1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Binary Indexed Tree (BIT)

4 212 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 82,18 KB

Nội dung

Ý nghĩa của từ đại diện ở đây thường dùng là nút gốc lưu tổng giá trị của các nút con.. Vì vậy khi tính toán, ta chỉ cần truy xuất nút gốc là đủ mà không cần thiết phải truy xuất đến các

Trang 1

Binary Indexed Tree (BIT)

admin - 26/02/2015

Đầu năm xả hàng, ad hướng dẫn cách giải một số bài tập về Binary Indexed Tree – BIT (bài

Dãy nghịch thế và bài Dĩa nhạc 3) BIT là cây được biểu diễn bằng mảng có dạng như sau:

Tổng quát, đặt m = 2k.p (với p là số lẻ) Hay nói cách khác, k là vị trí của bít 1 bên phải nhất của m Trong cây BIT, nút có số hiệu m sẽ là nút gốc của một cây con gồm 2k nút có số hiệu từ m- 2k+1 đến m

Ví dụ:

- 8 = 23.1, vậy 8 là nút gốc của các nút 1, 2, 3, …, 8

- 12 = 22.3, vậy 12 là nút gốc của các nút 9, 10, 11, 12

- 10 = 21.5, vậy 10 là nút gốc của các nút 9, 10

- 7 = 20.7, vậy 7 là nút gốc của chỉ nút 7

- 16 = 24.1, vậy 16 là nút gốc của các nút 1, 2, 3, …, 16

Trong cây BIT, nút gốc đại diện cho tất cả các nút con của nó Ý nghĩa của từ đại diện ở đây thường dùng là nút gốc lưu tổng giá trị của các nút con Vì vậy khi tính toán, ta chỉ cần truy xuất nút gốc là đủ mà không cần thiết phải truy xuất đến các nút con Xét ví dụ:

Cho mảng gồm n phần tử a1, a2, …, an Hãy tính tổng Am = a1 + a2 + … + am (m ≤ n) Thay vì sử dụng vòng lặp từ 1 đến m để truy xuất từng phần tử ai một (độ phức tạp O(m)), ta

sử dụng cấu trúc BIT như sau:

- t1 = a1

- t2 = a1 + a2

- t3 = a3

- t4 = a1 + a2 + a3 + a4

- t5 = a5

- t = a + a

Trang 2

- t7 = a7

- t8 = a1 + a2 + a3 + a4+ a5 + a6 + a7 + a8

- …

- t12 = a9 + a10 + a11 + a12

- (tiếp tục như vậy theo cách xây dựng cây BIT)

* Để tính A15 (m=15), thay vì phải duyệt từ a1 đến a15, ta chỉ cần tính t8 + t12 + t14 + t15

* Để tính A10, chỉ cần tính t8 + t10

* Để tính A13, chỉ cần tính t8 + t12 + t13

* Để tính A16, lấy ngay giá trị t16

Tổng quát với m bất kỳ, biểu diễn m thành dạng nhị phân, sau đó lần lượt xóa các bít 1 của m theo thứ tự từ phải sang trái, tại mỗi bước trung gian chính là chỉ số nút cần truy xuất trong cây BIT

Ví dụ, m = 13 có biểu diễn nhị phân là 1101:

1) 1101 -> truy xuất nút 13

2) Xóa bít 1 bên phải nhất còn 1100 -> truy xuất nút 12

3) Xóa bít 1 bên phải nhất còn 1000 -> truy xuất nút 8

4) Xóa bít 1 bên phải nhất và dừng

Thao tác truy xuất các nút như trên được gọi là getBIT May mắn là ta có một công thức rất đơn giản để xóa bít 1 bên phải dùng phép toán AND Thủ tục getBIT như sau:

int getBIT(int m)

{

int result = 0;

for(; m> 0; m &= m-1)

{

result += t[m];

}

return result;

}

Độ phức tạp của getBIT là O(log2m)

Vấn đề còn lại là làm thế nào để xây dựng được cây BIT như trên? Cách thực hiện là ban đầu khởi tạo các nút của cây BIT là 0 Sau đó ứng với mỗi giá trị am thì cập nhật các nút cha liên quan trong cây Ví dụ:

- Cập nhật giá trị a5 -> cần cập nhật các nút t5, nút cha t6, nút cha t8, nút cha t16,…

- Cập nhật giá trị a9 -> cần cập nhật các nút t9, nút cha t10, nút cha t12, nút cha t16,…

- Cập nhật giá trị a4 -> cần cập nhật các nút t4, nút cha t8, nút cha t16,…

Tổng quát với m bất kỳ, biểu diễn m thành dạng nhị phân, nếu cộng 1 vào bít bên phải nhất của m thì ta được nút cha của m

Ví dụ, m = 5 có biểu diễn nhị phân là 101:

1) 101 -> cập nhật nút 5

2) Cộng 1 vào bít phải nhất thành 0110 -> cập nhật nút 6

Trang 3

3) Cộng 1 vào bít phải nhất thành 1000 -> cập nhật nút 8

4) Cộng 1 vào bít phải nhất thành 10000 -> cập nhật nút 16

Thao tác cập nhật các nút từ con đến cha như trên được gọi là updateBIT Ta cũng có một công thức rất đơn giản để cộng 1 vào bít 1 bên phải nhất dùng phép toán AND Thủ tục updateBIT như sau:

void updateBIT(int m, int value)

{

for(; m<= n; m += m & -m)

{

t[m] += value;

}

}

Độ phức tạp của updateBIT là O(log2n)

Trên đây là lý thuyết về Binary Indexed Tree Bây giờ ta sẽ áp dụng BIT để giải bài Dãy nghịch thế và Dĩa nhạc 3

Dãy nghịch thế: (Theo cách vét cạn thì cần xét tất cả các cặp, độ phức tạp là O(n2))

Phác thảo thuật toán:

- Dùng một mảng đếm t[100.000], t[u] cho biết hiện giờ có bao nhiêu số nhỏ hơn u

- Đầu tiên khởi tạo các phần tử mảng t là 0

- Duyệt từ cuối mảng lên đầu mảng (i từ n->1), ứng với mỗi ai thực hiện hai thao tác:

1) Kiểm tra xem hiện giờ có bao nhiêu số nhỏ hơn ai (truy xuất t[ai])

2) Cập nhật ai vào mảng t, nghĩa là tăng các phần tử từ t[ai+1] đến t[100.000], mỗi phần tử thêm 1

Tuy nhiên trong thao tác 2 việc cập nhật như vậy tổng thể độ phức tạp vẫn là O(n2) Bây giờ ta

sẽ chuyển mảng t thành cấu trúc BIT Đối với thao tác 1 dùng getBIT, đối với thao tác 2 dùng updateBIT

Chương trình hoàn chỉnh

cin>>n;

for(i= 1; i<= n; i++) cin>>a[i];

kq = 0;

for(i= n; i>= 1; i )

{

kq += getBIT(a[i]);

updateBIT(a[i]+1, 1);

}

cout<<kq;

Độ phức tạp là O(nlog2n)

Đĩa nhạc 3:

Đầu tiên sắp các dĩa vào 1 mảng theo thứ tự từ dưới lên trên, ví dụ với n = 6

Trang 4

Sau khi rút đĩa 5 và đĩa 2:

Bây giờ rút đĩa 4, đĩa này đang ở vị trí 3 (ký hiệu u) và sẽ đặt vào vị trí 9 (ký hiệu v) Như vậy nếu biết được có bao nhiêu số 0 nằm giữ vị trí 3 và vị trí 9 thì ta sẽ đếm được số đĩa nằm trên đĩa 4 Để thực hiện được với độ phức tạp O(nlog2n) cần dùng cấu trúc BIT để đếm số lượng số 0

p = getBIT(u); // số lượng số 0 từ 1 đến u

q = getBIT(v); // số lượng số 0 từ 1 đến v

updateBIT(u,1); // cập nhật lại vị trí vừa rút thêm 1 số 0

Ngày đăng: 04/02/2018, 22:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w