Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 đến 2015Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 đến 2015Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 đến 2015Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 đến 2015Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 đến 2015Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 đến 2015Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 đến 2015
Trang 1
TRUONG DAI HOC QUANG BINH BO MON SINH HQC - MOI TRUONG
PHAM ANH TUAN
ĐÁNH GIA TINH HINH QUAN LY VA SU DUNG DAT
O TREN DIA BAN HUYEN QUANG NINH, TINH QUANG BINHGIAI DOAN 2011 DEN 2015
KHOA LUANTOT NGHIEP DAI HOC
QUANG BINH 2017
Trang 2
TRUONG DAI HOC QUANG BINH BỘ MÔN SINH HỌC - MOI TRUONG
KHÓA LUẬNTÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
DANH GIA TINH HINH QUAN LY VA SU DUNG DAT O TREN DIA BAN HUYEN QUANG NINH, TINH
QUANG BINH GIAI DOAN 2011 DEN 2015
Họ tên sinh viên: Phạm Anh Tuấn
Mã số sinh viên: DQB05130083
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên môi trường Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thế Hùng
QUANG BINH, 2017
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan các sô liệu và kêt quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng trong các tài liệu nào
Trang 4DE hoin thinh chung tinh hue wit Uhute hitn dé loi lei dit nhin ditée st quan tim, giifpp dé qui biu cia gu lây C6 tong Lan Giim hiéu Truing Dei hoc Quing Binh, Khou Neng - Lim - Ng Din hin hong gti ti quy Thiiy, Ce long bid on chin thinh va tinh cảm quy mén nhét
Dac bith lai nin bay đó long biél on séiu site déi vbi Thy gito FP, Trdn i, ctu via hoin Uhanh hha twin nay Tet xin chin thinh cim on Phong Tei
\ Ỗ TƯ nguyen va Méi tuing huyén Quing Ninh, Chi cuc Shing tê huyén Quing
ỔWn Ninh, dit guipp do loi hong hit giadtinghion ctu, đhực hién khia lugn => Ộ : 8 0LS⁄Ộ⁄:-Ề ầ Me da bin ha Ư2 cƯ Ấ4.2Ế LAI hase lé Nhung - do hii gian vd 2Ỳ 5NỪ ⁄ ; i - 1 _ J1) 7 tet
Ộêm 72 thimnh cim on vi hinh chiie thiiy cé ert lic wi cat cape 2⁄2 224.2,
s0ng Ổee
23M4 ig can vế
Trang 5MUC LUC
LOI CAM DOAN LOI CAM ON MUC LUC
DANH MUC CAC CHU VIET TAT DANH MUC CAC BANG
DANH MUC CAC HINH
MỞ ĐẦU - 5 S4 1E 1211111111511 1511 1151111111511 111 1110111111111 1111111111 e ke 1 1 ĐẶT VẤN DE veccececcsecccsccscsscsssscscsscscsscsesesscsscsssscsesscsssscstsscsssasenssesnsassessesnsesansaeaneess 1 2 MUC DICH CUA DE TAL . Ư2 2E SE EEEEEEEE 1E E 1111151115111 111.111 TxC 2 3 Y NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN .- 2-2 + + +E+EE+E+EeEEeErkrxer 2
3.1 Ý nghĩa khoa hỌC ƯS19 SE SE E911 118111111111111111111 1111111 cerx 2 3.2 Ý nghĩa thực tiễn 56 S1 1 1 111121521111 115 111115111111 11 1101101 11 0 g1 re 2
4 DOI TUGNG VA PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 + 2 2+2 s+ặzezzxsrs2 2
4.1 Đối tượng nghiên CỨu Ư2-5 S631 3S 1212112311111 015 111111011111 01 1111 ccke 2
PA So Ư6i j0 iu nô .- 2
NỘI DƯNG - 2 <1 E11 151121121511112151111 1511111511111 1111.111111 111gr 3
CHƯƠNG 1 TỎNG QUAN NGHIÊN CỨU - - - 2 6S EE+E+EặEE+EeEeEEeEerered 3
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN DE NGHIÊN CỨU . - 2-52 s+ặs+seặxzze2 3 1.1.1 Các khái niệm về đất đai - - 56s S SE 3E 1 1111321151111 11111511 3
1.1.2 Phân loại đất theo mục đắch sử dụng .-. Ư2 c2 E+E+Ezặztsrereresrsred 5
1.1.4.Vai trò quản lý của Nhà nước Vé dat Oo cccccccsesesessessesessssesessestsseseeseseees 7 1.2 CO SG THUC TIEN CUA VAN ĐÊ NGHIÊN CỨU 2-5-5255: 8
1.2.1 Tình hình quản lý đất đai ở một số nước trên thé giGi eee 8
1.2.2 Tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam 22 k+EEx+ke EckEEErkerrkrkeg 10
1.2.3 Một số nghiên cứu có liên quan 2-2 + +ESEEE+E+E#ESEEEEEEEESEEEErkrkrrerers 13
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Ư5-56 S E13 1E 1 111132111511 21115 111.1 x0 18
1.3.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế Ở xã hội - 19
Trang 62.3.2 Phương pháp phân tắch, thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu 22
2.3.3 Phương pháp biểu đồ và hình ảnh - 26 2 ESEặE2EEEEEEEEEEEEErkrkrrrrkd 22
CHUONG 3 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55c: 23
3.1 HIỆN TRANG SU DUNG DAT TREN DIA BAN HUYEN QUANG NINH
NĂM 20115 - 5 5< HT 1 T1 1121111211211 1111111111111 1111111111111 11111111 go 23
3.2 DANH GIA TINH HINH QUAN LY DAT G TAI HUYEN QUANG NINH 25
3.2.1 Đánh giá tình hình quản lý đất ở tại huyện Quảng Ninh . - 25
3.2.2 Công tác định giá đất ở . - + tt T1 1 11111111 11112111111211 11012111112 tk 42
3.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤT Ở 2-2 + s+zcxezrxee 45 3.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý đất đai - 5s E1 EEETEEErkrrrrkee 45
3.3.2 Két quả thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất ở ccccccƯ 46 3.3.3.D6i mới công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về đất ở 48 3.3.4 Tiếp tục đây mạnh cải cách thủ tục hành chắnh trong việc quản lý và sử dụng
c0 48
3.4 CÁC GIẢI PHAP TANG CUONG CONG TAC QUAN LY DAT Ở TẠI HUYỆN QUẢNG NINH . - 2-2-5 SE2E9 121511 181121152111 1111111111111 xe 52
Trang 7DANH MUC CAC HINH
Hình 3.1 Bản đồ hành chắnh huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 16
Hình 3.2 Co cau kinh té ca huyén Quang Ninh nam 2015 oo 5-5Ư 19
Hình 3.3 Cơ cầu sử dụng đất của huyện Quang Ninh năm 2015 23
Trang 9MO DAU 1 DAT VAN DE
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bản phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng Việc quản lý sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất là mục tiêu của mọi quốc gia
Trong thời đại ngày nay, khi quy mô dân số tăng nhanh cùng với sự phát triển sản xuất của con người đã gây sức ép không nhỏ đối với quá trình sử đụng đất, đặc biệt là đất ở, làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng trở nên căng thăng, nhu cầu về mọi mặt của cuộc sống con người ngày càng tăng lên, trong khi đó đặc điểm hạn chế về đất ở ngày càng thê hiện rõ nét Điều đó đòi hỏi công tác quản lý đất ở phải mang tắnh khoa học cao, nhằm sắp xếp và bồ trắ dân cư một cách hợp lý, từng bước đưa công tác
quản lý đất đi vào ôn định theo khuôn khô của Pháp Luật
Đối với nước ta là một nước Ộđất chật người đôngỢ, mật độ dân s6 cao tac động nhiều đến mọi mặt của đời sống, sinh hoạt của nhân dân, việc sử dụng đất ở tại các tỉnh, thành phố hiện nay ngày càng trở nên bức xúc, đặc biệt là các thành phố lớn, các tỉnh ven biển Miễn Trung trong đó có tỉnh Quảng Bình Việc bố trắ, sắp xếp các thửa đất còn nhiều bất hợp lý giữa các khu vực, nguồn gốc thửa đất phức tạp gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý Mặt khác, công tác quản lý đất ở còn lỏng lẻo, không kiểm soát kịp thời các biến động do còn thiếu cơ sở thông tin chắnh xác Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản quy định nhiều nhưng chưa kịp thời điều chỉnh với thay đối của thực tiễn và chồng chéo, việc thực thi các quy định không nghiêm
Với sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện Tay, đất đai thể hiện vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội Ở tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Quảng Ninh nói
riêng thì quá trình đô thị hoá đã diễn ra rất rõ rệt, cùng với các chắnh sách phát triển kinh
tế xã hội và những tác động trực tiếp của người sử dụng đất đã làm cho tình hình quản lý
đất đai, đặc biệt là đất ở càng phải chặt chẽ hơn Ở huyện Quảng Ninh qua thực tế cho
thấy công tác quản lý đất đai còn nhiều tồn động, yếu kém Vì vậy công tác đánh giá tình hình quản lý đất ở tại huyện Quảng Ninh ngày nay càng trở nên rất quan trọng và hết sức cần thiết nhằm năm bắt được tình hình quản lý đất ở Từ đó đề xuất những biện pháp chắnh sách nhằm đưa công tác quản lý đất ở trở nên hợp lý và hiệu quả hơn Đồng thời là cơ sở bước đầu cho công tác quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn nói riêng, cũng như phục vụ
cho các chiến lược phát triển kinh tế xã hội lâu dài
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn đó, em tiễn hành nghiên cứu đè tài: ỘĐánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Trang 102 MUC DICH CUA DE TAI
Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý và sử dụng đất ở tại huyện Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015 Trên cơ sở đó, đánh giá tình hình và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý đất ở trên địa bàn nghiên cứu
3 Y NGHIA KHOA HOC VA THUC TIEN
3.1.Y nghia khoa hoc
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp cơ sở khoa học để xây đựng các quy định và chắnh sách hợp lý về quản lý đất ở tại huyện Quảng Ninh nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp đánh giá chung về công tác quản lý đất ở tại huyện Quảng Ninh, từ đó lựa chọn phương pháp quản lý đất phù hợp
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quỹ đất ở và tình hình quản lý đất ở tại huyện Quảng Ninh giai đoạn 2011 Ở
2015
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03 năm 2017 đến
tháng5 năm 2017 Đề tài nghiên cứu công tác quản lý đất ở tại huyện Quảng Ninh giai đoạn 2011 đến 2015
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Quang Ninh, trong
đó chọn các xã Võ Ninh, Gia Ninh, Lương Ninh và thị tran Quan Hau để điều tra
Trang 11NOI DUNG CHUONG 1
TONG QUAN NGHIEN CUU 1.1.CO SO LY LUAN VE VAN DE NGHIEN CUU
1.1.1 Các khái niệm về đất đai
a Khái niệm về đất
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành đo kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khắ hậu, địa hình, thời
gian Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tắch (ha, kmẼ)và độ
phì nhiêu, màu mỡ
Theo quan điểm của C Mac: Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều
kiện cần để sinh tôn, là điều kiện không thê thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản
xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp
"Đất đai" về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "Đất đai là một diện tắch cụ thê của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cầu thành của môi
trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó, bao gồm: Khắ hậu bề mặt, thổ
nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (sông, suối, hồ, đầm lây, ), các lớp trầm tắch sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá
khứ và hiện tại để lại (đường sá, nhà cửa, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát
nước, )" Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thắng đứng, theo chiều nằm ngang - trên mặt đất - giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như trong cuộc sống
Nếu nhìn nhận đất đai trên phương diện từ vật chất thì đất đai là một phan cu thê của bề mặt trái đất, bao gồm các yếu tố cầu thành môi trường sinh thái ngay trên
và đưới bề mặt đắt
Đất đai có các tắnh chất đặc biệt như sau:
- Đặc điểm tạo thành: Đất đai xuất hiện, tổn tai ngoài ý chắ và nhận thức của con người, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, là điều kiện tự nhiên của lao động
- Tắnh hạn chế về số lượng: Đất đai là tài nguyên hạn chế, diện tắch đất bị giới
Trang 12- Tắnh không đồng nhất: Đất đai không đồng nhất về chất lượng, hàm lượng
chất dinh dưỡng, các tắnh chất lý, hóa, Các tư liệu sản xuất khác có thể đồng nhất
về chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn
- Tắnh không thay thế: Thay thế đất bằng tư liệu sản xuất khác là việc
không thê làm được, còn các tư liệu sản xuất khác tùy thuộc vào mức độ phát
triển của lực lượng sản xuất có thể được thay thế bằng tư liệu sản xuất khác hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn
- Tắnh cố định vị trắ: Đất đai hoàn toàn cố định vị trắ trong sử dụng, nghĩa là
khi sử dụng không thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác Các tư liệu sản xuất
khác được sử dụng ở mọi chỗ moi noi, di chuyển tùy theo sự cần thiết
- Tắnh vĩnh cửu: Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu Nếu biết sử dụng hợp lý,
đặc biệt là trong sản xuất nông - lâm nghiệp, đất sẽ không bị hư hỏng ngược lại có thể tăng tắnh chất sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng Khả năng tăng tắnh sản xuất
của đất tùy thuộc vào phương thức sử dụng, là tắnh chất có giá trị đặc biệt, không tư
liệu sản xuất nào có được
Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây đựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng Nhưng đất đai lại là tài nguyên thiên nhiên có hạn về điện tắch, có vị trắ cố định trong không gian b Khái niệm quản lý nhà nước vê dat dai
Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lư, sử dụng và phát triển đất đai cùng với những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuê hoặc thu thuế) và giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất
Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chỉ tiết về thửa đất,
xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tắnh khác của đất, lưu giữ, cập nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và các nguôn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản Quản lý đất đai liên quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm các hoạt động đo đạc, đăng ký đất đai, định giá đất, giám sát, quản lý và sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý
Điều 1, Luật đất đai năm 2003 đã khăng định: Nhà nước đại diện chủ sở hữu
toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai thống nhất trong cả nước là thống nhất về đường
lỗi, chắnh sách đất đai của Đảng và Nhà nước, thê hiện cụ thê ở Luật Đất đai, những
Trang 13phương, làm cho người sử dụng đất hiểu được pháp luật và thực hiện đúng pháp luật về đất đai Quản lý nhà nước về đất đai nhằm cung cấp các hồ sơ, tài liệu số liệu liên quan đến đất đai trong cả nước, giúp cho Chắnh phủ và các ngành, các địa phương có kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, là cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý
Tóm lại, thực chất của quản lý đất đai là quản lý con người sử dụng đất: mỗi loại đất ở mỗi vùng khác nhau được nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các chủ sử dụng với mục đắch được luật pháp quy định, do đó việc quản lý đất đai được thực hiện nhăm giúp người sử dụng đất phát huy hiệu quả của việc sử dụng đất và đảm bảo thực hiện theo đúng quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt Quản lý nhà nước về đất đai được xây đựng trên nền tảng học thuyết Mác-Lê nin: ỘĐất là đối tượng lao động và tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế đượcỢ
1.1.2 Phân loại đất theo mục đắch sử dụng
Theo Luật Đất đai đầu tiên của Việt Nam năm 1987 quy định đất đai được phân thành Ế loại, gồm: đất nông nghiỆp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng Luật Đất đai năm 1993 quy định đất đai được phân thành 6 loại, gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn,
đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng [ 14]
Theo Điều 10 Luật đất đai năm 2013, đất đai được phân loại 3 nhóm như sau: - Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất như sau: Đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng: đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối và nhóm đất nông nghiệp khác
- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất: đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đắch quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử đụng vào mục đắch công cộng; đất cơ sở tôn giáo, tắn ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa tang; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác
- Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đắch sử dụng| 16 |
Khái niệm về đất ở
Tại điều 143 và điều 144 của Luật đất đai năm 2013 quy định về đất ở như sau:
* Đất ở tại nông thôn
Trang 14hoạch xây dung điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thâm quyển phê duyết
2 Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thâm quyên phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông
thôn; điện tắch tỗi thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và
tập quán tại địa phương
3 Việc phân bố đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thon [16]
* Đất ở tại đô thị
1 Đất ở tại đô thị gồm đất để xây dựng nhà ở, xây đựng các công trình phục vụ đời sống, Vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thâm quyền phê duyệt
2 Đất ở tại đô thị phải bố trắ đồng bộ với đất sử dụng cho mục đắch xây đựng
các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại
3 Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chắnh sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở
4 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ
gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao
đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tắch tối thiểu được tách thửa đối với đất
ở [16]
1.1.3 Vai trò của đất ở đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những chuyền biến tắch cực, người dân đã có những nguồn thu nhập cao hơn, nhu cầu về nhà ở và đất ở do đó cũng tăng lên Có nhiều yếu tố làm tăng nhu cầu về đất ở nhưng tập trung có 4
yếu tố cơ bản [ 13]
Yếu tố quan trọng nhất là sự gia tăng về kinh tế Sau thời gian đổi mới, thu
nhập của người dân tại các thành phố lớn như Hà Nội, Da Nẵng, thành phố Hồ Chắ
Trang 15hướng Tuy nhiên, việc tăng nhu cầu đất ở trong những năm vừa qua rõ ràng có nguyên nhân từ việc tăng thu nhập từ dân cư
Yếu tố thứ hai, đó là sự gia tăng phát triển hợp tác quốc tế Sau khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành, nhiều luồng tiền nước ngoài đã chảy vào các khu đô
thị lớn Nhu cầu đầu tư về nhà ở và đất ở tại các tỉnh này tăng lên Cùng với luồng
tiền nước ngoài chảy vào, một lực lượng người nước ngoài cũng đã đến cư trú tại các thành phố này Nhu cầu về đất ở của các đối tượng này lại cao hơn khả năng đáp ứng của các địa phương này Việc tạo ra các chỗ ở cho đối tượng này được đặt
ra đã làm xuất hiện một nhu cầu khá đa dạng về nhà đất
Yếu tố thứ ba tác động mạnh mẽ đến nhu cầu về đất ở, đó là sự gia tăng phát triển công nghiệp hóa (CNH) - hiện đại hóa (HĐH) tại địa bàn các tỉnh, thành phó Hàng loạt nhà máy, công trường, đường sá được xây dựng, đưa vào sử dụng đã tạo ra đồng thời hai tác động Thứ nhất, làm tăng nhu cầu đất ở qua các lượng tài chắnh đầu tư vào công trình Thứ hai, cũng như tác động của luồng tiền nước ngoài, các khoản tài chắnh phát sinh từ các quá trình này cũng tạo ra những nhu cầu thực tế về đất ở của các đối tượng như chủ đầu tư, ngudi làm công ăn lương có liên quan đến các luồng tiền này
Yếu tố thứ tư, đó là sự hấp dẫn của đô thị là rất lớn trong giai đoạn vừa qua,
đặc biệt đối với các thành phố đã nêu trên
Ngoài 4 yếu tố trên, một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu về đất ở, đó là công tác giải phóng mặt băng đề triển khai các công trình xây dựng cơ SỞ hạ tang, phat triển kinh tế xã hội [13]
1.1.4.Vai trò quản lý của Nhà nước về đất ở
Quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, và đời sống nhân dân Cụ thê là:
- Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bỗ đất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đắch kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm sử dụng đúng mục đắch, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao Giúp cho Nhà nước quản
lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ
và sử dụng đất đai có hiệu quả
- Thông qua việc ban hành và tô chức thực hiện pháp luật đất đai (văn bản
luật và đưới luật) tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyên lợi chắnh đáng của hộ gia đình,
các tô chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai
- Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chắnh sách về đất đai như chắnh sách giá, chắnh sách thuế, chắnh sách đầu tư Nhà nước kắch thắch các tổ
Trang 16nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái
Quản lý Nhà nước về đất đai là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bản của đất đai nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất ở từng vùng, từng địa phương theo đơn vị hành chắnh ở mỗi cấp, đồng thời làm cho người sử dụng đất
hiểu được pháp luật và thực hiện đúng pháp luật về đất đai Để thống nhất về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trong cả nước từ Trung ương đến cơ sở thành một hệ thống quản lý đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng phân tán đất, sử dụng đất không đúng mục đắch hoặc bỏ hoang, bỏ
hóa làm cho đất xấu đi
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài ngun khống sản, mơi trường, khắ tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định của Pháp luật
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uy ban nhân dân huyện, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường
1.2 CƠ SỞ THỰC TIEN CUA VAN DE NGHIEN CUU
1.2.1 Tình hình quản lý đất đai ở một số nước trên thế giới
1.2.1.1 Tình hình quản lý đất ở Thụy Điển
Ở Thụy Điền, phân lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản lý đất
đai l mỗi quan tâm chung của tofn xă hội Vẽ vậy, toàn bộ pháp luật và chắnh sách đất đai luôn đặt ra vẫn đề hàng đầu là có sự cân bằng giữa lợi ắch riêng của chủ sử dụng đất và lợi ắch chung của Nhà nước
Bộ Luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vào loại hoàn chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mối quan hệ đất đai và hoạt động của toàn xã hội với 36 đạo luật khác nhau
Các hoạt động cụ thể về quản lý đất như quy hoạch sử dụng đất, đăng ký
đất đai, bất động sản và thông tin địa chắnh đều được quản lý bởi ngân hàng dữ liệu đất đai và đều được luật hoá Pháp luật và chắnh sách đất đai ở Thụy Điền về
cơ bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và kinh tế thị trường, có sự giám sát chung của xã hội
Pháp luật và chắnh sách đất đai ở Thụy Điển từ năm 1970 trở lại đây gắn liền
với việc giải quyết các vẫn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư nhân Quy
Trang 17thế chấp, quy định về hoa lợi và các hoạt động khác như vấn đề bồi thường, quy
hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu đất đai và hệ thống đăng
ký [6]
1.2.1.2 Tình hình quản lý đất ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc đang thi hành chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về đất đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thé cua quan chúng lao động Mọi đơn vị, cá nhân không được xâm chiếm, mua bán hoặc chuyển nhượng phi pháp đất
đai Vì lợi ắch công cộng, Nhà nước có thể tiến hành trưng dụng theo pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữu tập thể
Tiết kiệm đất, sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ thiết thực đất canh tác là quốc
sách cơ bản của Trung Quốc
Đất đai ở Trung Quốc được phân thành 3 loại:
- Đất dùng cho nông nghiệp là đất trực tiếp sử dụng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm đất canh tác, đất rừng, đồng cỏ, đất dùng cho các công trình thuỷ lợi và đất mặt nước nuôi trồng
- Đất xây dựng gồm đất xây dựng nhà ở đô thị và đất ở tại nông thôn, đất
dùng cho mục đắch công cộng, đất dùng cho khu công nghiệp, công nghệ, khoáng sản và đất dùng cho công trình quốc phòng
- Đất chưa sử dụng là đất không thuộc hai loại đất trên [6]
1.2.1.3 Tình hình quản lý đất ở Pháp
Các chắnh sách quản lý đất đai ở Cộng hoà Pháp được xây đựng trên một số nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian, bao gồm cả chỉ đạo quản lý đất đai và
hình thành các công cụ quản lý đất đai
Nguyên tắc đầu tiên là phân biệt rõ ràng không gian công cộng và không gian tư nhân Không gian công cộng gồm đất đai, tài sản trên đất thuộc sở hữu Nhà nước và tập thể địa phương Tài sản công cộng được đảm bảo lợi ắch công cộng và có đặc điểm là không thê chuyên nhượng, tức là không mua, bán được Không gian công cộng gồm các công sở, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, bảo tàng
Ở Pháp có cơ quan giám sát việc mua bán đất để kiểm soát hoạt động mua bán, chuyên nhượng đất đai Cơ quan giám sát đồng thời làm nhiệm vụ môi giới và trực tiếp tham gia quá trình mua bán đất Văn tự chuyên đổi chủ sở hữu đất đai có
Toà án Hành chắnh xác nhận trước và sau khi chuyên đổi
Đối với đất đô thị mới, khi chia cho người đân thì phải nộp 30% chi phắ cho
các công trình xây dựng hạ tầng, phần còn lại là 70% do kinh phắ địa phương chỉ trả
Trang 18của các cơ quan hữu quan như quan lý đất đai, môi trường, quản lý đô thị, quy
hoạch vùng lãnh thô và đầu tư phát triển [6]
1.2.2 Tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam
1.2.2.1 Thời kỳ trước Luật đất đai năm 1993
Khi con người xuất hiện thì đã có đất đai, đó chắnh là nơi để con người ở và
tiến hành các hoạt động phục vụ cho sự tồn tại của mình Dưới ụóc độ chắnh trị
pháp lý đất đai là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ gắn liền với chủ
quyền quốc gia Điều này cho thấy Nhà nước với tư cách là người đại điện cho chủ quyền quốc gia, luôn luôn thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ đất đai tránh sự xâm lược của bên ngoài Lịch sử đấu tranh của loài người từ xưa đến nay đều nhằm bảo vệ đất đai trước sự tàn phá của thiên nhiên và sự xâm lược của nước khác
Ngày sau khi cách mạng tháng 8 giành thắng lợi, Nhà nước ta đã ban hành
nhiều văn bản chắnh sách nhằm quản lý đất đai, xóa bỏ dần chế độ bóc lột của thực
dân phong kiến do sự chiếm hữu đất đai mang lại Nhà nước ta chỉ xác lập và thừa nhận sở hữu đất đai của Nhà nước và sở hữu của người nông dân Trước khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời, cùng với các địa phương khác trong cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Quảng Ninh đã thực hiện các chủ trương lớn trong công tác quản lý nhà nước về đất dai
Thực hiện Nghị quyết 169/CP năm 1977 của Thủ tướng Chắnh phủ về công
tác đo đạc, điều tra thống kê tình hình cơ bản đất đai cả nước
Thực hiện Quyết định 201/CP ngày 01/7/1980 về việc thống nhất quản lý đất
đai và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước và Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của thủ tướng Chắnh phủ về công tác đo đạc phân hạng, đăng ký, thống kê đất đai (1981-1985) Tổ chức tuyên truyền thực hiện Luật Đất đai năm 1988 được Quốc hội khóa VIII thông qua ngày 29/12/1987; Nghị định 30/NĐ-
HĐBT ngày 23/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Luật Đất dai
Từng bước thực hiện Quyết định 201/QĐ-ĐKTK ngày 14/7/1989 và Thông tư hướng dẫn 302/TT-ĐKTK của Tổng cục quản lý ruộng đất về việc cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất Cũng trong thời kỳ này, hiện tượng lấn chiếm tranh
chấp đất đai rất ắt khi xảy ra Ngày 14/7/1993, Luật đất đai mới đã được Quốc hội
thông qua Đây là dẫu mốc quan trọng chuyển quan hệ đất đai sang giai đoạn mới, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ trong công tác quản lý đất đai [6]
1.2.2.2 Thời kỳ sau Luật đất đai năm 1993 đến nay
Luật Đất đai được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 có hiệu lực thi hành
từ ngày 15/10/1993 là một trong những đạo Luật quan trọng thể hiện đường lối đôi
mới của Đảng và Nhà nước ta Có thê nói từ sau Luật Đất đai năm 1993, người sử
Trang 19quyền sử dụng đất, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và nhu cầu của xã hội
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế - xã hội làm nảy sinh
những vấn đề mới xuất phát từ thực tế cuộc sống gây không ắt khó khăn cho các cấp chắnh quyên trong việc giải quyết những mâu thuẫn, những quan hệ liên quan đến lĩnh vực đất ở Do đó, Luật sửa đôi bô sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và năm 2001 ra đời đã kịp thời điều chỉnh các quan hệ đất đai cho phù hợp với tình hình mới, nhất là khi vị thế của đất ở ngày càng được nâng cao, có giá trị lớn về mặt
kinh tế [6]
Theo Điều 13 Luật Đất đai năm 1993 có 07 nội dung về quản lý nhà nước về đất đai gồm:
- Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chắnh
- Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất
- Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tô chức thực hiện các văn bản đó
- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý số địa chắnh, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thê lệ về quản lý, sử dụng đất đai - Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu nhà nước về đất đai [14]
Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đỉnh, cá nhân sử dụng ôn định lâu dai vào mục đắch sản xuất nông nghiệp
Cùng với việc giao đất cho các hộ nông dân thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được các cơ quan chức năng xem xét và cấp cho các hộ nông dân Đến năm 1998, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho 71% hộ nông dân, đến cuối năm 2000, con số này là trên 90%
Ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật đất
đai năm 2003, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004 Điều này chứng tỏ đây là một lĩnh vực đầy phức tạp, nóng bỏng và cực kỳ nhạy cảm, do đó chúng ta cần phải có biện pháp quản lý đất đai nói chung và đất ở nói riêng theo đúng chủ
trương, chắnh sách của Nhà nước Luật Đất đai 2003 và hệ thống pháp luật về đất
đai sau này đã vận đụng cũng nhý kế thừa những chắnh sách mang tắnh đổi mới, tiễn
bộ của hệ thống pháp Luật đất đai trýớc đây đông thời tiếp thu, đón đầu những chắnh sách pháp Luật đất đai tiên tiến, hiện đại, phù hợp với tình hình kinh tế, xã
Trang 20Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của chắnh phủ quy định bồ sung
về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyên sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bôi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hỏi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai Đây được coi là Nghị định mang tắnh đột phá,
giải quyết được nhiều tôn tại, bất cập trong quá trình quản lý sử dụng đất [4] Cu thể, Luật Đất đai 2013 có những điểm mới căn bản
Thứ nhất, Luật Đất đai 2013 đã thêm nhiều điều luật để quy định về các quyền của Nhà nước Quy định cụ thể nghĩa vụ của Nhà nước đối với người sử dụng đất
như quy định về những bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất; trách nhiệm của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai cho người dân
Thứ hai, Luật đã bỗ sung các quy định về điều tra, đánh giá đất đai nhăm khắc
phục bất cập hiện nay; bô sung những quy định quan trọng trong nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm khắc phục khó khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Bồ sung và quy định rõ quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của người dân trong vùng quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thấm quyền phê đuyệt nhằm đảm bảo quyên và lợi ắch hợp pháp của người sử dụng đất
Thứ ba, Luật thiết lập sự bình đăng hơn trong việc tiếp cận đất đai giữa nhà đầu tư trong và nước ngoài; quy định cụ thể điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực thực
hiện dự án Đặc biệt, Luật đã bố sung quy định về điều kiện được giao đất, cho thuê
đất để thực hiện các dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng, dự án đầu tư tại
khu vực biên giới, ven biển và hải đảo
Thứ tư, Luật quy định đầy đủ, rõ ràng về những trường hợp thật cần thiết
mà Nhà nước phải thu hồi; quy định chế tài mạnh để xử lý đối với trường hợp
không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng;
quy định giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ
thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất
Thứ năm, Luật bỗ sung quy định về các trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký
Trang 21Thứ sáu, Luật đất đai năm 2013 quy định rõ nguyên tắc định giá đất phải theo
mục đắch sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất Bỏ
việc công bồ bảng giá đất vào ngày 1/1 hàng năm Bảng giá đất chỉ áp dụng đối với một số trường hợp thay cho việc áp dụng cho tất cả các mục đắch như quy định hiện hành Bỗ sung quy định vỀ cơ quan xây dựng, cơ quan thâm định giá đất, vị trắ của
tư vấn giá đất trong việc xác định giá đất, thâm định giá đất và việc thuê tư vẫn để xác định giá đất cụ thể [16]
Thứ bảy, Luật đã dành một chương để quy định về việc xây dựng hệ thống
thông tin đất đai, cơ sở đữ liệu đất đai, đảm bảo quyên tiếp cận thông tin đất đai của mọi người dân
Thứ tám, Luật quy định hoàn chỉnh hơn các chắnh sách đất đai đối với khu
vực nông nghiệp; Hoàn thiện hơn quy định về chế độ sử dụng đất đối với sử dụng cho khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu kinh tế; Bồ sung quy định việc sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm, đáp ứng yêu cầu đặt ra của thực tiễn phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước
Thứ chắn, Luật đất đai 2013 được hoàn thiện theo hướng quy định cụ thể các
quyên, nghĩa vụ của từng đối tượng sử dụng đất phù hợp với hình thức giao đất, thuê đất, công nhận quyên sử dụng đất và quy định các điều kiện khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất [1ó]
1.2.3 Một số nghiên cứu có liên quan
Theo tác giả Lê Văn Mạnh (2010), ỘĐánh giá quá trình chuyên dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2000 - 2010Ợ, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lam Huế thì sau hơn
20 năm đổi mới, đời sống nông dân đã có những đổi thay tắch cực với thu nhập bình
quân đầu người tăng từ mức 423 USD năm 2001 lên 723 USD năm 2007; tỷ lệ hộ nghèo của cả nước đã giảm từ 15,47% nam 2006 xuống còn 14,75% năm 2007; thu
nhập bình quân đầu người nông thôn năm 1999 là 3.540.000 đồng, đến năm 2006 đã
tăng lên 6.072.000 đồng Tốc độ đô thị hóa tại các đô thị lớn đã không ngừng tăng
nhanh, năm 1989 đạt 18,5%, đến năm 1997 đạt 20,5%, năm 1999 đạt 23,6% và hiện nay đạt 28% Năm 2000, dân số đô thị cả nước là 18,77 triệu nguoi, dén nim 2008, dân số khu vực đô thị là 24,04 triệu người Tuy nhiên, vấn đề nhà ở của của người
dân, nhất là ở tại các đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội và thành phố Hỗ Chắ Minh trong
những năm gan day đang trở thành gánh nặng của chắnh sách an sinh xã hội [7] Theo tác giả Trịnh Văn Toàn, ỘNghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng đất ở của các thành phố làm cơ sở cho việc xây dựng chắnh sách sử dụng tiết kiệm, hợp lý đất ở đô thịỢ, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2011 thì trong cả nước, bình quân
diện tắch đất đô thị/người không phải là thấp, ở đa số các thành phố mức bình quân
Trang 22Minh mức bình quân này thấp hơn Ở thành phố Hỗ Chắ Minh và Hà Nội, bình quân diện tắch đất đô thị trên người chỉ đạt 58 m
Diện tắch đất ở chiếm 17% đất đô thị, bình quân đất ở đô thị/người của cả n- ước là 38,75 mỢ, của 9 thành phố điều tra là 24,4 mỖ Tuy nhiên, mức bình quân này
phân hóa rất khác nhau giữa các thành phố và đặc biệt là giữa các khu vực trong cùng một thành phố:
Nếu so sánh giữa các khu vực trong cùng thành phố thì có sự phân hóa rất lớn Các khu vực ven trung tâm và khu mới phát triển có mật độ dân số thấp hơn, bình quân diện tắch đất ở lớn Các phường, quận ở khu vực trung tâm có mật độ dân số cao, tương ứng với việc bình quân điện tắch các loại đất rất thấp như ở phường
Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bình quân diện tắch đất ở có 6,6 m'/người, quận Lê Chân (Hải Phòng) có 6,0 mỢ/người, phường 14 (Quận 5, thành phố Hồ Chắ Minh) có 7,1 m'/người [18]
* Vệ cơ cau su dung dat ở
Cơ cấu sử dụng đất trong các khu ở nhìn chung không hợp lý, đất ở chiếm tỷ lệ cao (từ 40 đến 67%), diện tắch đất dành cho công viên cây xanh, giao thông nội bộ, giao thông tỉnh, sân chơi và các công trình công cộng còn thiếu, nhiều nơi (như ở
Hàng Buôm) hầu như không có, đất đai được khai thác triệt để cho việc làm nhà ở, hệ
thống hạ tầng còn thiếu kém, không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đời sống của nhân dan [5]
* Về phương thức sử dụng đất ở
Phương thức sử dụng đất nhìn chung chưa tiết kiệm và chưa có hiệu quả, vẫn là
chủ yếu hình thức nhà chia lô, liền kề, nhà ống, nhà biệt thự chiếm tỷ lệ lớn (ở Hà Nội: 80%, thành phố Hồ Chắ Minh: 72%), diện tắch đất trong các khu ở được khai thác triệt
để nhằm xây dựng nhà ở, kiến trúc và hình thái nhà ở rất đa dạng, lộn xộn, mật độ xây
dựng cao, tầng cao trung bình Hình thức sử dụng đất này tạo ra hệ thống nhà ở dàn trải, chen chúc, chật chội, tạo ngõ ngách, không tiết kiệm đất, không tận dụng được không gian và cơ sở hạ tầng đô thị, không tạo được cảnh quan đô thị văn minh hiện đại
Cách thức sử dụng đất ở kết hợp với kinh doanh, sản xuất là phố biến ở tất cả
các tuyến phố của các thành phó cũng là áp lực lên diện tắch đất ở, hệ thống hạ tầng, môi trường đô thị và hàng loạt các bất tiện khác trong sinh hoạt của dân cư đô thị như
việc lắn chiếm không gian, ô nhiễm không khắ, tiếng ồn, chất thải,
Phân bố đất ở trong các thành phố chưa hợp lý, các khu dân cư tập trung ở khu vực trung tâm và còn năm xen lẫn với các công sở, nhà máy xắ nghiệp [1S]
Theo tác giả Phùng Văn Nghệ, ỘCông tác quản lý đất đai - những vấn đề đang
đặt raỢ của Tạp chắ Cộng sản ngày 14/3/2012 thì việc Quản lý nhà nước về đất đai
Trang 23va quan trong nhất là bảo vệ chế độ sở hữu về đất đai Nhiệm vụ này can được đổi
mới một cách cụ thể và phù hợp để đáp ứng các yêu cầu quản lý và tương xứng với
điều kiện chắnh trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn [8]
Đến nay, trên 92% số hộ gia đình, cá nhân, tô chức sử dụng đất đã kê khai đăng ký quyền sử dụng đất; lập số mục kê đất cho 85,9% số xã; lập số địa chắnh cho 79,3% số xã Việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa chắnh với đầy đủ những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý là một tiến bộ quan trọng trong công tác quản lý đất đai Công tác lưu trữ thông tin đất đai đang từng bước được hiện đại hóa Công nghệ GIS phát triển đã cung cấp khả năng mới cho việc sử dụng
bản đồ địa chắnh, đó là xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên cơ sở các loại bản
đồ dạng số, đặc biệt là bản đồ địa chắnh, giúp cho việc xử lý, quản lý và khai thác thông tin đất đai có hiệu quả Ở địa phương, 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 90% số huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và gần 80% số đơn vị hành chắnh cấp xã hoàn
thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 [8]
- Cơ chế thuê đất để thực hiện dự án đầu tư giữa tô chức kinh tế, hộ gia đình,
cá nhân với tô chức, cá nhân nước ngoài vẫn còn tạo ra sự bất bình đăng không chỉ về kinh tế mà cả trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vẫn là một trong
những vấn đề vướng mắc ở nhiều địa phương, làm chậm tiến độ triển khai nhiều đự án đầu tư, chưa tạo được sự đồng thuận giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư và chắnh quyền địa phương
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tổ cáo về quản lý và sử dụng đất đai chưa tương xứng Các vi phạm, tranh chấp về đất đai tuy có giảm nhưng lại diễn biến phức tạp, đặc biệt tình trạng tham nhũng trong quản lý đất đai vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương, nhưng một số vụ việc chưa được thanh tra, phát hiện và xử lý kip thời Ý thức chấp hành pháp luật của người dân, kế cả cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan quản lý đất đai các cấp chưa nghiêm, mức độ sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai còn nhiều [8]
Trang 24Huyện Quảng Ninh có vị trắ địa lắ từ 1704 đến 1726 vĩ độ Bắc và từ 106ồ17' đến 106ồ48' d6 kinh Đông, là nơi hẹp nhất nước Việt Nam với chiều dai
theo đường chim bay khoảng 50 km, có ranh g1ới:
- Phắa Bắc giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới;
- Phắa Nam giáp huyện Lệ Thủy; - Phắa Đông giáp biến Đông:
- Phắa Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
Là cửa ngõ phắa Nam thành phố Đồng Hới có các tuyến giao thông Bắc - Nam gồm đường bộ, đường sắt đi qua nên huyện Quảng Ninh có nhiều cơ hội thuận lợi trong việc phát triển kinh tế
Voi vi tri địa lắ thuận tiện như vậy, tạo cho huyện có điều kiện thuận lợi hơn để
phát triển sản xuất hàng hóa, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, phát triển nhanh những
ngành kinh tế mũi nhọn, sớm hòa nhập xu thế chung của cả tỉnh
BẢN ĐỔ HÀNH CHÍNH HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
LOẾ BX - = 8ặ Ọ.Y hse suf 199 ềỦ sad as wt xi 2 +ỞỀ c^ ,tó,t<: BIEN DONG ể Sra) ` Sa SEN _# ah, ệ SGD g Le SOS a = Ổ Huyệa ly Xã, phườ*ag, thạ tran Tắnh lớ Đường bờ biển Ar, Q Le SSag, bo Raah pect quốc gia
Rash giới huyệa
Ranh giới xú, phường thạ trần Đườaa Hồ Chắ Minh QL 1A Đường sé& Be xO ex ae) Be is TE SF ea rot J9 Adie
Hình 3.1 Bản đồ hành chắnh huyện Quảng Ninh, tinh Quang Binh * Địa hình địa mạo
Huyện Quảng Ninh nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, nghiêng từ Tây sang Đơng Tồn huyện có thê phân chia thành bốn dạng địa hình chắnh:
- Địa hình vùng rừng núi cao: Dạng địa hình này ở sát biên giới Việt - Lào,
chiếm 57% diện tắch tự nhiên, với nhiều lâm sản quý hiếm Địa hình có đặc điểm là
núi cao chạy theo hướng Bắc - Nam, trong đó đan xen một số khỗi núi đá vôi; độ cao trung bình vùng núi từ 300 - 500 m, có một số đỉnh cao trên 1.000 m như đỉnh U Bò - Ba Rèn Do núi cao nằm gần biển nên sườn dốc và bị chia cắt lớn, nhưng nhờ lớp phủ thực vật còn khá nên hạn chế một phân tốc độ dòng chảy lũ
Trang 25- Dia hinh ving go déi: La phan tiép gidp dia hinh nui cao tir Bac vao Nam, gồm các quả đôi hình bát úp liên tục chạy theo hướng Bắc Nam, có độ cao từ 50 Ở
100 m, độ đốc từ 5 - 25ồ, sườn đồi ắt bị chia cắt Dạng địa hình này chiếm 26,7%
diện tắch tự nhiên là nơi có nhiều thuận lợi trong việc trồng rừng lấy gỗ, trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao (cao su, thông, tiêu ), chăn nuôi đại gia súc
- Địa hình vùng đồng bằng: Chiếm 9,5% diện tắch, là vùng đồng bằng hẹp năm giữa vùng đôi và vùng cát ven biển Vùng đồng bằng với đặc điểm có độ cao từ 0,5 Ở 5 m, tương đối bằng phẳng Do địa hnh vùng thấp trũng, hàng năm thường bị ngập lũ và phù sa bồi đắp nên đất có độ phì tự nhiên cao Đây là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện
- Địa hình vùng cát ven biển chiếm 6,7% diện tắch tự nhiên và có chiều dai
19,6 km; có độ cao từ 5 - 20 m, thuận lợi cho việc phát triển du lịch Do trong vùng cát có nguôn nước ngầm khá dồi dào nên phù hợp các mô hình trang trại chăn nuôi
kết hợp với nuôi trông thủy sản và trồng rừng [17] [21]
* Khắ hậu thủy văn
Quảng Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khắ hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và Nam Nhiệt độ bình quân 24,5 - 25ồC, lượng mưa bình quân khoảng 2.100 - 2.200 mm, mỗi năm có 2 mùa rõ rét [17], [21]
Mùa khô thường từ tháng 3 đến hết tháng 8 hàng năm, có nhiệt độ trung bình từ 26,5 - 27ồC, nhiệt độ cao nhất có khi dén 39ồC Do nền nhiệt cao, lượng mưa chỉ chiếm 20 - 30% tổng lượng mưa cả năm Trong mùa khô có gió mùa Tây - Nam, sau khi vượt qua lục địa Thái - Lào bị hút mất độ âm cho nên thường gây khô hạn, làm các hồ đập nhỏ bị cạn nước; đồng thời vào mùa khô nước mặn xâm nhập vùng hạ lưu các sông
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình 22 - 23ồC, thấp nhất vào tháng 1, có khi đến 10ồC Lượng mưa trong mùa này thường chiếm 65 - 70% tông lượng mưa cả năm Lượng mưa cao nhất vào khoảng 15/9 - 15/11 hàng năm Do mưa lớn, địa hình rất đốc nên thường gây lũ lụt ở vùng thấp và lũ quét hai bên sông ở vùng núi
1.3.1.2 Tài nguyên đất đai
Toàn huyện có 5 nhóm đất chủ yếu, gôm:
- Nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 70% diện tắch tự nhiên, phân bố chủ yếu trên
địa hình vùng núi có độ cao 500 m trở lên Nhóm đất này phát triển trên các loại đá Macmasilic, đá phiến sa, đá phiến sét Do phân bố trên vùng núi, lớp phủ thực vật còn khá nên độ phì tự nhiên còn tốt
Trang 26và đât phù sa được bôi đặp Là nơi trông cây công nghiệp dài, ngăn ngày, cây ăn quả và đông cỏ chăn nuôi chắnh của huyện
- Nhóm đất mặn, đất phèn và glây (lầy thụt) chiếm 3,8% diện tắch tự nhiên
phân bố ở vùng đồng băng ven sông Long Đại và Kiến Giang; hang năm được phù sa bồi đắp nên khá màu mỡ, nhưng do nước mặn xâm nhập trong mùa khô nên đất bị chua phèn Hiện nay nhờ được đầu tư các công trình thủy lợi ngăn mặn và hỗ chứa cung cấp nước cho sản xuất hai vụ, nên đây là vùng lúa có năng suất cao nhất của huyện và tỉnh Quảng Bình
- Nhóm đất cát ven biên chiếm 5,5% diện tắch tự nhiên Do cát có lượng SiO,
chiếm từ 97 - 99% nên rất nghèo dinh dưỡng và liên kết yếu, do đó thường xuyên di động, tạo ra hiện tượng cát bay, cát nhảy vào mùa gió Tây - Nam
- Đất khác chiếm 15,3% trong đó núi đá chiếm 13,7%, sông suối chiếm
1,6% Đâylà đất bạc màu bị rửa trôi nên không phù hợp với trồng cây các loại [21]
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.2.1 Tình hình kinh tế
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta
về phát triển nền kinh tế nhiều thành phân theo cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, nền kinh tế của huyện Quảng Ninh đã có bước phát triển khá Đời sống
ngày càng được cải thiện nhờ chuyên dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, theo hướng tăng
giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển nông nghiệp toàn diện
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của huyện 2011 - 2015
Đơn vị tắnh: Triệu đông Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Nông Ở Lâm - Thuy san 831.693 860.075 | 855.642 | 860.302 | 865.324 Công nghiệp - 583.342 676.229 | 827.856 | 840.125 | 850.741 xay dung Dich vu 376.419 442.989 | 488.174 | 501223 | 510.104 Tổng số 1.791.454 | 1.979.293 | 2.171.672 | 2.201.650 | 2.226.169 (Nguôn: Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh 2011 Ở 2015)
Trang 27m Nong - Lam - Thuy san
# Công nghiệp - Xây dựng @ Dich vu
Hinh 3.2 Co cau kinh té cia huyện Quảng Ninh năm 2015 1.3.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế Ở xã hội
Về điều kiện tự nhiên
* Thuận lợi:
- Quảng Ninh có điêu kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường thuận lợi cho việc phát triển một nên kinh tế tông hop đa dạng, bền vững gôm có: công
nghiép - tiêu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và sản xuất nông - lâm - ngư
nghiép
- Tài nguyên thiên nhiên: Ở phắa Tây huyện có núi đá vôi dùng đề sản xuất vật
liệu xây dựng; có silicat ở các xã ven biến là nguôn nguyên liệu để phát triển công
nghiệp thủy tình Bờ biển dài 25 km có một số bãi tắm biển sạch, đẹp, có núi thần
Dinh, có thể hình thành các khu du lịch - dịch vụ
- VỆ tài nguyên rừng: Diện tắch đất lâm nghiệp có 99.811,67 ha, chiếm
52,21% diện tắch đất tự nhiên toàn huyện chiếm tỷ trọng khá lớn trong sản xuất
nông lầm nghiệp, với độ che phủ của rừng là 78%, có trữ lượng trên 4,3 triệu m Đỗ
Rừng còn có nhiêu loại gỗ quắ và nhiêu lâm sản khác như song, mây
- Ngoài ra huyện Quảng Ninh còn có nguôn tài nguyên nhân văn trắ tuệ phong phú, cùng với truyền thống lao động cân cù sáng tạo của nhân dân, sẽ tạo ra động lực thúc đây sự phát triển kinh tế của huyện trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoả nông nghiệp nông thôn
* Khó khăn:
Trang 28- Môi trường sinh thái bị chiến tranh và thiên tai tàn phá, mặt khác bị áp lực dân số tăng nhanh, một số tài nguyên khai thác chưa có kế hoạch nên hiệu quả không cao
Về điều kiện kinh tế - xã hội * Thuận lợi:
- Trong những năm qua huyện Quảng Ninh đã có những nỗ lực phẫn đấu
vươn lên trong quá trình phát triển kinh tế Nền kinh tế từng bước thắch ứng với cơ
chế mới, tiếp tục ôn định và có bước tăng trưởng khá Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
phát triển đúng hướng, nông - lâm - ngư nghiệp có tỷ trọng giảm đần, công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ có tỷ trọng tăng dần Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn từng bước được tập trung đầu tư đúng hướng, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển gắn với quá trình phân công lại lao động nông nghiệp, nông thôn Các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hoá phát triển nhanh, góp phần cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thôn
- Nguồn lao động déi dào với đức tắnh cần cù, chịu khó là một nguồn lực
quan trọng đề xây dựng các ngành kinh tế của huyện ngày càng phát triển
- Hệ thống cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm, kênh mương thủy lợi, từng bước được đầu tư phát triển Đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt
* Khó khăn:
- Nền nông nghiệp vẫn chưa thoát ra khỏi phương thức canh tác độc canh, tỷ
suất hàng hố thấp và chưa ơn định Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành
nghê còn chậm
- Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, phát huy hiệu quả chưa cao Ứng dụng tiễn bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất đang còn chậm
- Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khu dân cư đô thị, nông thôn, khu công nghiệp, khu kinh tế, các làng nghè, v.v chưa được quan tâm đầu tư đúng mức
- Nguôn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phô thông, lao động được qua đào tạo ắt nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện
Trang 29CHUONG 2
MUC TIEU, NOI DUNG VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU 2.1 MUC TIEU CU THE
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý đất ở tại huyện Quang Ninh theo
Luật Đất năm 2003 và đối chiếu với Luật đất đai năm 2013
- Đề xuất được các giải pháp tăng cường công tác quản lý đất ở phù hợp với Luật đất đai năm 2013 và đặc điểm của huyện Quảng Ninh
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quảng Ninh anh hướng đến tình hình quản lý đất ở - Tìm hiểu thực trạng quản lý đất ở của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2011 Ở 2015 - Đánh giá chung về thực trạng quản lý đất ở trong những năm qua tại huyện Quang Ninh
- Đề xuất các kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm khai thác, quản lý, phát triển
quỹ đất ở hợp lý và có hiệu quả hơn 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập thông tỉn, số liệu, tài liệu - Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp:
Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan nhà nước, các trung tâm sự nghiệp: UBND tỉnh, sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, phng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê huyện, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, UBND các xã, thị tran
- Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp:
+ Phỏng vẫn nội dung liên quan đến quản lý đất ở tại một số điểm trung tâm của các xã Võ Ninh, Gia Ninh, Lương Ninh và thị trấn Quán Hàu (100 mẫu phiếu điều tra trong đó thị trần Quán Hàu 29 hộ, xã Lương Ninh 24 hộ, xã Võ Ninh 27 hộ
và xã Gia Ninh 20 hộ) Tại địa bàn các xã, thị tran nói trên việc giao dịch về chuyển
nhượng, chuyên quyền đất ở diễn ra sôi động hơn so với các địa bàn khác trong toàn huyện
Trang 302.3.2 Phương pháp phân tắch, thống kê, tông hợp và xử lý số liệu
- Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được và kết quả điều tra, tiến hành
lựa chọn, phân tắch tổng hợp những thông tin liên quan đến đẻ tài; thống kê và xử lý số liệu theo mục đắch, nội dung nghiẹn cứu
- Phương pháp so sánh: So sánh một số chỉ tiêu, định mức về quản lý đất ở để đưa ra phương pháp quản lý đất ở hợp lý
- Phương pháp phân tắch: Là kết quả các số liệu đã thu thập được, tiến hành phân tắch mối quan hệ của các số liệu đó nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá
chắnh xác cho đề tài
- Sử dụng phần mềm Excel để thống kê, so sánh
2.3.3 Phương pháp biểu đồ và hình ảnh
Minh họa bản đô, biểu đồ và hình ảnh liên quan đến đề tài nghiên cứu đề làm
Trang 31CHUONG 3
KET QUA NGHIEN CUU VA THAO LUAN
3.1 HIEN TRANG SU DUNG DAT TREN DIA BAN HUYEN QUANG NINH NAM 2015
Tổng điện tắch tự nhiên của toàn huyện năm 2015 là 119.418,20 ha, chiém 14,93% tong dién tich dat tu nhién toan tinh, mat d6 binh quan 75 người/kmẼ Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 109.206,20 ha chiếm 91,45 % tông diện tắch tự nhiên - Đất phi nông nghiệp: 6.929 58 ha chiêm 5,80 % tông diện tắch tự nhiên
- Đất chưa sử dụng: 3.282,42 ha chiêm 2,75% tong dién tich tu nhién
Quỹ đất tự nhiên của huyện phân bố không đồng đêu theo đơn vị hành chắnh
Đơn vị có diện tắch lớn nhất là xã Trường Sơn 77.961,78 ha, xã Trường Xuân
15.645,56 ha và các đơn vị có diện tắch nhỏ là Thị trân Quan Hau 330,65 ha, xa
Luong Ninh 539,75 ha Đất phi nông _ Đâtchưa sử nghiệ
Hình 3.3 Cơ cầu sử dụng đất của huyện Quảng Ninh năm 2015 * Đất phi nông nghiệp
Hiện trạng năm 2015 có 6.929 58ha đất phi nông nghiệp, chiếm 5,80% tông diện tắch đất tự nhiên Diện tắch và cơ cau các loại đất phi nông nghiệp được thể
Trang 32Bảng 3.2: Diện tắch, cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp Loại đất Mã Diện tắch | Cơ cấu (ha) (%)
Tổng diện tắch đất phi nông nghiệp 6.929,58 100
1 Dat quéc phong CQP 136,82 1,97
2 Dat an ninh CAN 1,72 0,02
3 Đất khu công nghiệp SKK 18.91 0.27
4 Đất khu chế xuất SKT
5 Đất cụm công nghiệp SKN
6 Dat thuong mai, dich vu TMD 11,59 0,17 7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 44,95 0,65 8 Dat str dụng cho hoạt động khoáng sản SKS
pn tiên hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp DHT 3.233,25 46.66
10 Đất có di tắch lịch sử, văn hóa DDT 139.02 2.00
11 Đất danh lam thắng cảnh DDL
12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 4.74 0.07
13 Đất ở tại nông thôn ONT 557,81 8,05
14 Đất ở tại đô thị ODT 27.57 0.40
15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 12,87 0,19
1ó Đất xây đựng trụ sở của tô chức sự nghiệp DTS 2.20 0.03
17 Đất cơ sở tôn giáo TON 0.35 0.005
(Nguôn: Phòng Tùi nguyên và Môi trường huyện Quảng Ninh)
* Đất ở tại nông thôn
Hiện trạng năm 2015 toàn huyện có 557,81 ha đất ở tại nông thôn, chiếm
8,05% diện tắch đất phi nông nghiệp Xã có diện tắch đất ở tại nông thôn lớn nhất là
xã Vạn Ninh với 56,03 ha, xã có diện tắch đất ở tại nông thôn nhỏ nhất là xã Hải Ninh voi 26,86 ha
* Đất ở tại đô thị
Hiện trạng năm 2015 có 27,57 ha đất ở tại đô thị, chiếm 0,40% diện tắch đất
phi nông nghiệp Diện tắch đất ở tại đô thị là phần diện tắch đất ở tại thị trấn Quán
Trang 33* Dat chia sir dung
Đến ngày 01/01/2015 diện tắch đất chưa sử dụng còn lại của huyện là
3.282,42 ha chiếm 2,75% diện tắch tự nhiên, trong đó:
- Đất bằng chưa sử dụng là 543,93 ha chiếm 0,39% diện tắch đất chưa sử dụng
- Đất đổi núi chưa sử dụng là 3.082,67 ha chiếm 2,23% diện tắch đất chưa sử
dụng
- Núi đá không có cây 167,40 ha chiếm 0,13% diện tắch đất chưa sử dụng Cơ cấu diện tắch đất huyện Quảng Ninh có 5 đối tượng sử dụng đất chắnh đó là: hộ gia đình cá nhân, UBND xã, tô chức kinh tế, tổ chức khác và cơ quan, don vi Nha nước Trong đó hộ gia đình cá nhân sử dụng 13.159,85 ha chiếm 11,04% tổng diện tắch đất tự nhiên toàn huyện chủ yếu đất ở và đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình cá nhân
3.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUAN LY DAT O TAI HUYEN QUANG NINH 3.2.1 Đánh giá tình hình quản lý đất ở tại huyện Quảng Ninh
Có thê nói sự ra đời của Luật Đất Đai năm 2003 và mới đây là Luật Đắt đai
năm 2013 một mặt đã nói lên sự phức tạp, nóng bỏng và cực kỳ nhạy cảm của lĩnh vực đất đai song mặt khác cũng thể hiện được sự cố gang kịp thời trong việc đưa ra các chủ trương, chắnh sách liên quan đến đất đai của Đảng ta
Luật đất đai năm 2003 đã nhanh chóng đi vào cuộc sống kèm theo hàng loạt các văn bản hướng dẫn liên quan Nhờ đó công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện đã đi vào nề nếp, hạn chế các tiêu cực nảy sinh trong quá trình quản lý đất
trên địa bàn huyện đồng thời đã hoàn thành về cơ bản những kế hoạch lớn của
ngành Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì những bất cập trong quản lý đất càng lớn và gặp nhiều khó khăn trong quản lý, tranh chấp khiếu nại
ngày càng tăng, điều đó đã được Đảng và nhà nước nhận thấy và đã thực hiện điều chỉnh bằng Luật Đất đai 2013
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh Quảng Bình, công
tác quản lý đất đai nói chung và đất ở nói riêng tại huyện Quảng Ninh đã từng bước
đi vào nề nếp, hạn chế được những tiêu cực phát sinh Trong công tác quản lý đất ở trên địa bàn huyện cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ của ngành, tỉnh và được thê hiện ở
13 nội dung sau:
3.2.1.1 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất ở
Thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng
Chắnh phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, cùng các văn bản của
Trang 34Bình thực hiện việc quản lý và sử dụng đất, UBND huyện Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện như:
+ Quyết định số 45/HĐND về việc thông qua số liệu quy hoạch sử dụng đất huyện Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
+ Quyết định số 1693/QĐĐ - CTUB ngày 14/09/2005 của Chủ tịch UBND
huyện Quảng Ninh về việc ban hành quy định hạn mức giao đất ở, công nhận đất ở
đối với từng trường hợp thửa đất có vườn, ao cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
huyện
+ Quyết định số 1693/QĐ-CT ngày 14/9/2005 của Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh về việc thành lập Văn phòng Đăng ký quyên sử dụng đất;
+ Chỉ thị số 12/2006/CT-UBND ngày 15/11/2006 về việc khắc phục yếu
kém, sai phạm tiếp tục đây mạnh thực hiện Luật Đất đai 2003;
+ Quyết định ban hành Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuân TCVN
ISO 9001:2008 về hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chắnh thuộc lĩnh vực Tài
nguyên và Môi trường của UBND huyện Quảng Ninh, trong đó có Quy trình cấp Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất;
+ Kế hoạch liên ngành số 26ó/KHLN/TP-ĐTNĐ ngày 12/7/2004 của Phòng Tư pháp và Phng Tài nguyên - Môi trường về phối hợp tuyên truyền, phô biến Luật
Dat đai 2003
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, UBND huyện Quảng Ninh đã có nhiều văn bản chấn chỉnh các xã, phường, đơn vị, cá nhân liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn; đã có nhiều văn bản đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện Nhờ vậy, UBND huyện đã giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến đất ở
giúp công tác quản lý đất ở dần đi vào nề nếp, có hiệu quả hơn phù hợp với mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
3.2.1.2 Xác định địa giới hành chắnh, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chắnh, lập bản đồ hành chắnh
Hồ sơ địa giới hành chắnh là một tài liệu quan trọng, là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quản lý Nhà nước về hành chắnh lănh thô trong phạm vi cả nước [10]
Đây là nội đung nhăm xác lập ranh giới các đơn vị hành chắnh, tạo ra khung quy định diện tắch giữa các cấp, các đơn vị về việc xác định ranh giới rõ ràng, chắnh xác sẽ
tránh được hiện tượng tranh chấp địa giới hành chắnh giữa các cấp và các đơn vị.Thực
hiện Chỉ thị 36ó4/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Thủ tướng Chắnh phủ) về việc thành lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chắnh các cấp,
Trang 35Quang Binh vé viéc công bỗ diện tắch tự nhiên các huyện, thị xã, xã, phường, thị trần; huyện Quảng Ninh đã thống nhất rõ ràng không xảy ra tranh chấp [33] Dýới su chi dao cua UBND tinh Quảng Bình, UBND huyện Quảng Ninh cùng các huyện giáp ranh: Lệ Thủy, Bồ Trạch và thành phố Đồng Hới, đã tiến hành hoạch định lại ranh giới trên cơ sở tài liệu đo đạc 299/T'Tg và đo đạc chỉnh lý bé sung Nam 2005, các cơ quan, đơn vị có chức năng đã xác định lại địa giới hành chắnh của Quảng Ninh tại khu vực xã Lương Ninh tiếp giáp với phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới
Hiện tại, địa giới hành chắnh giữa huyện Quảng Ninh với các huyện, thành phố giáp ranh và địa giới giữa các xã, thị trấn trong huyện đã được thống nhất rõ ràng, xác định rõ trên bản đồ cột mốc địa giới hành chắnh và được mô tả chi tiết trong hồ sơ Hồ sơ địa giới hành chắnh của huyện được bảo quản và sử dung theo đúng quy định của Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 16/9/1994 của Chắnh phủ Hàng năm Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình có công văn về việc kiểm tra hồ sơ, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chắnh, Phòng Nội vụ có báo cáo công tác kiểm tra và thực hiện hồ sơ, mốc địa giới hành chắnh trên thực địa tại địa phương Trường hợp mốc địa giới hành chắnh bị xê dịch, hỏng hóc đã kịp thời báo cáo trình UBND tỉnh để kịp thời sửa chữa phục vụ cho công tác quản lý Nhắ nước về đất đai Kết quả hồ sơ địa giới hành chắnh các cấp được giao nộp lưu trữ, quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật [12]
Trang 36II Tân Ninh 1.156,75 28,94 2,50 12 Van Ninh 2.905,49 45,38 1,56 13 Duy Ninh 777,37 34,63 4.45 14 Trường Xuân 15.590,32 23,77 0,15 15 Truong Son 77.427,86 29,51 0,04
(Nguôn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Ninh)
3.2.1.3 Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa
chắnh, bản đồ hiện trạng sử dụng đât và bản đồ quy hoạch sử dụng đât ở
Đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất dai,
trên cơ sở đó Nhà nước mới nắm chắc được toàn bộ quỹ đất đai, thông tin tới từng
thửa đất cả về số lượng lẫn chất lượng Qua đó Nhà nước mới có phương hướng, chắnh sách sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất có hệ thống, có căn cứ khoa học trên phạm V1 cả nước và từng vùng, từng địa phương [I]
Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chắnh, lập hồ sơ địa chắnh của huyện Quảng Ninh trong những năm qua đã đáp ứng được các yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đến nay, trên địa bàn huyện Quảng Ninh có 15/15 xã, thị trấn đã tô chức đo đạc lập xong bản đồ địa chắnh chắnh quy tổng số 438 tờ với tỷ lệ 1/1.000; ty lệ 1/2.000, trên đó thê hiện chắnh xác hình dang, vi tri, ranh gidi, diện tắch và một số thông tin khác của thửa đất trong một đơn vị hành chắnh xã phường: từng thửa đất được đánh số thửa, diện tắch, loại đất Ngoài ra, trên bản đồ còn thể hiện rõ hệ thống giao thông như đường bộ, đường sắt và một số địa vật đặc trưng
Qua số liệu bảng 3.9 cho thấy huyện Quảng Ninh hồn thành cơng tác đo đạc, lập bản đồ địa chắnh cho 15 xã, thị trấn với tổng số 438 tờ và bản dé tỷ lệ
1/2000 là 348 tờ, bản đồ tỷ lệ 1/1000 là 90 tờ Tất cả các bản đồ này đều được vẽ
năm 2005 và nghiệm thu kết quả năm 2006 Hiện nay tất cả các xã, thị tran trong huyện đều sử dụng bán đồ địa chắnh làm cơ sở cho công tác dồn điền đổi thửa, cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất và giải quyết các vụ tranh chấp đất đai
Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, theo định kỳ 5 năm 1 lần trên phạm vi toàn huyện Thực hiện tong kiém kê đất đai năm 2010, huyện Quảng Ninh đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho cả huyện và 15 xã, thị tran
Về bản đồ quy hoạch sử dụng đất, đối với các đơn vị đã triển khai lập quy
hoạch sử dụng đất đều xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo đúng hướng dẫn về chuyên môn của ngành Đến nay, toàn huyện đã triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất và lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cho 100% đơn vị cấp xã
Trang 37Việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Quảng Ninh trong giai đoạn 2001 - 2010 đã được triển khai khá đồng bộ từ cấp huyện đến các xã, thị trấn Hiện tại, đang thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) của huyện và 15/15 xã, thị
tran [9], [10]
Về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, định hướng sử dụng đất đến năm
2020 của thị trắn Quán Hàu đã được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt tại Quyết
định số 3593/QĐ-UBND ngày 14/12/2009
Về quy hoạch xây dựng, 100% số xã, thị trấn đã có quy hoạch khu dân cư trung tâm và các điểm dân cư đô thị, nông thôn Giai đoạn 2005 - 2010, UBND tỉnh
đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cho các xã, thị tran
3.2.1.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đắch sử dụng dat
* Công tác giao đất ở
Thực hiện Nghị định 64/CP, Nghị định 88ậ/CP, Nghị định 60/CP về giao đất, Nghị định 85/CP và Chỉ thị 245/TTg về cho thuê đất, công tác giao đất, cho thuê đất
trong thời gian qua đã có nhiều cải tiến, thủ tục đơn giản, đáp ứng yêu cầu của người dân Tắnh đến cuối năm 2015, huyện đã giao cho 1.154 trường hợp theo các đối tượng sử dụng với tổng diện tắch đất là 36.385,78 mắ đất ở Kết quả giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Quảng Ninh qua bảng 3.4
Bang 3.4 Kết quả giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Quảng Ninh giai đoạn 2011 Ở 2015 Năm Số trường hợp đã giải quyết Diện tắch (mỢ) 2011 109 63.547,00 2012 392 82.423.00 2013 212 48.306,44 2014 259 64.512,77 2015 182 47.596,52 Tong 1.154 306.385,73 (Nguôn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Ninh)
* Nhận xét chung: qua bảng 3.4 cho ta thấy rằng kết quả giao đất ở cho hộ gia
đình, cá nhân năm 2011 là 63.547,00 đến năm 2012 tăng lên là 82.423,00 mắ và đến
năm 2013 lại giảm xuống con 48.306,44 mỖ; nim 2014 tăng lên là 64.512,77 mỖ va
Trang 38* Cho thuê đất: Cùng với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, sự đa dạng của các thành phân kinh tế nên việc các tổ chức thuê đất sản xuất kinh doanh số lượng ngày càng nhiều Trong giai đoạn 2011 - 2015 huyện đã giao cho 29 hộ gia đình, cá nhân
thuê đất với tổng diện tắch 73.364.3 mỢ Kết quả thuê đất của huyện năm 2011 - 2015
được thê hiện qua bảng
Bảng 3.5 Kết quả cho thuê đất của huyện Quảng Ninh giai doan 2011Ở 2015 Năm Trường hợp Diện tắch (mỢ) 2011 07 14.5052 2012 07 28.617,7 2013 05 7.482 2014 05 17.430,3 2015 05 5.329,1 Tổng số 29 73.364,3
(Nguôn: Phòng Tùi nguyên và Môi trường huyện Quảng Ninh)
Một trong những khó khăn trong thời gian qua là việc thu hồi đất, bôi thường,
giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người có đất bị thu hồi Nhìn chung việc thu hồi
đất của các tô chức, cá nhân sử dụng đất trái pháp luật và giải tỏa thực hiện công trình được tiễn hành thường xuyên Song vấn đề thu hồi đất của các cá nhân để xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị thuộc các dự án trọng điểm vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về định giá đất còn thấp, giải quyết vẫn đề
giá trị bồi thường còn chưa hợp lý và thống nhất, thời gian bồi thường, giải tỏa kéo
dài, không đứt điểm làm chậm tiến độ đầu tư và trong cùng một thời gian có nhiều dự án triển khai với quy mô đáng kể Quỹ đất ở thu hồi được thê hiện qua bảng sau:
Bảng 3.6 Quỹ đất ở thu hồi phục vụ các mục đắch phát triển kinh tế xã hội Diện Ả sự Năm th tắch Tông Bia
TTỊ ỔTen dyn Dia diém "hiên | thu hdi | tri đến bù (ha) (t đồng)
1 | Hồ Rào Đá Trường Xuân | 2010-2012 | 1.20 2.400
Hồ h L2 r T r
2 |2 CUAHUVC 08" | Vinh Ninh | 2010-2012 | 5270 | 105,400 Trau
ĩa đi 5 Quan Hau,
3 | Kau nghia dia Quan Hau - Vinh Ninh Vinh Ninh 2011 6.44 1,900 Khu Céng nghié án Hè
4 | Khu Công nghiệp Tay Bac Luong Ninh, Quan Hau, | 2011.2015 | 6228 | 25,000
Trang 39Quan Hau Vinh Ninh Mở rộng đường Xuân Ninh, 5 | Xuan Ninh Ổ 2011 6,20 13,640 ` Ẽ Trường Xuân -Truong Xuan
ó | Khu dat dau gia Xuân Ninh Xuan Ninh 2012 0.74 0.777 7_ | Khu dân cư Quan Hau Quán Hàu 2012 6.23 12,500 Hệ thống điện Lang 8 | thanh niên lập nghiệp | Trường Xuân 2012 0,01 0,050 Trường Xuân Mở rộng Nhà máy 9 | xi mắng Vạn Ninh 2013 0.54 1.764 Áng Sơn
jo | She Tái định cư Ang Son Van Ninh | 2012-2014 | 5,24 3.5
jy | leo quy dato Hien | ian Ninh Ninh 2013 0,60 0,620 T ~ ah, 2
12 | 120 guy dat ở Truong Xuan Trường Xuân 2013 1,26 0,760 13 | Tra Thực nghiệm thuỷ sản Hải Ninh 2013 5.10 0.200
Điện Nông thôn 2 Trường Xuân
14 | xã: Trường Xuân, one ANAM | 2013-2014 0,05 0,420
wk Hién Ninh
Hién Ninh
Điện Nông thôn 3 Gia Ninh, Vinh
15 | xã: Gia Ninh, Vĩnh Ninh, Vạn 2014 0,03 0,350
Ninh, Van Ninh Ninh
16 | Cụm Hồ Điều Gà Vĩnh Ninh 2014 1,10 0,600
17 | Trai Thực nghiệm Hoa Vĩnh Ninh 2014 1.00 0.400
Khu đất XD nhà máy
I8 | may công nghiệp Quán Hàu 2014 0.45 0.860 S&D, Quan Hau
19 | Mở rộng QL1 Quán Quán Hàu, 2013-2015 2,58 45,500
Trang 40
Hau-Luong Ninh Luong Ninh Đầu tư đường QL1 Gia Ninh 20 | tránh lũ đoạn Gia ee 2013-2014 | 35,88 11,000
Ninh Ở Võ Ninh Vo Ninh
21 | Khu tái định cư QLI Võ Ninh 2014 0.95 0.920 22 | Dường Núi Thân Dinh Trường Xuân | 2014-2015 | 2,32 2,200
Di đời 26 hộ bị ô
23 | nhiễm xung quanh Vạn Ninh 2014-2015 | 8,95 29,500
nha may Ang Son
Đường Hà Thiệp Ở
24 Bắc Ninh | ỉ Võ Nin 6 Ninh 2014-201 0 015 1,92 9 0,650 Hạ tầng khu ở mới h 2015 1,20 0,597
25 | Bau Dung Van Nin
Khu dan cu Ha 6 Ninh 201 2
26 | Thiệp- Bắc Ninh Võ Nin 015 97 0,975 Nâng cấp đường
QL1 cũ đến QLI
mới, nối TK3 và Quán Hàu 2015 0.25 0.410
TK4 thi tran Quán
27 | Hau
Khu dat dau gia án Hà 2015 0.14 0.034
28 | quyên sử dụng đât Quan Hau ồ ồ
Tổng cộng 208,33 | 262,917
(Nguôn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Ninh)
3.2.1.6 Đăng ký quyền sử dụng đất ở, lập và quản lý hồ sơ địa chắnh, cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đâầt ở
* Công tác đăng ký quyền sử dụng đất ở, lập và quản lý hồ sơ địa chắnh
Công tác đăng ký về nhà ở và đất ở là thủ tục đầu tiên để được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ở theo Luật Đất đai năm 1993 Số địa chắnh được lập nhằm đăng ký toàn bộ diện tắch đất đai được Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và diện tắch các loại đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng: làm cơ sở để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đất đai theo dung pháp luật [2]
Đăng ky quyén sử dụng đất ở là thủ tục pháp lý nhăm xác lập mỗi quan hệ pháp lý