Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu của quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, đặ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
-o0o -
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Giáo Viên Hướng Dẫn: Sinh viên thực hiện:
MSSV : 4084245 Lớp: Kinh tế học K34
Cần Thơ 05/2012
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Sau bốn năm dưới giảng đường Đại Học Cần Thơ với những kiến thức được tích lũy từ sự giảng dạy, chỉ dẫn nhiệt của quý Thầy Cô của trường nói chung và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh nói riêng truyền đạt những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá Những kiến thức hữu ích đó sẽ trở thành hành trang giúp em có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc cũng như trong cuộc sống sau này và với gần ba tháng thực tập, tìm hiểu tại Bưu điện thành phố Cần Thơ, nhằm củng cố kiến thức đã học và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn bổ sung cho lý luận, đến nay
em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu của quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, đặc biệt là Cô Nguyễn Đinh Yến
Oanh đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành luận văn “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Bưu điện thành phố Cần Thơ”
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong đơn vị đã chỉ dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập vừa qua, đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng tổ chức đã nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, truyền đạt những kiến thức thực tế bổ ích cho em hoàn thành luận văn này
Em xin kính chúc các thầy, cô trong Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh; Ban giám đốc, các cô chú, anh chị trong Bưu điện thành phố Cần Thơ dồi dào sức khoẻ, vui tươi, hạnh phúc và thành công trong công việc cũng như cuộc sống
Xin chân thành cảm ơn! Trần Thị Kim Huệ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Ngày 29 tháng 04 năm 2012 Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Trần Thị Kim Huệ
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Ngày … tháng … năm … Thủ trưởng đơn vị
(ký và ghi họ tên)
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ngày … tháng … năm … Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Ngày … tháng … năm … Giáo viên phản biện
(ký và ghi họ tên)
Trang 7MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Về không gian 2
1.3.2 Về thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
Chương 2 4
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Khái niệm, nội dung, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 4
2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và báo cáo tài chính 6
2.1.3 Các tỷ số tài chính cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 10
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 12
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 13
Chương 3 15
TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 15
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 15 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bưu điện thành phố Cần Thơ 15 3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bưu điện thành phố Cần Thơ 16
3.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh 17
3.1.4 Lĩnh vực kinh doanh của Bưu điện thành phố Cần Thơ 18
3.1.5 Cơ cấu bộ máy tổ chức 20
3.1.6 Tình hình nhân sự 23
3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ QUA 2 NĂM 2009 - 2011 25
Trang 83.3 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ
CẦN THƠ NĂM 2012 28
Chương 4 30
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG 3 NĂM 2009 - 2011 30
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU 30
4.1.1 Phân tích chung tình hình doanh thu 30
4.1.2 Phân tích doanh thu kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông 35
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ 41
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN 45
4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 48
4.5 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ 55
4.5.1 Môi trường bên ngoài 55
4.1.2 Môi trường bên trong 58
Chương 5 60
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 60
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 60
5.1.1 Thuận lợi 60
5.1.2 Khó khăn 61
5.2 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 61
5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 62
5.3.1 Giải pháp chung về phát triển dịch vụ Bưu chính Viễn thông 62
5.3.2 Giải pháp về nguồn nhân lực 63
5.3.3 Giải pháp về kênh phân phối 64
5.3.4 Giải pháp về cơ sở vật chất 65
5.3.5 Giải pháp về chăm sóc khách hàng 65
Chương 6 67
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
Trang 96.1 KẾT LUẬN 67
6.2 KIẾN NGHỊ 68
6.2.1 Đối với đơn vị 68
6.2.2 Đối với Tổng công ty 69
6.2.3 Đối với ban ngành trong thành phố: 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Trang 10Bảng 1: Cơ cấu lao động Bưu điện thành phố Cần Thơ 23
Bảng 2: Trình độ lao động Bưu điện thành phố Cần Thơ 24
Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện thành phố Cần
Thơ qua 3 năm 2009 - 2011 26
Bảng 4: Tình hình doanh thu Bưu điện thành phố Cần Thơ năm 2009 - 2011 31
Bảng 5: Doanh thu kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông Bưu điện thành
phố Cần Thơ năm 2009 - 2011 36
Bảng 6: Tình hình chi phí Bưu điện thành phố Cần Thơ năm 2009 - 2011 42
Bảng 7: Tình hình lợi nhuận Bưu điện thành phố Cần Thơ năm 2009 - 2011 46
Bảng 8: Khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của Bưu
điện thành phố Cần Thơ năm 2009 - 2011 48
Bảng 9: Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của Bưu điện thành phố Cần Thơ năm
Trang 11Hình 1: Sơ đồ tổ chức Bưu điện thành phố Cần Thơ 22
Hình 2: Cơ cấu lao động Bưu điện thành phố Cần Thơ 25
Hình 3: Trình độ lao động Bưu điện thành phố Cần Thơ 27
Hình 4: Tổng doanh thu Bưu điện thành phố Cần Thơ 37
Hình 5: Tổng chi phí Bưu điện thành phố Cần Thơ 46
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Trang 12Trên chặng đường đổi mới và phát triển với những khát vọng hội nhập mạnh
mẽ của nền kinh tế đất nước, cần có sự đóng góp của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, đặc biệt là vai trò của ngành thông tin liên lạc Hiểu được tầm quan trọng của bản thân, trong những năm qua Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã nỗ lực đầu tư công nghệ, cải cách về quản lý để nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới, đáp ứng nhu cầu điều hành quản lý của Nhà nước và phục vụ cho người dân thông qua mạng lưới Bưu điện trên cả nước Tuy nhiên, ngành Bưu chính – Viễn thông đang đứng trước tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành như: Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công
ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN)… Do đó để dành được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh, vấn đề về hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng Để làm được điều đó, các doanh nghiệp thuộc ngành Bưu chính – Viễn thông cần phải phân tích, nghiên cứu đánh giá kết quả họat động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên số liệu kế toán – tài chính Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để củng cố, phát huy hay cần phải khắc phục, cải tiến Thêm vào đó, việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh có thể giúp cho các doanh nghiệp phát huy mọi tiềm năng và khai thác tối đa mọi nguồn lực nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh Ngoài ra, phân tích kết quả họat động kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 13có thể đề phòng và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh, đồng thời cũng có thể
dự đoán được các điều kiện kinh doanh trong thời gian sắp tới
Nhận rõ được tầm quan trọng của vấn đề, sau thời gian tìm hiểu hoạt động kinh doanh tại Bưu điện thành phố Cần Thơ, một trong những đơn vị dẫn đầu của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, thành viên của Tập đoàn Bưu chính – Viễn
Thông Việt Nam; tôi đã chọn đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Bưu điện Thành phố Cần Thơ” làm đề tài tốt nghiệp ra trường.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị Bưu
điện thành phố Cần Thơ qua 3 năm 2009 – 2011 nhằm đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu tổng quát, đề tài xây dựng các mục tiêu cụ thể sau
- Mục tiêu 1: Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để nắm
được tình hình kinh doanh của đơn vị
- Mục tiêu 2: Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh để thấy rõ kết quả hoạt đông kinh doanh của đơn vị
- Mục tiêu 3: Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Về không gian
Tại Bưu điện thành phố Cần Thơ
1.3.2 Về thời gian
Phân tích số liệu trong 3 năm 2009, 2010, 2011
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các tỷ số tài chính của đơn vị trong 3 năm 2009, 2010, 2011
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trang 14Nguyễn Thị Quỳnh Giao, 2008, luận văn “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Duy Tường”
Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình doanh thu, chi phí
và lợi nhuận của công ty Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty bao gồm: sản lượng tiêu thụ, giá vốn (làm tăng lợi nhuận); giá bán, chi phí quản lý, vốn (làm giảm lợi nhuận) Ngoài ra tác giả còn phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, các tỷ số về quản trị tài sản, các chỉ số về khả năng sinh lời để làm rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Qua quá trình phân tích, tác giả đã rút ra một số giải pháp nhằm khắc phục các mặt còn hạn chế cho công ty như: biện pháp làm tăng sản lượng tiêu thụ, điều chỉnh giá bán cho phù hợp, thay đổi kết cấu mặt hàng, kiểm soát giá vốn hàng bán, giảm bớt các khoản mục chi
và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Trang 15CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm, nội dung, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp để điều hành hoạt động kinh doanh Những thông tin có giá trị và thích hợp cần thiết này thường không có sẵn trong các báo cáo tài chính hoặc trong bất cứ tài liệu nào ở doanh nghiệp Để có được những thông tin này phải thông qua quá trình phân tích
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản với qui mô nhỏ, nhu cầu thông tin cho các nhà quản lý chưa nhiều thì quá trình phân tích cũng được tiến hành đơn giản, có thể được thực hiện ngay trong công tác hạch toán Khi sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển với qui mô lớn, nhu cầu thông tin cho các nhà quản lý ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp đòi hỏi các thông tin hạch toán phải được xử lý thông qua phân tích, chính vì lẽ đó phân tích hoạt động kinh
doanh hình thành và phát triển không ngừng
Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu nội dung
kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng những phương pháp khoa học Nhằm thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng, trên cơ sở đó đề ra những phương án mới và biện pháp khai thác có hiệu quả.
2.1.1.2 Nội dung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 16Nội dung phân tích chủ yếu là các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh như sản lượng, doanh thu, giá thành, lợi nhuận
Khi phân tích cần hiểu rõ ranh giới giữa chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng Chỉ tiêu số lượng phản ánh lên qui mô hay điều kiện kinh doanh như lao động, vốn, diện tích Ngược lại, chỉ tiêu chất lượng phản ảnh lên hiệu suất kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như: giá thành, tỷ suất chi phí, lợi nhuận, năng suất lao động
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó Các nhân tố ảnh hưởng có thể là nhân tố chủ quan hoặc khách quan
2.1.1.3 Vai trò của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đã được chuyển hướng sang cơ chế thị trường, vấn đề đặt ra hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế, có hiệu quả kinh tế mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các đơn vị khác Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến trong hoạt động của mình: những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xung quanh
và tìm những biện pháp không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có tác dụng giúp doanh nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh Thông qua phân tích từng mặt hoạt động của doanh nghiệp như công tác chỉ đạo sản xuất, công tác tổ chức lao động tiền lương, công tác mua bán, công tác quản lý, công tác tài chính giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng phòng ban chức năng, từng bộ phận đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp
2.1.1.4 Ý nghĩa của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 17Giúp doanh nghiệp tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mình để củng
cố, phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý
Phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh
Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh
2.1.1.5 Nhiệm vụ của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Đánh giá giữa kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội ngành và các thông số thị trường
Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch
Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh, các báo cáo được thể hiện thành lời văn, biểu bảng và bằng các loại đồ thị hình tượng thuyết phục
Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh
2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và báo cáo tài chính 2.1.2.1 Khái niệm doanh thu
Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được ở từng thời điểm nhất định của kỳ kinh doanh do hoạt động kinh doanh đem lại Hay nói cách khác, kết quả tiêu thụ sản phẩm thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các bộ phận:
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
- Doanh thu từ hoạt động tài chính
- Doanh thu khác
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy phân tích tình hình biến động doanh thu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu của
doanh nghiệp
Trang 18Khi phân tích doanh thu có thể xem xét ở nhiều gốc độ khác nhau: doanh thu theo từng nhóm mặt hàng, doanh thu theo các đơn vị, bộ phận trực thuộc, doanh thu theo thị trường…
Doanh thu của doanh nghiệp được chia thành 2 loại:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ
Doanh thu = Khối lượng x Đơn giá bán Hay:
Doanh thu = ∑ (Qi x Pi)
Trong đó:
Qi : số lượng sản phẩm hay dịch vụ bán hàng của doanh nghiệp i
Pi : Giá đơn vị của sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp i
Doanh thu bán hàng thuần
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ đã trừ đi các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ bao gồm:
- Chiết khấu thương mại: là số tiền mà khách hàng được hưởng do mua với số lượng lớn
- Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm giá hàng bán cho người mua hàng của doanh nghiệp cho số hàng hóa thành phẩm đã bán bị kém, mất phẩm chất
- Hàng bán bị trả lại: là tổng giá bán của hàng hóa, thành phẩm đã bán bị trả lại do không đúng quy định của hợp đồng
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu phải nộp, thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp
2.1.2.2 Khái niệm chi phí
Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những hao phí được thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định
Trang 19Việc nhận định và tính toán từng loại chi phí là cơ sở để các nhà quản lí đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh Kết quả cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh là lợi nhuận, muốn đạt lợi nhuận cao thì một trong những biện pháp chủ yếu là giảm chi phí sản xuất kinh doanh Vì vậy doanh nghiệp cần có sự quản lí chặt chẽ chi phí, tiết kiệm chi phí, tránh những khoản chi phí không cần thiết tạo điều kiện để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
Do đó việc phân tích chi phí sản xuất kinh doanh là một bộ phận không thể thiếu được trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, chi phí này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Qua phân tích chi phí của hoạt động kinh doanh có thể đánh giá được mức chi phí tồn tại trong đơn vị, khai thác tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp
Phân loại chi phí theo các khoản mục, ta có:
Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản mục chi phí chủ yếu
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bao gồm những chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm và dịch vụ
- Chi phí nhân công trực tiếp
Phản ánh chi phí về tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền bảo hiểm xã hội cho nhân công lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp
- Chi phí sản xuất chung
Phản ánh những chi phí phát sinh ở các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp ngoài hai loại chi phí nói trên
Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí ngoài sản xuất bao gồm những chi phí không gắn liền với việc tạo
ra sản phẩm mà nó gắn liền với việc quản lý và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, nó bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí bán hàng
Trang 20Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bao gồm các chi phí: đóng gói, vận chuyển, tiếp thị, bảo hành sản phẩm…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính…
2.1.2.3 Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, hiểu một cách đơn giản là một khoản chênh lệch dương giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể hiểu là phần tiền dôi ra của một hoạt động
sau khi đã trừ đi mọi chi phí dùng cho hoạt động đó
Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp tạo ra từ các bộ phận:
- Lợi nhuận tạo ra từ hoạt động kinh doanh
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
- Lợi nhuận từ hoạt động khác
Phân tích lợi nhuận là đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận (khối lượng tiêu thụ, cơ cấu hàng bán, giá bán, chi phí, tỷ giá hối đoái, thuế ) Làm thế nào để nâng cao lợi nhuận đó là mong muốn của mọi doanh nghiệp, để từ đó có biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.2.4 Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định Các báo cáo tài chính phản ánh một cách
hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực
Trang 21trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để đề ra các quyết định phù hợp
- Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài sản
và nguồn vốn của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thường là cuối quý hoặc cuối năm Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần: tài sản và nguồn vốn Tài sản được trình bày phía bên trái bảng cân đối kế toán và bao gồm hai loại tài sản chính: tài sản lưu động và tài sản cố định Nguồn vốn bao gồm nợ
và vốn chủ sở hữu, được trình bày ở phần bên phải của bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân doanh nghiệp cũng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của nhà nước
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong doanh nghiệp Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà nước Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp
2.1.3 Các tỷ số tài chính cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh:
b, Tỷ số thanh toán nhanh
Trang 22Tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh (RQ) =
Các khoản nợ ngắn hạn
Tỷ số này cũng là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Nhưng tỷ số này đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng các loại tài sản có tính thanh khoản cao Do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản khác nên giá trị của nó không đựơc tính vào tài sản lưu động khi tính tỷ số thanh khoản nhanh
b, Kỳ thu tiền bình quân:
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình quân (RT) =
Doanh thu bình quân 1 ngày
Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các khoản bán chịu) của một doanh nghiệp Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu
c, Vòng quay tài sản cố định:
Doanh thu thuần
Vòng quay tài sản cố định (RF) =
Trang 23Tổng giá trị tài sản cố định bình quân
Tỷ số này cho biết bình quân trong năm, một đồng giá trị tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Tỷ số này càng lớn điều đó có nghĩa
là hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao
d, Vòng quay tổng tài sản:
Doanh thu thuần
Vòng quay tổng tài sản (RA) =
Tổng giá trị tài sản bình quân
Tương tự như tỷ số vòng quay tài sản cố định, tỷ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty
2.1.3.3 Các tỷ số khả năng sinh lời:
a, Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS )
Lợi nhuận ròng
ROS =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lợi của doanh thu thuần, tức trong một trăm đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Nếu chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao
b, Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản : (ROA)
c, Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: (ROE)
Lợi nhuận ròng
ROE =
Vốn chủ sở hữu
Trang 24Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, tức là cứ một trăm đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiệu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Tài liệu sơ cấp: thu thập từ việc trao đổi trực tiếp và các ý kiến đóng góp của các cô chú, anh chị trong đơn vị
- Tài liệu thứ cấp: số liệu của Bưu điện thành phố Cần Thơ trong 3 năm 2009 – 2011 được thu thập từ hồ sơ lưu trữ tại phòng kế hoạch - kinh doanh, phòng kế toán thống kê – tài chính, phòng tổ chức – hành chính và các tài liệu, thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, internet,…
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Trong bài luận sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu các chỉ tiêu để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó Trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu
2.2.2.1 Nguyên tắc so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh:
Tiêu chuẩn để so sánh thường là:
- Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh
- Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua
- Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành
- Chỉ tiêu bình quân của nội ngành
- Các thông số thị trường
- Các chỉ tiêu có thể so sánh khác
Điều kiện so sánh:
Các chỉ tiêu so sánh được phải:
- Phù hợp về yếu tố không gian, thời gian
- Có cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán
Trang 25- Có cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau
2.2.2.2 Các phương pháp so sánh
Phương pháp số tuyệt đối
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc (chỉ tiêu cơ sở) Chẳng hạn so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa kỳ thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước
Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể Nó có thể tính bằng thước
đo hiện vật, giá trị, số tuyệt đối là cơ sơ để tính các chỉ số khác
Phương pháp số tương đối
Là tỷ lệ phần trăm (%) của các chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
Tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích mà ta sử dụng các công thức sau:
- Số tương đối hoàn thành kế hoạch = số thực tế(TT) / số kế hoạch(KH)
- Mức chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch = số thực tế - số kế hoạch
- Tỷ lệ năm sau so với năm trước = (số năm sau – số năm trước) / số năm trước
- Mức chênh lệch năm sau so với năm trước = số năm sau – số năm trước
Trang 26CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bưu điện thành phố Cần Thơ
Bưu điện thành phố Cần Thơ ra đời sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/04/1975 và được chính thức thành lập ngày 12/08/1976 (lúc đó có tên là Bưu điện tỉnh Hậu Giang), với cơ sở vật chất ban đầu cũ kỹ lạc hậu được tiếp quản từ chính quyền Sài Gòn Về bưu chính chỉ có 7 bưu cục: bưu cục Cần Thơ, bưu cục Phụng Hiệp, bưu cục Châu Thành (Cái Răng), bưu cục Ô Môn, bưu cục Thốt Nốt, bưu cục Vị Thanh Về Viễn thông có: Trung tâm Viễn thông Cần Thơ với tổng đài ngang dọc Pentaconta dung lượng 1200 số và một số tổng đài đường dài, trạm Viba Cần Thơ, 1 tháp ăng ten 125m
Do có sự thay đổi địa giới, ngày 20/11/1992 Tổng cục Bưu điện có quyết định
số 16/QĐ-TCBD giải thể Bưu điện tỉnh Hậu Giang thành lập 2 Bưu điện tỉnh mới là: Bưu điện tỉnh Cần Thơ và Bưu điện tỉnh Sóc Trăng
Sau khi luật doanh nghiệp ra đời 09/09/1996 Tổng cục Bưu điện có quyết định thành lập Bưu điện tỉnh Cần Thơ là “Doanh nghiệp Nhà nước” hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Trang 27Ngày 23/11/1999 Hội đồng quản trị Tổng Công ty có quyết định TCCB-HĐQT xếp Bưu điện tỉnh Cần Thơ là doanh nghiệp Nhà nước hạng 1 ngành Bưu chính viễn thông
46/QĐ-Đầu năm 2005 có sự thay đổi lớn trong hệ thống Bưu điện Cần Thơ: theo quyết định số 48/2004/QĐ-BBCVT, 53/2004/QĐ-BBCVT, 50/2004/QĐ-BBCVT ngày 19/04/2004 của Bộ Bưu chính Viễn Thông Việt Nam về việc chia tách Bưu điện tỉnh Cần Thơ thành 3 đơn vị gồm: Bưu điện thành phố Cần Thơ, Công ty Viễn thông Cần Thơ-Hậu Giang và Bưu điện tỉnh Hậu Giang
Tên tiếng Việt : Bưu điện thành phố Cần Thơ
Tên tiếng Anh : Can Tho Post
Địa chỉ : 02 Hòa Bình, phường An Hội, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bưu điện thành phố Cần Thơ
Theo quyết định số 15/QĐ-TCLĐ ngày 07/12/2007 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam về việc Ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện thành phố Cần Thơ, Bưu điện thành phố Cần Thơ có chức năng, nhiệm
vụ chung như sau:
- Thiết lập, quản lý, khai thác mạng bưu chính công cộng trên địa bàn thành phố; tổ chức khai thác, vận chuyển bưu gửi liên tỉnh và quốc tế
- Cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo quy hoạch, kế hoạch phát triển bưu chính của Tổng công ty và những nhiệm vụ công ích khác do Tổng công ty giao hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu
Trang 28- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo quy định của Tổng công
ty và cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, chuyển phát, phát hành báo chí, tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước trên địa bàn thành phố
- Hợp tác với các Doanh nghiệp viễn thông cung cấp, kinh doanh các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố
- Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bưu chính,chuyển phát
- Tổ chức kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật và được Tổng công ty cho phép
3.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Bưu điện thành phố Cần Thơ là một đơn vị thành viên thuộc khối thông tin Bưu chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, có chung đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành Bưu chính Viễn thông
* Đặc điểm thứ 1: Sản phẩm Bưu chính Viễn thông mang tính đặc thù
Sản phẩm của ngành Bưu chính Viễn thông khác với sản phẩm của ngành sản xuất công nghiệp, nó không phải là một hàng hóa mới, mà là kết quả có ích cuối cùng của quá trình truyền đưa tin tức qua hình thức dịch vụ
Đặc điểm phi vật chất của sản phẩm được quan niệm là sự vắng mặt của nguyên, nhiên, vật liệu cơ bản mà được gọi là vật mang vật chất của sản phẩm Điều này thể hiện trong cơ cấu giá thành của dịch vụ Bưu điện, trong đó có chi phí vật chất chiếm tỷ trọng không đáng kể, phần chi phí chủ yếu tập trung ở trả lương cho người lao động
* Đặc điểm thứ 2 : Quá trình tiêu dùng và quá trình sản xuất dịch vụ Bưu
chính có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời
Tính không tách rời của quá trình tiêu dùng và sản xuất gây nên sự ảnh hưởng không đồng đều theo thời gian của yêu cầu phục vụ (theo giờ, ngày, tuần, tháng, năm) đến việc tổ chức quá trình sản xuất của ngành Bưu điện Trong điều kiện yêu cầu phục vụ không đồng đều để thỏa mãn tốt yêu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp Bưu điện phải tạo ra một dự trữ đáng kể năng lực sản xuất và
Trang 29lực lượng lao động, mà khi yêu cầu giảm thì lại để rỗi Ngoài ra trong Bưu điện
có dự trữ năng lực sản xuất cho sự phát triển tương lai đáp ứng tốc độ tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ Bưu điện Điều này sẽ dẫn đến làm xấu đi một loạt các chỉ
số kinh tế của hoạt động sản xuất của Bưu điện, giảm hiệu quả lao động, tăng giá thành dịch vụ Đồng thời phải tạo ra những dự trữ cần thiết cơ sở vật chất kỹ thuật để đem lại cho người tiêu dùng sự phục vụ chất lượng cao
* Đặc điểm thứ 3: Sự khác biệt của đối tượng lao động trong ngành sản xuất
Bưu điện so với ngành sản xuất công nghiệp khác
Trong ngành sản xuất công nghiệp, đối tượng lao động chịu sự thay đổi vật chất (về mặt vật lý, hóa học…), còn trong sản xuất Bưu điện, thông tin là đối tượng lao động chỉ chịu tác động dời chỗ trong không gian Mọi sự thay đổi thông tin đều có nghĩa là sự làm móp méo, mất đi giá trị sử dụng và dẫn đến tổn thất cho người tiêu dùng
* Đặc điểm thứ 4: Quá trình truyền đưa tin tức luôn mang tín hiệu hai chiều
giữa người gửi và người nhận thông tin
Nhu cầu truyền đưa tin tức có thể phát sinh ở mọi điểm dân cư, điều đó đòi hỏi phải hình thành một mạng lưới có độ tin cậy, rộng khắp Mạng lưới Bưu điện bao gồm các bưu cục, các doanh nghiệp Bưu điện nối liền với nhau để đảm bảo thông tin hai chiều Trong điều kiện này, mỗi doanh nghiệp Bưu điện tham gia vào quá trình truyền đưa tin tức không phải lúc nào cũng là người cung cấp duy nhất Ví dụ, trong quá trình truyền đưa thông tin liên tỉnh có sự tham gia không chỉ một mà là vài doanh nghiệp Bưu điện, mỗi đơn vị được thực hiện những chức năng nhất định trong từng phần của quá trình sản xuất: đi-qua-đến
3.1.4 Lĩnh vực kinh doanh của Bưu điện thành phố Cần Thơ
3.1.4.1 Dịch vụ Bưu chính công ích
* Bưu chính :
- Thư thường trong nước có khối lượng đến 2 kg
- Thư thường quốc tế có khối lượng đến 2 kg
* Phát hành báo chí:
- Báo Nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Báo chí do Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xuất bản
Trang 303.1.4.2 Dịch vụ bưu chính kinh doanh
* Dịch vụ bưu chính theo tổng công ty bưu chính Việt Nam
- Đổi phiếu trả lời quốc tế - Bưu kiện liên tỉnh
- Bưu phẩm thường trong nước - Bưu kiện quốc tế
(trừ thư thường công ích) - Bưu kiện khai giá
- Bưu phẩm thường quốc tế - Bưu chính uỷ thác nội tỉnh (trừ thư thường công ích) - Bưu chính uỷ thác liên tỉnh
- Bưu phẩm ghi số - Bưu chính uỷ thác quốc tế
- Bưu phẩm khai giá - Bưu chính uỷ thác khai giá
- Bưu phẩm Datapost - Thuê bao hộp thư
- Thu khác về bưu chính
- Thu thanh toán quốc tế về bưu phẩm, bưu kiện
* Phát hành báo chí kinh doanh :
- Báo chí trung ương (trừ báo công ích)
- Báo chí địa phương (trừ báo công ích)
- Báo chí nhập khẩu
- Báo chí kinh doanh khác (ngoài danh mục)
- Thu khác về phát hành báo chí kinh doanh
* Dịch vụ tài chính bưu chính :
- Thư chuyển tiền và Điện chuyển tiền trong nước
- Thư chuyển tiền quốc tế
- Chuyển tiền nhanh trong nước, quốc tế
- Điện hoa
- Bưu phẩm - Bưu kiện COD
- Bưu chính uỷ thác COD
- Tiết kiệm bưu điện
- Thu thanh toán quốc tế và ngân vụ
- Thu khác về tài chính bưu chính
3.1.4.3 Đại lý các dịch vụ
* Đại lý dịch vụ bưu chính:
Trang 31Đại lý chuyển phát nhanh trong nước (chuyển phát nhanh nội tỉnh, liên tỉnh, quốc tế), đại lý chuyển phát nhanh nước ngoài
* Dịch vụ viễn thông:
- Đại lý cho VNPT và cho các doanh nghiệp
+ Đại lý bán thẻ
+ Đại lý dịch vụ hòa mạng, cài đặt thuê bao
+ Đại lý thu cước thuê bao
+ Các dịch vụ viễn thông tại giao dịch
- Cho thuê tài sản
- Treo biển quảng cáo
- Kinh doanh taxi bưu chính
Khối quản lý chuyên môn nghiệp vụ:
- Ban lãnh đạo, Đảng ủy, Công đoàn;
- Phòng Tổ chức – Hành chính;
- Phòng Kế toán thống kê - Tài chính;
- Phòng Kế hoạch – Kinh doanh;
- Phòng Nghiệp vụ
Trang 32Trang 32
Khối sản xuất kinh doanh:
- Bưu điện Trung Tâm Ninh Kiều;
- Bưu điện Trung Tâm Ô Môn;
- Bưu điện Trung Tâm Thốt Nốt;
- Trung Tâm khai thác vận chuyển;
- Trung tâm Datapost Cần Thơ;
- Trung tâm thương mại – dịch vụ Bưu điện
PHÒNG NGHIỆP VỤ
PHÒNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH
BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM NINH KIỀU
BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM
Ô MÔN
BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM THỐT NỐT
TT KHAI THÁC VẬN CHUYỂN
TRUNG TÂM DATAPOST
CẦN THƠ
PHÒNG KẾ HOẠCH – KINH DOANH
Trang 33Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Bưu điện thành phố Cần Thơ)
3.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
Phòng kế toán-thống kê tài chính:
Quản lý tài sản, nguồn vốn Thực hiện kế hoạch thu chi tài chính được Tổng công ty giao và các quy định hiện hành về quản lý tài chính của Ngành, của Nhà nước Cân đối kế hoạch thu chi đảm bảo phục vụ nhanh chóng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh toàn Bưu điện
Đề xuất với Lãnh đạo chủ trương, biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nguồn vốn, thực hiện tốt chức năng quản lý tài chính tại đơn vị
