Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh các cụm công nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường” là một hướng nghi
Trang 1-
LÊ ĐỨC ANH
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
XUNG QUANH CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số: 60.52.03.20
TÓM TÁT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Đà Nẵng - Năm 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ PHƯỚC CƯỜNG
Phản biện 1: TS NGUYỄN ĐÌNH HUẤN
Phản biện 2: TS VƯƠNG NAM ĐÀN
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật môi trường họp tại Trường Đại học Bách khoa
vào ngày 02 tháng 10 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách khoa
Thư viện Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Để thực hiện mục tiêu này, việc tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngành nghề cả nước trở thành một nhu cầu bức thiết, điều này đã đẩy nhanh tốc độ ra đời các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp
Cùng hòa trong xu thế phát triển kinh tế của đất nước, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cũng xây dựng được 13 cụm công nghiệp trên địa bàn toàn huyện Sự ra đời của các cụm công nghiệp đã giúp cho các địa phương có điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động góp phần tăng nhanh tỷ trọng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho người lao động và làm thay đổi bộ mặt nông thôn Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường từ nước thải, chất thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây bức xúc cho người dân trong khu vực
Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường xung
quanh các cụm công nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường” là một hướng
nghiên cứu mới và chưa có tác giả nào thực hiện
2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí, chất lượng môi trường nước tại khu vực xung quanh các cụm công nghiệp Đại Quang, CCN Mỹ An;
Đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm tại khu vực: ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí
Trang 43 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hiện trạng chất lượng môi trường nước, không khí tại các khu vực dân cư xung quanh một số cụm công nghiệp tại huyện Đại Lộc
Phạm vi nghiên cứu
Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các CCN Đại Quang, CCN
Mỹ An, xã Đại Quang huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam;
- Khu vực thôn Phương Trung, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
- Khu vực thôn Phước Lộc, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
- Khu vực hồ Bàu Đá, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra xã hội học:
Phương pháp tổng hợp tài liệu:
Phương pháp nghiên cứu thực địa
Phương pháp xử lý số liệu trong môi trường:
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tài liệu nghiên cứu có 14 tài liệu tiếng Việt và 13 tài liệu tiếng Anh Các tài liệu được sử dụng trong đề tài gồm các tài liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng môi trường, các tài liệu về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe người dân, các tài liệu báo cáo của các cơ
Trang 5quan về môi trường tại địa phương, các tài liệu về xử lý khí thải, quản
lý môi trường
Chương 1 - TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan các cụm công nghiệp khu vực nghiên cứu
1.1.1 Quá trình hình thành và xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc
Hiện nay, trên địa bàn huyện đã quy hoạch chi tiết được 13 CCN:
CCN Đồng Mặn, xã Đại Hiệp:
CCN Khu 5, thị trấn Ái Nghĩa
CCN Đại Hiệp, xã Đại Hiệp:
CCN Đại An, thị trấn Ái nghĩa và xã Đại Hiệp:
CCN Đại Nghĩa 1, xã Đại Nghĩa:
CCN Đại Nghĩa 2, xã Đại Nghĩa:
CCN Ấp 5, xã Đại Nghĩa và Đại Quang:
CCN Mỹ An 2, xã Đại Quang:
CCN Mỹ An, xã Đại Quang:
Đại Quang, xã Đại Quang:
CCN Đại Đồng 1, xã Đại Đồng:
CCN Đại Đồng 2, xã Đại Đồng:
CCN Đại Tân 1, xã Đại Tân:
1.1.2 Tình hình hoạt động các cơ sở trong các CCN huyện Đại Lộc
Sự hình thành và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện đã và đang góp phần đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế
xã hội của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam Thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện thu hút đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, tạo
Trang 6thêm nhiều công ăn việc làm ổn định cho nhân dân địa phương, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân
1.2 Hiện trạng môi trường xung quanh các khu sản xuất công nghiệp
1.2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
Hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí nước ta Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015, nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ nhiên liệu gặp nhiều khó khăn, điều đó thể hiện khá rõ diễn biến chất lượng không khí tại các khu sản xuất, khu công nghiệp Mức độ ô nhiễm không khí lớn nhất là vào năm 2011, sau
đó được cải thiện đáng kể vào năm 2012, nhưng lại tiếp tục gia tăng trong các năm trở lại đây
1.2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước
Nước thải công nghiệp là một trong những nguồn thải gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt trên địa bàn huyện Hiện nay, toàn huyện có 13 cụm công nghiệp đang hoạt động với hơn 20 cơ sở sản xuất, lượng nước thải phát sinh khoảng 6.000 m3/ng.đ Các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, chủ yếu các cơ sở tự xử lý theo quy định trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài, trong đó có một số cơ
sở có lượng nước thải tương đối lớn như Nhà máy cồn Đại Tân (lượng nước xả thải 5.000 m3/ngày đêm), Nhà máy sản xuất gạch men của Công ty Cổ phần Prime Đại Lộc (lượng nước xả thải khoảng 450m3/ngày đêm)
1.2.3 Chất thải rắn
Do quá trình đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng nên lượng chất thải phát sinh trong năm là rất lớn, trung bình 76 tấn/ngày đêm (dân số
Trang 7trung bình năm 2016 của huyện ước tính là 152.262 người, tỷ lệ phát sinh chất thải trên đầu người ước khoảng 0,5kg/người/ngày đêm) Tỷ lệ thu gom trên địa bàn huyện ước tính khoảng 70%, chủ yếu là rác thải
khu, cụm công nghiệp từ các hộ gia đình, chợ, cơ sở công cộng
1.3 Tác hại ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp
1.3.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người đặc biệt là đối với đường hô hấp, kết quả nghiên cứu cho thấy khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khỏe con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể bị thúc đẩy, chức năng của phổi bị suy giảm; gây bệnh hen suyễn, ho, viễm mũi, viêm họng, viêm phế quản, suy nhược thần kinh, tim mạch và làm giảm tuổi thọ con người Nguy hiểm nhất là có thể gây ra bệnh ung thư phổi Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với ô nhiễm không khí là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi đang mang bệnh, phổi và tim mạch, người thường xuyên phải làm việc ngoài trời… Mức độ ảnh hưởng đối với từng người tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
1.3.2 Tác hại đối với hệ sinh thái
Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó Cân bằng sinh thái được duy tri chủ yếu là nhờ vào khả năng tự điều tiết của chính HST, nếu vượt qua giới hạn cho phép thi khả năng tự điều chỉnh sẽ không còn tác dụng nữa, cân bằng sinh thái do đó bị phá vỡ Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân khiến môi trường tự nhiên thay đổi, vượt quá khả năng điều tiết của HST dẫn đến cân bằng sinh thái bị phá vỡ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống
của chính bản thân con người
Trang 81.3.3 Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội;
Ngoài các mối đe dọa về sức khỏe của người dân, ô nhiễm môi trường còn gây ảnh hưởng lớn tới KT - XH Nếu xem xét dưới góc độ phát triển bền vững, cách tính GDP như hiện nay chưa quan tâm đến môi trường, sinh thái, tài nguyên đã bị khai thác trong các hoạt động
sản xuất để tạo ra sản phẩm và dịch vụ
1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường xung quanh các khu vực sản xuất công nghiệp
1.3.1 Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Bàng Quốc Hồ và cộng sự về “Dự báo ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam năm 2015 đến năm 2020” cho thấy vấn đề ô nhiễm không khí đã làm suy giảm đáng kể sức
khỏe của hàng triệu người ở thành phố Hồ Chí Minh do lượng phát thải cao gây ra, hơn 90% trẻ dưới năm tuổi mắc các bệnh hô hấp khác nhau
1.3.2 Nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của Takano H và cộng sự về ô nhiễm môi trường và
dị ứng cho thấy Thay đổi môi trường được coi là yếu tố chính trong sự
gia tăng nhanh chóng và tồi tệ hơn của bệnh dị ứng Mặc dù đã có những thay đổi đáng kể trong nhiều yếu tố môi trường, bao gồm cả trong các môi trường như ở, sức khoẻ, vệ sinh, thực phẩm, và môi trường nước/đất/khí quyển, gốc rễ của mỗi thay đổi này có thể là sự gia tăng các chất hóa học Trên thực tế, nhiều chất gây ô nhiễm môi trường, như chất gây ô nhiễm không khí và các chất hóa học, đã làm cho các dị ứng khác nhau trở nên tồi tệ hơn trong các nghiên cứu thực nghiệm Ví
dụ, các hạt thải diesel (DEPs), là sự kết tụ các hạt và một loạt các chất hoá học, làm nặng thêm bệnh suyễn, chủ yếu là do các thành phần hoá học hữu cơ gốc của DEPs Ngoài ra, các hóa chất môi trường như este
Trang 9phthalate, thường được sử dụng như chất làm dẻo trong các sản phẩm nhựa, cũng làm trầm trọng thêm viêm da dị ứng
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Cụm công nghiệp Đại Quang
Ngày 22 tháng 04 năm 2005 và ngày 29 tháng 6 năm 2006 Ủy Ban Nhân Dân huyện Đại Lộc ra quyết định số 135/QĐ-UB và 227/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết và điều lệ quản lý cụm công nghiệp Đại Quang
Hình 2.1: Cụm công nghiệp Đại Quang
Trang 10Đề án quy hoạch chi tiết và điều lệ quản lý Cụm công nghiệp Mỹ An
mở rộng xã Đại Quang, huyện Đại Lộc của ủy ban nhân dân huyện cấp
ngày 07/03/2006
2.1.3 Khu vực thôn Phương Trung
Thôn Phương Trung thuộc xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam với 264 hộ dân và gần 1300 nhân khẩu Thôn nằm sát phía Tây Nam so với CCN Đại Quang, và cách CCN Mỹ An 1,2 km
về phía Tây
2.1.4 Khu vực thôn Phước Lộc
Thôn Phước Lộc thuộc xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam với 136 hộ dân và gần 601 nhân khẩu Thôn nằm cách 200m về phía Tây so với CCN Đại Quang, và cách CCN Mỹ An 1,4
km về phía Tây
2.1.5 Khu vực hồ Bàu Đá
Hồ Bàu Đá là một bàu nước nhân tạo, tiếp nhận nước từ Suối Mơ
và đập Hố Bông Chiều dài của bàu nước khoảng 1,3km chiều rộng trung bình 50m Khu dân cư lân cận hồ Bàu Đá là các hộ dân của thôn Phương Trung, thôn Đông Lâm, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Hồ Bàu Đá là nơi cung cấp nước tưới tiêu cho hàng trăm hecta đất trồng lúa của các thôn ở xã Đại Quang
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Khảo sát đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực xung quanh Cụm Công nghiệp Đại Quang, Cụm công nghiệp
Mỹ An
a) Hiện trạng môi trường không khí
Ngày 05/05/2017
Trang 11Mẫu đánh giá chất lượng môi trường không khí được lấy tại 02
Tần suất lấy mẫu: 04 lần/ngày
b) Hiện trạng chất lượng môi trường nước
Thời điểm lấy mẫu: ngày 05/05/2017
Mẫu đánh giá chất lượng môi trường nước mặt được lấy bằng mẫu tổ hợp tại hồ Bàu Đá
Mẫu đánh giá chất lượng nước ngầm: được lấy tại 02 vị trí:
Vị trí 1: Khu vực dân cư thôn Phước Lộc;
Vị trí 2: Khu vực dân cư thôn Phương Trung
Mẫu đánh giá chất lượng nước thải: Được lấy tại 03 vị trí:
Vị trí 1: Nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý công ty gạch Prime
Vị trí 2: Nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý công ty cao su Đà Nẵng;
Vị trí 3: Nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý công ty chế biết bột
cá Đại Hòa;
c) Tình trạng sức khỏe người dân tại khu vực lân cận CCN
Để tìm hiểu tình trạng sức khỏe của người dân tại khu vực nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 50 người dân tại các khu dân cư:
Khu dân cư thôn Phương Trung thuộc xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam;
Khu dân cư thôn Phước Lộc, thuộc xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Trang 122.2.2 Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực xung quanh CCN Đại Quang, CCN Mỹ An
Trang 13Lập phiếu điều tra, phỏng vấn người dân tại khu vực nghiên cứu
về hiện trạng chất lượng môi trường và tình hình sức khỏe hiện tại của người dân;
Tiến hành thu thập thông tin điều tra 50 cá nhân tại khu dân cư thôn Phương Trung và khu dân cư thôn Phước Lộc thuộc xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu thực địa
Trên cơ sở thông tin ban đầu về hiện trạng môi trường khu vực xung quanh CCN Đại Quang, CCN Mỹ An, tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực địa:
Lấy mẫu phân tích đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm nước thải và môi trường không khí tại khu vực;
Lấy mẫu phân tích và so sánh đối chiếu chất lượng nước mặt tại khu vực hồ Bàu Đá;
Lấy mẫu phân tích và so sánh đối chiếu chất lượng nước ngầm tại hộ gia đình ở 02 thôn Phương Trung và Phước Lộc;
Lấy mẫu phân tích và so sánh đối chiếu chất lượng nước thải tại CCN Đại Quang, CCN Mỹ An;
Lấy mẫu phân tích và so sánh đối chiếu chất lượng môi trường không khí xung quanh tại 02 thôn Phương Trung và Phước Lộc;
Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm phù hợp với điều kiện thực địa
2.3.4 Phương pháp lấy mẫu, phân tích
Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả khảo sát HTMT tại khu vực nghiên cứu
3.1.1 Kết quả khảo sát chất lượng môi trường không khí
a) Chất lượng môi trường không khí tại khu dân cư thôn Phước
Lộc
Trang 14Bảng 3.1 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung
quanh tại thôn Phước Lộc
, nồng độ khí H2S tại khu vực thôn Phước Lộc kết quả trung bình 0,029±0,05mg/m3
Tuy nhiên theo các phiếu khảo sát ý kiến người dân cho có mùi hôi thối đặc trưng của khí H2S Kết quả quan trắc nồng độ khí NH3 tại khu vực thôn Phước Lộc kết quả trung bình 0,103±0,016 mg/m3
b) Chất lượng môi trường không khí tại khu dân cư thôn Phương Trung
Trang 15Bảng 3.2 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung
quanh tại thôn Phương Trung
, nồng độ khí SO2 tại khu dân cư thôn Phương Trung vào các thời điểm trong ngày trung bình 0,190±0,02 mg/m3
, nồng độ khí NO2 trung bình 0,200±0,038 mg/m3, thời điểm buổi chiều lớn nhất với nồng độ 0,242 mg/m3, kết quả khí NH3 trung bình 0,085±0,013 mg/m3
, nồng độ chất lượng khí H2S tại khu dân cư thôn Phương Trung vào các thời điểm trong ngày trung bình 0,029±0,006 mg/m3
3.1.2 Kết quả khảo sát chất lượng môi trường nước
a) Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt
Để đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại khu vực xung quanh CCN Đại Quang, Mỹ An, đề tài đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu