Dường như ai trong chúng ta cũng sở hữu một thứ "năng khiếu" đặc biệt: thích nói và nghe nói (xấu) về người khác. Làm gì để đừng là
"Chiến đấu" với tật nói xấu Dường như ai trong chúng ta cũng sở hữu một thứ "năng khiếu" đặc biệt: thích nói và nghe nói (xấu) về người khác. Làm gì để đừng là nguồn xuất phát, người loan truyền và thậm chí tệ hơn - là nạn nhân của "quy trình sản xuất" những lời nói làm tổn thương người khác này? Những "địa ngục công sở" "Tớ thấy căm ghét cơ quan, tớ mệt mỏi vì cuộc sống này quá", đó là lời than vãn của Hiếu Ngân khi kể về "địa ngục" mà mỗi sáng cô phải xuất hiện, chạm mặt các đồng nghiệp và nghe họ nói xấu nhau. Nếu không dừng lại, không tỏ ra chăm chú tiếp chuyện, Ngân chỉ e đến lượt mình sẽ là . nhân vật chính trong câu chuyện (tất nhiên được mang ra "buôn" với người khác). Còn nếu cứ chịu trận như vậy, vừa mất việc, mất thời gian lại còn mệt đầu. Khổ nỗi, cơ quan có 80% là chị em, mà số nhân lực áp đảo này không chịu chan hòa nhân ái cho, cứ chia năm xẻ bảy theo những nhóm khác nhau, nên dễ hiểu vì sao Ngân "sợ" cơ quan và đồng nghiệp đến vậy. Chẳng riêng gì Ngân, nhiều người cũng trong tình trạng này. Và bình đẳng làm sao, những cuộc "nói cho đồng bào tôi nghe" này hóa ra lại có sự tham gia hào hứng của nhiều đấng mày râu. Nếu chị em quan tâm nhiều đến hình thức, lời ăn tiếng nói hay những mối quan hệ tình ái đặc biệt của "đối tượng" (xin tạm gọi tất cả những ai không may rơi vào "tầm ngắm" như vậy) thì các anh em đặc biệt rất thích "soi" về trình độ chuyên môn, phong cách "rút ví" và sự hiểu biết của nhau. Vô phúc cho "đối tượng" nào nằm trong vùng giao thoa của cả hai giới, cứ gọi là mỗi bước đi một ánh nhìn, mỗi câu nói một hơi ngấm nguýt. Đầu ngày chạm mặt - nói. Trưa đi ăn cơm uống nước - kể. Chiều làm việc cũng không yên, chị em chat nội bộ, chat Yahoo! . Anh em thì tranh thủ ''chém gió" túm tụm nơi hành lang hút thuốc. Thử hỏi, đến vài phút trong thang máy còn soi thêm được vài chi tiết "khó ưa" ở "đối tượng", thì làm sao nguồn thông tin cho "quy trình sản xuất" sự ghen ghét tập thể này không dồi dào. Tội nghiệp nhất là những người vốn hiền lành, chỉ mong được yên thân cũng không xong, cứ gồng lên mà tỏ ra hào hứng với những câu chuyện có đến 90% chẳng liên quan gì đến hạnh phúc đời họ! Xem ra căn bệnh bình phẩm người khác cũng thuộc dạng dễ lây lan, chẳng cứ gì cơ quan công sở, từ hàng nước đầu phố cho đến buổi chợ đông người, đâu đâu cũng dễ dàng tìm được dăm đám người đang "trao đổi thông tin" say sưa về một đối tượng nào đó. Thế nên, dứt khoát không được "sợ", không được làm "người Việt xấu xí" vì nói xấu người khác hoặc bị người khác nói xấu, chúng ta hãy học cách làm "người Việt dũng cảm xem sao?!". Nghệ thuật "né hạ" Thứ nghệ thuật này dành cho những người vốn mang tư tưởng yên thân, không làm khán giả, càng chẳng mong làm "đối tượng". Bài một mang tên "thế cơ à" hãy sử dụng nó khi miệng vẫn tươi cười và chân vẫn di chuyển, mắt nhìn thẳng vào người đang tìm cách phát sóng trong khoảng vài giây (vì sau đó bạn phải yên vị ngay trong khu vực làm việc của mình và nhíu mắt nhìn vào sổ tay, máy tính hoặc một tờ giấy nào đó). Thấy đối tác không mặn mà, sau vài câu bâng quơ về thời tiết/giá cả/giao thông . thì anh (chị) kia sẽ dần im lặng hoặc chuyển sang tìm người tiếp chuyện khác. Bài hai, cười phe phé mà rằng "Buồn cười thế, giống mình thật" để lái câu chuyện sang hướng hơi "yếm thế" là tự chế giễu mình! Còn ngán ngẩm hơn khi đang định "khai thác sâu đề tài" với một người chẳng ham hố tấn công ai mà cứ thích mổ xẻ những tật xấu của bản thân. Vậy là . chuyện nhạt! "Nói đến đó mới nhớ, thế chuyện abc của chị/anh thế nào rồi?" - Bài tiếp theo này có phần . thô lỗ, đó là nhân một ý hay câu chữ nào đó về một việc chưa hoàn thành, một chuyện chẳng mấy dễ chịu trong quá khứ. Tuy nhiên, đây là chiêu thuộc dạng hạ sách trong binh pháp, bởi nó có nguy cơ cao khiến bạn phải nghe thêm dăm bảy lời than vãn khác và sa lầy vào đó. Bài tiếp theo sẽ là gì? . Có vô vàn. Điều quan trọng chính là cách mỗi chúng ta chọn để được làm "người vô hình" trong mắt các hội "buôn dưa". Khi đủ tự tin và tự trọng để lờ đi những lời như vậy, ngay cả khi bạn lọt vào danh sách "đối tượng" (một danh sách chắc chắn không ngắn) thì mọi chuyện chũng chỉ là "lời nói gió bay". Nếu bạn thực sự tốt bụng, đối xử chân thành và cởi mở với mọi người, mọi lời nói xấu đều trở nên phản tác dụng. Nếu bạn không được như thế, tốt hơn cả là nên lắng nghe những lời "nói xấu" kia để sửa mình. Một cách cuối cùng, viện tới khoa học kỹ thuật để "hộ thân" - mua chiếc máy trợ thính và phô phang nó khắp nơi, để ra dấu với những người xung quanh rằng "Đôi khi tôi nghễnh ngãng!". 24H.COM.VN (Theo Gia đình trẻ em) . "Chiến đấu" với tật nói xấu Dường như ai trong chúng ta cũng sở hữu một thứ "năng khiếu" đặc biệt: thích nói và nghe nói (xấu) về người khác.. "sợ", không được làm "người Việt xấu xí" vì nói xấu người khác hoặc bị người khác nói xấu, chúng ta hãy học cách làm "người Việt