ON TẬP KỲ II

2 409 0
ON TẬP KỲ II

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ÔN TẬP VẬT LÍ 6 KÌ II A . LÝ THUYẾT CÂU 1: NÊU KẾT LUẬN VỀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau CÂU 2: NÊU KẾT LUẬN VỀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG - Chất lỏng nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. CÂU 3: NÊU KẾT LUẬN VỀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ - Các chất khí nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi - Các cất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng , chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. CÂU 4: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT - Sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. - Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại. - Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng- ngắt tự động mạch điện. CÂU 5: NHIỆT KẾ LÀ DỤNG CỤ DÙNG ĐỂ LÀM GÌ? NHIỆT KẾ HOẠT ĐỘNG DỰA TRÊN HIỆN TƯỢNG NÀO? CÓ NHỮNG LOẠI NHIỆT KẾ NÀO THƯỜNG GẶP? - Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế. - Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất. - Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế… CÂU 6: TRONG NHIỆT GIAI XEN XIUT, NHIỆT GIAI FARENNHAI NHIỆT ĐỘ NƯỚC ĐÁ ĐANG TAN LÀ BAONHIÊU, NHIỆT ĐỘ HƠI NƯỚC ĐANG RÔI LÀ BAO NHIÊU? - Trong nhiệt giai Xen xiut nhiệt độ của nước đá đang tan là 0 o C, của hơi nước đang sôi là 100 o C. Trong nhiệt giai Fa renhai nhiệt độ của nước đá đang tan là 32 o F, của hơi nước đang sôi là 212 o+ F. CÂU 7 : THẾ NÀO LÀ SỰ NÓNG CHẢY ? THẾ NÀO LÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC ? - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc - Các chất nóng chảy( hay đông đặc ) ở một nhiệt độ nhất định. - Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi CÂU 8: THẾ NÀO LÀ SỰ BAY HƠI? THẾ NÀO LÀ SỰ NGƯNG TỤ? - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi - Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ CÂU 9: TỐC ĐỘ BAY HƠI PHỤ THUỘC VÀO NHỮNG YẾU TỐ NÀO? -Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố Nhiệt độ, gió ;diện tích mặt thoáng chất lỏng CÂU 10: NÊU KẾT LUẬN VỀ SỰ SÔI Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất điịnh. Nhiệt độ đố gọi là nhiệt độ sôi Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi . B. BÀI TẬP: Bài 1: Tại sao khi lắp khâu dao , khâu liềm phải nung nóng khâu , lắp xong ngâm liềm dao vào nước lạnh.? TL: - Nung nóng để khâu nở ra dễ lắp cán vào - Ngâm nước lạnh để khâu co lại siết chặt vào cán Bài 2: Tại sao khi đun nước người ta không đổ nước thật đầy ấm? TL : Khi bị đun nóng nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài Bài 3: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? TL: Khi thời tiết nóng nước trong chai nở ra nắp chai sẽ bị bật ra Bài 4: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên TL: .Kkhông khí trong quả bóng bị nóng lên , nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ Bài 5: trong việc đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng? TL: - Đồng nóng chảy: từ thể rắn chuyển sang thể lỏng, khi nung trong lò. - Đồng lỏng đông đặc: từ thể lỏng sang thể rắn: Khi để nguội trong khuôn. Bài 6: tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm mốc đo nhiệt độ? TL: Nhiệt độ này xác định và không đổi trong quá trình nước đá tan (0 o C). Bài 7: Tại sao khi trồng chuối , trồng mía người ta phải cắt bớt lá. TL: cắt bớt lá để làm giảm sự thoát hơi nước cây ít bị mất nước. Bài 8: Để làm muối người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối, nước trong nước biển bay hơi muối động lại trên ruộng . thời tiết như thế nào thì thu hoạch được muối? tại sao? TL: Thời tiết nắng nóng và có gió. Khi nắng nóng và có gió nước bay hơi nhanh. Bài 9: Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây. TL: Hơi nước trong khôngkhí ban đêm gặp lạnh ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá cây. Bài 10: Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn đậy nút kín sẽ không cạn? TL: trong chai đựng rựợu đồng thời xẩy ra hai quá trình sự bay hơi và sự ngưng tụ. - Khi không đậy nút quá trình bay hơi mạn hơn quá trình ngưng tụ nên rượu cạn dần. - Khi đậy nút có bao nhiêu rượu bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ nên không bị cạn. Câu 11: tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ TL: Vì nhiệt độ này xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi ( 100 o C ). Câu 12: tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân , mà không dùng nhiệt kế rượu. TL: Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước. Nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước Câu 13: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng TL: Để khi trời nóng các tấm tôn dãn nở vì nhiệt ít bị ngăn cản hơn tránh được hiện tượng cong mái tôn. Câu 14: Khi nhiệt kế thuỷ ngân nóng lên thì cả bầu chứa và thuỷ ngân đều nóng lên . tại sao thuỷ ngân vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh. TL: Do thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh ( thuỷ ngân là chất lỏng , thuỷ tinh là chất rắn. Câu 15: Đổi 37 o C =………….? o F 122 o F = ……………… ? o C 37 o C = 0 o C + 37 o c 122 o F=32 o F + 90 o F 37 o C = 32 o F + (3 7 x 1,8) o F 122 o F= 0 o C + ( 90 : 1,8 ) O C 37 o C= 32 o F+ 66, 6 o F 122 o F = 0 o C + 50 o C 37 o C = 98,6 o F 122 o F = 50 o C . tế… CÂU 6: TRONG NHIỆT GIAI XEN XIUT, NHIỆT GIAI FARENNHAI NHIỆT ĐỘ NƯỚC ĐÁ ĐANG TAN LÀ BAONHIÊU, NHIỆT ĐỘ HƠI NƯỚC ĐANG RÔI LÀ BAO NHIÊU? - Trong nhiệt giai. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi . B. BÀI TẬP: Bài 1: Tại sao khi lắp khâu dao , khâu liềm phải nung nóng khâu , lắp xong

Ngày đăng: 01/08/2013, 05:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan