Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 học kì I theo 3 phân môn Văn, Tiếng
Trang 1SỞ GD & ĐT KHÁNH HÒA
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12
Thời gian làm bài: 120 phút
ĐỀ ĐỀ XUẤT CHO SỞ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
I MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học
kì I, môn Ngữ văn lớp 12
Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 học kì I theo 3 phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận Các câu hỏi tự luận chủ yếu kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản theo các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt đã học
- Xác định được thể loại, nội dung, quan điểm, tư tưởng… của văn bản
- Phân tích được biện pháp tu từ, các thao tác luận được sử dụng trong văn bản
- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành một bài văn nghị luận: xã hội và văn học
II HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA:
- Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 120 phút
III BẢNG MÔ TẢ:
Chủ đề 1: ĐỌC HIỂU
1 Chuẩn kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách đọc - hiểu một văn bản theo đặc trưng thể loại
- Biết phân tích tình huống theo yêu cầu đặt ra.
- Từ đó, học sinh có thể hình thành năng lực:
+ Năng lực thu thập thông tin qua ngữ liệu
+ Năng lực giải quyết tình huống đặt ra trong ngữ liệu
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, quan điểm của cá nhân qua ngữ liệu
2 Bảng mô tả cụ thể:
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Phong cách ngôn ngữ;
nội dung chính; các mối
nguy hại của hiện tượng
Trình bày thái độ của bản trong 5-7 câu…
Bài tập thực hành: (Tự luận)
1 Phong cách ngôn ngữ của văn bản
2 Nêu nội dung chính của văn bản
3 Nêu các mối nguy hại của thực phẩm bẩn
4 Nêu và phân tích thái độ của bản thân đối với vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay
Trang 2Chủ đề 2: LÀM VĂN
A Nghị luận xã hội:
1 Chuẩn kiến thức, kĩ năng:
- Biết vận dụng những kiến thức về thức triển khai của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo để
phân tích đề, lập dàn ý, nhận diện ra những tư tưởng đạo lý cần bàn bạc, nhận xét, đánh giá và biết huy động các kiến thức, những trải nghiệm của bản thân
- Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận
- Từ đó, học sinh có thể hình thành năng lực:
+ Giải quyết vấn đề: xác định được vấn đề nghị luận và phân tích vấn đề nghị luận cụ thể của một
đề tài Tìm ra những phương pháp sáng tạo để làm một bài văn nghị luận
+ Năng lực sáng tạo, trình bày những suy nghĩ, quan điểm của cá nhân qua đề tài
+ Năng lực tự quản bản thân: sắp xếp thời gian hợp lí để viết bài Làm văn với yêu cầu có hạn + Năng lực tạo lập văn bản nghị luận với sự kết hợp có hiệu quả của các thao tác tư duy
2 Bảng mô tả cụ thể:
Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Vận dụng Cấp độ cao
- Hiện tượng đời sống - Giải thích và hiểu
được bản chất của hiện tượng
- Nêu suy nghĩ, quan điểm của bản thân trước hiện tượng đó
Biết vận dụng những kiến thức
về thức triển khai của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống để nhận diện ra hiện tượng cần bàn bạc, nhận xét, đánh giá và biết huy động các kiến thức, những trải nghiệm của bản thân
* Xác định câu hỏi:
- Câu hỏi đòi hỏi trả lời dài
* Xác định bài tập:
- Bài nghị luận hiện tượng đời sống (Trình bày, cảm nhận và làm sáng tỏ một nhận định)
B Nghị luận văn học: Thơ hiện đại Việt Nam 1945 - 1975
1 Chuẩn kiến thức kĩ năng:
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ
+ Nội dung: Tư tưởng yêu nước (căm thù giặc, ý chí đấu tranh giành độc lập, tinh thần tự hào dân tộc), niềm tin vào tương lai tất thắng Ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ Nghệ thuật: Khuynh hướng sử thi, chất suy tưởng chính luận và cảm hứng lãng mạn Kế thừa các thể thơ truyền thống và hiện đại hoá thơ ca về ngôn ngữ, hình ảnh, thể loại,
- Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975
- Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm thơ trữ tình hiện đại theo đặc trưng thể loại
Trang 3- Nhận biết sự giống và khác nhau giữa thơ trung đại và hiện đại trên một số phương diện (đề tài, cảm hứng, thể loại, ngôn ngữ…), ngôn ngữ: chữ Hán – quốc ngữ; thể loại: tứ tuyệt,
trường ca, thơ tự do…
- Biết vận dụng kỹ năng phân tích thơ để có thể cảm thụ được một tác phẩm thơ trữ tình trong giai đoạn văn học 1945 – 1975 cũng như các tác phẩm thơ trong các giai đoạn khác
Từ đó, hình thành cho học sinh các năng lực sau:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
+ Năng lực đọc – hiểu thơ hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản
+ Năng lực tạo lập văn bản
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản
2 Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề:
“Thơ hiện đại Việt Nam - giai đoạn từ Cách mạng Tháng 8/1945 đến 1975”
Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Nêu thông tin về
thời đại, tác giả
(cuộc đời, con người,
PCNT…), tác phẩm
( hoàn cảnh sáng tác,
xuất xứ…)
- Vận dụng hiểu
biết về tác giả (cuộc đời, con người…), hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để lí giải nội dung, nghệ thuật của bài thơ
- Vận dụng phong cách nghệ
thuật của nhà thơ vào hoạt động tiếp cận và đọc hiểu văn bản
- Nhận ra đề tài, cảm
hứng, thể thơ
- Hiểu được cội
nguồn nảy sinh cảm hứng
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của thể thơ
- Vận dụng những
đặc trưng của thể thơ để khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật
- Hình thành kỹ năng phân tích
một tác phẩm thơ cùng đề tài và thể loại
- Xác định chủ thể
trữ tình, thế giới hình
tượng trong bài thơ
- Xác định thế giới
hình tượng trong bài
thơ
- Cảm nhận sắc
thái, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ
- Lí giải được
hình tượng thơ
- Biết khái quát đời
sống tâm hồn, nhân cách của nhân vật trữ tình, của nhà thơ
- Phân tích được ý nghĩa của thế giới hình tượng đối với việc thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình
- Nhận định, đánh giá của bản
thân đối với các tác phẩm thơ đã được học
- Đánh giá được thế giới hình
tượng, tâm trạng nhân vật trữ tình trong những bài thơ
- Phát hiện các chi
tiết, biện pháp nghệ
thuật đặc sắc ( từ
ngữ, biện pháp tu từ,
câu văn, hình ảnh,
- Lí giải ý nghĩa,
tác dụng của các biện pháp nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ, câu
- Đánh giá giá trị
nghệ thuật của tác phẩm
- Biết so sánh tác phẩm đang tìm hiểu với các tác phẩm khác
- Tự phát hiện và đánh giá giá trị nghệ thuật của những tác phẩm tương tự không có trong
Trang 4nhạc điệu, bút
pháp…)
văn, hình ảnh, nhạc điệu, phối thanh, gieo vần…
chương trình
- Đọc diễn cảm toàn
bộ tác phẩm (thể hiện được tinh cảm, cảm xúc cuả nhà thơ trong tác phẩm)
- Đọc sáng tạo ( diễn xướng,
ngâm thơ, phân vai…)
- Bộc lộ, liên hệ những cảm nhận, cảm xúc, trải nghiệm riêng của bản thân đối với cuộc sống
( Tích hợp kỹ năng sống)
- Đọc nghệ thuật ( đọc biểu diễn)
- Viết bài bình thơ, giới thiệu thơ
- Sưu tầm những bài thơ hay, tương tự của tác giả và của giai đoạn văn học này
- Sáng tác thơ
- Chuyển thể thơ sang 1 hình thức nghệ thuật khác ( nhạc, vẽ tranh, vẽ chân dung nhân vật trữ tình, phỏng vấn nhà thơ về tác phẩm, thiết kế pano giới thiệu
về tác phẩm )
- Viết bài tập nghiên cứu khoa học
- Tham gia các câu lạc bộ thơ hoặc ngày hội thơ
* Xác định câu hỏi:
- Câu hỏi đòi hỏi trả lời dài
* Xác định bài tập:
- Bài nghị luận văn học ( Bài viết) (Trình bày, cảm nhận và làm sáng tỏ một nhận định)
Câu hỏi/ Bài tập minh họa: “Thơ hiện đại Việt Nam - giai đoạn từ Cách mạng Tháng 8/1945 đến 1975”
Văn bản “ Tây Tiến”
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Trình bày những nét
chính về cuộc đời, con
người Quang Dũng?
- Những nét chính nào về cuộc đời và con người Quang Dũng giúp em hiểu sâu hơn về bài thơ Tây Tiến?
- Dấu ấn về cuộc đời
Quang Dũng thể hiện qua bài thơ?
- Nêu nét độc đáo về - Hãy làm sáng tỏ - Sự khác biệt về
Trang 5phong cách thơ Quang
Dũng?
phong cách thơ Quang Dũng thể hiện trong bài thơ?
phong cách thơ Quang Dũng so với một nhà thơ cùng thời
mà em biết?
- Trình bày hoàn cảnh
sáng tác, những nét
chính về đoàn quân Tây
Tiến và cảm hứng sáng
tác của bài thơ?
- Giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ? - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ chi phối
như thế nào đến nội dung của tác phẩm?
- Có ý kiến cho rằng:
“Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là bi lụy” Suy nghĩ của em về ý kiến trên
- Lí giải cảm hứng sáng tác chủ đạo của bài thơ?
- Xác định nội dung chính của bài thơ?
Từng đoạn thơ?
- Từ nội dung chính
đã nêu, lí giải bố cục của bài thơ? (Mỗi phần của bài thơ là một nỗi nhớ, một nét Tây Tiến, hãy phát hiện điều đó?)
- Tại sao điểm kết
trong mạch hồi tưởng của Quang Dũng lại
là hình ảnh của đoàn quân Tây Tiến?
- Xác định nhân vật trữ
tình của bài thơ?
- Trong từng đoạn thơ sắc thái, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình hiện ra như thế nào?
- Phân tích sự liên kết
mạch cảm xúc, diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình?
- Phát hiện những hình
tượng nghệ thuật xuất
hiện trong bài thơ?
- Cảm nhận của anh/
chị về những hình tượng nghệ thuật ấy?
- Phân tích ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật đối với việc thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình?
- Những câu thơ nào thể
hiện cảm xúc bao trùm
toàn bộ bài thơ? Nêu
những biện pháp nghệ
thuật được sử dụng để
thể hiện những cảm xúc
ấy?
- Hiệu quả của việc
sử dụng những biện pháp nghệ thuật ấy?
- Nhận xét tác dụng
của cách gieo vần
“ơi” ở cuối mỗi dòng thơ?
- Đánh giá của em về nỗi nhớ Quang Dũng thể hiện qua hai câu thơ đầu?
- Trong dòng hoài niệm
của nhà thơ, hình ảnh
đoàn quân Tây Tiến và
cảnh núi rừng Tây Bắc
hiện ra như thế nào?
- Lí giải mối quan hệ trong việc miêu tả thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội với con đường hành quân của người lính Tây Tiến? (Cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ,
- Vì sao nói: Đoạn thơ miêu tả thiên nhiên Tây Bắc và con đường hành quân của người lính Tây Tiến mang đậm phong cách thơ Quang Dũng?
Trang 6hiểm trở đã gợi cho anh/chị cảm nhận như thế nào về những chặng đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến?)
- Bút pháp nghệ thuật
nào được sử dụng để tái
hiện bức tranh thiên
nhiên và con đường
hành quân của đoàn
quân Tây Tiến?
- Ấn tượng sâu sắc về một bút pháp nghệ thuật được sử dụng
để miêu tả thiên nhiên Tây Bắc và con đường hành quân?Vì sao?
- Hình ảnh “súng ngửi trời” gợi sự liên tưởng đến hình ảnh nào trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu? So sánh sự sáng tạo trong cách sử dụng những hình ảnh ấy?
- Phân tích hiệu quả
của việc sử dụng hệ thống từ láy, cách phối thanh, ngắt nhịp trong việc miêu tả thiên nhiên Tây Bắc
và con đường hành quân ấy ?
- Nhận xét bức tranh
thiên nhiên Tây Bắc
và con đường hành quân của người lính Tây Tiến?
- Hãy làm sáng tỏ bút pháp tả thực và lãng mạn trong việc miêu
tả thiên nhiên Tây Bắc và con đường hành quân?
- Gắn liền với con
đường hành quân gian
khổ là sự hy sinh của
người lính, hãy chỉ ra
những câu thơ miêu tả
sự hy sinh ấy?
- Giải thích sự hy sinh của người lính Tây Tiến là không bi lụy?
- Phân tích hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng?
- Nét tương đồng về
sự hy sinh và ý nghĩa
sự hy sinh của người lính Tây Tiến và người nông dân nghĩa
sĩ trong “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu?
- Những biện pháp nghệ
thuật nào được sử dụng
để miêu tả sự hy sinh
của người lính Tây
Tiến?
- Với cảm xúc dâng trào,
nỗi nhớ nào được nhắc
đến để khép lại đoạn thơ
thứ nhất?
- So sánh nỗi nhớ của Quang Dũng được bộc lộ ở hai câu đầu
và hai câu cuối của đoạn thơ thứ nhất?
- Nhận xét về Quang Dũng và bài thơ “
Trang 7Tây Tiến” có ý kiến : “ Một ngòi bút tài hoa vừa khắc họa được cái dữ dội, hào hùng lại vừa diễn tả được cái ấm áp, sâu lắng; đau thương mà không hề bi lụy”
Quan điểm của anh chị về ý kiến trên
- Hãy ngâm đoạn thơ thứ nhất
- Hãy bình hai câu thơ mà em yêu thích
- Hãy vẽ bức tranh thiên nhiên Tây Bắc
và con đường hành quân của người lính Tây Tiến
Trang 8IV THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao
Chủ đề 1:
Đọc hiểu
văn bản
- Nhận biết phong cách ngôn ngữ, nội dung chính của văn bản
- Nêu được những nguy hại của hiện tượng được nêu trong văn bản
- Hiểu và đưa ra được nhận xét, thái độ của bản thân về hiện tượng
Số câu: 4
Số điểm: 3
Chủ đề 2:
Làm văn:
Câu 1:
Nghị luận
xã hội
- Hiện tượng đời sống - Giải thích và hiểu được
bản chất của hiện tượng
- Nêu suy nghĩ, quan điểm của bản thân trước hiện tượng đó
Biết vận dụng những kiến thức
về thức triển khai của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống để nhận diện ra hiện tượng cần bàn bạc, nhận xét, đánh giá và biết huy động các kiến thức, những trải nghiệm của bản thân
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20% 0.25 điểm 2.5% 0 75 điểm 7.5% 1 điểm 10% 2 điểm 20%
Câu 2:
Nghị luận
văn học
Kĩ năng viết lại bài văn nghị luận văn học:
Tích hợp kiến thức, kĩ năng để làm bài văn nghị
Trang 9phân tích một đoạn thơ
luận văn học qua
đó toát lên được
ý nghĩa, giá trị của đoạn thơ
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
4 điểm 40%
1 điểm 10%
5 điểm 50%
Tổng cộng
Số câu: 5
Số điểm:10
Trang 10V ĐỀ KIỂM TRA:
I ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
“… Nguy hơn, thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến nhiều thế hệ làm kiệt quệ giống nòi, người tiêu dùng có còn đủ tỉnh táo để phân biệt trong ma trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện ấy đâu là sạch, đâu là bẩn hay lực bất tòng tâm để rồi
“nhắm mắt đưa chân”.
Nếu không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều Mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nòi giống chẳng lẽ bó tay trước những người đang đầu độc dân tộc mình!
Phát triển sẽ là gì nếu không phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi trường lành mạnh, an toàn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội, nhưng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để đến lúc vô phương cứu chữa”.
(Trích Vấn nạn thực phẩm bẩn, chẳng nhẽ bó tay? – Th.s Trương Khắc Hà)
Câu1 Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5đ)
Câu 2 Nêu nội dung khái quát của đoạn trích? (0,5đ)
Câu 3 Tác giả đã chỉ ra những mối nguy hại nào của thực phẩm bẩn nếu không có biện pháp hữu
hiệu ngăn chặn kịp thời? (1,0đ)
Câu 4 Hãy cho biết thái độ của bản thân về vấn đề thực phẩm bẩn? Trình bày khoảng 5-7 câu
(1,0đ)
II LÀM VĂN (7 ĐIỂM):
Câu 1 (2 điểm)
Anh/chị có suy nghĩ gì trước vấn nạn: “…thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc” ? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình.
Câu 2 (5 điểm)
Phân tích hình tượng người lính trong đoạn thơ sau đây:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hài Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành!
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 12, NXB Giáo Dục Việt Nam,
năm 2012, trang 89 – Tây Tiến – Quang Dũng)
-Hết -Thí sinh không sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: