ĐỊNH GIÁ TỐI ƯU CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

81 235 0
ĐỊNH GIÁ TỐI ƯU CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHƯỚC DUY ĐỊNH GIÁ TỐI ƯU CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHƯỚC DUY ĐỊNH GIÁ TỐI ƯU CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT Ngành: Kinh Tế Tai Nguyên Môi Trường LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn:ĐẶNG MINH PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06 2012 Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ĐỊNH GIÁ TỐI ƯU CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT” do NGUYẾN PHUOC DUY, sinh viên khóa 34, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ĐẶNG MINH PHƯƠNG Người hướng dẫn, _________________________ Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo _____________________________ ______________________________ Ngày tháng năm Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nổ lực của bản thân, bên cạnh đó, nó cũng là kết quả của sự động viên giúp đỡ về cả vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả ngày hôm nay tôi xin: Gửi đến thầy Đặng Minh Phương lòng biết ơn chân thành nhất, cảm ơn thầy đã nhiệt tình chỉ bảo, giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và sự hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế, các thầy cô giảng dạy cùng toàn thể các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường khóa 34 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua. Cảm ơn các cô chú thuộc Nhà Máy xử lý nước thải Thành Phố Đà Lạt, Phòng Tài Nguyên Môi Trường và UBND Thành Phố Đà Lạt đã nhiệt tình cung cấp số liệu và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài. Sau cùng, để có được kết quả ngày hôm nay tôi không thể nào quên được công ơn sinh thành và chăm sóc của ba mẹ, đã không ngại khó khăn, vất vả, hy sinh để tôi được bước tiếp trên con đường mà mình đã chọn. Xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi. TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 06 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Phước Duy NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN PHƯỚC DUY, tháng 6 năm 2012. “Định Giá Tối Ưu Cho Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Thành Phố Đà Lạt”. NGUYEN PHUOC DUY, June 2012. “Optimal Pricing For Dalat Wastewater Treatment Plant”. Mục tiêu chính của đề tài là xác định định giá chi phí tối ưu cho Nhà Máy XLNT, trong nội dung đề tài hàm chi phí giảm thải biên của Nhà Máy được tính dựa trên cơ sở các chi phí và lượng nước thải trung bình Nhà Máy xử lý được. Thông qua các số liệu sơ cấp, thứ cấp, tổng hợp các số liệu, phân tích số liệu của Nhà Máy và xác đinh được hàm chi phí giảm thải biên. Hàm chi phí giảm thải biên: LNTC = 1.11 LnS + 7.26 Qua đó đề tài xác định được mức giá tối ưu cho Nhà Máy là 4114đồngm3.Đề xuất ý kiến giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà Máy v MỤC LỤC Trang DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH SÁCH CÁC BẢNG viii DANH SÁCH CÁC HÌNH ix DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC x CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Phạm vi không gian 3 1.3.2 Phạm vi thời gian 3 1.4 Cấu trúc của khóa luận 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4 2.1 Tổng quan về Thành Phố Đà Lạt 4 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 4 2.1.2. Kinh tế xã hội 6 2.2. Tổng quan về Nhà Máy xử lý nước thải 11 2.2.1. Vị trí 12 2.2.2 Vận hành 14 CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1 Cơ sở lý luận 20 3.1.1 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế 20 3.1.2. Nước thải sinh hoạt 20 3.1.3. Phí nước thải 21 3.1.4. Định giá môi trường 21 3.1.5 Nguyên tắc ‘‘Người gây ô nhiễm phải trả’’ (PolutterPayPriseiple) 22 3.1.6. Nguyên tắc ‘‘Người hưởng lợi phải trả tiền’’ (BPP) 22 vi 3.1.7. Công cụ quản lý trong kinh tế môi trường 22 3.2. Phương pháp nghiên cứu 23 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 23 3.2.2. Phương pháp phân tích thống kê 24 3.2.3. Phương pháp hồi quy 24 3.2.4. Xác định đường chi phí làm giảm ô nhiễm biên của Nhà Máy XLNT 27 3.2.5. Định giá tối ưu 27 CHƯƠNG 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 4.1. Thực trạng ô nhiễm nước hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Lạt 29 4.2. Xu hướng của thế giới và Việt Nam về xử lý nước thải sinh hoạt 43 4.3. Xác định đường tổng chi phí làm giảm biên của Nhà Máy xử lý nước thải 44 4.3.1. Chi phí xử lý nước thải của Nhà Máy 44 4.3.2. Kết quả ước lượng các tham số 46 4.4.2. Công cụ kỹ thuật 50 4.4.3. Công cụ kinh tế 51 4.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Nhà Máy XLNT 51 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 5.1. Kết Luận 58 5.2. Kiến Nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC vii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TBN Bảy Trạm bơm nâng nhỏ TBC Một Trạm bơm chính NMXL Nhà Máy xử lý nước thải UBND Ủ Ban Nhân Dân LN Lợi nhuận DT Doanh thu CP Chi phí CPVC Chi phí vật chất TNMT Tài nguyên môi trường BVMT Bảo vệ môi trường QLMT Quản lí môi trường TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam XLNT Xử lý nước thải QCVN Quy chuẩn Việt Nam PSSSTĐ Phương sai sai số thay đổi TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn NĐCP Nghị định Chinh Phủ CPLĐ Chi phí lao động BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường viii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1 Danh Sách Các Đơn Vị Hành Chính Thuộc Đà Lạt 7 Bảng 2.2 Công suất bảy trạm bơm nâng trong khu vực 13 Bảng 2.3 Khả năng xử lý của Nhà Máy xử lý. 17 Bảng 2.4 Sở Đồ Bố Trí Nhà Máy xử lý nước thải 18 Bảng 4.1. Tổng Chi Phí Xử Lý Nước Thải 45 Bảng 4.2 Kết Quả Ước Lượng Hồi Quy Của Nhà Máy XLNT 46 Bảng 4.3 Chi phí xử lý nước thải biên. 47 Bảng 4.4 Mẩu Phân Tích Nước Trong Nhà Máy XLNT được lấy ngày 352012. 52 Bảng 4.5 Lượng Điện Năng Tiêu Thụ Hàng Tháng Của Nhà Máynăm 2011. 53 Bảng 4.6: Quyết Toán Ngân Sách Năm 2011 của Nhà Máy xử lý nước thải. 55 ix DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ đấu nối hộ dân 11 Hình 2.2. Nhà Máy xử lý nước thải Đà Lạt 12 Hình 2.3 : Đặc Điểm Thủy Lực Của Mạng Luới ống Cống Nươc Thải. 14 Hình 2.4 Các hạng mục chính của NMXL cùng với hệ thống ống nối kết 16 Hình 2. 5 Sơ đồ thủy lực 16 Hình 4.2 Diễn Biến Phú Dưỡng Hồ Xuân Hương Từ năm 2009 2010 33 Hình 4.3 Diễn biến COD hồ Chiến Thắng 36 Hình 4.4 Diễn biến SS hồ Chiến Thắng không có mưa từ năm 20062010. 37 Hình 4.5 Diễn biến SS hồ Chiến Thắng khi có mưa từ năm 20062010. 37 Hình 4.6 Diễn biến NH3 hồ Dankia từ năm 2006 2010 38 Hình 4.7 Diễn biến SS hồ Dankia từ năm 2006 2010 39 Hình 4.8 Diễn biến SS hồ Tuyền Lâm năm 2009 2010 39 Hình 4.9 Diễn biến COD hồ Tuyền Lâm năm 2009 2010 40 Hình 4.10. Hàm lượng COD và BOD5 (trung bình) tại các vị trí quan trắc nước sông Cam Ly năm 2009. 42 Hình 4.11. Hàm lượng NNH4+ và NNO2 (trung bình) tại các vị trí quan trắc nước sông Cam Ly năm 2009. 43 Hình 4.12 Biểu Đồ Thể Hiện Mối Quan Hệ Giữa Lượng Nước Thải Và Chi Phí XLNT 45 Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa lượng nước thải thu gom và chi phí biên. 48 Hình 4.14 Biểu Đồ Thể Hiện Lượng Điện Của Nhà Máy. 54 x DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Quyết toán ngân sách Nhà Máy XLNT năm 2011 Phụ lục 2 Kết quả ước lượng mô hình chi phí XLNT Phụ lục 3 Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt Phụ lục 4: Các hạng mục xây dựng liên quan trực tiêp đến quy trình xử lý Phu lục 5: Lượng điện năng tiêu thụ tai các trạm bơm 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất Việt Nam, hàng năm thu hút trên hai triệu lượt khách tham quan, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế thành phố. So với các đô thị khác của Việt Nam, Đà Lạt là thành phố được thiên nhiên dành cho nhiều ưu ái. Những thắng cảnh của thành phố, nằm rải rác ở cả khu vực trung tâm lẫn vùng ngoại ô, như hồ Xuân Hương, đồi Cù, thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở, thác Prenn... Từ lâu đã trở nên nổi tiếng. Cùng với sự phát triển đáng khích lệ đó, Đà Lạt vẫn phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Sự mở rộng phát triển nông nghiệp đã làm thay đổi xấu đi cảnh quan thiên nhiên nơi đây. Theo báo cáo của UBND Thành Phố Đà Lạt (Tỉnh Lâm Đồng), trên địa bàn hiện có trên 22.000 ha rừng, trong đó có gần 15.000 ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng. Mặc dù diện tích rừng của thành phố Đà Lạt tăng trên 170ha so với năm năm trước, nhưng ngược lại diện tích và chất lượng của rừng tự nhiên lại suy giảm nghiêm trọng, với tổng diện tích bị phát phá và lấn chiếm lên đến 250ha. Đáng chú ý trong tổng số 431ha rừng thông nội ô do Công ty Quản lý công trình đô thị Đà Lạt quản lý, hiện chỉ còn 284ha, mất 147ha trong 10 năm qua. Không ít danh thắng và di tích của Đà Lạt hiện nay rơi vào tình trạng hoang tàn và đổ nát. Thác Cam Ly, dòng thác từng đi vào thi ca lãng mạn, không còn vẻ đẹp vốn có mà tràn ngập rác thải và bốc mùi hôi thối nồng nặc do nguồn nước bị ô nhiễm, do nguồn nước bị ô nhiễm nặng nên những năm qua các công ty lữ hành đã bỏ hợp đồng dẫn khách về đây tham quan. Là thắng cảnh quốc gia nhưng hiện nay có ngày khu du lịch này chỉ vài chục du khách. Đầu năm 2011, Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt đã chi gần 2 tỷ đồng để đầu tư xây dựng đập cao su ở phía thượng nguồn con thác với mục đích chắn nước để xử lý bằng hóa chất trước khi cho chảy vào thác. Tuy nhiên, từ khi hoàn thành đến nay 2 đập nước đã không phát huy được tác dụng do dòng nước đổ về đây quá ô nhiễm, không thể dùng hóa chất xử lý như dự kiến. Suối Phan Đình Phùng chảy giữa trung tâm thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) là dòng suối đẹp nhất tại đây. Song do sự thiếu ý thức của một số người nên hiện nay dòng suối này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhờ được đầu tư từ nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Đan Mạch thông qua dự án vệ sinh Thành Phố Đà Lạt, suối Phan Đình Phùng đẹp hẳn lên nhờ giải tỏa được các dãy nhà hai bên suối, khai thông dòng chảy, xây dựng bờ kè, lang can... Song chỉ sau 2 năm được cải tạo, rác rưởi sinh hoạt do những người thiếu ý thức xả xuống làm cho nước suối đen đặc, dòng chảy bị tắc nghẽn với mùi hôi thối xông lên nồng nặc, khiến cư dân địa phương cũng như khách du lịch đều không dám đến gần. Đặc biệt, nước suối này lại chảy ra thác Cam Ly, một danh thắng nổi tiếng của Đà Lạt. Góp phần khắc phục những vấn đề môi trường, cảnh quan, Dự án Vệ sinh thành phố Đà Lạt được đưa vào thực hiện. Dự án là một tiểu hợp phần trong chương trình hỗ trợ ngành nước tại Việt Nam được thực hiện theo hiệp định ký kết tháng 12 năm 2000 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch. Trong đó, việc xây dựng Hệ thống xử lý nước thải tập trung với việc xây dựng Nhà Máy xử lý nước thải, cải tạo suối Cam Ly đã đem lại hiệu quả sau gần 6 năm hoạt động. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, Ban quản lý Nhà Máy gặp không ít khó khăn. Một trong số đó là vấn đề hỗ trợ kinh phí hoạt động từ Chính phủ. Đề tài “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TP ĐÀ LẠT” nhằm xác định mức lệ phí tối ưu của Nhà Máy, tìm ra những khó khăn hiện tại Nhà Máy đang gặp phải, đồng thời đề xuất hướng giải quyết. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Định giá tối ưu cho Nhà Máy xử lý nước thải Thành Phố Đà Lạt. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Xác định mức lợi phí tối ưu cho Nhà Máy XLNT Thành Phố Đà Lạt. Đánh giá tình hình chất lượng nước tại Thành Phố Đà Lạt. Phân tích tình hình hoạt động xử lý nước thải của công ty. Xác định mức phí xử lí nước thải trung bình của Nhà Máy. Đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà Máy. 3 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài tiến hành trên địa bàn Tp Đà Lạt, ở Nhà Máy xử lý nước thải Tp Đà Lạt. 1.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài được tiến hành từ ngày 242012 đến 562012. 1.4 Cấu trúc của khóa luận Luận văn gồm 5 chương. Chương 1: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Giới thiệu tổng quan về vùng nghiên cứu, tổng quan về Nhà Máy xử lý nước thải: hình thành, hoạt động, chức năng. Chương 3: cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, trình bày các khái niệm và các phương pháp dùng trong đề tài. Chương 4: Trình bày các kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu gồm: tình hình ô nhiễm tài Tp Đà Lạt, định giá lệ phí nước thải tối ưu của Nhà Máy xử lý nước thải. Chương 5: Đưa ra kết luận và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà Máy. 4 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan về Thành Phố Đà Lạt 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, Nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20. Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. a) Địa hình Thành phố Đà Lạt rộng 393,29 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển. Với tọa độ địa lý 11°48’36’’ đến 12°01’07’’ vĩ độ bắc và 108°19’23’’ đến 108°36’27’’ kinh độ đông, Đà Lạt nằm trọn trong tỉnh Lâm Đồng, phía bắc giáp huyện Lạc Dương, phía đông và đông nam giáp huyện Đơn Dương, phía tây giáp huyện Lâm Hà, phía tây nam giáp huyện Đức Trọng. Sau đợt điều chỉnh địa giới hành chính gần đây nhất vào năm 2009, Đà Lạt bao gồm 12 phường, được định danh bằng số thứ tự từ 1 đến 12, và bốn xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung và Trạm Hành. Trên địa phận thành phố Đà Lạt, xen giữa vùng đồi thấp trung tâm thành phố và các dãy núi bao quanh, có thể thấy hơn 20 dòng suối có chiều dài trên 4 km, thuộc các hệ thống suối Cam Ly, Đa Tam và hệ thống sông Đa Nhim. Đây đều là những con suối đầu nguồn thuộc lưu vực sông Đồng Nai, trong đó hơn một nửa là các con suối cạn, chỉ chảy vào mùa mưa và cạn kiệt vào mùa khô. Suối Cam Ly dài 64,1 km, bắt 5 nguồn từ huyện Lạc Dương, chảy theo hướng bắc – nam và đổ vào hồ Xuân Hương, chính là hệ thống suối lớn nhất Đà Lạt, có vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan cho khu vực trung tâm thành phố. Đà Lạt còn nổi tiếng là thành phố của hồ và thác với khoảng 16 hồ lớn nhỏ phân bố rải rác, phần nhiều là các hồ nhân tạo. Hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành phố, rộng khoảng 38 ha, được tạo lập năm 1919 trong quá trình xây dựng Đà Lạt. Trước năm 1986, hồ Xuân Hương cùng hồ Chiến Thắng và hồ Than Thở là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố. Ngày nay, nguồn nước sinh hoạt được dẫn về từ hồ Dankia thuộc huyện Lạc Dương, cách Đà Lạt khoảng 17 km. b) Khí hậu: Nằm ở độ cao 1.500 mét và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng, đặc biệt là rừng thông bao quanh, nên tuy ở trong vùng nhiệt đới gió mùa, Đà Lạt vẫn có một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Ở Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa trùng với mùa gió mùa tây nam, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Còn mùa khô trùng với mùa gió mùa đông bắc, kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Vào mùa khô, Đà Lạt chịu ảnh hưởng của khối không khí biển Đông, mang lại thời tiết nắng ấm, ít mây, không mưa, nhiệt độ hạ thấp về ban đêm và biên độ nhiệt lớn. Trong những tháng mùa mưa, gió mùa đông bắc hầu như không còn ảnh hưởng đến Đà Lạt, thay thế bởi khối không khí xích đạo từ phía nam tràn lên phía bắc. Gió mùa tây nam mang lại nguồn ẩm chủ yếu cho những trận mưa lớn và những đợt mưa kéo dài nhiều ngày. Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương, trong mùa mưa vẫn có những thời kỳ thời tiết tạnh ráo. Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt không bao giờ vượt quá 20°C, ngay cả trong những tháng nóng nhất. Tuy vậy, Đà Lạt cũng không phải là nơi có nhiệt độ trung bình tháng thấp. Trong những tháng mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng vẫn trên 14°C. Theo số liệu thống kê từ năm 1964 tới năm 1998, nhiệt độ trung bình năm ở Đà Lạt là 17,9°C, trong đó năm 1973 có nhiệt độ trung bình cao nhất lên đến 18,5°C, còn năm 1967 nhiệt độ trung bình xuống thấp nhất, 17,4°C. Nếu so sánh với Sa Pa, thị trấn nghỉ dưỡng ở miền Bắc nằm trên độ cao 1.581 mét, thì nhiệt độ trung bình ở Đà Lạt cao hơn 2,6°C. Biên độ nhiệt độ ngày đêm ở Đà Lạt rất lớn, trung bình năm đạt 11°C, cao nhất trong những tháng mùa khô, lên tới 13 – 14°C, và thấp nhất trong những tháng mùa mưa, chỉ khoảng 6 – 7°C. Ngược lại, biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng 6 trong năm lại nhỏ, tháng ấm nhất và tháng lạnh nhất cũng chỉ chênh lệnh 3,5°C. Độ dài ngày trong các mùa ở Đà Lạt không có sự chênh lệch lớn, trung bình khoảng từ 11 đến ít hơn 12 giờ vào mùa đông và trên 12 giờ vào mùa hè. Tổng số giờ nắng trong năm ở đây tương đối cao, khoảng 2.258 giờ một năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 12, 1, 2 và 3 của mùa khô. Tổng lượng bức xạ thu nhập ở Đà Lạt khoảng 140 kCalocm²năm, nhiều nhất vào tháng 4 và ít nhất vào tháng 8. Nếu so với các vùng lân cận, lượng bức xạ Mặt Trời của Đà Lạt không cao, nhưng đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho các quá trình trao đổi nhiệt, mang lại nền nhiệt độ thấp và tương đối ôn hòa. Mùa mưa ở Đà Lạt thường bắt đầu vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11. Tuy hàng năm, thời điểm bắt đầu và kết thúc của mùa mưa có thể thay đổi, nhưng mùa mưa ở đây thường kéo dài khoảng hơn 6 tháng. Trung bình, một năm Đà Lạt có 161 ngày mưa với lượng mưa 1.739 mm, tập trung nhiều nhất vào ba tháng 7, 9 và 10, ba tháng có sự hoạt động mạnh của trường gió mùa tây nam. Nếu lấy trung bình từ tháng 5 tới tháng 10, tổng lượng mưa trong mùa mưa ở Đà Lạt chiếm đến gần 80% lượng mưa của cả năm. So với vùng đồng bằng, Đà Lạt có số ngày mưa trong năm nhiều hơn, nhưng lượng mưa lại thấp hơn. Ở Đà Lạt còn có một hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác là sương mù, trung hình 80 đến 85 ngày trong một năm, nhưng xuất hiện nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 2 tới tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10. Phổ biến hơn cả là loại sương mù bức xạ được hình thành khi mặt đất bị lạnh đi nhiều do bức xạ vào lúc trời quang, lặng gió. Sương mù dày ít xảy ra hơn, thường gặp vào tháng 9 và tháng 10, trung bình mỗi tháng có tới 4 đến 5 ngày sương mù dày. 2.1.2. Kinh tế xã hội a) Dân cư Trong lịch sử, Đà Lạt từng là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân cư có nguồn gốc đa dạng, từ người Kinh, người Cơ Ho đến những người Hoa, người Pháp. Ngày nay, phần lớn cư dân của thành phố là người Kinh, phần nhỏ còn lại gồm những người Hoa, người Cơ Ho và các dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Chăm... Theo số liệu năm 2009, Đà Lạt có 185.509 cư dân thành thị, tương đương 90% dân số tỉnh Lâm Đồng. Cũng như các thành phố khác, mật độ dân số của Đà Lạt không đồng đều, dân 7 cư tập trung nhiều nhất ở các phường trung tâm như phường 1, phường 2, phường 6. Ở ngoại thành, cư dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp chiếm một phần quan trọng. Khu vực ngoại thành của Đà Lạt rõ nét nhất là các xã Xuân Trường, Xuân Thọ và Tà Nung. Bảng 2.1 Danh Sách Các Đơn Vị Hành Chính Thuộc Đà Lạt Tên Diện tích Dân số Mật độ Tên Diện tích Dân số Mật độ Phường 1 1,76 km² 9.52 5.409 Phường 9 4,70 km² 16.792 3.573 Phường 2 1,26 km² 19.072 15.137 Phường 10 13,79 km² 15.382 1.115 Phường 3 27,24 km² 17.062 626 Phường 11 16,44 km² 9.243 562 Phường 4 29,10 km² 21.427 736 Phường 12 12,30 km² 7.905 643 Phường 5 34,74 km² 13.938 401 Tà Nung 45,82 km² 3.981 87 Phường 6 1,68 km² 16.955 10.092 Trạm Hành 55,38 km² 4.646 84 Phường 7 34,22 km² 14.721 430 Xuân Thọ 62,47 km² 6.253 100 Phường 8 17,84 km² 26.369 1.478 Xuân Trường 35,64 km² 6.035 169 Ghi chú: đơn vị diện tích: km²; mật độ: ngườikm². Nguồn: Niên giám thống kê Lâm Đồng năm 2010. b) Giao thông Do đặc điểm địa hình, giao thông Đà Lạt chỉ gồm đường bộ, đường sắt và đường không, nhưng hiện nay chỉ giao thông đường bộ và đường không thực sự hoạt động. Tuyến đường quan trọng nhất nối Đà Lạt với các thành phố khác là quốc lộ 20. Giao thông hàng không của Đà Lạt được thực hiện qua sân bay quốc tế Liên Khương và sân bay Cam Ly. Sân bay Liên Khương cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28 km về phía nam, nằm cạnh quốc lộ 20, thuộc thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. Tuyến đường sắt Tháp Chàm–Đà Lạt được xây dựng từ năm 1903 đến năm 1928, tới năm 1932 bắt đầu khai thác vận tải toàn tuyến. So với các tuyến đường sắt khác ở Việt Nam, tuyến Tháp Chàm–Đà Lạt độc đáo nhờ sử dụng hệ thống đường sắt răng cưa, gồm ba đoạn từ Sông Pha lên tới Đà Lạt, tổng cộng gần 16 km. Điểm cuối của tuyến đường sắt này là nhà ga Đà Lạt, xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938, một công trình kiến trúc độc đáo do hai kiến trúc sư người Pháp Révéron và Moncet thiết kế. Đường sắt Tháp Chàm–Đà Lạt được sử dụng tới năm 1972, khi chiến tranh Việt Nam trở nên khốc liệt, tuyến đường buộc phải ngừng hoạt động. Từ năm 1991, thành phố Đà Lạt 8 cho khôi phục 7 km đường sắt từ Đà Lạt tới Trại Mát, kết hợp cùng nhà ga Đà Lạt để phục vụ du lịch. Nơi đây ngày nay trở thành một trong những điểm hấp dẫn du khách của thành phố. c) Kinh tế Đà Lạt có một nền kinh tế thiên về các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và nông nghiệp. Vào năm 2007, các ngành du lịch và dịch vụ chiếm đến 70% tổng sản phẩm nội địa của thành phố. Những năm gần đây, số lượng khách du lịch tới Đà Lạt vẫn tiếp tục tăng. Vào năm 2000, thành phố đón 710 ngàn lượt khách tới thăm, đến năm 2009, con số đã tăng gấp ba với trên 2,1 triệu lượt khách, trong đó khoảng 10% là du khách quốc tế. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của Đà Lạt năm 2009 đạt 1.284,985 tỷ đồng, trong khi đó con số của Bảo Lộc, thành phố thứ hai của Lâm Đồng, là 2.756,543 tỷ đồng. Trong lĩnh vực công nghiệp, thu hút nhiều lao động nhất là các ngành công nghiệp chế biến. Một số sản phẩm của Đà Lạt như rượu vang, trà Atisô hay mứt trái cây từ lâu đã được biết đến rộng rãi. Nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, Đà Lạt còn là vùng đất trồng nhiều chè và cà phê, cũng là hai sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến của thành phố. Một nghề mới phát triển trong những năm cuối thế kỷ 20 tại Đà Lạt là nghề thêu, nổi bật hơn cả là những sản phẩm tranh thêu của Công ty XQ Đà Lạt. Trong thành phố, còn có thể thấy sự hiện diện của các công ty in ấn, may mặc, dệt, chế biến tinh dầu, sản xuất lâm sản... Năm 2007, Thành Phố Đà Lạt có tổng thu ngân sách Nhà Nước đạt trên 960 tỷ đồng và thu nhập bình quân đầu người khoảng 890 đô la Mỹ. Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, Đà Lạt có điều kiện để phát triển nhiều loại cây ôn đới. Trừ một vài giống rau từ miền Bắc, hầu hết các giống rau của thành phố đều được nhập về từ Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ... Cây rau chiếm diện tích canh tác chủ yếu tại Đà Lạt cả trước đây và hiện nay là cải bắp, nhiều nhất là giống cải bắp của Nhật Bản, được trồng quanh năm. Các cây cải thảo và cải bông cũng có mặt ở khắp các địa phương, tập trung vào vụ đông xuân hàng năm. Một loại cây rau ngắn ngày nổi tiếng của Đà Lạt là xà lách, có thời gian sinh trưởng ngắn nên được trồng xen với những chủng loại cây rau khác. Trên các vùng trồng rau của Đà Lạt còn 9 có thể thấy các giống cây nông nghiệp như khoai tây, cà rốt, hành tây, đậu Hà Lan, rau chân vịt... Đà Lạt được biết đến như vùng đất của những loài hoa, với các giống hoa lan, hoa hồng, hoa lys, hoa lay ơn, hoa cẩm tú cầu, hoa bất tử, hoa cẩm chướng... Các giống lan nhập nội vào Đà Lạt thuộc các chi Lan kiếm, Lan hoàng thảo, Lan hài, Lan hoàng hậu... với trên 300 giống. Từ năm 2000, một số giống lan vùng nhiệt đới và á nhiệt đới cũng được trồng thành công như giống lai trong chi Hồ điệp, Hoàng y Mỵ Nương, Lan nhện. Các loài lay ơn, hoa hồng, hoa lys đều được trồng ở Đà Lạt từ khoảng giữa thế kỷ 20. Trên các vùng đất ngoại ô thành phố, còn có thể thấy những vườn cây ăn trái như đào, mận, hồng, dâu tây... các vùng trồng cây công nghiệp như chè, cà phê, hay atisô, loài cây dược liệu nổi tiếng của Đà Lạt. Vào năm 2009, thành phố có 7.961 hecta gieo trồng rau, 2.000 hecta dành cho các loài hoa cắt cành, 805 hecta trồng cây ăn quả và chỉ 27 hecta dành cho trồng lúa. Trước đây, tham gia sản xuất nông nghiệp ở Đà Lạt là các gia đình nông dân và một số điền trang tư nhân quy mô nhỏ. Thời kỳ sau năm 1975, với chính sách kinh tế kế hoạch tập trung, ở Đà Lạt xuất hiện các hợp tác xã nông nghiệp và các tập đoàn sản xuất. Sản xuất nông nghiệp khi đó được thực hiện theo kế hoạch đến từng khóm dân cư, việc thu mua rau do Công ty Nông sản Thực phẩm và Công ty Ngoại thương đảm nhận. Nhưng đến cuối thập kỷ 1980, hầu hết các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã đều ngừng hoạt động và tự tan rã, phần lớn đất sản xuất được giao khoán đến từng gia đình nông dân. Những năm gần đây, Đà Lạt xuất hiện nhiều công ty nông nghiệp tư nhân và nước ngoài, như Dalat Hasfarm Agrivina, Bonnie Farm, Rừng Hoa Đà Lạt, Langbiang Farm... Trong lĩnh vực trồng hoa hay Golden Garden, Rau Nhà Xanh, Kim Bằng, BioOrganics... Tham gia sản xuất rau quả. Với mục đích ổn định, phát triển ngành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, vào năm 2002 và 2006, Hiệp hội rau quả Đà Lạt và Hiệp hội hoa Đà Lạt lần lượt được thành lập. Nhờ mở rộng diện tích canh tác và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, sản lượng nông nghiệp của thành phố tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Vào năm 1996, Đà Lạt thu hoạch 82,448 tấn rau, đến năm 2002 con số này lên tới 183,300 tấn và năm 2010, sản lượng rau của Thành Phố đạt 212,727 tấn. Tương tự, ngành sản xuất hoa Đà Lạt cũng tăng trưởng trung bình 20% một năm, sản lượng hoa cắt cành ở mức 150 triệu cành năm 2001 đã tăng lên trên 900 triệu cành vào năm 2009. 10 Sản phẩm hoa của thành phố được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Việt Nam, trong hơn 10 năm gần đây, chỉ khoảng 5% hoa Đà Lạt xuất khẩu ra nước ngoài. d) Xã hội Bên cạnh các cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành phố cũng có một mạng lưới y tế riêng bao gồm các cơ sở như Nhà hộ sinh Thành phố, Văn phòng Trung tâm Y tế, các phòng khám đa khoa khu vực... cùng các trạm y tế thuộc phường, xã. Những tổ chức hội y tế, gồm Hội Y Dược học, Hội Y học cổ truyền và Hội Chữ thập đỏ, cũng tham gia vào các hoạt động y tế ở thành phố. Theo số liệu thống kê năm 2009, thành phố Đà Lạt có 204 bác sỹ, 175 y sỹ, 297 y tá và 995 giường bệnh. Ngày nay, Đà Lạt vẫn là một trung tâm giáo dục của miền Nam Việt Nam. Trong niên học 20072008, trừ các trường Đại học Đà Lạt, Đại học Dân lập Yersin, Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ tại chức và các trường học cho học sinh khuyết tật, thành phố có 53.530 học sinh đang theo học và 3.164 giáo viên, nhân viên thuộc ngành giáo dục. Tại Đà Lạt có thể thấy sự hiện diện của 78 ngôi trường, trong đó 20 trường bậc mầm non, 44 trường phổ thông, còn lại là các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường giáo dục chuyên nghiệp và các đại học, cao đẳng. Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được thành lập năm 1976, đến năm 1992, trường hợp nhất với Trung học Sư phạm và Sư phạm Mầm non trở thành một trường sư phạm đa hệ. Năm 1976, Trường Đại học Đà Lạt được thành lập trên cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt trước đó. Do những đặc điểm trong quá trình hình thành cộng đồng dân cư, đời sống tín ngưỡng và tôn giáo ở Đà Lạt rất đa dạng. Trên thành phố ngày nay có thể thấy sự hiện diện của 43 nhà thờ, tu viện Thiên Chúa giáo hay Tin Lành, 55 ngôi chùa và tịnh xá Phật giáo, 3 thánh thất Cao Đài cùng rất nhiều những ngôi đình làng nằm rải rác. Hầu hết các tôn giáo lớn ở Việt Nam đều có mặt tại Đà Lạt, trong đó đạo Phật là tôn giáo có lượng tín đồ đông đảo nhất, tiếp đến tới Thiên Chúa giáo, đạo Cao Đài và đạo Tin Lành. Theo số liệu của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt vào năm 2002, có khoảng 63% số hộ và 67% số nhân khẩu ở thành phố là tín đồ của Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành hoặc Cao Đài. 11 2.2. Tổng quan về Nhà Máy xử lý nước thải Nhà Máy xử lý nước thải (NMXL) là mắt xích cuối cùng của chuỗi các công trình nước thải của thành phố Đà Lạt. Chức năng của NMXL là bảo đảm toàn bộ nước thải thô đã được thu được xử lý đạt yêu cầu trước khi đổ vào suối Cam Ly. Hệ thống thoát nước riêng Đà Lạt do Vương quốc Đan Mạch tài trợ, thiết kế, thi công và giám sát xây dựng, tổng nguồn vốn: 320 tỷ VNĐ. Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước riêng cho nước sinh hoạt : Thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt các hộ dân thuộc các Phường 1, 2, một phần phường 5, 6 và 8 trên tổng số 12 phường về xử lý tập trung nhặm đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt theo tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Hệ thống thoát nước thành phố Đà lạt hiện nay bao gồm: Các hộ thoát nước thuộc các Phường 1, 2 một phần Phường 5, 6 và 8. Hình 2.1. Sơ đồ đấu nối hộ dân Nguồn: Phòng tổng hợp Nhà Máy XLNT. Nhà bếp, phòng tắm Nhà Vệ sinh Mối nối Ống thu HNP HNP HNGKT Mối nối Đường Lề đường HG Ống cống nhánh HG Hố ga HN GKT Hố nối Giếng kiểm tra HNP Hộp nối 12 Số liệu đấu nối tính đến 82011 + Tổng số hộ đã thiết kế: 7910 hộ + Tổng số hộ đã đấu nối: 6972 hộ tương đương khoảng 33.000 ngườitổng số khoảng 200.000 dân thành phố Đà Lạt. + Số hộ đặt JB chờ: 938 hộ. 2.2.1. Vị trí Hình 2.2. Nhà Máy xử lý nước thải Đà Lạt Nguồn: Sổ tay vận hành Nhà Máy NMXL được bố trí cách thành phố Đàlạt 3 km. Khu đất xây dựng Nhà Máy, trước đây sử dụng cho hoạt động canh tác nông nghiệp, có nơi có độ dốc thoải nhưng có nơi có độ dốc cao. Độ dốc của mặt bằng xây dựng thuận lợi cho dòng chảy thủy lực trong Nhà Máy. Mạng lưới ống cống bao gồm: 13 Mạng lưới ống cống nước thải ( gồm khoảng 70 km đường ống có đường kính từ 150500 mm). Bảy Trạm bơm nâng nhỏ, TBN 1 TBN 7. Một Trạm bơm chính (TBC) đặt tại hợp lưu hai suối Phan Đình Phùng và suối Cam Ly. Đường ống bơm áp lực dài 2 km sẽ nâng nước thải từ TBC đến điểm cao và sau đó nước thải sẽ tự chảy vào NMXL. Mạng lưới thu gom nước thải: Tuyến cống nhánh: 84,873 m Tuyến cống chính: 43,285.5m D500mm: 1,346.7 m D400mm: 1,033.9 m D250mm: 764,6 m D200mm: 26,243.9m D150mm: 13,873 m D100mm: 23.4 m Đường ống áp lực: 2.2 Km D400 Các hố ga: MH: 1,494 cái JB: 9,522 cái IC: 642 cái Bảy trạm bơm nâng (mỗi trạm bơm có 2 máy bơm) phân bố trong khu vực đấu nối nhằm đưa toàn bộ nước thải sinh hoạt tại khu vực đấu nối về Trạm bơm chính. Bảng 2.2 Công suất bảy trạm bơm nâng trong khu vực Trạm bơm 1 2 3 4 5 6 7 Công suất (m3h) 18 216 54 61.2 46.8 93.6 18 Nguồn: Phòng tổng hợp Nhà Máy Một trạm bơm chính bơm nước thải về Nhà Máy xử lý: Gồm 3 máy bơm. Mỗi bơm có công suất 250 m3h. Do địa hình đồi núi của thành phố Đà Lạt, nước thải được thu và chuyển đi một cách đặc biệt. Sơ đồ đường ống thủy lực mô tả trong hình 2.2. 14 Hình 2.3 : Đặc Điểm Thủy Lực Của Mạng Luới ống Cống Nươc Thải. Nguồn: Sổ tay vận hành Nhà Máy 2.2.2 Vận hành Toàn bộ quy trình NMXL gồm các bước sau đây: Dòng chảy của nước thải Xử lý cấp 1  Lưới chắn rác  Tách bỏ sạn cát  Lắng cấp 1 Xử lý cấp 2 Dòng chảt của bùn  Ổn định bùn  Tách nước  Cuối cùng đỗ bỏ bùn tại bãi xử lý rác của thành phố (Việc sử dụng bùn làm phân bón cũng sẽ được xem xét sau). Quan điểm xử lý đã chọn phù hợp với đặc trưng chính yếu của thành phố Đà Lạt: Nhà Máy xử lý (NMXL) Trạm bơm chính (TBC) Phan Đình Phùng Cam Ly Cam Ly Trạm bơm nâng (TBN) Trung tâm TP. Đàlạt với 55,000 dân được đấu nối +50 m +60 m +70 m +80 m Đường ống tự chảy Đường ống áp Lift Pumping B 15  Công nghệ đã được chứng minh qua áp dụng  Chịu được sự thay đổi về tải lượng và mức độ ô nhiễm  Đòi hỏi mặt bằng xây dựng tương đối  Nhu cầu năng lượng vận hành tương đối  Không cần sử dụng đến hoá chất  Vận hành đơn giản. Mặc dầu việc vận hành Nhà Máy tương đối dễ dàng, nhưng công tác quản lý đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn và tinh thần trách nhiệm để có thể duy trì tính ổn định của quy trính xử lý. Nếu thiếu kiểm tra, chùi rửa và bảo dưỡng chất lượng nước xử lý sẽ không đạt yêu cầu và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường xung quanh. a. Các hạng mục của Nhà Máy Các hạng mục chính của NMXL cùng với hệ thống ống nối kết… được trình bày khái quát trong hình 2.4, và các hạng mục xây dựng liên quan trực tiêp đến quy trình xử lý bao gồm:  Hệ thống chắn rác  Ngăn sạn cát  Bể lắng hai vỏ (Bể imhoff)  Bể lọc sinh học nhỏ giọt  Bể lắng thứ cấp  Trạm bơm tuần hoàn  Hồ sinh họckhử trùng  Sân phơi bùn  Các công trình phụ trợ khác: Các hố ga, hố van, ngăn đo lưu lượng, trạm biến điện 16 Hình 2.4 Các hạng mục chính của NMXL cùng với hệ thống ống nối kết Nguồn: Sổ tay vận hành Nhà Máy. Hình 2. 5 Sơ đồ thủy lực Nguồn: Sổ tay vận hành Nhà Máy. Khả năng xử lý hiện nay (tiêu chuẩn thải áp dụng theo QCVN14:2008BTNMT và QCVN 24:2009BTNMT,TCVN 7222:2002 (Số liệu từ tháng 1 tháng 82011) 17 Bảng 2.3 Khả năng xử lý của Nhà Máy xử lý. Chỉ tiêu Đầu vào Đầu ra Tiêu chuẩn thải pH 6.717.22 6.657.18 5.5 9 TSS (mgl) 775 6188 20296  100 TDS (mgl) 155325 118335  1000 DO (mgl) 0.844.15 ≥ 2 NH4+ (mgl) 2857 11.623.4  10 Cl (mgl) 51.12127 48105  600 N tổng (mgl) 78.4153 15.426  30 NO3 (mgl) 4.7326 0.130.99  50 NO2 (mgl) 0.366.15  2 PO43 (mgl) 1.387.38 1.55.65  10 P tổng (mgl) 9.1827 5.3616.5  6 SO42 (mgl) 2.4142.22 2.4161.67  1000 BOD (mgl) 109.5485.62 10.918.3  50 COD (mgl) 2692018 9.3152  100 FC (MPN100ml) 804160  5000 Nguồn: Sổ tay vận hành. b. Mô hình tổ chức xí nghiệp Xí nghiệp Quản lý nước thải thành lập vào tháng 042007 thuộc Công ty cấp thoát nước Lâm Đồng, trên cơ sở Nhà Máy xử lý nước thải thuộc Ban Quản lý Dự án vệ sinh. Xí nghiệp là đơn vị thành viên của Công ty TNHH một thành viên Cấp Thoát Nước Lâm Đồng, hoạt động công ích, hạch toán độc lập. Hiện nay, Xí nghiệp có 96 người được bố trí theo sơ đồ tổ chức được trình bày ở bảng 2.5. Trong đó : 72 nam, 24 nữ. Trình độ: 02 thạc sỹ, 19 đại học, 06 cao đẳng, 17 trung cấp thuộc các ngành xây dựng, thủy lợi, cấp thoát nước, ngoại ngữ, kinh tế, môi trường, hóa học, sinh học và 52 trình độ phổ thông. 18 Bảng 2.4 Sở Đồ Bố Trí Nhà Máy xử lý nước thải Nguồn: Phòng tổng hợp Nhà Máy XLNT c. Nội dung quản lý Quản lý các hộ thoát nước: Chỉ thu gom nước thải sinh hoạt, phải tách nước mưa khỏi đường ống thu gom nước thải sinh hoạt. Điểm đấu nối và các thông số liên Tình trạng hoạt động của hệ thống thoát nước hiện tại Vận động hướng dẫn, tuyên truyền đến toàn hộ thoát nước thấu hiểu lợi ích thiết thực mà hệ thống thoát nước mang lại. Ký hợp đồng với các hộ thoát nước Vận hành: Vận hành toàn bộ máy móc thiết bị tại các trạm bơm nâng, trạm bơm chính và Nhà Máy xứ lý nước thải theo phương án kỹ thuật đã được đề ra. Ghi chép đầy đủ số liệu vận hành. Ban Giám đốc Tổ công nghệ Phòng Kế hoạchKỹ thuật – Tổng hợp (Bao gồm cả phòng thí nghiệm, bảo vệ, tạp vụ, lái xe) Phòng tài chính kế toán Phân xưởng Nhà Máy Đội quản lý khác hàng Phân xưởng Trạm bơm – Tuyến cống Tổ vận hành Tổ bảo trì bảo dưỡng Tổ vận hành Tổ bảo trì bảo dưỡng thi công đường ống Tổ bảo trì bảo dưỡng trạm bơm Đội kiểm tra quy chế 19 Phân tích mẫu nước thải các địa điểm trong khu vực thu gom, các vị trí trong quy trình xử lý nhằm phát hiện kịp thời và nhanh chóng tác động đến quy trình thu gom và xử lý nước thải. Kiểm tra độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hoá ga, tuyến cống, các thiết bị trên đường ống có áp từ Trạm bơm chính đến Nhà Máy xử lý nước để lập kế hoạch nạo vét sửa chữa, bảo trì tất cả các công trình và thiết bị hiện có thuộc về đường ống thu gom. Vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng từng thiết bị, hạng mục theo qui trình qui phạm, quy trình vận hành và khuyến cáo của nhà sản xuất. Thống kê, phân tích các nhân tố chủ quan và khách quan gây mất ổn định cho hệ thống. Nêu ra các biện pháp ngăn chặn thích hợp, các biện pháp thay thế, cải tạo, sửa chữa mạng lưới cũng như các hạng mục công trình nhằm từng bước loại trừ các nhân tố bất lợi bằng các biện pháp tổng hợp: Kĩ thuật, quản lý, hành chính, vận động giáo dục,tuyên truyền. Đang quản lý vận hành trạm xử lý nước thải Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng công suất 400m3ngày đêm và xử lý nước thải lò giết mổ gia súc, gia cầm thành phố Đà lạt khoảng 20m3ngày. 20 CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở lý luận 3.1.1 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế a. Doanh thu Đây là chỉ tiêu kết quả thể hiện giá trị của sản phẩm được tiêu thụ, doanh thu phụ thuộc vào lượng sản phẩm được tiêu thụ và gía bán trên 1 đơn vị sản phẩm. b. Tổng chi phí Tổng chi phí là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí đầu tư vào quá trình xử lí nước thải bao gồm chi phí vật chất và chi phí lao động phát sinh trong quá tình xử lí. TCP = CPVC + CPLĐ CPVC bao gồm : điện , hóa chất xử lí , chi phí thay thế các thiết bị , chi phí sửa chữa… CPLĐ gồm tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên Nhà Máy, tiền phụ cấp, chi phí diều hành. c. Lợi nhuận Lợi nhuận là phần doanh thu trừ đi các khoản chi phí của Nhà Máy. LN = DT – TCP 3.1.2. Nước thải sinh hoạt Theo tiêu chuẩn VIỆT NAM 59801995 va ISO 610711980: Nước thải là nước đã dược thải ra sau khi đã được sử dụng hoặc được tạo ra trong quá trình sản xuất công nghiệp và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó. Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng: + Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ các khu dân cu, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác. 21 Nước thải sinh hoạt bao gồm các khu dân cư, cao ốc văn phòng, resorts, bệnh viện, chợ ….lượng nước thải chủ yếu được phát sinh từ các nguồn thải như: tắm giặt, nấu nướng, chùi rửa nhà, nước thải nhà vệ sinh…. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt + Chứa thành phần chất hữu cơ: BOD5, COD, SS, tổng N, P cao. + Nhiều vi sinh vật gây bệnh. + Thành phần chất thải chứa nhiều dầu mỡ, chất tẩy rửa. Việc xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước, làm sạch nước đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng. + Nước thải công nghiệp ( hay còn gọi là nước thải sản xuất) là nước thải từ các Nhà Máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. + Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau , qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành các hố ga hay hố xí + Nước thải tự nhiên: mưa được xem như là nước thải tự nhiên tại các thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng. + Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã đó là hỗn hợp các nước thải trên. 3.1.3. Phí nước thải Chính phủ đã ra Nghị định về phí môi trường đối với nước thải nhằm hạn chế môi trường từ nước thải và tiết kiệm nước sạch, tạo nguồn kinh phí cho Quỹ bảo vệ môi trường. + Nghị định 672003 về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành từ giữa tháng 62003 có hiệu lực 112004. +Nghị định số 42007NĐCP ngày 812007 về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 672003CĐCP. Đây là một bước tiến quan trọng trong quản lý môi trường theo nguyên tắc ‘‘Người gây ô nhiễm phải trả tiền’’. 3.1.4. Định giá môi trường Là việc thừa nhận giá trị kinh tế của TNTNMT thông qua các chức năng của nó như cung cấp nguyên liệu thô, hấp thụ chất thải, cân bằng sinh thái, hổ trọ cuộc sống 22 của con người, nuôi sống các loài. . . Ý tưởng ở đấy là gán một giá trị được lượng hóa bằng tiền tệ cho các hàng hóa và dịch vụ mầ TNTN MT cung cấp cho các quá trình kinh tế và đây là việc làm có ý nghĩa. 3.1.5 Nguyên tắc ‘‘Người gây ô nhiễm phải trả’’ (PolutterPayPriseiple) Nguyên tắc này bắt nguồn từ các sáng kiến do tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đề ra vào các năm 1972 và 1974. PPP “Tiêu chuẩn” năm 1972 có quan điểm những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm. PPP “Mở rộng” năm 1974 chủ trương rằng, các tác nhân gây ô nhiễm thì ngoài việc tuân theo các chỉ tiêu đối với viềc gây ô nhiễm thì còn phải bồi thường thiệt hại cho những người bị thiệt hại do ô mhiễm này gây ra. Nói tóm lại, theo nguyên tắc PPP thì người gây ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức thực hiện, nhằm đảm bảo cho môi trường ở trong trạng thái chấp nhận được. 3.1.6. Nguyên tắc ‘‘Người hưởng lợi phải trả tiền’’ (BPP) Nguyên tắc BPP chủ trương rằng việc phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường cần được bảo trợ bởi những người muốn thay đổi hoặc những người không phải trả giá cho việc gây ô nhiễm. Nguyên tắc BPP cũng tạo ra một khoản thu cho Nhà Nước, mức phí tính theo đầu người càng cao và càng nhiều người nộp thì số tiền thu được càng nhiều. Số tiền thu được theo nguyên tắc BPP có thể do các cá nhân muốn bảo vệ môi trường và những cá nhân không phải trả cho việc thải ra các chất gây ô nhiễm nhưng khi môi trường được cải thiện họ là những người được hưởng lợi cần phải đóng góp. Tuy nhiên, số tiền này không trực tiếp do người hưởng lợi tự giác trả mà phải có một chính sách do Nhà Nước ban hành qua thuế hoặc phí buộc những người hưởng lợi phải đóng góp nên nguyên tắc BPP chỉ tạo ra sự khuyến khích đối với việc bảo vệ môi trường một cách gián tiếp. 3.1.7. Công cụ quản lý trong kinh tế môi trường Thuế môi trường Thuế là khoản thu bắt buộc nhưng không hoàn trả trực tiếp mà thông qua các khoản chi ngân sách Nhà Nước là nguồn thu ngân sách do các tổ chức và cá nhân sử dụng môi trường nộp. Khác với thuế, phần thu về phí môi trường chỉ được chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường 23 Lệ phí ô nhiễm Phí dịch vụ môi trường là một dạng phí phải trả khi sử dụng một số dịch vụ môi trường. Mức phí tương ứng với chi phí cho dịch vụ môi trường đó. Bên cạnh đó, phí dịch vụ môi trường còn có mục địch hạn chế việc sử dụng quá mức các dịch vụ môi trường. Khác với thuế, phần thu về phí môi trường chỉ được chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường Hệ thống ký quỹ môi trường Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra ô nhiễm môi trường. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. Trợ cấp xử lý ô nhiễm Nhằm tạo điều kiện thụân lợi để các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh tích cực tham gia đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải góp phần cải thịên môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu là một khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt là các dữ liệu thu thập sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá, phân tích. Các số liệu thứ cấp về quyết toán ngân sách của Công ty TNHH cấp thoát nước Lâm Đồng, Xí nghiệp quản lý nước thải. Tình hình ô nhiễm nước tại Đà Lạt tại phòng tài nguyên và môi trường thành phố Đà Lạt. Điều tra trược tiếp tại Công ty TNHH cấp thoát nước Lâm Đồng. Phân tích số liệu thứ cấp, tính tổng chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý, trang bị tài sản cố định. 24 3.2.2. Phương pháp phân tích thống kê Dựa vào số liệu thứ cấp về chi phí vận hành Nhà Máy và số liệu sơ cấp về khối lượng nước thải từ lò giết mổ, doanh nghiệp và các hộ dân, đề tài xác định chi phí xử lí nước thải trung bình cho 1 m3 nước thải của Nhà Máy. Mức phí xử lí nước thải: Hiện nay nhà mày máy đang chỉ thu mức phi xử lí 1400đồngm3 nước thải sinh hoạt, chi phí này không đử để bù đắp được tổng chi phí mà Nhà Máy bỏ ra để xử lí vì vậy ta cần xác định lại mức xử lí trung bình cho 1 mét khối nước thải cần xử lí. Mức phí trên một m3 nước thải = tổng chi phí ( khối lượng xử lí 1 ngày365). Nhà Máy chỉ thu mức phi xử lí 1400đồngm3. Vì vậy Nhà Nước phải bù lổ trên 1 m3 xử lí = mức phí trên một m3 – 1400. 3.2.3. Phương pháp hồi quy Phương pháp phân tích hợi quy là một dạng thể hiện mối quan hệ giữa các biến khi biết được giá trị tương ứng giữa chúng. Tổng chi phí XLNT phụ thuộc vào các yếu tố: Sản lượng nước thải xử lý, nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước, chi phi đầu tư ban đầu, .v. v . Trong trường hợp này, chất lượng nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn loại B. Hàm tổng chi phí phụ thuộc vào sản lượng nước thải xử lý. Hàm tổng chi phí XLNT mô tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là tổng chi phí XLNT và biến độc lập là mức sản lượng nước thải xử lý. Dạng hàm được xét đến là hàm Cobb – Douglass. Hàm CobbDouglass như sau: Xác định hàm tổng chi phí TC = β1Wβ2eε Trong đó: TC : Tổng chi phí mà Nhà Máy xử lý nước thải W : Lượng nước thải thu gom (m3ngày đêm), (Kì vọng dấu dương) ε : Sai số mô hình hội quy. => lnTC = β1 + β2lnW + ε. Mức sản lượng nước thải xử lý càng nhiều thì tổng chi phí xử lý cũng tăng theo. Kì vọng dấu dương (+). Kiểm định mô hình: + Kiểm định T 25 Mục đích là tìm hiểu biến độc lập và biến phụ thuộc có quan hệ với nhau không. Đặt giả thiết: H0: βi = 0 (i = 1, 2, 3, …k) (Tất cả các biến X đều không ảnh hưởng đến Y) H1: βi ≠ 1 (i = 1, 2, 3, …k) (Tất cả các biến X đều ảnh hưởng đến Y). Tìm trị số thống kê Tstar (Từ mô hình hồi quy) và Tα, nk 1 (Tra bảng phân phối tstudent) Trong đó: n: số mẩu quan sát α: mức ý nghĩa k: số biến độc lập của phương trình Nếu Tstar  < Tα, nk 1: Không đủ chứng cứ để bác bỏ H0 Nếu  Tstar  > Tα, nk 1: Bác bỏ H0. + Kiểm định F Mục tiêu là để kiểm định mức ý nghĩa tổng quát của mô hình hồi quy. Đặt giả thiết H0: βi = 0 (i = 1, 2, 3, …k) H1: có ít nhất một biến βi ≠ 0. Tìm Ftính (Từ mô hình hồi quy) và Fα, k1, nk (Tra bảng phân phối F): k : Số biến độc lập của phương trình Nếu Ftính < Fα, k1, nk : Không đủ chứng cứ bác bỏ H0 Nếu Ftính > Fα, k1, nk : Bác bỏ H0. Hiện tượng PSSSTĐ (Heteroscedasticity) Là hiện tượng mà các phương sai của sai số (εi) ứng với các giá trị khác nhau của các biến độc lập là khác nhau (Phương sai không là một hằng số). Hậu quả của hiện tượng này là làm cho ước lượng bình phương bé nhất (OLS) không phải là một ước lượng có hiệu quả, các ước lượng của phương sai bị lệch, các kiểm định của giả thiết dẫn đến sai lầm. Dùng kiểm định White để kiểm tra hiện tượng này trong mô hình hồi quy. Đặt giả thiết: H0: Không có hiện tượng PSSSTĐ 26 H1: Có hiện tượng PSSSTĐ. Đầu tiên cần ước lượng mô hình hồi quy với các biến được chọn và số mẫu điều tra được. Sau đó hồi quy phần dư ui2 theo các biến độc lập, số hạng bình phương và số hạng chéo (Tra bảng phân phối phụ). Tính trị số thống kê: Wstar = nR2Art với n là số mẩu quan sát, R2Art là R2Art chưa hiệu chỉnh từ hồi quy phụ và χ2α, k với α là mức ý nghĩa cho trước, k là số biến trong hồi quy phụ (Tra bảng phân phối và χ2). Hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollineatity) Là hiện tượng xảy ra khi tồn tại mối quan hệ tuyến tính hoàn hảo hay xấp xỉ hoàn hảo giữa một số hay tất cả các biến giải thích trong mô hình hồi quy. Hậu quả là các hệ số ước lượng của mô hình là không xác định được, các ước lượng của độ lệch tiêu chuẩn là không xác định. Để kiểm tra vi phạm của hiện tượng này có thể xem xét hệ số tương quan của các biến độc lập trong ma trận hệ số tương quan hoặc dung mô hình hồi quy bổ sung. Kiểm định hiện tượng tựu tương quan (Autocorrelation): Tự tương quan là hiện tượng một số hạng sai số của mẫu quan sát cụ thể nào đó của tổng thể có quan hệ tuyến tính với một hay nhiều các hạng sai số của mẫu quan sát khác tron g tổng thể. Hậu quả là làm cho R2 tăng lên cao một cách giả tạo và t star cũng lớn hơn giá trị thật. Đồng thời các ước lượng thông số là không tốt nhất, tức là không có phương sai bé nhất. Để kiểm tra hiện tượng tụ tương quan này trong mô hình hồi quy ta sử dụng kiểm định DurbinWatson. Kiểm dịnh hiện tượng tự tương quan với giả thiết: H0: p = 0 (Không có hiện tượng tự tương quan) H1: p ≠ 0 (Có hiện tượng tự tương quan). Bước tiếp theo ta ước lượng mô hình hồi quy gốc bằng OLS. Với mức ý nghĩa α cho trước và cỡ mẫu n, so sánh trị thống kê d dưới hạn dưới (dL) và giới hạn trên (du). Có các trường hợp sau: Nếu d < dL hay d > 4 dL: Mô hình có hiện tượng tự tương quan. Nếu d u < d < 4 – du: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Nếu dL < d < du hay 4 – du < d < 4 dL : Chưa có thể đi đến kết luận có hiện tượng tự tương quan hay không, cần thiết phải tang them số quan sát. Trong đó : d là trị số thống kê DurbinWatson. Trong mô hình hồi quy gốc. dL và du là giá trị tới hạn tra bảng với mức ý nghĩa α. 27 3.2.4. Xác định đường chi phí làm giảm ô nhiễm biên của Nhà Máy XLNT Để xác định đường chi phí làm giảm ô nhiễm biên của Nhà Máy xử lý nước thải ta cần: Tính chi phí xử lý nước thải của Nhà Máy Xác định hàm chi phí. TC = β1Wβ2eε Trong đó: TC : Hàm chi phí mà Nhà Máy xử lý nước thải bỏ ra W : Lượng nước thải thu gom (m3ngày đêm), (Kì vọng đấu dương) ε : Sai số mô hình hội quy. lnTC = β1 + β2lnW + ε. Kiểm định: Xác định đường chi phí xử lý nước thải biên. MAC = dTC(W)dW  Tìm chi phí xử lý nước thải biên. 3.2.5. Định giá tối ưu Lợi nhuận hãng đạt tối đa hóa lợi nhuận khi doanh thu biên bằng chi phí biên. Lợi nhuận π = R – C được tối đa hóa ở điểm mà tại đó sự gia tăng của sản lượng nước thải xử lý vẫn giữ nguyên lợi nhuận. Tức là : ΔπΔq = ΔRΔq – ΔCΔq = 0 Từ do đó được phương trình như sau: MR – MC = 0 Hay MR = MC Chức năng chính của Nhà Máy là XLNT do đó chi phí biên của Nhà Máy cũng chính là chi phí giảm thải biên của hãng. 28 = > MC = MAC Hay MR = MAC Nhà Máy XLNT thuộc nhà nước phục vụ cho xã hội do đó ta xem Nhà Máy như cạnh tranh hoàn toàn. Vì cạnh tranh hoàn toàn là loại hình lợi ích tối ưu Parato cho xã hội. = > P = MR Hàm giá tối ưu: Công thức giá tối ưu được tính: = > P = MC hay P = MAC Vì vậy, giá tối ưu cũng chính là chi phí giảm thải biên của Nhà Máy XLNT. 29 CHƯƠNG 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng ô nhiễm nước hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Lạt Phần lớn các sông, suối được quan trắc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có nhiều thông số chất lượng nước còn nằm trong giới hạn của qui chuẩn Việt Nam qui định QCVN số 08:2008BTNMT đối với nguồn loại B (không sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt) nhưng cũng có một số thông số đáng quan tâm như SS, coliform và nhóm các chất hữu cơ, dinh dưỡng đã có nhiều vị trí vượt QCVN quy định. Nhìn chung, chất lượng nước sông, suối trên địa bàn có nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng không ổn định, thay đổi cả theo thời gian và không gian, tuỳ thuộc vào tình hình diễn ra của thời tiết cũng như các hoạt động phát triển kinh tế xã hội tại từng đoạn sông, nhánh sông: hoạt động sản xuất nông nghiệp, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như tr

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHƯỚC DUY ĐỊNH GIÁ TỐI ƯU CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/ 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHƯỚC DUY ĐỊNH GIÁ TỐI ƯU CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT Ngành: Kinh Tế Tai Nguyên Môi Trường   LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn:ĐẶNG MINH PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/ 2012 Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ĐỊNH GIÁ TỐI ƯU CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT” NGUYẾN PHUOC DUY, sinh viên khóa 34, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ĐẶNG MINH PHƯƠNG Người hướng dẫn, _ Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo _ Ngày tháng năm Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Khóa luận hồn thành với tất nổ lực thân, bên cạnh đó, kết động viên giúp đỡ vật chất, tinh thần kiến thức nhiều cá nhân, tổ chức Để có kết ngày hôm xin: Gửi đến thầy Đặng Minh Phương lòng biết ơn chân thành nhất, cảm ơn thầy nhiệt tình bảo, giảng dạy, truyền đạt cho tơi kiến thức bổ ích hướng dẫn tận tình suốt thời gian thực khóa luận Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế, thầy giảng dạy tồn thể bạn lớp Kinh Tế Tài Ngun Mơi Trường khóa 34 gắn bó với tơi suốt năm học vừa qua Cảm ơn cô thuộc Nhà Máy xử lý nước thải Thành Phố Đà Lạt, Phòng Tài Ngun Mơi Trường UBND Thành Phố Đà Lạt nhiệt tình cung cấp số liệu giúp đỡ trình hồn thành đề tài Sau cùng, để có kết ngày hôm quên cơng ơn sinh thành chăm sóc ba mẹ, khơng ngại khó khăn, vất vả, hy sinh để tơi bước tiếp đường mà chọn Xin chân thành cảm ơn tất người thân động viên ủng hộ cho tơi TP Hồ Chí Minh, ngày tháng 06 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Phước Duy NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN PHƯỚC DUY, tháng năm 2012 “Định Giá Tối Ưu Cho Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Thành Phố Đà Lạt” NGUYEN PHUOC DUY, June 2012 “Optimal Pricing For Dalat Wastewater Treatment Plant” Mục tiêu đề tài xác định định giá chi phí tối ưu cho Nhà Máy XLNT, nội dung đề tài hàm chi phí giảm thải biên Nhà Máy tính dựa sở chi phí lượng nước thải trung bình Nhà Máy xử lý Thơng qua số liệu sơ cấp, thứ cấp, tổng hợp số liệu, phân tích số liệu Nhà Máy xác đinh hàm chi phí giảm thải biên Hàm chi phí giảm thải biên: LNTC = 1.11* LnS + 7.26 Qua đề tài xác định mức giá tối ưu cho Nhà Máy 4114đồng/m3.Đề xuất ý kiến giúp nâng cao hiệu hoạt động Nhà Máy MỤC LỤC Trang DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH SÁCH CÁC BẢNG viii DANH SÁCH CÁC HÌNH ix DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC x CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Phạm vi không gian 1.3.2 Phạm vi thời gian 1.4 Cấu trúc khóa luận CHƯƠNG TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan Thành Phố Đà Lạt 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.2 Kinh tế xã hội 2.2 Tổng quan Nhà Máy xử lý nước thải 11 2.2.1 Vị trí 12 2.2.2 Vận hành 14 CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở lý luận 20 20 3.1.1 Các tiêu phân tích hiệu kinh tế 20 3.1.2 Nước thải sinh hoạt 20 3.1.3 Phí nước thải 21 3.1.4 Định giá môi trường 21 3.1.5 Nguyên tắc ‘‘Người gây ô nhiễm phải trả’’ (Polutter-Pay-Priseiple) 22 3.1.6 Nguyên tắc ‘‘Người hưởng lợi phải trả tiền’’ (BPP) v   22 3.1.7 Công cụ quản lý kinh tế môi trường 3.2 Phương pháp nghiên cứu 22 23 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 23 3.2.2 Phương pháp phân tích thống kê 24 3.2.3 Phương pháp hồi quy 24 3.2.4 Xác định đường chi phí làm giảm nhiễm biên Nhà Máy XLNT 27 3.2.5 Định giá tối ưu 27 CHƯƠNG NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 4.1 Thực trạng ô nhiễm nước địa bàn thành phố Đà Lạt 29 4.2 Xu hướng giới Việt Nam xử lý nước thải sinh hoạt 43 4.3 Xác định đường tổng chi phí làm giảm biên Nhà Máy xử lý nước thải 44 4.3.1 Chi phí xử lý nước thải Nhà Máy 44 4.3.2 Kết ước lượng tham số 46 4.4.2 Công cụ kỹ thuật 50 4.4.3 Công cụ kinh tế 51 4.5 Đánh giá hiệu hoạt động Nhà Máy XLNT CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 5.1 Kết Luận 58 5.2 Kiến Nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC vi   51 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TBN Bảy Trạm bơm nâng nhỏ TBC Một Trạm bơm NMXL Nhà Máy xử lý nước thải UBND Ủ Ban Nhân Dân LN Lợi nhuận DT Doanh thu CP Chi phí CPVC Chi phí vật chất TNMT Tài ngun mơi trường BVMT Bảo vệ mơi trường QLMT Quản lí mơi trường TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam XLNT Xử lý nước thải QCVN Quy chuẩn Việt Nam PSSSTĐ Phương sai sai số thay đổi TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn NĐ-CP Nghị định Chinh Phủ CPLĐ Chi phí lao động BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường vii   DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1 Danh Sách Các Đơn Vị Hành Chính Thuộc Đà Lạt Bảng 2.2 Công suất bảy trạm bơm nâng khu vực 13 Bảng 2.3 Khả xử lý Nhà Máy xử lý 17 Bảng 2.4 Sở Đồ Bố Trí Nhà Máy xử lý nước thải 18 Bảng 4.1 Tổng Chi Phí Xử Lý Nước Thải 45 Bảng 4.2 Kết Quả Ước Lượng Hồi Quy Của Nhà Máy XLNT 46 Bảng 4.3 Chi phí xử lý nước thải biên 47 Bảng 4.4 Mẩu Phân Tích Nước Trong Nhà Máy XLNT lấy ngày 3/5/2012 52 Bảng 4.5 Lượng Điện Năng Tiêu Thụ Hàng Tháng Của Nhà Máynăm 2011 53 Bảng 4.6: Quyết Toán Ngân Sách Năm 2011 Nhà Máy xử lý nước thải 55 viii   DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ đấu nối hộ dân 11 Hình 2.2 Nhà Máy xử lý nước thải Đà Lạt 12 Hình 2.3 : Đặc Điểm Thủy Lực Của Mạng Luới ống Cống Nươc Thải 14 Hình 2.4 Các hạng mục NMXL với hệ thống ống nối kết 16 Hình Sơ đồ thủy lực 16 Hình 4.2 Diễn Biến Phú Dưỡng Hồ Xuân Hương Từ năm 2009 -2010 33 Hình 4.3 Diễn biến COD hồ Chiến Thắng 36 Hình 4.4 Diễn biến SS hồ Chiến Thắng khơng có mưa từ năm 2006-2010 37 Hình 4.5 Diễn biến SS hồ Chiến Thắng có mưa từ năm 2006-2010 37 Hình 4.6 Diễn biến NH3 hồ Dankia từ năm 2006- 2010 38 Hình 4.7 Diễn biến SS hồ Dankia từ năm 2006 - 2010 39 Hình 4.8 Diễn biến SS hồ Tuyền Lâm năm 2009 - 2010 39 Hình 4.9 Diễn biến COD hồ Tuyền Lâm năm 2009- 2010 40 Hình 4.10 Hàm lượng COD BOD5 (trung bình) vị trí quan trắc nước sơng Cam Ly năm 2009 42 Hình 4.11 Hàm lượng N-NH4+ N-NO2- (trung bình) vị trí quan trắc nước sơng Cam Ly năm 2009 43 Hình 4.12 Biểu Đồ Thể Hiện Mối Quan Hệ Giữa Lượng Nước Thải Và Chi Phí XLNT 45 Hình 4.13 Biểu đồ thể mối quan hệ lượng nước thải thu gom chi phí biên 48 Hình 4.14 Biểu Đồ Thể Hiện Lượng Điện Của Nhà Máy ix   54  Do mức phí thu 1400 đồng/m3 nước thải, khối lượng nước thải thu qua số khối nước tiêu thụ hộ đân thơng qua Cơng ty TNHH MTV cấp nước tỉnh Lâm Đồng, nguồn khác Nhà Máy XLNT quản lý Với tổng doanh thu hàng năm khoảng 2.5 tỷ đồng chi cho hoạt động thường xuyên khoảng 6.8 tỷ đồng, mức chênh lệch thu chi Nhà Máy Nhà Nước hổ trợ kinh phí Vì đề tài xác định lại mức phí nước thải trung bình/m3 dựa vào bảng toán ngân sách Nhà Máy XLNT để từ đưa đề xuất cho hoạt động quản lý Nhà Máy tốt Lợi Nhuận Nhà Máy = Tổng doanh thu – Tổng chi phí = 2486696582 – 6837337354 = - 4350640772 đồng Mức phí xử lý nước thải trung bình = tổng chi phí xử lí/tổng số m3 xử lý Mức phí xử lý trung bình = (Giá vốn hàng bán + Trang bị TSCĐ + Chi phí quản lý)=(5,553,124,155+1,219,368,199+64,845,000)/1,898,405 = 6837337354/1,898,405 = 3601đồng/m3 Vậy m3 nước thải Nhà Máy xử lý Nhà Nước phải bù lỗ = 3601 – 1400 = 2201 đồng/ m3 c Đề xuất giải pháp Nhà Máy Hằng ngày Nhà Máy không chi XLNT hộ dân mà XLNT Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng 200m3/ngày lò giết mổ gia cầm 20m3/ngày Chi phí xử lý chi Bệnh Viện lò giết trả cho Nhà Máy suất lương chi trả cho người đứng gác máy chắn rác Nhà Máy suất lương suất 1.8 triệu đồng/tháng Vậy năm bệnh viện trả tiền cho xử lý nước thải 43.2 triệu đồng/năm Trong chi phí thực để Nhà Máy xử lý nước thải = 3601 * 400 * 360 = 518544000 đồng/năm Chính sách Nhà nước XLNT Nhà Máy hổ trợ cho người dân địa bàn Nhà Máy thu gôm, doanh nghiệp cần co chinh sach hợp lý để tranh việc sách khơng hiệu sai đối tượng Nhà nước hổ trợ người dân cách trả cho Nhà Máy XLNT chi phí xử lý nước thải mà Nhà Máy bỏ để xử ly nước thải Đơn giá cho m3 nước thải xử lý với giá tối ưu Nhà Máy tức P = 1578.7* S 0.11 = 1578.7 * 6049^0.11 = 4114 đồng Vì với nhu cầu sử dụng nước dân số gia tăng với lượng 56   nước thải chọn 6049 m3/ngày làm cho mức phí nước thải bị điều chỉnh thời ngian dài đảm bảo kinh phí cho Nhà Máy trì hoạt động chủ động vận hành Nhà Máy phụ thuộc vào Nhà Nước, có nguồn vốn luân chuyển từ chênh lệch chi phí trung bình mức giá tối ưu Đối với Nhà Nước muốn hỗ trợ người dân địa bàn thu gom Nhà Máy thu lệ phí xử lí nước thải từ hộ dân với mức giá hổ trọ 1400đ Lượng bùn thải từ Nhà Máy tận dụng để sản xuất phân vi sinh tăng thu nhập đồng thời giảm chi phí hoạt dộng cho Nhà Máy thay phương án chơn lắp ban đâu thiết 57   CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết Luận Qua kết quan trắc sở TNMT TTQTMT tỉnh Lâm Đồng phản ánh trạng ô nhiễm địa bàn Thành Phố ngày gia tăng Các hộ dân DN thải môi trường lưu lượng nước thải lớn thơng số nhiễm bắt đầu có dấu hiệu vượt tiêu chuẩn xả thải TCVN 5945:2005 Khi tốc độ phát triển kinh tế địa bàn Thành Phố ngày mạnh mẽ tình trạng nhiễm diễn tương lai khơng có biện pháp kiểm soát kịp thời hiệu lượng nước thải xả thải chất ô nhiễm nước thải DN hộ dân trước thải môi trường Việc đưa Nhà Máy XLNT vào hoạt động mang lại lợi ich thiết thực môi trường khu vực Nhà Máy thu gom Hàng năm Nhà Máy thu gom lượng nước thải sinh hoạt lớn 1,898,405 m3 6972 hộ tương đương khoảng 33.000 người/ tổng số 200.000 dân Thành Phố Đà Lạt Lượng nước thải tập trung xử lý đạt tiêu chuẩn loại B nước sinh hoạt thải trả lại mơi trường Với mức thu phí Nhà Máy thấp so với chi phí bỏ để XLNT đẫn đến tình trạng hổ trợ kinh phí từ Nhà Nước Chi phí XLNT biên có xu hướng giảm dần lượng nước thải xử lý tăng lên Hàm chi phí giảm thải biên Nhà Máy xây dựng: TC = S^1.11 + e^7.26 Nhà nước hổ trợ người dân cách trả cho Nhà Máy XLNT chi phí xử lý nước thải mà Nhà Máy bỏ để xử ly nước thải Đơn giá cho m3 nước thải xử lý với giá tối ưu Nhà Máy tức 4114 đồng 58   5.2 Kiến Nghị Từ trạng ô nhiễm ngày tăng cho thấy công tác quản lý chưa thực hiệu quả, cần tiến hành xử phạt nặng hành vi ô nhiễm môi trường, tăng cường tra, giám sát DN hoạt động gây ô nhiễm địa bàn, đặc biệt DN gây nên tình trạng phú dưỡng hóa hồ Xây dựng quản lý sở hạ tầng cần đảm bảo hệ thống XLNT hoạt động hoàn chỉnh hệ thống thu gom Nhà Máy XLNT, mạng lưới thu gom nước thải phải cam kết đấu nối vào hệ thống XLNTTT khu vực thu gom Nhà Máy Cần quản lý có quy hoạch sở hạ tầng thiếu đồng bộ, hệ thống XLNT tránh tình trạng ngập úng ô nhiễm môi trường nghiêm trở nen nghiêm trọng Các quan chức chưa kiểm soát hết lưu lượng xả thải DN hộ dân Vì để hạn chế mức độ nhiễm mơi trường cơng cụ sách cần phải phù hợp cụ thể hoạt động DN hộ dân xả thải gây ô nhiễm mơi trường Khuyến khích hỗ trợ hộ xây dựng lắp đặt hệ thống thu gom nước thải tập trung Nhà Máy XLNT Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân bảo vệ môi trường Nhà Nước cần có sách phù hợp để nâng cáo hiệu hoạt động Nhà Máy XLNT Cho phép Nhà Máy tập lập phần tài chính, tránh tình trang Nhà Máy phụ thuộc nhiều từ nguồn hổ trợ hàng năm Nhà Nước 59   TÀI LIỆU THAM KHẢO Thomas Sterner, 2002, Công Cụ Chính Sách Cho Quản Lý Tài Ngun Mơi Trường (được dịch TS.Đặng Minh Phương) Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2008 Đặng Minh Phương, 2009, Bài giảng phân tích lợi ích chi phí, khoa Kinh Tế, Đại Học Nơng Lâm TPHCM Đặng Minh Phương, 2007 Bài giảng Kinh tế môi trường II, Khoa Kinh Tế, Đại học Nông Lâm TP.HCM Trần Đức Luân, 2007, Bài giảng kinh tế lượng, khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TPHCM Báo Cáo Hiện Trạng Môi Trường Tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Lâm Đồng, 2009 150 trang Tiêu chuẩn nước thải CN TCVN 5945-2005, Bộ Khoa Học Cơng Nghệ, 2005 http://www.dalat.gov.vn [trích dẫn ngày 17/5/2012] http://www.vncold.vn [trích dẫn ngày 27/4/2012] 60   PHỤ LỤC Phụ lục Quyết toán ngân sách Nhà Máy XLNT năm 2011 Số tiền Chênh lệch STT Khoản mục Kế hoạch Thực thực so với kế hoạch I Tổng doanh thu 2,125,545,684 2, 486,696,582 361,150,898 Phí nước thải 1,810,987,533 1,786,242,250 (24,745,283) Hút hầm vệ sinh 89,283,115 61,531,818 (27,751,297) Đấu nối nước thải 102,752,727 137,367,728 34,615,001 Hợp đồng ngồi 104,335,364 485,162,117 380,826,753 Hoạt động tài 18,186,945 15,600,729 (2,586,216) Khác 791,940 791,940 II Chi phí sản xuất kinh 5,564,234,737 5,550,422,980 (13,811,757) 1,174,204,841 1,305,493,369 131,288,528 991,060,758 905,772,341 (85,288,417) doanh Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1,1 Phí nước thải 1,2 Hút hầm vệ sinh 39,864,540 37,917,129 (1,947,411) 1,3 Đấu nối nước thải 70,722,523 88,920,320 18,197,797 1,4 Hợp đồng 72,557,020 272,883,579 200,326,559 Chi phí nhân cơng trực tiếp 3,506,878,800 3,681,776,800 174,898,000 2,1 Phí nước thải 3,506,878,800 3,506,878,800 2,2 Hợp đồng Chi phí sản xuất chung 883,151,096 563,152,811 (319,998,285) 3,1 Phí nước thải 883,151,096 563,152,811 (319,998,285) 3,2 Hoạt động tài III   174,898,000 174,898,000 2,400,000 2,701,175 301,175 Giá vốn hàng bán 5,566,634,737 5,553,124,155 (13,510,582) Phí nước thải 5,381,090,654 4,975,803,952 (405,286,702) Hút hầm vệ sinh 39,864,540 37,917,129 (1,947,411) Đấu nối nước thải 70,722,523 88,920,320 18,197,797 Hợp đồng 72,557,020 447,781,579 375,224,559 Hoạt động tài 2,400,000 2,701,175 301,175 Khác IV Chi phí quản lý 1,294,200,000 1,219,368,199 (74,831,801) Phí nước thải 1,265,616,000 1,162,875,387 (102,740,613) Quỹ trợ cấp việc làm 28,584,000 56,492,812 27,908,812 (4,735,289,053) (4,285,795,772) 449,493,281 (4,864,303,121) (4,408,929,901) 455,373,220 3% BHXH V Kết hoạt động kinh doanh Phí nước thải Hút hầm vệ sinh 49,418,575 23,614,689 (25,803,886) Đấu nối nước thải 32,030,204 48,447,408 16,417,204 Hợp đồng 31,778,344 37,380,538 5,602,194 Hoạt động tài 15,786,945 12,899,554 (2,887,391) Khác 791,940 791,940 VI Trích quỹ từ lợi nhuận định 335,799,977 (3,613,909) (5,074,702,939) (4,621,595,749) 453,107,190 339,413,886 mức (III+IV)*5% VII Kết kinh doanh sau lợi nhuận định mức VIII Trang bị TSCĐ IX Ngân sách cấp bù lỗ X Kinh phí lại   65,000,000 4,810,536,548 64,845,000 (155,000) 4,686,440,749 (124,095,799) 124,095,799 124,095,799 Phụ lục Kết ươc luọng mơ hình chi phí XLNT Dependent Variable: TC Method: Least Squares Date: 06/05/12 Time: 05:02 Sample: 12 Included observations: 12 Variable Coefficient Std t-Statistic Prob Error C lnS 1.746383 9.694450 0.0711 1.1132*** 0.000527 0.018741 0.0015 R-squared 0.854521 Mean dependent var 7.643108 Adjusted R-squared 0.839634 S.D dependent var 3.299217 S.E of regression 0.628714 Akaike info criterion 3.231047 Sum squared resid 5.273996 Schwarz criterion 3.311865 F-statistic 93.98236 Prob(F-statistic) 0.000012 Log likelihood Durbin-Watson stat   7.262323 -11.38628 2.220772 Phụ lục Quy chuẩn Việt Nam nước thải sinh hoạt Thông số Đơn vị A B - 5–9 5–9 BOD5 (20 0C) mg/l 30 50 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 500 1000 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1.0 4.0 Amoni (tính theo N) mg/l 10 Nitrat (NO3-)(tính theo N) mg/l 30 50 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10 20 10 10 pH Tổng chất hoạt động bề mg/l mặt Phosphat (PO43-)(tính theo P) Tổng Coliforms   Giá trị C mg/l MPN/100 ml 3.000 5.000 Phụ lục 4: Các hạng mục xây dựng liên quan trực tiêp đến quy trình xử lý Các hạng mục xây dựng liên quan trực tiếp đến quy trình xử lý Hố van số Hố van hạng mục xây dựng dây chuyền xử lý Hố van xây kín bêtơng kích thước x 1,8 m có nắp đậy lối vào Hố chứa van 500mm, bố trí đường ống vào ống vượt Ngăn phân phối cho lưới chắn Ngăn phân phối là ngăn hở xây dựng bêtơng với kích thước x 1m sâu m Dỉnh ngăn phân phối nằm cao mặt đất 1,7 m Trong ngăn có bố trí tràn đặt cao đáy ống trông hố van 1,7m Ngăn lưới chắn Ngăn lưới chắn ngănxây dựng hở dài 11 m nằm mặt đất Ngăn bao gồm: • Một mương với lưới chắn thô vận hành thủ công mốt lưới chắn mịn điều khiển tự động • Một mương vượt với lưới chắn mịn • Một băng chuyền xoắn ốc để tách nước rác bị chắn lại hai lươớ chắn mịn • Hai cửa chặn • Hệ thống lan can Ngăn sạn cát Ngăn sạn cát xây dựng dụng hở bêtông với chiều dài 17,8 m chiều rộng m Ngăn gồm có ba mương lắng sạn cát, ngăn có cửa chặn Ngăn bố trí sàn cơng tác khay sạn cát thay đổi vị trí Ngăn phân phối cho bể Imhoff Ngăn hia làm ba phần Một ngăn hở trung tâm cho đường vào, hai ngăn kín chứa van Bể Imhoff Hai bể Imhoff giống có tổng diện tích khoảng 800m2 tổng thể tích khoảng 8,000m3 Phần sâu bể 10.9m Đỉnh bể nằm cao mặt đất 1m Mỗi bể gồm có:   • Bốn ngăn lắng • Hai ngăn bùn, ngăn có ba phểu thu bùn • Đường ống mương phân phối cho nứơc thải vào • Đường ống mương xả nứơc thải qua lắng • Đường ống van xả bùn Ngăn phân phối cho bể lọc nhỏ giọt Ngăn phân phối đựơc xây dựng hở bêtông với kích thước 4.3x3.5m Ngăn gồm có: • Đường ống vào từ bể Imhoff • Đường ống vào từ trạm bơm tuần hồn • Đường ống đến bể lọc nhỏ giọt • Ống tràn mương nứơc mưa Ngăn đo lưu lượng số Ngăn đựoc xây dựng kín bêtơng có nắp đậy lối vào đồng hồ đo lưu lượng siêu âm Ngăn đo lưu lượng số Có ba ngăn giống (xây dựng kín bêtơng có nắp đậy lối vào) gọi Ngăn đo lưu lượng số Hai ngăn bố trí đường ống vào bể lọc nhỏ giọt ngăn đường ống bể lắng thứ cấp 10 Bể lọc nhỏ giọt Thông số xây dựng bể lọc nhỏ giọt sau:: • Đượng kính 22 m • Chiều sâu tổng cộng 6m • Bề dày vật liệu lọc 4m • Diện tích tổng cộng 380m2 Mỗi bể lọc lắp phận phân phối tự xoay tròn bên vật liệu lọc 11 Hố van số "Hai hố van số 2" tương tự bố trí đường ống bể lọc nhỏ giọt Hai hố van xây bêtông thông 12 Hố ga   "Hố ga" đặt hai bể lọc Hai đường ống vào hố ga đường khác từ hố ga 13 Bể lắng thứ cấp Thông số xây dựng bể lắng sau: • Đượng kính 31 m • Chiều sâu nước 6m • Diện tích tổng cộng 750 m2 Mỗi bể lắng bố trí phận cào (cơ khí) để cào bùn đáy váng bọt mặt 14 Trạm bơm tuần hoàn màng sinh học Hai trạm bơm xây dựng nằm hai bể lắng Kích thước tồn cơng trình xây dựng bêtơng 11.5x 5.5m với chiều sâu 5m 15 Hố van số Hố van số đặt phía hạ lưu bể lắng bao gồm hai cửa phay để chuyển dòng chảy 17 Sân phơi bùn Sân phơi bùn có mái che chiếm diện tích 4,000m2 Sân phới bùn chia làm hai phần tách biệt phần có 20 ngăn để tách nứơc khỏi bùn 19 Trạm biến điện Trạm biến điện bố trí gần bên Bể lắng thứ cấp 27 Hồ khử trùng Ba hồ khử trùng nối liên tiếp chiếm diện tích khoảng 2,2 với sức chứa khoảng 40,000 m3 Hồ khử trùng có thơng số sau: Hồ số Diện tích mặt nước: 8,563 m2 Chiều sâu: 2m Sức chứa:17,126 m3 Hồ số Diện tích mặt nước: 6,810 m2 Chiều sâu: 1.8m Sức chứa:12,258 m3   Hồ số Diện tích mặt nước: 6,595 m2 Chiều sâu: 1.5m Sức chứa:9,893 m3 Tổng cộng Diện tích mặt nước: 21,968 m2 Sức chứa: 39, 277 m3 Mỗi hồ xây dựng cơng trình hệ thống vào với đập tràn chống sóng bêtơng, v.v 20 Nhà để bảng điện Nhà để bảng điện nằm gần kề Hộp van số Cơng trình có kích thước 6x3.8 m hia làm hai phòng Một phòng chứa bảng điện phòng lại chứa máy phát điện dự phòng Bồn nhiên liệu bố trí phía ngồi tồ nhà 21 Nhà văn phòng Xưởng Khu nhà văn phòng Xưởng có kích thứơc tổng cộng 26.4x 13 m Nhà văn phòng gồm có: • Văn phòng Giám đốc vận hành • Văn phòng nhân viên kỹ thuật • Văn phòng chung • Phòng tủ quần áo • Phòng thí nghiệm • Nhà bếp • Cơng trình vệ sinh 22 Nhà bảo vệ Nhà bảo vệ cơng trình nhỏ có kích thước 2.5x2.5 m đặt cổng vào Nhà Máy 23 Các cơng trình hạ tầng khác Hệ thống đường ống cấp nước Mạng lưới ống cấp nước hoàn chỉnh gồm 25 vòi nước phục vụ cho cơng tác chùi rửa Hệ thống mương nước mưa Có khoảng 1.100m mương nước mưa   Đường nội Có khoảng 900m đường lán nhựa Đường vào Đường vào lán nhựa có chiều dài khoảng 400m Tường chắn Tường chắn dọc hai bên bể Imhoff có chiều dài khoảng 110m Hàng rào cổng Tổng cộng chiều dài hàng rào mắng lưới khoảng 990m Hệ hống cung cấp điện Hệ thống cung cấp điện hoàn chỉnh trạm biến điện   Phụ Lục 5: Lượng điện nang tiêu thụ tai trạm bơm Tháng   Trạm Trạm Trạm Trạm bơm bơm bơm bơm bơm bơm bơm bơm bơm chính( nâng nâng nâng nâng nâng nâng nâng nâng kw) 2  3  4  5  6  7  8  Trạm Trạm Trạm Trạm Trạm 28722 24967 102 1954 56 415 138 915 175 31412 27536 48 1790 206 523 171 1002 136 28921 25235 48 1606 211 545 238 894 144 28174 23869 52 1730 308 852 240 917 206 29211 24892 53 2017 267 872 289 627 194 40336 33398 66 3918 352 1182 682 492 246 36853 31721 56 2541 330 1081 470 433 221 40160 74 2546 401 1093 511 609 234 34692 40770 34449 71 2813 367 1105 488 1220 257 10 30260 23752 84 3027 499 1136 301 1216 245 11 34727 29580 62 1988 448 861 402 1203 183 12 31897 26940 64 2223 457 760 374 882 197 ... năm 2012 Sinh viên Nguyễn Phước Duy NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN PHƯỚC DUY, tháng năm 2012 “Định Giá Tối Ưu Cho Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Thành Phố Đà Lạt” NGUYEN PHUOC DUY, June 2012 “Optimal Pricing... Minh xác nhận luận văn “ĐỊNH GIÁ TỐI ƯU CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT” NGUYẾN PHUOC DUY, sinh viên khóa 34, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG bảo vệ thành công trước hội đồng...BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHƯỚC DUY ĐỊNH GIÁ TỐI ƯU CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT Ngành: Kinh Tế Tai Nguyên Môi Trường

Ngày đăng: 08/03/2018, 10:17

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan