sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được’

15 5.3K 4
sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được’

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhà nước là một phạm trù lịch sử. Nhà nước không đồng nghĩa với xã hội. Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển lịch sử và nhà nước sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa. Lịch sử cho thấy không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước.Trong xã hội nguyên thủy, do kinh tế còn thấp kém chưa có sự phân chia giai cấp cho nên chưa có nhà nước.Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng do nhân dân bầu ra, quyền lực của những người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo đức, việc điều chỉnh quan hệ xã hội được thực hiện bằng những quy tắc chung. Trong tay họ không có và không cần một công cụ cưỡng bức đặc biệt nào. Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu, xã hội phân chia thành những giai cấp đối kháng. Quan hệ người áp bức bóc lột người thay thế quan hệ bình đẳng, hợp tác tương trợ. Mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột ngày càng sâu sắc, cuộc đáu trnh giữa các giai cấp đó không ngừng diễn ra và ngày càng quyết liệt không thể điều hòa được. Đển bảo vệ lợi ích giai cấp ích kỉ của mình, đàn áp sự ohanr kháng của giai cấp nô lệ, bắt họ phải phục tùng tuân theo những trật tự do mình đặt ra, giai cấp chủ nô đã lập ra bộ máy bạo lực,trấn áp.Bộ máy đó là nhà nước. Vậy nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.

I. Lí luận về Nhà nước và vai trò của Nhà nước với nền kinh tế theo lí luận triết học Mac - Lênin 1. Lí luận về bản chất và chức năng của Nhà nước a. Bản chất của Nhà nước Nhà nước một phạm trù lịch sử. Nhà nước không đồng nghĩa với xã hội. Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển lịch sửnhà nước sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại củakhông còn nữa. Lịch sử cho thấy không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước.Trong xã hội nguyên thủy, do kinh tế còn thấp kém chưa có sự phân chia giai cấp cho nên chưa có nhà nước.Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc các tộc trưởng do nhân dân bầu ra, quyền lực của những người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo đức, việc điều chỉnh quan hệ xã hội được thực hiện bằng những quy tắc chung. Trong tay họ không có và không cần một công cụ cưỡng bức đặc biệt nào. Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu, xã hội phân chia thành những giai cấp đối kháng. Quan hệ người áp bức bóc lột người thay thế quan hệ bình đẳng, hợp tác tương trợ. Mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột ngày càng sâu sắc, cuộc đáu trnh giữa các giai cấp đó không ngừng diễn ra và ngày càng quyết liệt không thể điều hòa được. Đển bảo vệ lợi ích giai cấp ích kỉ của mình, đàn áp sự ohanr kháng của giai cấp nô lệ, bắt họ phải phục tùng tuân theo những trật tự do mình đặt ra, giai cấp chủ nô đã lập ra bộ máy bạo lực,trấn áp.Bộ máy đó nhà nước. Vậy nhà nước tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nhà nước chiếm hữu nô lệ.Nhà nước này xuất hiện trong cuộc đấu tranh không điều hòa giữa giai cấp chủ nô và nô lệ.Tiếp đến nhà nước phong kiến.Nhà nước tư bản cũng xuất hiện từ mâu thuẫn đối kháng vốn có của mọi xã hội ấy. ở đâu có mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa 1 thì ở đó nhà nước xuất hiện.Lênin nhận định: ‘nhà nước sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào, chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện.Và ngược lại: ‘sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được’. Như vậy, nhà nước không phải cái bẩm sinh sẵn có, không phải cái được sinh ra từ bên ngoài xã hội áp đặt vào xã hội, cũng không phải do ý muốn chủ quan của một cá nhân hay một giai cấp nào, sự ra đời và tồn tại của một tất yếu khách quan “từ nhu cầu phải kiềm chế sự đối lạp giữa các giai cấp”, làm cho cuộc đấu tranh giữa “những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau đó, không thể đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn xã hội . và giữ cho sự xung đột đó nằm trong “vòng trật tự”. Trật tự đó hoàn toàn cần thiết để duy trì chế độ kinh tế trong đó giai cấp này bóc lột giai cấp khác.Đương nhiên, giai cấp lập ra và sử dụng bộ máy nhà nước giai cấpthế lực nhất, giai cấp nắm trong tay sức mạnh kinh tế, người chủ tư liệu sản xuất (suy cho cùng thì địa vị ấy củng do lịch sử quy định). Ăng_ghen chỉ rõ “chẳng qua chỉ một bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác, điều đó, trong chế độ cộng hòa dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ vậy”. Với tư cách “là một bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác”, nhà nước của giai cấp bóc lột không phải kẻ “công bằng’ bảo vệ lợi ích cho các giai cấp, cho cả giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Nhà nước chính kiểu tổ chức xã hội có giai cấp, nó một bộ máy, một hệ thống tổ chức chặt chẽ tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội do giai cấp thống trị thiết lập ra nhằm hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức của chúng đối với quần chúng lao động. Đó bản chất của nhà nước theo nguyên nghĩa _Nhà nước của giai cấp bóc lột. Theo đó, nhà nước một bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp. Tất cả những hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội do 2 nhà nước tiến hành xét cho đến cùng đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, cho dù được che giấu dưới hình thức tinh vi như thế nào, cho dù có bị khúc xạ qua những lăng kính phức tạp ra sao, nhà nước trong mọi xã hội có giai cấp đối kháng cũng chỉ công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Ăng-ghen viết: “nhà nước nói chung chỉ sự phản ánh, dưới hình thức tập trung của những nhu cầu kinh tế của giai cấp thống trị trong sản xuất”. Tuy nhiên cũng có trường hợp, nhà nước giư một mức độ độc lập nào đó đối với cả hai giai cấp đối địch, khi cuộc đấu tranh giữa chúng đạt tới thế cân bằng nhất định; hoặc nhà nước cũng có thể thực hiện sự thỏa hiệp về quyền lợi tạm thời giữa những giai cấp để chống lại một giai cấp khác. nhà nước trường hợp trên có tính chất ngoại lệ và tạm thời. Sự phát triển của nền kinh tế xã hội nói chungcủa cuộc đấu tranh giai cấp nói riêng sẽ phá vỡ thế cân bằng giữa các giai cấp thù địch với nhau, sẽ phá vỡ sự thỏa hiệp tạm thời giữa các giai cấp với nhau và tất yếu sẽ tập trung quyền lực vào tay một giai cấp nhất định. Bản chất của nhà nước thể hiện ở đặc trưng của nó. Bất kì nhà nước nào cũng có ba đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, nhà nước quản lí dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định. Khác với tính chất thị tộc, bộ lạc thời nguyên thủy được hình thành dựa trên cơ sỏ quan hệ huyết thống, nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú. Quyền lực nhà nước có hiệu lực đổi với mọi thành viên trong lãnh thổ không phân biệt huyết thống. Đặc trưng này làm xuất hiện mối quan hệ giữa từng người trong cộng đồng với nhà nước. Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất định. Thứ hai, nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội. Khác với các cơ quan điều hành công việc chung trong thị tộc, bộ lạc, nhà nước của giai cấp thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp. Bộ máy quyền lực đó bao gồm các đội vũ 3 trang đặc biệt (quân đội, cảnh sát, nhà tù .) và bộ máy quản lý hành chình. Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật và dùng các thiết chế bạo lực để pháp luật của mình được thực thi trong thực tế. Thứ ba, nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị. Nhà nước không thể tồn tại nếu không dựa vào thuấ khóa, quốc trái và các hình thức bóc lột khác. Đó những chế độ đóng góp cưỡng bức để nuôi sống bộ máy cai trị. Hệ thống thuế khóa, cống nạp như vậy hoàn toàn không có trong hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc. Nó chỉ tồn tại gắn liền với hình thái tổ chức nhà nước. Bằng các hình thức khác nhau như vậy, nhà nước của giai cấp bóc lột không những công cụ trấn áp giai cấp mà còn công cụ thực hiện sự bóc lột các giai cấp bị áp bức. b. Chức năng cơ bản của Nhà nước Bản chất giai cấp của nhà nước còn được thể hiện ở chức năng của nó. Tùy theo góc độ khác nhau, chức năng của nhà nước được phân chia khác nhau. Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Trước hết chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp - chức năng giai cấp - chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn thể xã hội. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó. Chức năng xã hội của nhà nước chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chungsự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Trong hai chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị cơ bản nhất, chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị. 4 Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình. Song, chức năng giai cấp chỉ có thể được thực hiện thông qua chức năng xã hội. Ph.ăngghen viết “ ở khắp nơi, chức năng xã hội cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn chực hiện chức năng xã hội đó của nó” Tiếp theo chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của nhà nước. Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật tự khác hiện có trong xã hội theo lợi ích của giai cấp thống trị. Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia, khi lợi ích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị. Ngày nay, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, việc mở rộng chức năng đối ngoại của nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt. Cả hai chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Chúng hai mặt của một thể thống nhất. Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất chức năng đối ngoại của nhà nước; ngược lại tính chất và những nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội. 2. Vai trò kinh tế của Nhà nước Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế, song ở mỗi chế độ xã hội nhất định vai trò kinh tế của nhà nước có biểu hiện thích hợp với chế độ đó. Các nhà nước trước chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, vai trò kinh tế chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và luật pháp chủ yếu, ở đây nhà nước chưa ở bên trong quá trình sản xuất mà ở bên ngoài, bên trên theo cách nói của ănghen. Đến chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, với sự xuất hiện khu vức sở hữu nhà nước, làm cho nhà nước tư bản bắt đầu có vai trò kinh tế mới. Nhà nước 5 tư sản ngoài việc can thiệp (điều tiết) nền sản xuất xã hội thông qua thuế và luật pháp, còn vai trò tổ chức quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực quản lý nhà nước. Chỉ đến nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì dân, mới xuất hiện vai trò kinh tế đặc biệt và mới mẻ trong lịch sử phát triển nhà nước xét theo khía cạnh kinh tế. Nói một cách chính xác hơn vai trò kinh tế này đã có mầm mống từ chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, đến nhà nước xã hội chủ nghĩa nó được hoàn thiện hơn, điểm mới được quyết định ở đây sự khác nhau của tính chất nhà nước. Vai trò kinh tế đó là, tổ chức và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân ở tầm vĩ mô, trong đó, quản lý kinh tế vĩ mô nhà nước chủ yếu. Sở dĩ nhà nước có vai trò kinh tế nói trên vì: nhà nước với tư cách người đại diện cho nhân dân, cho tonaf xã hội, có nhiệm vụ quản lý đất nước về mặt hành chính - kinh tế. Nhà nước người đại diện cho sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, có nhiệm vụ quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc doanh. Trong nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường, bên cạnh mặt tích cực chủ yếu củakhông tránh khỏi những khuyết tật vốn có (thất nghiệp phá sản, khủng hoảng, lạm phát .), vai trò quản lý của nhà nước sẽ góp phần vào việc khắc phục những khuyết tật, phá hủy mặt tích cực của nền kinh tế hàng hóa một tất yếu khách quan. Nhà nước thực hiện vai trò kinh tế nói trên thông qua hai loại chức năng kinh tế sau: Chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế, để thực hiện chức năng này nhà nước thông qua các công cụ ngân sách, tín dụng ngân hàng, dự trữ quốc gia, khu vực kinh tế quốc doanh; luật pháp kinh tế; các chính sách kinh tế, đòn bẩy kích thích; kế hoạch với tư cách công cụ đảm bảo nền kinh tế phát triển theo định hướng mục tiêu cân đối vĩ mô . Thông qua đó, nhà nước tác động vào tổng cung và tổng cầu vủa nền kinh tế, tạo môi trường kinh tế (sức mua đồng tiền và giá cả) ổn định 6 hành lang cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong từng xí nghiệp và trên phạm vi toàn xã hội trong từng thời kỳ. Chức năng quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực quốc doanh, với tư cách người sở hữu toàn dân mà nhà nước đại biểu, nhà nước có đủ tư cách quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc doanh. Song nhà nước chỉ người sở hữu đại diện chứ không phải người sở hữu thực sự (chiếm hữu và sử dụng các điều kiện của sản xuất trong quá trình sản xuất làm cho sở hữu được thực hiện về mặt kinh tế). Người chử sở hữu thực phải giảm đốc các xí nghiệp. Sự phân biệt như vậy có tác dụng làm cho trong các xí nghiệp quốc doanh mọi tài sản đều có chủ và góp phần phát huy quyền tự chủ về các mặt của xí nghiệp trên cơ sở xác định đúng chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở. Nhà nước ta ra đời từ cách mạng Tháng Tám năm 1945, ngay từ những ngày đầu, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thể hiện bản chất của một nhà nước gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Bản chất của nhà nước được xác định trong Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001): “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân mà nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức” (Điều 2). Cũng như các nhà nước khác, nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hai chức năng cơ bản: chức năng đội nội và chức năng đối ngoại. Trong đó chức năng kinh tế chức năng cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước ta. Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, chức năng kinh tế của nhà nước ta có những nội dung chủ yếu sau: Một là, phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 7 Hai là, thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trông đó hợp tác xã nòng cốt; tạo môi trường kinh doanh cho kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân phát triển; phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước; tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi. Ba là, thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thịên các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hình thành đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bốn là, tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với Trong quá trình xây dựng xã hội ở nước ta, Đảng và nhà nước ta xác định: nền kinh tế. “Con đường đi lên của nước ta sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chể độ tư bản chủ nghĩa, tức bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiển trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực sự nghiệp rất khó khăn phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường nhiều hình thức tổ chức kinh tế - xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới”1 Trong xu hướng hiện nay, nền kinh tế vận động phát triển mạnh mẽ như vậy, nhà nước ta định hướng phát triển nền kinh tế thị trường như thế nào? Đối với nền kinh tế nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lý, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng ra sao? 8 II. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và vai trò của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nền kinh tế thị trường 1. Nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường ở đó, sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai được quyết định thông qua thi trường. Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Nền kinh tế thị trường được bắt nguồn từ nước Anh thế kỷ XVIII và sau đó lan sang Tây Bắc châu Âu và Bắc Mỹ. Ngày nay, tất cả các nước đều phải xây dựng và phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong chế độ xã hội khác nhau, kinh tế thị trường được sử dụng với mục đích khác nhau. Trong các nước tư bản, đó kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. ở nước ta, “Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận đông theo cỏ chế thị trường có dự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa “2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường thành tựu chung của văn minh nhân loại. Nó kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định, kết quả của quả trình phân công lao động xã hội, đa dạng hóa các hình thức sở hữu đồng thời nó động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, một mặt vừa có những tính chất chung của nền kinh tế thị trường: Một là, các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Hai là, giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và nó có tác dụng làm cở sở cho việc phân phối 9 các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Ba là, nền kinh tế vận động theo những quy luaat vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh . Sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế. Bốn là, nếu nền kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hóa, các chính sách kinh tế. Mặt khác kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dực trên cơ sở và đước dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Do đó, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng bản chất dưới đây: Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường ở nước ta giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất lỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Nền kinh tế thị trường nước ta gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thức hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động chủ yếu. Cơ chế vận hành nền kinh tế cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng nền kinh tế mở, hội nhập. 2. Vai trò của Nhà nước Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không thể tách rời vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước sử dụng hàng loạt các công cụ, chính sách kinh tế, pháp chế kinh tế, nhằm can thiệp, điều tiết các quá trình kinh tế để đạt được mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế. Vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà nước ta trong nền kinh tế mới thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, Nhà nước phải xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta theo các mục tiêu mong muốn. 10

Ngày đăng: 01/08/2013, 15:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan