ĐỂ KIỂM TRA MÔN HÓA LỚP 8 Thời gian : 45 phút Đề 1. Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 3,0 điểm) Câu 1( 1,5 điểm) Có các phản ứng hoá học sau: 1- CaCO 3 → CaO + CO 2 2. 4P + 5O 2 → 2P 2 O 5 3. CaO + H 2 O → Ca(OH) 2 4. H 2 + HgO → Hg + H 2 O 5. Zn + H 2 SO 4 → ZnSO 4 + H 2 6. 2KMnO 4 → K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2 Hãy khoanh tròn chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng. a) Nhóm chỉ gồm các phản ứng oxihoá - khử là: A. 1, 3 B. 2, 4C. 4, 6 D. 1, 4 b) Nhóm chỉ gồm các phản ứng phân huỷ là: A 1, 2 B. 3, 4 C. 5, 6 D. 1, 6 c) Nhóm chỉ gồm các phản ứng hoá hợp là: A. 1,3 B. 2, 4 C. 3, 5 D. 2, 3 Câu 2( 1,5 điểm) Hãy cho biết các câu sau đây đúng (Đ) hoặc sai(S) Số TT Câu Đ S A Nguyên tố oxi có trong thành phần của nước B Oxi phản ứng với tất cả các nguyên tố kim loại tạo thành oxit bazơ C Hiđro phản ứng với tất cả các oxit kim loại tạo thành kim loại và nước D Trong phản ứng của hiđro với một số oxit kim loại, hiđro là chất khử E Nước phản ứng được với một số kim loại hoạt động mạnh tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng khí hiđro F Nước phản ứng được với tất cả oxit axit tạo thành dung dịch axit Phần II. Tự luận ( 7, 0 điểm) Câu 3 ( 2 điểm) Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau: 1. Kim loại phản ứng với oxi tạo thành oxit bazơ 2. Phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit 3. Oxit bazơ phản ứng với nước tạo thành bazơ tan trong nước. 4. Oxit axit phản ứng với nước tạo thành axit tan trong nước. Câu 4 ( 2 điểm) Có ba lọ đựng 3 chất rắn màu trắng: P 2 O 5 , CaO, CaCO 3 . Hãy nêu một phương pháp nhận biết mỗi chất trên. Giải thích và viết PTHH. Câu 5 ( 3 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 3,1 gam photpho trong oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm tạo thành tác dụng với nước tạo thành 500ml dung dịch. a) Viết các phương trình hoá học xảy ra b) Tính nồng độ mol của dung dịch tạo thành. (P = 31, H = 1, O = 16) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm) Câu 1( 1,5 điểm) a) B đúng ( 0, 5 điểm) b) D đúng ( 0, 5 điểm) c) D đúng ( 0, 5 điểm) Câu 2( 1,5 điểm) A. Đ B. S C.S D. Đ E. Đ F. S Mỗi trường hợp Đ hoặc S được 0,25 điểm Phần II. Tự luận ( 7,0 điểm) Câu 3( 2 điểm) Viết đúng mỗi phương trình hoá học được 0,5 điểm Câu 4 ( 2 điểm) Dùng nước và quì tím để nhận biết. - Chất không tan trong nước là CaCO 3 ( 0,5 điểm) - Chất tan trong nước tạo thành dung dịch làm quì tím hoá đỏ là P 2 O 5. Giải thích và viết đúng PTHH .( 0,75 điểm). - Chất tan trong nước tạo thành dung dịch làm quì tím hoá xanh là CaO. Giải thích và viết đúng PTHH .( 0, 75 điểm) Câu 5 ( 3 điểm) a) (1 điểm) . Viết đúng 2 phương trình phản ứng. 4P + 5O 2 → 2P 2 O 5 (1) P 2 O 5 + 3H 2 O → 2H 3 PO 4 (2) b) Ta có sơ đồ hợp thức P → H 3 PO 4 Tính đúng 9, 8 gam H 3 PO 4 (1 điểm) Tính đúng 0,2 M (1 điểm) ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đề 2: Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 3,0 điểm) Hãy khoanh tròn một chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1( 1, 5 điểm) 1. Khí hiđro phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm sau: A. CuO, HgO, H 2 O B. CuO, HgO, O 2 C. CuO, HgO, H 2 SO 4 D. CuO, HgO, HCl 2. Khí oxi phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm sau: A. Cu, Hg, H 2 O B. Ca, Au, KCl C. Cu, P, CH 4 D. Cu, Hg, Cl 2 3. Nước phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm sau: A. K, CuO, SO 2 B. Na, CaO, Cu C. K, P 2 O 5 , CaO D. K, P 2 O 5 , Fe 3 O 4 Câu 2( 1, 5 điểm). Hãy ghép các số 1, 2, 3, 4 và các chữ A, B, C, D, E thành từng cặp cho phù hợp. Tên thí nghiệm Hiện tượng xảy ra 1 Hiđro cháy trong bình khí oxi A Tạo thành chất rắn màu đỏ , hơi nước bám ở thành ống nghiệm 2 Hiidro khử đồng (II) oxit B. Ngọn lửa màu xanh nhạt, có giọt nước nhỏ bám ở thành bình 3 Canxi oxit phản ứng với nước C Không có hiện tượng gì D Dung dịch tạo thành làm giấy quì tím hoá xanh E Dung dịch tạo thành làm giấy quì tím hoá đỏ Phần II. Tự luận (7, 0 điểm) Câu 3.( 1, 5 điểm) Viết các phương trình hoá học biểu diễn biến hoá sau: Natri → Natri oxit → Natri hiđroxit Cho biét loại chất, loại phản ứng Câu 4 ( 2 điểm) Cho 1,42 g P 2 O 5 vào nước để tạo thành 500 ml dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được. ( H= 1, P = 31, O = 16 ) Câu 5( 3 điểm) Cho 6,5 gam kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl 1M. a) Hãy viết các phương trình hoá học xảy ra. b) Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc. c) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã dùng. ( P = 31, O = 16, H= 1, Cl = 35,5, Zn = 65) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 3,0 điểm) Câu 1( 1, 5 điểm) 1. B đúng ( 0,5 điểm) 2. C đúng ( 0, 5 điểm) 3. C đúng ( 0,5 điểm) Câu 2 ( 1, 5 điểm) 1- B; 2 - A; 3- D. Ghép đúng mỗi trường hợp được 0, 5 điểm Phần II. Tự luận ( 7,0 điểm) Câu 3 ( 1,5 điểm) 2Na + O 2 → 2Na 2 O Kim loại oxit bazơ Phản ứng hoá hợp, phản ứng oxi hoá- khử ( 0, 75 điểm) Na 2 O + H 2 O → 2NaOH oxit bazơ Phản ứng hoá hợp ( 0, 75 điểm) Câu 4 ( 2 điểm) Viết đúng: P 2 O 5 + 3H 2 O → 2H 3 PO 4 ( 0, 5 điểm) 1 mol 2 mol 0,01 mol → 0, 02 mol ( 1 điểm) Nồng độ dung dịch 0,04 mol/l ( 0, 5 điểm) Câu 5( 3 điểm) a) Zn + 2HCl → ZnCl 2 + H 2 ( 0, 5 điểm) b) 1 mol 1 mol 0,1 mol → 0,1 mol Thể tích khí hiđro: 2,24 lit ( 1,0 điểm) c) Thể tích dung dịch HCl ( 1, 5 điểm) : Số mol HCl tham gia phản ứng: 0,2 mol Thể tích dung dịch HCl 1M cần dùng: 0,2 lit Đề 3 : PHẦN I. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm) Câu 1(3điểm ): Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D trước dãy hợp chất được sắp xếp đúng: 1) Các oxit bazơ: A. SO 3 , KOH , H 2 SO 4 , CaO, CO 2 . B. CaO, Fe 2 O 3 , CuO, Na 2 O, BaO. C. NaOH, Al(OH) 3 , Ba(OH) 2 , KOH , Mg(OH) 2 . D. SO 2 , SO 3 , P 2 O 5 , SiO 2 , CO 2 . 2) Các oxit axit: A. SO 3 , KOH , H 2 SO 4 , CaO, CO 2 . B. CaO, Fe 2 O 3 , CuO, Na 2 O, BaO. C. H 2 SO 4 , HNO 3 , H 2 SO 3 , H 3 PO 4 . D. SO 2 , SO 3 , P 2 O 5 , SiO 2 , CO 2 . 3) Một oxit của photpho có phân tử khối bằng 142. Công thức hóa học của oxit là: A. P 2 O 3 B. PO 2 C. P 2 O 4 D. P 2 O 5 . PHẦN II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 2 (3điểm): Chọn các chất thích hợp điền vào chỗ trống và hoàn thành các phương trình phản ứng sau. 1) H 2 O + . H 2 SO 4 2) H 2 O + Ca(OH) 2 3) Na + NaOH + H 2 Câu 3 (4điểm): Cho 13g kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric (dư). 1) Viết phương trình hoá học cho phản ứng trên, biết có khí hidro bay ra. 2) Tính thể tích hidro sinh ra (đktc). c) Nếu dùng toàn bộ lượng hiđro bay ra ở trên đem khử 12g bột CuO ở nhiệt độ cao thì chất nào còn dư? dư bao nhiêu gam?Cho biết : P = 31; Cu = 64 ; Zn = 65 ; O = 16 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm) Câu 1(3điểm): Khoanh tròn đúng một trong các chữ A, B, C, D được 1 điểm. a) Các oxit bazơ: B. CaO, Fe 2 O 3 , CuO, Na 2 O, BaO. b) Các oxit axit: D. SO 2 , SO 3 , P 2 O 5 , SiO 2 , CO 2 . c) Một oxit của photpho có phân tử khối bằng 142. Công thức hóa học của oxit là: D. P 2 O 4 . II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 2 (3điểm): Chọn đúng chất và hoàn thành mỗi phương trình được 1 điểm. a) H 2 O + SO 3 → H 2 SO 4 b) H 2 O + CaO → Ca(OH) 2 c) 2 Na + 2 H 2 O → 2 NaOH + H 2 Câu 3 (4điểm): a) Zn + 2 HCl → ZnCl 2 + H 2 . (1 điểm) b) 0,2 mol 0,2 mol Thể tích hidro bay ra (đktc) = 0,2 × 22,4 = 4,48 (lít) (1 điểm) c) H 2 + CuO → Cu + H 2 O 12 gam CuO = 0,15 mol < 0,2 → H 2 còn dư = 0,2 – 0,15 = 0,05 (mol) Số gam hiđro còn dư là 0,05 × 2 = 0,1 (gam) (2 điểm) ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đề 4 : PHẦN I. Trắc nghiệm khách quan(3,0 điểm) Câu 1(3,0 điểm): Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D trước câu trả lời đúng: 1) Phản ứng xảy ra khi cho khí CO đi qua chì (II) oxit thuộc loại: A. Phản ứng hóa hợp C. Phản ứng oxi hóa – khử B. Phản ứng phân hủy D. Phản ứng thế 2) Trong các chất dưới đây, chất làm quỳ tím hóa đỏ là: A. H 2 O B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch H 2 SO 4 D. Dung dịch K 2 SO 4 . 3) Nung a mol KClO 3 thu được V 1 lít O 2 (đktc), nung a mol KMnO 4 thu được V 2 lít O 2 (đktc). Tỷ lệ V 1 / V 2 là: A. 2/1 B. 3/ 1 C. 1/ 1 D. 1/ 3 PHẦN II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 2 (3 điểm): Có 4 bình chứa riêng biệt các khí sau: khí oxi, khí hidro, khí nitơ, khí cacbonic. Hãy nêu các phản ứng để phân biệt các khí trên, viết các phương trình hóa học để minh họa. Câu 3 (4 điểm): Cho Sắt (III) oxit phản ứng với axit sunfuric theo phương trình hóa học sau: Fe 2 O 3 + H 2 SO 4 → Fe 2 (SO 4 ) 3 + H 2 O 1) Hãy hoàn thành phương trình phản ứng. 2) Lấy 5 gam Fe 2 O 3 cho phản ứng với 15 ml dung dịch H 2 SO 4 5M. Hỏi sau phản ứng, chất nào còn thừa? thừa bao nhiêu gam? 3) Tính lượng muối sắt sunfat thu được. Cho : Fe = 56; O = 16 ; H = 1; S = 32 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm) Câu 1(3,0 điểm): Khoanh tròn đúng vào mỗi trong các chữ A, B, C, D: 1 điểm. 1) Phản ứng khi cho khí CO đi qua chì (II) oxit thuộc loại: C. Phản ứng oxi hóa – khử 2) Trong các chất dưới đây, chất làm quỳ tím hóa đỏ là: C. Dung dịch H 2 SO 4 3) Tỷ lệ V 1 / V 2 là: B. 3/ 1 II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 2 (3 điểm): − Cho mỗi khí trên đi qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH) 2 (dư), khí nào làm đục nước vôi trong thì đó là khí CO 2 . CO 2 + Ca(OH) 2 → CaCO 3 ↓ + H 2 O (1 điểm) − Lấy que sắt đầu que có than hồng rồi cho vào mỗi khí còn lại, khí nào làm bùng cháy than hồng thì khí đó là oxi : C + O 2 → CO 2 (1 điểm) − Cho hai khí còn lại đi qua CuO nóng, khí nào làm xuất hiện màu đỏ của Cu là H 2 . H 2 + CuO → Cu + H 2 O (1 điểm) − Khí còn lại không phản ứng là N 2 . Câu 3 (4 điểm): số mol H 2 SO 4 trong 15 đung dịch là 15 × 5 : 1000 = 0,075 (mol) 1) Fe 2 O 3 + 3 H 2 SO 4 → Fe 2 (SO 4 ) 3 + 3 H 2 O (1 điểm) 2) 1 mol 3 mol 1 mol 0,025 mol 0,075 mol 0,025 mol Theo phương trình phản ứng, cứ 0,075 mol H 2 SO 4 tác dụng hết với 0,025 mol hay 4 gam Fe 2 O 3 . (1 điểm) Lượng Fe 2 O 3 đem dùng là 5 gam. Vậy sau phản ứng, Fe 2 O 3 còn thừa là 5 – 4 = 1 (gam) (1 điểm) c) Lượng sắt sunfat thu được = 0,025 × 400 = 10 gam (1 điểm)