1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tình hình đàm phán hiệp định thương mại tự do trung quốc nhật bản hàn quốc (cjk fta) 2017

18 331 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 88,64 KB

Nội dung

Kết luận đơn giản được rút ra từ những kết quả mô phỏng này là cả ba nước sẽ được hưởng lợi từ CJK FTA một cách riêng lẽ cũng như tập thể.2 Ba bên cũng tin tưởng rằng việc xây dựng Hiệp

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-*** -TIỂU LUẬN MÔN: NGOẠI GIAO KINH TẾ

Đề tài:

TÌNH HÌNH ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN - HÀN QUỐC (CJK FTA) 2017

Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Văn Lịch

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Cát Anh

Mã sinh viên : KT41C-072-1418

Trang 2

Hà Nội, tháng 12 năm 2017

1

Trang 3

MỤC LỤC

I Mục đích đàm phán 1

1 Phương diện kinh tế 1

2 Phương diện chính trị 2

II Tình hình đàm phán CJK FTA trong năm 2017 3

1 Bối cảnh đàm phán 2017 3

1.1 Tình hình kinh tế 3

1.2 Tình hình chính trị 3

2 Diễn biến các vòng đàm phán trong năm 2017 4

2.1 Vòng đàm phán thứ 11 4

2.2 Vòng đàm phán thứ 12 4

3 Kết quả và tồn đọng 5

3.1 Kết quả 5

3.2 Tồn đọng 5

3.2.1 Vấn đề nhượng bộ thương mại 5

3.2.2 Vấn đề chính trị, lịch sử và tranh chấp lãnh thổ giữa các bên của hiệp định 8

4 Triển vọng 9

III Tác động đến Việt Nam 10

1 Tích cực 10

2 Tiêu cực 10

PHỤ LỤC 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 4

I Mục đích đàm phán

Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc được

kỳ vọng mang lại những lợi ích to lớn trên cả phương diện kinh tế và chính trị cho cả ba quốc gia tham gia đàm phán Cả ba bên đã dành gần 10 năm để thực hiện các nghiên cứu chung về tính khả thi cũng như tiềm năng kinh tế, chính trị mà thoả thuận ba bên này có thể mang lại

1 Phương diện kinh tế

Nhiều nghiên cứu dựa trên mô phỏng các mô hình cân bằng tổng thể (CGE), đã chỉ ra lợi ích kinh tế của CJK FTA Các mô hình mô phỏng khác nhau cho thấy CJK FTA sẽ làm tăng GDP của cả ba nước tham gia Cụ thể, GDP của Trung Quốc sẽ tăng trong khoảng từ 0,03 đến 1,54 điểm phần trăm, GDP của Hàn Quốc sẽ tăng trong khoảng từ 0,95 đến 5,1 điểm phần trăm và GDP của Nhật Bản sẽ tăng trong khoảng từ 0,03 đến 1,24 điểm phần trăm1 Kết luận đơn giản được rút ra từ những kết quả mô phỏng này là cả ba nước

sẽ được hưởng lợi từ CJK FTA một cách riêng lẽ cũng như tập thể.2

Ba bên cũng tin tưởng rằng việc xây dựng Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc (CJK FTA) sẽ góp phần phát huy hiệu quả sự liên kết giữa các ngành công nghiệp của ba nước Cụ thể, Trung Quốc

bị chi phối bởi các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc có thế mạnh ở các ngành công nghiệp sử dụng nhiều công nghệ (Bảng 1.)

CJK FTA cũng sẽ góp phần khai thác và cải thiện tiềm năng đầu tư thương mại nội khối, thúc đẩy quá trình hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực, tạo ra một thị trường khu vực rộng lớn hơn, phù hợp với lợi ích chung của ba nước cũng như sự thịnh vượng và phát triển của các địa phương Nếu Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thành công, nó sẽ là hiệp định tự do thương mại lớn thứ 3 của thế giới, chỉ sau Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Liên minh Châu Âu (EU),

1 Scott, Jeffrey and Ben Goodrich, Economic Integration in Northeast Asia, Challenges of Reconciliation

and Reform in Korea, 2001.

2 Srinivasa Madhur, China-Japan-Korea FTA: A Dual Track Approach to a Trilateral Agreement, Journal of

Economic Integration, 2013

Trang 5

với tổng dân số là 1.5 tỷ người, chiếm 70% GDP của châu Á3, 90% GDP khu vực Bắc Á và 20% GDP toàn cầu4 Năm 2017, tổng GDP ba nước được ước tính vào khoảng 18.134 tỷ USD5

2 Phương diện chính trị

CJK FTA có thể tạo ra một kênh để giảm căng thẳng chính trị leo thang những năm vừa qua ở khu vực Đông Bắc Á và do đó có thể giúp mang lại sự hòa giải lịch sử rất cần thiết giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc

Thêm vào đó, CJK FTA cũng sẽ thúc đẩy sự hội nhập của các nền kinh tế châu Á mà Trung Quốc sẽ là nước dẫn dắt quá trình này Bằng việc thúc đẩy CJK FTA, Trung Quốc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Khu vực Thương mại Tự

do Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP)6 Là nhà lãnh đạo của tiến trình hội nhập, Trung Quốc cuối cùng sẽ trở thành người sắp xếp trật tự kinh tế thế giới

và đạt được một vị thế trong nền kinh tế thế giới phù hợp với sức mạnh kinh

tế của nó7

Đối với Hàn Quốc, CJK FTA là kênh giao tiếp với hai nước láng giềng hùng mạnh, trên phương diện bình đẳng và tạo dấu ấn quan trọng hơn trong chính sách đối ngoại Nhiều chuyên gia Hàn Quốc tin rằng Seoul có thể giữ vai trò trung gian giữa Trung Quốc và Nhật Bản và vì vậy tránh được nguy cơ dính líu đến cuộc tranh chấp khu vực này.8

CJK FTA có khả năng mở rộng thành một hiệp định tự do thương mại khu vực lớn hơn, có thể là hiệp định tự do thương mại Đông Á, hoặc sẽ mang đến các hiệp định song phương khác giữa một trong ba nước này với một nước ngoài khu vực9

3 Hu Wenxi, Consensus outweighs divergence on China-Japan-Korea Free Trade Area, China Today, 2012,

https://search.proquest.com

4 Chengliang Xue, China-Japan-Korea Free Trade Agreement: A road to Asian econommic integration,

International Affairs Review, 2017, http://www.iar-gwu.org

5 Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tính toán, GDP của Trung Quốc năm 2017: 11,795 tỷ USD; Hàn Quốc: 1,498 tỷ USD; Nhật Bản: 4,841 tỷ USD, http://www.imf.org

6 Alexandra Sakaki and Gudrun Wacker, China – Japan - South Korea, German Institute for International

and Security Affairs, 2017

7 Chengliang Xue, China-Japan-Korea Free Trade Agreement: A road to Asian econommic integration,

International Affairs Review, 2017, http://www.iar-gwu.org

8 Alexandra Sakaki and Gudrun Wacker, China – Japan - South Korea, German Institute for International

and Security Affairs, 2017.

9 Anh Hyunhdo, Lee Changiae and Lee Hongshik, Analysis of a China-Japan-Korea Free Trade Area, on

Korea Economic Institute of America, 2012, http://www.keia.org

Trang 6

II Tình hình đàm phán CJK FTA trong năm 2017

1 Bối cảnh đàm phán 2017

1.1 Tình hình kinh tế

Theo báo cáo của Liên hợp quốc về Tình hình và Triển vọng kinh tế thế giới10, kinh tế toàn cầu vẫn còn trong giai đoạn tăng trưởng chậm kéo dài với

sự suy giảm trong thương mại quốc tế Năm 2016 đánh dấu mức tăng mức tăng chậm nhất trong GDP và thương mại toàn cầu kể từ cuộc Đại khủng hoảng 2009 Căng thẳng về địa chính trị vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế ở một số khu vực

Trong khi đó, Đông Á và Nam Á tiếp tục là hai khu vực phát triển năng động nhất của thế giới Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ổn định, chủ yếu nhờ vào tiêu dùng ở khu vực tư nhân tăng Đầu tư cố định, đặc biệt trong lĩnh vực

cơ sở hạ tầng, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng chung Nền kinh tế được đánh giá sẽ tăng trưởng ở mức 6.5% trong năm 2017 với nhu cầu nội địa ổn định và các biện pháp tài khoá phù hợp

Kinh tế Hàn Quốc cũng cải thiện tương đối với mức tăng trưởng 2.8% năm 2016 do nhu cầu nội địa tăng mạnh Xuất khẩu vẫn tăng chậm do đầu tư toàn cầu và khả năng cạnh tranh trên nước ngoài giảm Đầu tư trong lĩnh vực xây dựng tiếp tục được kỳ vọng là động lực chính của sự tăng trưởng trong năm 2017

Trong khi đó, Nhật Bản tiếp tục chứng kiến kinh tế tăng trưởng chậm ở mức 0.5% năm 2016, dự kiến đạt 0.9% năm 2017 Tăng trưởng chủ yếu đến

từ sự gia tăng tiêu dùng của hộ gia đình và đầu tư của chính phủ nhờ vào các biện pháp nới lỏng tài chính và tiền tệ bổ sung được đưa ra vào năm 2016

1.2 Tình hình chính trị

Các vòng đàm phán CJK FTA trong năm 2017 diễn ra trong bối cảnh làn sóng bảo hộ thương mại và chống lại chủ nghĩa toàn cầu trỗi dậy mạnh mẽ, sau một loạt các sự kiện như nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dươnng (TPP – hiện nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP) cùng với nhiều biện pháp phòng vệ thương mại của các nước Bên cạnh đó, Trung

10 United Nation, World Economic Situation and Prospect 2017, 2017, https://www.un.org/development

Trang 7

Quốc tiến hành các biện pháp trả đũa kinh tế đối với Hàn Quốc do căng thẳng giữa hai nước liên quan đến việc Hàn Quốc cho phép Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại nước này11

2 Diễn biến các vòng đàm phán trong năm 2017

Tính đến cuối năm 2017, CJK FTA đã trải qua 12 vòng đàm phán kể từ vòng đàm phán đầu tiên vào năm 201312 Trung bình, mỗi năm diễn ra 2 cuộc gặp giữa các đại diện cấp cao ba nước để thảo luận về các vấn đề chính như Thương mại hàng hoá, Đầu tư, Thương mại dịch vụ, Chính sách cạnh tranh,

Sở hữu trí tuệ và một số lĩnh vực khác

2.1 Vòng đàm phán thứ 11

Vòng đàm phán thứ 11 diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 9-11/1/2017 Cuộc gặp của các đại diện cấp cao này có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc - ông Wang Shouwen, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản – ông Keiichi Katakami và Trợ lý Bộ trưởng thương mại và Trưởng Đại diện Thương lượng về các FTA, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng của Hàn Quốc – ông Lee Sang-Jin Trong cuộc gặp này, các bên thảo luận về các nội dung chính bao gồm Thương mại hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Đầu tư và một số lĩnh vực khác

2.2 Vòng đàm phán thứ 12

Vòng đàm phán thứ 12 diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản, từ ngày 10-13/4/2017 Vòng đàm phán này có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc - ông Wang Shouwen, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản – ông Keiichi Katakami và Trợ lý Bộ trưởng thương mại và Trưởng Đại diện Thương lượng về các FTAs, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng của Hàn Quốc – ông Lee Sang-Jin Trong cuộc gặp này, các bên thảo luận về các nội dung chính bao gồm Thương mại dịch vụ, Viễn thông, Dịch vụ tài chính, Con người (Natural person), Đầu tư, Chính sách cạnh tranh, Sở hữu trí tuệ, Thương mại điện tử và tiến hành trao đổi chính sách toàn diện và chi tiết về các biện pháp quản lý liên quan đến thương mại dịch vụ13

11 Trung tâm WTO, Hàn Quốc- Trung Quốc - Nhật Bản đàm phán hiệp định thương mại, 2017,

http://www.trungtamwto.vn

12 Ministry of Foreign Affairs of Japan, Free Trade Agreement (FTA) and Economic Partnership Agreement

(EPA), 2017, http://www.mofa.go.jp

13 China FTA Network, 12th round of negotiation of China-Japan-South Korea FTA held in Tokyo Japan,

2017, http://fta.mofcom.gov.cn

Trang 8

3 Kết quả và tồn đọng

3.1 Kết quả

Các vấn đề hàng đầu được thảo luận trong khuôn khổ vòng đàm phán thứ 11 và 12 bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực khác Nhìn chung, sau 12 vòng đàm phán, CJK FTA vẫn chưa đạt được tiến bộ rõ rệt nào Thêm vào đó, các bên vẫn chưa thống nhất một thời điểm cụ thể để kết thúc cuộc đàm phán, vì vậy, các vòng đàm phán được kỳ vọng sẽ tiếp tục trong thời gian tới

3.2 Tồn đọng

Quá trình đàm phán sẽ kéo dài và thậm chí có thể lên đến 10 năm do còn nhiều vấn đề tồn đọng mà các bên chưa thể thống nhất liên quan đến các nhượng bộ trong thương mại cũng như vấn đề lịch sử và tranh chấp lãnh thổ.14

3.2.1 Vấn đề nhượng bộ thương mại

i Thương mại hàng hoá

Cả ba quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong các lĩnh vực khác nhau Hầu hết các nghiên cứu cho thấy CJK FTA sẽ gây áp lực lên ngành nông nghiệp và thủy sản ở Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng thúc đẩy sự phát triển của phân khúc công nghệ cao trong các lĩnh vực sản xuất của hai nước này Tương

tự, hiệp định này có thể sẽ mang lại lợi ích cho ngành nông nghiệp cũng như các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động của Trung Quốc, đồng thời gây sức ép cạnh tranh lên một số ngành sản xuất dựa vào công nghệ

Nông nghiệp là thách thức nghiêm trọng nhất trong các cuộc đàm phán của CJK FTA Cụ thể, gạo và sữa là hai sản phẩm được bảo hộ mạnh mẽ ở Nhật Bản và Hàn Quốc Ngoài những áp lực cạnh tranh thị trường, Nhật Bản

và Hàn Quốc cũng lo sợ vấn đề về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến công nghệ và giống cây trồng nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc Hai quốc gia này vốn có chính sách nhằm bảo hộ ngành nông nghiệp nội địa Nếu cả hai vẫn khăng khăng không mở cửa thị trường nông sản thì các sản phẩm

14 Hu Wenxi, Consensus outweighs divergence on China-Japan-Korea Free Trade Area, China Today, 2012

https://search.proquest.com

Trang 9

nông nghiệp của Trung Quốc sẽ không có được những lợi thế so sánh thật sự Nông nghiệp sẽ là sự cản trở lớn cho sự thành lập CJKFTA nếu cả ba nước không đạt được sự đồng thuận trong vấn đề này

Công nghiệp ô tô cũng là một trong những ngành nhạy cảm của ba bên đàm phán Trung Quốc, Nhật bản và Hàn Quốc có mức độ phát triển và khả năng cạnh tranh khác nhau trong ngành ô tô đặc biệt đối với việc sản xuất ô tô chở khách và phụ tùng ô tô Với các quy định về thuế quan trong CJK FTA, ngành ô tô Trung Quốc có thể chịu ảnh hưởng lớn do ô tô và các phụ tùng ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ tăng và kéo dài tình trạng nhập siêu trong ngành ô

tô của Trung Quốc

Đồng thời, những bất đối xứng trong lợi ích dẫn đến sự xuất hiện của các nhóm vận động hành lang chống lại các hiệp định thương mại và đầu tư ở mỗi quốc gia, và điều này đặt ra một thách thức lớn trong việc đàm phán hiệp định

ba bên Cụ thể, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều chịu áp lực từ các nhóm vận động của ngành nông nghiệp trong nước Tương tự, một số lĩnh vực sản xuất

sử dụng nhiều công nghệ ở Trung Quốc cũng sẽ phản đối CJK FTA khi các ngành này trở nên cạnh hơn với nhiều đối thủ từ Nhật Bản và Hàn Quốc Bên cạnh đó, Nhật Bản vẫn chưa công nhận Trung Quốc là một nền kinh

tế thị trường nhằm chống lại việc nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc tăng mạnh khi CJK FTA thành hiện thực15 Trung Quốc cũng miễn cưỡng đồng ý với hành động này của Nhật Bản Do đó, bất kể các lợi ích kinh tế vĩ mô tổng thể của CJK FTA, việc hiện thực hoá nó có thể phụ thuộc vào việc giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật cũng như việc quản lý các nhóm vận động trong nước

ii Thương mại dịch vụ

Mỗi bên đàm phán có nhóm ngành dịch vụ nhạy cảm khác nhau Đối với Trung Quốc, các ngành dịch vụ nhạy cảm bao gồm tài chính, viễn thông, máy tính, xây dựng, phát thanh truyền hình và xuất bản và các dịch vụ giải trí nghe nhìn Trong khi đó, các ngành dịch vụ ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản bao gồm phát thanh truyền hình, giáo dục công cộng cung cấp bởi các tổ chức tư nhân, y

tế và chăm sóc sức khoẻ, vũ trụ và các dịch vụ liên quan đến năng lượng Hàn Quốc cho rằng, trong quá trình tự do hóa các ngành dịch vụ, cần cân nhắc đến các lĩnh vực dịch vụ nhạy cảm như y tế và chăm sóc sức khoẻ, xã hội, môi trường, năng lượng, phát thanh truyền hình và xuất bản và giáo dục

15 Srinivasa Madhur, China-Japan-Korea FTA: A Dual Track Approach to a Trilateral Agreement, Journal

of Economic Integration, Phnom Penh, Cambodia, 2013.

Trang 10

Các nước có cách tiếp cận khác nhau đối với thương mại dịch vụ Nhật Bản và Hàn Quốc cho rằng để tự do hoá thương mại dịch vụ, các biện pháp phân biệt đối xử ảnh hưởng đến lĩnh vực dịch vụ phải được xoá bỏ, nếu không phải được đưa vào danh sách bảo lưu, bằng việc tăng cường tính minh bạch đối với các biện pháp hiện có và đảm bảo khả năng dự báo pháp lý Trong khi

đó, Trung Quốc chỉ ra rằng sử dụng cách tiếp cận GATS16 làm khuôn mẫu cho CJK FTA sẽ thuận tiện hơn vì đây sẽ là nền tảng chung để tự do hoá hơn nữa trong các lĩnh vực dịch vụ, do ba nước có sự khác biệt về cơ cấu kinh tế, trình

độ phát triển và hệ thống giám sát thương mại dịch vụ

iii Đầu tư

Mặc dù Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhìn chung khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và có những nỗ lực để thúc đẩy tự do hoá và thuận lợi hoá đầu tư, các nhà đầu tư ở ba nước vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại liên quan đến tỷ lệ sở hữu nước ngoài của một công ty, chuyển ngoại tệ, thủ tục xin thị thực, hợp đồng chuyển giao công nghệ, thanh lý doanh nghiệp cũng như các yêu cầu về hiệu quả hoạt động

Khi mỗi quốc gia đều có quyền điều chỉnh định hướng và dòng chảy đầu

tư nước ngoài vào lãnh thổ của họ, các bên có những đề nghị khác nhau đối với các điều khoản về đầu tư trong CJK FTA Trung Quốc nhấn mạnh rằng thúc đẩy và tự do hóa đầu tư phụ thuộc nhiều vào nhu cầu cụ thể của từng quốc gia, trạng thái vững mạnh về kinh tế và pháp lý cũng như các chiến lược phát triển của riêng của mỗi quốc gia Vì vậy, Trung Quốc cho rằng phạm vi

và quy mô của chương đầu tư phải phù hợp với TRIMs17, bao gồm các cách tiếp cận có thể áp dụng cho các cuộc đàm phán

Tuy nhiên, Nhật Bản nhấn mạnh rằng ba nước nên kết luận càng sớm càng tốt thoả thuận đầu tư ba bên đang đàm phán với những nội dung ít tham vọng hơn chương đầu tư của CJK FTA và sau đó các bên nên bắt đầu đàm phán các điều khoản cho chương đầu tư của CJK FTA với tự do hóa đầu tư cao, dựa trên thỏa thuận đầu tư ba bên

