Về kiến thức - Thấy được quan niệm đúng đắn về vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh đất nước và ý nghĩa của việc khắc bia biểu dương họ.. Để rõ hơn về vai trò và vị trí của nhân t
Trang 1HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
(Thân Nhân Trung)
1. Về kiến thức
- Thấy được quan niệm đúng đắn về vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh đất nước và ý nghĩa của việc khắc bia biểu dương họ
- Cảm nhận được lòng yêu đất nước và tự hào dân tộc.
- Hiểu được cách viết văn chính luận sắc sảo, lập luận, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục người đọc, người nghe
2. Về kĩ năng
- Cách đọc – hiểu một bài văn chính luận
3. Về thái độ
- Trân trọng, yêu mến người tài
- Học hỏi, cố gắng trở thành một người tài có ích
1. Phương tiện thực hiện
SGK ngữ văn 10 tập 2, sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 10, giáo án, tài liệu,…
2. Cách thức tiến hành
Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học: gợi mở, nêu vấn đề, vấn đáp, diễn giảng,…
1. Ổn định lớp học
Giáo viên kiểm tra sĩ số, ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên yêu cầu học sinh gấp sách vở
- Nêu câu hỏi: Em hãy phân tích luận đề chính nghĩa được Nguyễn Trãi nêu ra trong tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”
- Kiểm tra vở soạn một vài em
3. Bài mới
- Giới thiệu bài mới:
Quang Trung – Nguyễn Huệ đã từng nói: “Dựng nước lấy việc học
làm đầu Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc” Để có một đất nước
hòa bình như ngày hôm nay, dân tộc ta đã phải hứng chịu không biết bao nhiêu sóng gió, gian truân Cả quá trình xây dựng, gìn giữ ấy, ta phải nhớ đến lòng yêu nước, sự đoàn kết, tinh thần bất khuất, quật cường, của toàn dân tộc Việt Và chúng ta không thể không kể đến
Trang 2công lao to lớn của những con người tài giỏi, cống hiến hết mình cho đất nước, nhân dân Để rõ hơn về vai trò và vị trí của nhân tài đối với vận mệnh một đất nước, hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia.” của Thân Nhân Trung.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của
học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn
học sinh tìm hiểu chung
- Cho học sinh đọc tiểu
dẫn sách giáo khoa
- GV hỏi: Dựa vào phần
tiểu dẫn sách giáo khoa
em hãy cho cô biết vài nét
về tác giả?
-GV hỏi: Em hãy cho cô
biết văn bản thuộc thể loại
văn gì?
-GV hỏi: hãy nêu cho cô
những hiểu biết của các
em về thể loại văn bia?
- Học sinh đọc tiểu dẫn sách giáo khoa
- Học sinh trả lời
Học sinh trả lời:
Thể loại văn bia Học sinh trả lời:
I Tìm hiểu chung
1 Tác giả
- Thân Nhân Trung (1418-1499), tên chữ là Hậu Phủ
- Quê ở xã Yên Giang, huyện Yên Dũng, Bắc Giang
- Đỗ tiến sĩ năm 1469, nổi tiếng văn chương, được Lê Thánh Tông tin dùng
- Được phong là Phó nguyên soái trong Tao đàn văn học do Lê Thánh Tông sáng lập
2 Tác phẩm
a Thể loại:Văn bia
- Là những bài văn khắc trên bia
đá
- Phân loại: 3 loại
+ Văn bia ghi công đức
+ Bia ghi việc xây dựng các công trình kiến trúc
+ Bia lăng mộ
- Mục đích: ghi chép những sự việc trọng đại hoặc tên tuổi, cuộc
Trang 3Cho học sinh đọc văn bản
- GV hỏi: Một em cho cô
biết văn bản chia thành
mấy phần? Nêu nội dung
của từng phần?
- GV dẫn dắt: Bài kí trên
được khắc bia năm 1484
Trước phần trích học có
một đoạn văn dài kể việc
từ khi Lê Thái Tổ dựng
nước (1428) đến năm
1484, các vua Lê tuy đều
chú ý bồi dưỡng, phát
triển hiền tài nhưng chưa
có điều kiện dựng bia tiến
sĩ Cuối phần trích là danh
sách 33 vị tiến sĩ khoa
Nhâm Tuất 1442
- GV hỏi: Em hiểu câu
“Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia” như thế
náo?
Học sinh đọc văn bản
Học sinh trả lời:
Học sinh trả lời:
đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau
b Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu đến mức cao
nhất Nội dung: Vai trò của hiền
tài
- Phần 2: Đoạn còn lại Nội dung: ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ
II Đọc – hiểu văn bản
1 Ý nghĩa quan trọng cuả hiền
tài
- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:
+ Hiền tài: người có tài cao, học rộng và có đạo đức
+ Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật
Người tài cao, học rộng, có đức
độ là khí chất ban đầu làm nên sự sống S hội
Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh – suy của đất nước
Trang 4- GV hỏi: TSác giả đã sử
dụng phương pháp lập
luận nào để chứng minh
luận điểm trên?
- GV hỏi: Các đấng minh
quân đã làm gì để khuyến
khích hiền tài?
- GV hỏi:Nêu ý nghĩa của
việc khắc bia tiến sĩ?
- GV hỏi: Những bài học
lịch sử rút ra từ việc khắc
bia tiến sĩ?
- Học sinh trả lời:
- Học sinh trả lời:
- Học sinh trả lời:
- Học sinh trả lời:
- Phương pháp lập luận: diễn dịch
Luận điểm được triển khai qua cách so sánh đối lập:
Đất nước thiếu hiền tài, thế nước yếu -> nguyên khí suy >< Đất nước nhiều hiền tài, thế nước mạnh -> nguyên khí mạnh
* Các việc làm khuyến khích
hiền tài của các đấng minh quân
- Những việc đã làm:
+ Đề cao danh tiếng, xướng danh, ghi tên ở bảng vàng
+ Ban chức tước
+ Ban yến tiệc
Chưa đủ vì danh tiếng của hiền tài mới chỉ được vang danh ngắn ngủi, lẫy lừng một thời mà ko lưu truyền được lâu dài
- Việc sẽ làm: Khắc bia tiến sĩ
2 Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ
- Khuyến khích hiền tài: kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn, hâm mộ,
ra sức rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua, giúp nước
- Ngăn ngừa điều ác, kẻ ác, ý xấu bị ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy, kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện xem đó mà cố gắng
- Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, góp phần rèn rũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho đất nước
3 Bài học lịch sử
Bài học lịch sử rút ra:
- Ở thời đại nào “hiền tài” cũng là “nguyên khí của quốc gia”
phải biết quý trọng hiền tài
- Hiền tài có mối quan hệ
Trang 5- GV: Lập sơ đồ kết cấu
văn bia của Thân Nhân
Trung?
- Học sinh lên bảng vẽ sơ đồ
sống còn đối với sự thịnh- suy của đất nước
- Sự đúng đắn trong quan điểm của nhà nước ta: Giáo dục là quốc sách hàng đầu
III Tổng kết
4. Củng cố
- Em hãy cho biết vai trò của hiền tài đối với một đất nước?
- Đất nước ta hiện nay đã làm gì để khuyến khích nhân tài?
5. Hướng dẫn học sinh học bài
- Học bài cũ
- Ôn tập chuẩn bị làm bài viết số 5 về văn thuyết minh (tại lớp)
* RÚT KINH NGHIỆM
Vai trò quan trọng của hiền tài
Những việc làm khuyến khích
hiền tài
Việc sẽ làm Việc đã làm
Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