Khí công học nói chung, và khí công Trung Hoa nói riêng bao la rộng lớn. Mỗi trường phái đều có đường hướng và sở đắc riêng biệt, nhưng tựu chung thì không ngoài mục đích cơ bản là sức khỏe. Khí công Đạo gia là một trường phái lớn của khí công học Trung Hoa, trường phái này có hệ thống triết lý và cách thức tu tập rõ ràng lưu truyền hàng ngàn năm ở Trung Hoa. Đạo gia nhấn mạnh luyện tập “Tinh – Khí – Thần” với đường hướng: “Luyện Tinh hóa Khí. Luyện Khí hóa Thần. Luyện Thần hoàn Hư. Hoàn Hư nhập Đạo”. Với cách thức tu tập rõ ràng như vậy giúp người tu tập thấy được con đường vào Đạo. Ở đây, mục đích chính của tôi khi lược dịch tập tài liệu này chỉ muốn lấy một phần nhỏ của Khí công Đạo gia để giúp bản thân luyện khí để tăng cường sức khỏe (lợi thân) mà thôi. Vì vậy, những tầng khí công cao siêu cũng như “Đạo là gì” thì tập tài liệu này không bàn tới. Vì lý do thực tế đó, tôi cũng chỉ lược dịch một tiểu mục nhỏ (mục 2.2) trong quyển sách “Qigong Empowerment: A guide Medical Taoist Buddhist Wushu Energy Cultivation” của Shou – Yo Liang và Wen – Ching Wu được NXB The Way Of The Dragon ấn hành năm 1996. Bản lược dịch này chỉ là tài liệu cá nhân của tôi – trên cơ sở đó giúp bản thân tôi rèn luyện sức khỏe, cũng như là một món quà dành cho những ai hữu duyên đọc được bản lược dịch này của tôi. Mọi trách nhiệm về bản quyền về sách cũng như chất lượng bản dịch tôi không chịu trách nhiệm.
Trang 1“ Hạnh phúc giấu mình trong đau khổ, Đau khổ giấu mình trong hạnh phúc”
Lão Tử
KHÍ CÔNG ĐẠO GIA
Lược dịch: Tuệ Đức Trần Ngọc Tuấn
Trang 2Khí công học nói chung, và khí công Trung Hoa nói riêng bao la rộng lớn Mỗi trường phái đều có đường hướng và sở đắc riêng biệt, nhưng tựu chung thì không ngoài mục đích cơ bản là sức khỏe Khí công Đạo gia là một trường phái lớn của khí công học Trung Hoa, trường phái này có hệ thống triết lý và cách thức tu tập rõ ràng lưu truyền hàng ngàn năm ở Trung Hoa Đạo gia nhấn mạnh luyện tập “Tinh – Khí – Thần” với đường hướng: “Luyện Tinh hóa Khí Luyện Khí hóa Thần Luyện Thần hoàn Hư Hoàn
Hư nhập Đạo” Với cách thức tu tập rõ ràng như vậy giúp người tu tập thấy được con đường vào Đạo Ở đây, mục đích chính của tôi khi lược dịch tập tài liệu này chỉ muốn lấy một phần nhỏ của Khí công Đạo gia để giúp bản thân luyện khí để tăng cường sức khỏe (lợi thân) mà thôi Vì vậy, những tầng khí công cao siêu cũng như “Đạo là gì” thì tập tài liệu này không bàn tới Vì lý do thực tế đó, tôi cũng chỉ lược dịch một tiểu mục nhỏ (mục 2.2) trong quyển sách “Qigong Empowerment: A guide Medical Taoist Buddhist Wushu Energy Cultivation” của Shou – Yo Liang và Wen – Ching Wu được NXB The Way Of The Dragon ấn hành năm 1996 Bản lược dịch này chỉ là tài liệu cá nhân của tôi – trên cơ
sở đó giúp bản thân tôi rèn luyện sức khỏe, cũng như là một món quà dành cho những ai hữu duyên đọc được bản lược dịch này của tôi Mọi trách nhiệm về bản quyền về sách cũng như chất lượng bản dịch tôi không chịu trách nhiệm
A Khí công sơ cấp
Khí chu chuyển trong cơ thể thông qua một vòng tuần hoàn khép kín giống như vòng luân chuyển 4 mùa trong năm vậy, việc chu chuyển này có thể xảy được là do trái đất quay quanh mặt trời Cách hiệu quả để đưa khí vào kinh mạch trong cơ thể là tập Khí công tiểu chu thiên Cách tập này dùng để nối liền Nhâm – Đốc nhị mạch trong cơ thể lại với nhau, xem hình vẽ nhâm đốc nhị mạch (đồ hình 2 – 2) Trong vòng tiểu chu thiên, khí tiên thiên (innate – qi) hòa với khí hậu thiên (acquired – qi) sinh ra nguyên khí (orginal – qi) từ đó hóa thần Tất cả các kinh mạch khác trong cơ thể cũng sẽ được đả thông khi mà thần và khí hòa quyện vào nhau trong vòng tiểu chu thiên
Trang 3Nhâm đốc nhị mạch được xem như là đường đi của tinh lực (energy essence) trong việc tập luyện khí công đạo gia Chúng được xem như là biển Âm – Dương trong cơ thể Khi
mà khí thông suốt (không có sự tắc nghẽn trong nhị mạch), dòng chảy của tất cả các đường kinh khác cũng sẽ được nâng cao và thông suốt (không gián đoạn) Nhâm mạch (Conception Vessel) nằm ở phần trước cơ thể Đường đi của nó nằm gần tim, vì thế mà khí lực của tim (heart – qi) cũng chu chuyển ở nó Tim được xếp vào hành Hỏa trong học thuyết ngũ hành và có đặc tính là Thăng Vì vậy, khác là thiết yếu khi giảm hỏa khí để làm mát tim và làm ấm thận bên dưới Đốc mạch (Governing vessel) nằm ở sau lưng cơ thể Đường đi của nó nằm kế thận, vì thế, khí lực của thận (kidney – qi) cũng chu chuyển
ở đó Thận được xếp vào hành Thủy trong học thuyết ngũ hành và có đặc tính là Giáng
Vì thế, cần phải tăng Thủy khí để giữ cho nó cân bằng
Có 3 vùng thuộc đường đi của Đốc mạch làm ngăn cản dòng chảy của khí khi tập tiểu chu thiên Trước khi tập luyện tiểu chu thiên cần phải khắc phục 3 chướng ngại này – 3 chướng ngại này được biết đến như là 3 điểm chốt chặn hay 3cửa ải (đồ hình 2 – 3) Chướng ngại đầu tiên đó là Tailbone Gate Chướng ngại thứ 2 đó là Dorsal Gate nằm giữa 2 bã vai và năm sau tim Chướng ngại thứ 3 đó là Jade Pillow Gate nằm ở sau ót Hành giả cần phải tăng khí để đi qua 3 cửa ải này
Trang 4Khi hành giả đẩy khí để đi qua 3 cửa ải này thì nhịp độ dịch chuyển của khí lúc này giống như goat pace (con dê), deer pace (con hươu) và ox pace (con bò) Con dê (goat) thì di chuyển chậm, điều này nói lên rằng khi khí lưu chuyển qua Tailbone Gate thì ý của hành giả nên nhẹ nhàng để cho khí tích lũy Con hươu (deer) thì chạy rất là nhanh, điều này nói lên rằng khi khí chạy qua Dorsal Gate, khí nên được lưu chuyển một cách êm ả - ít gắng sức Con bò (ox) thì di chuyển chậm chạp, nhưng hùng dũng và quyết đoán, điều này nói lên rằng để vượt qua Jade Pillow Gate mà hành giả phải đối mặt cần phải kết hợp với nhịp độ chậm nhưng hùng dũng của con bò, điều này cần phải một ý chí mạnh mẻ hơn để dẫn khí đi qua cửa ải này
Khí được chu chuyển một cách tự nhiên trong Nhâm – Đốc nhị mạch Việc tập khí công tiểu chu thiên là một cách để nâng cao việc chu chuyển này Trong cơ thể con người, năng lượng âm và dương tích lũy ở các vùng khác nhau trên đường đi của Nhâm – đốc nhị mạch Tổng quát mà nói thì, thời dương khí cực thịnh là vào giữa trưa từ 11h sáng đến 1h chiều Thời âm khí cực thịnh là vào giữa đêm, 11h chiều đến 1h sáng (đồ hình 2 –
Trang 54) Theo học thuyết Âm – Dương, khi âm cực thịnh thì dương sinh Bởi vì khí dương bắt đầu ở huiyin (hội âm) nằm ở giữa hậu môn và bộ phận sinh dục của nam, do đó đối với sức khỏe của nam giới, cơ quan sinh dục sẽ bị ảnh hưởng bởi việc dương khí tăng lên
Đối với sức khỏe của mình, cơ thể chúng ta tự đưa ra dấu hiệu cho thấy việc dương khí tăng lên Đối với nam giới, dấu hiệu này là việc cương cứng của dương vật kết thúc khi
âm khí cực thịnh và bắt đầu việc dương khí tăng lên Dương vật tự nhiên cương cứng theo nhịp sinh lý lúc nữa đêm (không nghĩ tới tình dục mà vẫn có thể cương cứng), dấu hiệu này cho thấy sức khỏe của người nam là ổn định Lúc này là thời gian tốt nhất để tập khí công tiểu chu thiên
Nhịp sinh lý lúc nữa đêm của mỗi hành giả có thể thay đổi theo tuổi tác Người ta tin rằng sau 10 năm khi mà nam giới đã đạt được sự thỏa mãn tình dục toàn vẹn, nhịp sinh lý này
sẽ lùi lại 2 giờ Điều này được đa số chấp nhận Tuy nhiên, điều này cũng còn tùy thuộc vào sức khỏe của từng người Người khỏe sẽ ít bị thay đổi hơn so với người kém khỏe
Trang 6Mặc dù thời gian tốt nhất để tập luyện tiểu chu thiên là vào nhịp sinh lý giữa đêm của mỗi cá nhân, nhưng không có nghĩa là hành giả không thể tập vào thời gian nào khác trong ngày Khi hành giả có thể đạt tới một trạng thái tỉnh lặng kéo dài, và tự tạo ra điều kiện lý tưởng để tập tiểu chu thiên, hành giả sẻ rơi vào trạng thái nhịp sinh lý nữa đêm tự động Tập luyện tiểu chu thiên có thể làm bất cứ thời gian nào trong ngày, tuy nhiên thời gian tốt nhất vẫn là thời gian nhịp sinh lý nữa đêm của mỗi hành giả
Trong mục này, chúng tôi sẽ đưa ra các phương pháp tập tiểu chu thiên và đại chu thiên
bổ xung cho nhau và cũng như đưa ra một cách thức tập luyện hoàn hảo hơn để tăng khí cho kinh mạch Mục này gồm các phần: thông khí căn bản – sẽ trình bày giữa cử động và
ý dẫn khí Chúng là những bài tập cơ bản để chuẩn bị cho phản ứng tự động của cơ thể đối với việc thông khí Khi hành giả đạt được một phản ứng tự động từ các bài tập căn bản này, thì việc lưu thông khí sẽ dễ dàng hơn Chúng tôi cũng đưa ra kỹ thuật để hút khí đối với những hành giả không đủ khí – việc bổ sung khí này giúp cho việc hoàn thành tiểu chu thiên và đại chu thiên dễ dàng hơn Cuối mục này, chúng tôi sẽ đưa ra phương pháp dưỡng khí cho hành giả
1 Thông khí căn bản
Phần 1 Thông khí trước ngực
Hình và ý
Hình: Đứng thoải mái, đặt lưỡi lên nóc họng Thở vào, khi hành giả bắt đầu giơ thay qua
khỏi đầu (hình 2 – 1) Thở ra và bắt đầu hạ tay xuống ngang hông (hình 2 – 2) Lặp lại 21 lần
Trang 7Ý: Thở tự nhiên khi hít vào Khi thở ra, dẫn khí từ baihui (bách hội) xuống 2 má, xuống
nóc họng, xuống cuốn lưỡi, theo nhâm mạch, xuống dantian (đan điền), xuống huiyin (hội âm), xuống Yin – Activation vessel (Âm duy mạch) (má chân trong), sau đó xuống yongquan (dũng tuyền) dưới 2 lòng bàn chân (đồ hình 2 – 5)
Phần 2 Thông khí sau lưng
Hình và ý
Hình: Động tác tương tự như thông khí trước ngực, nhưng không có đặt lưỡi lên nóc
họng Lặp lại 21 lần
Ý: Thở vào tự nhiên Khi thở ra, dẫn khí từ baihui (bách hội) xuống sau đầu, theo đốc
mạch, xuống huiyin (hội âm), xuống Yin – Activation vessel (Âm duy mạch), sau đó xuống yongquan (dũng tuyền) (đồ hình 2 – 6)
Trang 8Phần 3 Phồng – xẹp bụng
Hình và ý
Hình: Đứng thoải mái, đặt 2 bàn tay trước bụng với lòng bàn tay hướng vào nhau, các
ngón tay thả lỏng tự nhiên, thả lỏng vai và khuỷu tay (hình 2 – 3)
Thở vào khi hóp bụng, đặt đầu lưỡi lên nóc họng, và tách từ từ lòng bàn tay ra xa nhau Thở ra khi đẩy nhẹ bụng ra; ấn lưỡi lên về vị trí tự nhiên và từ từ đưa lòng bàn tay lại vị trí ban đầu (hình 2 – 4 và đồ hình 2 – 7) Lặp lại 21 lần
Trang 9Phần 4 Thở vòng nhỏ
Hình và ý
Hình: Đan bàn tay lại đặt trước bụng, hai đầu ngón cái chạm nhau Thở vào, hóp bụng
lại, giơ cánh tay lên đến giữa cơ thể (đám rối mặt trời) Thở ra, đẩy bụng ra nhẹ và tiếp tục giữ 2 bàn tay như vậy và trở lại vị trí ban đầu (hình 2 – 5) Lặp lại 21 lần
Ý : Khi thở vào, dùng ý dẫn khí từ huiyin (hội âm) qua mingmen (mệnh môn) Khi thở ra,
dùng ý dẫn khí từ mingmen (mệnh môn) xuyên qua inside – dantian đến outside – dantian (quanyuan – quang nguyên) (đồ hình 2 – 8)
Trang 10Phần 5 Thở vòng lớn
Hình và ý
Hình: Đứng thoải mái Thở vào bằng mũi và thở ra bằng miệng, làm 7 lần Dành sự tập
trung vào hơi thở ra hơn hơi thở vào Sau đó cử động cánh tay như phần 1 và phần 2 Sau khi thở vào bằng mũi, để lưỡi lên nóc họng, hóp bụng vào, nhíu hậu môn, và giơ tay qua khỏi đầu Thở ra bằng mũi, hạ tay xuống, lưỡi thả ra, nuốt nước bọt, đẩy bụng ra từ
từ, và thư giản huiyin (hội âm) Lặp lại 21 lần
Ý: Khi thở vào và nhíu hậu môn, dùng ý dẫn khí từ huiyin (hội âm) theo đốc mạch, đi qua
xương cùng, qua Dorsal Gate, qua Jade Pillow Gate, lên baihui (bách hội)
Khi thở ra, dùng ý dẫn khí xuống theo 2 đường bên hông mắt, đến đầu lưỡi (lúc này, nhẹ nhàng thả lỏng lưỡi ra và nuốt khí, như bạn đang nuốt thức ăn) Tiếp tục dùng ý dẫn khí
Trang 11theo nhâm mạch xuống dantian (đan điền) và quay trở lại huiyin (hội âm), lúc này là hoàn tất việc thở ra (hình 2 – 9)
Phần 6 Massage
Hình:
- Bước 1: Massage mũi, mặt và đầu
Chà 2 bàn tay lại với nhau đến khi nóng lên Dùng lòng bàn tay, chà vào mũi và mặt của hành giả Bắt đầu từ mũi lên lông mày, vòng lên vòng xuống mặt của hành giả 7 – 9 lần Sau đó, làm ngược lại 7 – 9 lần
Sau đó, chà 2 lòng bàn tay của hành giả lên đầu Bắt đầu từ cằm lên đỉnh đầu, đi xuống sau ót và đi xuống ra sau cổ Lặp lại 7 – 9 lần
Trang 12- Bước 2: Massage dantian (đan điền)
Đặt lòng bàn tay lên trên vùng đan điền và xoay tròn từ trái qua phải, 36 lần, sau đó làm ngược lại (từ phải qua trái) 36 lần
- Bước 3: Massage Nhâm mạch
Đặt các ngón tay lên đường giữa ngực với lòng bàn tay để lên ngực Ấn và đẩy lòng bàn tay xuống Nhâm mạch từ cổ họng xuống xương bánh chè – các ngón tay massage Nhâm mạch, và lòng bàn tay massage ngực và bụng Lặp lại 7 – 9 lần
- Bước 4: Vỗ nhẹ vào Đốc mạch
Nhờ một ai đó dùng lòng bàn tay vỗ xuống lưng hành giả từ xương cùng theo đốc mạch lên baihui (bách hội) Lặp lại 7 – 9 lần Nếu hành giả không nhờ được ai, thì dùng 1 bàn tay vỗ phần dưới của lưng, sau đó dùng 1 bàn tay khác vỗ vào phần trên của lưng đến baihui (bách hội)
2 Vòng tiểu chu thiên
Tiểu chu thiên nên được tập luyện lần lược từng bước một Sau khi tập xong giai đoạn 1, thì lần lượt tập tới giai đoạn tiếp theo Đừng vội vàng khi tập luyện Khi khí lên đầu, đừng tập trung quá nhiều để dẫn khí Bạn nên quên khí đi, cũng không nên cố giúp dẫn khí Lúc đó, ý của bạn rõ biết về khí, nhưng không tập trung để làm dịch chuyển khí Để khí chu chuyển tự nhiên hết mức có thể
Vòng tiểu chu thiên có thể được tập luyện khi đứng hay ngồi Khi tập luyện, hành giả nên
ở trạng thái tĩnh lặng, thư giãn, không lo lắng Mắt khép hờ và răng của hành giả đặt nhẹ vào nhau Có 5 giai đoạn để tập tiểu chu thiên Để đạt kết quả tốt nhất, người ta thường tập theo cách thông khí căn bản như đã nêu bên dưới 5 giai đoạn đó như sau:
Giai đoạn 1
Hình và ý:
Trang 13- Bước 1: Tập từ phần 1 – 3 của thông khí căn bản ở tư thế đứng
- Bước 2: Ngồi Thở vào và thở ra 3 lần Tập trung nhiều khi thở ra hơn là khi thở vào Tiếp theo, thở vào, đặt ý của hành giả ở mingmen (mệnh môn) Thở ra và đặt
ý ở rốn (đồ hình 2 – 10) Tập 20 phút hoặc nhiều hơn
Sau khi tập một thời gian, hành giả sẽ cảm thấy một dòng khí từ rốn chạy xuống yongquan (dũng tuyền) khi thở ra, và hành giả sẽ cảm thấy dòng khí đi lên theo bắp chân tới mingmen (mệnh môn) khi thở vào Khi hành giả có thể cảm thấy như thế một cách thường xuyên, cửa ải đầu tiên của vong tiểu chu thiên Tailbone Gate đã khai mở
- Bước 3: Tập phần 6 của thông khí căn bản
Giai đoạn 2
Hình và ý
- Bước 1: Tập phần 1 – 4 của thông khí căn bản ở tư thế đứng
Trang 14- Bước 2: Ngồi Thở vào, đặt ý của hành giả ở Dorsal Gate Thở ra, đặt ý vào rốn (
đồ hình 2 – 11) Tập 20 phút hoặc nhiều hơn Sau khi tập xong giai đoạn này, hành giả sẽ bắt đầu cảm thấy ngưa ngứa, phồng lên và nóng ran ran ở Dorsal Gate Sau đó, hành giả sẽ bắt đầu cảm khí từ mingmen (mệnh môn) tràn đầy Dorsal Gate Cảm giác này sẽ đến ngày càng mạnh mẽ hơn Khi hành giả cảm thấy khí ở khu vực Dorsal Gate đó là bởi cảm nhận của lòng bàn tay, cửa ải thứ 2 của tiểu chu thiên đã khai mở
- Bước 3: Tập phần 6 của thông khí căn bản
Giai đoạn 3
Hình và ý
- Bước 1: Tập phần 1 – 5 của thông khí căn bản
- Bước 2: Ngồi Thở vào, đặt ý của hành giả ở Jade Pillow Gate Thở ra, đặt ý ở rốn (đồ hình 2 – 12) Tập 20 phút hoặc lâu hơn
Sau khi tập giai đoạn này, khi bạn cảm thấy đắc khí ở vùng Jade Pillow Gate là bởi lòng bàn tay, cánh cổng thứ 3 của tiểu chu thiên đã khai mở
- Bước 3: Tập phần 6 của thông khí căn bản
Giai đoạn 4
Hình và ý
- Bước 1: Tập phần 1 – 5 của thông khí căn bản
- Bước 2: Ngồi Chạm nhẹ đầu lưỡi lên nóc họng sau khi khi mở 3 cửa ải của tiểu chu thiên và khi hành giả cảm thấy khí tích lũy ở khu vực Jade Pillow Gate, dùng
ý dẫn khí lên baihui (bách hội)
Để làm được dùng thiên nhãn (mắt tưởng tượng) nhìn trước và sau Jade Pillow Gate, và sau đó dẫn khí lên baihui (bách hội) Sau đó dẫn khí từ baihui (bách hội) xuống trước
Trang 15trán Lúc này, hành giả cảm thấy dễ chịu, mát, ẩm ướt Toàn bộ cơ thể của hành giả sảng khoái vô cùng Sau đó, nhẹ nhàng mở lưỡi ra
Đừng bao giờ dùng ý quá mạnh (kỹ mạnh lâu sâu) để dẫn khí, làm một cách tự nhiên Khí
sẽ chảy tự nhiên theo nhâm mạch xuống dantian (đan điền) Tập trong 10 phút, sau đó thư giãn, sau đó tập thêm 10 phút nữa hoặc lâu hơn cũng được
- Bước 3: Tập phần 6 của thông khí căn bản
Giai đoạn 5 Hoàn thành tiểu chu thiên
Khi hành giả vượt qua được 3 ải trong 4 giai đoạn đầu của việc luyện tập tiểu chu thiên, giờ đây hành giả đã sẳn sàng tập luyện tiểu chu thiên Phương pháp tu tập như sau:
Hình và ý
Hình: Ngồi thoải mái trên ghế, với khoảng 1/3 hông của hành giả nằm trên ghế Đùi của
hành giả nên đặt vuông góc với sàn nhà, đầu gối tạo 1 góc 900, đầu gối của hành giả nên rộng bằng vai và bàn chân đặt song song nhau Đặt lòng bàn tay lên gối
Baihui (bách hội) và huiyin (hội âm) của hành giả nằm trên một đường thẳng đứng Rút càm một cách nhẹ nhàng Thả lỏng vai, giữ lưng thẳng không ưỡn Thả lỏng toàn thân, mặt khép hờ, răng chạm nhẹ vào nào nhau Định thần, giữ tinh thần tĩnh lặng và thảnh thơi (hình 2 – 6)
Ý: Thở vào và thở ra 7 lần, tập trung nhiều vào hơi thở ra hơn hơi thở vào Đặt nhẹ lưỡi
lên vòm họng Thở vào bằng mũi và bắt đầu hóp bụng, lúc này nhíu hậu môn Dẫn khí từ huiyin (hội âm) theo đốc mạch, đi qua xương cùng, đi qua Dorsal Gate, Jade Pillow Gate lên baihui (bách hội)
Tiếp theo, thở ra, phình bụng một cách nhẹ nhàng và thả lỏng hậu môn Lúc này, cho khí chảy xuống 3 đường: từ baihui (bách hội) xuống mũi qua renzhong (nhân trung) và từ 2 bên mặt giữa mắt và tai, chảy xuống miệng Lúc này, hạ lưỡi tự nhiên Khí sẽ chảy tự