1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG ôn tập Xã Hội Học đại cương

21 724 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 59,35 KB

Nội dung

Đây là đề cương do chính mình soạn ra, kì thi vừa rồi mình đã được 9 điểm thi cuối kì và được điểm A+ môn Xã hội học đại cương. Mình muốn chia sẻ chút tài liệu cho những bạn cần. Đề cương gồm 19 câu, được trả lời kĩ lưỡng. Tài liệu tham khảo dựa vào nhiều nguồn tài liệu học thuật khác nhau.

Trang 1

Tác giả: Đỗ Thị Bình K62B KHQL

Cấn Thị Thu Huyền K62B KHQL

Đinh Hải Yến K62B KHQL

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP XÃ HỘI HỌC Câu 1: Thế nào là bất bình đẳng xã hội? Bất bình đẳng có những cơ sở nào?

Tất cả các xã hội đều được đặc trưng bởi sự khác biệt xã hội Đó là một quá trình trong đó con người tạo nên khoảng cách do cách ứng xử khác nhau bởi các địa vị, vai trò và những đặc điểm khác của họ

Bất bình đẳng không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong

xã hội Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác Qua những xã hội khác nhau đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng khác nhau Là một vấn đề trung tâm của xã hội học, bất bình đẳng có ý nghĩa quyết định đối với sự phân tầng trong

tổ chức xã hội

Bởi vậy, nhà xã hội học quan tâm tới cách mà những nhóm xã hội khác nhau có mối quan hệ bất bình đẳng với những nhóm xã hội khác những thành viên của mỗi nhóm xã hội sẽ có những đặc điểm chung Và luôn coi vị trí bất bình đẳng của họ sẽ được truyền lại cho con cháu

➡ Từ đó chúng ta có thể đi đến một khái niệm ngắn gọn: bất bình đẳng là sự không bình đẳng (không bằng nhau) về các cơ hội hoặc lợi ích đối với cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội

Cơ sở tạo nên bất bình đẳng:

Trong những xã hội khác nhau, bất bình đẳng có những nét khác biệt

Ở xã hội có quy mô lớn và hoàn thiện hơn thì bất bình đẳng gay gắt hơn so với trong các xã hội đơn giản Dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng, nhưng người ta có thể quy chúng về

3 loại căn bản đó là: những cơ hội trong cuộc sống, địa vị xã hội và ảnh hưởng chính trị

+ Những cơ hội trong đời sống bao gồm tất cả những thuận lợi vật chất có thể cải thiện chất

lượng cuộc sống Đó không chỉ bao gồm những thuận lợi về vật chất, của cải, tài sản và thu nhập

mà còn cả những điều kiện như lợi ích chăm sóc sức khỏe hay an ninh xã hội

+ Cơ sở địa vị có thể khác nhau có thể là bất cứ cái gì mà một nhóm xã hội cho lại ưu việt và

được các nhóm xã hội khác thừa nhận) ví dụ, của cải, sự trong sạch về tôn giáo, địa vị chính trị Bất kể với cơ sở như thế nào, địa vị xã hội chỉ có thể được giữ vững bởi những nhóm xã hội nắmgiữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận tính ưu việt của những nhóm đó

+ Bất bình đẳng trong ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn nhận như là có được từ những ưu

thế vật chất hoặc địa vị cao Trên thực tế , bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống Có thể gọi đó là những bất bình đẳng dựa trên cơ

sở chính trị

➡ Từ đó có thể nhận thấy rằng , cấu trúc bất bình đẳng có thể dựa trên một trong ba loại ưu thế Gốc rễ của sự bất bình đẳng có thể nằm trong các mối quan hệ kinh tế, địa vị xã hội hay trong các mối quan hệ thống trị về chính trị

Câu 2: Phân tích các thành tố cơ bản của văn hóa

Văn hóa là một hệ thống được tạo bởi nhiều thành tố khác nhau bao gồm: ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, lối sống, văn chương, nghệ thuật, điện ảnh…

Giá trị chuẩn mực

Trang 2

Bất kì một nền văn hóa nào cũng có một hệ thống các giá trị chuẩn mực chung, thể hiện sự tồn

tại và vai trò của nó trong xã hội

Giá trị là kết quả của hoạt động đánh giá từ phía chủ thể, quan niệm về cái đúng, cái được mong

muốn, đáng có, ưa thích và cho là quan trọng để hướng dẫn hành động Giá trị không những chỉ

ra những cái gì là phù hợp, cái gì không phù hợp với cá nhân với công đồng mà còn chấp nhận những kiểu hành vi nào đó và phủ nhận những hành vi khác

Chuẩn mực là những quy tắc, quy phạm mà con người buộc phải tuân theo vì thế nó thường mang sắc thái tình cảm và được chia sẻ trong một cộng đồng xã hội

Giá trị- Chuẩn mực được thực hiện thông qua hành động của các vai trò xã hội và vì vậy giá trị- chuẩn mực quy định tính thống nhất của các vai trò xã hội, kiến tạo sự đồng thuận

Văn hóa dân gian

Văn hóa dân gian là toàn bộ các tác phẩm tinh thần mang tính biểu tượng phản ánh đời sống sinh hoạt của một nhóm người trong xã hội Nó kế thừa những tinh hoa xã hội của những người

đi trước, những nét văn hóa có trước đó và được lưu truyền theo hình thức truyền miệng từ thế

hệ này sang thế hệ khác.

Văn hóa dân gian thể hiện vai trò hòa nhập cộng đồng của các nhóm văn hóa với nhau và với cả cộng đồng xã hội

Văn hóa nghệ thuật

Là một loạt những dạng thức thành văn của văn hóa, dưới sự sáng tạo và có khả năng truyền đạt thông tin đến người nghe một cách sâu sắc.

Văn hóa nghệ thuật là các thiết chế văn hóa nhằm bảo lưu, phổ biến, tiêu thụ các thành quả, sản phẩm văn hóa nghệ thuật…

Chúng được lưu giữ và truyền bá bằng hình thức văn bản thành văn hoặc với sự diễn xuất của các diễn viên nhằm thể hiện hóa các tác phẩm trên thành các tác phẩm nghệ thuật dễ hiểu và nhận thức rõ hơn

Ngôn ngữ

Là một trong những biểu hiện cư bản nhất để phân biệt giữa người và các loại động vật khác.Ngôn ngữ có thể không chính xác và khó hiểu nhưng nó vẫn là yếu tố chủ chốt trong chuyển giao văn hóa, là biểu tượng của nền văn hóa., là mối quan hệ mật thiết với văn hóa

Tín ngưỡng- Tôn giáo:

Là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành nền văn hóa, là một hiện tượng văn hóa mang

tính lịch sử , là một phạm trù lịch sử

Tín ngưỡng- tôn giáo và văn hóa có mối quan hệ hai chiều, cái này vừa là nhân, vừa là quả của cái kia và ngược lại Từ đó tạo nên sự hài hòa, một mặt văn hóa sản sinh ra tôn giáo, điều chỉnh

Trang 3

tôn giáo theo quỹ đạo của nền văn hóa; mặt khác, tôn giáo bổ sung cho văn hóa, thúc đẩy văn hóa phát triển.

Lễ hội

Là một trong những hoạt dộng không thể thiếu trong cuộc sống của người dân

Lễ hội giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và đời sống xã hội của con người, nó chứa đựng và phản ánh mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, văn hóa…

Mỗi một dân tộc, mỗi vùng, mỗi lãnh thổ khác nhau đều có những loại hình lễ hội khác nhau

Lối sống

Là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm

xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định và biểu hiệntrên các lĩnh vực của đời sống

Lối sống là những cách thức, phép tắc tổ chức và điều khiển đời sống cá nhân và cộng đồng đã được thừa nhận rộng rãi và trở thành thói quen

Nó là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng, là phương thức thể hiện tổng hợp tất

cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc trưng văn hóa của một con người hay một cộng đồng

Câu 3: Những điều kiện tiền đề cho sự ra đời xã hội học

1 Kinh tế - xã hội

Các biến động to lớn trong đời sống kinh tế chính trị và xã hội châu Âu và thế kỷ 18, nhất là thế

kỷ 19 đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn đối với nhận thức xã hội

+ Các cuộc cách mạng thương mại và công nghệ cuối thế kỷ 18 đã làm cho hình thái kinh tế xã hội kiểu phong kiến bị sụp đổ từng mảng lớn Dưới tác động của tự do hóa thương mại, tự do hóasản xuất, đặc biệt là tự do hóa lao động, hệ thống tổ chức quản lý kinh tế theo kiểu cũ đã bị thay thế bằng các tổ chức xã hội hiện đại Như vậy thị trường đã được mở rộng, hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp, tập đoàn kinh tế ra đời đã thu hút rất nhiều lao động từ nông thôn ra thành phố làm thuê

+ Biến đổi kinh tế kéo theo những biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội Nông dân bị mất đất của cải, đất đai tập trung hết vào tay giai cấp tư sản Nền công nghiệp quy mô lớn đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa cùng với sự tích tụ cư dân, phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng Kỹ thuật công nghệ và khoa học phát triển nhanh chóng

+ Các hình thức tổ chức xã hội theo kiểu phong kiến trước đây bị lung lay, xáo trộn và biến đổi mạnh mẽ Ví dụ, tổ chức tôn giáo trước kia rất có thể lực nay bị mất dần vai trò và quyền thống trị trước sức ép của hoạt động kinh tế Cơ cấu gia đình bị thay đổi, hệ thống các giá trị văn hóa truyền thống cũng bị thay đổi

➡ Tóm lại, sự xuất hiện và phát triển của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự xã hội phong kiến, gây ra xáo trộn và biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội của các tầng lớp, giai cấp và nhóm xã hội Từ đó nảy sinh nhu cầu thực tiễn phải lập lại trật tự ổn định xã hội và nhu cầu nhận thức để giải quyết vấn đề trong bối cảnh kinh tế xã hội Như vậy xã hội học ra đời để đáp ứng nhu cầu đó

2 Biến đổi chính trị xã hội và tư tưởng

Trang 4

- Xuất hiện hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản, điển hình là cách mạng tư sản Pháp năm 1789, đây là dấu mốc là cú đánh mạnh mẽ vào thành trì xã hội phong kiến châu Âu và cũng là cú đánh

mở ra thời kỳ hình thành chế độ chính trị xã hội mới ở các nước châu Âu

- Quyền lực chính trị cũng có sự thay đổi từ giai cấp phong kiến Quý tộc, tăng lữ chuyển sang giai cấp tư sản và số ít những người nắm giữ tư liệu sản xuất xã hội

Mâu thuẫn xã hội trong nhóm xã hội cũng thay đổi Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp

vô sản thay thế mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân

- nhiều phong trào đấu tranh đòi dân quyền

➡ Biến động chính trị ở châu Âu thời kỳ này làm cho trật tự chính trị xã hội ở châu Âu mất ổn định Vì vậy đã nảy sinh nhu cầu phải nghiên cứu thực tại xã hội để tìm ra giải pháp cho việc lập lại một trật tự xã hội ổn định tạo điều kiện cho xã hội phát triển

3 Tư tưởng và lý luận khoa học

- Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thời kỳ này rất phát triển làm thay đổi nhận thức thế giới quan của con người thông qua các học thuyết, thành tựu xã hội, các phát minh trong nhiều lĩnh vực Góp phần giải phóng tư tưởng con người thoát khỏi sự chi phối của tư tưởng Nho Giáo

- Thành tựu về khoa học tự nhiên ảnh hưởng mạnh đến xã hội Các học thuyết xã hội đã làm thayđổi căn bản nhận thức xã hội đặc biệt là triết học Mác Con người nhận thức được rằng xã hội cũng là một chỉnh thể và cũng biến đổi theo quy luật

➡ Chính từ những điều kiện, tiền đề trên mà xã hội học đã được ra đời

Câu 4: Phân tích định nghĩa về vị thế XH Có các kiểu vị thế xã hội nào? Lấy ví dụ cụ thể

để phân tích.

Định nghĩa vị thế xã hội được chia làm 2 cách hiểu:

- Cách hiểu thứ nhất: Vị thế xã hội là “vị trí ở trong 1 nhóm hay một xã hội Với cách hiểu này

chúng ta có thể hiểu “vị thế” và “vị trí” xã hội đồng nghĩa với nhau bởi chúng cùng cho biết vị tríđứng của một ngường trong xã hội

- Cách định nghĩa thứ 2: Có sự phân biệt giữa vị trí và vị thế xã hội Vị trí xã hội không ngụ ý

về trật tự về trật tự hoặc thứ bậc, còn vị thế xã hội lại nhấn mạnh khía caajnh xếp loại của địa vị

và các nhóm địa vị “địa vị xã hội liên quan đến mọt sự sắp xếp của các cá nhân với sự kính trọng

về một vài đặc điểm xã hội quan trọng”

Khi con người ở mỗi vị trí xã hội, họ sẽ có những quyền lợi và đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng Trong tương tác xã hội chúng ta thực hiện các hành động theo cách mà những người khác mong đợi về vị trí mà vị trí chúng ta đang nắm giữ đồng thời chúng ta cũng mong chờ các hành động phù hợp của họ đối với chúng ta

- Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xh khác nhau do đó họ cũng có thể có nhiều vị thế xh khác nhau Mặc dù có nhiều vị thế xã hội nhưng các cá nhân luôn có một vị thế chủ đạo xác định rõ chân dung của họ

- Vị thế là kết quả của các nhu cầu, mối quan tâm và sự đánh giá của xã hội đối với vị trí xã hội

Ở cùng 1 vị thế xã hội , sự đánh giá của chính một xã hội qua các thời điểm lịch sử khác nhau cũng khác nhau

Trang 5

- Vị thế thường phản ánh một quyền lực nhất định.

Mặt khác, vị thế xh vẫn hàm chứa tính khác biệt và sự bất bình đẳng về quyền lực Có người so sánh vị thế giống như một bộ cánh may sẵn, chỉ có một số nhất định Số đo được may theo giới, tuổi, dân tộc… khiến cho lựa chọn của chúng ta bị thu hẹp lại và chỉ có 1 số người mới mặc vừa

2 Các kiểu vị thế xã hội

- Vị thế gán cho :

+ Gắn liền với những yếu tố tự nhiên, bẩm sinh như giới tính, chủng tộc, dòng họ, nơi sinh tuổi tác

VD Như vị thế người Kinh, người Tày hay giới tính nam hay là nữ

+ Đã có sẵn trong cấu trúc xã hội mà các nhân không thể cưỡng lại được Những vị thế này gắn

bó vĩnh viễn mỗi các nhân và không thể thay đổi được

+ Ý nghĩa xã hội của các vị thế gán cho không nhất thiết phải giống nhau

VD Nếu vị thế người cao tuổi được trọng vọng trong văn hóa của nhiều nước phương Đông thì

ở Mỹ, gọi ai đó là người già sẽ mang lại cảm giác bị xúc phạm cho người ấy

- Vị thế đạt được:

+ Là những vị trí xã hội mà các cá nhân giành được trong quá trình hoạt động sống, là kiểu vị thế

có được trên cơ sở của sự lựa chọn và phấn đấu cá nhân, nhờ năng lực và sự cố gắng của họ

VD Vị thế là một nhà giáo, một luật sư, bác sĩ… đều là vị thế đạt được mà họ cần phải qua quá trình rèn luyện, học tập mới đạt được kết quả như vậy

+ Vị thế đạt được phản ánh sự lỗ lực của cá nhân, do đó con người có thể thay đổi được vị thế này

+ Tuy nhiên vị thế này cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi vị thế gán cho

- Vị thế chủ chốt: là vị thế hạt nhân, cốt lõi hoặc vị trí chính yếu mà nó có một tác dụng quan

trọng trong các tương tác và các quan hệ của cá nhân với những người khác Tùy thuộc vào từng nền vh vị thế này có thể là vị thế gán cho hoặc vị thế đạt được

VD Thông thường, khi nói về một người nào đó, ta chỉ đề cập đến vị thế chính mà người đó đạt được, chẳng hạn ông ta là giáo sư, cô ấy là y tá…

+ Tuy nhiên, xã hội cũng thường đặt nặng 1 số đặc điểm như giới, chủng tộc…và những đặc điểm ấy chi phối đến cuộc sống của từng cá nhân

VD Chúng ta gặp người khuyết tật, người nghèo, người béo phì…

+ Các vị thế trên sẽ làm lu mờ đi các vị thế khác của họ điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cách mà những người xung quanh đối xử với họ

Trang 6

Câu 5: Quyền lực là gì? Hãy chọn một quan điểm về quyền lực và lấy ví dụ để phân tích quan điểm đó.

Quyền lực là một trong những chủ đề quan trọng của xã hội học Đã có rất nhiều nhà xã hội học nổi tiếng đã đưa ra những định nghĩa của mình liên quan đến khái niệm quyền lực Chính vì những đóng góp của các nhà xã học mà chúng ta có thể khái quát định nghĩa quyền lực như sau:

Quyền lực là khả năng của cá nhân hoặc nhóm thay đổi thái độ, quan điểm, hành vi của cá nhân khác nhóm khác Quyền lực là khả năng của cá nhân hoặc nhóm trong việc tác động lên sự kiện/

sự việc nhằm thay đổi sự kiện/ sự việc theo cách nào đó.

Quan điểm quyền lực của M.Weber:

- Tác giả này cho rằng quyền lực xã hội không phải là một vật , mà là một quan hệ Đó là quan

hệ giữa những người tham gia vào hành động chung

Định nghĩa của ông cho thấy 2 đặc điểm quan trọng của quyền lực

+ Thứ nhất, quyền lực đề cập đến khả năng chứ không phải sự chắc chắn

+ Thứ hai, quyền lực phản ánh tiềm năng, tức là năng lực thực hiện điều gì đó

Theo ông có 3 loại nguồn gốc tạo ra quyền lực

+ Quyền lực truyền thống: là loại quyền lực được hợp pháp hóa thông qua sự tôn trọng những

khuôn mẫu văn hóa được thiết lập lâu đời

VD: Tầng lớp quý tộc cha truyền con nối ở châu Âu thời Trung cổ

+ Quyền lực lôi cuốn: là loại quyền lực bắt nguồn từ những đăc điểm cá nhân Đây là loại quyền

lực do sự ngưỡng mộ tôn sùng đối với một cá nhân nào đó

VD: Adolf Hitler là 1 điển hình cho quyền lực lôi cuấn

+ Quyền lực duy lý - mang tính pháp lý đây là loại quyền lực được hợp pháp hóa thông qua

những luật lệ và quy định chính thức về mặt pháp lý Weber cho rằng trong xã hội hiện đại thì

loại quyền lực này ngày càng phổ biến và nó thay thế dần quyền lực truyền thống và lôi cuốn .

Câu 7: Thế nào là biến đổi xã hội? Đặc điểm và nguyên nhân của biến đổi xã hội? Phân tích ví dụ làm sáng tỏ khái niệm?

Biến đổi xã hội là thuộc tính vốn có của mỗi xã hội Vậy biến đổi xã hội là gì?

Biến đổi xã hội là khái niệm phản ánh bất cứ sự thay đổi nào của cấu trúc xã hội hoặc của thiết chế xã hội.

* Đặc điểm của biến đổi xã hội.

Theo quan điểm của John Macionis biến đổi xã hội có 4 đặc điểm:

+ Biến đổi xã hội diễn ra liên tục

Trang 7

+ Biến đổi xã hội có thể được đặt kế hoạch trước, cũng có thể không có dự tính trước.

VD Những chương trình phát triển kinh tế - xã hội được đặt ra và được thực thi tạo nên những biến đổi trong xã hội có dự tính trước

+ BĐXH thường gây tranh cãi

VD Thay đổi trong cách ăn mặc

+ Có những BĐXH có những biến đổi xã hội có ý nghĩa lớn hơn những biến đổi khác

VD Trong việc thay đổi mốt thời trang của 1 nhóm người nào đó chỉ là một biến đổi xã hội mang ý nghĩa không lớn lắm thì việc tao ra máy tính và mạng internet lại làm thay đổi toàn bộ thế giới

Khi bàn về BĐXH, các tác giả Laurence A Basirico, Barbara G Cashion, và J Ross Eshleman

đã điểm lại các lý thuyết về BĐXH

+ Lý thuyết tiến hóa về sự biến đổi

+ Lý thuyết xung đột về sự biến đổi

+ Lý thuyết chu kì về sự biến đổi

+ Lý thuyết tiếp cận cấu truc chức năng về biến đổi xã hội

+ Lý thuyết tích hợp về sự biến đổi xã hội

* Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi xã hội

- Bàn về nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi xã hội chúng ta có thể thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau

+ Biến đổi tự nhiên là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự biến đổi xã hội Thảm họa tự nhiên như động đất, núi lửa, hay lũ lụt đều dẫn đến biến đổi xã hội quan trọng

VD Sóng thần ở Ấn Độ dương vào năm 2004, động đất và sóng thần ở Nhật Bản năm 2011.+ Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến BĐXH là sự thay đổi dân số Sự tăng hay giảm dân số đều dẫn đếnbiến đổi xã hội

+ Nguyên nhân thứ 3 là do các sáng chế, phát minh, phát hiện Với các sáng chế con người tạo ranhững vật mới, những ý tưởng mới, và những khuân mẫu xã hội mới chưa tồn tại trước đó.+ Nguyên nhân thứ 4 đó là xung đột xã hội Gồm 3 loại là xung đột giai cấp, xung đột chủng tộc

và xung đột tộc người, xung đột giới

+ Nguyên nhân thứ 5 là bắt nguồn từ tư tưởng, giá trị văn hóa

Câu 8: Lệch chuẩn là gì? Chức năng của lệch chuẩn? Nguồn gốc xã hội của lệch chuẩn?

Trang 8

Lệch chuẩn xã hội có thể hiểu đơn giản là những hành vi đi chệch với sự mong đợi của số đông, hay sự vi phạm các chuẩn mực xã hội Lại có một định nghĩa mở rộng về lệch chuẩn xã

hội: “sự vi phạm các chuẩn mực được chấp nhận hoặc các quy tắc xã hội của một nhóm hay của

xã hội, hay về một người lệch lạc như một kẻ vi phạm các tiêu chuẩn đã được coi là được thừa nhận”(Bilton và các cộng sự,1993)

Chức năng của lệch chuẩn:

Trong xã hội, theo cách hiểu thông thường thì lệch chuẩn là những hành vi mang tính tiêu cực, nhưng đối với ngành nghiên cứu xã hội học thì lệch chuẩn xã hội có những chức năng tích cực nhất định

Thứ nhất, lệch chuẩn xác nhận có các giá trị văn hóa và các chuẩn mực trong việc hành xử giữa các cá nhân với nhau Chính từ những sự sai lệch chuẩn mực mà người ta thấy được cái

đúng đắn trong việc hành xử xã hội Nó định nghĩa giới hạn đạo đức giúp con người học được ngay từ cái sai lầm bằng cách xách định đâu là lệch lạc

Ví Dụ: Các kênh thời sự an ninh thường đưa những bản tin về tội phạm và những vụ xét xử, mụcđích đưa tin là để cho người dân thấy được rằng đó là những hành vi sai trái, ai vi phạm sẽ phải chịu hình phạt thích đáng

Thứ hai, vạch ra các giới hạn đạo đức và củng cố các chuẩn mực Lệch chuẩn góp phần củng

cố tăng cường các chuẩn mực xã hội

Trong một cộng đồng, nếu mọi thành viên đều thực hiện đúng một chuẩn mực nào đó, thì chuẩn mực ấy sẽ tồn tại một cách im lặng Nhưng nếu có một cá nhân vi phạm (lệch chuẩn) thì cộng đồng sẽ lên án, bàn luận, đối chiếu, khẳng định và ý thức mạnh mẽ về chuẩn mực đó

Ví dụ: Chúng ta luôn đề cao chữ hiếu trong chuẩn mực đạo đức xã hội Nếu một người có hành

vi đánh chửi cha mẹ, cả cộng đồng sẽ kên án và mọi người sẽ càng tự ý thức về đạo hiếu, bổn phận làm con của mình

Ví dụ 2: Hành vi vi phạm giao thông vượt đèn đỏ gây tai nạn nghiêm trọng làm cho mọi người thấy được sự sai trái và tránh vi phạm

Chức năng tiếp theo là giúp tăng cường tính đoàn kết hay tinh thần tập thể Vì lệch chuẩn có

sự khác biệt trong từng bối cảnh, một xã hội nhất định Ở một nhóm xã hội này là sai kệch nhưng

ở nhóm xã hội khác lại có thể chấp nhận nên sự nhìn nhận về lệch chuẩn xã hội giúp cho các thành viên củng củng cố thêm niềm tin và sức mạnh của những giá trị, chuẩn mực được tạo lập

và thừa nhận trong nhóm Thông qua việc tạo lập sự phân tách như vậy giúp cho cách thành viên cảm thấy sự đồng nhất giữa họ và sự khác biệt với các nhóm khác, từ đó tinh thần đoàn kết trong nhóm sẽ được nâng cao

Ví dụ: Trung Quốc – Việt Nam

Cuối cùng, lệch chuẩn xã hội có thể dự báo hay và đem lại một sự thay đổi cho xã hội Thực

tế cho thấy cùng với sự tiến bộ và phát triển của xã hội thì các quy tắc xã hội cũng thay đổi và biến chuyển theo thời vì thế có những hành vi bị coi là lệch chuẩn ở thời đại này, lại là tiến bộ ở thời đại khác Cho nên một số hành vi lệch chuẩn có thể đem lại cho xã hội những thay đổi tích cực, cần thiết cho sự phát triển

Ví dụ: Chính sách khoán hộ của bí thư Kim Ngọc tại tỉnh Vĩnh Phú ở những năm 1960 bị xem làlệch chuẩn, nhưng chính điều đó lại là tiền đề cho cuộc đổi mới trong nghiệp của nước ta hiện nay

Tuy nhiên, về bản chất thì phạm tội và lệch chuẩn vẫn là những hành vi sai trái, vi phạm chuẩn mực xã hội và nó đem lại những hậu quả tiêu cực ảnh hưởng tới chức năng của xã hội

Lệch chuẩn phá vỡ hoặc thay đổi vấu trúc tổ chức xã hội

Trang 9

Suy giảm niềm tin xã hội đối với công bằng và lẽ phải Và thúc đẩy tráng thái vô chuẩn (theo Emile Durkheim)

Nguồn gốc xã hội của Lệch chuẩn:

Lí thuyết cấu trúc chức năng: theo các nhà cấu trúc chức năng, lệch chuẩn là những hành vi

phổ biến trong xã hội tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với sự ổn định của xã hội

Trong lí thuyết cấu trúc chức năng thì có hai quan điểm của E.Duskheim với R.Merton:

Quan điểm của E.Duskheim: cho rằng lệch chuẩn xã hội là một hiện tượng bình thường trong xã hội miễn là chúng không xảy ra với mức độ quá nhiều và chúng đảm bảo được chức năng xã hội nhất định

Quan điểm của R.Merton cho rằng lệch chuẩn xã hội là kết quả của một khoảng trống giữa mục tiêu của văn hóa với các phương tiện được chấp nhận để có thể đáp ứng được các mục tiêu đó Merton đã chỉ ra năm kiểu loại lệch chuẩn xã hội trong điều kiện của sự chấp nhận hay phản đối các mục đích xã hội và sự thiết chế hóa các phương tiện để đạt được những mục đích ấy :

1.Những người tuân thủ- là những người chấp nhận các mục đích của xã hội cũng như sử ‘dụng

các phương tiện được chấp nhận để đạt tới các mục đích ấy;

2.những người đổi mới- là những người chấp nhận các mục đích chung của xã hội nhưng không

sử dụng những phương tiện được thừa nhận chung để đạt tới mục đích

3.Những người nghi thức chủ nghĩa- là những người không đạt được những mục đích chung của

xã hội nhưng vẫn tuân thủ thông qua việc áp dụng các phương tiện được chấp nhận

4.Những tội phạm thực sự: họ thường thực hiên những hành vi lệch chuẩn để đạt những điều họ muốn, đi ngược lai với những chuẩn mực chung của xã hội; 5.Những kẻ nổi loạn: những người

không chấp nhận cả mục đích lẫn phương tiện chung của xã hội mà tự tạo cho mình mục đích mới, phương tiện mới

Lý thuyết xung đột : cho rằng những người hay nhóm người có quyền lực có thể tạo ra định

nghĩa riêng của họ về hành vi lệch chuẩn, ám chỉ những hành vi không chuẩn mực của bản thân

họ

Lý thuyết nền văn hóa phụ ( tiểu văn hóa, văn hóa nhóm ) các tác giả cơ bản của trường phái

này có quan điểm coi sở dĩ trong xã hội có hành vi lệch chuẩn vì xã hội luôn luôn tồn tại ở nền văn hóa chính thống-nền văn hóa chung của xã hội với hệ thống giá trị chuẩn mực chung do nhóm xã hội có quyền lực chi phối hành vi lệch chuẩn là kết quả hành động của những người thuộc nhóm xã hội phụ gây ra Một góc độ khác, các nhà nghiên cứu cho rằng xung đột giữa nềnvăn hóa chính thống và văn hóa phụ được thể hiện bởi sự bất cập giữa mục đích có tính văn hóa của xã hội và phương tiện đạt được nó Sự khác biệt giữa các nền văn hóa tồn tại trong lòng một cộng đồng xã hội là nguồn gốc tiềm tàng của những lệch chuẩn xã hội

Lý thuyết dán nhãn : một số nhà khoa học cho rằng sở dĩ trong xã hội xuất hiện các hành vi

lệch chuẩn là do sự dán nhãn của xã hội Lệch chuẩn không chỉ phụ thuộc vào hành vi của chủ thể mà còn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người khác Lý thuyết dán nhãn không nhằm giải thích lí giải vì sao cá nhân lại thực hiện các hành vi lệch chuẩn mà hướng tới việc tìm hiểu lí

do tại sao một hay một nhóm người bị dán nhãn là thực hiện lệch chuẩn xã hội trong khi người khác cũng thực hiện hành vi tương tự lại không bị gán nhãn

Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin về lệch chuẩn xã hội Ngay trong những tác phẩm thời kỳ đầu, Mác và Ăng Ghen đã chú ý đến các vấn đề về lệch chuẩn xã hội Thông qua các tác phẩm của mình, hai tác giả này đã phân tích và nhận xét những chuẩn mực đạo đức, pháp luật, tôn giáocủa chủ nghĩa tư bản Mác nhận xét rằng việc phân loại pháp luật một hành động nào đó là được

Trang 10

phép hay lệch chuẩn phải do những tiêu chuẩn khách quan của nó quy định ( Đức Uy dịch, 1986:91-92).

Câu 9: Kiểm soát xã hội là gì??? Chức năng của kiểm soát xã hội? Các loại Kiểm soát XH?

Kiểm soát xã hội là sự bố trí các chuẩn mực, các giá trị cùng những chế tài để ép buộc thực hiện chúng Sự kiểm soát sẽ khuôn các hành vi của các cá nhân, các nhóm vào các khuôn mẫu

đã được xã hội thừa nhận là đúng, cần phải làm theo Kiểm soát xã hội sẽ dùng các chế tài tiêu cực đẩy các hành vi lệch lạc vào khuôn phép hay vào một trật tự

Chức năng của kiểm soát xã hội:

Kiểm soát xã hội đóng một vai trò không thể phủ nhận trong đời sống xã hội Các cá nhân trong

xã hội khác biệt về năng lực, điều kiện hoàn cảnh và tính cách, nếu mọi cá nhân đều được tự do hành động theo điều kiện, năng lực và sở thích của mình, xã hội sẽ trở lên rối loạn Kiểm soát xã hội có chức năng tạo ra những điều kiện cho sự bền vững đồng thời duy trì sự ổn định và trật tự

xã hội song song với việc tạo ra những thay đổi mang tính chất hợp lí và tích cực

Ví dụ: Điều khiển các phương tiên giao thông trên đường có thể là một ví dụ sinh động và dễ hiểu cho việc minh chứng tầm quan trọng của kiểm soát xã hội Tại Việt Nam, ngay ý thức tuân

tủ luật lệ giao thông của các chủ phương tiện giao thông còn thấp, lưu thông trên đường giống như một “cuộc biểu diên xiếc” hay một “trận chiến” Vậy hãy thử hình dung, hoàn toàn không cóluật giao thông, mọi người được quyền điều khiển các phương tiện đi lại theo bất cứ cách nào mà

họ muốn, các con đường đày chặt xe cộ sẽ hỗn loạn và nguy hiểm đến mức nào

Chức năng của kiểm soát xã hội thể hiện ở ba khía cạnh cơ bản:

Thứ nhất, nó giúp duy trì trật tự xã hội đang tồn tại Vì tính ổn định và thông tục của các nhóm

xã hội , các trật tự xã hội cần phải được duy trì Chức năng này được thực hiện cơ bản nhất bởi thiết chế gia đình thông qua quá trình xã hội hóa những thành viên mới của xã hội đối với những

hệ giá trị, chuẩn mực, hành vi mang tính truyền thống của gia đình và xã hội

Thứ hai, kiểm soát xã hội giúp điều chỉnh hành vi của các cá nhân Như đã nói, các cá nhân

trong xã hội khác nhau trên nhiều phương diện, từ năng lực, sở trường, thái độ, nhận thức cho đến tính cách, thói quen và các mối quan tâm Hành vi của mọi cá nhân, dù họ có nhiều khác biệt, cũng cần phải định hướng cho phù hợp với những giá trị, chuẩn mực đã được thiết laajpvaf được thừ nhân được bởi cộng đồng vì điều đó sẽ đảm bảo cho tính ổn định và sự đoàn kết của xã hội

Thứ ba, kiểm soát xã hội giúp điểu chỉnh văn hóa chưa phù hợp Xã hội luôn vận hành và biến

đổi với tốc độ nhanh chóng Những thay đổi của xã hội nhiều khi dẫn đến đòi hỏi sự thay thế của

những giá trị, chuẩn mực mới

Kiểm soát xã hội có thể góp phần đánh giá những hành vi tích cực hay tiêu cực để cân bằng và điều chỉnh những giá trị, những chuẩn mực cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới

Nói tóm lại, mục đích cuối cùng của kiểm soát xã hội là điều chỉnh lợi ích của các cá nhân và nhóm sao cho hài hòa, đem lại sự đồng thuận và tuân thủ trong nhóm hay cộng đồng hay toàn thể

xã hội

Một trong những cách phân chia trên thì cơ chế kiểm soát xã hội rất phổ biến trong xã hội học là

2 dạng: kiểm soát chính thức và kiểm soát không chính thức

Ngày đăng: 05/03/2018, 11:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w