Điển hình là Hát Ghẹo Phú Thọ, một làn điệu dân ca hết sức đặc sắc, độc đáo, di sản văn hóa của thời Hùng Vương dựng nước đang bị trôi vào quên lãng, thờ ơ, mai một đi nhiều và cần được
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VĂN HÓA
HÀ NỘI - 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VĂN HÓA
Người hướng dẫn khoa học
TS BÙI NGỌC THẠCH
HÀ NỘI - 2013
Trang 3Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 và Thư viện tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tư liệu để làm khóa luận
Tôi xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Hương
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khoá luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo,
TS Bùi Ngọc Thạch Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong khoá luận này
Hà Nội,tháng 05 năm 2013
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Hương
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HÁT GHẸO Ở PHÚ THỌ TRƯỚC NĂM 1986 8
1.1 CƠ SỞ RA ĐỜI CỦA HÁT GHẸO Ở PHÚ THỌ 8
1.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân cư 8
1.1.2 Kinh tế - xã hội 9
1.1.3 Văn hóa 11
1.2 SỰ RA ĐỜI CỦA HÁT GHẸO Ở PHÚ THỌ 22
1.2.1 Nguồn gốc của Hát Ghẹo 22
1.2.2 Ảnh hưởng của lối Hát Đúm trong vùng có Hát Xoan 25
1.2.3 Ảnh hưởng của chặng Hát Hội trong Hát Xoan 26
1.3 HOẠT ĐỘNG CỦA HÁT GHẸO Ở PHÚ THỌ TRƯỚC NĂM 1986 27
1.3.1 Tục kết nghĩa giữa các làng 27
1.3.2 Hoạt động của Hát Ghẹo ở Phú Thọ trước năm 1986 29
Chương 2.HOẠT ĐỘNG DUY TRÌ, BẢO TỒN HÁT GHẸO Ở PHÚ THỌ (1986 - 2011) 32
2.1 CHỦ TRƯƠNG DUY TRÌ, BẢO TỒN NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA HÁT GHẸO Ở PHÚ THỌ 32
2.1.1 Chủ trương của Bộ Văn hóa – Thông tin – Du lịch 32
2.1.2 Chủ trương của tỉnh Phú Thọ 39
2.2 HOẠT ĐỘNG DUY TRÌ, BẢO TỒN NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA HÁT GHẸO Ở PHÚ THỌ 41
2.2.1 Tổ chức hội thảo về Hát Ghẹo 41
2.2.2 Tổ chức sưu tầm các làn điệu Hát Ghẹo 43
2.2.3 Khôi Phục Hát Ghẹo trong lễ hội 44
2.2.4 Tuyên truyền, quảng bá về Hát Ghẹo 46
Trang 62.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG DUY TRÌ,
BẢO TỒN HÁT GHẸO Ở PHÚ THỌ 48
2.3.1 Thuận lợi 48
2.3.2 Khó khăn 51
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC DUY TRÌ, BẢO TỒN HÁT GHẸO Ở PHÚ THỌ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN PHÚ THỌ (1986 - 2011) 57
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC DUY TRÌ VÀ BẢO TỒN HÁT GHẸO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN PHÚ THỌ (1986 - 2011) 57
3.1.1 Việc duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo nằm trong chủ trương duy trì, bảo tồn các giá trị văn hóa thời Hùng Vương ở vùng đất Tổ của tỉnh Phú Thọ 57
3.1.2 Các giải pháp duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo rất đa dạng, phong phú nhưng chưa đảm bảo tính bền vững 58
3.1.3 Địa bàn gốc của Hát Ghẹo hẹp, đội ngũ, nghệ nhân Hát Ghẹo ít60 3.2 VAI TRÒ CỦA VIỆC DUY TRÌVÀ BẢO TỒN HÁT GHẸO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN PHÚ THỌ (1986 - 2011) 62
3.2.1 Tạo cơ sở cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang tính chất truyền thống, lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia 62
3.2.2 Duy trì, bảo tồn được những giá trị đặc sắc của văn hóa vùng miền, góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa dân tộc 64
3.2.3 Góp phần phát triển kinh tế - xã hội, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế 66
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 73
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nước ta có một nền văn hiến lâu đời Trải qua ngót nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, gần một trăm năm là thuộc địa của thực dân Pháp, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển, không chỉ ở góc độ là một quốc gia độc lập, tự chủ mà còn được biểu hiện trong bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị vật thể và phi vật thể Trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc ta, dân ca là một trong những
di sản văn hóa vô cùng quý báu Điển hình là Hát Ghẹo Phú Thọ, một làn điệu dân ca hết sức đặc sắc, độc đáo, di sản văn hóa của thời Hùng Vương dựng nước đang bị trôi vào quên lãng, thờ ơ, mai một đi nhiều và cần được bảo tồn, phát huy, phát triển trong thời đại mới này
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ đang tích cực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ra sức phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng đẩy mạnh đề ra việc duy trì, bảo tồn
và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển làn điệu Hát Ghẹo
Nửa thế kỉ qua ở tỉnh Phú Thọ, kể cả thời kì mang tên Vĩnh Phú, chúng
ta đã có một đội ngũ hoạt động văn nghệ rất năng động, cố gắng, tâm huyết,
mê say dành nhiều công sức cho việc phổ biến nâng cao sức hấp dẫn của làn điệu Hát Ghẹo Chúng ta đã sưu tầm khá đầy đủ vốn dân ca này (ghi chép bằng văn bản, bằng ghi âm các làn điệu, quay phim các nghệ nhân múa hát)
và bước đầu nghiên cứu về nguồn gốc, về âm nhạc, về tổ chức sinh hoạt.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hát Ghẹo được phổ biến rộng rãi góp phần tích cực vào phong trào “Tiếng hát át tiếngbom” Hát Ghẹo giờ đây có nhiều cơ hội để duy trì và phát triển song cũng gặp không ít những
Trang 8thách thức, khó khăn khi mà đất nước đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với xu thế mở của hội nhập quốc tế
Hát Ghẹo là một di sản văn hóa phi vật thể quý báu của dân tộc ta nói chung và của Phú Thọ nói riêng Việc nghiên cứu làn điệu Hát Ghẹo có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, không những làm sáng tỏ đường lối đổi mới đất nước của Đảng về việc duy trì, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc mà còn góp phần nghiên cứu lịch sử địa phương, giúp bạn đọc có thêm nguồn tư liệu mới nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, biết trân trọng, nâng niu, phát huy những giá trị di sản văn hóa vô giá của dân tộc, góp phần bảo tồn di sản mang bản sắc, tâm hồn nghệ thuật truyền thống, tìm ra những biện pháp để Hát Ghẹo có vị trí quan trọng trong nền âm nhạc dân tộc, trước
xu thế hội nhập văn hóa
Với những ý nghĩa sâu sắc đó, tôi quyết định nghiên cứu về “Hoạt động
duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo ở Phú Thọ (1986 - 2011)” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình nhằm nâng cao sự hiểu biết và tập dượt nghiên cứu, phục vụ cho mục đích học tập
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các làn điệu dân ca có vai trò quan trọng trong đời sống Hiện nay nghiên cứu về dân ca nói chung và hát Ghẹo nói riêng có thể kể đến các công trình tiêu biểu như:
Năm 1979, hai tác giả Nguyễn Khắc Xương và Dương Huy Thiện đã
xuất bản cuốn sách “Hát Xoan, Hát Ghẹo Vĩnh Phú” do nhà xuất bản Phú Thọ
xuất bản Các tác giả đã giới thiệu đến bạn đọc làn điệu Hát Ghẹo, Hát Xoan
ở Vĩnh Phú ra đời như thế nào, nội dung, cách thức hát ra sao; vì sao lại gọi là Hát Ghẹo, Hát Xoan Nhưng hạn chế của các tác giả là chưa đi sâu vào nghiên cứu quá trình phát triển của Hát Ghẹo qua các thời kỳ, chưa đưa ra được cơ sở khoa học cụ thể về giá trị lịch sử và văn hóa của Hát Xoan
Trang 9Nhạc sĩ Nguyễn Đăng Hòe đã công bố các công trình nghiên cứu: “Hát
Ghẹo Phú Thọ” năm 1958 bằng in ronéo; năm 1979, theo yêu cầu của Sở Văn
hóa, thông tin, thể thao Vĩnh Phú, nhạc sĩ sửa chữa, bổ sung cho xuất bản
cuốn “Bước đầu tìm hiểu Hát Ghẹo Vĩnh Phú” Đây là công trình sưu tầm,
nghiên cứu công phu đi sâu vào các lĩnh vực: nguồn gốc, lời ca, xã hội và nhất là về âm nhạc, đồng thời cũng gợi ra những vấn đề chuyên sâu để cùng trao đổi Tuy nhiên, tác phẩm chủ yếu xoáy sâu vào lĩnh vực âm nhạc mà chưa thấy được những giá trị lưu truyền của làn điệu Hát Ghẹo, sức sống của Hát Ghẹo qua các thời kỳ và việc gìn giữ vốn dân ca này của dân tộc từ trước tới nay có được chú ý hay không
Đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hát Ghẹo Phú
Thọ” là đề tài do Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ chủ trì, Chủ nhiệm đề
tài – Ngô Thị Xuân Hương – Cử nhân nghiên cứu lí luận âm nhạc, cùng với
sự phối hợp của NS Đào Đăng Hoàn, Thạc sĩ Đào Đăng Phương và Lê Thị Hoa, thực hiện từ tháng 4 năm 2006 đến tháng 12 năm 2007 Ngay trong phần
giới thiệu mở đầu tác giả viết: “Đề cập tới Hát Ghẹo với quy mô có tính chất
bao trùm lên nhiều lĩnh vực lịch sử, về ý nghĩa, phong tục, tập quán – thể thức, lề lối của Hát Ghẹo và cuối cùng là nó mong muốn làm cho Hát Ghẹo được hồi sinh và trở lại với những gì bản thân nó đã có” Đó là những gì mà
công trình nghiên cứu này khác với những công trình nghiên cứu trước như
“Bước đầu tìm hiểu Hát Ghẹo Vĩnh Phú” của nhạc sĩ Nguyễn Đăng Hòe (1979) và “Hát Xoan, Hát Ghẹo Vĩnh Phú” của Nguyễn Khắc Xương, Bùi
Huy Thiện (1979) Công trình đã dày công tìm hiểu, khai thác và nêu được một số vấn đề mới rất đáng được trân trọng nhằm gìn giữ phát triển Hát Ghẹo.Tuy nhiên, đề tài vẫn chưa nêu được bước chuyển của Hát Ghẹo từ thời
kỳ đổi mới đất nước ra sao Đảng và Nhà nước cũng như tỉnh Phú Thọ đã có những biện pháp, chủ trương gì trong việc lưu giữ và bảo tồn làn điệu Hát Ghẹo trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Trang 10Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác như:
Sở Văn hóa - Thông tin Vĩnh Phú (1986), “Văn hóa dân gian vùng đất
Tổ”, Địa chí Vĩnh Phú, Vĩnh Phú
Phạm Phúc Minh, (1994), Tìm hiểu dân ca Việt Nam, Nxb Hà nội, Hà
Nội
Phạm Trọng Toàn (2008), Đôi lời bày tỏ về Xoan - Ghẹo nơi miền quê
Phú Thọ, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội
Nguyễn Khắc Xương (2008), Các công trình nghiên cứu văn học, văn
hoá dân gian vùng đất Tổ, Nxb Văn hóa - Thông tin tỉnh Phú Thọ, Phú Thọ
Đặng Hoành Loan (2009), Ý tưởng khai thác, bảo tồn loại hình nghệ
thuật hát Ghẹo, Nxb Âm nhạc Hà Nội, Hà Nội
Nhóm tác giả Trần Văn Thục, Cao Văn Thịnh, Dương Bích Liên (2009), Ca dao, dân ca Phú Thọ, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội
Hội văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ cũng tổ chức một số cuộc hội
thảo lần thứ VI (2010), bàn về dân ca với chủ đề “Nét sinh hoạt dân gian tự
do của hát Ghẹo Vĩnh Phú”, Nxb Văn hóa - Thông tin tỉnh Phú Thọ, Phú
Thọ
Tùy theo mục đích và hướng tiếp cận khác nhau mà các tác giả chủ yếu
đề cập tới một cách chung nhất về đặc điểm diễn xướng dân gian, nghệ thuật trình diễn hát Ghẹo Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu, tìm hiểu
một cách toàn diện và cụ thể về “Hoạt động duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo Phú
Thọ (1986 - 2011)”.Tác giả khoá luận kế thừa những kết quả nghiên cứu trên
đây đồng thời bằng sự trải nghiệm thực tế nhằm đưa ra những hiểu biết và cái nhìn riêng để thực hiện đề tài này
3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích
- Dựng lại toàn cảnh “Hoạt động duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo Phú Thọ
(1986 – 2011)” một cách đầy đủ, có hệ thống, khách quan
Trang 11- Nêu rõ những thuận lợi, khó khăn của Hát Ghẹo hiện nay
- Rút ra những đặc điểm và vai trò của việc duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo Phú Thọ trong đời sống văn hóa của người dân Phú Thọ (1986 - 2011)
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Tài liệu văn kiện của Đảng: Do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội xuất bản đã đăng tải các văn kiện của Đảng qua các kỳ Đại hội, trong đó thể hiện rõ đường lối của Đảng về đổi mới đất nước, nhất là đường lối duy trì, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc
Tài liệu văn kiện của Đảng bộ địa phương: Đó là những văn kiện về chủ trương hành động, dự án của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Phú Thọ nhằm duy trì, bảo vệ, phát triển là điệu Hát Ghẹo trong thời kỳ đổi mới đất nước
Trang 12Tài liệu thông sử: Do các cơ quan Trung ương xuất bản như: Viện lịch
sử Việt Nam, Viện khoa học xã hội, Nhà xuất bản Giáo dục,… phản ánh về lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến nay Trong đó, những giá trị lịch sử văn hóa được duy trì, bảo tồn qua các thời kỳ khác nhau
Tài liệu lịch sử địa phương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ từ 1986 –
1997, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ từ 1997 – 2000 Trong đó thể hiện những chủ trương, chính sách, biện pháp của tỉnh Phú Thọ về duy trì, bảo tồn làn điệu Hát Ghẹo
Tài liệu chuyên sâu của những cá nhân, tập thể trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh nghiên cứu, giới thiệu về làn điệu Hát Ghẹo
Tài liệu điền dã: Những tài liệu dân gian thu thập trong nhân dân, qua những lời kể và những lời hát được nghe từ các nghệ nhân Hát Ghẹo, những tranh ảnh thu được liên quan đến Hát Ghẹo
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào quan điểm và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử
Kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logíc, trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu
Sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu để xác minh sự kiện.Thực hiện phương pháp điền dã để khai thác tư liệu
5 Đóng góp của đề tài
Dựng lại bức tranh toàn cảnh về hoạt động duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo Phú Thọ trong thời kỳ đổi mới đất nước một cách đầy đủ, có hệ thống, khách quan
Nêu bật những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo Phú Thọ trong thời kỳ hiện nay
Trang 13Rút ra những đặc điểm và vai trò của việc duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo Phú Thọ trong đời sống văn hóa của người dân Phú Thọ (1986 - 2011)
Góp phần tập hợp nguồn tài liệu chi tiết, đáng tin cậy hấp dẫn về văn hoá hát Ghẹo vùng quê đất Tổ
Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu và giảng dạy, học tập về làn điệu Hát Ghẹo ở tỉnh Phú Thọ
Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, hiểu biết về hát Ghẹo cho mọi người quan tâm
Nâng cao hiểu biết về dân ca đặc biệt là dân ca hát Ghẹo, một làn điệu
âm nhạc cổ truyền cần được bảo vệ và lưu truyền cho thế hệ sau
Giới thiệu quảng bá sâu rộng cho bạn đọc về hát Ghẹo, góp phần nâng cao hiệu quả trình diễn nghệ thuật hát Ghẹo, khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong tổ chức sinh hoạt biểu diễn hát Ghẹo Tìm ra những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị quý báu về âm nhạc của cha ông để lại
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,phụ lục, khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về Hát Ghẹo trước năm 1986 Chương 2: Hoạt động duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo ở Phú Thọ (1986 - 2011)
