1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bình luận, đánh giá thực trạng qui định pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam nói chung và các TCTD nói riêng, các đề xuất, kiến nghị của nhóm

49 275 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 462,5 KB

Nội dung

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

  

ĐỀ TÀI

NĂM 2013

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

A BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH Ở VIỆT NAM – ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 2

I NHỮNG QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG 2

1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật về thành lập và đăng ký doanh nghiệp 2

1.2 Các khái niệm 2

1.2.1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 2

1.2.2 Vốn điều lệ 2

1.3 Điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp 2

1.3.1 Giấy phép kinh doanh (GPKD) 3

1.3.2 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh 3

1.3.3 Chứng chỉ hành nghề 4

1.3.4 Vốn pháp định 4

1.3.5 Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp 4

1.3.6 Văn bản chấp thuận 5

1.3.7 Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh 5

II BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH Ở VIỆT NAM 5

2.1 Thực trạng điều kiện kinh doanh ở Việt Nam 5

2.1.1.Về giấy phép kinh doanh 6

2.1.2.Về vốn pháp định 7

2.1.2.1 Vị trí và vai trò của vốn pháp định trong pháp luật doanh nghiệp các nước 7

2.1.2.2 Vốn pháp định trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam – Những điểm tương đồng và khác biệt với thế giới 8

2.1.3 Về các điều kiện kinh doanh khác 10

2.2 Đánh giá qui định pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam 11

Trang 3

2.2.1 Tính thống nhất 11

2.2.2 Tính minh bạch – rõ ràng 12

2.2.3 Tính hợp lý 15

2.2.4 Tính khả thi 16

III.KIẾN NGHỊ QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH Ở VIỆT NAM 17

3.1 Nguyên nhân của bất cập 17

3.2 Kiến nghị 18

3.2.1 Xây dựng điều kiện kinh doanh trên nền tảng đồng thuận của xã hội 18

3.2.2 Tổng rà soát các giấy phép và điều kiện kinh doanh hiện hành trên quy mô toàn quốc 20

3.2.3 Tham khảo kinh nghiệm các nước 20

3.2.4 Xây dựng mô hình giám sát doanh nghiệp 20

3.2.5 Cơ chế đăng ký kinh doanh thông thoáng, tăng cường hậu kiểm sau đăng ký 21

B BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG- ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 22

I NHỮNG QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CỦA CÁC TCTD 22

1.1 Điều kiện kinh doanh đối với TCTD 22

1.2 Vai trò của cấp phép ngân hàng 22

1.3 Về thực hiện cấp phép ngân hàng tại Việt Nam 22

1.3.1 Thẩm quyền cấp phép ngân hàng 22

1.3.2.Quy trình, thủ tục cấp phép 22

1.3.3.Điều kiện cấp phép 23

1.3.3.1 Mức vốn pháp định của TCTD 23

1.3.3.2 Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của TCTD 24

1.3.3.3 Các điều kiện khác tại Mục 2 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 26

1.3.3.4 Tỷ lệ sở hữu cổ phần 26

1.3.3.5 Phạm vi hoạt động được phép của TCTD 26

II ĐÁNH GIÁ QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CÁC 27TỔ CHỨC TÍN DỤNG- ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 27

2.1 Đánh giá các tiêu chí cấp phép của Việt Nam 27

Trang 4

2.1.1 Nguyên tắc cấp phép của Basel 27

2.1.2 Đánh giá mức độ tuân thủ nguyên tắc cấp phép của UB Basel (11 tiêu chí trọng yếu) 27

2.2 Về việc tăng vốn pháp định 29

2.2.1 Quy định về tăng vốn pháp định của các TCTD 29

2.2.2.Những hệ quả từ quyết định gia hạn tăng vốn 30

2.3 Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của TCTD 33

2.4 Tỷ lệ sở hữu cổ phần 35

2.5 Phạm vi hoạt động được phép của TCTD 35

2.5.1 Về Giấy phép và phạm vi hoạt động kinh doanh 35

2.5.2 Về cơ chế xác định phí, lãi suất của TCTD (Điều 91) 36

2.5.3 Về yêu cầu ban hành quy định nội bộ (Điều 93) 36

2.5.4 Về góp vốn, mua cổ phần của NHTM (Điều 103) 36

2.5.5 Về kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối, sản phẩm phái sinh của NHTM (Điều 105) 37

2.5.6 Về phạm vi hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính 38

KẾT LUẬN 39

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân cần hết sức chú ý các điều kiện để hành nghề, một số ngành nghề đăng ký kinh doanh pháp luật yêu cầu người đứng đầu doanh nghiệp hoặc người phụ trách chuyên môn cần phải có chứng chỉ hành nghề, một số ngành nghề kinh doanh pháp luật lại yêu cầu doanh nghiệp phải có vốn pháp định mới được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh Các quy định này nằm trong các quy định của rất nhiều luật và nghị định khác nhau Chính vì vậy đã làm cho người muốn tham gia kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn và thời gian khi muốn tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện Đặc biệt là các tổ chức tín dụng – tổ chức tài chính trung gian – có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế nước ta Các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng lại càng phức tạp Điều này đã gây cản trở khá lớn đối sự phát triển của nên kinh tế Việt Nam

Trang 5

Với nhận thức như vậy, nhóm đã chọn đề tài “Bình luận, đánh giá thực trạng quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng Các đề xuất, kiến nghị của nhóm” làm đề tài Qua quá trình nghiên cứu, nhóm

mong muốn tìm hiểu sâu sắc, rộng hơn những cơ sở lý thuyết và thực tế, trên cơ sở đó mạnhdạn đưa ra những giải pháp để cải thiện điều kiện kinh doanh tại Việt Nam

B BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH Ở VIỆT NAM – ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

IV NHỮNG QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG:

1.4 Các văn bản quy phạm pháp luật về thành lập và đăng ký doanh nghiệp:

- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005

- Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 Hướng dẫn chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Doanh nghiệp

- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 Về đăng ký doanh nghiệp

- Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều quyđịnh về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ

Về đăng ký doanh nghiệp

Trang 6

- Và các văn bản chuyên ngành khác có liên quan.

1.5 Các khái niệm:

1.2.3 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

GCNĐKDN là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp chodoanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế do doanhnghiệp đăng ký

GCNĐKDN đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhậnđăng ký thuế của doanh nghiệp

1.2.4 Vốn điều lệ:

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong 01 thờihạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty

1.6 Điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp

Theo qui định tại Khoản 2 Điều 7 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày

29/11/2005: “Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định

phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận

đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.”

Theo qui định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010,

“Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:

- Giấy phép kinh doanh;

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

- Chứng chỉ hành nghề;

- Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

- Xác nhận vốn pháp định;

- Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

1.3.8 Giấy phép kinh doanh (GPKD)

Giấy phép kinh doanh là một loại văn bản mang tính chất pháp lý do cơ quan Nhànước có thẩm quyền cấp, cho phép hoặc đồng ý để một chủ thể kinh doanh (cá nhân hoặc tổchức) tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh nhất định

Chức năng: Thể hiện vai trò quản lý của Nhà nước chủ động trong việc hạn chế và

điều tiết những ngành nghề SXKD không có lợi cho cộng đồng, không cần khuyến khích

Trang 7

Đồng thời, là công cụ can thiệp nhanh, mạnh vào việc điều tiết phát triển các ngành nghềtrong nền kinh tế theo kiểu các mệnh lệnh hành chính

1.3.9 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Nhiều trường hợp, việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh cụ thể phải thực hiện cácthủ tục hành chính khác để xin giấy phép hoặc ý kiến phê duyệt khác Sau đó, tiếp tục xinmột giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì mới có thể tiến hành kinh doanh Ví dụ:

- Ngành hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện Yêu cầu:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy

+ Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

+ Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của từng cơ sở kinh doanh hóa chấtnguy hiểm

+ Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn

+ Bản kê khai các phương tiện vận tải chuyên dùng

+ Bản kê khai địa điểm kinh doanh

+ Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh.+ Bản kê khai nhân sự cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên cóliên quan trực tiếp đến kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ cấp cho các đối tượng là cán bộ lãnh đạo,quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến kinh doanh, bảo quản và vậnchuyển hóa chất nguy hiểm

1.3.10 Chứng chỉ hành nghề

Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Doanh nghiệp là văn bản

mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhànước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về

01 ngành, nghề nhất định

Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam,trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cóquy định khác

Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp chứng chỉ

hành nghề tương ứng áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan (Phụ

lục Một số ngành cần có chứng chỉ hành nghề khi đăng ký kinh doanh đính kèm – Nguồn: Sở

Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM).

Chức năng:

Trang 8

- Nhằm bảo đảm năng lực tối thiểu của người quản lý, người tự chịu trách nhiệm trướcpháp luật về hoạt động của doanh nghiệp, và để quản lý, giám sát việc tuân thủ đạo đức nghềnghiệp của những người hành nghề.

- Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp chứng chỉhành nghề tương ứng áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan Trong

đó có thể kể đến một số nhóm ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề trước khi đăng kýkinh doanh

1.3.11 Vốn pháp định:

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lậpdoanh nghiệp

Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể, cơ quan

có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhậnvốn pháp định, hồ sơ, điều kiện và cách thức xác nhận vốn pháp định áp dụng theo các quyđịnh của pháp luật chuyên ngành

Đối với đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải cóvốn pháp định, trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổchức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định Người trực tiếp xác nhận vốn pháp định cùngliên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn tại thời điểm xác nhận

Chức năng: Bảo vệ lợi ích của công đồng, chủ yếu đối với các ngành nhạy cảm, sự

biến động tài chính gây tác động lớn đối với xã hội

1.3.12 Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp:

- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của ngưòi đượcbảo hiểm phát sinh do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp

- Gắn với đặc tính của các lĩnh vực hoạt động chuyên môn khác nhau, các sản phẩm bảohiểm trách nhiệm nghề nghiệp rất đa dạng như: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư,

kỹ sư trong xây dựng; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp môi giới bảo hiểm, bảo hiểm tráchnhiệm nghề nghiệp môi giới chứng khoán, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán, tư vấntài chính, mới đây có quy định trong Thông tư 13 (13/2012/TT-BTC) quy định về bảo hiểmtrách nhiệm nghề nghiệp đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ…

Chức năng: Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm về mặt tài chính cho các cá

nhân, tổ chức, công ty hành nghề chuyên môn đối với trách nhiệm dân sự phát sinh từ việchành nghề chuyên môn (có thể do hành động hoặc thiếu sót của người chịu trách nhiệmchuyên môn chính cũng như của nhân viên của họ)

1.3.13 Văn bản chấp thuận:

Khác với giấy phép thường là sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan hành chính, điềukiện kinh doanh có thể được hiểu với những nội dung không rõ ràng Theo nghĩa rộng, có thểhiểu đó là mọi sự can thiệp của cơ quan hành chính vào quyền tự do kinh doanh của người dân,thường được cụ thể hóa bằng những hành vi của nhân viên hành chính có quyền chấp nhận, hạnchế hoặc khước từ việc đăng kí hoặc tổ chức những hoạt động kinh doanh cụ thể

Trang 9

Ví dụ: Văn bản chấp thuận của Bộ Văn hóa Thông tin đối với kinh doanh thiết bị thu

tín hiệu truyền hình trực tiếp

1.3.14 Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh:

- Kinh doanh dịch vụ cầm đồ

- Dịch vụ cho thuê nhà, phòng trọ

- In lụa

- Kinh doanh ăn uống

- Kinh doanh dịch vụ Internet

- Knh doanh gas

- Kinh doanh rượu, thuốc lá

V BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH Ở VIỆT NAM

2.1 Thực trạng điều kiện kinh doanh ở Việt Nam:

Theo báo cáo thống kê “Ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Một số kết quả rà soát

ban đầu”của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện năm 2008, đã tập hợp

được khoảng gần 400 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện kinh doanhtương ứng

- Phân chia theo ngành:

Bưu chính viễn thông: 20; Nông nghiệp và phát triển nông thôn:37; Tài nguyên môitrường: 45; Tư pháp: 13; Văn hóa thông tin: 42; Xây dựng: 32; An ninh trật tự: 8; Côngthương: 37; Giáo dục đào tạo: 1; Lao động thương binh xã hội: 6; Ngân hàng, tài chính: 53; Ytế: 47; Giao thông vận tải:36

- Phân chia theo lĩnh vực:

Kinh doanh-dịch vụ: 250; Sản xuất-chế biến: 33; Khai khoáng: 15; Xuất nhập khẩu: 21;Khác: 66

- Số lượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện có xu hướng tăng nhanh từ năm 2000trở lại đây

NĐ 11/1999 chỉ quy định: 10 loại cấm; 5 loại hạn chế; 14 loại kinh doanh có điềukiện so với NĐ 59/2006 quy định 23 loại cấm; 8 loại hạn chế; 92 loại có điều kiện

Thống kế đến năm 2008: Việt Nam có hơn 300 loại giấy phép; gần 400 ngành nghềkinh doanh có điều kiện, tập chung chủ yếu trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ; sau đó, sảnxuất, chế biến; khai khoáng; các ngành khác

2.1.4. Về giấy phép kinh doanh:

- Đối với những ngành kinh doanh có điều kiện, hệ thống giấy phép kinh doanh lànhững loại giấy tờ cần thiết bên cạnh “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” mà thiếu nó,

Trang 10

doanh nghiệp không thể tiến hành hoạt động được Theo thống kê sơ bộ, hiện nay tại ViệtNam đang có hơn 300 loại giấy phép kinh doanh do các Bộ, Ngành ban hành đang có hiệulực; ngoài ra con số các giấy phép kinh doanh do các địa phương (cấp Tỉnh, Thành phố, thậmchí cấp Quận, Huyện ) ban hành thì khó có thể thống kê chính xác

- Số lượng giấy phép kinh doanh có xu hướng tăng nhanh từ năm 2000 trở lại đây.+ Trước năm 2000, theo ước tính có khoảng 500 GPKD tất cả

+ Năm 2000 Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg và Nghị định 30/2000/NĐ-CP ra đời

để bãi bỏ GPKD không phù hợp và chuyển một số GPKD thành điều kiện kinh doanh(ĐKKD), khoảng 145 GPKD bị bãi bỏ

+ Năm 2007, 289 GPKD đã được rà soát và hàng chục giấy phép đã được kiến nghịbãi bỏ

+ Năm 2009, Chính phủ đã bãi bỏ được 316 giấy phép và chuyển 44 giấy phép khácthành ĐKKD

+ Năm 2010, cả nước có 315 GPKD các loại tồn tại trong nền kinh tế (Theo thống

kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)

Báo cáo rà soát 37 giấy phép kinh doanh do Ban Pháp chế - Phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam cho thấy:

• 19/37 giấy phép có vấn đề về căn cứ pháp lý

• 05/37 giấy phép hoàn toàn không có căn cứ pháp lý

• 16/37 giấy phép có căn cứ pháp lý nhưng không đầy đủ

- Hệ thống cơ quan cấp GPKD đa dạng và phức tạp

• Cấp Sở của các tỉnh: 50% giấy phép

• Cấp Bộ, cấp Cục hoặc Tổng cục: 30% giấy phép

• Cấp Ban hoặc Trung tâm: 12% giấy phép

• Còn lại là những cơ quan cấp thấp hơn như Quận, Huyện

Những năm vừa qua, theo kiến nghị của tổ thi hành Luật Doanh Nghiệp, thủ tướngChính Phủ đã quyết định hủy bỏ hàng trăm loại giấy phép kinh doanh Hàng trăm loại giấyphép khác cũng được sửa đổi, hiệu chỉnh hay hủy bỏ Tuy nhiên hiện tượng “giấy phép con”mới ra đời sau vẫn không hề ít

Tổ công tác thi hành Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu Tư được thành lập năm 2006

đã rà soát 285 loại giấy phép trong số khoảng 320 loại giấy phép và đánh giá theo các tiêuchí : tính thống nhất, tính cần thiết, tính minh bạch, rõ ràng, tính khả thi, có rất nhiều giấyphép không căn cứ vào luật, pháp lệnh hay nghị định nào và không đầy đủ, không minhbạch, không nhất quán và khó khả thi Nhiều giấy phép mơ hồ về tính hợp pháp, hợp lý cũngnhư hiệu quả và hiệu lực thực hiện Không hướng tới bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội,thiên về lợi ích ngành hơn là dành thuận lợi cho doanh nghiệp Thậm chí, một số giấy phépban hành tùy tiện, thiếu trách nhiệm ngay từ khâu soạn thảo Trong đó, mục đích hồ sơ, thủtục, thẩm quyền, trách nhiệm, điều kiện cấp phép, thời hạn cấp phép…chưa rõ ràng, cụ thể

Trang 11

Hệ thống giấy phép kinh doanh đang bất cập, cứng nhắc đã góp phần làm tăng chi phí giaodịch, giảm sức hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh quốc gia, hạn chếquyền tự do kinh doanh của người dân, gây tốn kém chi phí, phiền hà khó khăn cho doanhnghiệp Những điều đó góp phần làm xấu đi môi trường đầu tư kinh doanh và tạo cơ hội chotham nhũng phát triển.

2.1.5 Về vốn pháp định:

Vốn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ nhà đầu tư nào trên thế giới khi rathương trường

2.1.2.3 Vị trí và vai trò của vốn pháp định trong pháp luật doanh nghiệp các nước.

Có thể nói, vốn là yêu cầu quan trọng hàng đầu để nhà đầu tư gia nhập thị trường màcác quốc gia đang phát triển kinh tế thị trường không thể không quan tâm Tuy nhiên, điềuđặt ra là ngưỡng vốn tối thiểu bao nhiêu để cho phép nhà đầu tư gia nhập thị trường lại là mộtvấn đề không đơn giản mà pháp luật doanh nghiệp nhiều nước phải cân nhắc để có nhữngđiều chỉnh cho phù hợp Vì thế, vốn pháp khi thành lập doanh nghiệp đã trở thành một trongnhững nội dung cơ bản của pháp luật doanh nghiệp ở nhiều nước

Ở Việt Nam, quy định về vốn pháp định có quá trình hình thành và phát triển hơn 20năm từ khi Việt Nam mở cửa kinh tế thị trường Dù trải qua những giai đoạn thăng trầm nhấtđịnh nhưng vốn pháp định vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong pháp luật doanh nghiệp ViệtNam suốt từ năm 1990 cho đến nay Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào kinh tếquốc tế cùng với tiến trình cải cách thủ tục hành chính đang diễn ra hết sức mạnh mẽ thì việcnhìn nhận và đánh giá lại pháp luật điều chỉnh vốn pháp định ở Việt Nam trong tương quanvới quy định vốn pháp định ở các nền kinh tế khác trên thế giới lại có ý nghĩa hơn bao giờhết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà những vấn đề về vốn pháp định cho hoạt độngcủa doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản

ở Việt Nam vẫn còn đọng lại nhiều vướng mắc, bất cập đòi hỏi phải nhanh chóng và hoànthiện trong thời gian sớm nhất để tạo ra sự ổn định cho kinh tế nước nhà phát triển bền vững,thoát ra thời kỳ khủng hoảng và suy thoái kinh tế mà Việt Nam đang phải nếm trải suốt từnăm 2008 đến nay

2.1.2.4 Vốn pháp định trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam – Những điểm tương đồng và khác biệt với thế giới

Nhìn chung, quy định vốn pháp định giữa pháp luật doanh nghiệp Việt Nam với các quốcgia khác trên có những điểm tương đồng và khác biệt thể hiện ở những nội dung cơ bản sau :

- Thứ nhất, vốn pháp định ở Việt Nam được xác định theo từng ngành, nghề kinh

doanh cụ thể, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp như hầu hết các nước trên thếgiới đã và đang thực hiện

Khoản 3 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều 8 Nghị định 102/2010/NĐ-CP do

Chính phủ ban hành ngày 01/10/2010 để quy định chi tiết thi hành một số điều của LuậtDoanh nghiệp 2005 đã xác định vốn pháp định với tư cách là mức vốn “sàn” đối với doanhnghiệp ở Việt Nam không áp dụng đại trà trong nền kinh tế, mà chỉ áp dụng cho từng ngành,nghề kinh doanh cụ thể do pháp luật chuyên ngành điều chỉnh

Trang 12

Có thể nói, lịch sử phát triển của vốn pháp định ở Việt Nam đã trải qua nhiều giaiđoạn thăng trầm nhất định nhưng tất cả đều thống nhất ở chỗ: vốn pháp định ở Việt Namchưa bao giờ áp dụng theo từng loại hình doanh nghiệp như nhiều nước khác đã và đang làm

+ Giai đoạn từ năm 1991 – 1999 vốn pháp định áp dụng tràn lan trong nhiều ngànhnghề theo yêu cầu của Luật Công ty 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 Mỗi ngành,nghề Chính phủ Việt Nam đều ấn định một một mức vốn nhất định buộc doanh nghiệp ở ViệtNam phải đáp ứng bằng cách có xác nhận của Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoảnhoặc xác nhận của Phòng Công chứng nhà nước về tài sản góp vốn bằng hiện vật khi thànhlập Nhìn chung, vốn pháp định áp dụng trong nhiều ngành nghề kinh doanh của doanhnghiệp giai đoạn 1991-1999 không đem lại hiệu quả trên thực tế mà nguyên nhân là do nhànước quy định mức vốn tối thiểu quá thấp đã làm mất hết ý nghĩa của việc quy định về mứcvốn pháp định là nhằm đảm bảo tối thiểu về tài sản của chủ doanh nghiệp đối với việc kinhdoanh và đối với khách hàng Khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời thì vốn pháp định chỉ cònlại trong số rất ít ngành nghề kinh doanh

+ Đến thời điểm năm 2003, cả nước chỉ còn một số ngành, nghề DN phải chứngminh vốn pháp định như kinh doanh tiền tệ- tín dụng, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanhchứng khoán và kinh doanh vàng

+ Sau này khi Luật Doanh nghiệp 2005 được ban hành thì vốn pháp định tiếp tục ápdụng cho một số ngành, nghề như: kinh doanh tiền tệ - tín dụng, kinh doanh bảo hiểm, kinhdoanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, kinh doanh dịch

vụ bảo vệ, kinh doanh vận chuyển hàng không, kinh doanh cảng hàng không, kinh doanh cungcấp dịch vụ hàng không, kinh doanh sản xuất phim, kinh doanh Sở giao dịch hàng hoá và kinhdoanh dịch vụ kiểm toán độc lập Chẳng hạn, để kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê thì phải có ítnhất là 2 tỷ VND, kinh doanh bất động sản thì phải có vốn tối thiểu là 6 tỷ VND,

Trong khi đó, ở nhiều nước, vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp họ lại có cáchtiếp cận khác, đó là quy định vốn pháp định áp dụng theo từng loại hình doanh nghiệp, hoặcmột mức thống nhất cho doanh nghiệp, chứ không áp dụng theo từng ngành, nghề kinh doanh

cụ thể như tại Việt Nam và Lào Điều này được thể hiện qua các dẫn chứng sau:

+ Ở Phần Lan, vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp mà quốc gia này quy địnhchung là 2.500 euro

+ Ở Indonesia, để thành lập công ty TNHH thì họ bắt buộc NĐT phải có ít nhất 50triệu rupiah

+ Ở Hàn Quốc, một công ty cổ phần trong lĩnh vực đầu tư phải có vốn tối thiểu 1 tỷwon, còn trong lĩnh vực thương mại thì vốn pháp định đối với một công ty TNHH là 10 triệuwon, trong đó giá trị mỗi phần vốn góp ít nhất là 5.000 won, còn đối công ty cổ phần là 50triệu won và giá trị danh nghĩa của mỗi cổ phiếu thấp nhất là 100 won

+ Ở Trung Quốc, để thành lập công ty TNHH một thành viên phải có vốn pháp định

là 100.000 yuan, đối với công ty cổ phần là 5.000.000 yuan, còn đối với công ty TNHH haithành viên là 30.000 yuan

+ Ở Đức, thành lập công ty TNHH thì họ quy định phải có tối thiểu 25.000 euro,công ty cổ phần là 50.000 euro

Trang 13

+ Ở Anh Quốc, thành lập công ty cổ phần thì phải có tối thiểu 50.000 euro và ít nhất

¼ trong số đó phải được thành toán đủ khi thành lập

+ Ở Pháp, để thành lập công ty hợp danh hữu hạn (Société à responsabilité limitée SARL) thì phải có vốn tối thiểu là 7.500 euro, còn nếu thành lập công ty cổ phần (La SociétéAnonyme) thì phải có ít nhất 37.000 euro

-Chính việc không quy định mức vốn pháp định cụ thể áp dụng cho từng loại hìnhdoanh nghiệp hoặc một ngưỡng thống nhất chung cho tất cả các doanh nghiệp như nhiềunước đang làm điều đó có nghĩa là về mặt pháp lí nhà đầu tư ở Việt Nam khi thành lập doanhnghiệp có thể chỉ đăng kí với mức vốn khiêm tốn 1.000 VND vẫn được ! Qua đó, việc gianhập thị trường của nhà đầu tư sẽ được nhiều thuận lợi hơn, phù hợp với chủ trương phát huynội lực, giải phóng sức sản xuất trong nhân dân mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đangthực hiện Theo thống kê, trong năm 2010, cả nước Việt Nam đã có khoảng 85.000 doanhnghiệp dân doanh thành lập mới với số vốn đăng ký khoảng 500 nghìn tỷ đồng trên phạm vi

63 tỉnh, thành Bình quân vốn đăng kí của mỗi doanh nghiệp đạt gần 6 tỷ đồng

- Thứ hai, việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác

định thông qua các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành, trong khi ở hầu hết cácnước vốn pháp định của họ lại thường được được điều chỉnh trong các đạo luật có giá trịpháp lí cao hơn do cơ quan lập pháp ban hành

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 thì ngành nghề kinh doanhphải có vốn pháp định được xếp vào dạng ngành nghề kinh doanh có điều kiện, theo đó, chỉ

có Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ mới có quyền quy định về điều kiệnkinh doanh áp dụng trong các ngành nghề nhất định theo luật định Điều đó có nghĩa là vốnpháp định có thể tồn tại trong các văn bản luật do Quốc hội ban hành hoặc trong các văn bảndưới luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ ban hành

Thực tế, ở Việt Nam, danh mục ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định hầunhư chỉ được liệt kê trong các Nghị định do Chính phủ ban hành, còn luật và pháp lệnh doQuốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành chỉ đóng vai trò hết sức mờ nhạt, mangtính định hướng là cơ bản

Trong khi đó, ở các quốc gia khác nếu có quy định vốn pháp định thì họ lại xác định

rõ mức vốn cụ thể trong đạo luật về doanh nghiệp mà cơ quan lập pháp đã ban hành Ở TrungQuốc, mức vốn pháp định cho các doanh nghiệp được xác định cụ thể tại các Điều luật số 26,

59 và 81 của Luật Công ty 2005, ở Anh Quốc cũng vậy – Điều 768 Luật Công ty 2006 của họquy định rõ mức vốn pháp định áp dụng đối với công ty cổ phần là 50.000 euro

Chính việc quy định vốn pháp định trong các văn bản dưới luật cũng dẫn đến hệ quả

là so với nhiều nước trên thế giới thì vốn pháp định ở Việt Nam không có tính ổn định caobằng, đó là điều tất yếu

- Thứ ba, trong khi hầu hết các nước trên thế giới đang có xu hướng giảm bớt vai trò và

ảnh hưởng của vốn pháp định đối với doanh nghiệp thì ở Việt Nam vốn pháp định lại đang cóchiều hướng gia tăng trở lại trong nhiều ngành nghề

Nếu như vào thời điểm năm 2003, cả nước chỉ có khoảng 3-4 ngành, nghề kinh doanhphải có vốn pháp định, thì tại thời điểm hiện nay, số lượng ngành, nghề kinh doanh phải có

Trang 14

vốn pháp định đã tăng từ 5-6 lần so với thời điểm năm 2003 và chưa có dấu hiệu dừng lạitrong thời gian tới Nếu như vào thời điểm năm 2003, cả nước chỉ có khoảng 3-4 ngành, nghềkinh doanh phải có vốn pháp định, thì tại thời điểm năm 2011, số lượng ngành, nghề kinhdoanh phải có vốn pháp định đã tăng từ 5-6 lần so với thời điểm năm 2003 và chưa có dấuhiệu dừng lại trong thời gian tới Sự gia tăng các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn phápđịnh ở Việt Nam cũng gây nhiều lo ngại cho doanh nghiệp và đi ngược lại tiến trình cải cáchthủ tục hành chính mà Nhà nước Việt Nam đang tiến hành Thậm chí, trong một số trườnghợp vốn pháp định ở Việt Nam còn được sử dụng để tạo lực cản cho nhà đầu tư gia nhập thịtrường, đây là điều mà hiếm khi xuất hiện trong pháp luật doanh nghiệp các nước khác.Thực tiễn này đã đặt các nhà hoạch định chính sách pháp luật liên quan đến doanh nghiệp

ở Việt Nam phải xem xét, đánh giá lại quy định vốn pháp định để chúng thực sự phát huyđược hiệu quả trên thực tế chứ không phải là rào cản cho quyền tự do kinh doanh của ngườidân như dẫn chứng trên đã phân tích

2.1.6 Về các điều kiện kinh doanh khác:

- Hiện tại tại Việt Nam chứng chỉ hành nghề còn những hạn chế và ảnh hướng xấu đếnmôi trường kinh doanh Chứng chỉ hành nghề nên do hội nghề nghiệp cấp cho tất cả nhữngngười hành nghề để quản lý, giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của họ, chứ khôngphải do đào tạo và thi tuyển Có rất nhiều nhân viên có hàng chục năm công tác nhưng khôngđược hành nghề vì chưa tham gia học và “thi tuyển” để được cấp chứng chỉ hành nghề Do

đó, những vi phạm về đạo đức nghề nghiệp, sự lạc hậu về trình độ chuyên môn của ngườihành nghề đã và đang xảy ra một cách phổ biến Chứng chỉ hành nghề đã và đang trở thànhmột rào cản lớn đối với công dân khi gia nhập thị trường nói riêng và cả môi trường kinhdoanh nói chung

- Việc áp dụng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hiện tại vẫn còn nhiều bất cập.Những qui định vẫn chưa cụ thể, vẫn đang trong quá trình hoàn thiện Các luật cũng quy địnhrất hạn chế trong các lĩnh vực có yêu cầu bảo hiểm nghề nghiệp Cách giải quyết các saiphạm chưa được cụ thể mà đa phần chỉ mang tính khái quát, định hướng

2.2 Đánh giá qui định pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam:

2.2.1 Tính thống nhất

- Hiện nay quy định về điều kiện kinh doanh các ngành nghề còn phân tán, nằm rải ráctại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, chưa có tính thống nhất Chưa tồn tại một thống kê vàcập nhật chính xác các loại giấy phép và điều kiện kinh doanh đang có hiệu lực ở nước ta.Tuy 64 phòng đăng kí kinh doanh các tỉnh và các cơ quan có chức năng đăng kí kinh doanhkhác có nghĩa vụ hướng dẫn người dân về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, songkhông một cơ quan nào có thể trả lời chính xác có bao nhiêu loại giấy phép kinh doanh đang

có hiệu lực ở Việt Nam, chúng được quy định cho các ngành nghề gì và được cấp phép theonhững thủ tục và tiêu chí cụ thể ra sao.Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nênnhiều bất lợi đối với doanh nghiệp; qua đó, làm giảm tính hấp dẫn và năng lực cạnh tranhcủa môi trường kinh doanh nước ta

+ Căn cứ khoản 2 và 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005:

Trang 15

“Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải

có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận

đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.”

“Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.”

+ Khoản 1 và Điều 8 – NĐ 102

“Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quy định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật chuyên ngành).

Các quy định về loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề đó tại các văn bản quy phạm pháp luật khác ngoài các loại văn bản quy phạm pháp luật đã nêu tại khoản 1 Điều này đều không có hiệu lực thi hành.”

Như vậy, một ngành nghề kinh doanh có điều kiện được coi là “hợp pháp” chỉ khi cả

Tên ngành nghề và các điều kiện kinh doanh tương ứng của ngành, nghề đó được quy

định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ Tướng Các ngành nghề và điềukiện kinh doanh khác là không hợp pháp

- Căn cứ vào các quy định Luật Doanh nghiệp 2005, trong khoảng 400 ngành nghề kinhdoanh có điều kiện, thì có khoảng 50 ngành nghề kinh doanh có điều kiện không đủ tính hợppháp Đây là những ngành nghề mà cả tên ngành nghề kinh doanh và điều kiện kinh doanhđược quy định tại Thông tư của Bộ và/hoặc Quyết định của Bộ trưởng

- Ngành nghề kinh doanh mà điều kiện kinh doanh “thể hiện bằng giấy phép” Mặc dùtên giấy phép được đề cập trong luật, pháp lệnh, nghị định; nhưng không quy định điều kiện/tiêu chí cấp phép; việc cấp phép sau đó được hướng dẫn bằng Quyết định của Bộ trưởnghoặc Thông tư: Ví dụ - Một số hoạt động cung cấp dịch vụ kết nối Internet (ISP, IXP, );

- Luật, pháp lệnh không quy định thành điều kiện kinh doanh, nhưng nghị định và QĐhoặc thông tư lại hướng dẫn thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo hướng bó hẹplại – Ví dụ: Xác nhận đăng ký đại lý dịch vụ chuyển phát thư - Pháp lệnh chỉ quy định hợpđồng đại lý phải lập thành văn bản; sau đó NĐ hướng dẫn quy định phải đăng ký Nhưng TThướng dẫn việc đăng ký thành việc “nộp hồ sơ, thẩm tra hồ sơ và cấp giấy xác nhận đăng kýhợp đồng Hoặc Giấy phép cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông cấp choOSP viễn thông Ví dụ như hoạt động in xuất bản phẩm, luật chỉ yêu cầu “có thiết bị để inxuất bản phẩm” Nhưng nghị định cụ thể hoá yêu cầu “phải có dây chuyền thiết bị in và giacông sau in” Thông tư cụ thể hoá thêm bằng yêu cầu cơ sở phải có đủ các thiết bị in và giacông sau in, gồm máy in, máy xén, máy gấp, máy đóng sách

- Quy định của Luật, pháp lệnh hoặc nghị định rất chung chung, sau đó các Bộ quyđịnh cho các hoạt động kinh doanh có liên quan – Ví dụ GP hành nghề khoan nước dưới đất– Luật tài nguyên nước điều 34 – “1 Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất

Trang 16

phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” – sau đó hướng dẫn bằng Quyết địnhcủa Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường

- Luật không quy định bất kỳ về điều kiện kinh doanh mà đơn thuần uỷ quyền choChính phủ, Bộ quy định các điều kiện kinh doanh Tương tự, Chính phủ uỷ quyền cho Bộ

Ví dụ điều 45 Pháp lệnh bưu chính viễn thông chỉ đơn thuần quy định 1 loạt các loại giấyphép viễn thông Sau đó, NĐ và thông tư, quyết định hướng dẫn cấp phép và điều kiện cấpphép Hoặc, NĐ 55 về đại lý internet chỉ quy định đại lý internet có trách nhiệm “thực hiệncác quy định về quản lý dịch vụ internet do cơ quan quản lý nhà nước ban hành” Sau đó TT2/2005 quy định 1 loạt điều kiện đại lý internet

Theo kiến nghị của các chuyên gia, cần thống nhất cách tiếp cận về ngành nghề kinhdoanh có điều kiện theo Luật Doanh nghiệp

2.2.2 Tính minh bạch – rõ ràng

- Không công khai về quá trình ban hành các giấy phép mới hoặc sửa đổi các giấy phép

cũ, không công khai các thông tin về bản thân các quy định liên quan đến giấy phép cũngnhư quy trình thực thi các quy định này (mặc dù các quy định về quy trình ban hành văn bảnquy phạm pháp luật đã đề cập đến vấn đề này nhưng việc thực thi còn rất hạn chế; hơn nữa,quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật cấp bộ, đặc biệt là các văn bản có liên quanđến giấy phép kinh doanh, chưa được quy định rõ ràng và chủ yếu vẫn thuộc quyền tự quyếtcủa các bộ)

- Rất nhiều giấy phép có vấn đề về căn cứ pháp lý, thể hiện dưới nhiều hình thức khácnhau:

+ Giấy phép không được nêu trong bất kỳ văn bản nào của Quốc hội, Chính phủ, Thủtướng (ví dụ: Văn bản đồng ý nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến và các điều kiện kinhdoanh trò chơi trực tuyến khác quy định tại Thông tư liên tịch 60/2006/TTLT),

+ Giấy phép vẫn được quy định trong những văn bản này nhưng một số quy định vềđiều kiện cấp phép, duy trì giấy phép lại được nêu trong văn bản cấp bộ (ví dụ các điều kiệnkinh doanh quảng cáo chỉ được quy định một phần trong Pháp lệnh quảng cáo và Nghị định24/2003/NĐ-CP, đa số các điều kiện khác được quy định tại Thông tư 43/2003/TT-BVHTT

và Thông tư 79/2005/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin);

+ Giấy phép có căn cứ pháp lý rất mơ hồ (các điều kiện kinh doanh đại lý Internet quyđịnh tại Thông tư liên tịch 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT dựa trên một căn cứ duynhất là quy định “Đại lý Internet có trách nhiệm thực hiện các quy định về quản lý dịch vụInternet do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành” trong Nghị định 55/2001/NĐ-CP)

Nếu các doanh nghiệp đều biết rằng các giấy phép không có căn cứ pháp lý đềukhông có giá trị thi hành, rằng họ không có nghĩa vụ phải xin các giấy phép này, rằng họ cóthể khiếu nại/tố cáo các cơ quan liên quan và thậm chí có thể yêu cầu tòa án bảo vệ quyềnkhông cần xin các giấy phép này thì có lẽ tình hình giấy phép kinh doanh ở Việt Nam sẽ cóđược sự thay đổi căn bản ngay cả khi chưa có những điều chỉnh cụ thể của các cơ quan lậppháp, lập quy

- Kết quả rà soát của Bộ kế hoạch và đầu tư (CIEM), theo dự án GTZ cho thấy:

Trang 17

Về cơ bản thể hiện sự không rõ ràng, hợp lý của các quy định về giấy phép kinhdoanh (báo cáo CIEM-GTZ), cụ thể:

+ Đối tượng áp dụng:

Đối tượng áp dụng thường được quy định chung chung là “cá nhân, tổ chức” hoặc

“doanh nghiệp”; Với quy định như vậy, không rõ quy định đó áp dụng như thế nào đối vớiđối tượng là hộ kinh doanh cá thể; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài! Rất ít trườnghợp có phân định rõ đối tượng áp dụng là bao gồm những loại doanh nghiệp nào (ví dụ, kinhdoanh vận tải đa phương thức)

+ Các điều kiện kinh doanh cụ thể:

Đây là một nội dung quan trọng nhất trong quy định về ngành nghề kinh doanh cóđiều kiện, nhưng cũng là nội dung thiếu rõ ràng, hợp lý, thể hiện

 Nhiều trường hợp, thiếu quy định về điều kiện kinh doanh: Ví dụ, thử nghiệmmạng và dịch vụ viễn thông; thử nghiệm dịch vụ chuyển phát thư (nghị định chỉ quy định:

”Bộ bưu chính viễn thông quyết định trường hợp thử nghiệm dịch vụ chuyển phát thư trước

 Phù hợp quy hoạch;

 Đủ trang thiết bị

 Người quản lý có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp

 Phương án kinh doanh khả thi hoặc có đủ khả năng tài chính

 Điều kiện hoạt động giới thiệu việc làm là một ví dụ điển hình về sự không rõràng:

 Có địa điểm và trụ sở ổn định; đặt ở nơi thuận tiện và đủ diệntích cho việc giao dịch và hoạt động của doanh nghiệp; nếu thuê trụ sở thì phải ổnđịnh từ 36 tháng trở lên

 Có phòng sử dụng cho hoạt động tư vấn, hoạt động giới thiệu

và cung ứng lao động; phòng sử dụng cho hoạt động về thông tin thị trường lao động;

có trang bị máy vi tính, điện thoại, fax, email và các tài liệu liên quan đến thị trườnglao động và trang thiết bị khác phục vụ khách hàng

 Có ít nhất 300 triệu đồng ký quỹ tại ngân hàng

 Có ít nhất 5 cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên, thuộc cácchuyên ngành kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ; có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt,không tiền án

Trang 18

 Các điều kiện này, đặt ra một loạt các câu hỏi:

 Thế nào là trụ sở “ổn định”, “thuận tiện”, và “đủ diện tích”? Rõ ràng sẽ là tuỳ

sự diễn giải chủ quan của cơ quan cấp phép

 Yêu cầu xác nhận của UBND xã, phường về “đạo đức tốt”, “chưa tiền án, tiềnsự” là bất hợp lý trên nhiều mặt Bắt một người chứng minh là vô tội là trái vớinguyên tắc pháp luật VN; cấm một người có tiền án, tiền sự không được kinh doanhcũng là trái với pháp luật; căn cứ, trình tự nào để UBND xác nhận, trách nhiệm củaUBND đến đâu?

 Yêu cầu phải có 5 nhân viên, trình độ ít nhất là cao đẳng? Là không thực tế vàbất hợp lý 5 người có là quá nhiều không? Tại sao phải là cao đẳng? Tại sao phải làngười tốt nghiệp trong ngành luật, ngoại ngữ, kinh tế? Ngoại ngữ là là tiếng Anh,Pháp, hay Tây Ban Nha?

 Điều kiện kinh doanh được quy định trong các văn bản hướng dẫn có xuhướng bổ sung thêm điều kiện, theo hướng khắt khe hơn, khó thực hiện hơn: Ví dụ: hoạtđộng in xuất bản phẩm:

 Luật chỉ yêu cầu “có thiết bị để in xuất bản phẩm”

 Nghị định cụ thể hoá yêu cầu này bằng “phải có dây chuyền thiết bị in và gia công sauin”

 Thông tư, sau đó tiếp tục cụ thể hoá bằng yêu cầu cơ sở in phải có đủ các thiết bị in vàgia công sau in, bao gồm: máy in, máy xén, máy gấp và máy đóng sách (khâu thép liên hợphoặc vào bìa)

 Hoặc, “đăng ký cam kết bảo vệ môi trường” được hướng dẫn thành “xác nhận đăng

ký cam kết BVMT” giống như một giấy phép

 Nhiều trường hợp, việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh cụ thể phải thựchiện các thủ tục hành chính khác để xin giấy phép hoặc ý kiến phê duyệt khác Sau đó, tiếptục xin một giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì mới có thể tiến hành kinh doanh

Ví dụ, các trường hợp kinh doanh có điều kiện thể hiện bằng giấy phép hoặc giấy chứngnhận đủ điều kiện kinh doanh (kinh doanh xăng dầu, )

 Tiêu chí để cơ quan hành chính cấp phép hoặc từ chối cấp phép đôi khi chưa

rõ ràng Ví dụ như việc xin giấy phép khai thác mỏ, doanh nghiệp phải xin ý kiến rất nhiều

cơ quan và phải hoàn thiện nhiều thủ tục thẩm định cấp phép không rõ ràng Để có đượcgiấy phép khai thác mỏ, trước hết doanh nghiệp phải xin ý kiến hai cơ quan quốc phòng và

du lịch, sau đó doanh nghiệp phải thỏa thuận với UBND xã nơi có mỏ để xin chấp thuận vềnguyên tắc Tiếp đó doanh nghiệp phải lên UBND huyện để xin huyện chấp thuận ý kiến của

xã, sau đó huyện sẽ có công văn gửi lên Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) của tỉnh

Sở TN&MT giao cho Phòng Quản lí Khoáng sản xuống kiểm tra thực địa, trên cơ sở kếtluận của khảo sát, Sở TN&MT sẽ làm công văn đề nghị UBND tỉnh ký quyết định chấpthuận Tùy theo loại mỏ, Bộ TN&MT sẽ quyết định phân cấp cho tỉnh cấp phép hoặc Bộ này

sẽ tự quyết định Sau khi có quyết định của Bộ TN&MT, tỉnh yêu cầu doanh nghiệp lập dự

án khai thác mỏ, lập báo cáo tác động môi trường Trung tâm Đo đạc Địa chính thuộc SởTN&MT đến đo đạc lần cuối với chi phí chính thức 1,2 triệu đồng/ha, cuối cùng tỉnh mới

Trang 19

cấp phép Tổng chi phí cho các đợt đi lại xin phép ước tốn 20 triệu đồng, thời gian cấp phéptrung bình khoảng 1 năm.

 Quy trình cấp phép và giám sát điều kiện kinh doanh chưa có sự tham gia củangười liên quan, chưa tham vấn và giải thích rõ các quyền của người làm đơn xin cấp phép, nếu

từ chối cấp phép thường cũng không nêu nguyên nhân và giải thích quyền khiếu nại cho đươngsự

Như vậy, để có thể tiến hành hoặc động kinh doanh, có thể phải thực hiện rất nhiềuthủ tục khác nhau

2.2.3 Tính hợp lý:

Quy định của pháp luật về các điều kiện kinh doanh thể hiện qua Giấy phép kinhdoanh (hay Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ) là công cụ quản lý Nhà nước liên quanđến những hoạt động sản xuất, kinh doanh những mặt hàng hay dịch vụ mà Nhà nước kiểmsoát Và đây là việc bình thường và cần thiết Trên thực tế, không chỉ nhà nước mới cấp cácloại giấy phép kinh doanh mà chủ thể ngoài nhà nước (không mang quyền lực nhà nước)cũng có thể cấp phép, chẳng hạn: Một chủ sở hữu (như tác giả, công ty ) cũng có thể cấpphép cho bên thức ba sử dụng tài sản của mình trong kinh doanh

Và ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ coi là cần thiết, nếu :

+ Có mục tiêu rõ ràng: bảo vệ cái gì, lợi ích của ai…

+ Điều kiện kinh doanh là công cụ duy nhất, rẻ nhất và hiệu quả nhất để đạt được mụctiêu nói trên

Tuy nhiên: Kết quả rà soát cho thấy:

- Hầu hết các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện đều không nêu mục tiêumột cách rõ ràng; chứ chưa nói đến việc lý giải điều kiện đó đã phải là công cụ tốt nhất đểđạt được mục đích đó chưa Một số ít quy định (luật, nghị định) có nêu mục tiêu một cáchchung chung mục ở lời nói đầu

- Thường lấy đối tượng quản lý làm mục đích - quản lý cái gì?; chứ không phải là mụcđích - phải quản lý để làm gì?, ví dụ hoạt động quảng cáo

Mục đích của giấy phép phải hướng tới việc bảo vệ một hoặc một số lợi ích côngcộng nhất định (ví dụ an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, sức khỏe cộng đồng, môi trường );

đa số giấy phép được xem là có vấn đề về tính cần thiết:

+ Điều kiện cấp phép không liên quan đến lợi ích công cộng cần bảo vệ (ví dụ, cácđiều kiện để được cấpgiấy xác nhận đủ điều kiện về an toàn trật tự đối với ngành nghề khắcdấu bao gồm cả các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng nổ, phòng độc, vệsinh môi trường - tức là các điều kiện hoàn toàn không liên quan đến việc kiểm soát làm condấu giả hoặc làm con dấu không được phép để lừa đảo, gây bất ổn xã hội)

+ Lợi ích công cộng là mục tiêu bảo vệ của giấy phép đó thực chất đã được bảo vệbằng một cơ chế kiểm soát khác, thậm chí bằng một giấy phép khác đang tồn tại (ví dụ giấyxác nhận đủ điều kiện về an toàn trật tự do Bộ Công an cấp cho các đại lý bán lẻ xăng dầuhướng tới việc đảm bảo an toàn cháy nổ của các cơ sở này trong khi vấn đề này thực tế đã

Trang 20

được đảm bảo khi Bộ Thương mại xem xét các điều kiện để cấpgiấy chứng nhận đủ điều kiệnkinh doanh xăng dầu)

+ Lợi ích liên quan không thể được bảo vệ bằng giấy phép đó (ví dụ giấy phép hoạtđộng in xuất bản phẩm không thể bảo vệ trật tự văn hoá xã hội bởi việc in ấn không có liênquan đến nội dung xuất bản phẩm trong khi nội dung xuất bản phẩm mới là thứ cần quản lý

và vốn đã được quản lý bằng giấy phép xuất bản)

Nếu có thể khoanh vùng các loại lợi ích công cộng cần bảo vệ bằng giấy phép, có lẽ

sẽ có thể hạn chế được một số lượng tương đối các loại giấy phép hiện nay và đặc biệt là hạn

chế được việc ban hành thêm giấy phép mới.

2.2.4 Tính khả thi

- Về điều kiện cấp phép:

Một bộ phận lớn các giấy phép hiện hành có vấn đề về điều kiện cấp phép:

+ Điều kiện chung chung, không rõ ràng, do đó doanh nghiệp không biết khi nào đápứng đúng (ví dụ một trong hai điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu xuất bản phẩm là doanh nghiệp phải có “đủ nhân lực về ngoại ngữ và nghiệp vụ vềxuất khẩu”);

+ Điều kiện không thể thực hiện được đối với một số chủ thể (ví dụ, điều kiện kinhdoanh Internet là chủ đại lý phải “cài đặt chương trình, biện pháp kỹ thuật đảm bảo ngăn chặnngười sử dụng truy cập website có nội dung xấu” – cho đến nay chưa có chủ thể nào đáp ứngđược yêu cầu này)

+ Có sự bất cân xứng giữa thực tế đăng ký kinh doanh và quy định của Văn bản Phápluật: Luật quy định: một người có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụnglao động, miễn là đảm bảo thực hiện đúng công việc trong hợp đồng Tuy nhiên, trong thực tếmột cá nhân khó có thể sử dụng chứng chỉ của mình để tham gia đăng ký ngành nghề theochứng chỉ cho nhiều doanh nghiệp Một số ngành nghề yêu cầu giám đốc phải có chứng chỉhành nghề; Quy định này không phù hợp với thực tế, bởi Giám đốc là người quản lý chung,điều hành hoạt động kinh doanh của DN Mặt khác, trong trường hợp công ty kinh doanhnhiều lĩnh vực thì một Giám đốc không thể có nhiều chứng chỉ hành nghề Chứng chỉ hànhnghề có thể được đi “mượn” để hợp pháp hóa về mặt thủ tục Những cá nhân có chứng chỉhành nghề xét về mặt pháp lý chỉ là người lao động của DN, hợp đồng lao động với DN cóthể chấm dứt bất kỳ lúc nào, cơ quan đăng ký kinh doanh không thể kiểm soát được

- Về thủ tục, trình tự cấp phép:

Mặc dù theo các quy định tại văn bản pháp luật thì quy trình cấp phép thường rất đơngiản, với 3 bước chủ yếu (nộp hồ sơ; xem xét, thẩm định cấp phép; và cấp phép), trên thực tếđây lại là tiêu điểm bị chỉ trích nhất của hệ thống giấy phép với rất nhiều bất cập:

+ Rất khó khăn để hoàn thiện bộ hồ sơ cấp phép (bởi cơ quan tiếp nhận có thể đòi hỏithêm nhiều giấy tờ bổ sung, hoặc là người xin giấy phép không được hướng dẫn cụ thể đểhoàn thiện hồ sơ dẫn tới tình trạng phải đi lại nhiều lần, hoặc người xin cấp phép phải có giấy

tờ chấp thuận, xác nhận của nhiều cơ quan khác , ví dụ như giấy phép quảng cáo);

Trang 21

+ Cơ quan cấp phép có quyền tự do khá lớn trong việc quyết định cấp phép hoặc từchối cấp phép (do thiếu các quy định về căn cứ cấp phép/từ chối cấp phép, hoặc thiếu các tiêuchí để đánh giá mức độ thỏa mãn từng điều kiện cấp phép, hoặc thiếu quy định giới hạn các

cơ quan có thể tham gia vào quá trình thẩm tra cấp phép và vai trò của từng cơ quan; ví dụcác loại giấy phép trong lĩnh vực xây dựng);

+ Hệ quả của việc thủ tục thiếu minh bạch, bất hợp lý, không có một tập hợp đầy đủ

về tất cả các loại giấy phép kinh doanh mà doanh nghiệp hoặc tổ chức phải có trước khi tiếnhành một hoạt động kinh doanh nào đó khiến người xin phép phải mất thêm nhiều thời gian,chi phí đi lại/liên lạc; nhiều loại giấy phép không có quy định cụ thể nào về cách thức, nộidung công khai các thông tin về giấy phép

Nếu như các vấn đề về trình tự, thủ tục cấp phép là vấn đề nổi cộm nhất thì đây đồngthời cũng là lĩnh vực mà về mặt lý thuyết là dễ điều chỉnh nhất (vì không động đến các vấn đềnội dung) Cải cách hành chính sẽ là yếu tố cơ bản để cải thiện tình hình này

Rõ ràng bức tranh về hệ thống điều kiện kinh doanh ở Việt Nam không có nhiều điểm sáng Ngoài ra, cần lưu ý đây là một bức tranh động với nhiều yếu tố biến thiên theo thời gian và theo cách thức áp dụng, hành xử của các cơ quan quản lý cũng như công chức quản

lý (Tiếc rằng những yếu tố động này thường không nhằm mục đích cập nhật để các điều kiện phù hợp hơn với thực tiễn mà theo hướng tiêu cực, ví dụ: giấy phép đã bị bãi bỏ lại xuất hiện lại dưới hình thức mới, sự ra đời của các giấy phép mới, bổ sung các điều kiện cấp phép mới ) Vì thế, bức tranh thực trong từng thời điểm thậm chí còn nhiều điểm tối hơn nữa.

VI KIẾN NGHỊ QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH Ở VIỆT NAM

3.1 Nguyên nhân của bất cập:

- Những xung đột lợi ích liên quan đến giấy phép và điều kiện kinh doanh về cơ bảnphản ánh mối quan hệ chưa thật ổn thỏa giữa Nhà nước và thị trường trong một nền kinh tếchuyển đổi như ở Việt Nam Về đại thể có thể thấy thị trường đã phát triển rất nhanh, songthể chế, bộ máy quản lí nhà nước ở Việt Nam chưa được cải cách triệt để nhằm theo kịpnhững biến đổi nhanh chóng đó Điều đó phần nào được thể hiện ở những biểu hiện sau:

- Thứ nhất, mặc dù các doanh nghiệp quốc doanh hiện chỉ chiếm khoảng 40-42%

GDP, song nền kinh tế công với sự thao túng của Nhà nước vẫn khống chế khoảng 70% cácnguồn tài nguyên như đất đai, tín dụng và cơ hội kinh doanh Trong bối cảnh đó, các cơ quannhà nước Việt Nam vẫn giành lấy quyền điều tiết kinh tế rất lớn, điều này đuợc thể hiện qua

hệ thống giấy phép và các điều kiện kinh doanh

- Thứ hai, duy trì quán tính từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và di sản nặng nề của

điều kiện chiến tranh Không hiếm quan chức trong các cơ quan nhà nước vẫn còn quen với

cơ chế chỉ huy, cho phép, tức là họ quản lí được tới đâu thường mới cho phép người dân tự

do tới đó Nhân viên nhà nước chưa xem doanh nhân là đối tác, là đối tượng cần được Nhànước phục vụ

- Thứ ba, chưa tin ở sự tự điều tiết mạnh mẽ của thị trường, chưa đặt niềm tin vào năng

lực của doanh nghiệp, đôi khi quan chức nhà nước có những giả định chưa hợp lí về thái độ

Trang 22

hành xử của doanh nhân Các cơ quan quản lý đã áp dụng những hạn chế chưa hợp lí chotoàn thị trường khi một số doanh nhân làm sai hoặc không tuân thủ đúng pháp luật.

- Thứ tư, quy trình lập pháp và lập quy chưa có những kênh phản biện chính sách có

hiệu quả, nhiều chính sách không tránh khỏi phiến diện và duy ý chí, các thiết chế của xã hộidân sự chưa phát triển Về phía doanh nghiệp, mới thoát thai khỏi những bước dò dẫm khámphá tự do kinh doanh, một phần đáng kể các chủ doanh nghiệp chưa nhận biết được cácquyền tự do kinh doanh của mình, chưa biết cách tạo lập sức mạnh qua liên kết hiệp hội kinhdoanh, hiếm khi sử dụng tố quyền của mình để yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ các quy chế hànhchính vi hiến hoặc vi pháp Thêm nữa, văn hóa truyền thống của Việt Nam cũng chưa thuậnlợi cho một trật tự xã hội thượng tôn pháp luật Không hiếm khi doanh nhân chủ động dùngcác mối quan hệ, kể cả hối lộ, để “chạy” được các giấy phép và điều kiện kinh doanh theoyêu cầu của quan chức nhà nước, thậm chí mong muốn có được giấy phép để an tâm khi kinhdoanh những dịch vụ mới Nói tóm lại, việc giám sát và giảm quy chế hành chính ở Việt Namcần được tiến hành thận trọng trong tương quan với các điều kiện về thể chế, văn hóa, chínhtrị và kinh tế ở nước này mới có thể thành công lâu dài

3.2 Kiến nghị:

3.2.1. Xây dựng điều kiện kinh doanh trên nền tảng đồng thuận của xã hội:

- Từ giác độ các lợi ích kinh tế, có thể nhận thấy rằng giấy phép và điều kiện kinhdoanh có thể tác động rất khác nhau vào các nhóm lợi ích trong xã hội Sẽ có người đượchưởng lợi và người thua thiệt khi một loại giấy phép mới ra đời Các nghiên cứu chỉ có thể đivào chiều sâu, nếu làm rõ những xung đột lợi ích của các giai tầng trong xã hội có liên quanđến một loại giấy phép hay điều kiện kinh doanh nhất định Như vậy, phải có cách thức đánhgiá lợi ích và chi phí của các chính sách đối với các giai tầng xã hội khác nhau, từ đó lựachọn các chính sách phù hợp và khả thi nhất Việt Nam cần áp dụng phương pháp đánh giá

dự báo tác động pháp luật (RIA) và các khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh

tế (OECD) về các nguyên tắc bảo đảm chất lượng và hiệu quả của pháp luật để phân tích lợi

và phí tổn cho một số loại giấy phép và điều kiện kinh doanh điển hình ở Việt Nam Điều này

có thể tiến hành như các phân tích tình huống Thông số có được từ các phân tích đó sẽ cósức thuyết phục mạnh mẽ rằng nếu điều kiện kinh doanh được thiết kế bất hợp lí, thì chúngchỉ tạo điều kiện cho nhân viên hành chính có cơ hội lạm quyền, tăng độc quyền kinh doanhcho một số doanh nghiệp và giảm cơ hội cho người mới thâm nhập thị trường; toàn bộ nhữngđiều đó gây ra những hiệu ứng bất lợi cho tính cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế Khác vớicác quốc gia khác có những điều kiện lịch sử để tạo ra những cuộc cải cách mạnh mẽ từ bêntrên xuống, các cuộc cải cách thành công ở Việt Nam, về cơ bản lại là sức ép từ thực tiễn,được tiến hành với sự đồng thuận lớn của toàn xã hội Cũng như vậy, cải cách về giấy phép

và điều kiện kinh doanh chỉ có thể thành công nếu được xây dựng trên nền tảng đồng thuậncủa xã hội

- Yêu cầu đặt ra cho hệ thống các điều kiện kinh doanh trước hết là tính cụ thể, minh

bạch và phù hợp Tuy nhiên yêu cầu cao nhất vẫn là sự phù hợp và tính khả thi của các diều

kiện kinh doanh Trong giới hạn của mình, bài viết tổng hợp và đề xuất một số điều kiện hếtsức cơ bản và phần nào mang tính định hướng như Bảng sau

Trang 23

Bảng 1: Tổng hợp các điều kiện kinh doanh dự kiến

- Điều kiện về học vấn: có trình độ phù hợpvới ngành nghề kinh doanh

- Điều kiện về sức khoẻ: đủ sức khoẻ đểlàm việc

- Điều kiện về nhân thân: tư cách công dân

2 Điều kiện

về an ninh,

trật tự

Bảo đảm sự trong lành vềmôi trường văn hoá xã hội và

- Sự phù hợp với quy hoạch xây dựng

- Điều kiện về các tác nhân gây ô nhiễmmôi trường: độ ồn, các chất thải, nhiệt độ,bức xạ, phóng xạ

- Điều kiện về khả năng kiểm soát và xử lýchất thải

4 Điều kiện

về kỹ thuật

Bảo đảm sự an toàn của sảnxuất, chất lượng sản phẩm,hạn chế sự ô nhiễm môitrường

- Điều kiện an toàn về cơ học

- Điều kiện an toàn lao động

- Điều kiện an toàn về hoá học

6 Điều kiện

về tài chính

Bảo vệ lợi ích của côngđồng, chủ yếu đối với cácngành nhạy cảm, sự biếnđộng tài chính gây tác độnglớn đối với xã hội

- Xem xét lại mức vốn pháp định khi thànhlập doanh nghiệp

3.2.2. Tổng rà soát các giấy phép và điều kiện kinh doanh hiện hành trên quy mô toàn quốc

Xây dựng các cơ chế và thiết lập một ủy ban có đủ thẩm quyền nhằm tổng rà soát cácgiấy phép và điều kiện kinh doanh hiện hành trên quy mô toàn quốc Hiện nay, PhòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam đã cố gắng thường xuyên cung cấp thông tin về tìnhhình giấy phép và điều kiện kinh doanh, có thể truy cập trực tuyến trên trang webwww.vibonline.com.vn Tuy nhiên một sự liên kết giữa 64 phòng đăng kí kinh doanh của cáctỉnh, các phòng kinh tế của cấp huyện cũng như các cơ quan khác có chức năng liên quan tới

Trang 24

đăng kí kinh doanh (Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thươngmại ) hiện nay chưa thể thiết lập được Để tạo thuận lợi và minh bạch hóa chính sách chodoanh nhân, cần thiết lập một cơ quan cung cấp thông tin tổng quát về giấy phép và điều kiệnkinh doanh cho doanh nhân trên quy mô liên kết toàn quốc

3.2.3. Tham khảo kinh nghiệm các nước:

Tham khảo kinh nghiệm của các cơ quan đăng kí kinh doanh, đặc biệt là của Úc,Singapore trong việc tạo thông tin minh bạch, thủ tục ngắn gọn, dễ tiên liệu cho người khởi

sự kinh doanh Từng bước đánh giá tác động của các quy chế hiện hành với môi trường kinhdoanh, ưu tiên cho những quy chế được cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị phải hủy bỏ hoặcsửa đổi Trên thực tế, sau khi chức năng kiểm sát chung và kiểm sát văn bản của Viện Kiểmsát Nhân dân bị loại bỏ, Bộ Tư pháp đã không đủ sức giám sát văn bản pháp quy của các bộ,ngành thuộc Chính phủ và của 64 tỉnh, thành trong cả nước Bởi vậy đã xuất hiện quy chếhành chính của trung ương vi phạm hiến pháp, quy chế địa phương vi phạm pháp luật (xé rào,lách luật) Theo kinh nghiệm quốc tế, để giảm và phi quy chế hóa cần xác định một lộ trìnhrất cụ thể để tổng rà soát các quy chế đang có hiệu lực, cho phép các cơ quan nhà nước quyềnchuẩn bị để lập luận sự cần thiết của các quy chế đó, lấy ý kiến phản biện của hiệp hội doanhnghiệp và nhóm lợi ích trước khi trình một ủy ban giám sát quy chế xem xét, quyết định Nhưvậy, nghĩa vụ chứng minh một quy chế hành chính có cần thiết hay không thuộc về cơ quannhà nước Ngược lại, quyền phản biện thuộc về hiệp hội doanh nghiệp cũng như ủy ban giámsát quy chế Theo cách hiểu hiện nay ở Việt Nam, chức năng thẩm tra văn bản thuộc Bộ Tưpháp, còn chức năng thẩm định thuộc các ủy ban khác nhau của Quốc hội Việt Nam hiệnchưa có một ủy ban cải cách pháp luật có thực quyền như ở Hàn Quốc, cũng chưa có các tòahành chính mạnh mẽ để hủy bỏ các quy phạm hành chính của Chính phủ và các tỉnh Bêncạnh đó, tòa bảo hiến chưa được hình hành ở Việt Nam

3.2.4. Xây dựng mô hình giám sát doanh nghiệp

Thiết lập các thiết chế dung hòa lợi ích và giám sát thực thi các quy chế hiện hành vìlợi ích của cộng đồng doanh nghiệp Xây dựng mô hình giám sát doanh nghiệp với sự thamgia của tất cả các chủ thể trong xã hội:

+ Giám sát của Nhà nước

+ Giám sát nội bộ doanh nghiệp

+ Giám sát của chủ nợ và bạn hàng

+ Giám sát của các cơ quan báo chí và truyền thông

+ Giám sát của các đối thủ cạnh tranh

+ Giám sát của người tiêu dùng

3.2.5. Cơ chế đăng ký kinh doanh thông thoáng, tăng cường hậu kiểm sau đăng ký

Trong điều kiện hội nhập hiện nay, cần phải tạo ra một cơ chế thoáng trong việc đăng

ký kinh doanh Cơ chế chỉ thông thoáng khi các quy định trong quá trình làm thủ tục đăng kýkinh doanh được rút gọn, loại bỏ những khâu không cần thiết, tránh những thủ tục rườm rà.Các ngành nghề kinh doanh phân thành 3 loại: cấm, kinh doanh có điều kiện và tự do kinh

Ngày đăng: 30/03/2018, 09:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w