất, kinh doanh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngành điện Việt Nam mạnh mẽ, năng động

Và đến cuối năm 2004 tổng công suất đặt của toàn quốc là 11.340MW, tăng trên

100 lần so với năm 1954 Về sản lượng điện tăng gấp gần 900 lần so với năm 1954 Hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối đã trải rộng khắp mọi miền tổ quốc Về chỉ tiêu điện năng tính trên đầu người, thì năm 1965 đạt 30 kWh/người-năm, thì đến năm 2005

đã đạt trên 500kWh/người-năm Nhưng đến năm 2010 thì chỉ là 12.200MW chỉ tăng 1,08 lần so với năm 2004 và điện bình quân một người 990kWh/người-năm tăng 440kWh so với năm 2004

Kế hoạch phát triển của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam trước đây là tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) đến năm 2010 là thách thức lớn cho EVN trong việc quản lý hiệu quả hệ thống lưới điện hiện tại, vừa phải mở rộng phát triển Trong vòng 5

Trang 13

năm tới, EVN dự tính sẽ xây lắp thêm 280.000 km đường dây điện phân phối, 14.000

km truyền tải, 5.000 trạm biến áp mới; tăng gấp đôi số lượng thiết bị viễn thông, nhằm đáp ứng được việc tăng 360% nhu cầu phụ tải trong nước Tốc độ tăng trưởng này đưa

ra nhu cầu thông tin cấp bách về công tác vận hành hệ thống điện hiện có, và về các dự

án mới đối với các nhà quản lý của EVN Tự động hóa thông tin sẽ đẩy mạnh công suất các nhà máy điện, nâng cao độ chính xác, và giảm thiểu nhân công trong các quy trình EVN đã cam kết thực hiện những dự án cung cấp thông tin cho việc đưa ra các quyết định tốt hơn Những dự án này bao gồm: hệ thống thông tin quản lý tài chính (FMIS),

hệ thống thông tin chăm sóc khách hàng (CCIS), hệ thống thông tin địa lý (GIS), và triển khai áp dụng các phần mềm phân tích tính toán lưới điện

1.2 Lưới điện truyền tải

Hiện nay, hệ thống truyền tải Việt Nam gồm ba cấp điện áp: 500, 220 và 110kV, được quản lý và vận hành bởi bốn công ty truyền tải điện 1, 2, 3 và 4 phân chia theo khu vực địa lý thuộc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc Gia Tổng công ty này thuộc Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN)

Mục tiêu phát triển lưới truyền tải của EVN từ nay đến 2010 là xây dựng lưới truyền tải có khả năng truyền tải công suất lớn, đảm bảo tính an toàn và ổn định cao của

hệ thống điện, đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, từng bước kết nối hệ thống truyền tải điện Việt Nam với các nước trong khu vực

Để đạt được mục tiêu trên, từ nay đến 2010, EVN sẽ xây dựng thêm 14.524km đường dây truyền tải (với 2401km đường dây 500kV, 5174 km đường dây 220kv và

6949 km đường dây 110kv) và bổ sung 38265 MVA công suất máy biến áp truyền tải

Tổng chiều dài hệ thống đường dây truyền tải do EVN quản lý năm 2002 tăng 8% so với năm 2001, gồm 1530,26 km đường dây 500 kV, 4187,60 km đường dây 220kV, 8410,64 km đường dây 110kv và 62,56 km đường dây 66kV Tổng dung lượng lắp đặt các trạm biến áp truyền tải năm 2002 tăng 18,1% so với năm 2001, lên đến

Trang 14

Cấp điều độ HTĐ Quốc gia là cấp chỉ huy điều độ cao nhất của toàn bộ HTĐ Quốc gia Cấp điều độ HTĐ Quốc gia do cơ quan trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia ( gọi tắt là A0) đảm nhiệm

Cấp điều độ HTĐ miền là cấp chỉ huy điều độ HTĐ miền, chịu sự chỉ huy trực tiếp của cấp điều độ HTĐ quốc gia Cấp điều độ HTĐ miền do các trung tâm điều

độ HTĐ miền (ĐĐM Bắc, ĐĐM Nam, ĐĐM Trung gọi tắt là A1, A2, A3) đảm nhiệm

Cấp điều độ lưới điện phân phối: là cấp chỉ huy điều độ lưới điện phân phối, chịu sự chỉ huy trực tiếp của cấp điều độ HTĐ miền tương ứng Cấp điều độ lưới điện phân phối do các Trung tâm hoặc Phòng điều độ của các công ty Điện lực độc lập, các Điện lực tỉnh, thành phố thuộc CTĐL 1, 2, 3 đảm nhiệm

Trên cơ sở phân cấp này, hệ thống điều độ được tổ chức thành các Trung tâm điều độ tương ứng Trung tâm điều độ HTĐ quốc gia được thành lập điều hành vận hành hệ thống điện Việt Nam:

Cung cấp điện an toàn, liên tục

Đảm bảo sự hoạt động ổn định của toàn bộ HTĐ Quốc gia

Đảm bảo chất lượng điện năng

Đảm bảo HTĐ Quốc gia vận hành kinh tế nhất

Trung tâm điều độ HTĐ quốc gia có trách nhiệm điều khiển và thao tác các nhà máy điện, lưới điện 500kV; kiểm tra và giám sát các trạm biến áp đầu cực của các nhà máy điện, các trạm 220kV và các đường dây 110kV nối nhà máy điện với hệ thống

Trong tương lai, Trung tâm điều độ HTĐ quốc gia có nhiệm vụ thực hiện việc chào giá cạnh tranh các nhà máy điện để tiến tới vận hành hoạt động của thị trường điện

Trung tâm điều độ HTĐ miền (Bắc, Trung, Nam) điều hành vận hành lưới điện

220, 110 và 66 kV trong HTĐ miền thuộc quyền điều khiển

Trung tâm điều độ phân phối điều hành vận hành lưới điện phân phối các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1.3 Lưới điện phân phối

1.3.1 Đặc điểm của lưới điện phân phối

Lưới điện phân phối có các đặc điểm về thiết kế và vận hành khác với lưới điện truyền tải Lưới điện phân phối phân bố trên diện rộng, thường vận hành không đối xứng và có tổn thất lớn hơn Kinh nghiệm các điện lực trên thế giới cho thấy tổn thất thấp nhất trên lưới phân phối vào khoảng 4%, trong khi trên lưới truyền tải là khoảng cách 2% Vấn đề tổn thất trên lưới phân phối liên quan chặt chẽ đến các vấn đề kỹ thuật của lưới điện từ giai đoạn thiết kế đến vận hành Do đó trên cơ sở các số liệu về tổn thất

có thể đánh giá sơ bộ chất lượng vận hành của lưới điện phân phối

Trong những năm gần đây, lưới điện phân phối của nước ta phát triển mạnh, các Công ty Điện Lực cũng được phân cấp mạnh về quản lý Chất lượng vận hành của lưới phân phối được nâng cao rõ rệt, tỷ lệ tổn thất điện năng giảm mạnh Tỷ lệ tổn thất trên lưới phân phối từ mức cao nhất tại Công ty Điện Lực Điện Lực 2 năm 2000 bằng 12% đến năm 2004 chỉ còn 9,4% Mặc dù tỷ lệ tổn thất trên lưới phân phối đã giảm đáng kể trong thời gian qua nhưng mức giảm tổn thất này vẫn còn rất khiêm tốn Chính phủ có quyết định yêu cầu EVN giảm mức tổn thất trên toàn lưới điện ( bao gồm cả lưới truyền tải) xuống mức 11% vào năm 2006 và 9% vào năm 2010 Thực tế trong 6

Trang 15

tháng đầu năm 2007, mức tổn thất điện năng của EVN là 11,43%, cao hơn kế hoạch là 0,93% Như vậy vẫn còn nhiều biện pháp đồng bộ cần thực hiện để đạt được mục tiêu giảm tổn thất trên lưới điện Phân tích các biện pháp giảm tổn thất điện năng cho thấy nếu nếu thực hiện tốt tổn thất điện năng trên lưới phân phối có thể hạ thấp đáng kể Chẳng hạn như trường hợp Điện Lực Thủ Đức, năm 2003 tỷ lệ tổn thất vào khoảng 5%, năm 2004 tỷ lệ giảm tổn thất giảm xuống còn 4,79%, đến năm 2005 là 4,32% và năm

2006 giảm xuống 4,15%

1.3.2 Sự phát triển của lưới điện phân phối

Phân phối điện là khâu cuối cùng của hệ thống điện đưa điện năng trực tiếp đến người tiêu dùng Lưới điện phân phối bao gồm lưới điện trung áp và lưới điện hạ áp Tính đến cuối năm 2004, tổng chiều dài đường dây trung áp bằng khoảng 115.000 km, tổng chiều dài đường dây hạ áp gần 110.000 km, tổng dung lượng các trạm biến áp hạ

áp gần 29.000 MVA

Lưới điện phân phối do 3 công ty điện lực miền, 2 công ty điện lực thành phố

và 3 công ty điện lực tỉnh quản lý Đến tháng 6 năm 2005, lưới điện phân phối đã cung cấp cho 525 huyện trong tổng sô 536 huyện trên 64 tỉnh thành Nếu tính theo số xã, có

8689 xã trong tổng số 9024 xã trên cả nước có điện Các xã, huyện còn lại chưa có điện lưới quốc gia hiện đang sử dụng nguồn điện tại chổ là thủy điện nhỏ hoặc máy phát phát điện Diesel

Chương trình điện nông thôn của chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển lưới điện phân phối, đảm bảo 100% số xã, huyện được cấp điện Cùng với tổng sơ đồ phát triển điện lực VI được phê duyệt là kế hoạch cải tạo và phát triển lưới điện trung áp Khối lượng lưới điện phân phối xây dựng đến năm 2020: hơn 120.000 km đường dây trung áp, gần 85.000 MVA trạm phân phối và gần 93.000 km đường dây hạ áp Khối lượng dự kiến cải tạo và xây dựng sẽ tương đương với lượng lưới phân phối hiện hữu Với lưới điện phân phối có qui mô gấp đôi hiện tại, các công ty Điện Lực và các Điện Lực tỉnh, thành phố sẽ phải đối diện với những khó khăn nhất định trong công tác quản

lý đầu tư xây dựng và quản lý vận hành Do vậy, việc đảm bảo và nâng cao năng lực quản lý là cần thiết và phải chú trọng ngay từ giai đoạn chuẩn bị hiện nay Các vấn đề

kỹ thuật của lưới điện phân phối trong đó có vấn đề giảm tổn thất điện năng vẫn sẽ là trọng tâm công tác trong công tác điều hành quản lý Để giải quyết các khó khăn này, đồng thời nâng cao năng lực quản lý kỹ thuật trong đó có vấn đề giảm tổn thất điện năng, các Công ty Điện Lực cần ứng dụng các biện pháp công nghệ hiện đại đang ngày càng được sử dụng phổ biến trên thế giới

Trang 16

CHƯƠNG 2

HỆ THỐNG LƯỚI PHÂN PHỐI QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN

THƠ

2.1 Hệ thống lưới điện phân phối thành phố Cần Thơ

2.1.1 Giới thiệu tổng quan

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, là thành phố đầu mối giao thông, giao thương của các tỉnh trong vùng với hệ thống đường bộ, đường sông, đường biển, và đường hàng không thuận lợi, nối liền với cả nước Với vị trí quan trọng, thành phố Cần Thơ đã phát triển kinh tế theo cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Điện lực thành phố Cần Thơ có nhiều bước đi vững chắc, đã liên tục phát triển nguồn điện, lưới điện, cung cấp điện an toàn, liên tục góp phần tăng trưởng kinh tế, xã hội của thành phố Cần Thơ và hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Công Ty Điện Lực 2 giao Sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn Song song với

sự phát triển về kinh tế, nguồn và lưới điện của Điện lực Thành Phố Cần Thơ đã kịp thời phát triển để cung cấp điện cho các khách hàng sản xuất tại các khu công nghiệp, các dự án do Trung Ương, địa phương đầu tư trong nhiều lĩnh vực sản xuất, giao thông, chế biến và dịch vụ, cung cấp điện ánh sáng sinh hoạt đến từng hộ dân Sản lượng điện thương phẩm đạt vượt mức kế hoạch giao, tốc độ phát triển phụ tải cung cấp điện Thành Phố Cần Thơ tăng hàng năm từ 1217%

2.1.2 Về nguồn điện

Thành phố Cần Thơ, ngoài hệ thống truyền tải quốc gia còn có nhà máy nhiệt điện Trà Nóc cung cấp nguồn điện tổng công suất 183MW nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải và năng cao chất lượng điện năng của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Ô Môn với 02 tổ máy 300MW với các hạng mục đồng bộ về hệ thông truyền tải, trạm biến áp 220kV, 110kV của hệ thống điện quốc gia từ vốn vay của chính phủ Nhật Bản thông qua Ngân Hàng hợp tác quốc tê Nhật Bản (JBIC)

Dự án cải tạo và phát triển lưới điện phân phối Thành Phố Cần Thơ theo hiệp định 1585 VIE (VF) của chính phủ Việt Nam và Ngân Hàng phát triển Châu Á nhằm

Trang 17

nâng cấp lưới điện phân phối, nâng cao chất lượng điện năng, cung cấp điện cho TP Cần Thơ (cũ) với tổng mức đầu tư 260 tỷ đồng, đưa vào vận hành năm 2004:

 Chiều dài đường dây cáp ngầm trong nội ô thành phố: 24,0 km

 Đường dây trung áp 22kV trên không: 150,6km

 Đường dây hạ áp hổn hợp: 436,0km

 Tổng công suất các trạm biến áp phân phối: 89.327 kVA

Dự án đã được trang bị với hệ thống điều khiển SCADA và các thiết bị tiên tiến cho hệ thống phân phối lưới điện TP Cần Thơ

Các năm qua, ngành điện và địa phương đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để thực hiện chương trình điện khí hóa các xã thuộc Thành Phố Cần Thơ bằng nhiều nguồn vốn

kể cả nguồn vốn do TP ứng trước nhằm cung cấp điện trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt cũng như phát triển sản xuất nông thôn Chương trình điện khí hóa nông thôn cũng được triển khai nhanh chóng từ các nguồn vốn vay của tổ chức tài chính quốc tế gồm quỹ hổ trợ đầu tư phát triển Pháp AFD, điện khí hóa các xã theo dự án năng lượng nông thôn RE2 của WB Kết quả đến nay tỷ lệ hộ dân có điện trong toàn thành phố trong toàn thành phố Thành Phố 91%

Trước nhu cầu sử dụng điện tăng nhanh của khách hàng, Điện lực Thành Phố Cần Thơ thực hiện nhanh chóng và kịp thời các công trình sữa chữa lớn, đầu tư nâng cấp lưới điện phân phối, từ nguồn vốn khấu hao cơ bản, hàng trăm km đường dây trung- hạ thế, công suất các trạm biến thế đã được tăng cường đáp ứng nhu cầu sử dụng điện Những năm qua đã hoàn thành chỉ tiêu giảm tổn thất điện năng, năm 1996 tỷ lệ tổn thất điện năng là 12,84%, đến nay tỷ lệ giảm tổn thất điện năng của lưới truyền tải

và phân phối chỉ còn 9,00% Đây là sự nổ lực của tập thể CBCNV Điện Lực Thành Phố Cần Thơ vì phải tiếp nhận khối lượng rất lớn lưới điện nông thôn và tăng cường công tác quản lý kỹ thuật

Hình 2.1: Sơ đồ đơn tuyến lưới phân phối thành phố Cần Thơ

Trang 18

2.2 Hệ thống lưới phân phối quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ

Quận Ninh Kiều, có diện tích tự nhiên 2.922,4 ha với dân số 206.213 người ( hơn 95% là thị dân) sinh sống tại 12 phường

Báo cáo về kết quả thực hiện nghị quyết năm 2004 của quận ủy Ninh Kiều cho biết: Quận Ninh Kiều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (15.5%) cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng Cụ thể: thương mại- dịch vụ(chiếm 60.4%), du lịch và công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- xây dựng (38.3%) và nông nghiệp (1.3%) Với kết quả thu ngân sách đạt 239.79 tỷ đồng Ninh Kiều trở thành đơn vị dẫn đầu toàn thành phố; thu nhập bình quân cũng cao nhất thành phố với số tuyệt đối 960 USD/người

Lưới điện phân phối 22kV Quận Ninh Kiều –Thành Phố Cần Thơ được xây dựng trên mô hình mạch kín, nhưng vận hành ở chế độ hở Lưới điện phân phối Quận Ninh Kiều được cấp nguồn từ trạm phân phối 110/22kV-Cần Thơ, với 2 máy biến áp 1T có công suất 40MVA và 2T có tổng công suất là 25MVA và một phần công suất từ trạm 110/22kV-Long Hòa, trạm 110/22kV -Hưng Phú, trạm 110/22kV-Công Nghiệp và trạm 110/22kV-Bình Thủy Mạng phân phối 22kV quận ninh kiều đã được đầu tư đến tất cả các phường, trên các trục lộ và các hẽm lớn với tổng chiều dài lưới 148 km

Phụ tải Quận Ninh Kiều được cấp điện chủ yếu bởi 8 xuất tuyến của trạm 110/22kV-Cần Thơ, một phần xuất tuyến 475LH, 477LH và 479LH của trạm 110/22kV -Long Hòa, một phần xuất tuyến 473HP của trạm 110/22kV- Hưng Phú và một phần xuất tuyến 473BT của trạm 110/22kV- Bình Thủy

Phụ tải ở quận Ninh Kiều chủ yếu là phụ tải sinh hoạt, phục vụ kinh doanh và thương mại Trên địa bàn Quận Ninh Kiều có khu tiểu công nghiệp Cái Sơn với loại hình là công nghiệp nhẹ Trạm biến áp có công suất lớn nhất trên địa bàn là 1250KVA, trạm có công suất nhỏ nhất là trạm công cộng 1 pha với công suất là 15KVA Phụ tải trên địa bàn đạt trạng thái cao điểm là vào thời điểm nhu cầu sinh hoạt tăng cao (17g-21g)

Trang 19

Hình 2.2: Sơ đồ đơn tuyến lưới phân phối quận Ninh Kiều

Trang 20

Theo thống kê của công ty phần mềm PTI hiện nay trên thế giới có trên 136 quốc gia sử dụng phần mềm này phục vụ cho công tác tính toán và vận hành điện phân phối của các điện lực Đặc biệt một số nước có hệ thống điện phát triển đã sử dụng các module tính toán của PSS/ADEPT đã giảm được tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất như Nhật Bản (4,3%) Singapore(7,2%), Canada(5,7%)…

Hiện nay theo mục tiêu của Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam sẽ giảm tổn thất điện năng của cả nước dưới 10% trong năm 2011 Một trong các biện pháp đó là đưa phần mềm PSS/ADEPT vào tính toán cho lưới điện phân phối

Hình 3.1: Giao diện chính của PSS/ADEPT

Trang 21

3.1.2 Những tính năng chính

3.1.2.1 Load Flow – Hỗ trợ các bài toán phân bố công suất:

Cho biết dòng điện, điện áp, công suất tiêu thụ (công suất thực, công suất phản kháng) cũng như góc pha tại tất cả các nút Đồng thời cho biết dòng điện, tổn thất công suất và góc pha trên tất cả các nhánh

Cơ sở tính toán dựa trên phương pháp lặp để giải phương trình quan hệ điện áp

và công suất thông qua ma trận tổng dẫn của hệ thống

3.1.2.2 Short Circuit – Hỗ trợ giải các bài toán ngắn mạch trên lưới phân phối:

Tính được tất cả các loại ngắn mạch một pha, hai pha và ba pha

Cho biết dòng điện ngắn mạch lớn nhất có thể tại tất cả các nút trên hệ thống (Fault All)

Cho biết dòng điện ngắn mạch xảy ra tại tất cả các nút khi có sự cố xảy ra tại một nút nào đó (Fault )

3.1.2.3 Motor Starting Analysis (MSA) – Hỗ trợ phân tích sụt áp khi khởi động động cơ có công suất lớn trong hệ thống:

Tính toán phân bố công suất trước, tính toán khi khởi động động cơ rồi so sánh mức độ sụt áp

3.1.2.4 Tie Open Point Optimazation (TOPO) –Tính toán điểm dừng tối ưu:

Hỗ trợ phân tích để xác định cấu hình có tổn thất nhỏ nhất trong hệ thống phân phối có nhiều cấu hình hoạt động

So sánh giá trị tổn thất công suất nhỏ nhất và các thiết bị bảo vệ phải thay đổi trạng thái so với cấu hình ban đầu

3.1.2.5 Optimal Capacitor Placement (CAPO)- vị trí đặt tụ bù tối ưu (kinh tế ):

Phương pháp là so sánh số tiền tiết kiệm được do việc lắp đặt tụ bù mang lại và

số tiện đầu tư, vận hành tụ bù

Sử dụng để kiểm tra tụ bù hiện hữu hoặc tìm vị trí lắp đặt mới

3.1.2.6 Protection And Coordination – Tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ trên

Trang 22

3.1.2.7 Harmonics – Phân tích ảnh hưởng sóng hài đến hệ thống phân phối:

Cho biết từng thành phần theo các bậc sóng hài, độ méo dạng (THD), hệ số ảnh hưởng đường dây điện thoại, dạng sóng… tại tất cả các nút, nhánh trong hệ thống

Sử dụng phương pháp bơm vòng và quét tần số

3.1.2.8 Distribution Realiabiliy Analysis (DRA) – Tính toán độ tin cậy trên lưới điện:

Tính toán các chỉ số tin cậy như: SAIFI, SAIDI, CAIDI

Phân tích được hệ thống hình tia và sự cố mất điện dài hạn

3.2 Chu trình triển khai PSS/ADEPT

Chu trình triển khai PSS/ADEPT gồm 4 bước như sau:

Thiết lập thông số mạng lưới

Program, network settings

BÁO CÁO

Reports, diagrams

Chạy bài toán phân tích

Power System Analysis

Tạo sơ đồ

Creating diagrams

Trang 23

 Bước 1: Thiết lập thông số mạng lưới

Trong bước này, ta thực hiện các khai báo các thông số lưới điện cần tính toán

để mô phỏng trong PSS/ADEPT gồm các nội dung:

 Xác định thư viện dây dẫn

 Xác định thông số thuộc tính của lưới điện

 Xác định hằng số kinh tế của lưới điện

a Xác định thư viện dây dẫn:

Bước này, nhằm khai báo cho phần mềm PSS/ADEPT biết thư viện thông số các tuyến dây của lưới điện áp dụng

Cách thao tác: Vào meu File\ Program Settings (hộp thoại Program Settings)

Hình 3.2: Thiết lập thông số mạng lưới

Chọn nút lệnh mục Construction dictionnary để chọn thư viện dây

Chọn file Pti.con

Chọn OK

b Xác định thông số thuộc tính của lưới điện:

Bước này, nhằm khai báo cho phần mềm PSS/ADEPT thiết lập ngay từ đầu các thuộc tính của lưới điện như: Điện áp qui ước là điện áp pha hay điện áp dây và trị

số, tần số, công suất biểu kiến cơ bản……

Vào menu Network /Properties, hộp thoại hiển thị như hình sau:

Trang 24

Hình 3.3: Hộp thoại Network Properties Bảng 3.1: Ý nghĩa các thông số của hộp thoại Network Properties

Thuộc tính Định nghĩa Kiểu dữ liệu Giới hạn Giá trị mặc

Nút đầu tiên

System 3

phase

Công suất tương đối kVA dùng để tính tổng trở nguồn

Số thực Tùy ý 7.2kVA(phía

TT) System Tần số(hz) Số thực Tùy ý 60hz

Trang 25

frequency

Substation

name

Tên của trạm trung gian đang được tính

độ tin cậy

Số thực Tối đa 8 Kí tự

và không có khoảng trắng

Trống

Overhead

failure rate

Tần suất hư hỏng của đường dây trên không(sự cố đối với chiều dài dây/năm)

Số thực Tùy ý 0.0

Underground

failure rate

Tần suất hư hỏng của đường dây cáp ngầm(sự cố đối với chiều dài dây cáp/năm)

Số thực Tùy thuộc vào

Số thực Tùy thuộc vào

tính chất cáp

0.0

Switch time Thời gian thao

tác đóng cắt/giờ

Số thực Tùy thuộc vào

tính chất cáp

0.0

Comments Ghi chú Kí tự Tùy ý 0.0

c Xác định hằng số kinh tế của lưới điện:

Khai báo cho phần mềm PSS/ADEPT thiết lập các giá trị hằng số kinh tế ngay từ đầu của lưới điện như:

 Giá điện năng tiêu thụ (kWH)

 Giá điện năng phản kháng tiêu thụ (kvarh)

 Giá công suất thực lắp đặt (kW)

 Giá công suất phản kháng lắp đặt (kvar)

Trang 26

Hình 3.4: Hộp thoại Network Economics

 Bước 2: Tạo sơ đồ:

Vẽ sơ đồ lưới điện cần tính toán vào chương trình PSS/ADEPT

Cập nhật số liệu đầu vào cho sơ đồ lưới điện: Từ số liệu quản lý kỹ thuật của Điện lực chúng ta lần lượt nhập vào các giá trị thuộc tính của các phần tử như sau:

a Nguồn – Source:

Hình 3.5: Thuộc tính và hộp thoại của nguồn

Trang 27

Bảng 3.2: Ý nghĩa các thông số của hộp thoại nguồn

Thuộc tính Định nghĩa Kiểu dữ liệu Giới hạn Giá trị mặc

định

Name Tên nguồn để

phân biệt với các nguồn khác

Kí tự Tối đa 12 Kí

tự và không có khoảng trắng

Gán tự động

Sheduled

voltage

Điện áp hở mạch của nguồn theo % điện áp định mức tương đối

Số thực Tùy ý Điện áp của

nút gần nguồn

Base rating Công suất định

mức cơ bản của nguồn

Số thực Tùy ý Điện áp cơ bản

tự thuận của nguồn theo đơn vị tương đối trên công suất cơ bản của hệ thống

tự thuận của nguồn theo đơn vị tương đối trên công suất cơ bản của hệ thống

Số thực Tùy ý 0.001

Zero sequence

resistance

Điện trở Thevenin thứ

tự không của nguồn theo đơn vị tương đối trên công suất cơ bản của hệ thống

Số thực Tùy ý 0.0

Zero sequence

reactance

Kháng trở Thevenin thứ

Số thực Tùy ý 0.001

Trang 28

tự thuận của nguồn theo đơn vị tương đối trên công suất cơ bản của hệ thống Grounding

resistance

Điện trở nối đất Số thực Tùy ý

0.0

Grounding

reactance

Điện kháng nối đất

Số thực Tùy ý 0.0

In service flag Xác định thiết

bị có đang hoạt động hay không

Yes/No Lựa chọn một

trong hai giá trị

Yes

b Tạo và nhập các giá trị vào nút tải:

Dữ liệu giá trị bao gồm: Tính chất phụ tải, giá trị PQ của phụ tải

Hình 3.6: Thuộc tính và hộp thoại của nút tải tĩnh

Trang 29

Bảng 3.3: Ý nghĩa các thông số của hộp thoại tải tĩnh

Thuộc tính Định nghĩa Kiểu dữ liệu Giới hạn Giá trị mặc

định

Name Tên để phân

biệt với các tải khác

Kí tự Tối đa 12 Kí

tự và không

có khoảng trắng

Gán tự động

Type Loại tải Kí tự (3 giá

trị)

Công suất, dòng điện và tổng trở đều

là hằng số

Công suất hằng số

Balance/Unbalance Xác định tải

cân bằng hay không cân bằng

Số thực Cân bằng

Không cân bằng

Cân bằng

Ground – wye/delta Kiểu đấu nối

tải(sao nối đất hay tam giác không nối đất)

Nút chọn (chọn một trong hai giá trị)

Sao nối đất Tam giác không nối đất

Sao nối đất

Phase A Công suất tác

dụng(kW) và công suất phản kháng(kVar)

ở pha A

Nút chọn (chọn một trong hai giá trị)

Tùy ý P = 200kW

Q = 100kVar

Phase B Công suất tác

dụng(kW) và công suất phản kháng(kVar)

0.0

Trang 30

Grounding

reactance

Điện kháng nối đất Số thực Tùy ý

0.0

In service flag Xác định

thiết bị có đang hoạt động hay không

Yes/No Lựa chọn

một trong hai giá trị

Yes

Visibility flag Hiển thị hay

không hiển thị

Yes/No Lựa chọn

một trong hai giá trị

Yes

Result visibility flag Hiển thị hay

không hiển thị kết quả tính toán

Yes/No Lựa chọn

một trong hai giá trị

Yes

c Dây dẫn – Line :

Hình 3.7: Hộp thoại thuộc tính dây dẫn

Trang 31

Bảng 3.4: Ý nghĩa các thông số trong hộp thoại dây dẫn

Thuộc tính Định nghĩa Kiểu dữ liệu Giới hạn Giá trị mặc

định

Name Tên để phân

biệt với các dây khác

Kí tự Tối đa 12 Kí

tự và không có khoảng trắng

Gán tự động khi vẽ dây

From node Nút bắt đầu Công suất,

dòng điện và tổng trở đều là hằng số

Gán tự động khi vẽ dây

To node Nút kết thúc Cân bằng

Không cân bằng

ABC

Phasing Số pha của dây Kí tự Sao nối đất

Tam giác không nối đất

1.0

Line length Chiều dài của

dây theo đơn

Số thực Tùy ý 0.1

Zero sequence

resistance

Điện trở thứ tự không của một đơn vị chiều dài

Số thực Lựa chọn một

trong hai giá trị

4.0

Trang 32

chiều dài Rating Định mức quá

tải của dây dẫn Số thực Lựa chọn một trong hai giá

trị

Theo thƣ viện dây dẫn

In service flag Xác định thiết

bị đang hoạt động hay đã đƣợc ngắt ra

Yes/No Tối đa 12 Kí

tự và không có khoảng trắng

Yes

Result

visibility flag

Hiển thị hay không hiển thị kết quả tính toán

Yes/No Cân bằng

Không cân bằng

Yes

Type Kiểu mô hình

dây dẫn để tính toán họa tần

Lựa chọn từ danh sách

Sao nối đất Tam giác không nối đất

IEEE line

Sustained

failure rate

Tần suất sự cố kéo dài(sự cố/đơn vị chiều dài/năm)

Số thực Tùy ý 999

Momentary

failure rate

Tần suất sự cố thoáng qua(sự cố/đơn vị chiều dài/năm)

Số thực Tùy ý 999

Mean time to

repair

Thời gian khắc phục sự cố trung bình(giờ)

Số thực Tùy ý 999

Trang 33

d Tạo và nhập các giá trị vào nút, thanh cái

Trên thanh công cụ, ta nhấn chuột vào icon Node, rồi chèn ra màn hình Diaggram View

Dữ liệu giá trị bao gồm: Tên vị trí đặt, điện áp định mức…

Hình 3.8: Hộp thoại thuộc tính và mô hình nút (thanh cái)

Bảng 3.5: Ý nghĩa các thông số trong hộp thoại nút (thanh cái)

Thuộc tính Định nghĩa Kiểu dữ liệu Giới hạn Giá trị mặc

định

Name Tên của nút,

không có hai nút trùng tên

Kí tự Tối đa 12 Kí

tự và không có khoảng trắng

Gán tự động

Base voltage Điện áp định

mức tương đối (kiểu pha – pha hay pha – trung tính được qui định theo tính chất của mạng)

Số thực Tùy ý 7.2

Trang 34

Description Ghi chú thêm Số thực Tùy ý Trống

X position Tọa độ ngang

của nút trên mạng lưới

Số thực Tùy ý Theo vị trí vẽ

của nút

Y position Tọa độ dọc

của nút trên mạng lưới

Số thực Tùy ý Theo vị trí vẽ

của nút

Type Loại nút Thanh cái,

điểm nút Chọn từ thanh công cụ Rotation Độ nghiêng

của thanh cái

Số thực Chỉ áp dụng

cho thanh cái không dùng cho điểm

0

Label

configuration

Vị trí đặt nhãn ghi chú của điểm nút

Lựa chọn trong danh sách

không áp dụng cho thanh cái chỉ dùng cho điểm

Yes/No Lựa chọn một

trong hai giá trị

Yes

Trang 35

e Tạo và nhập các giá trị vào thiết bị đóng cắt:

Hình 3.9: Thuộc tính và mô hình thiết bị đóng ngắt Bảng 3.6: Ý nghĩa các thông số trong hộp thoại thiết bị đóng ngắt

Thuộc tính Định nghĩa Kiểu dữ liệu Giới hạn Giá trị mặc

định

Name Tên để phân

biệt với các switch khác

Kí tự Tối đa 12 Kí

tự và không có khoảng trắng

Gán tự động

Phasing Số lƣợng pha Kí tự Một trong 6

giá trị ABC (3 pha); AB, BC,

CA (2 pha);

A, B, C (1 pha)

ABC

Switch ID Xác định thiết

bị (chỉ dùng Kí tự Tối đa 3 Kí tự và không có

Trống

Trang 36

cho tập tin dữ liệu thô) khoảng trắngConstruction

type

Kiểu xây dựng (chỉ dùng cho tập tin dữ liệu PSS/U)

Kí tự Tối đa 10 Kí

tự và không có khoảng trắng

Trống

Rating Định mức

dòng điện để tính toán quá tải

Số thực Có thể xác

định 4 mức khác nhau

Theo giá trị trong tập tin

*.con

Tie switch flag Xác định thiết

bị đóng cắt có liên kết với mạch điện khác hay không (chỉ sử dụng với tập tin dữ liệu thô)

Hộp lựa chọn (chọn hoặc không chọn)

Chọn: có Không chọn:

Kí tự Tối đa 8 Kí tự

và không có khoảng trắng

Status Tình trạng của

thiết bị

Nút chọn (chọn một trong hai giá trị có sẵn)

Đóng: Close Mở: Open Đóng

TOPO status Xác định thiết

bị có đƣợc điều khiển đóng mở khi phân tích TOPO hay không

Nút chọn (chọn một trong hai giá trị có sẵn)

Không sử dụng chỉ sử dụng đối với tập tin dữ liệu thô

Không đƣợc điều khiển

Visibility flag Hiển thị hay

Yes/No Tối đa 12 Kí

tự và không có khoảng trắng

Yes

Trang 37

 Bước 3: Chạy các chức năng tính toán

Có 8 phân hệ tính toán trong phần mềm PSS/ADEPT 5.0 Trước khi thực hiện giải các bài toán ta cần thiết lập các tuỳ chọn bằng cách mở hộp thoại option như hình dưới đây

Hình 3.10: Hộp thoại option-Thẻ general: Các chọn lựa tổng quát cho các bài toán

phân tích Voltage Thresholds: Khoảng giá trị quá áp, sụt áp theo đơn vị không tên

Loading: Giá trị tải hoạt động 100%

Trang 38

Hình 3.11: Hộp thoại option-Thẻ load flow: Các chọn lựa cho các bài toán phân bố

công suất

Hình 3.12: Hộp thoại option-Thẻ reports: Các chọn lựa cho phần lập báo

cáo

Trang 39

Hình 3.13: Hộp thoại option-Thẻ TOPO: Các chọn lựa cho các bài toán xác định

điểm dừng tối ƣu

Trang 40

 Bước 4: Báo cáo

Sau khi chạy xong một trong các chức năng tính toán trên, bạn có thể xem kết quả tính toán phân tích của phần mềm tại 3 vị trí như sau:

 Xem hiển thị kết quả phân tích ngay trên sơ đồ

 Xem kết quả tính toán trên của số progress view

 Xem kết quả tính toán chi tiết từ phần report của phần mềm PSS/ADEPT

a Xem hiển thị kết quả phân tích ngay trên sơ đồ

Trong phần mềm PSS/ADEPT ta có thể xem ngay các kết quả tính toán tại vị trí các nút, tải, …

Hình 3.14: Xem hiển thị kết quả phân tích ngay trên sơ đồ

Ngày đăng: 02/04/2018, 00:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w