1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện u minh, tỉnh cà mau

91 362 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện U Minh tỉnh Cà Mau” được hoàn thành là kết quả của quá trình nghiên cứu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Quyết định giao đề tài: 338/QĐ-ĐHNT, ngày 25/04/2016

Quyết định thành lập hội đồng: 704/QĐ-ĐHNT ngày 09/8/2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi

thủy sản vùng biển ven bờ huyện U Minh tỉnh Cà Mau” được hoàn thành là

kết quả của quá trình nghiên cứu tài liệu, thực hiện các chuyến điều tra khảo sát thực tế ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau Số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, được xử lý theo phương pháp khoa học và đảm bảo độ tin cậy

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm

ơn và các thông tin trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc

Khánh Hòa, ngày 20 tháng 9 năm 2017

Tác giả

Võ Minh Tấn

Trang 4

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Lãnh đạo Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản, quý thầy trong Viện đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận văn này./

Khánh Hòa, ngày 20 tháng 9 năm 2017

Tác giả

Võ Minh Tấn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH ix

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN x

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tổng quan về địa phương nghiên cứu 4

1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 4

1.1.2 Dân số, dân cư và lao động 7

1.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội các xã ven biển huyện U Minh 8

1.1.4 Tổng quan vùng biển huyện U Minh 10

1.1.5 Tổng quan về ngành thuỷ sản huyện U Minh 14

1.2 Tổng quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước 15

1.2.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 15

1.2.2 Các nghiên cứu ở trong nước 20

1.2.3 Nhận xét chung về tổng quan nghiên cứu khoa học 24

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Nội dung nghiên cứu 26

2.2 Phương pháp nghiên cứu 26

2.2.1 Phương pháp chung 26

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 27

2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 27

2.2.4 Phương pháp xác định số lượng và phân bố mẫu điều tra 28

2.2.5 Phân tích, xử lý số liệu thống kê 30

2.2.6 Phương pháp xây dựng giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản 30

Trang 6

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 32

3.1 Thực trạng nghề khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau 32

3.1.1 Cơ cấu nghề khai thác 32

3.1.2 Thực trạng về tàu thuyền 36

3.1.3 Thực trạng hoạt động khai thác trên vùng nước ven bờ huyện U Minh 40

3.1.4 Thực trạng ngư trường hoạt động khai thác của các nghề trong vùng nước ven bờ huyện U Minh 42

3.1.5 Thực trạng ngư cụ hoạt động khai thác trong vùng nước ven bờ huyện U Minh 44

3.1.6 Thực trạng về sản phẩm khai thác trong vùng nước ven bờ huyện U Minh 47

3.1.7 Thực trạng về lao động 53

3.1.8 Thực trạng về sản lượng khai thác 54

3.1.9 Thực trạng về thu nhập của tàu 56

3.1.10 Nhận xét đánh giá chung thực trạng khai thác thuỷ sản trong vùng biển ven bờ huyện U Minh 57

3.2 Thực trạng về công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản 58

3.2.1 Công tác quản lý của sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau 58

3.2.2 Công tác quản lý của Chi cục thủy sản 58

3.2.3 Tổ chức cán bộ Thanh tra chuyên ngành NN và PTNT tỉnh Ca Mau 60

3.3 Đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại vùng biển ven bờ huyện U Minh 64

3.3.1 Giải pháp quản lý tàu thuyền 64

3.3.2 Giải pháp quản lý nghề khai thác 66

3.3.3 Giải pháp quản lý ngư trường 68

3.3.4 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý 70

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT

- BVNL : Bảo vệ nguồn lợi

- BVNLTS : Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực Nông

nghiệp Liên Hợp Quốc)

- PTNT : Phát triển nông thôn

- SEAFDEC : Southeast Asian Fisheries Development Center (Trung tâm

Phát triển nghề cá Đông Nam Á)

- UBND : Ủy ban nhân dân

- CRSD : Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững

- NLTS : Nguồn lợi thủy sản

- PTBV : Phát triển bền vững

- VBVB : Vùng biển ven bờ

- BTS : Bộ Thủy sản

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Nguồn lợi thủy sản vùng ven biển huyện U Minh 13

Bảng 2.1 Phân bố mẫu điều tra theo nghề và địa phương năm 2016 29

Bảng 3.1 Cơ cấu tàu thuyền khai thác thuỷ sản theo nghề khai thác và năm 32

Bảng 3.2 Cơ cấu tàu thuyền khai thác theo địa phương và năm 33

Bảng 3.3 Cơ cấu nghề khai thác thuỷ sản theo công suất và năm 35

Bảng 3.4 Một vài thông tin cơ bản của tàu thuyền nghề lưới kéo 37

Bảng 3.5 Một vài thông tin cơ bản của tàu thuyền nghề bát quái 38

Bảng 3.6 Một vài thông tin cơ bản của tàu thuyền nghề lưới rê 39

Bảng 3.7 Tần suất về thời gian khai thác thủy sản theo nghề 40

Bảng 3.8 Kích thước mắt lưới của đụt lưới kéo 44

Bảng 3.9 Kích thước mắt lưới của lưới rê 45

Bảng 3.10 Kích thước mắt lưới của ngư cụ lưới bát quái 46

Bảng 3.11 Kích thước mắt lưới ngư cụ nghề te 47

Bảng 3.12 Tỷ trọng trung bình các nhóm sản phẩm trong một mẻ lưới kéo 47

Bảng 3.13 Tỷ trọng trung bình các nhóm sản phẩm trong một mẻ lưới rê 49

Bảng 3.14 Tỷ trọng trung bình các nhóm sản phẩm trong một mẻ lưới nghề lưới bát quái 51

Bảng 3.15 Tỷ trọng trung bình các nhóm sản phẩm trong từng mẻ lưới te 52

Bảng 3.16 Cơ cấu lao động theo địa phương và giới tính 53

Bảng 3.17 Thống kê sản lượng khai thác trên vùng nước ven bờ huyện U Minh 54

Bảng 3.18 Sản lượng theo loại nghề khai thác 55

Bảng 3.19 Thu nhập bình quân của tàu trong ngày 56

Bảng 3.20 Tổ chức cán bộ Thanh tra ngành NN và PTNT Cà Mau 60

Bảng 3.21 Phương tiện hỗ trợ phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm soát 61

Bảng 3.22 Tổng hợp số vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản qua các năm 62

Bảng 3.23 Số lượng các cuộc tuần tra trong vùng nước huyện U Minh năm 2016 63

Bảng 3.24 Tàu hoạt động trong vùng biển ven bờ huyện U Minh năm 2017 64

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện U Minh tỉnh Cà Mau 5

Hình 1.2 Cửa biển Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà mau 11

Hình 1.3 Bản đồ hiện trạng nguồn lợi và đa dạng sinh học 14

Hình 3.1 Cơ cấu nghề khai thác tại VBVB huyện U Minh theo nghề 32

Hình 3.2 Cơ cấu tàu thuyền khai thác tại VBVB huyện U Minh theo địa phương 34

Hình 3.3 Cơ cấu tàu thuyền khai thác tại VBVB huyện U Minh theo nhóm công suất 35

Hình 3.4 Tàu thuyền hoạt động nghề lưới kéo 37

Hình 3.5 Tàu thuyền hoạt động nghề bát quái 38

Hình 3.6 Tàu thuyền đánh bắt nghề lưới rê 40

Hình 3.7 Tần suất về thời gian khai thác thủy sản của các nghề 41

Hình 3.8 Ngư trường đánh bắt nghề lưới kéo 42

Hình 3.9 Ngư trường đánh bắt nghề lưới rê 43

Hình 3.10 Ngư trường đánh bắt nghề Te 44

Hình 3.11 Ngư cụ nghề lưới bát quái 46

Hình 3.12 Tỷ lệ trung bình nhóm sản phẩm trong một mẻ lưới của nghề lưới kéo 48

Hình 3.13 Sản phẩm khai thác của nghề lưới rê 49

Hình 3.14 Tỷ lệ trung bình các nhóm sản phẩm của nghề lưới rê 49

Hình 3.15 Sản phẩm khai thác nghề lưới bát quái 50

Hình 3.16 Pa nô tuyên truyền về Bảo vệ nguồn lợi thủy sản 59

Hình 3.17 Thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản 60

Hình 3.18 Ca nô tuần tra của Thanh tra nông nghiệp và PTNT 62

Hình 3.19 Số lượng các vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản qua các năm 63

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Khai thác hải sản quá mức bằng những phương pháp đánh bắt mang tính huỷ diệt không những phá vỡ cân bằng sinh học của hệ sinh thái mà còn nguy hại hơn vì huỷ hoại nơi cư trú của các loài hải sản Cùng với sự gia tăng cường lực khai thác thì nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là vùng ven bờ ngày càng cạn kiệt

Huyện U Minh, tỉnh Cà Mau có chiều dài bờ biển khoảng 31 km Nguồn lợi thủy sản trong gần bờ khá đa dạng, với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, cá và các loài nhuyễn thể Hàng năm, vùng biển ven bờ cung cấp cho cộng đồng dân cư ở khu vực một khối lượng lớn về nguồn lợi thủy sản Nghề khai thác ven bờ đã đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện U Minh nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung, tạo điều kiện cho người dân có công ăn việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, duy trì ổn định đời sống của nhân dân trong vùng

Tuy nhiên, những năm gần đây, do sự gia tăng dân số, nhu cầu phát triển

và mở rộng diện tích của nhiều ngành kinh tế (khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, .) phát triển nhanh nhưng lại không được đặt trong một quy hoạch tổng thể đã gây ra hậu quả sinh thái nghiêm trọng làm ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng tài nguyên thiên nhiên Nhiều hoạt động khai thác được đẩy mạnh bằng những ngư cụ mang tính chất hủy diệt nguồn lợi như: sử dụng xung điện,

te, xiệp, ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ, đánh bắt đối tượng không đúng mùa

vụ theo quy định, hủy hoại môi trường sống của nhiều loài, làm suy giảm tính đa dạng sinh học…

Việc nghiên cứu, để xuất giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ ở khu vực này là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn

nghề cá tại địa phương

Phương pháp nghiên cứu:

Tổng hợp số liệu, tài liệu đã được công bố của các cơ quan quản lý nghề

cá, các phòng ban chức năng liên quan, bao gồm các thông tin về: Điều kiện tự

Trang 11

nhiên, môi trường, nguồn lợi thủy sản; Số liệu thống kê về hiện trạng nghề khai thác thủy sản, tình hình vi phạm quy định về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của ngư dân trong huyện ; Hiện trạng nghề khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau bao gồm: số liệu về cơ cấu nghề, đối tượng khai thác, sản lượng khai thác, hiệu quả kinh tế, vùng khai thác, cường lực khai thác,

Kết quả nghiên cứu:

- Về thực trạng nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện U Minh, có một

số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang ngày càng cạn kiệt

- Về khai thác thủy sản,tổng số tàu thuyền khai thác biển trên địa bàn huyện năm 2015 là 730 chiếc, tổng công suất 44.825 CV, trong đó, có 127 chiếc

trên 90 CV

- Tác động của hoạt động khai thác thủy sản đến đa dạng sinh học: Hoạt động khai thác thủy sản gần bờ cạn kiệt (sò huyết) ảnh hưởng đến đa dạng sinh

học, môi trường sống và phát triển thủy sản

- Việc xung đột giữa các nghề khai thác đang diễn ra khá gay gắt, nhiều người dân làm nghề trong khu vực cấm khai thác vẫn biết việc làm của họ đang

vi phạm quy định bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản

- Quy hoạch không gian tổng hợp (ISP) nhằm đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế, cũng như là thước đo về môi trường, nhằm bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học

Trang 12

MỞ ĐẦU

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với sự

suy giảm nguồn lợi ven bờ nghiêm trọng Nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven

bờ đã bị khai thác quá mức cùng với việc mất đi nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế, giá trị khoa học cao do chính những hành động bất hợp

lý của con người: khai thác quá mức; khai thác bằng phương pháp mang tính hủy diệt; bằng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn mức cho phép; xả nước thải, chất thải làm ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản

Huyện U Minh nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Cà Mau, được thành lập vào ngày 20/5/1979 Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp huyện Thới Bình, phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp huyện Trần Văn Thời Hiện nay diện tích tự nhiên 774,14 km2 bằng 14,62% diện tích tự nhiên của tỉnh Huyện U Minh có 08 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị trấn huyện lỵ và

07 xã: thị trấn U Minh; xã Khánh An; xã Khánh Hòa; xã Khánh Hội; xã Khánh Lâm; xã Khánh Thuận xã Khánh Tiến; xã Nguyễn Phích Huyện U Minh được hình thành trên vùng đất U Minh Hạ, nằm dọc theo tuyến sông Cái Tàu, chạy xuyên qua xóm Cái Tàu - Lâm An và Biện Nhị đến Tiểu Dừa (giáp xã Vân Khánh, huyện An Minh, Tỉnh Kiên Giang) Sông Cái Tàu bắt nguồn từ vùng trũng của Rừng U Minh Hạ có hình cánh cung, ngọn trổ ra biển Tây, còn Vàm Sông tiếp giáp hữu ngạn sông Ông Đốc, đổ nước vào sông này ra biển Sông Cái Tàu với hệ thống kênh rạch xuyên sâu vào rừng tràm, xẻ thẳng vào ruột rừng chia U Minh Hạ ra từng ô với nhiều tên gọi khác nhau bám chặt vào rừng tràm rộng lớn và hùng vĩ

Huyện U Minh có chiều dài bờ biển khoảng 31 km Nguồn lợi thủy sản trong gần bờ khá đa dạng, với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: tôm,

cá và các loài nhuyễn thể Hàng năm, vừng biển ven bờ cung cấp cho cộng đồng dân cư ở khu vực một khối lượng lớn về nguồn lợi thủy sản Nghề khai thác ven bờ

đã đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện U Minh nói riêng

và tỉnh Cà Mau nói chung, tạo điều kiện cho người dân có công ăn việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, duy trì ổn định đời sống của nhân dân trong vùng

Trang 13

Tuy nhiên, những năm gần đây, do sự gia tăng dân số, nhu cầu phát triển

và mở rộng diện tích của nhiều ngành kinh tế (khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, .) phát triển nhanh nhưng lại không được đặt trong một quy hoạch tổng thể đã gây ra hậu quả sinh thái nghiêm trọng làm ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng tài nguyên thiên nhiên Nhiều hoạt động khai thác được đẩy mạnh bằng những ngư cụ mang tính chất hủy diệt nguồn lợi như: sử dụng xung điện,

te, xiệp, ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ, đánh bắt đối tượng không đúng mùa

vụ theo quy định, hủy hoại môi trường sống của nhiều loài, làm suy giảm tính đa dạng sinh học… Bên cạnh đó, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản gặp nhiều khó khăn do nhận thức của ngư dân thấp, diện tích đầm lớn, lực lượng thanh tra chuyên ngành mỏng, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm và sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa đồng bộ; việc phân công trách nhiệm quản

lý giữa cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh và chính quyền địa phương (huyện, xã) chưa rõ ràng, cụ thể

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng, bất cập trên, đó là: Hầu hết những công trình nghiên cứu khoa học trước đây phục vụ cho việc hoạch định chính sách, tổ chức quản lý chỉ mới chú trọng đến việc phát triển nuôi trồng thủy sản, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các chính sách, quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Trung ương và tỉnh còn chung chung, chưa cụ thể và khó áp dụng thực hiện; việc tổ chức, phân công quản lý của các ngành, cấp ở địa phương còn nhiều bất cập, …

Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ ở khu vực này là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa

học và thực tiễn nghề cá tại địa phương

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:

Về lý luận: Đề tài thực hiện thành công là cơ sở lý luận và tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cá nhân nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nghề khai thác ven bờ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài là cơ sở khoa học góp phần phục vụ công tác quản lý nghề, xây dựng những chính sách, quản lý cho phù hợp với sự

Trang 14

phát triển của nghề cá huyện U Minh, tỉnh Cà Mau góp phần ổn định kinh tế xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh biển đảo

Nội dung nghiên cứu:

- Điều tra khảo sát hiện trạng khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

- Điều tra khảo sát hiện trạng hoạt động BVNL thủy sản tại vùng biển ven

bờ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về địa phương nghiên cứu

1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

1.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện U Minh nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Cà Mau, cách trung tâm thành phố Cà Mau trên 42 km, được thành lập vào ngày 20/5/1979 Phía Bắc giáp huyện An Minh của tỉnh Kiên Giang, phía Đông giáp huyện Thới Bình, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía Nam giáp huyện Trần Văn Thời Huyện U Minh được chia thành 7 xã và 1 thị trấn, bao gồm các xã Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh Hội, Khánh Hoà, Khánh Thuận, Khánh Tiến và thị trấn U Minh [10]

Hiện nay diện tích tự nhiên 774,14 km2 bằng 14,62% diện tích tự nhiên của tỉnh

Trang 16

Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện U Minh tỉnh Cà Mau

Trang 17

1.1.1.2 Địa hình, địa chất

Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, chênh lệch độ cao ít, cao trình trung bình + 0,2m tới 0,4m, một số liếp vườn có độ cao 0,8 – 1,2m Địa bàn huyện bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch và kênh thủy lợi Địa tầng trong vùng tương đối đồng nhất, cấp tải trọng yếu

Huyện có bờ biển dài 31 km, có các kênh lớn thông ra biển như kênh Biện Nhị, cửa Hương Mai, cụ thể 2 xã ven biển Khánh Tiến và Khánh Hội, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển Tây

1.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

Về cơ bản huyện U Minh có đặc trưng của khí hậu miền Tây Nam Bộ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.200 mm, mùa mưa thường chiếm tới 90% lượng mưa cả năm, mưa tập trung vào các tháng 8, tháng 9 và tháng 10 Nhiệt độ trung bình năm 26,60

độ phân mùa cũng tạo điều kiện phát triển nuôi tôm trong mùa khô, sản xuất nông nghiệp trong mùa mưa tạo điều kiện cấy một vụ lúa luân canh trên đất nuôi tôm trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất của huyện

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm của tất

cả các quốc gia Là khu vực ven biển, huyện U Minh nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung đang phải chịu những tác động tiêu cực đến từ biến đổi khí hậu Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2012, kịch bản phát thải trung bình, đến năm 2020, nhiệt độ trung bình tỉnh Cà Mau tăng 0,5oC, lượng mưa tăng 0,9%; đến năm

Trang 18

2030, các con số này lần lượt là 0,7oC và 1,3% Khu vực mũi Cà Mau – Kiên Giang, đến năm 2020, nước biển dâng trong khoảng từ 9 đến 10cm và 13 đến 15cm năm 2030 Theo đó, kết quả xác định vùng có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng cho thấy, nếu nước biển dâng 1m, khoảng 39% diện tích ĐBSCL có nguy cơ bị ngập, đặc biệt là các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng trực tiếp Một số tác động của BĐKH có thể gây ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như việc thực hiện quy hoạch tổng hợp không gian vùng ven biển huyện U Minh:

- Đối với sản xuất nông nghiệp: diện tích lúa sẽ bị thu hẹp do sự xâm nhập mặn, suy giảm chất lượng đất; nuôi trồng thủy sản sẽ giảm sản lượng và mất diện tích nuôi trồng do bị ngập sâu và độ mặn tăng lên đáng kể; diện tích rừng sẽ giảm đi, hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng của vùng sẽ bị tổn thất lớn do tình trạng sạt lở ngày càng cao

- Đối với các khu dân cư do đặc điểm vùng sông nước khu vực ĐBSCL phần lớn các khu dân cư tập trung theo hệ thống sông và kênh rạch, do vậy, biến đổi khí hậu gây nước biển dâng sẽ tác động trực tiếp đến đời sống người dân: ngập lụt, sạt lở, thiếu nguồn nước ngọt, sự thiếu hụt đất phục vụ cho nhu cầu nhà

ở và sản xuất của người dân rất hạn chế

- Đối với hệ thống cơ sở hạ tầng: nước biển dâng khiến mạng lưới giao thông và các cơ sở hạ tầng khác sẽ bị nhấn chìm trong nước, nguy cơ sạt lở công trình cao, kinh phí xây dựng tăng lên đáng kể (đặc biệt là công trình xây dựng tuyến đê biển Tây) Hệ thống tưới và cấp nước giảm khả năng lấy nước do xâm nhập mặn [10]

1.1.2 Dân số, dân cƣ và lao động

1.1.2.1 Dân số, dân cƣ:

Dân số trung bình huyện U Minh năm 2014 là 103.876 người, bằng 8,43% dân số toàn tỉnh Huyện U Minh có nhiều dân tộc trong đó dân số nhiều nhất là dân tộc kinh chiếm tới 94,31%, dân tộc Khmer, Hoa và các dân tộc khác chiếm 5,69%

Trang 19

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện tương đương với mức bình quân toàn tỉnh, năm 1997 là 1,95%, những năm sau giảm dần (từ 1,2 - 1,15% theo từng năm giai đoạn 2011-2015)

Mật độ dân số trung bình của huyện năm 2014 đạt 134 người/km2

so với bình quân toàn tỉnh 229 người/km2 Dân cư của huyện phân bố không đều, mật

độ dân số ở thị trấn U Minh đạt 362 người/km2

, nhưng ở các xã khu vực rừng mật độ dân số còn rất thấp, tại xã Khánh Thuận bình quân 68 người/km2

, xã Khánh An bình quân 98 người/km2

Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, dân cư ở huyện U Minh chủ yếu định cư ở thị trấn, trung tâm các xã và dọc theo 2 bên bờ sông, bờ kênh lớn, nhằm thuận tiện giao thông thuỷ, bộ, dân cư của huyện phân bổ phân tán theo kiểu tiện canh tiện cư, ít quần tụ; đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu dân cư nhất là về điện, đường giao thông, trường học dân số thành thị của huyện tăng từ 5.632 người năm 2000 lên 6.975 người năm 2014 [10]

1.1.2.2 Lao động

Số lao động trong độ tuổi của huyện năm 2014 là 69.385 người, chiếm 66,8% dân số của huyện, trong đó lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 35.448 chiếm trên 51,1%; lao động chuyên sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 48,9% Nhìn chung lao động của huyện là lao động trẻ, có thể lực tốt, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng hàng năm, đến nay là 28%

Nguồn lực lao động của huyện hiện nay sử dụng còn hạn chế, ngoài việc thời gian nông nhàn ở nông thôn còn lớn thì số lượng khá lớn lao động nữ của huyện chủ yếu làm các việc nội trợ gia đình Số lao động nữ tham gia làm việc trong các ngành kinh tế chỉ chiếm khoảng 32% đến 38%

1.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội các xã ven biển huyện U Minh

1.1.3.1 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Khánh Tiến

Kinh tế xã Khánh Tiến có sự phát triển qua các năm Sinh kế chủ yếu của người dân là nông nghiệp và ngư nghiệp

Trang 20

Về nông nghiệp, năm 2015, tổng diện tích cấy lúa mùa là 3.720 ha (trong

đó lúa tôm 120 ha), sản lượng ước đạt trên 13.000 tấn Các cây trồng khác trên địa bàn xã như mía, dừa, cây ăn quả, chuối… Chăn nuôi khá phát triển với đàn gia súc 5.500 con và gia cầm 15.500 con

Về thủy sản, tổng sản lượng khai thác thủy sản năm 2015 ước đạt 9.500 tấn

tôm, cá các loại Nuôi trồng thủy sản phát triển với diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến là 30,6 ha, năng suất đạt 360 kg/ha; nuôi tôm quảng canh 90 ha với năng suất 250 kg/ha

Về lâm nghiệp, Khánh Tiến có 1.114 ha rừng, qua nhiều năm chăm sóc, bảo

vệ, đến nay rừng đã đủ tuổi khai thác, riêng trong năm 2015 khai thác được 55 ha, bình quân mỗi ha 50 triệu đồng, hiện tại đã trồng lại sau khai thác đảm bảo

Về thương mại, dịch vụ, trên địa bàn xã có 02 doanh nghiệp kinh doanh

vàng bạc đá quý, 03 cơ sở kinh doanh xăng, dầu, nhớt và gas, 02 cơ sở thu mua

và sơ chế sản phẩm thủy sản và 01 doanh nghiệp sản xuất nước đá Nhìn chung, các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh đều hoạt động có hiệu quả, góp phần vào

sự phát triển chung của kinh tế xã Khánh Tiến

1.1.3.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Khánh Hội

Tình hình kinh tế - xã hội của xã Khánh Hội có sự phát triển, hạ tầng kinh

tế được quan tâm đầu tư, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao

Về nông nghiệp, năm 2015, diện tích canh tác lúa hè thu là 719 ha, năng

suất bình quân 4,6 tấn/ha Diện tích canh tác lúa mùa, lúa lấp vụ 2 là 2.150 ha

Xã đã tổ chức thực hiện mô hình cánh đồng mẫu ở ấp 5 có 107 hộ với diện tích

là 161,9 ha Diện tích trồng hoa màu, cây ăn trái đạt 31 ha Chăn nuôi khá phát triển với tổng đàn gia súc là 3.950 con, đàn gia cầm là 32.500 con

Về thủy sản, toàn xã có 361 phương tiện khai thác biển, trong đó 134

phương tiện có công suất dưới 90 CV, 227 phương tiện từ 90 CV trở lên Sản lượng khai thác ước đạt 21.500 tấn tôm, cá các loại Ngoài ra, trong năm 2015, thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ, xã có 09 hồ sơ được UBND tỉnh phê

Trang 21

duyệt đóng mới, có 01 tàu dịch vụ hậu cần Thành lập 13 tổ hợp tác có 87 phương tiện tham gia và được hỗ trợ các dụng cụ an toàn về đánh bắt, đồng thời lập thủ tục hỗ trợ bảo hiểm thuyền viên cho 87 phương tiện

Về lâm nghiệp, công tác bảo vệ rừng phòng hộ luôn được quan tâm, xã

phối hợp chặt chẽ với hạt kiểm lâm thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng

Về công nghiệp – TTCN, thương mại, trên địa bàn xã có 178 doanh

nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể… đáp ứng được nhu cầu cung ứng và tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn Một số ngành nghề phát triển tại địa phương như: chế biến thủy sản, sửa chữa cơ khí, sản xuất nước đá, kinh doanh vàng bạch, xăng dầu…

Có thể thấy, tại hai xã Khánh Tiến và Khánh Hội, phát triển nổi bật nhất là nông nghiệp và thủy sản Bên cạnh đó, là sự phát triển của các ngành thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp Sự phát triển đa dạng của các hoạt động sinh kế sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, song việc sử dụng không gian cho nhiều mục đích hoạt động sẽ gây ra xung đột, ảnh hưởng tiêu cực giữa các ngành, gây giảm hiệu quả kinh tế và suy thoái môi trường Quy hoạch tổng hợp không gian biển có quan tâm tới tất cả các ngành trong nền kinh tế Sự phát triển của các ngành kinh tế tại khu vực hai xã cũng như những tác động của các ngành này tới môi trường trong bối cảnh phát triển chung của tỉnh và vùng, sẽ là

cơ sở để phân vùng và lựa chọn ngành nghề ưu tiên phát triển

1.1.4 Tổng quan vùng biển huyện U Minh

1.1.4.1 Giới thiệu chung

Huyện U Minh có chiều dài bờ biển 31 km, bằng 11,2% chiều dài bờ biển của tỉnh Cà Mau, là huyện có bờ biển dài thứ ba ở tỉnh Cà Mau sau huyện Ngọc Hiển và huyện Trần Văn Thời

Vùng biển huyện U Minh thuộc vùng biển Tây Nam Bộ, theo Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 thì các vùng biển và ven biển thường có điều kiện

Trang 22

tự nhiên, tài nguyên phong phú, có điều kiện phát triển kinh tế xã hội nhanh hơn Hàng năm huyện có thể khai thác hơn 20.000 tấn hải sản các loại Ngoài ra, vùng biển của huyện U Minh (cũng như vùng biển của tỉnh Cà Mau) có thể nuôi được hải sản ở mặt nước ven biển, vùng ven bờ có thể nuôi được nghêu, lụa, sò huyết

Hình 1.2: Cửa biển Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà mau

Với chiều dài bờ biển trên 31 km và có các cửa biển Khánh Hội, Hương Mai, Tiểu Dừa huyện U Minh là một trong những huyện trọng điểm về kinh tế biển của tỉnh Cà Mau Khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế của vùng biển, ven biển kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng tạo thế và lực tốt hơn để phát triển kinh tế - xã hội huyện, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển phía Tây Nam của Tổ quốc

1.1.4.2 Thực trạng nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện U Minh

Huyện U Minh có diện tích dải rừng ngập mặn (RNM) ven bờ biển khoảng 1.540ha và bãi ương dưỡng nguồn giống thủy sản (tôm, cua, cá con) khoảng 10.760 Theo các tài liệu điều tra, nghiên cứu 2005 – 2011 [9], tài nguyên, nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ phía Tây Cà Mau nói chung và ven bờ các

xã ven biển nói riêng được đánh giá như sau:

Trang 23

giá trị kinh tế và nguồn lợi giống phong phú - cua Xanh (Scylla paramamosain), ghẹ (Postunus pelagicus, Charybdis affinis, Varuna litterata) Thành phần tôm

chủ yếu là tôm Thẻ, Chì, Rây,

Tỷ lệ phần trăm (%) các loại tôm trong tổng sản lượng đánh bắt như sau: Tôm Thẻ chiếm 43% tổng số ngư cụ và 29% tổng sản lượng tôm; tôm Chì chiếm 42% tổng số ngư cụ và 52% tổng sản lượng tôm; tôm Gậy chiếm 3% tổng số ngư cụ và 3% tổng sản lượng tôm;

Ngoài ra, còn có một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang ngày càng cạn kiệt, cần được duy trì và bảo vệ như cá Mú, cá Hồng, cá Đù, Tôm Tít, Theo số liệu điều tra từ các hộ ngư dân tại xã Khánh Tiến và Khánh Hội vào năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy, sản lượng đánh bắt hải sản trung bình của 1 tàu dưới 20cv là 6,6 tấn/tàu/năm, giảm khoảng 40% so với 5 năm trước đây Các đối tượng khai thác giảm mạnh là các loài thủy sản có giá trị

Trang 24

kinh tế thuộc họ tôm He, cua ghẹ, sò Huyết, mực, cá Đù, cá Ba Thú (Rastrelliger

brachysoma),cá Lạc (Muraenesox), cá Ngát, cá Chét, cá Chẽm, cá Khoai,

* Tình trạng bãi đẻ, bãi giống/ương nuôi ấu trùng thủy sản:

Bãi giống, bãi ương nuôi ấu trùng thủy sản có diện tích 10.760 ha, liền kề với dải RNM ven bờ 1.540 ha và vùng nước ven bờ 7.300 ha tạo ra vùng nước giàu dinh dưỡng, thu hút và tập trung tôm, cá non và con giống thủy sản với mật

độ cao Trong vùng biển ven bờ của xã có các bãi Sò huyết giống với diện tích khoảng 1.500 ha với mật độ khoảng 50 – 1.000 cá thể/m2, trong đó diện tích Sò phân bố mật độ cao > 500 cá thể/m2 khoảng 600 ha kéo dài dọc theo dải RNM ven biển

Theo khảo sát ngư dân 2 xã Khánh Tiến và Khánh Hội, nguồn lợi thủy sản vùng ven biển huyện U Minh tính từ mép bờ ra phía biển như sau:

Bảng 1.1 Nguồn lợi thủy sản vùng ven biển huyện U Minh

Vùng biển Nguồn lợi thủy sản Đánh giá trữ lƣợng Mùa vụ khai thác

Cách bờ 1

hải lý

Từ tháng 11 đến tháng 1

Trung bình thấp Tương đối nhiều Trung bình khá

Từ tháng 9 đến tháng 4

Cả năm

Cá chim, cá thu Trung bình thấp

Trung bình khá

Trung bình khá

Cả năm

Nguồn: Tổng hợp tham vấn ngư dân vùng ven biển U Minh

Trang 25

Hiện trạng nguồn lợi và đa dạng sinh học khu vực biển ven bờ huyện U Minh theo kết quả tham vấn của người dân được mô tả chi tiết trong Hình 1.3

Hình 1.3: Bản đồ hiện trạng nguồn lợi và đa dạng sinh học

Từ hình 1.3 có thể thấy khu vực 0-1 hải lý là nơi có đa dạng sinh học cao nhất với nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế như tôm, cua, mực Đặc biệt khu vực này có nguồn lợi sò huyết giống có giá trị kinh tế cao cần được bảo vệ

và khai thác một cách bền vững nhằm duy trì sinh kế cho người dân địa phương

1.1.5 Tổng quan về ngành thuỷ sản huyện U Minh

1.1.5.1 Về khai thác thủy sản

Tổng số tàu thuyền khai thác biển trên địa bàn huyện năm 2015 là 730 chiếc với tổng công suất là 44.825 CV, trong đó có 127 chiếc trên 90 CV Tổng sản lượng khai thác biển đạt 23.420 tấn, gồm có tôm, cá, mực các loại, trong đó tôm khai thác đạt 2.100 tấn

Trang 26

1.1.5.2 Về nuôi trồng Thủy sản

Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2015 của huyện ước đạt 22.254 tấn Diện tích thả tôm nuôi được 11.500 ha với sản lượng 4.673,4 tấn Trong đó: diện tích nuôi tôm quảng canh 10.790 ha, sản lượng 4.474,6 tấn (gồm 02 đợt nuôi), năng suất bình quân 207 kg/ha; diện tích tôm nuôi quảng canh cải tiến là

710 ha, năng suất 280 kg/ha với sản lượng đạt 198,8 tấn Ngoài ra, sản lượng cá đồng và cá hồ ao đạt 17.580 tấn, tăng 230 tấn so với cùng kỳ năm trước

1.2 Tổng quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước

1.2.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

1.2.1.1 Các nghiên cứu về quản lý khai thác để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Quản lý khai thác thủy sản là một bộ phận quan trọng trong khoa học nghề

cá, mục tiêu của quản lý nghề cá là hướng đến việc bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản ổn định và có hiệu quả trong thời gian dài Theo thống kê của FAO, khoảng 50% nguồn lợi thuỷ sản thế giới đã bị khai thác tới giới hạn và không còn khả năng tăng sản lượng; 25% nguồn lợi đã bị khai thác quá mức cho phép Như vậy, chỉ còn khoảng 25% nguồn lợi hải thủy sản trên thế giới còn khả năng tăng sản lượng khai thác [16] Tình trạng này thể hiện sự yếu kém trong quá trình quản lý nghề khai thác thủy sản nhằm hướng tới nghề cá có trách nhiệm và

có hiệu quả một cách ổn định Để cải thiện được tình hình này, công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cần phải có sự phối hợp giữa các bên trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến nghề khai thác và nguồn lợi thủy sản Cụ thể, cần có sự hợp tác giữa ngư dân, cơ quan quản lý nghề cá, các nhà khoa học thủy sản và những người có trách nhiệm đối với các hoạt động gián tiếp làm suy thoái môi trường tác động đến môi trường sống và nguồn lợi thủy sản không tốt hiện nay Các quốc gia phải có trách nhiệm bảo đảm áp dụng các biện pháp kết hợp nhằm

đảo ngược xu thế này

Quan điểm quản lý theo hướng phát triển bền vững là cách tiếp cận mới đã được ra đời vào năm 1972, thệ hiện qua Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và

Trang 27

Con người tổ chức tại Stockholm (Thụy Điển) Sau đó là một loạt các Hội nghị quốc tế mà đỉnh cao là Hội nghị quốc tế về đánh cá có trách nhiệm, tháng 5/1992; Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển (UNCED- United Nations Conference on Environment and Development) tại Rio de Janeiro (Braxin), tháng 6/1992 và kết quả là Nghị quyết 4/95 của Liên Hợp quốc đã thông qua Bộ qui tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (CoCRF - Code of Conduct for Responsible Fisheries) vào ngày 31/10/1995, đồng thời yêu cầu FAO cùng phối hợp với các thành viên và các tổ chức liên quan soạn thảo các văn bản hướng dẫn kỹ thuật phù hợp để hỗ trợ thi hành Bộ qui tắc này

Bộ qui tắc ứng xử Nghề cá có trách nhiệm [20] được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện áp dụng Tuy nhiên, một số nội dung có liên quan mật thiết với các qui định quốc tế khác như: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS - United Nations Convention on the Law of the Sea)

và Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguycấp năm 1973 (CITES - Convention on International Trade in Endangered Species

of Wild Fauna and Flora) Trên tinh thần của các qui định và luật pháp này, công tác quản lý nghề khai thác thủy sản đã được FAO hướng dẫn trong tập 4 của bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nghề cá nhằm thực hiện Bộ qui tắc ứng xử nghề cá

có trách nhiệm Cụ thể là hỗ trợ hướng dẫn thực hiện Điều 7 và Điều 12 của CoCRF Thông qua chương trình hướng đến phân cấp quản lý vì sự phát triển bền vững nghề cá tại khu vực ASEAN giai đoạn 2002-2005, Ban Thư ký của SEAFDEC đã xây dựng tài liệu hướng dẫn khu vực về đồng quản lý áp dụng quyền sử dụng của cộng đồng đối với nghề cá quy mô nhỏ ở các nước Đông Nam Á Mục tiêu của tài liệu này nhằm hướng dẫn cách tiếp cận quản lý nguồn lợi thủy sản dựa trên quyền sử dụng của cộng đồng Theo đó, cộng đồng ngư dân phải có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương quản lý và khai thác tài nguyên có hiệu quả và ổn định Nếu có sự chia sẽ trách nhiệm quản lý đúng mức giữa chính quyền địa phương với ngư dân và giữa các ngư dân với nhau thì mức độ tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản sẽ được cải thiện đáng kể

Trang 28

1.2.1.2 Các nghiên cứu về quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng

Xuất phát từ hiệu quả kinh tế lớn của ngành đánh bắt hải sản, nhiều nước trên thế giới đã không ngừng tăng cường đầu tư và phát triển năng lực khai thác

cá biển về cả tàu thuyền, ngư cụ và các trang thiết bị, máy móc Cùng với sự gia tăng cường lực khai thác thì nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là vùng ven bờ ngày càng bị suy giảm, nhiều hệ sinh thái biển và đất ngập nước quan trọng như: rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn bị tàn phá, suy thoái nghiêm trọng

Vùng ven biển đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển nghề cá, được coi

là vùng tái sản xuất của nguồn lợi thủy sản và góp phần quyết định năng suất sinh học của vùng biển xa bờ Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lợi thủy sản ở vùng ven bờ và đầm phá, nhiều nước trên thế giới đã phát triển nghề

cá với quy mô lớn có khả năng khai thác ở vùng xa bờ, đồng thời có những chiến lược bảo vệ và phát triển nguồn lợi vùng ven bờ Hầu hết các quốc gia trên thế giới đã nhận thức rõ vai trò của nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của chúng ở vùng ven bờ, nhưng không phải nước nào cũng tập trung ưu tiên giải quyết vấn đề này Ở các quốc gia có nghề cá phát triển được đầu tư nghiên cứu

và tìm biện pháp giải quyết tốt hơn ở các nước kém phát triển Trên thế giới tồn tại đồng thời 2 xu hướng quản lý nghề cá, không phụ thuộc vào ý thức hệ và hệ thống chính trị Đại diện tiêu biểu cho một bên là các nước của phương Tây và một bên là Nhật Bản của phương Đông Các nước phương Tây tuân thủ theo cơ chế “tiếp cận mở” hoặc “tiếp cận tự do”, theo đó nguồn lợi thủy sản được hiểu là của tất cả mọi người Theo cơ chế này, Chính phủ quản lý nguồn lợi thủy sản từ trên xuống bằng cách lập ra nhiều quy định như TAC cho toàn nghề cá (TAC -

Total Allowable Catch), hạn ngạch cho từng cá nhân và bắt buộc ngư dân tuân

thủ hạn ngạch cho phép khai thác Ngược lại, ngư dân bao giờ cũng muốn đánh

cá càng nhiều càng tốt nên thường vi phạm các quy định của Chính phủ Do đó, Chính phủ phải luôn kiểm soát, xử lý, ngăn chặn ngư dân đánh cá bất hợp pháp nên chi phí quản lý thường rất tốn kém [1] Đối với Nhật Bản, kể từ đầu thế kỷ

20, đã luật hóa thành cơ chế “tiếp cận giới hạn” hay “tiếp cận đóng” đối với nguồn lợi thủy sản ven bờ Theo cơ chế này, Chính phủ cấp ngư trường đánh cá,

Trang 29

nguồn lợi thủy sản cho một lượng người giới hạn, bằng cách cấp “quyền đánh cá” cho tổ chức ngư dân và “giấy phép đánh cá giới hạn” thường chỉ cho ngư dân Cả hai được xem như là một loại “quyền sử dụng lãnh thổ trong nghề cá”

Do đó, ngư dân nhận thức nguồn lợi thủy sản là của chính mình, không ai khác được phép đánh cá trong ngư trường (nơi tổ chức của họ được giao quyền đánh cá) Đây là động cơ để ngư dân cùng tham gia quản lý nghề cá với Chính phủ và sáng tạo ra hệ thống để tự quản lý nghề cá của chính mình Cơ chế tiếp cận giới hạn này được tuân thủ nghiêm ngặt từ nhiều thế kỷ ở Nhật Bản, nó cũng được tuân thủ rộng rãi tại Hàn Quốc và Đài Loan Cơ chế tiếp cận giới hạn xuất phát

từ Nhật Bản và chính sách quản lý nghề cá của họ được phát triển dần thành phương thức Đồng quản lý nghề cá/Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng và được nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển áp dụng một cách có hiệu quả

Ở Nhật Bản, công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở vùng nước ven bờ được quan tâm rất sớm Với sự nổ lực của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và của ngư dân đã mang đến nhiều kết đáng khích lệ và được thể hiện

rõ nét ở các mặt sau:

- Quản lý chặt chẽ nghề khai thác hải sản ven bờ, bảo vệ vùng nước ven

bờ không bị ô nhiễm bằng các bộ luật quốc gia, các bộ luật và luật lệ cụ thể của từng cộng đồng địa phương ven biển

- Tăng cường nhập khẩu các loài hải sản ở các nước để bảo vệ và duy trì phát triển các đặc hải sản trên vùng biển Nhật Bản

- Thực hiện việc duy trì và tạo cảnh quan môi trường sống thuận lợi cho các lòai thủy sản: duy trì tính đa dạng sinh học ở các vùng nước ven bờ, xây dựng các rạn nhân tạo làm nơi cư sinh cho các loài thủy sản trú ngụ, sinh sản và phát triển

- Tái tạo và phục hồi nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế như cá hồi, cá bơn ở tỉnh Hiogo, cua biển ở đảo Hocaido bằng phương pháp sinh sản nhân tạo

và thả bổ sung vào môi trường sống tự nhiên hàng năm

Trang 30

1.2.1.3 Các nghiên cứu về thả rạn nhân tạo

Các công trình nghiên cứu về vai trò tác dụng của rạn nhân tạo [21, 22, 23] đã chỉ ra rằng ở Nhật Bản, chà - rạn nhân tạo được sử dụng nhằm phát triển nguồn lợi các loài thủy sản nhỏ hoặc chưa trưởng thành thông qua việc cải thiện môi trường nước và hạn chế các nghề đánh bắt mang tính hủy diệt cao (như xung điện, nghề te, nghề lưới kéo) Vì rằng, những khối rạn nhân tạo đã gây khó khăn cho sự hoạt động của các nghề mang tính hủy diệt khi khai thác trong khu vực có thả rạn Vì thế, rạn nhân tạo được coi là giải pháp hữu hiệu giúp bảo vệ

và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là vùng biển ven bờ

Từ đó, Nhật Bản đã tiến hành thả rạn nhân tạo để hạn chế các loại ngư cụ đánh bắt, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản ở vùng nước ven bờ Chính vì vậy, nghề khai thác thủy sản quy mô nhỏ hoạt động ở vùng nước ven bờ luôn phát triển ổn định Kết quả, Nhật bản đã cấp 100% vùng nước ven bờ cho Hội hợp tác nghề cá để tự quản lý vùng nước, giảm nhẹ chi phí cho nhà nước đồng thời tăng hiệu quả quản lý Tổng số tổ chức quản lý nghề cá toàn Nhật Bản vào năm

1952 chỉ là 359, sau đó tăng dần theo thời gian, lên 1.339 vào năm 1988, 1.524 vào năm 1993 và 1.734 vào năm 1998 So sánh với tổng số Hội Hợp tác Nghề cá

là 1.890 vào năm 1998, thì hầu như tổ chức quản lý nghề cá đã phát triển ở hầu hết mọi Hội Hợp tác Nghề cá

Để có được thành quả trên, hệ thống pháp lý của quốc gia này được quan tâm và xây dựng sát với thực tế sản xuất, các văn bản pháp lý được quan tâm trong nghề cá bao gồm:

- Quyết định sửa đổi Luật Nghề cá theo đường lối dân chủ sau chiến tranh thế giới lần 2;

- Ban hành Luật Nghề cá mới (Luật số 267 năm 1949) vào tháng 12/1949, hủy bỏ tất cả các “quyền đánh cá” cũ bằng cách mua lại với giá trị bảo đảm vào năm 1950;

- Lập “quy hoạch quản lý nghề cá ven bờ” ở mỗi một tỉnh, với việc tham khảo công chúng, ban hành “giấy phép đánh cá giới hạn” và “quyền đánh cá” của chính quyền tỉnh dựa trên quy hoạch vào năm 1950

Trang 31

- Ban hành Luật bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nhằm khai thác

và sử dụng hợp lý

1.2.1.4 Các nghiên cứu về xây dựng khu bảo tồn biển

Ở Thái Lan, để bảo vệ nguồn lợi ở vùng ven bờ quốc gia này thiết lập và xây dựng những vùng cấm đánh bắt ven bờ, quy định mùa vụ khai thác, kích thước mắt lưới và kích thước cá được phép khai thác, khuyến khích ngư dân đóng tàu có công suất lớn khai thác xa bờ, xây dựng nhiều khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Nhờ đó, nghề khai thác thủy sản ven bờ phát triển khá ổn định Đã thí điểm thực hiện hệ thống “quyền đánh cá”, Cục Nghề cá ban "quyền đánh cá" trong một vùng biển xác định đến các nhóm ngư dân Những ngư dân là thành viên của nhóm có quyền đánh cá trong ngư trường xác định, nguồn lợi thủy sản là của chính họ, họ có trách nhiệm quản lý, bảo vệ nên nguồn lợi thủy sản ngày càng được quản lý hữu hiệu Bên cạnh đó, việc thiết lập các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ thủy sản với phương thức quản lý dựa vào cộng đồng là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả lớn nhất trong quản lý nguồn lợi thủy sản ở Thái Lan

Ở Trung Quốc, với chủ trương cấm đóng tàu công suất nhỏ, cấm đánh bắt các loài có giá trị kinh tế kích thước nhỏ, khuyến khích đóng tàu công suất lớn, cấm đánh bắt theo mùa vụ… để giảm bớt cường độ khai thác thủy sản ven

bờ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tính đến năm

2013, Trung Quốc đã có 19 năm liên tiếp cấm đánh bắt cá theo mùa vụ ở vùng nước ven bờ Phương pháp quản lý khai thác theo mùa vụ, đặc biệt là cấm khai thác ở vùng ven bờ vào mùa sinh sản đặc biệt quan trọng để bảo vệ đàn cá bố mẹ

và cá chưa trưởng thành nhằm bổ sung nguồn lợi thủy sản cho vùng nước xa bờ

1.2.2 Các nghiên cứu ở trong nước

1.2.2.1 Nghiên cứu về giải pháp cắt giảm số lượng tàu thuyền

Trong công trình khoa học “Lĩnh vực thủy sản ở Việt Nam: Một phân tích

kinh tế chiến lược”, năm 2010 [15] đã chỉ ra rằng, đội tàu khai thác cá biển

nước ta đang ngày càng tăng về số lượng và cỡ loại Điều này đã gia tăng áp lực

Trang 32

khai thác lên vùng biển, đặc biệt là vùng nước ven bờ Vì vậy, muốn bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tránh khỏi nguy cơ cạn kiệt thì một trong những giải pháp cần làm là cắt giảm số lượng tàu một cách hợp lý Giải pháp để cắt giảm tàu thuyền (chuyển đổi nghề khai thác sang nuôi trồng, các ngành nghề không khai thác thủy sản); quản lý quản lý tổng hợp có tính đến yếu tố cộng đồng và quyền

sở hữu trong khai thác, coi NLTS là một tài sản sở hữu riêng của từng cá nhân Nhóm tác giả cũng cảnh báo về việc triển khai các chương trình mua lại tàu thuyền được triển khai, điển hình ở Đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế, tàu thuyền mà ngư dân sinh sống và làm việc ngay trên chính tàu thuyền đó, hoạt động ở đầm phá được Chính phủ mua lại Ngư dân được cấp đất tái định cư trên đất liền Tuy nhiên, chưa đầy một năm, họ đã bán hết nhà cửa, mua lại tàu thuyền trở lại nghề khai thác Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do họ không được đào tạo sinh kế mới khi lên đất liền

Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, chúng ta đã thấy việc cắt giảm số lượng tàu thuyền là cần thiết, đặc biệt là những tầu thuyền có công suất nhỏ khai thác ở vùng biển gần bờ Để thực hiện giải pháp này, từ năm 1997, chính phủ đã

có đầu tư các tàu thuyền có Chương trình cho ngư dân vay vốn ưu đãi đóng tàu công suất lớn khai thác ở những vùng biển xa bờ Tuy nhiên với nhiều lý do khác nhau mà chương trình chưa đưa lại hiệu quả mong muốn, cụ thể là số lượng tàu thuyền nhỏ vẫn có xu hướng gia tăng và hiệu quả kinh tế của nhiều đội tàu xa bờ còn thấp

Tiếp tục tạo điều kiện thực hiện giải pháp này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP, [7] cho ngư dân vay vốn ưu đãi đóng tàu vỏ thép hoạt động xa bờ Đến nay toàn quốc đã có trên 200 tàu vỏ thép và vỏ composite cỡ lớn hoạt động trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa

Để có cơ sở khoa học cho việc cắt giảm số lượng tàu thuyền khai thác

thuỷ sản, trong công trình nghiên cứu “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho

việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản” [8] của tác giả

Nguyễn Văn Kháng năm 2011 cho rằng xác lập mô hình sản xuất trên các vùng biển, cần có cơ chế, chính sách nhằm kích thích thuyền viên tích cực sản xuất

Trang 33

bằng hình thức xây dựng quĩ khen thường đối với thuyền viên có những thành tích tốt thông qua sản xuất bằng hình thức chấm công, điểm hoặc cho họ tham gia góp vốn cổ đông trên tàu; đồng thời điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền theo các bước, gồm: bước 1 là cắt giảm các đội tàu có điểm tổng số về quản lý bằng 0, bước 2 là cắt giảm các đội tàu có điểm hiệu quả kinh tế bằng 0, bước 3 là cắt giảm các đội tàu có điểm mức độ xâm hại NLTS bằng 0, hiệu quả kinh tế bằng

1 và tổng điểm quản lý khác 0

1.2.2.2 Nghiên cứu về giải pháp phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản

Vấn đề phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản nói riêng và ngành Thuỷ sản nói chung chỉ mới được đề cập trong một vài năm trở lại đây Phát triển bền vững nói chung đã trở thành quan điểm và mục tiêu của Đảng và chính sách của Nhà nước Thể chế hóa phát triển bền vững bằng văn bản luật trong các chỉ thị, Nghị quyết; Quyết định của các cấp chính quyền nhà nước như: Chỉ thị số 36/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1998), Nghị quyết

số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường (2004) Đặc biệt, ngày 17 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 153/2004/QĐ -TTg ban hành Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự

21 của Việt Nam) Trong đó, thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế được xác định cần phải ưu tiên nhằm PTBV

Đã có một số nghiên cứu bước đầu về PTBV nghề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản ở Việt Nam nói chung Một số mô hình quản lý nguồn lợi có

sự tham gia của cộng đồng cũng đã được tiến hành thí điểm tại một số địa phương như: Dự án Bảo tồn biển Rạn Trào tại huyện Vạn Ninh do IMA tài trợ;

Dự án Bảo tồn sinh vật biển ở Hòn Mun tại Vịnh Nha Trang; Dự án quản lý nguồn lợi có sự tham gia của cộng đồng tại Phù Long - Cát Bà - Hải Phòng Qua nhiều Hội thảo khoa học đều cho rằng mô hình đồng quản lý nghề cá tỏ rõ

có khả năng thực hiện mô hình quản lý nghề cá bền vững ở Việt Nam Thành phố Nha Trang có mô hình quản lý Hòn Mun đang là điểm sáng trong cả nước

Trang 34

Mục đích của việc phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản là tạo cơ sở

quan trọng để phát triển bên vững nghề khai thác thuỷ sản Công trình khoa học

“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản ven bờ Việt Nam” của Thái Ngọc Chiến năm 2010 [5],bằng phương pháp thu

thập các thông tin về khai thác ven bờ (thông tin thứ cấp và sơ cấp) trên phạm vi

cả nước bao gồm: số lượng tàu thuyền khai thác; cơ cấu tàu thuyền theo nghề và công suất; sản lượng đánh bắt theo loài và theo nghề; điều tra hiệu quả kinh tế

xã hội của các đội tàu thuộc các nhóm công suất khác nhau Tác giả sử dụng mô hình Schaefer (1954) để xác định ngưỡng khai thác hợp lý (MSY) và cường lực khai thác hợp lý (fMSY)

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sản lượng khai thác ven bờ ước tính trong năm 2008 là 1.860.258 tấn Các nghề có năng suất đánh bắt cao là: nghề vây (ở Nam Bộ), nghề kéo, nghề đăng, đáy (ở Bắc Bộ và Nam Bộ); vó mành ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ; nghề câu ở Nam Bộ Các nghề có năng suất khai thác thấp bao gồm lưới rê (ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ); nghề câu vàng; cây tay và các nghề khác Cường lực và sản lượng đều vượt ngưỡng cho phép (mức bất hợp lý), vì vậy cần thiết phải có giải pháp khai thác hợp lý Giải pháp được đưa ra ở đây đó là: hoặc vẫn giữ nguyên cường lực khai thác nhưng giảm số ngày hoạt động tàu; hoặc có thể cắt giảm một phần dư thừa sang các nghề tiềm năng có sẵn tại các địa phương Đồng thời, công trình nghiên cứu cho thấy 3 mô hình khai thác hải sản ven bờ cho ba vùng Bắc, Trung, Nam có hiệu quả cụ thể là ở Nghệ An, Bình Định và Bến Tre

Công trình nghiên cứu “Xây dựng các giải pháp bảo vệ và phát triển

nguồn lợi thủy sản tại Đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định’" của Trần Văn Vinh năm

2013 [14], đã xây dựng các giải pháp bảo vệ NLTS, chủ yếu dựa trên mô hình đồng quản lý nghề cá với quy chế, qui định rõ ràng với hướng tiếp cận: i) đề cao yếu tố con người, dựa vào cộng đồng trong công tác quản lý nghề cá; ii) giảm đầu mối và chi phí trên cơ sở nhà nước (chính quyền, cơ quan chức năng) và cộng đồng nhân dân (người khai thác sử dụng nguồn lợi) cùng tương tác, hợp

Trang 35

tác thực hiện các qui định của nhà nước trong lĩnh vực quản lý với số lượng 9

xã, phường ven đầm Thị Nại (mỗi xã, phường thành lập một Nhóm hạt nhân đòng quản lý); iii) các hình thức bảo vệ như qui định khu vực, vùng nước cần bảo vệ, qui định nghề nghiệp, công cụ cấm, khu vực khai thác

Công trình nghiên cứu “Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp đới bờ cho

tỉnh Bình Định 2001 -T- 2003" của Viện Hải dương học thực hiện năm 2003

[13], mục đích chính của công trình là phục hồi hệ sinh thái rạn san hô để tạo môi trường sinh thái cho NLTS tại ven biển tỉnh Bình Định Nhóm tác giả đã tiến hành phương pháp thử nghiệm di trồng san hô sống trên giá thể cứng (rạn nhân tạo bằng bê tông) tại Hòn Ngang - Bình Định vào năm 2003

Nhìn chung, trong những giải pháp đang được các nhà khoa học cũng như nhà quản lý quan tâm thiết lập, xây dựng các vùng rạn nhân tạo chủ yếu nhằm phục hồi và phát triển hệ sinh thái rạn san hô, nguồn lợi thủy sản để hoạt động khai thác được hiệu quả hơn

1.2.3 Nhận xét chung về tổng quan nghiên cứu khoa học

1.2.3.1 Về nội dung và kết quả nghiên cứu

- Các công trình đều thực hiện các nội dung nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt chú trọng đến vùng biển ven bờ Bởi lẽ vùng biển ven bờ là nơi tập trung các bãi đẻ, nơi nuôi dưỡng ấu thể và sinh sống, cư trú ẩn nấp của các loài thuỷ sản Đồng thời vùng biển ven bờ cũng là nơi chịu áp lực khai thác cao hơn nhiều so với các vùng biển khác (vùng lộng, vùng khơi)

- Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng muốn bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản vùng biển ven bờ cần phải tiến hành các giải pháp quan trọng như sau:

+ Cắt giảm số lượng tàu thuyền nhằm giảm tải cho vùng biển;

+ Thả rạn nhân tạo để bổ sung nơi cư trú cho các loài hải sản, đồng thời ngăn chặn những tàu cố tình xâm hại môi trường sinh thái của vùng biển ven bờ như nghề lưới kéo, te, xiệp;

+ Cần phải nâng cao vai trò làm chủ nguồn lợi của người dân bằng các mô hình đồng quản lý cho từng địa phương cấp xã, cấp thôn

Trang 36

1.2.3.2 Về phương pháp nghiên cứu

Các công trình sử dụng phương pháp chung là từ điều tra khảo sát; đánh giá thực trạng hoạt động khai thác thuỷ sản tại vùng biển nghiên cứu Từ đó đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những thiếu sót, tồn tại để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản cho vùng biển nghiên cứu

Do điều kiện quỹ thời gian, nhân lực và tài chính có hạn nên phương pháp

cụ thể chủ yếu là sử dụng phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm để khảo sát thu thập số liệu [5, 8, 9, 13, 14] Hạn chế của phương pháp này là chỉ dừng lại ở mức định hướng mà chưa trải nghiệm thực tế

1.2.3.3 Những vấn đề luận văn sẽ kế thừa

- Về phương pháp nghiên cứu

Do điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn nên tôi xin kế thừa phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm Tiến hành điều tra, khảo sát hiện trạng hoạt động khai thác thuỷ sản và công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi trên vùng biển ven bờ huyện U Minh Trên cơ sở phân tích đánh giá những nguyên nhân gây hại nguồn lợi, những tồn tại khiếm khuyết trong công tác bảo vệ nguồn lợi để đề xuất giải pháp cần thiết

- Về nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu áp dụng những giải pháp như các công trình nghiên cứu đã đề xuất như cắt giảm số lượng tàu thuyền, thả rạn nhân tạo, quản lý dựa vào cộng đồng vào vùng biển nghiên cứu

Bổ sung những giải pháp mới phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương nghiên cứu

Trang 37

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu

1- Thực trạng khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

- Đặc điểm ngư trường ven bờ huyện U Minh

- Cơ cấu nghề khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ huyện U Minh

- Thực trạng tàu thuyền khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện U Minh

- Thực trạng về ngư cụ khai thác ven bờ huyện Vạn Ninh

- Thực trạng về lao động khai thác ven bờ huyện U Minh

- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động khai thác thuỷ sản tại VBVB huyện U Minh

2- Thực trạng hoạt động BVNL thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện U Minh, tỉnh

Cà Mau

- Thực trạng về bộ máy quản lý

- Thực trạng cơ sở vật chất cho công tác BVNLTS

- Các hoạt động phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Công tác tuyên truyền hướng dẫn về khai thác và BVNLTS

- Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động nghề cá tại VBVB huyện U Minh

- Phân tích đánh giá thực trạng công tác BVNLTS huyện U Minh

3- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

- Đặt vấn đề

- Nội dung giải pháp

- Các biện pháp thực hiện giải pháp

- Phân tích đánh giá kết quả của giải pháp mang lại

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp chung

Tiến hành thu thập, phân tích các số liệu về thực trạng hoạt động khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ huyện U Minh; các hoạt động công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương nghiên cứu Từ đó thấy được những vấn đề

Trang 38

bất cập trong cơ cấu nghề, những hoạt động khai thác gây hại nguồn lợi thủy sản trong vùng biển ven bờ của huyện Phân tích đánh giá để phát hiện những tồn tại

và hiệu quả thấp trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại huyện U Minh Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng nghề lưới kéo ven bờ huyện U Minh để đưa ra một số giải pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Nghiên cứu và phân tích số liệu từ các tài liệu sẵn có về những vấn đề liên quan đến vùng biển nghiên cứu như nguồn lợi thủy sản, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội

Luận văn cũng sử dụng nguồn tài liệu, số liệu thống kê từ Cục Thống kê, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh và Ủy ban nhân các xã có tàu thuyền hoạt động tại vùng biển Một số tài liệu chủ yếu:

+ Kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản tại VBVB tỉnh Cà Mau trong đó có huyện

U Minh

+ Các văn bản pháp lý của Nhà nước có liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Trung ương và địa phương

2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Phỏng vấn các hộ ngư dân làm nghề khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven

bờ huyện U Minh theo phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục 1 Phiếu điều tra gồm các thông tin về số liệu tàu thuyền theo nghề, trang thiết bị, ngư cụ, sản lượng và sản phẩm khai thác, mùa vụ, vùng hoạt động và các thông tin liên quan đến công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện U Minh

Nội dung phỏng vấn theo bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn (phụ lục 1), thời gian từ tháng 3-9 năm 2016

Việc xác định vùng biển ven bờ của huyện U Minh được thực hiện theo các văn bản pháp quy của trung ương và địa phương [6, 11, 12] và thể hiện trên

Trang 39

bản đồ do google cung cấp Tuyến bờ được xác định dựa vào phụ lục của Nghị định 33/2010/NĐ-CP [6]

- Phỏng vấn cán bộ quản lý thủy sản thuộc UBND 08 xã, thị trấn có nghề khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ huyện U Minh, Chi cục khai thác và bảo

vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau về tổ chức bộ máy quản lý, triển khai các cơ chế chính sách, quy định pháp luật thủy sản có liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất

- Số lượng lao động và trình độ học vấn – đào tạo nghề: Phỏng vấn thuyền trưởng, thuyền viên và những người làm việc trên tàu

- Ngư cụ: Phỏng vấn thuyền trưởng và đo trực tiếp trên ngư cụ (đo kích thước mắt lưới)

- Mùa vụ và ngư trường khai thác: Phỏng vấn thuyền trưởng và khảo sát trực tiếp trên biển

- Thành phần, sản lượng khai thác: Phỏng vấn thuyền trưởng, khảo sát trực tiếp trên biển; mua mẫu cá tạp để cân, đo và xác định loài

Phân loại thành phần sản phẩm khai thác theo kích thước cho phép khai thác dựa vào các văn bản của Bộ Thuỷ sản và Bộ Nông nghiệp-PTNT [2, 3]

Việc đánh giá thực trạng ngư cụ, thời gian và khu vực cấm hoạt động khai thác căn cứ vào các Thông tư của Bộ Thuỷ sản và Bộ Nông nghiệp-PTNT [2, 3, 4]

2.2.4 Phương pháp xác định số lượng và phân bố mẫu điều tra

Qua khảo sát sơ bộ, tàu thuyền thực tế hoạt động khai thác thuỷ sản trong vùng biển ven bờ huyện U Minh chủ yếu tập trung vào 5 nhóm nghề sau:

Trang 40

Số lượng mẫu điều tra để phục vụ cho nghiên cứu của luận văn được xác định theo công thức tính cỡ mẫu của Yamane (1967) [24]:

2

N n

Trong đó:

- n là số lượng mẫu cần điều tra (mẫu)

- N là tổng tàu thuyền thực tế hoạt động trong VBNC

- e là sai số cho phép (chọn e = 10%)

Thay các giá trị vào công thức (2.1), sẽ tính ra được tổng số mẫu cần điều tra để phục vụ cho nghiên cứu như ở bảng 2.1 Cụ thể với năm 2016 có tổng số tàu thực tế hoạt động trong vùng biển ven bờ huyện U Minh là 497 tàu thì số

mẫu cần điều tra là 83 tàu

Đề tài chọn mẫu điều tra phỏng vấn hộ ngư dân đại diện cho các xã nghề lưới kéo hoạt động tại vùng biển ven bờ huyện U Minh Phân bổ mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Cụ thể số lượng mẫu điều tra phân bổ cho các địa phương như bảng 2-1

Bảng 2.1: Phân bố mẫu điều tra theo nghề và địa phương năm 2016

Ngày đăng: 22/02/2018, 19:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Nguyễn Quang Vinh Bình (2008). Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Nguyễn Quang Vinh Bình
Năm: 2008
2. Bộ Thuỷ sản (2006). Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ - CP ngày 4 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ - CP ngày 4 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản
Tác giả: Bộ Thuỷ sản
Năm: 2006
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008). Thông tư số 62/2008/TT- BNN ngày 20/5/2008 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ - CP ngày 4 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ - CP ngày 4 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2008
8. Nguyễn Văn Kháng (2011).”Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Kháng (2011)."”Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản
Tác giả: Nguyễn Văn Kháng
Năm: 2011
9. Đỗ Chí sĩ (2007) “Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi Nghêu Lụa ven biển Tây tỉnh Cà Mau” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi Nghêu Lụa ven biển Tây tỉnh Cà Mau
18. FAO (1992). Introduction to tropical fish stock assessment. Part I- Manual. Rome 19. FAO (1999). Introduction to tropical fish stock assessment - Part 1:Estimation of Maximum Sustainable Yiled Using Surplus Production Models.1999: Rome, Italia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction to tropical fish stock assessment - Part 1: "Estimation of Maximum Sustainable Yiled Using Surplus Production Models
Tác giả: FAO (1992). Introduction to tropical fish stock assessment. Part I- Manual. Rome 19. FAO
Năm: 1999
4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011). Thông tư số 89/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trong năm Khác
5.Thái Ngọc Chiến (2009). Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản ven bờ Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Khác
6. Chính phủ (2010). Nghị định Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010, Hà Nội Khác
7. Chính phủ (2014). Nghị định Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014, Hà Nội Khác
11. UBND tỉnh Cà Mau (2013). Quyết định ban hành Quy định phân cấp quản lý vùng biển ven bờ cho UBND cấp huyện, cấp xã ven biển tỉnh Cà Mau. Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 11 năm 2013 Khác
12. UBND tỉnh Cà Mau (2015). Quyết định ban hành Quy định về quản lý các hoạt động khai thác thuỷ sản trên vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Cà Mau.Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND tỉnh Cà Mau, ngày 15/12/2015 Khác
13. Viện Hải dương học thực hiện năm 2003“Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp đới bờ cho tỉnh Bình Định 2001 -T- 2003&#34 Khác
14. Trần Văn Vinh (2013). Xây dựng các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Khai thác thủy sản Khác
15. DANIDA (2010). The Fisheries Sector in Vietnam: A Strategy Economic Analysis, University of Copenhagen and Ministry of Planning and Investment of Vietnam, Vietnam Khác
16. FAO (1999). Introduction to tropical fish stock assessment - Part 1: Estimation of Maximum Sustainable Yiled Using Surplus Production Models, Rome, Italia Khác
20. Kirkley, J.E.a.S., D.E, Measuring capacity and capacity utilization in fisheries. In: Greboval, D. (ed.) (1999). Managing Fishing Capacity. Selected papers on Underlying Concepts and Issues, FAO Fisheries Technical Paper No.386, FAO, Rome, Italy Khác
21. Hunter, W.R., and Sayer, M. D. J. (2009). The comparative effects of habitat complexity on faunal assemblages of northern temperate artificial and natural reefs, ICES Journal of Marine Science, 66: 691–698 Khác
22. Spieler, R.E. (2004). Artificial Reef Research in Broward County 1993- 2000: A summary report, Broward County Department of Planning and Environmental Protection, Fort Lauderdale Khác
23. Tokriska, C. (2009). Overview of small-scale fisheries in the Thailand Gulf, Thai Lan Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w