1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VIỆT NAM, NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC

17 812 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 49,62 KB

Nội dung

Khí hậu Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt theo phân loại khí hậu Köppen với miền Bắc và Bắc Trung Bộ là k

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

-BÁO CÁO MÔN HỌC CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

TÊN CHUYÊN ĐỀ : TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VIỆT NAM, NHỮNG THUẬN

LỢI VÀ THÁCH THỨC

Nhóm 5 Nguyễn Lê Minh Thư Phan Thị Cẩm Tiên Nguyễn Chí Cường Nguyễn Trương Duy Khương

Đồng Tháp, ngày 15 tháng 11 năm 2017

Trang 2

Mục lục

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I : CỞ SỞ LÝ THUYẾT 3

2.1 Khái niệm tài nguyên 3

2.2 Khái niệm khí hậu 4

2.3 Tài nguyên khí hậu 4

2.4 Tổng quan việt nam 4

2.4.1 Vị trí địa lý 4

2.4.2 Địa hình 4

2.4.3 Khí hậu 4

CHƯƠNG II:TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VIỆT NAM 5

3.1 Tài nguyên khí hậu ở việt nam 5

3.1.1 Tài nguyên bức xạ - nắng 5

3.1.2 Tài nguyên nhiệt 5

3.1.3 Tài nguyên ẩm 7

3.2 Đánh giá chung về tài nguyên khí hậu 8

3.3 Phân hạng các khu vực tài nguyên khí hậu 10

3.4 Thuận lợi và thách thức của tài nguyên khí hậu việt nam 12

3.4.1 Thuận lợi của khí hậu Việt Nam 12

3.4.2 Thách thức của khí hậu Việt Nam 13

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 15

Danh mục bảng Bảng 2.1 : Phân hạng các khu vực địa lý theo tài nguyên và điều kiện khí hậu 10

Trang 3

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

Các yếu tố khí hậu có vai trò to lớn trong đời sống và sự phát triển của sinh vật

và con người Tác động của khí hậu đến con người, tốc độ phát triển của sinh vật và tăng trưởng sinh khối Trong giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế và giao lưu

xã hội, khí hậu, thời tiết đang trở thành một dạng tài nguyên vật chất quan trọng của con người.Khí hậu thích hợp tạo ra các khu vực du lịch, nuôi trồng một số sản phẩm động thực vật có giá trị kinh tế cao (hoa, cây thuốc, các nguồn gen quý hiếm khác Ngược lại, nhiều hoạt động thiếu tính khoa học của con người đã tác động trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu, làm cho các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan như xoáy thuận nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán và những sóng nhiệt ngày càng gia tăng,

đe dọa đáng kể tới sự phát triển bền vững

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, những đặc điểm khí hậu của Việt Nam rất phức tạp Trên phần lớn lãnh thổ Việt Nam, hầu như nơi nào cũng phải chịu ảnh hưởng của những bất thường do khí hậu, thời tiết với những mức độ khác nhau

Trang 4

CHƯƠNG I : CỞ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm tài nguyên

"Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người"

Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng.Người ta phân loại tài nguyên như sau:

Theo quan hệ với con người: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội

Theo phương thức và khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo

Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin

Tài nguyên thiên nhiên được chia thành hai loại: tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo:

Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v ) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v

Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau khi khai thác Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm

Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên tái tạo đặc biệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi giá trị của nhiều loại tài nguyên.Nhiều tài nguyên cạn kiệt trở nên quý hiếm; nhiều loại tài nguyên giá trị cao trước đây nay trở thành phổ biến, giá rẻ do tìm được phương pháp chế biến hiệu quả hơn, hoặc được thay thế bằng loại khác.Vai trò và giá trị của tài nguyên thông tin, văn hoá lịch sử đang tăng lên

Trang 5

2.2 Khái niệm khí hậu

Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần.Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lý, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa

2.3 Tài nguyên khí hậu

Tài nguyên khí hậu là nguồn lợi về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió… của một vùng nào đó mà có thể khai thác nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển, phát triển, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi hoặc phục vụ những mục đích phát triển của các ngành KT – XH

2.4 Tổng quan việt nam

2.4.1 Vị trí địa lý

Nước Việt Nam nằm ở đông nam lục địa châu Á, Bắc giáp nướcCộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dânLào và vương quốc Campuchia, Đông và Nam giáp Biển Đông (Thái BìnhDương), có diện tích 329.600 km2 đất liền, gần 700.000 km2 thềm lục địavới nhiều đảo, quần đảo

2.4.2 Địa hình

Địa hình của Việt Nam khá đặc biệt với hai đầu phình ra (Bắc bộ và Nam bộ) ở giữa thu hẹp và kéo dài (Trung bộ) Địa hình miền Bắc tương đối phứctạp.Địa hình Trung bộ với dải Trường Sơn trải dọc phía tây về giải đồng bằng hẹp ven biển Địa hình Nam Bộ bằng phẳng, thoải dần từ đông sang tâylà vựa lúa của cả nước, hàng năm đang tiếp tục lấn ra biển hàng trăm mét

2.4.3 Khí hậu

Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt theo phân loại khí hậu Köppen với miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan Đồng thời, do nằm ở rìa phía Đông Nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp

Trang 6

CHƯƠNG II:TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VIỆT NAM 3.1 Tài nguyên khí hậu ở việt nam

3.1.1 Tài nguyên bức xạ - nắng

Bức xạ - nắng là một dạng tài nguyên khí hậu cơ bản và quan trọng của nước ta.Các quy luật phân bố theo thời gian và không gian của dạng tài nguyên này:

Trực xạ

Là thành phần quan trọng nhất của cán bức xạ có sự biến đổi tuần hoàn ngày một cách rõ rệt Số liệu cho thấy trực xạ có giá trị cực tiểu vào ban đêm và cực đại vào lúc giữa trưa Tháng 7 là tháng có giá trị cực xạ cao nhất và cũng có sự biến đổi ngyaf theo quy luật đó

Bức xạ tổng cộng và cán cân bức xạ

Nhờ có độ cao mặt trời lớn và thời gian chiếu sang tương đối đồng đều, nên bức

xạ tổng cộng hàng năm đến được mặt đất trên khắp lãnh thổ nước ta khá dồi dào, đạt trong khoảng từ 100 – 170Kcal/cm2 và phân bố cũng khá đồng đều trong phạm vi cả nước Nhìn chung, bức xạ tổng cộng năm vẫn có sự giảm dần theo vĩ độ trong phạm vi

từ cực Nam Trung Bộ (Phan Thiết) đến đồng bằng Bắc Bộ Riêng đồng bằng Nam Bộ

có trị số bức xạ tổng cộng năm nhỏ hơn vùng Nam Trung Bộ Tham gia mạnh mẽ vào quá trình phân phối lượng bức xạ tổng cộng là đặc điểm địa hình, nhất là những địa hình có hiệu ứng rõ rệt với gió mùa đông Ví dụ: dãy Hoàng Liên Sơn đã ngăn chặn được ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên khu vực Tây Bắc có lượng bức xạ tổng cộng khá cao, hơn cả vùng Đông Bắc, duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ

Liên quan đến sự tăng cường ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc, cán cân bức xạ giảm đi rõ rệt theo vĩ độ.Độ cao địa lý và độ xa, gần biển tuy có ảnh hưởng đến cán cân bức xạ, song cũng không thật rõ rệt như một vài yếu tố khí hậu khác Ở cùng vĩ độ, các đảo có cán cân bức xạ cao hơn đất liền

3.1.2 Tài nguyên nhiệt

Sự biến đổi theo thời gian của nhiệt độ

Sự biến đổi tuần hoàn ngày của nhiệt độ là hệ quả trực tiếp của tuần hoàn ngày của các đặc trưng bức xạ, trước hết là trực xạ.Nhịp điệu của biến trình ngày hầu như không đồng nhất trên mọi miền của lãnh thổ nước ta Song, mức độ biến đổi, trước hết

là biên độ, phụ thuộc khá chặt chẽ với vĩ độ, độ cao và khoảng cách đến biển

Hầu hết các nơi trên nước ta, biên độ nhiệt độ ngày đều đạt chỉ tiêu khí hậu nhiệt đới, nghĩa là không dưới 60C, chỉ trừ một số vùng duyên hải và đảo ở phía Bắc.Biến đổi tuần hoàn của năm của nhiệt độ là hệ quả của tuần hoàn năm về cân bằng bức xạ

và của hoàn lưu gió mùa

Mức độ biến đổi, nhất là biên độ năm, có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng khác nhau trên lãnh thổ nước ta, cụ thể:

Ở Nam Bộ : 3 – 4oC

Trang 7

Nam Trung Bộ: 4 – 8oC

Bắc Trung Bộ: 9 -13oC

Bắc Bộ : 10 – 14oC

Sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc đã tạo nên mùa lạnh ở phần phía Bắc với tiêu chuẩn là nhiệt độ trung bình tháng ổn định dưới 200C Mùa lạnh kéo dài 4 – 5 tháng ở Bắc Bộ và 1 – 3 tháng ở Bắc Trung Bộ Ở Miền Nam, hầu như không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C, vì vậy không có mùa lạnh