Chương 3: Đặc điểm và vai trò của việc duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo trong đời sống văn hóa của người dân Phú Thọ (1986 - 2011)
Trang 14NỘI DUNG
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HÁT GHẸO TRƯỚC NĂM 1986
1.1 CƠ SỞ RA ĐỜI CỦA HÁT GHẸO Ở PHÚ THỌ
1.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân cư
Vĩnh Phú thuộc miền trung du, là một vùng đất đai cổ kính rộng lớn của miền Bắc nước ta nằm dọc theo hai bên bờ những con sông lớn: Sông Hồng, sông Lô, sông Chảy, sông Đà Xưa kia Vĩnh Phú là phần đất đai nằm vào địa bàn của bộ lạc Mê Linh, bộ lạc lớn nhất của người Lạc Việt thời kì Hùng Vương Theo ông Đào Duy Anh trong quyển “Đất nước Việt Nam qua các đời” thì bộ lạc Mê Linh bao gồm một phần tỉnh Yên Bái, miền nam tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Sơn Tây và tỉnh Vĩnh Phúc
Lúc này trong điều kiện con người chưa có khả năng ngăn chặn được lũ lụt hàng năm do nước của các con sông lớn dâng ngập, miền đồng bằng Bắc
Bộ còn là những đầm lầy và còn bị biển cả xâm lần thì những vùn đất đai rộng lớn, những cánh đồng cao chen lẫn với núi đồi ở đây là nơi sinh sống và
cư trú rất thích hợp
Sống ven những con sông, tuy những sự tàn phá khắc nghiệt xảy ra mỗi năm một mùa do lũ lụt, nhưng bên cạnh đó, chính núi rừng bao la ở đây lại là địa bàn vô cùng thuận lợi cho kinh tế hái lượm, săn bắn kết hợp với trồng trọt
và chăn nuôi Chính vì vậy mà đây là một trong những vùng cư trú trù mật nhất, cổ xưa nhất đã xây dựng làng mạc từ lâu đời và đã trải qua nhiều biến đổi cho đến ngày nay Chính ở đây đã diễn ra những cuộc hốn hợp dân tộc giữa các bộ lạc khác nhau, Lạc Việt và Tây Âu – để hình thành cư dân Âu Lạc, tổ tiên của dân tộc Việt ngày nay
Trang 15Vào đầu thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, ở đây cũng đã diễn ra cuộc nổi dậy chống quân xâm lược Hán của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo
Ngày nay, trên đất mà nhân dân ta vẫn gọi là đất tổ Hùng Vương này còn lưu lại nhiều di tích, nhiều địa điểm văn hóa khảo cổ học, nhiều truyền thuyết và các loại hình văn nghệ dân gian khác có giá trị chứng minh tính chất truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam ta
Nằm giữa một vùng đất đai có nhiều kì tích như vậy, quê hương hát Ghẹo - ở đây là hai huyện Tam Nông và Thanh Sơn lại có đặc điểm riêng đáng chú ý khác Huyện Tam Nông xưa vốn thuộc địa hạt Sơn Tây (nay là tỉnh Hà Tây) tiếp giáp với trấn Hưng Hóa là miền rừng núi âm u kéo dài mãi
về phía tây, nơi cư trú của đồng bào các dân tộc ít người (theo “Đại Nam nhất thống chí”) Đến đầu thế kỷ XIX (Minh Mệnh thứ 12 - 1831), huyện Tam Nông được cắt rời khỏi Sơn Tây để sáp nhập vào tỉnh Hưng Hóa và đặt tỉnh lị
ở đây Nhưng từ trước đó ở huyện Tam Nông, học vấn đã mở mang, đã có nhà học, có các chức huấn đạo, giáo thụ Cho nên, tuy địa lý hành chính là thuộc tỉnh Hưng Hóa mà phong tục ở đây vẫn giữ nguyên gốc giống như các miền khác ở trung châu – theo “Hưng Hóa dư địa chí”
Tam Nông và Thanh Sơn lại ở gần sông, có con sông Bứa len lỏi làm đường giao thông thuận lợi cho mọi giao lưu kinh tế và văn hóa ỏ trong vùng
Huyện Thanh Sơn là khu vực cư trú của người Mường, có mặt cả người Kinh và một số dân tộc anh em khác như Tày, Nùng,…
Trang 16Do kết cấu địa lý như vậy nên kinh tế ở quê hương Ghẹo chủ yếu là kinh tế trung du Nguồn sống chính của nhân dân ở đây là làm ruộng, làm rẫy, khai thác lâm thổ sản, làm cá ở ven sông và ở các ao, đầm lớn trong vùng, nhân dân còn trồng nhiều các loại cây công nghiệp như chè, cà phê, dầu cọ, nuôi nhiều ong và chăn nuôi nhiều các loại gia cầm, gia súc như gà, vịt, lợn, trâu bò,… Đời sống nhân dân nhờ vậy nên nói chung là sung túc, sinh hoạt khá cao, thôn xóm trù mật, nhà cửa khang trang, vườn rộng và trồng trọt khá
Đó cũng là lý do mà ở đây ngày xưa đặc biệt ít có người phải đi buôn bán hoặc đi làm ăn ở những nơi xa
Nhìn vào các dụng cụ lao động nông nghiệp như cày bừa, cuốc thuổng, các kiến trúc nhà cửa và các cách sinh hoạt hàng ngày khác cũng có thể nhận thấy ngày nay đồng bào vẫn giữ chung nền nếp như ở các nơi khác ở miền trung du
Chính những đặc điểm kinh tế thuần nông của vùng trung du miền núi
là cơ sở hình thành những văn hóa truyền thống ở vùng đất Tổ Vua Hùng, trong đó có Hát Ghẹo
Tình hình kinh tế của Phú Thọ trước thời kỳ đổi mới đất nước:
Trong thời kỳ chiến tranh do chưa có điều kiện phát triển kinh tê, nên ở Phú Thọ về cơ bản vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu không được chú ý, với phương thức sản xuất thủ công, manh mún, lạc hậu nghèo nàn Công nghiệp thì không hoàn chỉnh, chủ yếu là khai thác mỏ, tuy nhiên phương thức khai thác vẫn còn thủ công, sử dụng lao động chân tay, chưa có
sự tham gia của máy móc và công nghệ hiện đại
Tuy nhiên, bước vào thời kỳ củng cố xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ
1975 – 1980, Phú Thọ đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, áp dụng máy móc với phương thức sản xuất hiện đại, tính đến năm 1980, bình quân lương thực đạt 250 – 270 kg/người/năm Về công nghiệp, có 6 khu công nghiệp lớn tập trung ở thành phố Việt Trì
Trang 17Bước sang năm 1981 – 1986, nông nghiệp đã có những bước tiến mới với tổng sản lượng lương thực đạt 39,5 vạn tấn, trong công nghiệp đã hình thành tam giác vàng: Việt Trì – Lâm Thao – Bãi Bằng, tập trung chủ yếu vào sản xuất các mặt hàng mũi nhọn như chế biến lương thực – thực phẩm, sản xuất giấy, dệt, suppe,…
Nhìn chung, trước thời kỳ đổi mới kinh tế đất nước, kinh tế Phú Thọ đã
có những chuyển biến và đạt những bước phát triển về kinh tế công nghiệp và nông nghiệp
*Xã hội
Với điều kiện tự nhiên và kinh tế như vậy, cư dân Văn Lang cổ đã hình thành quan hệ xóm làng láng giềng thân thiết, gần gũi, mang đậm tính chất của cư dân nông nghiệp lúa nước
Trong sinh hoạt, những xóm nhà trên đồi tạo thành những làng đồi.Người dân vùng Ghẹo sống chất phác, cần cù, chịu khó
Địa bàn Ghẹo với tính chất cổ sơ cũng như truyền thống văn hóa đã tạo nên nếp sinh hoạt văn hóa vùng Ghẹo
1.1.3 Văn hóa
*Văn học dân gian
Kho tàng văn hóa Phú Thọ, văn hóa vật thể và phi vật thể có sự đan quyện vào nhau đạt được nhiều thành tựu nổi bật Trong đó, văn học dân gian
có vai trò quan trọng bao gồm hầu hết các thể loại vừa phong phú vừa đa dạng
về tri thức bách khoa, vừa tiềm tàng khả năng bảo tồn và truyền bá văn hóa cội nguồn Từ xa xưa, truyền thuyết về thời các vua Hùng (còn gọi là truyền thuyết Hùng Vương) chủ yếu là các nhân vật thần thoại về anh hùng văn hoá
với những câu chuyện “Hạt lúa thần”; “Vua Hùng dạy dân cấy lúa”; “Cây
kiệu”…Thuở các Vua Hùng dựng nước, sinh ra từ cái bọc Trăm Trứng nở
trăm người con nòi giống Tiên Rồng Con Lạc Cháu Hồng Con Rồng Cháu
Tiên giữa Cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ Dưới góc độ cái nhìn khái quát
Trang 18tổng thể, truyền thuyết Hùng Vương có thể dựng lại khá toàn diện sự thật lịch
sử dựng nước và giữ nước Truyền thuyết Hùng Vương như “bảo tàng sống”
về lịch sử - văn hóa - xã hội Văn Lang, Âu Lạc nơi lưu giữ tinh hoa quá khứ cội nguồn dân tộc Văn học dân gian Phú Thọ còn phải kể đến truyện cười Văn Lang mà mỗi khi nhắc đến đâu đâu cũng có câu:
“Dù ai đi ngược về xuôi, Váy ngắn quá gối là người Văn Lang”
(Ca dao – Tục ngữ)
Truyện cười Văn Lang hiện lên chân dung những người nông dân thuần túy, lành hiền như củ sắn củ khoai mà sâu sắc sự đời, giàu tài hoa sáng tạo và năng khiếu hài hước:
“Một ngày hai bữa cơm đèn Còn gì má phấn răng đen hỡi chàng”
(Ca dao – Dân ca)
“Sông Thao nước đục người đen
Ai lên Vũ Ẻn thì quên đường về”
(Ca dao – Tục ngữ)
Các bài hò, vè trong lao động sản xuất đúc kết nhiều kinh nghiệm của ông cha:
“Sắn lùn mau mắt thấp cây, Chồng luộc vợ nấu có ngày oan gia
Sắn lùn là sắn người ta,
Trang 19Phơi khô đóng bịch tháng ba đỡ lòng”
(Ca dao)
Hay bài ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng
Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Ca dao nói về Đền Hùng, nhân dân nói lên lòng tự hào về nguồn gốc,
về đất nước quê hương mình
“Trời cao bể rộng đất dày Sông Thao núi Tản chốn này làm ghi
Bốn bềcây cối xanh rì Nhác trông phong cảnh khác gì Đào Nguyên
Đường liền vẫn bậc bước lên
Rõ rằng lăng miếu mẹ Tiên cha Rồng Hàng năm mở hội Đền Hùng Tiếng tăm lừng lẫy nức lòng gần xa”
(Ca dao – Dân ca) [21, tr.9]
Qua các giai đoạn lịch sử, mảnh đất Phú Thọ đã hình thành và phát triển với nhiều tên tuổi của dòng văn học lớp nho sĩ như: Hàn Thuyên (Hạ Hòa), Đỗ Nhuận (Kim Hoa cũ) Đặc biệt, Phú Thọ được biết đến bà Ngô Chi
Lan giỏi thơ hay chữ, bà có bài thơ Vịnh Phù Đổng vẫn còn truyền tụng đến ngày nay:
“Vệ linh cây cỏ lẫn mây ngàn, Vạn đá ngàn hồng đỡ thế gian
Ngựa sắt bay lên rồi đó nhỉ, Anh hùng sống mãi với giang san”
Trang 20(Vịnh Phù Đổng) [7, tr.70]
Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống Mỹ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai" (Tố Hữu), Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang chất lính, khoẻ, dạt dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng Bài thơ về tiểu đội không kính (trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 - 1970) được Phạm Tiến Duật viết năm 1969 là bài thơ tự do mang phong cách đó Phú Thọ với kho tàng ca dao, dân ca phong phú, với nền tảng ấy hát Ghẹo luôn được phát huy những giá trị văn hoá riêng biệt của nó
*Phong tục tập quán, tín ngưỡng
Người Việt nói chung và người Việt ở Phú Thọ nói riêng có nhiều phong tục tập quán biểu hiện nhiều giá trị văn hóa có sức sống lâu bền Một trong những phong tục truyền thống tốt đẹp là tục kết nghĩa (kết chạ) giữa các làng với nhau.Có lẽ tục này xuất phát từ nền nông nghiệp sản xuất lúa nước,
do việc phải cố kết với nhau trong đấu tranh bão lụt, bảo vệ mùa màng, chống
kẻ thù hay chia sẻ nguồn canh tác Tục kết nghĩa còn do tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thần của người Việt ở nơi đây mà được hình thành Hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đúm, hát Trống Quân ở Phú Thọ gắn với tục kết nghĩa, gắn với tín ngưỡng phồn thực và gắn với tín ngưỡng thờ thần Tục kết nghĩa
có những quy ước chặt chẽ, về ứng xử, các làng kết nghĩa đều hết sức tôn trọng nhau, làng này thường gọi làng kia là anh tự xưng là em và ngược lại Đặc biệt có quy ước trai hay gái làng không được kết hôn với nhau Người ta cho rằng đã là anh em thì không được lấy nhau.Quy ước này cũng trở thành quy ước của đào kép phường Xoan và quan anh, quan chị trong hát Ghẹo
Làng Nha Môn kết nghĩa với làng Tiên Du (Phong Châu) mục đích là chia sẻ nguồn nước canh tác Làng Máy (xã Cao Mại, huyện Phong Châu) kết nghĩa với làng Nam Cường (xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông) để chống kẻ
Trang 21thù chung Làng Phù Đức (xã Kim Đức, Việt Trì) kết nghĩa với làng Phù Ninh, cùng Đức Bác (xã Đức Bác, huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc) để kết bạn hát Xoan
Tục kết nghĩa đã thắt chặt các mối quan hệ giữa các làng với nhau Nếu
cho rằng làng xã của người Việt là một đơn vị xã hội “đóng” thì quan niệm
đó không chuẩn xác Các làng kết nghĩa với nhau không chỉ vì mục đích vật chất mà quan trọng là mục đích tinh thần Niềm vui được nhân đôi nỗi buồn được xẻ nửa, cái riêng của mỗi làng được hòa vào cái chung của cộng đồng nhiều làng Cái chung của cộng đồng nhiều làng là tổng hợp cái riêng của từng làng Đây chính là bản sắc đời sống của xã hội người Việt
Tín ngưỡng phồn thực với sự phồn sinh nòi giống biểu hiện khá đặc sắc trong Truyền thuyết Hùng Vương ở Phú Thọ với tục thờ sinh thực khí và biểu hiện của hành vi tính giao Nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa cho biết về lễ hội làng He, hội Đền Hùng nguyên sơ là lễ hội thờ thần Núi (Đột Ngột Cao Sơn), thờ Đá Ông - Đá Bà (tức Linga và Yoni) Ngoài ra, hội làng Thanh Đình với nghi lễ đâm chiếc bánh chưng tày xuống cái Oa cũng là biểu hiện cách điệu hóa hành vi tính giao của tín ngưỡng phồn thực Lễ hội Trò Trám (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao), các cặp biểu trưng nõ - nường, cua mo - cò mỗ, chày - cối, vuông - tròn… cũng thể hiện tín ngưỡng phồn thực Nhiều làng ở Phú Thọ còn bảo lưu một số tín ngưỡng khá nguyên thuỷ như thờ thần Núi cao, thần Nước, thần Mặt trời, thần Lúa với những nghi thức tín ngưỡng phồn thực Một số tục hèm: rước Ông Khiu, Bà Khiu Tín ngưỡng phồn thực thể
hiện trong nhiều lễ hội như: hội cầu đình làng Dị Nậu có trò cướp “chày kinh,
mo dài” để mong cho được sinh lắm con nhiều cháu Phú Thọ được coi là
tinh hoa của nền văn minh lúa nước Sông Hồng, văn minh bản địa của Lạc Việt - Âu Việt cổ đại
*Di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử
Trang 22Trên mảnh đất này, từ buổi bình minh của lịch sử đất nước đã có người Việt Cổ sinh sống cách đây 3 - 4 vạn năm, đã phát hiện nền văn hóa Sơn Vi (niên đại Công Nguyên là 10 - 20.000 trước đây, cuối thời đá cũ) Tiếp đến cách đây trên dưới 4000 năm, miền đất trung du cổ kính này lại diễn ra sự quy
tụ con người và văn hóa lần thứ hai đó là văn hóa Phùng Nguyên phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ: công cụ sản xuất bằng đá, công cụ săn bắt Giai đoạn Đồng Đậu (cách khoảng 3000 năm), cư dân đã biết trồng lúa nước và phát nương rẫy
Sang giai đoạn Gò Mun kỹ thuật chế tác công cụ sản xuất bằng đồng phát triển và dần thay thế công cụ bằng đá Cư dân Việt Cổ tiếp bước sang giai đoạn văn hóa Đông Sơn qua các di chỉ chính nghĩa Làng Cả, Gò Mun, Đồng Se, đã tìm thấy những mũi đồng, rìu đinh ba, thạp đồng Trong buổi đầu thời đại đồng thau, nơi đây là vùng hội tụ, tiếp xúc và giao lưu văn hóa vùng lục địa phía Bắc
Sau thời kỳ các Vua Hùng, tổ chức Nhà nước của người Việt dần hoàn chỉnh: Thục Phán xây thành Cổ Loa, đúc binh khí Gần đây nhất, năm 2005, tỉnh Phú Thọ phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật thứ 3, trong đợt khảo cổ này đã phát hiện nhiều hiện vật quý, trong đó có 10
mộ táng đều là loại mộ đất thuộc thời đại kim khí, đồ tùy táng đều là đồ gốm
sứ thuộc Văn hóa Đông Sơn Kết quả khai quật đã khẳng định rằng, nơi đây chính là trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị thời Hùng Vương, thời Bắc thuộc
và thời phong kiến tự trị
Nói đến Phú Thọ người ta nghĩ ngay đến Đền Hùng - di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt quan trọng Từ Hà Nội theo quốc lộ 2 đến thành phố Việt Trì (90km), đi tiếp 10km nữa đến khu di tích Đền Hùng Di tích này gắn liền với truyền thuyết 18 đời Vua Hùng xây dựng nhà nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu Nơi đây cũng là điểm du lịch nổi tiếng, hàng năm đón nhiều lượt
du khách về thăm viếng mộ tổ và tri ân công đức vua cha Ngoài ra, Phú Thọ
Trang 23còn được biết đến với những công trình kiến trúc gắn với tín ngưỡng sinh hoạt tôn giáo như Đền Trần Nguyên Hãn và Đền Mẫu Âu Cơ (huyện Hạ Hòa), Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân (Thành phố Việt Trì), Chùa Phúc Thánh, Tháp Bình Sơn (huyện Tam Nông) được xây dựng từ thời Trần Trang trí nghệ thuật trong các ngôi đình dần dần đi vào khuôn mẫu như Đình Đào Xá xây dựng theo mô típ thời Hậu Lê Cùng với hệ thống các di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử, hát Ghẹo là những sản phẩm văn hóa đặc trưng có nguồn gốc lâu đời Phú Thọ mà khi nhắc tới thì không ai có thể quên được
*Phú Thọ - quê hương các làn điệu dân ca
Trong các sinh hoạt văn hóa dân gian ở Phú Thọ thì âm nhạc dân gian đóng vai trò quan trọng.Từ trò diễn dân gian, sân khấu dân gian đến múa dân gian đều phải có nhạc.Âm nhạc ở đây bao gồm nhân tố thô sơ nhất như tiếng
hú, tiếng gõ đến các làn điệu có cấu trúc đa dạng, có sự phát triển giai điệu tinh tế Âm nhạc dân gian mà chủ yếu là ca hát dân gian của người Việt như: Hát Ví, Hát Trống Quân, Hát Xoan, Hát Ghẹo, Hát Xẩm
Hát Ví: Ví von là một trong những đặc trưng của tính cách người Việt được biểu hiện trong các sinh hoạt văn hóa nói chung Trong âm nhạc dân gian nói riêng, Hát Ví, Hát Đúm, Hát Ghẹo, Hát Quan họ… lối hát nào cũng
có những bài, những câu ví von về phong cảnh thiên nhiên, tình yêu đôi lứa Hát Ví được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu, được tiến hành theo các bước:
Chào hỏi, làm quen, ngỏ lời kết bạn
Tỏ tình, se kết giao duyên Chia tay
Làng Dầu, xã Hữa Lâu, thành phố Việt Trì hàng năm vào những đêm trăng mùa thu có lối hát Ví giao duyên giữa trai và gái Cuộc hát diễn ra chập tối đến sáng, trai ngồi trên thuyền thường hát đối đáp với gái ngồi trên bờ Hát
Trang 24Ví được hát ở mọi nơi, nên cuộc hát ở địa điểm nào thì cũng là tên gọi của lối hát Ví ở đó: Ví đồi chè, Ví đồi dọc, Ví bến nước…
Hát Trống Quân: Hát Trống Quân ở Phú Thọ hình thành do tục kết nghĩa giữa phường Xoan làng Phù Đức (xã Kim Đức thành phố Việt Trì) và
xã Đức Bác huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) Cuộc hát được bắt đầu từ buổi trưa cho đến tối ngày 1 tháng 2 âm lịch Sở dĩ hát đối đáp giữa các cô đào phường Xoan và trai làng Đức Bác được gọi là Trống Quân là do khi biểu diễn, các cô đào có đeo một chiếc trống con trước ngực Khi hát nam và nữ dừng bước, mắt nhìn nhau, mỗi câu hát đều gõ một tiếng trống hoặc nhịp trống, hát hết một câu lại bước một bước
Thời gian hát Trống Quân chủ yếu vào mùa thu khoảng từ tháng 07 đến tháng 09 âm lịch Hát Trống Quân Đức Bác gắn liền với múa bởi vì nó là lối
hát gắn với nghi lễ Ví dụ: điệu hát “mó cá” bao giờ cũng có 12 cô gái làm cái
lưới, còn 4 chàng trai bên trong đi tìm bắt những con cá dính vào những cái lưới của các cô gái Họ hát có kết hợp với những vũ đạo tuy rất đơn sơ thôi nhưng cũng gây hưng phấn cho cả người diễn cũng như người xem, phù hợp với các nghi lễ phồn thực được tổ chức hàng năm của người dân vùng Vĩnh Phúc, Phú Thọ
Hát Xoan: Hát Xoan là một loại dân ca lễ nghi, phong tục gắn với hội mùa, thờ thành hoàng cũng như hát Dặm, hát Dô ở đồng bằng sông Hồng Hát Xoan được tổ chức vào mùa xuân, mở đầu cho múa hát để đón chào năm mới Các họ Xoan ở vùng đất Tổ lần lượt hát khai xuân ở miếu đình làng xã, sau đó các họ Xoan sẽ đi hát lần lượt các nơi khác.Vì được hát ở đình nên hát
Xoan có tên gọi là “khúc môn đình”.Theo truyền thuyết dân gian vùng đất Tổ
Phú Thọ, nghệ thuật hát Xoan có từ thời các vua Hùng dựng nước Tập
"truyền thuyết Hùng Vương" đã ghi sự tích của hát Xoan như sau:
Trang 25"Vợ vua Hùng mang thai đã lâu, tới ngày sanh nở, đau bụng mãi mà không sanh được Có một người hầu tâu với vua Hùng về nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa hát rất hay, nên đón nàng về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh
nở được Vợ vua Hùng nghe lời, cho mời nàng Quế Hoa đến Quế Hoa vâng theo lời triệu, đến chầu vua Hùng Bấy giờ vợ vua Hùng đang lên cơn đau dữ dội, mới bảo nàng Quế Hoa đứng trước giường múa hát Quế Hoa vâng lời miệng hát, tay múa, đi qua, đi lại trước giường Giọng hát trong vắt , khi cao, khi thấp như chim ca, suối chảy, tay uốn chân đưa, người mềm như tơ, dẻo như bún ai cũng say mê Vợ vua Hùng mải nghe hát, xem múa không thấy đau nữa, hạ sanh được ba người con trai khôi ngô đẹp đẽ Vua Hùng vui mừng khôn xiết và hết lời khen ngợi Quế Hoa, nên bảo nàng dạy cho các mỵ nương Khi đó là vào mùa xuân nên có tên gọi là hát Xuân sau đổi tên là hát Xoan”
[12, tr.120]
Ngày nay, hát Xoan chỉ thấy phổ biến ở vùng đất Tổ diễn ra vào mùa xuân, sau Tết Nguyên Đán.Mỗi phường Xoan giữ hát ở một số cửa đình nhất định.Tục giữ cửa đình cũng có ý nghĩa là tránh sự tranh chấp và dẫm chân nhau giữa các phường Xoan.Từ tục này đã dẫn đến tục kết nghĩa họ Xoan và người địa phương của đình sở tại.Tình nghĩa ấy rất được coi trọng Và mỗi phường Xoan hay còn gọi là họ Xoan phải có một ông trùm Ông trùm Xoan
lo hướng dẫn, chỉ bảo các đào, kép học tập các làn điệu hát, múa và chuyên lo giao dịch với các địa phương.Các đào Xoan đều là các cô gái xinh đẹp, có giọng hát hay, tuổi từ 15 - 20 Khi đã có chồng thì không theo phường hát nữa Hàng năm, trước khi đi hát, các phường Xoan thường lo tập luyện trước Hát Xoan phải theo trình tự đã qui định, gồm hát phần nghi lễ tôn giáo; phần diễn xướng các quả cách như xuân, hạ, thu, đông, ngư tiều canh mục, thuyền chèo, tứ dân cơ bản là hát lối và ngâm đọc, có thêm phần hát hội mang tính chất trữ tình, phản ánh những nội dung yêu đương, giao duyên giữa trai và
Trang 26gái Cuối cùng là phần giã cá để kết thúc quá trình diễn xướng văn hóa của hát Xoan loại hình dân ca nghi lễ phong tục
Mùa xuân trên quê hương đất Tổ, không gì vui bằng đi xem hát Xoan.Và hát Xoan thì cứ tiếp tục hát từ đình này cho đến đình khác khiến cho không khí hội hè, vui xuân cứ kéo dài ra mãi
Ngoài ra, dân ca của một số đồng bào dân tộc như Mường, Dao, Sán Chay mang đậm màu sắc quê hương Phú Thọ Nổi bật là dân ca người Mường
phổ biến nhất là Xường có nơi gọi là “Thường” Xường có hình thức phong
phú, từ Xường chào đến Xường tạm biệt có các trình tự sau:
Xường chào Xường nài Xường chơi chùa Xường hát quẩy Tâng bậc
Gieo giống Lên bậc Xường tạm biệt Phú Thọ biết đến với nhiều làn điệu dân ca minh chứng cho đời sống tinh thần con người nơi đây phong phú và sinh động Hát Ghẹo sản sinh trong cái nôi không gian văn hoá không ngừng được bảo tồn và phát triển
*Lễ hội truyền thống
Với dòng chảy văn hóa cội nguồn, Phú Thọ được coi là miền quê có hệ thống di tích và lễ hội dày đặc, mỗi lễ hội có một sắc thái riêng thật đặc sắc và độc đáo
Lễ hội dân gian cổ truyền ở vùng đất cội nguồn dân tộc rất phong phú,
đa dạng, khá nhiều lễ hội có nguồn gốc lịch sử từ xa xưa Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, lễ hội dân gian cổ truyền ở vùng đất Tổ giữ một vai trò rất đặc biệt trong kho tàng lễ hội dân gian Việt Nam, nó mang đậm bản
Trang 27sắc dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn biểu thị tinh thần đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc Lễ hội ở đây phần lớn là hội làng song nhiều lễ hội mà tầm ảnh hưởng của nó lan tỏa trong một vùng rộng lớn, lễ hội Đền Hùng mang tính cả nước được kết tinh từ nét đẹp các hội làng của vùng đất Tổ
Lễ hội Đền Hùng
Lễ hội Đền Hùngđược tổ chức vào mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm,
đây là biểu hiện đầy đủ nhất về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc
Việt Nam Vào dịp lễ hội, hàng chục vạn đồng bào cả nước nô nức hành hương về Đền Hùng thắp nén hương thơm tưởng nhớ công ơn dựng nước của các Vua Hùng, tổ tiên cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dăn dạy Đại đoàn Quân tiên phong khi
về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Nét đẹp truyền thống đạo lý đó đã trở thành ý thức hệ văn hóa tinh thần
và tín ngưỡng dân tộc độc đáo: thờ cúng ông bà, tổ tiên trong dòng họ và thờ cúng tổ tiên chung của cộng đồng Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng trở thành biểu tượng và điểm hội tụ tâm linh biểu thị tinh thần đại đoàn kết dân tộc Việt Nam mà đâu cũng lưu truyền câu ca:
“Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Dù ai buôn bán gần xa, Nhớ ngày giỗ Tổ tháng 3 mồng 10”
(Ca dao)
Cùng với lễ hội Đền Hùng, trên mảnh đất Tổ linh thiêng còn rất nhiều các lễ hội truyền thống từ ngàn năm truyền lại Đây là những di sản văn hoá phi vật thể tích hợp tầng sâu của nền văn hoá Việt Nam như: hội đền Mẫu Âu
Cơ, hội Phết Hiền Quan, hội rước voi Ðào Xá, hội bơi chải Bạch Hạc, hội hát
Trang 28Xoan, hát Ghẹo, Nam Cường, Kim Ðức, hội Trò Trám Tứ Xã, hội rước Chúa Gái Hy Cương, hội ném còn, cồng chiêng, bắn nỏ của dân tộc Mường Có thể nói, lễ hội dân gian Phú Thọ chính là cơ sở bảo tồn văn hóa làng xã và di sản văn hóa dân tộc.Lễ hội Phú Thọ mang nhiều yếu tố của lễ hội người Việt nhưng lại mang những sắc thái văn hóa cổ đặc sắc với nét văn hóa gốc
Vùng di sản văn hóa cổ truyền của Phú Thọ không chỉ bao hàm phần di sản văn hóa đồ sộ, đa dạng của người Việt mà còn có cả di sản văn hóa truyền thống các cư dân các dân tộc thiểu số sống trên địa bàn đã chung lưng đấu cật với người Kinh như: Dao, Sán Dìu, Mường cùng xây dựng bảo vệ Tổ Quốc: như tục đâm trâu, ném còn, hát thường giang của dân tộc Cao Lan, với Soong
cò, múa chim câu… với các lễ hội thể hiện nét đẹp trong văn hoá
Với một vài phác thảo như vậy cho thấy Phú Thọ là vùng quê có không gian văn hóa - xã hội và đời sống tâm linh khá đặc biệt Đó chính là những yếu tố để Phú Thọ trở thành nơi phát tích của sự phát sinh, hình thành những sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo - hát Ghẹo
1.2 SỰ RA ĐỜI CỦA HÁT GHẸO Ở PHÚ THỌ
1.2.1 Nguồn gốc của Hát Ghẹo Phú Thọ
Ở làng Nam Cường, xã Thanh Uyên thuộc huyện Tam Nông có tục hát Ghẹo.Hàng năm cứ ngày mùng 7 tháng giêng nhân dân ở đây tổ chức hội làng (tiệc tế Xuân Nương) và ca hát những giai điệu Ghẹo, những nghệ nhân ở đây
sẽ kể cho ta nghe về nguồn gốc của hát Ghẹo Phú Thọ
Ngày xưa, đình làng Nam cường bị cháy, để làm lại đình, dân làng đã gom góp tiền bạc, thóc gạo, rồi chọn những trai làng cường tráng đi ngược dòng sông Búa tìm đến những bản ở sát vùng rừng có gỗ quý và lấy gỗ về dựng đình Đám thanh niên trai tráng làng Nam Cường đã nhờ dân ở mấy bản, nhưng chỉ đến xã Thục Luyện (thuộc huyện Thanh Sơn, Phú Thọ ngày nay) thì mới nhận được sự giúp đỡ của người dân ở đây Thục Luyện là xã của
Trang 29đồng bào dân tộc Mường, nhưng nghe nói dân Nam Cường đi tìm gỗ về dựng đình thì rất nhiệt tình Họ đi tìm gỗ, đẵn gỗ rồi còn mang gỗ xuống sông, kết thành bè cho trai làng Nam Cường thả trôi theo sông mang về Bè gỗ xuôi đến địa phận xã Hùng Nhĩ (thuộc huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) thì mắc cạn Đám trai làng Nam Cường vừa hò dô, vừa gắng sức đẩy mãi mà bè vẫn không di chuyển được May sao dân xã Hùng Nhĩ ở gần nơi bè mắc cạn đã kéo nhau ra giúp đám trai làng Nam Cường đẩy bè ra khỏi chỗ mắc cạn Trong lúc cùng nhau đẩy bè ra khỏi chỗ mắc cạn, trai làng Nam Cường và dân Hùng Nhĩ (trong đó có nhiều cô gái) vừa làm vừa hát hò, không khí lao động rất vui vẻ Khi đình làng Nam Cường khánh thành, cảm tạ tấm lòng của nhân dân hai xã Thục Luyện và Hùng Nhĩ, dân làng Nam Cường đã mời họ về dự Để nhớ lại lúc cùng nhau vừa đẩy bè vừa hò hát thắm đượm tình nghĩa, trai làng Nam Cường và các cô gái Thục Luyện, Hùng Nhĩ lại cất lên những câu hát năm xưa Từ đó trở đi, dân làng Nam Cường và dân làng Thục Luyện, Hùng Nhĩ kết nghĩa với nhau làm anh em, họ đều tự nhận mình là em và gọi bạn là anh, nên không có phân biệt ngôi thứ Và cũng từ đó, mỗi khi có những ngày hội
hè, tế lễ của mỗi làng, họ lại qua lại thăm nhau như anh em ruột thịt.Đồng thời những ngày này, trai gái Nam Cường, Thục Luyện, Hùng Nhĩ lại ca hát với nhau.Theo quy ước, đã là kết nghĩa anh em thì trai gái các làng kết nghĩa không được lấy nhau Hình thức ca hát giữa trai gái làng Nam Cường, Thục Luyện, Hùng Nhĩ được gọi là hát Ghẹo hay hát Nước Nghĩa (kết nghĩa) (theo lời kể của ông Nguyễn Duy Tưởng, Chủ nhiệm câu lạc bộ hát Ghẹo Nam Cường – Thanh Uyên)
Ngoài truyện kể nói trên, theo các nghệ nhân hát Ghẹo kể lại thì sự tích hát Ghẹo bắt nguồn từ việc nhân dân hai làng Nam Cường và Thục Luyện đều thờ chung Đức Thánh Mẫu Xuân Nương – một vị tướng của bà Trưng Trắc Nghe tin nơi thờ Xuân Nương ở Nam Cường bị cháy, dân xã Thục Luyện và
Trang 30xã Hùng Nhĩ đã giúp xã Nam Cường sửa lại nơi thờ bà Xuân Nương rồi hai làng kết nghĩa Khi khánh thành đình, làng Nam Cường mở hội và mời dân làng Thục Luyện, Hùng Nhĩ đến dự Ngày hội có hai phần: ban ngày thì tế lễ cầu thánh, ban đêm thì hát đối đáp trao duyên của trai gái Nam Cường, Thục Luyện, Hùng Nhĩ, lệ này có từ lâu đời Ở vùng có tục hát Ghẹo còn có vài truyện kể về dân làng Nam Cường với dân làng Cao Mại hay dân làng Nam Cường với dân làng Thanh Uyên, đầu tiên là có mâu thuẫn tranh chấp quyền lợi, sau hòa hảo kết nghĩa anh em với nhau Từ mối quan hệ kết nghĩa dẫn đến sinh hoạt hát Ghẹo sau các phần tế lễ ở đình làng vào ngày hội làng
Như thế, sinh hoạt hát Ghẹo là một bộ phận cấu thành của hội làng.Mặc
dù không tham gia trực tiếp vào nghi thức lễ, song hát Ghẹo vẫn nằm trong tổng thể của sinh hoạt tín ngưỡng, nó cũng tương tự như chặng hát Hội của sinh hoạt hát Xoan
Về tên gọi hát Ghẹo: tên gọi của một số lối hát dân gian ở nước ta nhiều khi không thể hiện và biểu lộ được tính bản thể của nó Thậm chí tên gọi của một số lối hát còn rất ngẫu nhiên.Hát Ghẹo chưa có tài liệu nào giải thích về tên gọi Như vậy hát Ghẹo cũng có thể do một sự ngẫu nhiên nào đó
mà có tên Theo từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn thì
“ghẹo” có nghĩa là trêu Trong dân gian, chữ “ghẹo” cũng có nghĩa là trêu đùa.Nhưng trêu đùa ở đây là vui vẻ, dí dỏm chứ không có nghĩa là chòng ghẹo, sàm sỡ.Có thể về lối hát đối đáp giữa nam và nữ này khởi thủy cũng có những câu ca ví von trêu đùa tinh nghịch nên dân gian mới gọi là hát Ghẹo
Ví dụ lời ca trong bài “Thách cưới” có những câu như:
“Xin anh trăm chiếc chiếu hoa
Rải từ đường cái họ nhà đưa dâu Xin anh ức lược chải đầu
Gương soi nghìn chiếc, người hầu năm trăm
Trang 31Xin anh tám vạn ống tăm Gạo gié trắng ngần, trâu bò thả chật cánh đồng thì thôi
Em thách cho thỏa tấm long Liệu chừng anh có đèo bòng được chăng?
(Thách cưới – Gánh cưới) [21, tr.35]
Hay là:
Làm giàn cho mướp nó leo
Nó leo quắn qua quắn quéo
Em đố anh uốn được nó ngay
(Thách cưới – Gánh Cưới) 1.2.2 Ảnh hưởng của lối Hát Đúm trong vùng có Hát Xoan
Nghiên cứu các truyện kể dân gian nói về nguồn gốc lịch sử và sự hình thành Hát Ghẹo, đặc biệt qua khảo sát một số làng có tục Hát Ghẹo, chúng ta thấy nổi lên một số vấn đề sau:
- Một trong những chủ nhân chính sáng tạo nên Hát Ghẹo là dân làng Nam Cường
- Trước khi có sinh hoạt Hát Ghẹo, nhân dân các làng xã có tục Hát Ghẹo đã có những sinh hoạt ca hát dân gian khác
- Tục kết nghĩa có quan hệ mật thiết tới sinh hoạt Hát Ghẹo Tuy nhiên, Hát Ghẹo không phải được hình thành từ tục kết nghĩa Trong lễ khánh thành đình, dân làng Nam Cường và Hùng Nhĩ, Thục Luyện tổ chức cho nam nữ hát đối đáp giao duyên (có thể là Hát Ví, Hát Đúm,…) Lối hát đối đáp giao duyên này gọi là Hát Ghẹo.Như thế tên gọi Hát Ghẹo chỉ có thể xuất hiện sau khi có thiết chế đình làng
- Làng Nam Cường không có tục Hát Xoan, song lại nằm trong vùng có Hát Xoan, đặc biệt giữa Nam Cường và làng Cao Mại (nơi có tục Hát Xoan)
Trang 32có quan hệ kết nghĩa Có thể lối hát đối đáp (Hát Đúm) giữa các cô đào
phường Xoan An Thái với trai làng Cao Mại là cơ sở để hình thành nên Hát Ghẹo
1.2.3 Ảnh hưởng của chặng Hát Hội trong Hát Xoan
Làng Hùng Nhĩ và Nam Cường có quan hệ kết nghĩa và là những địa danh có Hát Ghẹo.Nhưng Hùng Nhĩ còn có quan hệ kết nghĩa với Hương Nộn, mà Hương Nộn lại có tục Hát Xoan.Nhiều công trình nghiên cứu đã cho biết Hát Xoan là lối hát cổ nhất của người Việt Do đó cũng có thể giả định, Chặng Hát Hội trong Hát Xoan đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến sự hình thành Hát Ghẹo
Nam Cường và Thanh Uyên là hai làng nằm ven bờ sông Thao, nơi đây địa hình bằng phẳng, đồng lúa mênh mông, đồi gò có nhưng không nhiều Vùng này thời các vua Hùng thuộc bộ Văn Lang, cách kinh đô Văn Lang khoảng 30 km theo đường chim bay Mặc dù nằm trong bộ Văn Lang của các vua Hùng, nhưng vùng quê hương Hát Ghẹo vào thời đó các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy những chứng tích nào chứng tỏ là nơi quần cư đông đúc Những di chỉ văn hóa từ Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun,… ở vùng này cũng rất ít Chỉ từ nền văn hóa Đông Sơn tới các thời đại sau này, vùng quê hương của Hát Ghẹo mới là một trong những điểm tụ cư đông đúc Chính vì thế, có thể sinh hoạt văn hóa Hát Ghẹo ở vùng này có sau sinh hoạt văn hóa Hát Xoan
Hát Xoan và Hát Ghẹo trong diễn xướng đều có những câu Hát Ví:
Trúc ở mai về mai nhớ trúc Mai ở trúc về trúc nhớ mai (Hát Xoan) [10, tr.14]
Biết là tin tức thế nào Biết là mận có nhớ đào hay không
Trang 33Không chỉ Hát Xoan, Hát Ghẹo mà các hình thức đối đáp giao duyên của người Việt ở trung du và châu thổ sông Hồng đều có những câu Hát Ví.Hát Ví được hát ở mọi nơi, mọi lúc Âm nhạc Hát Ví rất giản đơn Lời ca Hát Ví mộc mạc.Hát Ví cũng như Hát Đúm (trong Hát Xoan) chỉ có một làn điệu Một số bài bản, làn điệu (và cả tên gọi) Hát Xoan, Hát Ghẹo cũng giống
nhau: Xẻ ván bắc cầu – Xẻ ván, Mời trầu – Thết trầu Các sinh hoạt ca hát cứ
đan xen nhau chứng tỏ Hát Ví, Hát Đúm, Hát Xoan, Hát Ghẹo có mối quan hệ mật thiết
1.3 Hoạt động của Hát Ghẹo Phú Thọ trước năm 1986
1.3.1 Giá trị lưu truyền của Hát Ghẹo Phú Thọ
Từ Nam Cường ngược dòng sông Thao, sông Bứa đi thuyền hay đi bộ cũng phải mất vài ba ngày mới đến Hùng Nhĩ, Thục Luyện Không phải các làng liền kề nhau thế mà Nam Cường lại kết nghĩa anh em với Hùng Nhĩ và Thục Luyện từ lâu đời Chứng kiến những cuộc đón tiếp nhau giữa người dân Nam Cường với người dân Hùng Nhĩ, Thục Luyện thật là thân mật, gần gũi, đúng như anh em trong nhà Không biết tục kết nghĩa anh em giữa Nam Cường, Hùng Nhĩ, Thục Luyện để hát Ghẹo có từ bao giờ nhưng các cụ nghệ nhân tuổi ngoài 80 đều nói lúc mới chin, mười tuổi đã thấy ông bà nội, ngoại hát Ghẹo Như vậy, truyền thuyết về dân làng Hùng Nhĩ, Thục Luyện giúp dân làng Nam Cường đẵn gỗ, kéo gỗ về dựng đình có thể là chuyện có thật Mặc dù đình làng Nam Cường giờ không còn nữa, nhưng có những phiến đá to
để kê chân cột đình, nền đình còn có móng rất rộng, chứng tỏ có một ngôi đình rất lớn đã từng hiện diện ở đây Việc xây dựng đình, khánh thành đình rồi tổ chức ca hát có tên gọi hát Ghẹo có thể là sự thật lịch sử trở thành truyền thuyết
Hát Ghẹo Phú Thọ thường diễn ra vào mùa xuân và thu trong những ngày hội làng Trước ngày hội khoảng một tháng, những làng có tục hát Ghẹo thường có cuộc họp bàn về việc tế lễ và những sinh hoạt vui chơi trong những ngày hội.Những cuộc họp này được gọi là cầu hội diện có nghĩa là cầu họp
Trang 34mặt để bàn kỹ càng về tổ chức hội và luyện tập hát Ghẹo Về việc tổ chức hội
do các vị chức sắc trong làng lo Việc luyện tập hát Ghẹo giao cho một bà (hoặc ông) có nhiều kinh nghiệm tham gia hát Ghẹo, thuộc nhiều giọng điệu, khi hai bên nam nữ hát đối đáp thì thường là bên nữ hát trước rồi mới đến bên nam Đây là phép lịch sự, tôn trọng phụ nữ, một nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt hát Ghẹo, hơn thế nữa, nó bắt nguồn từ truyền thống đạo lý của người Việt từ xa xưa đã hết sức kính trọng người mẹ Vai trò của người mẹ, người
vợ trong xã hội trong gia đình đều ngang bằng như người cha, người chồng, thậm chí có vai trò quyết định (lệnh ông không bằng cồng bà) Tục hát Ghẹo thường do bên nữ hát trước chính là xuất phát từ ý thức này Vì vậy hát Ghẹo còn được gọi là hát Ghẹo Anh, phải chăng đây là tàn dư chế độ xã hội nguyên thủy của người Việt? Phạm trù triết học đã chỉ rõ: trong cái ngẫu nhiên có cái tất nhiên Tên gọi của các lối hát dân gian người Việt nói chung, hát Ghẹo nói riêng có thể từ cái ngẫu nhiên mà được đặt tên nhưng nó có từ cái tất nhiên của một quá trình vận động với những đặc thù của nó, để trở thành một tên gọi riêng biệt Chính vì thế nội hàm của hát Ghẹo không phản ánh toàn bộ tính chất như tên gọi của nó với ý nghĩa là trêu đùa, chòng ghẹo mà nó là một lối sinh hoạt ca hát giao duyên, là một bộ phận cấu thành của hội làng, nằm trong tổng thể của sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng
Nhận thức được những giá trị quý báu của sinh hoạt văn hóa Ghẹo, song song với công tác nghiên cứu, sưu tầm, công tác tổ chức, khôi phục và trình diễn hoạt động sinh hoạt văn hóa này cũng được tiến hành
1.3.2 Hoạt động của Hát Ghẹo Phú Thọ trước năm 1986
Từ năm 1955, việc khai thác, sưu tầm và phát huy vốn văn nghệ cổ truyền đã được chú ý Các đoàn văn công nhân dân, quân đội từ Trung ương
Trang 35đến địa phương đã tới các nơi có dân ca, dân vũ khai thác đem về nâng cao xây dựng thành tiết mục biểu diễn
Ngay sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Bắc nước ta cuối năm 1954 đầu năm 1955, hòa vào không khí hòa bình, các hội diễn, liên hoan văn nghệ được tổ chức ở nhiều tỉnh và các khu vực, đặc biệt là Đại hội Văn công toàn quân, Đại hội Văn công tào quốc Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2 – 9 –
1954, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng toàn tỉnh.Huyện nào cũng có đoàn văn nghệ tham dự, nghệ nhân làng Ghẹo Nam Cường đã trình diễn trước đông đảo người xem những tiết mục nguyên sơ của làn điệu Ghẹo cùng với các làn điệu Xoan của các nghệ nhân làng Xoan Kim Đức Sau hội diễn văn nghệ tỉnh Phú Thọ, một số nghệ nhân Xoan, Ghẹo lại được mời tham gia hội diễn khu Việt Bắc (gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang) Thời gian này, các diễn viên của đoàn văn công Phú Thọ đã được các nghệ nhân Ghẹo truyền dạy nhiều bài bản, làn điệu Ghẹo gốc.Tháng 12 – 1954, đoàn văn công tỉnh Phú Thọ đã mang tiết mục Ghẹo tham gia hội diễn ở Hà Nội Những làn điệu, bài bản hát Ghẹo Phú Thọ độc đáo, đặc sắc từ đây đã được giới thiệu với công chúng, được các nhà nghiên cứu về văn hóa và âm nhạc rất quan tâm Nhưng thật đáng tiếc các hoạt động học tập và trình diễn dân ca Ghẹo sang năm 1955 lại
