1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự

25 210 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 386,54 KB

Nội dung

Tiếp thu, vận dụng và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh, Hồ ChíMinh coi trọng giải quyết mối quan hệ giữa chiến tranh và hoà bình, giữa chiến tranh và chính trị

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO



TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự LỚP: 13144CLC

Trang 2

Mục Lục

Phần 1:Mở đầu

_Lí do chọn đề tài………1

_Mục tiêu nghiên cứu ……….1

Phần 2 :Kiến thức cơ bản 1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự 1.1 Định nghĩa……….1

2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH 2.1 Học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác – Lênin………1

2.2 Tinh hoa quân sự thế giới ……… 2

3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH 3.1 Tư tưởng bạo lực cách mạng thống nhất với tư tưởng nhân đạo và hoà bình……… 3

3.2 Tư tưởng khởi nghĩa vũ trang……… 4

3.2.1 Khởi nghĩa vũ trang ở Việt Nam là khởi nghĩa vũ trang toàn dân, nhằm mục tiêu giành chính quyền……… 4

3.2.2 Để tiến hành khởi nghĩa thắng lợi phải có đủ điều kiện chủ quan, khách quan và phải nổ ra đúng thời cơ……….4

3.2.3 Phương thức tiến hành khởi nghĩa vũ trang là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa ……….4

3.3 Tư tưởng chiến tranh nhân dân ……….5

3.3.1 Kháng chiến toàn dân ……… 5

3.3.2 Kháng chiến toàn diện……… 5

3.3.3 Kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính……….6

3.4 Nghệ thuật quân sự trong tư tưởng Hồ Chí Minh 3.4.1Nghệ thuật tạo lực, lập thế trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh……….7

Trang 3

3.4.2 Nghệ thuật tận dụng thời gian ,tranh thời ,lập mưu trong nghệ thuật quân sự Hồ

Chí Minh……… 8

3.4.3 Tư tưởng chiến lược tiến công………10

3.4.4 Tư tưởng đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi qui mô, mọi cách, mọi vũ khí….10 3.5 Tư tưởng về xây dựng lực lượng……… 11

3.6 Về xây dựng căn cứ địa, hậu phương và quốc phòng toàn dân………… ………11

3.6.1 Xây dựng căn cứ địa, hậu phương trong khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng……….12

3.6.2 Xây dựng nền quốc phòng toàn dân……… 13

Phần 3: Vận dụng 4 Vận dụng 4.1 Thắng lợi về nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng 8………15

4.2 Phát huy nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ ………16

4 3Vận dụng tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về quân sự trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc… 18

4.3.1 Quán triệt quan điểm bạo lực cách mạng ……… 18

4.3.2 Xây dựng một nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện………… ……19

4.3.3 Gắn liền quốc phòng với an ninh ……… 19

4.3.4 Phải dựa vào dân, chăm lo bồi dưỡng sức dân……….19

Phần 4: Kết luận………20

Tài liệu tham khảo………21

Trang 4

I Phần mở đầu

Lí do chọn đề tài

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại,nó trường tồn bất diệt,là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta

Tư tưởng Hồ chí Minh là một hệ thống toàn diện, có nội dung rất phong phú, đa lĩnh vực

và là hệ thống mở Các ngành, các giới, các đối tượng có thể lựa chọn, bổ sung những chuyên đề có nội dung phù hợp với mình Trong các nội dung cuả tư tưởng Hồ Chí Minh,

tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là một trong những nội dung quan trọng,là bộ phận hữu

cơ không thể thiếu và có ý nghĩa quan trọng hàng đầu

Phương pháp nghiên cứu: sưu tầm,đối chiếu,tham khảo tài liệu

2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH

2.1 Học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin

Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết quân sự Mác - Lênin,

sử dụng "phương pháp làm việc biện chứng", để giải quyết các vấn đề quân sự của cách mạng Việt Nam

Tiếp thu, vận dụng và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh, Hồ ChíMinh coi trọng giải quyết mối quan hệ giữa chiến tranh và hoà bình, giữa chiến tranh và chính trị, biết mở đầu và kết thúc chiến tranh, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện; giải quyết vấn đề thời gian trong chiến tranh; quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, vớinhiều qui mô và cách đánh thích hợp…

Chủ nghĩa Mác chủ trương "vũ trang cho giai cấp công nhân" Trong điều kiện lịch sử mới, Lênin nêu sự cần thiết phải xây dựng quân đội thường trực kiểu mới của nhà nước xã

Trang 5

hội chủ nghĩa, giải quyết những vấn đề then chốt trong xây dựng Hồng quân Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển những quan điểm này khi chủ trương vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vơí hình thức tổ chức ba thứ quân.

Để tiến hành chiến tranh các nhà sáng lập học thuyết quân sự Mác - Lênin hết sức coi trọng xây dựng hậu phương, khẳng định hậu phương là một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh; bàn nhiều về mối liên hệ giữa kinh tế, hậu phương với chiến tranh, quân đội và quốc phòng trong điều kiện chiến tranh hiện đại Tiếp thu và vận dụng lý luận đó, Hồ Chí Minh đã xây dựng nên tư tưởng về hậu phương của chiến tranh nhân dân và nền quốc phòng toàn dân

Học thuyết quân sự Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận, cơ sở chủ yếu nhất cho sự hình thành tư tưởng quân sự Hồ chí minh

2.2 Tinh hoa quân sự thế giới

Là một nhà hoạt động quốc tế, Hồ Chí Minh nghiên cứu nhiều vấn đề quân sự ở các nước trên thế giới, tiếp thu có chọn lọc những nội dung tích cực, phù hợp của tinh hoa quân sự thế giới

Trong thời gian hoạt động ở Liên Xô, Hồ Chí Minh nghiên cứu nhiều về Hồng quân Xô Viết, rút ra bốn ưu điểm của Hồng quân: "biết phép chiến đấu"; được hưởng một nền văn hoá giáo dục tốt đẹp; có mối quan hệ đặc biệt giữa quân và dân; có những vị chỉ huy tối cao sáng suốt, đủ đức, tài Nhờ đó Hồng quân lập được nhiều chiến công, hoàn thành nhiệm vụ được giao (Hồ Chí Minh Toàn tập, sđd, t4, tr 223)

Nghiên cứu về quân đội ở Trung Quốc, Người ghi chép Những hiểu bết cơ bản về quân sự(Hồ Chí Minh Toàn tập, sđd, t3, tr 428, 429 và 430)

2.2 Tinh hoa quân sự thế giới

Truyền thống quân sự Việt Nam hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử mà hơn một nửa dành cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập thống nhất Mặt khác dân tộc ta thường phải đương đầu với những kẻ thù xâm lược có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn mạnh Lấy nhỏ đánh lớn là đặc điểm nổi bật trong truyền thống chống xâm lược của dân tộc ta "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo" Điều đó tạo nên trường phái quân sự Việt Nam với hệ tư tưởng quân sự và nghệ thuật quân sự đắc sắc

Để chống những kẻ thù lớn, cha ông ta thường dùng lối đánh lâu dài Hồ chí Minh nhắc đến kinh nghiệm "ngày xưa tổ tiên ta đã phải kháng chiến trường kỳ mới thắng được ngoại xâm" (Hồ Chí Minh Toàn tập, sđd, t 6, tr 316)

Cách đánh giặc của cha ông ta rất độc đáo và sáng tạo, luôn giành thế chủ động, buộc địch phải đánh theo lối đánh của ta, không cho địch phát huy lối đánh sở trường của

Trang 6

chúng; đánh lâu dài là một phương châm chiến lược; lấy ít địch nhiều, "lấy đoản binh chế trường trận"; dùng mai phục, tận dụng yếu tố bí mật bất ngờ, kết hợp đánh tập trung và đánh phân tán, đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao; kết hợp quân đội triều đình với lực lượng

vũ trang của dân chúng; đánh giặc bằng mưu cao mẹo giỏi; kết hợp giành tháng lợi về quân sự với giải pháp ngoại giao; cũng có khi vừa đánh vừa đàm buộc địch phải rút quân

về nước…

Xuất phát từ đặc điểm về so sánh lực lượng giữa ta và địch, kế thừa và phát triển lên trình

độ mới truyền thống và tri thức quân sự của dân tộc, vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh từng bước hình thành và phát triển, đồng thời được kiểm nghiệm qua thực tiễn đấu tranh và thắng lợi trong khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân

3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH

3.1 Tư tưởng bạo lực cách mạng thống nhất với tư tưởng nhân đạo và hoà bình

Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị nước ta, biến nước ta thành thuộc địa, đàn áp dã man phong trào yêu nước "Chế độ thực dân , tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi" (Hồ Chí Minh Toàn tập, sđd, t 1,

tr 96) Hồ Chí Minh cho rằng:

"Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền" (Hồ Chí Minh Toàn tập, sđd, t 12, tr 304)

Hồ Chí Minh coi hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang "Tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạngthích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng" (Hồ Chí Minh Toàn tập, sđd, t 12, tr 304)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng khác hẳn tư tưởng hiếu chiến của các thế lực đế quốc xâm lược Xuất phát từ tình yêu thương con người, quí trọng sinh mạng con người, Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình, chủ động đàm phán, thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc

Với tinh thần yêu chuộng hoà bình giữa các dân tộc, tư tưởng nhân đạo đối với con người,

Hồ Chí Minh viết:

"Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sỹ và đồng bào Việt Nam, đã vì Tổ quốc

mà hi sinh tính mệnh

Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong

Than ôi, trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người" (Hồ Chí Minh Toàn tập, sđd, t 4, tr 457)

Người nhắc nhở quân dân ta đối xử tử tế, nhân đạo với tù binh, khoan dung, độ lượng với

Trang 7

những người lầm đường lạc lối, giúp họ cải tà qui chính.

Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hoà bình thống nhất biện chứng vơí nhau Đó là điểm xuất phát của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh

3.2 Tư tưởng khởi nghĩa vũ trang

3.2.1 Khởi nghĩa vũ trang ở Việt Nam là khởi nghĩa vũ trang toàn dân, nhằm mục tiêu giành chính quyền

Năm 1924 Hồ Chí Minh đã nghĩ đến một cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân Người cho rằng: "để có cơ thắng lợi, một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương:

1 Phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn Cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng" (Hồ Chí Minh Toàn tập, sđd, t 1,

tr 468)

Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang Sức mạnh của toàn dân vũ trang là một ưu thế tuyệt đối để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược "Cách mạng là việc chung của cả dân chúng", "Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi" (Hồ Chí Minh Tuyển tập, t1, Nxb Chính trị Quốc gia, HN,

1980, tr 233 và 247)

Khởi nghĩa vũ trang không phải là một cuộc đấu tranh quân sự thuần tuý Trong tác phẩm Con đường giải phóng Hồ Chí Minh nói rõ: Khởi nghĩa vũ trang là nhân dân vùng dậy dùng vũ khí đuổi quân cướp nước Đó là một cuộc đấu tranh to tát về chính trị và quân sự,

là việc quan trong, làm đúng thì thành công, làm sai thì thất bại

3.2.2 Để tiến hành khởi nghĩa thắng lợi phải có đủ điều kiện chủ quan, khách quan và phải nổ ra đúng thời cơ

Hồ Chí Minh hết sức coi trọng việc chuẩn bị lực lượng và vấn đề thời cơ Hội nghị 8 của Trung ương Đảng do Người chủ trì (5-1941) khẳng định: Cách mạng Việt Nam phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang Hội nghị xác định: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang

là nhiệm vụ trung tâm; chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng một lực lượng và nhằm vào cơ hộithuận lợi để đánh lại quân thù

Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng tích cực chỉ đạo phát triển lực lượng chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng để chuẩn bị tiến lên tổng khởi nghĩa

3.2.3 Phương thức tiến hành khởi nghĩa vũ trang là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa

Hồ Chí Minh nêu sự khác biệt của ta so với các nước phương Tây: Ở các nước Âu, Mỹ cuộc khởi nghĩa thường hay bắt đầu từ những cuộc bãi công chính trị rồi mới tiếp đến các cuộc vũ trang bạo động Ở Đông Dương ta, khởi nghĩa có thể bùng ra ở một vài nơi rồi lan dần khắp nước Khởi nghĩa bùng ra ở nơi nhiều rừng núi tiện cho lối đánh du kích

Trang 8

Tư tưởng khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa của Hồ Chí Minh thể hiện ở Hội nghị 8 của Trung ương Đảng (5-1941) do Người chủ trì: Trong những hoàn cảnh nhất định thì với lực lượng sẵn có ta có thể tiến hành một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương, cũng có thể thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn

để giành thắng lợi trong cả nước

Tiến hành chiến tranh du kích cục bộ và khởi nghĩa từng phần ở nhiều vùng nông thôn, giành chính quyền bộ phận trong cao trào kháng Nhật cứu nước là một quá trình đẩy nhanh sự tích luỹ về lượng để dẫn tới bước nhảy vọt về chất khi thời cơ đến Đó là một thành công của nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang theo tư tưởng Hồ Chí Minh

3.3 Tư tưởng chiến tranh nhân dân

3.3.1 Kháng chiến toàn dân

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hồ Chí Minh lấy nhân dân làm nguồn sức mạnh Quan điểm "lấy dân làm gốc" xuyên suốt quá trình chỉ đạo chiến tranh của Người Người đặt niềm tin ở truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân, "đó là một truyền thống quý báu của ta" Người khẳng định: "Địch chiếm trời, địch chiếm đất, nhưng chúng không làm sao chiếm được lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta"

Khi phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (12-1946), Người kêu gọi toàn dân đánh giặc và đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hồ Chí Minh nói: "Chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước" "Cuộc kháng chiến của ta là toàn dân, thực sự là cuộc chiến tranh nhân dân" "31 triệu đồng bào ta ở cả hai miền, bất kỳ giàtrẻ, gái trai, phải là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước, quyết giành thắng lợi cuối cùng" Ngày 9-4-1965, trả lời phóng viên báo Acahata (Nhật Bản) Hồ Chí Minh khẳng định "trong thời đại chúng ta một dân tộc đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh kiên quyết, hoàn toàn có thể đánh bại bọn đế quốc xâm lược hung hãn, gian ác và có nhiều vũ khí".Xuất phát từ tương quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều Hồ Chí Minh khôngchủ trương tiến hành chiến tranh thông thường, chỉ dựa vào lực lượng quân đội và tiến hành một số trận sống mái với kẻ thù, mà chủ trương tiến hành chiến tranh nhân dân Mục đích chiến tranh chính nghĩa làm cho toàn dân tự giác tham gia kháng chiến Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ chí Minh là ngọn cờ cổ vũ, dẫn dắt cả dân tộc ta đứng lên kháng chiến và kháng chiến thắng lợi, đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ

3.3.2 Kháng chiến toàn diện

Kháng chiến toàn dân gắn với kháng chiến toàn diện.: "Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó không thể nào thắng lợi được" Trong chiến tranh "quân sự

là việc chủ chốt", nhưng đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị "Thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị, thắng lợi chính trị sẽ làm cho thắng lợi quân sự to

Trang 9

lớn hơn"

_Đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược Hồ Chí Minh chủ trương "vừa đánh vừa đàm", "đánh là chủ yếu, đàm là hỗ trợ"

_Đấu tranh kinh tế là ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế của

ta, phá hoại kinh tế của địch Người kêu gọi hậu phương thi đua với tiền phương, coi

"ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ", "tay cày tay súng, tay búa tay súng, ra sức phát triển sản xuất để phục vụ kháng chiến"

"Chiến tranh về mặt văn hoá hay tư tưởng so với những mặt khác cũng không kém quan trọng" (Hồ Chí Minh Toàn tập, sđd, t 4, tr 319)

Đại tướng Võ Nguyên giáp nhận xét: "Lấy dân làm gốc, động viên toàn dân, vũ trang toàndân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện là nội dung cốt lõi nhất, nổi bật nhất của tưtưởng quân sự Hồ Chí Minh" (Võ Nguyên Giáp (chủ biên) Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam sđd, tr 207)

3.3.3 Kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính

Trước những kẻ thù lớn mạnh, Hồ Chí Minh chủ trương sử dụng phương châm chiến lượcđánh lâu dài

Trong kháng chiến chống Pháp, Người nói: "Địch muốn tốc chiến, tốc thắng Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng" (Hồ Chí Minh Toàn tập, sđd, t 4, tr 485), "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi"

Người phân tích:

"Với binh nhiều, tướng đủ, khí giới tối tân, chúng định đánh mau thắng mau

Với quân đội mới tổ chức, với vũ khí thô sơ, ta quyết kế trường kỳ kháng chiến" "Thắng lợi với trường kỳ phải đi đôi với nhau" (Hồ Chí Minh Toàn tập, sđd, t 6, tr 81 và 82).Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Người khẳng định: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập tự do Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!"

Tự lực cánh sinh là một phương châm chiến lược rất quan trọng Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc nói: muốn cứu nước thì không thể bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài, mà trước hết phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình Trong tác phẩm Đường kách mệnh Người chỉ rõ "muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình đã".Tháng Tám (1945) khi thời cơ tổng khởi nghĩa xuất hiện Hồ Chí Minh kêu gọi "Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta"

Mặc dù rất coi trọng sự giúp đỡ quốc tế nhưng Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần độc lập

tự chủ Người nói: "Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh Trông vào sức mình Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không

Trang 10

được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác Một dân tộc không tự lực cánh sinh

mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập" (Hồ Chí Minh Toàn tập, sđd, t 6, tr 522)

Độc lập tự chủ, tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là một quan điểmnhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh Thực hành tư tưởng này, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Người đã động viên sức mạnh của toàn dân tộc, đồng thời ra sức vận động, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để kháng chiến thắng lợi

3.4 Nghệ thuật quân sự trong tư tưởng Hồ Chí Minh

3.4.1 Nghệ thuật tạo lực, lập thế trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh

Lực là sức mạnh vật chất và tinh thần

Thế là không gian và địa bàn hoạt động, là cách bố trí lực lượng, cách chọn hướng tiến công để phát huy sức mạnh đánh địch Quyền chủ động chiến lược gắn liền với xây dựng thế chiến lược của chiến tranh nhân dân Thế lợi thì lực mạnh

Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, tạo lực phải đi đôi với lập thế, bởi thế và lực cómối quan hệ khăng khít Nếu chỉ có lực không thôi thì chưa đủ, mà còn phải có thế thìmới phát huy được tác dụng của lực Trong chiến tranh cũng vậy, chỉ có lực mà không cóthế, thì cũng không thể đánh thắng được quân địch Thế trong nghệ thuật quân sự là tìnhthế, thế nước, thế trận chiến tranh, thế bố trí lực lượng gắn với địa hình và điều kiện địa lýnhất định Để nâng cao hiểu biết cho các cấp chỉ huy của ta về thế và sự lợi hại của thế,Người dẫn ý kiến Tôn Tử ví tính chất của mỗi thế trận như tính chất của nước: nước lúcnào cũng chảy xuống chỗ trũng chứ không thể chảy ngược lên cao được và được thế tốtthì đánh địch như xoay gỗ với đá Gỗ với đá khi yên thì nó tĩnh, khi nguy thì nó động.Vuông thì nằm, tròn thì nó lăn Cho nên lúc đánh địch, thì thế như lăn đá tròn xuống dốcnúi cao mấy ngàn thước Điều đó còn có nghĩa rằng thế là nhân tố có thể làm tăng hiệuquả của lực, nhưng phải là thế tốt, thế hay và chỉ có như vậy mới phát huy hết tác dụngcủa lực Đành rằng, thế bao giờ cũng lấy lực làm cơ sở và do lực quyết định, nhưng ở thế

có lợi, thế hiểm thì một lực nhỏ cũng có thể chuyển hoá thành lực lớn và ngược lại, mộtlực lớn nhưng ở vào thế bất lợi hoặc bị mất thế cũng dễ bị suy yếu Do đó, trong chiếntranh cũng như trong từng trận đánh, người chỉ huy phải luôn biết tạo thế lợi, thế hay đểlấy thế bù lực, để tăng lực

Nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn nguyên tắc tương tác giữa các yếu tố thế và lực trong chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: "Thế địch như lửa Thế ta như nước Nước nhất định thắng lửa" (Hồ Chí Minh Toàn tập, sđd, t 5, tr.151) Muốn tạo lực, theo Hồ Chí Minh là phải dựa vào dân, "có dân là có tất cả" Muốn dựa vào dân thì dân phải được tổ chức chặt chẽ, được giác ngộ lòng yêu nước, phải chăm lo bồi dưỡng sức dân mới có cơ sở tạo ra lực mới Đi đôi với tạo lực, Hồ Chí Minh rất coi trọng tạo thế Nétđộc đáo trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh về tạo thế là phải xây dựng "thế trận lòng

dân" Theo Người đó là thế trận vững chắc nhất, quyết định nhất Hồ Chí Minh cho rằng:

Trang 11

"Phải dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được ta" Thế có quan hệ với

lực Ở vào một thế tốt thì lực được nhân lên gấp bội Người đưa ví dụ: 1kg nếu ở vào thế tốt có thể nâng 100kg lên được Thế trong từng trận đánh, thế từng chiến dịch, thế của từng chiến trường và thế trận của cả nước

Như vậy, theo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, muốn đánh địch phải có thế và được thếhay, thế tốt thì một lực lượng quân sự dù nhỏ hơn, vũ khí, kỹ thuật ít và kém hiện đạinhưng vẫn có thể ít biến thành nhiều, nhỏ biến thành lớn và nhất định giành thắng lợi.Người chỉ rõ: ta đánh Mỹ, lấy ít thắng nhiều được là nhờ cái thế của ta rất lợi Vì thế, taphải biết lập thế ta đi đôi với phá thế địch, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch,đồng thời không ngừng phát triển sức mạnh của lực lượng ta Tuy nhiên, Người khôngquên căn dặn rằng, thế mạnh và thế yếu giữa ta và địch chỉ là tương đối, chứ không phải

là tuyệt đối, do đó, không được chủ quan, khinh địch mà phải luôn luôn chủ động, sángtạo thế trận mới, ngày càng hiểm hóc, lợi hại đối với địch và không ngừng nhân lên thế vàlực của ta Ở một tầm rộng lớn hơn, trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng

và tiến hành chiến tranh giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn chủ động tạothế cho cách mạng Việt Nam Người đặc biệt chú trọng đến vị thế đất nước trên trườngquốc tế, thế chính nghĩa, thế trận chiến tranh nhân dân, thế chiến lược vững chắc và lợihại, tạo điều kiện cho toàn dân toàn quân ta trên khắp chiến trường thực hiện chia cắt, vâyhãm và chủ động tiến công quân địch ở mọi nơi, mọi lúc bằng nhiều hình thức tác chiến,với mọi thứ vũ khí trang bị có trong tay Rơi vào thế trận hiểm hóc đó của chiến tranhnhân dân Việt Nam , quân xâm lược dẫu đông mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu và bị sa lầytrong thế trận toàn dân đánh giặc của chúng ta, và cuối cùng chúng bị thất bại hoàn toàn.Lực và thế trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, luôn kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo điềukiện cho nhau, dùng lực để lập thế, tạo thời và cũng là để phát huy lực, tạo thế để thúc đẩythời cơ, dùng mưu kế tạo thế ta, phá thế địch, hạn chế cái mạnh của địch, phát huy cáimạnh của ta, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi

3.4.2 Nghệ thuật tận dụng thời gian ,tranh thời ,lập mưu trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh

Trong điều kiện nhất định thời gian có thể trở thành yếu tố chủ yếu để giành thắng lợi HồChí Minh nhắc nhở: "Phải tranh thủ thời gian Ta phải tranh thủ thời gian chuẩn bị Đó làmột điều kiện để thắng đối phương Trong quân sự thời gian là rất quan trọng, điều kiệnthiên thời đứng vào bậc nhất, trước địa lợi và nhân hoà Có tranh thủ được thời gian mớiđảm bảo được yếu tố thắng địch" (Hồ Chí Minh với các lực lượng vũ trang nhân dân NxbQĐND, HN, 1975, tr 45)

Theo Hồ Chí Minh, phải biết tận dụng thời gian, vì thời gian là lực lượng, thời gian là sứcmạnh, Hồ Chí Minh dùng kế "Trường kỳ kháng chiến", "Vừa kháng chiến vừa kiến quốc"

để có thời gian chuẩn bị mọi mặt và chuyển dần từ thế yếu lên thế mạnh Người nói: giặcPháp có "vỏ quýt dày", ta phải có thời gian để mài "móng tay nhọn" Bác Hồ nói: Thắng

Trang 12

lợi và trường kỳ đi đôi với nhau "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi!" Muốn ănquả tốt phải trồng cây to

Đi đôi tạo lực, tạo thế, Hồ Chí Minh còn rất coi trọng tạo thời cơ Thời cơ là thời thế, là thời điểm có lợi nhất để tiến công đối phương Người yêu cầu phải nắm vững thời cơ, tận dụng thời cơ và biết tạo ra thời cơ bởi: "Lạc nước hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt

cũng thành công" (Bài thơ Học đánh cờ).

Cùng với tạo lực, tạo thế, tranh thời, nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh còn nhấn mạnhphải biết lập mưu Mưu là mưu trí, mưu lược, mưu cơ, mưu kế.Trong quân sự, mưu làtoàn bộ chủ trương, ý đồ, quyết tâm chiến đấu, kế hoạch chiến lược, chiến dịch; mưu còn

là tài thao lược của các tướng lĩnh, là tinh thần mưu trí sáng tạo, linh hoạt của cán bộ lãnhđạo, chỉ huy trong lúc lâm trận, mưu còn là thuật nghi binh đánh lừa địch, tạo ra động tháithực thực, hư hư trong chiến tranh

Muốn vận dụng lực, thế, thời có kết quả, phải dùng mưu Hồ Chí Minh nhấn mạnh phảiquyết đoán, dũng cảm, khi tiến đánh thì phải thật nhanh, nếu trù trừ, do dự sẽ mất thời cơ.Nhưng đánh nhanh không phải là hấp tấp, vội vàng, quên cả cơ mưu.Người đặc biệt nhấn mạnh nghệ thuật lừa địch, đánh địch bất ngờ: "Về việc quân, khôngthể đường đường chính chính được mà bao giờ cũng phải áp dụng chiến thuật lừa dối muốn thắng quân địch phải bày mưu kế, làm sao lừa được quân địch vào cạm bẫy, nênkhông thể không dùng chiến thuật giả dối được" "Muốn giả trá, thì dù mình có tài năngcũng làm như mình không có tài năng gì" "Thời kỳ tiến đánh quân địch đã đến nơi nhưnglàm thế nào để cho quân địch tưởng là chưa đánh vội" “Thực cũng là hư mà hư cũng làthực” (Hồ Chí Minh Toàn tập, sđd, t 4, tr 251 và 252] Theo Hồ Chí Minh dựng mưu thếtrong lúc địch mạnh hơn ta phải dùng sức mạnh của toàn dân, dùng mưu trí của toàn dân,

"đánh giặc bằng mưu, thắng giặc bằng thế" Mưu trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh

là phải sử dụng tất cả các yếu tố: lực, thế, thời, mưu để tạo ra cách đánh thích hợp, hiệuquả

Tư duy quân sự Hồ Chí Minh hàm chứa sâu sắc tư tưởng quân sự truyền thống của dântộc ta: Lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông Biếtđánh bằng mọi lực lượng, mọi quy mô, bằng mọi thứ vũ khí có trong tay; không chỉ đánhvào quân đội địch có vũ khí mà còn đánh vào lòng người, kết hợp tác chiến với binh địch

vận "Công tâm là thứ nhất, công thành là thứ hai" Người nói: Địch vận là "tìm cách làm

sao phá được địch mà ta không phải đánh" Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh còn là đánh

lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới đánh đổ hoàn toàn "Đánh cho Mỹ cút, đánhcho ngụy nhào" (Thơ "Xuân 1968"),chủ đổ tớ ắt phải đổ theo là nghệ thuật khởi nghĩatừng phần tiến tới tổng khởi nghĩa.Quả đúng như vậy khi hiệp định Paris được kí kếtthành công năm 1973 buộc Mỹ phải rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam 2 năm sau đóvào ngày 30/04 năm 1975 lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh độc lập báo hiệu cuộctổng tiến công giành thắng lợi hoàn toàn,đất nước thống nhất Bắc Nam sum họp 1 nhà.Đồng thời kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc

Ngày đăng: 05/02/2018, 19:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w