Đối với các vùng núi cao ở phía Bắc, mùa lạnh thường bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn.Ở độ cao trên 1500m, hầu như quanh năm nhiệt độ đều đạt tiêu chuẩn mùa lạnh.Vào nửa năm sau, mùa lạnh được thay thế bằng mùa nóng với tiêu chuẩn nhiệt độ trung bình tháng ổn định trên 250C.Ở Miền Bắc, mùa nóng kéo dài 4 – 5 tháng.Ở Nam Trung Bộ lên đến 9 – 10 tháng.Nam Bộ và Thuận Hải thì Quanh năm là mùa nóng

Đối với khí hậu nhiệt đới, theo một số nhà khí hậu, biên độ năm của nhiệt độ phải dưới 60C Ở nước ta, chỉ các vùng dưới vĩ tuyến 130B mới đạt tiêu chuẩn này Như vậy, khí hậu nước ta, tuy nằm trong đới nhiệt đới, song do sự tác động của hoàn lưu gió mùa đã có sự khác biệt sâu sắc về nền nhiệt, đặc biệt là ở phần phía Bắc của lãnh thổ, so với các vùng nhiệt đới khác trên thế giới

Phân bố theo không gian của nhiệt độ trung bình

Nhiệt độ trung bình (nhiệt độ trung bình năm, trung bình tháng I tiêu biểu cho mùa đông và trung bình tháng VII tiêu biểu cho mùa hè) là những đặc trưng quan trọng để đánh giá tài nguyên khí hậu

Theo số liệu, nhiệt độ trung bình năm có quy luật phổ biến nhất là giảm dần theo

vĩ độ và theo độ cao địa lý Ở nước ta, trên dãi đồng bằng duyên hải từ Phan Thiết đến Quảng Ninh, nhiệt độ trung bình năm giảm khoảng 0,40C trên 1 vĩ độ Trên các vùng núi cao và vừa , trị số này gaimr khoảng 0,50C trên 100m chiều cao

Sự phân bố tổng nhiệt độ năm trên lãnh thổ nước ta bị chi phối chủ yếu là do các nhân tố phi nhiệt đới giảm dần từ Bắc vào Nam và các yếu tố nhiệt đới lại tang dần theo hướng đó Vì vậy, trên tổng thể, đã hình thành cá vàng đai tổng nhiệt độ theo độ cao Dộ cao của các vành đai này thấp dần theo vĩ độ

Trang 8

3.1.3 Tài nguyên ẩm

Biến đổi theo thời gian đặc trưng của mưa

Trên nước ta, nơi nào cũng có sự tương phản sâu sắc về các đặc trưng mưa giữa thời kỳ mưa nhiều (mùa mưa) và thời kỳ mưa ít (mùa khô)

Mùa khô ở nước ta trên phần lớn lãnh thổ là thời kỳ thịnh hành của gió mùa Tây Nam hoặc gió mùa Đông Nam Riêng vùng duyên hải Trung Bộ, do hiệu ứng của Dãy Trường Sơn đối với gió mùa Tây Nam nên mùa mưa bắt đầu từ giai đoạn gió mùa Tây Nam suy yếu và gió mùa Đông Bắc ở giai đoạn cực thịnh

Ở Bắc Bộ, mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 9 hoặc đầu tháng 10 Mưa nhiều nhất là các tháng 7 hoặc 8

Ở Duyên hải Trung Bộ, có thời kỳ mưa tiểu mãn từ giữa tháng 5 đến giữa tháng

6 Sau đó là thời kỳ khô, nóng lien tục cho đến giữa tháng 8 Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 8 cho đến tháng 11,12 thậm chí là thangs1 Lượng mưa đặc biệt lớn vào tháng 9,10 ở Bắc Trung Bộ và vào các tháng 10, 11 ở Nam Trung Bộ

Ở Tây Nguyên, Nam Bộ và Thuận Hải, mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 cho đến giữa tháng 11 Các tháng 8,9,10 là các tháng có lượng mưa trung bình

và vì thế mỗi năm đêu có chuẩn sai riêng

Các yếu tố lượng mưa, số ngày mưa, cường độ mưa đều có chuẩn sai âm và dương xấp xỉ nhau.Có nghĩa là số năm có lượng mưa hụt so với trung bình gần bằng

số năm vượt hơn trung bình

Phân bố không gian đặc trưng của mưa

Lượng mưa năm ở nước ta xê dịch trong phạm vi khá rộng, từ 700 – 5000mm Tuy vậy lượng mưa phổ biến là 1000 – 2400mm Những nơi có lượng mưa ngoài giới hạn phổ biến là các trung tâm mưa lớn hoặc mưa nhỏ

Nhìn chung, lượng mưa năm ở miền Bắc nhiều hơn một ít so với ở Miền Nam Khó có thể nêu quy luật và quan hệ giữa lượng mưa với vĩ độ, tuy nhiên cũng có thể

có một số nhận xét như sau:

Ở Bắc Bộ: lượng mưa ở Tây bắc và Quảng Ninh có xu thế tăng theo vĩ độ

Ở Trung bộ: lượng mưa giảm dần từ Bắc Nghệ An đến nam Hà Tĩnh , từ Bắc Quảng Trị đến Huế, nhưng lại có xu thế tăng dần theo vĩ độ đoạn từ Bình Thuận đến Quảng Ngãi

Ở Nam Bộ càng về phía Nam, mưa càng tăng

Số ngày mưa ở nước ta dao động từ 70 – 220 ngày.Sự phân hóa số ngày mưa không sâu sắc như lượng mưa Vùng ít mưa : vùng núi thấp Đông Bắc, đồng bằng ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với số ngày mưa thường dưới 100 ngày

Lượng mưa ngày lớn nhất : ngày có lượng mưa trên 50mm được coi là ngày mưa lớn, trên 100mm đươc coi là ngày mưa cực lớn Lượng mưa ngày lớn nhất là 731mm quan trắc được ở Thanh Hóa và Huế Trị số phổ biến trong khoảng 200-500mm Mưa lớn thường gặp lũ lụt bất thường và nhiều tác hại khác như gây xói mòn đất rất mạnh

Trang 9

Phân bố gió

Hướng gió

Ở nước ta các mùa gió tương ứng với mùa hoàn lưu: mùa đông và mùa hè.Hướng gió mùa đông: hướng chủ đạo là Đông và Bắc Trên vùng đồng bằng duyên hải Bắc Bộ

có hướng gió Đông Bắc, Đông Đến Bắc Trung Bộ chuyển thành Tây Bắc, đến Nam Trung Bộ và Nam Bộ là hướng Đông.Hướng gió tháng chuyển tiếp (tháng IV): hướng gió giống mùa đông song tần suất đồng đều hơn

Hướng gió mùa hè: hướng chủ đạo là Tây và Nam Ở Nam Bộ hướng gió thịnh hành là Tây Nam, vùng Nam Trung Bộ là gió Nam.Đến Bắc Trung Bộ lại chuyển thành gió Tây Nam và thành gió Nam hoặc Đông Nam ở Bắc Bộ

Ở Tây Nguyên và Tây BẮc gió có thành phần hướng Tây: thịnh hành với tần suất 70%.Hướng gió tháng chuyển tiếp (tháng X) về cơ bản đã có những nét của hướng gió mùa đông song tần suất các hướng gió thiên Bắc chưa cao

Phân bố tốc độ gió

Tần suất lặng gió

Tháng 10 là tháng có tần suất lặng gió lớn nhất, ở các đảo gần bờ, vùng đồng bằng duyên hải và Tây Nguyên đạt 20-40%, ở Vùng Tây Bắc đạt tới 60% Như vậy tần suất lặng gió tăng từ biển vào đất liền

Tốc độ gió trung bình

Nhìn chung, trên các đảo ngoài khơi, tốc độ gió trung bình năm đều đạt trên 4m/s Ở vùng đồng bằng duyên hải tốc độ gió trung bình năm phổ biến là 1-2m/s (Bắc Bộ); 1,5-2,5 m/s (Bắc Trung Bộ) và đến 2,5-4,0 m/s ở Nam Trung Bộ

Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ gió vùng núi yếu hơn ở Đồng Bằng, song ở Tây Nguyên thì lại rất cao

Tốc độ gió cực đại

Tốc độ gió cực đại ở miền Bắc lớn hơn hẳn miền Nam.Ở miền Nam gió mạnh nhất phổ biến là 20-30 m/s và ít có sự khác biệt giữa đồng bằng và miền núi Trái lại, ở miền Bắc tốc độ gió cực đại ở đồng bằng ven biển lớn hơn so với ở vùng núi, trung du

Hầu như gió mạnh nhất đều xảy ra vào mùa hè (gió dông, gió bão).Tuy nhiên, gió mạnh còn có thể là gió mùa Đông bắc Vì vậy, kể cả trong mùa hè lẫn mùa đông, mỗi nơi đều có khá nhiều ngày có gió trên 10 m/s, trên 15 m/s và lớn hơn nữa

3.2 Đánh giá chung về tài nguyên khí hậu

Ở một nước nông nghiệp như nước ta, mối quan hệ chủ yếu giữa khí hậu và sự phát triển kinh tế - xã hội là quan hệ sản xuất nông nghiệp

Quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên khí hậu là khai thác những điều kiện ánh sang, nhiệt độ, nước để nuoi dưỡng thực vật nhằm chuyển hóa năng lượng mặt trời thành vật chất hữu cơ cần thiết, để thực vật có thể hoàn thành một cách tốt nhất các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của mình Vì vậy, điều kiện khí hậu thích nghi với cây

Trang 10

trồng, thông qua sự thích nghi về điều kiện nhiệt, ẩm, ánh sang… sẽ được coi như những dạng tài nguyên thiên nhiên có lợi để khai thác và sử dụng Ngược lại, nhiều hiện tượng thời tiết có hại cho sản xuất như: hạn hán, bão lụt, sương muối, gió Tây khô nóng… được coi như là những điều kiện khí hậu bất lwoji, không còn mang giá trị tài nguyên đối với sản xuất nông nghiệp nữa Nói như thế, không có nghĩa là không cần quan tram, nghiên cứu các hiện tượng này mà ngược lại, phải chú trọng hơn nhằm hạn chế các tác hại của chúng

Trong nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta, cây lúa nhiệt đới là cây hang đầu, chiếm gần 90% diện tích canh tác Vì vậy, đánh giá tài nguyên khí hậu nước ta đối với sản xuất nông nghiệp, trước hết là xem xét mối quan hệ giữa khí hậu với các nhu cầu khí hậu sinh thái của cây lúa

Khí hậu nước ta mang tính nhiệt đới gió mùa, trong đó có sự phân chia thành miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh và miền khí hậu phía Nam quanh năm đều nóng Mặc khác, với lãnh thooer kéo dài hơn 15 vĩ độ, với trên 80% diện tích đồi núi, trong đó, có trên 10% là núi cao, khí hậu còn mang nhiều sắc thái khác nhau từ nhiệt đới điển hình đến khí hậu Á nhiệt đới, ôn đới núi cao… Vì vậy, khí hậu nước ta đáp ứng được yêu cầu khí hậu sinh thái của nhiều giống, loài thực vật, động vật có các nguồn giốc khác nhau

Khí hậu Nam Bộ đáp ứng đầy đủ nhu cầu khí hậu sinh thái cho các vùng trồng cây cao su, hồ tiêu, xoài… những cây nhiệt đới điển hình, ưa nhiệt độ cao quanh năm, mưa nhiều, giàu ánh sang

Ở các vùng núi cao của nước ta, sự phân hóa thành các vành đai nhiệt theo độ cao, trong điều kiện mưa - ẩm lớn đã tạo khả năng trồng nhiều giống cây trồng có nguồn gốc A nhiệt đới, ôn đới ưa lạnh như bắp cải, su hào, đào, lê, táo, mận… Đặc biệt một số cây thuốc quý như nhân sâm, dương quy, đỗ trọng đều tìm được những vùng khí hậu sinh thái thích hợp trên các vùng núi của nước ta để phát triển

Điểm đặc biệt quan trọng là chế độ khí hậu gió mùa nhiệt đới ở nước ta đã có những sắc thái riêng biệt, phản ánh tính đa dạng của cấu trúc thời tiết trong năm.Vì vậy, mỗi khu vực đều có một cơ cấu cây trồng và thời vụ tương ứng.Mặc khác, tại mỗi khu vực tồn tại những điều kiện bất lợi về khí hậu, có khi rất phổ biến nhưng lại mang tính cục bộ của địa phươg đó.Những bất lợi khí hậu đáng chú ý nhất là:

Rét lạnh, sương giá, sương muối trong mùa đông.

Trong mùa đông, xuất hiện các đợt rét lạnh hoặc sương giá, sương muối làm cây lúa, cây mạ có thể bị chết rét.Cây ưa nóng khi gặp các đợt rét mạnh, sương muối nắng đều có thể bị ức chế

Hạn hán mùa đông Bắc Bộ.

Ở Bắc Bộ có nhiều năm mưa ít, khô hanh kéo dài 3-4 tháng Kết quả là, lúa mùa trỗ muộn, không được thu hoạch hết, cây vụ đông phải tưới tiêu thường xuyên, lúa chiêm, lúa xuân phát triển rất kém

Ngày đăng: 22/02/2018, 21:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w