đi vào quên lãng Trong khoảng thời gian rất dài từ 1956 đến 1990, dân ca Ghẹo chỉ còn thi thoảng vang lên trên sóng của Đài tiếng nói Việt Nam hoặc qua một số các hội diễn văn nghệ không chuyên ở tỉnh Vĩnh Phú (Phú Thọ và Vĩnh Phúc) Từ năm 1991 đến nay, dân ca Ghẹo dần dần được chú ý hơn qua một số các cuộc Hội thảo khoa học, Hội diễn văn nghệ cấp tỉnh Một số làng
có tục hát Ghẹo gốc đã khôi phục lại những sinh hoạt văn hóa Hát Ghẹo cổ truyền.Tất cả những gì đã làm với di sản văn hóa phi vật thể quý giá Hát Ghẹo từ trước đến nay là quá khiêm tốn
Trang 36Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay trên quê hương hát Ghẹo đã
có nhiều những hoạt động nhằm khôi phục, bảo tồn, phát huy, phát triển sinh hoạt văn hóa Ghẹo
Tuy nhiên, sinh hoạt Hát Ghẹo hiện nay không khỏi khiến ta bàng hoàng, lo lắng cho di sản văn hóa phi vật thể này Về Nam Cường, qua Hùng Nhĩ, Thục Luyện (quê hương Hát Ghẹo) mới thấy, Hát Ghẹo lâu lắm rồi không còn sinh hoạt đối đáp, giao duyên như ngày xưa Những người hát được nhiều bài Ghẹo đều đã tuổi cao, sức yếu.Hiện nay ở xã Thanh Uyên (Nam Cường là một thôn của Thanh Uyên) cso thành lập câu lạc bộ Hát Ghẹo, thành viên câu lạc bộ chủ yếu cũng là các bà.Mỗi khi diễn lại cảnh sinh hoạt hát Ghẹo ngày xưa, các bà lại phải đóng giả quan anh để hát đối đáp Mặc dù ông Tưởng, chủ nhiệm câu lạc bộ Hát Ghẹo Thanh Uyên rất nhiệt tình, hăng hái cho công việc của câu lạc bộ nhưng lực bất tòng tâm Nam thanh niên thì thi thoảng có một hai người đến tham gia.Nữ thanh niên cũng
có một vài người tham gia, nhưng khi đi lấy chồng thì bỏ luôn câu lạc bộ Tục kết nước nghĩa Hát Ghẹo giữa Nam Cường và Hùng Nhĩ, Thục Luyện không còn duy trì nữa Kinh phí để tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ không có Nội dung sinh hoạt câu lạc bộ Hát Ghẹo chủ yếu là tập hát những bài vốn có từ trước Ngoài ra, những tập tục, lề lối xưa mang đậm bản sắc văn hóa thì không có trong nội dung sinh hoạt Giả dụ có trong nội dung sinh hoạt thì cũng không thể thực hiện được, vì mối quan hệ kết nước nghĩa với Hùng Nhĩ, Thục Luyện
để có bạn hát đã lâu không còn duy trì, giao hảo
*Tiểu kết chương 1
Như vậy, với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống văn hóa của vùng đất Tổ Văn Lang mang đặc trưng của vùng trung du – miền núi, hoạt động sản xuất nông nghiệp lúa nước là chủ yếu, quan hệ xóm làng láng giềng gần gũi với nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam nhưng lại có nét
Trang 37riêng của vùng đất Tổ vua Hùng, là cái nôi nuôi dưỡng cho sự ra đời và phát triển của các làn điệu dân ca trong đó có Hát Ghẹo
Làn điệu Hát Ghẹo với nội dung hướng về cội nguồn, phản ánh chân thực ước mơ, nguyện vọng của nhân dân lao động, mang đậm chất trữ tình, thể hiện khát vọng của tình yêu đôi lứa… Với nội dung phong phú, phương thức trình diễn riêng mang đặc trưng của lối hát dân ca vùng đất Tổ, Hát Ghẹo
đã được lưu giữ và phát triển qua thời kỳ lịch sử của đất nước từ các triều đại phong kiến cho đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của đất nước
Trang 38Chương 2 HOẠT ĐỘNG DUY TRÌ, BẢO TỒN HÁT GHẸO Ở PHÚ THỌ
(1986 - 2011)
2.1 CHỦ TRƯƠNG DUY TRÌ, BẢO TỒN NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA HÁT GHẸO Ở PHÚ THỌ
2.1.1 Chủ trương của Bộ Văn hóa – Thông tin – Du lịch
* Xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đi qua chặng đường hơn 25 năm và thu được những kết quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử Cùng với những thành tựu quan trọng về kinh tế, an ninh – quốc phòng, vấn đề phát triển văn hóa xã hội luôn được Đảng ta coi trọng
Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, song thành công được phải có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Đảng ta luôn khẳng định vị trí và tầm quan trọng của văn hóa trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là trong thời
kỳ đổi mới Sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đòi hỏi phải phát huy cao độ năng lực tinh thần của người Việt Nam để góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh”
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội năm 1991 của Đảng ta nêu rõ: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc là một trong những nội dung cơ bản của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và có vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [5, tr.56]
Trang 39Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Đảng ta đã nêu quan điểm chỉ đạo cơ bản sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa của nước ta:
“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nền văn hóa Việt Nam
là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân mà đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; Văn hóa là một mặt trận, xây dựng văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, cần phải có ý chí cách mạng, đồng thời phải có sự kiên trì và thận trọng ” [6, tr.21] Nghị quyết Hội nghị Trung ương
5 khóa VIII của Đảng vạch rõ định hướng phát triển của ngành văn hóa nước
ta trong giai đoạn tới là: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc” [7, tr.34] với tư tưởng, mục tiêu chỉ
đạo “coi trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng,
phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng mạng lưới thông tin trên phạm vi cả nước” [6, tr.39]
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội Nâng cao chất lượng và
mở rộng diện phổ biến các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và đa dạng của các tầng lớp nhân dân
Một trong bốn giải pháp lớn được đề ra trong Nghị quyết trung ương 5
khóa VIII là phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa cơ sở” [5, tr.41] nhằm đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân,
Trang 40tranh thủ sự đồng tình hưởng ứng và tự giác tham gia, khơi dậy nguồn lực, truyền thống đoàn kết, tạo nên sức mạnh nội lực ngay trong mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng Triển khai thực hiện nội dung của cuộc vận động tới các tầng lớp nhân dân, phát huy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xoa đói giảm nghèo, tạo nên sự nhât trí
và đồng thuận trong xã hội; tăng cường và mở rộng khối đoàn kết dân tộc Góp phần đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, giữ gìn và phát huy tích cực trong phát triển đời sống kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh, đồng thời tạo nên môi trường văn hóa lành mạnh và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân Từ
đó hướng tới mục tiêu “Lấy sức dân để xây dựng cuộc sống cho nhân dân”
như lời dạy của Bác Hồ kính yêu và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Trước những khó khăn, thách thức, những biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, Đảng ta luôn nhận định xây dựng và hoàn thiện các chủ trương, chính sách đổi mới đúng đắn trên nhiều lĩnh vực trong đó có văn hóa, chỉ đạo hoạch định các chính sách văn hóa nhằm thực hiện thuận lợi mục đích xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc
Chủ trương và đường lối tiếp tục sự nghiệp đổi mới đất nước từ năm
1986, những nhận thức mới của Đảng về văn hóa có bước chuyển quan trọng Nền văn hóa mà Đảng ta xác định là một nền văn hóa với những đặc trưng dân tộc, hiện đại, nhân văn Một hệ thống lý luận văn hóa hợp thành với lý luận chung trong quá trình đổi mới tư duy của toàn xã hội
Tháng 11 năm 1987, Bộ chính trị ra Nghị quyết 05 về văn hóa Việt Nam trong cơ chế thị trường.Nghị quyết của Bộ chính trị và các kết luận về văn hóa, văn nghệ (tháng 11 năm 1988) Tháng 8 năm 1989, Ban Bí thư Trung ương