KHOA HỌC KỸ THUẬT

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khai thác quặng Bô-xit ở Tây Nguyên (Trang 37 - 39)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.KHOA HỌC KỸ THUẬT

Xây dựng các nhà máy tuyển rửa quặng Bô-xit với mục đíchnghiên cứu thành phần cấp hạt và hàm lượng Bô-xit trong nguồn nguyên liệu quặng đầu vào để xây dựng sơ đồ công nghệ đơn giản hơn, chi phí đầu tư và vận hành sản xuất thấp, mức độ dự phòng và an toàn trong quá trình sản xuất cao.

Để giảm giá thành và giảm thiểu chi phí nước cho nhà máy tuyển, việc lựa chọn sơ đồ công nghệ xử lý bùn nước có thu hồi nước tuần hoàn là rất cần thiết.

Nghiên cứu sử dụng bùn đỏ. Trên thế giới đã có nhiều thành công trong nghiên cứu và phát triển các cách sử dụng bùn đỏ, tuy thương mại hoá chưa nhiều. Có một số ứng dụng bùn đỏ như sử dụng cải tạo đất chua phèn; khống chế các kim loại vi lượng; làm gốm sứ như gạch ngói, gạch lát nhà; sản xuất ximăng, vữa ximăng và gốm khoáng chất; làm chất phụ gia trong luyện ferro, chất độn trong công nghiệp cao su và chất dẻo, bột màu trong sản xuất sơn tường, vật liệu phủ...

Thu hút nguồn vốn, mở rộng dự án cho tất cả các doanh nghiệp. Xây dựng dây chuyền sản xuất từ quặng Bô-xit cho đến sản phẩm cuối là kim loại nhôm.

Thiết kế hệ thống rãnh ngăn nước mặt bao quanh hồ để không cho lượng nước mặt chảy vào hồ thải, chỉ có mưa rơi trực tiếp vào hồ. Hồ sẽ được thiết kế chống thấm gần như tuyệt đối và thải theo từng ô nhỏ với trình tự nối tiếp. Sau khi kết thúc 1 ô thải và làm khô, tiếp theo sẽ san ủi tạo mặt bằng, phủ một lớp đất màu lên trên và phủ xanh bằng các cây trồng thích hợp.

Đưa ra các giải pháp kỹ thuật về hoàn thổ, xử lý đất đá thải và xử lý bùn đỏ và hồ chứa bùn đỏ phải được lựa chọn ở vị trí có điều kiện địa chất ổn định, không đứt gãy, nằm xa các nguồn cấp nước trong khu vực. Thiết kế đập chắn hồ bùn đỏ chống được động đất cấp 7, cao hơn động đất trong khu vực từ 1 - 2 cấp.

3.2. MÔI TRƯỜNG

Đòi hỏi phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung về việc liên quan đến tổng mặt bằng và công nghệ.

Thành lập tổ giám sát môi trường để tăng cường kiểm tra việc thực hiện các giải pháp bảo vệ trong quá trình thi công và sau thi công.

Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm từ khai thác Bô-xit:

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ việc khai thác, nhiều chương trình hành động nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng với các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng đã được triển khai; việc ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai xung quanh khu vực khai thác, bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm tại các vùng lân cận cũng tích cực được tiến hành; công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động khai thác: khoan, thăm dò vận chuyển Bô-xit cũng được ưu tiên chú trọng.

Quản lý dựa vào hệ sinh thái:

Quản lý dựa vào hệ sinh thái là một cách tiếp cận quản lý thống nhất chú trọng xem xét toàn bộ hệ sinh thái, các mối liên hệ xuyên suốt trong toàn hệ thống và các ảnh hưởng, tác động tích tụ do các họat động của con người tạo ra. Thực tế, ngay từ rất sớm trong quá trình hình thành và phát triển của khái niệm này, quản lý dựa vào hệ sinh thái đã được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực phục vụ các mục đích khác nhau. Trong bối cảnh nhu cầu quản lý và phát triển bền vững môi trường ngày càng trở nên cấp thiết.

Đẩy mạnh điều tra, khảo sát, quan trắc, nghiên cứu về tài nguyên, môi trường ở Tây Nguyên để sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường khi khai thác Bô-xit:

Điều tra cơ bản về môi trường được xác định là nhiệm vụ quan trọng, nền tảng và được tăng cường đầu tư triển khai hết sức mạnh mẽ. Các số liệu điều tra cơ bản này đã cung cấp những thông tin quan trọng, giúp công tác họach định chính sách có hiệu quả cao, đồng thời cung cấp cơ sở thông tin khoa học để bố trí không gian và phát triển việc khai thác phù hợp với sinh thái ở Tây Nguyên hướng tới mục tiêu sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường.

3.3. AN NINH QUỐC PHÒNG

Tăng cường An ninh hơn ở khu vực Tây Nguyên.

Tuyên truyền cho bà con hiểu về tầm quan trọng của khu vực mình đang sinh sống, cũng như không dễ bị các thành phần xấu lợi dụng vào mục đích chính trị, quốc gia.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Dự án khai thác Bô-xit ở Tây Nguyên đang trong quá trình thực hiện và hoàn thiện song những tranh cãi xung quanh dự án này vẫn chưa có hồi kết. Một bên là Chính phủ với tham vọng thay đổi kinh tế vùng Tây Nguyên và thúc đẩy kinh tế cả nước với nguồn vốn đầu tư khổng lồ và kế hoạch dài hạn với dự án. Một bên là các nhà tri thức trong và ngoài nước với những dẫn chứng và lập luận sắc bén về hậu quả nghiêm trọng của dự án đối với xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường không chỉ vùng Tây Nguyên mà là với cả nước.

Dự án khai thác Bô-xit đã mang lại nhiều tiềm năng kinh tế về khai khoáng nhưng bên cạnh đó cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của người dân quanh khu vực. Đặc biệt là bùn đỏ hiện tại chưa có cách nào xử lý ngoài việc chôn lấp. Nên ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất, hệ sinh thái và nguồn nước.

2. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khai thác quặng Bô-xit ở Tây Nguyên (Trang 37 - 39)