Phòng tổ chức - hành chính:
Trang 34Trợ giúp công ty trong công tác Hành chính – Quản trị; Văn thư – Lưu trữ; Tổng hợp; Thi đua khen thưởng; Bảo vệ chính trị nội bộ; Truyền thống
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và trình Lãnh đạo phê duyệt làm căn cứ thực hiện
Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, bảo hộ lao động, bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ công nhân viên
Xây dựng và trình Lãnh đạo phê duyệt các kế hoạch làm căn cứ thực hiện hàng năm về: Quy hoạch cán bộ; đào tạo nguồn nhân lực; tuyển dụng lao động; tiền lương – tiền thưởng; bảo hộ lao động
Phòng kế hoạch - kinh doanh:
Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, những yếu tố tác động đến doanh thu, lợi nhuận của các dịch vụ Nghiên cứu nhu cầu khách hàng, từ đó phát triển mới các dịch vụ Bưu chính viễn thông
Thực hiện hiệu quả các chương trình quảng cáo, tiếp thị của đơn vị
Theo dõi tình hình thực hiện doanh thu Bưu chính viễn thông của các đơn
vị sản xuất Xây dựng kế hoạch kinh doanh tiếp thị
Nghiên cứu tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ công tác kế hoạch - đầu tư đúng với quy định của ngành và của Nhà nước Phục vụ đắt lực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc Đề xuất chủ trương biện pháp để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác kế hoạch đầu tư ở các đơn vị cơ sở
Phòng nghiệp vụ:
Tổ chức, quản lý, phát triển mạng lưới, trang thiết bị, vận hành, khai thác các dịch vụ, cài đặt, sữa chữa chương trình, tin học hóa trong lĩnh vực Bưu chính, phát hành báo chí và khai thác các dịch vụ Viễn thông
3.1.6 Tình hình nhân sự
3.1.6.1 Cơ cấu lao động
Bảng 1: CƠ CẤU LAO ĐỘNG BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Cơ cấu lao động Số lao động Tỉ trọng (%)
Trang 35( người)
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Bưu điện TPCT tổng hợp cuối năm 2011)
Nhìn vào bảng cơ cấu lao động ta có thể thấy số lao động thuộc khối quản
lý của Bưu điện thành phố Cần Thơ chiếm tỷ trọng thấp (chiếm 12,84% trên tổng
số lao động) Khối lao động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao vượt trội ( chiếm 87,16% trên tổng số lao động) Do việc bố trí mô hình tổ chức có nhiều phòng ban quản lý như trước đây không còn phù hợp với tình hình khối lượng công việc ngày càng phát sinh lớn, trong khi quy trình xử lý giải quyết phải qua quá nhiều cấp trung gian ( Cấp Lãnh đạo Trung tâm – cấp Trưởng phòng – Tổ / Đội - Nhân viên), từ đó kéo dài thời gian hoàn thành công việc và đôi lúc bị sai lệch thông tin Căn cứ vào thực trạng hoạt động mô hình tổ chức sản xuất Bưu điện thành phố Cần Thơ và yêu cầu đổi mới công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, Ban lãnh đạo Bưu điện thành phố Cần Thơ đâ đổi mới, sắp xếp lại
mô hình tổ chức, giảm đi các đầu mối quản lý cấp trung gian; từ đó tăng chất lượng hoạt động của đơn vị, tiết kiệm được lao động và chi phí
13%
87%
Khối quản lý Khối sản xuất kinh doanh
Hình 2: CƠ CẤU LAO ĐỘNG BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Bưu điện TPCT tổng hợp cuối năm 2011)
3.1.6.2 Trình độ lao động
Bảng 2: TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Trình độ học vấn Số lượng Tỉ trọng
Trang 36(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Bưu điện TPCT tổng hợp cuối năm 2011)
Nhìn vào tổng thể, trình độ học vấn của Cán bộ - Công nhân viên Bưu điện thành phố Cần Thơ hiện nay có sự chênh lệch lớn, điều này đã được thể hiện rõ qua Bảng trình độ lao động Số lao động đạt trình độ Đại học chiếm tỷ lệ cao
(chiếm khoảng 1/3 trên tổng số lao động với tỉ trọng 34,33%), số lượng tương
đương với số lao động trình độ Sơ cấp ( đạt 37,91% tỉ trọng) Còn những lao
động có trình độ trung bình như Cao đẳng, Trung cấp lại chiếm tỉ trọng khá thấp (chiếm 1,49% và 18,51% trên tổng số lao động) Ngoài ra, còn có một số lao
động chỉ được học qua lớp bồi dưỡng ngắn hạn ( 26 lao động, chiếm tỉ trọng
7,76% trên tổng số lao động) Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì đòi hỏi nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên Bưu điện cũng tăng cao Ban lãnh đạo Bưu điện cần có những chính sách nâng cao trình độ lao động như: định kỳ tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, đưa các cán bộ trẻ có năng lực đi học nâng cao trình độ nhằm làm lực lượng nòng cốt sau này
Sơ cấpBồi dưỡng ngắn hạn
Trang 37Hình 3: TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Bưu điện TPCT tổng hợp cuối năm 2011)
3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2009 – 2011
Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị qua một kỳ kế toán Nó phản ánh toàn
bộ phần giá trị về sản phẩm, lao động, dịch vụ đơn vị đã thực hiện được trong kỳ
và phần chi phí tương xứng tạo ra để tạo nên kết quả đó Kết quả kinh doanh của đơn vị là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố Sau đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện thành phố Cần Thơ qua 3 năm (2009 - 2011)
Trang 38Bảng 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TPCT QUA 3 NĂM 2009 - 2011
Đơn vị tính: đồng
(Nguồn: Phòng kế toán thống kê – tài chính Bưu điện thành phố Cần Thơ và tính toán của tác giả)
CHÊNH LỆCH 10/09 CHÊNH LỆCH 11/10
Số tuyệt đối Số tương
đối (%) Số tuyệt đối
Số tương đối (%)
Doanh thu KDDV BCVT
121.565.661.941 140.494.992.445 107.147.780.638 18.929.330.504 15,57 -33.347.211.807 -23,74
DT thuần KDDV BCVT 121.565.661.941 140.494.992.445 107.147.780.638 18.929.330.504 15,57 -33.347.211.807 -23,74 Giá vốn hàng bán 139.368.441.190 155.487.179.352 113.093.330.583 16.118.738.162 11,57 -42.393.848.769 -27,27 Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ -17.802.779.249 -14.992.186.907 -5.945.549.945 2.810.592.342 15,79 9.046.636.962 60,34 Doanh thu hoạt động tài chính 392.207.825 606.010.033 272.253.906 213.802.208 54,51 -333.756.127 -55,07
Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.131.286.085 9.811.480.029 9.379.743.829 -1.319.806.056 -11,86 -431.736.200 -4,40 Lợi nhuận từ hoạt động KD -28.541.872.742 -24.198.069.109 -15.054.370.590 4.343.803.633 15,22 9.143.698.519 37,79 Thu nhập khác 141.738.911 551.919.448 668.258.050 410.180.537 289,39 116.338.602 21,08
Lợi nhuận khác 123.616.547 516.452.529 638.153.632 392.835.982 317,79 121.701.103 23,56 Tổng lợi nhuận
-28.418.256.195 -23.681.616.580 -14.416.216.958 4.736.639.615 16,67 9.265.399.622 39,12 Doanh thu được điều tiết
28.418.256.195 23.681.616.580 14.416.216.958 -4.736.639.615 -16,67 -9.265.399.622 -39,12
LN sau khi được điều tiết
Trang 39Về doanh thu của đơn vị có sự tăng giảm không ổn định qua các năm Cụ thể, doanh thu kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông của đơn vị năm 2010 là 140.494.992.445 đồng, tăng lên 18.929.330.504 đồng so với năm 2009, tương đương tăng 15,57% Nhưng đến năm 2011, doanh thu giảm xuống còn 107.147.780.638 đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 23,74% so với năm 2010 Nguyên nhân là do sự cạnh trang gay gắt của các đối thủ cạnh trang trong ngành và các chính sách quy định của Nhà nước làm sụt giảm doanh thu của đơn vị trong năm
2011
Tình hình chi phí của đơn vị có sự chuyển biến tích cực qua các năm Chi phí giá vốn hàng bán là loại chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, ảnh hưởng nhìu nhất đến tình hình chi phí của đơn vị Giá vốn hàng bán năm 2010 là 155.487.179.352 đồng tăng 16.118.738.162 đồng, chiếm tỉ lệ 11,57% so với năm
2009 Năm 2011 giảm xuống còn 113.093.330.583 đồng so với năm 2010 (tức giảm 27,27%) Do ngành Bưu chính Viễn thông là ngành kinh doanh đặc thù, chủ yếu là hoạt động công ích, nên giá vốn hàng bán trong các năm luôn cao hơn doanh thu, dẫn đến lợi nhuận của đơn vị luôn âm Bên cạnh đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cũng tăng giảm qua các năm
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của đơn vị qua các năm đều bị thua lỗ Tuy nhiên, lợi nhuận đang tăng dần qua các năm Trong năm 2009, lợi nhuận là -28.541.872.742 đồng; sang năm 2010 là -24.198.069.109 đồng, với tỷ lệ tăng là 15,22% so với năm 2009 Năm 2011, lợi nhuận tăng thêm 37,79% so với năm 2010, giảm lỗ xuống còn -15.054.370.590 đồng
Bên cạnh đó, lợi nhuận khác của đơn vị trong ba năm luôn tăng Năm 2009 lợi nhuận khác là 123.616.547 đồng Trong năm 2010, tăng thêm 392.835.982 đồng so với năm 2009 Sang năm 2011, lợi nhuận khác tiếp tục tăng thêm 121.701.103 đồng
so với năm 2010 Nguyên nhân là do thu nhập khác luôn tăng cao hơn chi phí khác Tuy nhiên, giá trị lợi nhuận khác nhỏ hơn nhiều so với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nên vẫn không bù đắp được khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh của đơn vị
Từ khi chia tách riêng Bưu chính và Viễn thông, các đơn vị trong ngành Bưu chính gặp nhiều khó khăn Vì vậy, để bảo đảm hoạt động cho Tổng công ty Bưu
Trang 40chính Việt Nam, Nhà nước khoán mức trợ cấp hằng năm cho Tổng công ty duy trì hoạt động để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích Bưu điện thành phố Cần Thơ là đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam nên hằng năm cũng được hưởng khoản doanh thu điều tiết này để bù đắp khoản lỗ Do đó, tổng lợi nhuận sau khi được điều tiết của đơn vị trong ba năm luôn bằng 0
Từ số liệu phân tích trên ta thấy, do kinh doanh dịch vụ Bưu chính viễn thông có nhiều dịch vụ mang tính công ích nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của đơn vị trong 3 năm luôn âm, nhưng lợi nhuận này đã tăng dần qua các năm, điều đó thể hiện sự cố gắng của đơn vị trong việc vượt qua khó khăn sau khi chia tách với Viễn thông, tìm kiếm lợi nhuận, hướng đến cân bằng thu chi
3.3 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2012
1 Về phát triển thị trường, khách hàng và các dịch vụ
Điều hành tập trung vào một số địa bàn trọng điểm, chú trọng công tác nghiên cứu, đánh giá thị trường đối với từng nhóm dịch vụ; triển khai các biện pháp giành lại thị phần và khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn, khách hàng có nhiều tiềm năng Tiếp tục làm mới lại các dịch vụ truyền thống theo định hướng kinh doanh và chủ động hướng đến khách hàng lớn, chú trọng cải thiện hình ảnh và chất lượng các dịch vụ
2 Mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực mới
Hợp tác với Bảo hiểm Xã hội Cần Thơ trong việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội
Phối hợp với Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt thúc đẩy tăng trưởng huy động dịch vụ Tiết Kiệm Bưu Điện
Triển khai hiệu quả các dịch vụ tài chính ngân hàng khác và các dịch vụ hợp tác với các đối tác khác
3 Thực hiện 5 chương trình công rác lớn:
- Nâng cao chất lượng phát khu vực thành thị và nông thôn;
- Nâng cao năng lực mạng lưới khai thác, vận chuyển và cung cấp dịch vụ;
- Đổi mới cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo đối với đội ngũ bưu tá;