iv Các vấn đề khác

Các vấn đề khác bao gồm rào cản kỹ thuật đối với thương mại, vệ sinh

và kiểm dịch thực vật, sở hữu trí tuệ, tính minh bạch, chính sách cạnh tranh,

16 General Agreement on Trade in Services - Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ.

17 Agreement on Trade-Related Investment Measures - Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại.

Ngày đăng: 20/03/2018, 10:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bnews, Đàm phán Trung-Nhật-Hàn lần thứ 12 về FTA, 2017, http://bnews.vn/dam-phan-trung-nhat-han-lan-thu-12-ve-fta/41036.html2. Trung tâm WTO, Hàn Quốc - Trung Quốc - Nhật Bản đàm phán hiệpđịnh thương mại, 2017, http://www.trungtamwto.vn/tin-tuc/han-quoc-trung-quoc-va-nhat-ban-dam-phan-hiep-dinh-thuong-maiII. Tài liệu Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đàm phán Trung-Nhật-Hàn lần thứ 12 về FTA", 2017, http://bnews.vn/dam-phan-trung-nhat-han-lan-thu-12-ve-fta/41036.html2. Trung tâm WTO, "Hàn Quốc - Trung Quốc - Nhật Bản đàm phán hiệp "định thương mạ
1. Alexandra Sakaki and Gudrun Wacker, China – Japan - South Korea, German Institute for International and Security Affairs, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: China – Japan - South Korea
2. Anh Hyunhdo, Lee Changiae and Lee Hongshik, Analysis of a China- Japan-Korea Free Trade Area, on Korea Economic Institute ofAmerica, 2012,http://www.keia.org/sites/default/files/publications/02Ahn.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Analysis of a China-Japan-Korea Free Trade Area
3. Chengliang Xue, China-Japan-Korea Free Trade Agreement: A road to Asian econommic integration, International Affairs Review, 2017, http://www.iar-gwu.org/content/china-japan-korea-free-trade-agreement-road-asian-economic-integration Sách, tạp chí
Tiêu đề: China-Japan-Korea Free Trade Agreement: A road toAsian econommic integration
4. China FTA Network, 12th round of negotiation of China-Japan-South Korea FTA held in Tokyo Japan, 2017,http://fta.mofcom.gov.cn/enarticle/chinarihen/chinarihennews/201704/34740_1.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: 12th round of negotiation of China-Japan-South Korea FTA held in Tokyo Japan
5. Choi Bo-Young, Preferential Trade Agreements of China, Japan and Korea: Towards Deeper Integration, KIEP Opinion, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Preferential Trade Agreements of China, Japan and Korea: Towards Deeper Integration
6. Hank Lim, New Development and Challenges in Asia-Pacific Economic Integration: Perspective of Major Economies, Japan External Trade Organization, 2017,https://www.jetro.go.jp/ext_images/usa/pdf/Dr_Lim_Presentation.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: New Development and Challenges in Asia-Pacific Economic Integration: Perspective of Major Economies
7. Hu Wenxi, Consensus outweighs divergence on China-Japan-Korea Free Trade Area, China Today, 2012,https://search.proquest.com/central/docview/1237630002/1CD10F79767340C0PQ/2?accountid=135225 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Consensus outweighs divergence on China-Japan-Korea Free Trade Area
8. International Monetary Fund, IMF Data Mapper, 2017, http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2017/01/weodata/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: IMF Data Mapper
9. Joint Study Report for an FTA among China, Japan and Korea, Ministry of Foreign Affairs of Japan, 2011,http://www.mofa.go.jp/mofaj/press/release/24/3/pdfs/0330_10_01.pdf10. Ministry of Foreign Affairs of Japan, Free Trade Agreement (FTA) andEconomic Partnership Agreement (EPA), 2017, http://www.mofa.go.jp/ecm/ep/page23e_000337.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Free Trade Agreement (FTA) and"Economic Partnership Agreement (EPA)
11. Scott, Jeffrey and Ben Goodrich, Economic Integration in Northeast Asia, Challenges of Reconciliation and Reform in Korea, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic Integration in Northeast Asia
12. Srinivasa Madhur, China-Japan-Korea FTA: A Dual Track Approach to a Trilateral Agreement, Journal of Economic Integration, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: China-Japan-Korea FTA: A Dual Track Approach to a Trilateral Agreement
13. United Nation, World Economic Situation and Prospect 2017, 2017, https://www.un.org/development/desa/dpad/wpcontent/uploads/sites/45/publication/2017wesp_full_en.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: World Economic Situation and Prospect 2017

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w