Môn học: QT206Luật kinh doanh (TOPICA)Luyện tập trắc nghiệm, luyện tập trước thi và Bài tập về nhà tổng hợp có đáp án.Kiểm tra, bổ sung ngày 2312018Đã loại bỏ phần giải thích.Sẽ có 1 phần khác bao gồm giải thích đầy đủ được upload sau.
Trang 1LUẬT KINH DOANH – QT206 (cập nhật ngày 23/1/2018)
* LTTN1:
Câu 1:Nội dung chính của quyền tự do kinh doanh KHÔNG bao gồm:
D) quyền tự do lựa chọn ngành nghề, sản phẩm kinh doanh.
Câu 2: Nhóm chủ thể nào sau đây có tư cách thương nhân?
A) Công ty, hợp tác xã
Câu 3:Tháng 01 năm 2017, Anh A đến Trung tâm điện máy X để mua tủ lạnh Qua thời gian sử dụng, chiếc tủ lạnh bị hỏng nhưng Trung tâm điện máy không thực hiện chính sách bảo hành Anh A khởi kiện Trung tâm điện máy X, Anh A tiến hành lựa chọn Luật nào để giải quyết tranh chấp, biết rằng trong hợp đồng của hai bên không có thỏa thuận gì khác?
C) Có thể lựa chọn Bộ luật Dân sự 2015 hoặc Luật Thương mại 2005
Câu 4: Nhóm quan hệ xã hội không thuộc sự điều chỉnh của Luật kinh tế?
C) Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đơn vị kinh doanh sử dụng lao động
Câu 5:Anh A là người lao động trong công ty đồng thời là cổ đông công ty Trong quá trình làm việc, anh A có vi phạm kỷ luật lao động, Công ty ra quyết định khai trừ tư cách cổ đông của anh A Anh A không đồng ý Việc khai trừ tư cách cổ đông của anh A thuộc đối tượng điều chỉnh của hệ thống PL ?
B) Hệ thống pháp luật doanh nghiệp.
Câu 6:Quan hệ giữa tổng công ty và công ty thành viên thuộc nhóm quan hệ nào?
D) Quan hệ xã hội phát sinh trong nội bộ đơn vị kinh doanh.
Câu 7: Chủ thể nào sau đây có tư cách thương nhân?
B) Công ty.
Câu 8: Phân loại doanh nghiệp thành: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công
ty TNHH dựa vào dấu hiệu nào?
A) Dấu hiệu sở hữu vốn, tài sản
Câu 9: Chủ thể nào dưới đây KHÔNG phải là chủ thể kinh doanh?
D) Nhân viên bán hàng của doanh nghiệp.
Câu 10: Tập quán thương mại được áp dụng khi nào?
D) Không có qui định điều chỉnh, các bên không có thỏa thuận và không trái với pháp luật
và đạo đức xã hội.
Câu 11: Chọn đáp án chính xác nhất Nguồn của pháp luật kinh tế gồm:
B) văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật và tập quán thương mại.
Câu 12: Thương nhân nước ngoài là thương nhân:
A) được thành lập, đăng ký theo quy định của pháp luật nước ngoài.
Câu 13: Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của pháp luật Việt Nam, thì:
B) phải áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế.
Câu 14: Đâu KHÔNG thuộc nội dung của pháp luật kinh tế theo nghĩa hẹp?
D) Pháp luật về sử dụng lao động trong doanh nghiệp
Trang 2Câu 15: Đâu KHÔNG là đặc điểm của hành vi thương mại?
D) Chỉ bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa.
* LTTN 2:
Câu 1: Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần bao gồm:
C) cổ đông có quyền biểu quyết.
Câu 2: Công ty cổ phần X có một số cổ đông sau:
Cổ đông A: Cổ đông phổ thông;
Cổ đông B: Cổ đông ưu đãi biểu quyết;
Cổ đông C: Cổ đông ưu đãi cổ tức;
Cổ đông D: Cổ đông ưu đãi hoàn lại
Công ty tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, những cổ đông nào được tham gia cuộc họp?
B) Cổ đông A và cổ đông B.
Câu 3: Công ty cổ phần X có 04 cổ đông với tỷ lệ phiếu biểu quyết như sau:
Anh A: 40%, Anh B: 15%, Anh C: 20%, Anh D: 25%
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần 1 không hợp lệ trong trường hợp nào?
C) Chỉ có C và D tham gia họp.
Câu 4: Công ty TNHH Thành Đạt tổ chức cuộc họp Hội đồng thành viên lần 1, biết rằng công ty có 04 thành viên sở hữu tỉ lệ như sau:
A: 10% vốn điều lệ;
B: 20% vốn điều lệ;
C: 30% vốn điều lệ;
D: 40% vốn điều lệ
Cuộc họp hợp lệ trong trường hợp nào dưới đây?
B) Có thành viên A, B, D tham gia.
Câu 5: A là thành viên hợp danh của công ty hợp danh X A muốn rút vốn ra khỏi công ty vào ngày 01/08/2016.Hỏi A phải thông báo với công ty về việc rút vốn này chậm nhất vào ngày nào?
C) 01/02/2016.
Câu 6: Công ty cổ phần X được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 13 tháng 11 năm
2015 Ngày 26 tháng 06 năm 2016, cổ đông sáng lập K muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần phổ thông
sở hữu từ thời điểm thành lập công ty cho anh D không phải là cổ đông công ty Cồ đông sáng lập K cần phải làm thủ tục như thế nào?
D) Phải được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông.
Câu 7: Thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần phải là:
D) không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.
Câu 8: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần:
B) có thể đồng thời làm giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty cổ phần khác.
Câu 9: Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp Y không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Hỏi Y thuộc loại hình doanh nghiệp nào?
B) Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Câu 10: Ông H và bà D muốn cùng nhau thành lập doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở thành phố N Họ có thể thành lập loại hình doanh nghiệp nào?
Trang 3D) Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh.
Câu 11: Đâu KHÔNG phải là điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại?
D) Dịch vụ giám định được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Công thương.
Câu 12: Công ty cổ phần X chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty cổ phần H, đồng thời chỉ chấm dứt sự tồn tại của X Đây là:
B) sáp nhập doanh nghiệp
Câu 13: Hai công ty trách nhiệm hữu hạn P và Y đã chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty P và
Y Đây là trường hợp gì?
C) Hợp nhất doanh nghiệp.
Câu 14: Cổ đông của công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty như thế nào?
B) Trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
Câu 15: Trong công ty hợp danh, thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã cam kết góp đối với mọi khoản nợ của công ty là:
C) thành viên góp vốn công ty hợp danh.
Câu 16: Trong số các loai hình doanh nghiệp sau, doanh nghiệp nào khó kết nạp thành viên mới nhất?
A) Công ty hợp danh.
Câu 17: Anh Đại là thành viên sáng lập của Công ty TNHH6 thành viên Sao Sáng Khi thành lập, anh Đại đăng ký góp vốn bằng chiếc ô tô Vios được định giá 550 triệu.Tuy nhiên, đến thời điểm thực hiện việc góp vốn, anh Đại muốn góp bằng tiền mặt.Mong muốn của anh Đại có được thực hiện hay không?
B) Anh Đại được góp vốn bằng tiền mặt khi được đa số thành viên còn lại đồng ý.
Câu 18: Công ty cổ phần X dự định phát hành 1 triệu cổ phần khi thành lập Hỏi các cổ đông sáng lập phải có lượng vốn tối thiểu là bao nhiêu?
B) 2 tỷ đồng.
Câu 19: Công ty A tổ chức họp hội đồng thành viên Suy ra công ty A thuộc loại hình:
C) công ty TNHH hoặc công ty hợp danh.
Câu 20: Doanh nghiệp nào dưới đây cần giấy phép kinh doanh?
B) Công ty kinh doanh xăng, dầu.
Câu 21: Công ty cổ phần X thực hiện phát hành thêm cổ phần theo mệnh giá cho cổ đông hiện hữu với
tỷ lệ 4:3 Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu 04 cổ phần sẽ được quyền mua thêm 03 cổ phần mới Số lượng
cổ phần được mua được làm tròn xuống đến hàng đơn vị Cổ đông M sở hữu 134 cổ phần của công ty này và muốn thực hiện toàn bộ quyền mua của mình.Thị giá cổ phần tại thời điểm mua là 35.000 đồng/cổ phần.Hỏi cổ đông M phải thanh toán bao nhiêu tiền cho công ty?
B) 1.000.000 đồng.
Câu 22: Anh Sơn Tùng thành viên của Công ty TNHH Bình Minh Anh Tùng tặng một phần vốn góp của mình trong công ty cho anh Tuệ - người bạn thân của anh Tùng.Hệ quả pháp lý của việc làm trên là gì?
B) Anh Tuệ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Câu 23: A là thành viên của công ty X Khi muốn rút vốn ra khỏi công ty, A phải ưu tiên chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại Hỏi công ty X thuộc loại nào?
Trang 4B) Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Câu 24: Công ty TNHH 1 thành viên đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì chủ sở hữu công ty:
B) phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu phát sinh thu nhập.
Câu 25: Anh M góp vốn vào công ty TNHH X bằng chiếc ô tô tải Sau khi góp vốn, ai là chủ sở hữu chiếc xe này?
C) Công ty X.
* BTVN 1:
Câu 1: Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm:
A) giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Câu 2: Trường hợp pháp luật không quy định loại hợp đồng phải được giao kết bằng một hình thức nhất định thì hợp đồng kinh doanh thương mại có thể được giao kết bằng:
D) lời nói, văn bản, hành vi cụ thể
Câu 3: Nếu trong đề nghị giao kết hợp đồng không ấn định thời điểm có hiệu lực thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi đề nghị được:
D) chuyển đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên được đề nghị hoặc đề nghị được đưa vào
hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị.
Câu 4: Doanh nghiệp H mua hàng hóa của doanh nghiệp X Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng nhưng có thỏa thuận về vận chuyển hàng hóa thì doanh nghiệp X phải giao hàng ở đâu?
D) Giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên.
Câu 5: Thời hạn giao hàng theo hợp đồng giữa công ty Y và công ty K là đúng ngày 10/11/2015 Do tiện đường vận chuyển, công ty K đã chuyển số hàng này tới vào ngày 03/11/2015 Công ty Y:
C) có quyền nhận hoặc không nhận hàng.
Câu 6: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty M đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng làm công ty K bị thiệt hại 100 triệu đồng Công ty K yêu cầu công ty M phải bồi thường toàn bộ thiệt hại và nộp phạt vi phạm Biết rằng hợp đồng chỉ thỏa thuận nộp phạt mà không thỏa thuận bồi thường thiệt hại.Vậy khẳng định nào là đúng?
A) Công ty M phải bồi thường thiệt hại và nộp phạt vi phạm.
Câu 7: Ông P, trưởng chi nhánh của công ty cổ phần T ký một hợp đồng mua bán hàng hoá trị giá 200 triệu với ông L, giám đốc của công ty X Doanh nghiệp T quy định các giao dịch trị giá 100 triệu trở lên phải do giám đốc thực hiện và có sự chấp thuận của Hội đồng quản trị Khẳng định nào là đúng?
D) Quan hệ hợp đồng giữa công ty T và công ty X có thể được hình thành.
Câu 8: Các loại cổ phần bắt buộc phải có của công ty cổ phần là:
A) cổ phần phổ thông.
Câu 9: Giám đốc công ty cổ phần do ai bầu hoặc thuê?
D) Hội đồng quản trị.
Câu 10: Hợp đồng dân sự vô hiệu từng phần khi:
C) một phần của hợp đồng vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của hợp đồng.
Trang 5Câu 11: Hộ kinh doanh X làm đại lý bán bánh kẹo cho Công ty Y Sau khi công ty Y giao hàng cho Hộ kinh doanh X tại kho của công ty Z Quyền sở hữu hàng hóa thuộc về:
B) công ty Y.
Câu 12: Khi một nội dung của hợp đồng dân sự có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải chọn nghĩa nào?
A) Theo nghĩa mà khi thực hiện có lợi nhất cho các bên.
Câu 13:Cháu K 13 tuổi, do bạn bè xúi giục đã đem bán chiếc xe đạp để lấy tiền chơi điện tử Hợp đồng này sẽ vô hiệu trong trường hợp nào?
C) Theo yêu cầu của người đại diện của cháu K, Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu.
Câu 14: Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải:
A) nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
Câu 15: Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm:
C) bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.
Câu 16: Tư cách thành viên công ty TNHH được xác định từ khi nào?
B) Sau khi chủ thể đã chuyển quyền sở hữu phần vốn góp cho công ty.
Câu 17: Tài sản nào KHÔNG thuộc tài sản của công ty hợp danh?
D) Tài sản thu được từ hoạt động của các thành viên góp vốn.
Câu 18: Hình thức của hợp đồng kinh doanh được pháp luật quy định như thế nào?
B) Bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể, nhưng có một số trường hợp bắt buộc phải bằng văn bản.
Câu 19: Đề nghị giao kết được hủy bỏ trong trường hợp nào sau đây?
C) Bên đề nghị nêu rõ quyền hủy trong đề nghị và gửi thông báo hủy sao cho thông báo này đến bên được đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết.
Câu 20: Ngày 25 tháng 5 năm 2016, công ty X đã vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá với công ty N Thời hiệu khởi kiện để công ty N yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là:
A) hai năm, kể từ ngày công ty X vi phạm hợp đồng.
Câu 21: Trong trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì:
B) việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị.
Câu 22: Siêu thị N kinh doanh các loại nhu yếu phẩm là bạn hàng lâu năm của cơ sở sản xuất rau sạch
H Như bình thường, cứ vào ngày 25 hàng tháng, siêu thị N nhận được một lượng hàng cố định Tháng 4 năm 2008, siêu thị N tìm được mối hàng khác rẻ hơn so với lấy hàng của cơ sở H, nên đã chủ động chấm dứt giao dịch với cơ sở H bằng một tin nhắn trên hộp thoại của cơ sở này vào ngày 25 tháng 4 Tuy nhiên do hàng đã được gửi đến kho của siêu thị nên cơ sở H yêu cầu siêu thị vẫn phải thanh toán tiền hàng Trong trường hợp này, siêu thị phải xử lý như thế nào?
B) Siêu thị phải thanh toán tiền hàng cho cơ sở H.
Câu 23: Doanh nghiệp KHÔNG được:
C) từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực được pháp luật quy định.
Trang 6Câu 24: Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức hợp đồng dân sự là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mà các bên không tuân theo thì:
D) theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng trong một thời hạn và quá thời hạn nếu các bên không thực hiện thì hợp đồng vô hiệu
Câu 25: Ngân hàng A và doanh nghiệp tư nhân B ký hợp đồng tín dụng Để đảm bảo cho khoản vay theo hợp đồng, giữa ngân hàng và doanh nghiệp ký thêm hợp đồng thế chấp giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp B Hợp đồng tín dụng vô hiệu thì hợp đồng thế chấp tài sản sẽ:
D) Không bị chấm dứt nhưng vô hiệu
* LTTN 3: ( một số câu đã có trong BTVN 1 )
Câu 1: Khi một bên ký kết hợp đồng bị nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng thì hiệu lực của hợp đồng
đó sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
C) Hợp đồng đó có thể bị vô hiệu.
Câu 2: Công ty X (bên bán) ký hợp đồng mua bán tivi cho Công ty Y (bên mua) Hai bên thỏa thuận giao hàng tại kho công ty Y Trên đường vận chuyển, phương tiện gặp tai nạn, hàng hóa bị hư hại, vậy rủi
ro trong trường hợp này được chuyển từ thời điểm nào?
B) Từ thời điểm giao hàng tại kho công ty Y.
Câu 3: Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nếu doanh nghiệp đó có thị phần trên thị trường liên quan từ ?
C) 30% trở lên.
Câu 4: Mức phạt tiền đối với hành vi gây hạn chế cạnh tranh tối đa là bao nhiêu phần trăm tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm tài chính trước đó?
B) 10%.
Câu 5: Hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh có thể được thực hiện với:
C) lỗi cố ý hoặc vô ý.
Câu 6: Doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị phạt tối thiểu là bao nhiêu tiền?
D) 10 triệu đồng.
Câu 7: Doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể bị phạt tối đa là bao nhiêu tiền?
D) 200 triệu đồng.
Câu 8: Chủ thể vi phạm pháp luật cạnh tranh phải chịu hình thức trách nhiệm pháp lý nào?
B) Trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
Câu 9: Để xác định thị trường sản phẩm liên quan, yếu tố nào KHÔNG được sử dụng?
D) Quy trình sản xuất sản phẩm.
Câu 10: Quy tắc SSNIP được sử dụng để xác định thị trường nào?
B) Thị trường sản phẩm liên quan.
Câu 11: Không đồng ý với quyết định xử lý vụ việc của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, doanh nghiệp được quyền:
B) khiếu nại đến Hội đồng cạnh tranh.
Trang 7Câu 12: Trong lĩnh vực hàng không, yếu tố nào dưới đây có thể tồn tại dưới dạng độc quyền tự nhiên?
A) Cung cấp cơ sở hạ tầng nhà ga sân bay.
Câu 13: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi sử dụng quy tắc SSNIP để xác định thị trường sản phẩm liên quan thì phải giả định giá của sản phẩm đang được xác định tăng lên quá bao nhiều phần trăm
so với giá ban đầu?
B) 10%.
Câu 14: Trong hợp đồng mẫu công ty N đưa cho doanh nghiệp H có một số điều khoản được doanh nghiệp H sửa đổi không đáng kể Đây là:
C) đề nghị mới.
Câu 15: Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa công ty H và công ty P có phần phụ lục quy định chi tiết về mẫu mã loại hàng Phụ lục của hợp đồng là:
B) tài liệu có hiệu lực như hợp đồng.
Câu 16: Chủ thể của vi phạm pháp luật cạnh tranh là chủ thể nào dưới đây?
C) Chỉ là các chủ thể kinh doanh.
Câu 17: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi sử dụng quy tắc SSNIP để xác định thị trường sản phẩm liên quan thì số lượng mẫu ngẫu nhiên cần chọn là bao nhiêu?
C) 1.000 mẫu.
Câu 18: Hình thức xử lý nào trong số các hình thức xử lý vi phạm sau đây bắt buộc phải được áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh?
A) Cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Câu 19: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi sử dụng quy tắc SSNIP để xác định thị trường sản phẩm liên quan thì phải giả định giá của sản phẩm tăng lên trong bao lâu?
B) 6 tháng liên tiếp.
Câu 20: Cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền trong trường hợp nào sau đây?
B) Điều tra và xử lý các vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 21: Trong đơn khởi kiện liên quan đến vụ việc cạnh tranh, bên nguyên đơn thường chứng minh sự tồn tại của thị trường liên quan theo hướng:
A) mở rộng phạm vi thị trường.
Câu 22: Lĩnh vực sản xuất điện (phát điện) thuộc về trường hợp nào dưới đây?
B) Cạnh tranh tiềm năng.
Câu 23: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là:
C) sự trả lời chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
Câu 24: Đâu KHÔNG phải là nguyên tắc phải tuân theo trong mọi trường hợp giao kết hợp đồng dân sự?
D) Phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyển.
Câu 25: Các sản phẩm có thể thay thế cho nhau về đặc tính, xem mục đích sử dụng và giá cả là những sản phẩm:
D) tồn tại trên thị trường sản phẩm liên quan.
Trang 8Câu 26: Nếu hai hoặc nhiều doanh nghiệp sau khi hợp nhất, sáp nhập là doanh nghiệp vừa và nhỏ và
có thị phần trên thị trường liên quan lớn hơn 50% thì:
C) hành vi tập trung kinh tế đó không bị cấm.
Câu 27: Những hành vi nào dưới đây KHÔNG thuộc nhóm hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh?
B) Thông đồng để thắng thầu.
Câu 28: Khi tiến hành tập trung kinh tế, doanh nghiệp phải đưa ra lý do nào sau đây để được hưởng miễn trừ?
D) Tập trung kinh tế để giải quyết một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Câu 29: Cấu thành vi phạm pháp luật cạnh tranh tồn tại dưới dạng:
D) cấu thành vật chất và cấu thành hình thức.
* LTTN 4:
Câu 1: Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là ở đâu?
B) Do các bên tự quyết định.
Câu 2: Thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài:
A) khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn.
Câu 3: Ai có thể làm Trọng tài viên?
B) Luật sư.
Câu 4: Trong đơn kiện gửi tới Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, công ty X (trụ sở tại Thái Lan) đã trình bày vi phạm của công ty Y (trụ sở tại Việt Nam) theo pháp luật Việt Nam đối với hợp đồng mua bán hàng hoá Công ty Y cũng đã gửi bản tự bảo vệ tới Trung tâm Trọng tài, Vì: rõ mình không hề vi phạm hợp đồng theo pháp luật của Việt Nam Trong hợp đồng, hai bên không thỏa thuận cụ thể pháp luật áp dụng giải quyết tranh chấp
Khẳng định nào đúng?
B) Hội đồng trọng tài chọn luật Việt Nam để áp dụng.
Câu 5: Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận, ai phải nộp phí trọng tài?
C) Bên thua kiện phải nộp.
Câu 6: Trường hợp nào KHÔNG phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự?
D) Bị đơn.
Câu 7: Công ty N uỷ quyền cho công ty X ký kết hợp đồng thương mại số 04/2015/HĐ1 với doanh nghiệp M Trong hợp đồng có điều khoản giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài Việt Nam Khi doanh nghiệp M vi phạm nghĩa vụ thanh toán, công ty N đã khởi kiện ra Trung tâm trọng tài việt Nam Doanh nghiệp M cho rằng công ty N không ký kết hợp đồng với mình mà là công ty X, do đó công ty N không có quyền khởi kiện ra Trung tâm trọng tài Khẳng định nào đúng?
D) Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực.
Câu 8: Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng thương lượng được hiểu như thế nào?
C) Các bên tự tiến hành đàm phán, đi đến thỏa hiệp để giải quyết các vấn đề tranh chấp.
Câu 9: Tòa án nhân dân cấp huyện KHÔNG có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh nào?
C) Tranh chấp về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
Câu 10: Tranh chấp về kinh doanh KHÔNG bao gồm:
Trang 9D) tranh chấp giữa doanh nghiệp kinh doanh vì mục đích lợi nhuận với người lao động trong doanh nghiệp.
Câu 11: Trung tâm trọng tài (trụ sở tại quận H thành phố T) đã mở phiên họp tại trụ sở của Trung tâm
để giải quyết tranh chấp hợp đồng vận tải hàng hoá giữa công ty A và công ty X Cả hai công ty này đều
có trụ sở tại tỉnh N Công ty A không đồng ý với Quyết định trọng tài và đã làm đơn kiện ra Tòa án nhân dân yêu cầu huỷ Quyết định đó Hãy lựa chọn tình huống đúng?
C) Tòa án nhân dân thành phố T có thẩm quyền xem xét lại quyết định trọng tài.
Câu 12: Trong trường hợp vụ án kinh tế tranh chấp về bất động sản thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?
C) Tòa án nơi có bất động sản.
Câu 13: Công ty vận tải M có trụ sở tại Việt Nam xảy ra tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng với Chi nhánh tại Việt Nam của công ty J&J trụ sở tại Anh Hai bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài của Việt Nam Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp là:
B) pháp luật Việt Nam.
Câu 14: Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa bên A là công ty xuất khẩu Việt Nam với bên B là công ty của Trung Quốc có điều khoản giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài do các bên thành lập Việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp không được đề cập trong hợp đồng Hội đồng trọng tài phải giải quyết như thế nào?
A) Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
Câu 15: Hình thức thỏa thuận trọng tài KHÔNG hợp pháp:
B) bằng lời nói.
Câu 16: Chọn phương án đúng:
A) Tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật của Việt Nam.
Câu 17: Hòa giải là hình thức:
D) giải quyết tranh chấp do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian.
Câu 18: Thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thuộc:
A) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Tòa án nhân dân cấp Huyện.
Câu 19: Sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, chủ thể nào dưới đây KHÔNG được miễn trách nhiệm đối với khoản nợ còn thiếu của doanh nghiệp?
C) Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Câu 20: Sau khi thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì doanh nghiệp đó được coi là:
D) không còn lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc không thực hiện được phương án phục hồi.
Trang 10Câu 22: Trường hợp nào dưới đây KHÔNG phải là hậu quả của việc tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp?
A) Doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động.
Câu 23: Thời điểm doanh nghiệp giải thể là thời điểm:
A) công ty thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.
Câu 24: Yếu tố nào KHÔNG phải là căn cứ xác định tranh chấp có yếu tố nước ngoài?
D) Cơ quan giải quyết là tòa án hoặc trọng tài nước ngoài
Câu 25: Phương án nào SAI về căn cứ xác định thẩm quyền Tòa án?
D) Với tranh chấp liên quan đến bất động sản, thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nơi
bị đơn cư trú, làm việc.
Câu 26: Tranh chấp nào dưới đây thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại?
D) Tranh chấp về dịch vụ vận chuyển hành khách.
Câu 27: Trong những đối tượng sau đây, đối tượng nào KHÔNG có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
D) Cơ quan thanh tra lao động trong quá trình thực hiện chức năng của mình phát hiện doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Câu 28: Trường hợp KHÔNG phải thay đổi Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp là trường hợp nào?
D) Trọng tài viên không có tên trong danh sách trọng tài viên của các Trung tâm Trọng tài của Việt Nam.
Câu 29: Hình thức khởi kiện ra trọng tài thương mại là:
B) Nguyên đơn làm đơn kiện gửi tới Trung tâm Trọng tài.
Câu 30: Phá sản và giải thể có đặc điểm giống nhau như thế nào?
B) Đều dẫn đến hệ quả là làm chấm dứt hoạt động của một doanh nghiệp.
Câu 31: Phán quyết của trọng tài trong nước:
B) phát sinh hiệu lực kể từ ngày được ban hành.
* BTVN 2:
Câu 1: Khi sử dụng quy tắc cấm đoán tự thân thì hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh được xác định
có cấu thành loại nào?
B) Cấu thành hình thức.
Câu 2: Hội đồng cạnh tranh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp nào? … ( Cạnh tranh không lành mạnh do Cục Quản lý cạnh tranh )
A) Tranh chấp về hành vi gây hạn chế cạnh tranh.
Câu 3: Sản phẩm của doanh nghiệp X đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp Doanh nghiệp X phát hiện một số đơn vị sản xuất loại sản phẩm có kiểu dáng giống hệt sản phẩm của mình đã được đưa ra thị trường Doanh nghiệp X có quyền khởi kiện đến Tòa án nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình?
B) Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Câu 4: Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Tòa án thì:
C) tòa án trả lại đơn kiện.