Ngày nay, bảo vệ tài nguyên và môi trường đã trở thành vấn đề trọng yếu, mang tính toàn cầu. Ở nước ta, vấn đề này đã trở thành sự nghiệp không chỉ của toàn Đảng, toàn dân mà còn là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thời gian gần đây, Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng đang nổi lên vấn đề được quan tâm – khai thác quặng Bô-xit trên địa bàn Đăk Nông. Những vấn đề này đã đặt ra những yêu cầu trong công tác quản lý tài nguyên trên địa bàn tỉnh. Việc khai thác tài nguyên này đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ bởi lẽ: Bô-xit là một loại tài nguyên quý giá của quốc gia, hoạt động khai thác Bô-xit kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nguồn tài nguyên khác (rừng - nguồn tài nguyên lớn của toàn tỉnh sẽ bị ảnh hưởng, một diện tích lớn đất đai bị san ủi phục vụ việc khai thác và xây dựng cơ sở hạ tầng, tài nguyên nước bị ảnh hưởng…) và ảnh hưởng lớn đến môi trường của vùng. Cuối năm 2007, chính phủ phê duyệt dự án khai thác và chế biến quặng Bô-xit ở Tây Nguyên. Đến năm 2008 dự án trên chính thức được khởi động bằng việc xây dựng hai cụm dự án thí điểm Tân Rai và Nhân Cơ. Dự án này khi đưa ra công luận đã vấp phải hàng loạt sự phản đối từ phía các nhà khoa học, các nhà hoạt động môi trường về tính khả thi cũng như về hệ lụy tới môi trường, văn hóa, xã hội và an ninh quốc gia của dự án. Dường như mọi việc đã tạm lắng theo thời gian, song tới đầu tháng 10 năm 2010 vụ việc tràn bùn đỏ, một chất thải chính và độc hại từ chu trình sản xuất Bô-xit, tại Hungary và kéo theo hàng loạt những ảnh hưởng về môi trường ở một loạt các nước Bắc Âu lại thổi bùng lên vấn đề nóng bỏng là có hay không tiếp tục dự án trên. Đó là một vấn đề bức xúc hiện nay nên việc nghiên cứu về “Thực trạng và giải pháp khai thác quặng Bô-xit ở Tây Nguyên” để đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục hậu quả của việc khai thác Bô-xit góp phần hạn chế hệ lụy tới môi trường, văn hóa, xã hội và an ninh quốc gia của dự án, là nguồn lực quan trọng để góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn tỉnh Tây Nguyên hướng tới phát triển bền vững.
Chuyên đề kinh tế Tài nguyên – môi trường GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm i SVTH: Trần Thị Oanh LỜI CẢM TẠ Trong quá trình thực hiện chuyên đề, Em đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhưng nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy đã giúp Em vượt qua và hoàn thành chuyên đề này. Thông qua đó Em đã học được rất nhiều kinh nghiệm để có thể làm những đề tài khác một cách tốt hơn. Em xin chân thành cám ơn Thầy ! Cần Thơ, ngày 20 tháng 6 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Oanh Chuyên đề kinh tế Tài nguyên – môi trường GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm ii SVTH: Trần Thị Oanh LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, Ngày 20 tháng 6 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Oanh Chuyên đề kinh tế Tài nguyên – môi trường GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm iii SVTH: Trần Thị Oanh MỤC LỤC PHẦN GIỚI THIỆU . 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2 2.1. Mục tiêu chung . 2 2.2. Mục tiêu cụ thể . 2 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 3.1. Phương pháp thu thập số liệu . 2 3.2. Phương pháp phân tích số liệu 2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 4.1. Phạm vi về không gian . 2 4.2. Phạm vi về thời gian . 2 4.3. Phạm vi về nội dung . 2 PHẦN NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1 . 3 TỔNG QUAN 3 1.1. KHÁI QUÁT TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN 3 1.1.1. Nguồn lực tự nhiên . 3 1.1.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội . 5 1.2. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 5 1.3. SƠ LƯỢC VỀ BÔ-XIT 8 1.3.1. Khái niệm . 8 1.3.2. Phân loại . 9 1.3.3. Khoa học kĩ thuật . 9 CHƯƠNG 2 . 11 THỰC TRẠNG VIỆC KHAI THÁC . 11 BÔ-XIT Ở TÂY NGUYÊN . 11 2.1. THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI VỀ NHÔM 11 2.2 QUI TRÌNH CHẾ BIẾN QUẶNG BÔ-XIT THÀNH NHÔM 13 2.2.1. Nguyên liệu 13 2.1.2. Điện phân nhôm ôxít nóng chảy 14 Chuyên đề kinh tế Tài nguyên – môi trường GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm iv SVTH: Trần Thị Oanh 2.3. TÀI NGUYÊN BÔ-XIT Ở VIỆT NAM 14 2.4. HIỆN TRẠNG VÀ HỆ QUẢ CỦA DỰ ÁN KHAI THÁC, CHẾ BIẾN BÔ-XIT Ở TÂY NGUYÊN . 16 2.4.1. Hiện trạng của dự án 16 2.4.2. Hệ quả của dự án. . 18 CHƯƠNG 3 . 30 CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CỦA VIỆC KHAI THÁC . 30 BÔ-XIT Ở TÂY NGUYÊN . 30 3.1. KHOA HỌC KỸ THUẬT 30 3.2. MÔI TRƯỜNG 30 3.3. AN NINH QUỐC PHÒNG 31 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 32 1. KẾT LUẬN . 32 2. KIẾN NGHỊ 32 2.1. Đối với Chính phủ Việt Nam 32 2.2. Chính quyền địa phương . 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 34 Phụ lục và hình ảnh minh họa 35 Chuyên đề kinh tế Tài nguyên – môi trường GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm v SVTH: Trần Thị Oanh DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Chỉ tiêu so sánh đơn vị Bô-xit, Cao su và Cà phê . 8 Bảng 2.1 Tình hình sản xuất nhôm trên thế giới 11 Bảng 2.2 Bảng liệt kê các hoạt động của dự án và thành phần môi trường có khả năng bị ảnh hưởng do dự án . 22 Chuyên đề kinh tế Tài nguyên – môi trường GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm vi SVTH: Trần Thị Oanh DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Các nước có nguồn Bô-xit lớn nhất thế giới 15 Chuyên đề kinh tế Tài nguyên – môi trường GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm vii SVTH: Trần Thị Oanh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt CN Cao nguyên CODE Viện tư vấn và phát triển EAU Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam PTBV Phát triển bền vững TKV Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam TS Tiến sĩ UBND Uỷ ban nhân dân Tiếng Anh UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization WTO World Trade Organization Chuyên đề kinh tế Tài nguyên – môi trường GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm 1 SVTH: Trần Thị Oanh PHẦN GIỚI THIỆU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, bảo vệ tài nguyên và môi trường đã trở thành vấn đề trọng yếu, mang tính toàn cầu. Ở nước ta, vấn đề này đã trở thành sự nghiệp không chỉ của toàn Đảng, toàn dân mà còn là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thời gian gần đây, Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng đang nổi lên vấn đề được quan tâm – khai thác quặng Bô-xit trên địa bàn Đăk Nông. Những vấn đề này đã đặt ra những yêu cầu trong công tác quản lý tài nguyên trên địa bàn tỉnh. Việc khai thác tài nguyên này đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ bởi lẽ: Bô-xit là một loại tài nguyên quý giá của quốc gia, hoạt động khai thác Bô-xit kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nguồn tài nguyên khác (rừng - nguồn tài nguyên lớn của toàn tỉnh sẽ bị ảnh hưởng, một diện tích lớn đất đai bị san ủi phục vụ việc khai thác và xây dựng cơ sở hạ tầng, tài nguyên nước bị ảnh hưởng…) và ảnh hưởng lớn đến môi trường của vùng. Cuối năm 2007, chính phủ phê duyệt dự án khai thác và chế biến quặng Bô- xit ở Tây Nguyên. Đến năm 2008 dự án trên chính thức được khởi động bằng việc xây dựng hai cụm dự án thí điểm Tân Rai và Nhân Cơ. Dự án này khi đưa ra công luận đã vấp phải hàng loạt sự phản đối từ phía các nhà khoa học, các nhà hoạt động môi trường về tính khả thi cũng như về hệ lụy tới môi trường, văn hóa, xã hội và an ninh quốc gia của dự án. Dường như mọi việc đã tạm lắng theo thời gian, song tới đầu tháng 10 năm 2010 vụ việc tràn bùn đỏ, một chất thải chính và độc hại từ chu trình sản xuất Bô-xit, tại Hungary và kéo theo hàng loạt những ảnh hưởng về môi trường ở một loạt các nước Bắc Âu lại thổi bùng lên vấn đề nóng bỏng là có hay không tiếp tục dự án trên. Đó là một vấn đề bức xúc hiện nay nên việc nghiên cứu về “Thực trạng và giải pháp khai thác quặng Bô-xit ở Tây Nguyên” để đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục hậu quả của việc khai thác Bô-xit góp phần hạn chế hệ lụy tới môi trường, văn hóa, xã hội và an ninh quốc gia của dự án, là nguồn lực quan trọng để góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn tỉnh Tây Nguyên hướng tới phát triển bền vững. Chuyên đề kinh tế Tài nguyên – môi trường GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm 2 SVTH: Trần Thị Oanh 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác Bô-xit ở Tây Nguyên giai đoạn 2008-2012 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng khai thác Bô-xit ở Tây nguyên. - Phân tích vấn đề bất cập khi khai thác Bô-xit và hậu quả của việc khai thác Bô-xit đối với kinh tế, xã hội ở Tây Nguyên. - Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục hậu quả của việc khai thác Bô-xit ở Tây Nguyên. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp thu thập số liệu Dữ liệu được sử dụng để thực hiện chuyên đề là dữ liệu thứ cấp được thu thập, tổng hợp từ các bài báo, tạp chí, internet, các báo cáo số liệu và những bài nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 3.2. Phương pháp phân tích số liệu - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng khai thác Bô- xit ở Tây Nguyên. - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích vấn đề bất cập khi khai thác Bô-xit và hậu quả của việc khai thác Bô-xit đối với kinh tế, xã hội ở Tây Nguyên. - Từ kết quả phân tích, đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục hậu quả của việc khai thác Bô-xit ở Tây Nguyên. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Phạm vi về không gian Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Tây Nguyên. 4.2. Phạm vi về thời gian Đề tài được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2013. 4.3. Phạm vi về nội dung Phân tích thực trạng khai thác Bô-xit ở Tây Nguyên, phân tích những hậu quả của thực trạng này và đề xuất những giải pháp khắc phục nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Chuyên đề kinh tế Tài nguyên – môi trường GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm 3 SVTH: Trần Thị Oanh PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. KHÁI QUÁT TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN 1.1.1. Nguồn lực tự nhiên Tây Nguyên được đánh giá là vùng có tiềm năng kinh tế lớn và tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh quốc phòng của cả nước. Gồm lãnh thổ của 5 tỉnh KomTum, Gia Lai, ĐắcLắc, Đắcnông, Lâm Đồng với diện tích 54.641 km 2 , dân số 5.282 nghìn người và mật độ dân số 97 người/km 2 (Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương của Tổng cục thống kê, 2011) Về địa hình, Vùng Tây Nguyên là một bình nguyên nằm trên cao nhưng nó không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề đó là các cao nguyên (CN) Kom Tum cao khoảng 500m, CN Komplông, CN Kon Hà Nừng, Plâycu cao khoảng 800m, CN M'Drak cao khoảng 500m, CN Buôn Ma Thuột cao khoảng 500m, Mơ Nông cao khoảng 800 - 1000m, CN Lâm Viên cao khoảng 1500m, CN Di Linh cao khoảng 900 - 1000m. Tất cả những cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao. Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500m đến 600m so với mặt biển, chiếm đến 60% kho đất bazan của cả nước. Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như càphê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm, cây điều, cao su. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên, Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ 2 sau Đông Nam bộ. Tây Nguyên là vùng có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng. Thực vật ở Tây Nguyên rất phong phú về chủng loại, giàu có về khối lượng. Về cây trồng có nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế như các loại cây công nghiệp dài và ngắn ngày, các cây ăn quả, cây dược liệu, rau cao cấp và cây cảnh. Thực vật rừng ở Tây Nguyên có nhiều loài. Đến nay đã biết trên 3000 loài thực vật bậc cao, 600 loài gỗ lớn, nhiều loại đặc hữu…Rừng ở Tây Nguyên có chức năng phòng hộ lớn. Tuy nhiên nạn phá rừng, huỷ diệt tài nguyên tự nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chặn được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường sinh thái. . nghiên cứu về Thực trạng và giải pháp khai thác quặng Bô-xit ở Tây Nguyên để đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục hậu quả của việc khai thác Bô-xit góp phần. đề xuất giải pháp khai thác Bô-xit ở Tây Nguyên giai đoạn 2008-2012 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng khai thác Bô-xit ở Tây nguyên. - Phân tích