b Nhà công nghiệp nhiều tầng: - Ưu điểm: Tiết kiệm diện tích, giảm khoảng cách giữa các phân xưởng, Phù hợp với công nghệ và vận chuyển nhờ trọng lực, Dễ tạo mỹ quan kiến trúc, G
Trang 11 Ưu nhược điểm nhà công nghiệp một tầng, nhiều tầng.
a) Nhà công nghiệp một tầng:
- Ưu điểm:
Dễ xây dựng, cho phép bố trí tự do và di chuyển dễ dàng thiết bị khi cần hiện đại hoá,
Thuận lợi trong việc bố trí thiết bị vận chuyển nâng,
Tổ chức chiếu sáng tự nhiên cho phân xưởng thuận lợi
- Nhược điểm:
Chiếm nhiều diện tích,
Về mặt kinh tế thì chi phí cho xây dựng tường bao che, đường ống kỹ thuật lớn
b) Nhà công nghiệp nhiều tầng:
- Ưu điểm:
Tiết kiệm diện tích, giảm khoảng cách giữa các phân xưởng,
Phù hợp với công nghệ và vận chuyển nhờ trọng lực,
Dễ tạo mỹ quan kiến trúc,
Giảm chi phí năng lượng cho giải pháp điều hoà vi khí hậu,
Chi phí xây dựng kết cấu bao che trên một đơn vị diện tích nhỏ
- Nhược điểm:
Không sử dụng được đối với công nghệ gây chấn động và tải trọng lớn,
Phức tạp trong việc tổ chức giao thông vận chuyển hàng hoá và đi lại, giá thành xây dựng đắt
2 Phân biệt nhà và công trình
a) Nhà:
Nhà công nghiệp gồm các công trình có mái nhà và tường bao che dạng kín hoặc bán lộ thiên một hoặc nhiều tầng như:
Các nhà sản xuất chính, phụ trợ sản xuất, nhà kho, các trạm
Trang 2điều hành, nhà bảo vệ, nhà cung cấp năng lượng.
Các nhà quản lý hành chính, điều hành sản xuất, phục vụ sinh hoạt, nhà vệ sinh
b) Công trình:
Công trình trong các xí nghiệp công nghiệp thường gồm các công trình xây dựng dạng kiến trúc kỹ thuật hoặc các thiết bị lộ thiên phục
vụ cho sản xuất như:
Các công trình kỹ thuật: bunke, xilo chứa, tháp làm lạnh, ống khói, băng chuyền
Công trình cung cấp năng lượng: trạm phát điện, trạm biến thế, trạm khí nén, lò hơi
Kho, sân bãi chứa nguyên vật liệu, bao bì, hàng hoá lộ thiên
Các thiết bị sản xuất lộ thiên: lò cao, cầu trục
3 Phân loại nhà công nghiệp
a) Phân loại theo đặc điểm riêng:
- Theo đặc điểm chức năng:
o Nhà sản xuất
o Nhà cung cấp năng lượng
o Kho tàng và trạm phục vụ giao thông
- Theo đặc điểm xây dựng thỏa mãn yêu cầu chức năng:
o Nhà một mục đích
o Nhà kiểu linh hoạt
o Nhà vạn năng
o Nhà công nghiệp kiểu bán lộ
o Nhà công nghiệp tháo dỡ được
- Theo số tầng xây dựng:
Trang 3o Nhà sản xuất một tầng.
o Nhà sản xuất nhiều tầng
o Nhà sản xuất kiểu linh hoạt
- Theo nhịp nhà:
o Nhà một nhịp
o Nhà nhiều nhịp
- Theo sự sử dụng thiết bị vận chuyên nâng trong nhà:
o Nhà không có cần trục
o Nhà có cần trục
- Theo sơ đồ kết cấu chịu lực:
o Nhà có kết cấu tường chịu lực
o Nhà có kết cấu khung chịu lực
o Nhà có kết cấu không gian chịu lực
- Theo đặc điểm sản xuất bên trong:
o Nhà sản xuất toả nhiệt thừa không đáng kể trong sản xuất
o Nhà sản xuất toả nhiều nhiệt thừa trong quá trình sản xuất
o Nhà sản xuất có chế độ vi khí hậu đặc biệt: nhà kín
- Theo chất lượng nhà:
o Nhà cấp I
o Nhà cấp II
o Nhà cấp III
b) Phân loại tổng hợp:
- Loại nhà thấp
- Nhà kiểu phòng lớn
- Nhà nhiều tầng
Trang 4- Nhà kiểu hợp khối hỗn hợp.
4 Khái niệm, ý nghĩa thống nhất hóa, điển hình hóa:
Khái niệm:
o Thống nhất hóa trong xây dựng là việc làm có liên quan tới sự thống nhất các đối tượng lao động, công cụ lao động cũng như các sản phẩm và phương pháp sản xuất
o Điển hình hóa trong xây dựng là một bộ phận trong tiêu chuẩn hóa và nội dung của nó là xác định loại, hình thức, độ lớn của các đối tượng lao động, công cụ lao động, sản phẩm
và phương thức sản xuất
Ý nghĩa:
o Kiến trúc có mặt bằng – hình khối đơn giản tạo điều kiện để phương tiện cấu lắp các cấu kiện hoạt động thuận lợi có năng suất
o Tổ chức không gian hình khối tuân theo các nguyên tắc của điển hình hóa, thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa để giảm bớt số lượng kiểu hình khối có kích thước khác nhau, áp dụng được nhiều sản phẩm sẵn có ngoài thị trường đã được thống nhất hóa
o Phấn đấu giảm nhẹ công trình bằng cách sử dụng các vật liệu tiên tiến, có tính năng kỹ thuật cao vừa nhẹ, bền, vững cứng vừa đẹp rẻ
o Các cấu kiện và bộ phận kiến trúc cộ cấu tạo lắp ghép càng nhiều càng tốt (giảm khối lượng phần xây dựng đòi hỏi lực lượng thủ công)
o Mặt bằng kiến trúc có tính mềm dẻo, linh hoạt cho sự tổ chức công nghệ, thay đổi công năng
5 Phân biệt trục định vị trong nhà CN: một tầng và nhiều tầng
a) Nhà CN một tầng:
Phương pháp chia trục định vị không đóng kín:
- Trục dọc nhà:
+ Đi qua hàng cột giữa
Trang 5+ Đi qua mép ngoài hàng cột biên 1 đoạn 200mm.
- Trục ngang nhà:
Trang 6+ Đi qua tim cột, tường đầu hồi cách trục định vị một khoảng 500mm.
Phương pháp chia trục định vị đóng kín:
- Trục định vị dọc nhà:
+ Đi qua tim của các hàng cột giữa
+ Đi qua mép ngoài cùng của các hàng cột biên
- Trục định vị ngang nhà:
+ Đi qua tim của các hàng cột bên trong
+ Đi qua mép trong của tường đầu hồi, tim các hàng cột đầu hồi cách trục định vị một khoảng 500mm
Trang 7b) Nhà CN nhiều tầng:
Kiểu sàn có dầm:
- Trục dọc nhà: đi qua tim cột, mép trong tường biên cách trục định vị 500mm
- Trục ngang nhà: đi qua tim các hàng cột giữa; đi qua mép trong tường đầu hồi; tim hàng cột đầu hồi cách trục định vị 600mm
Trang 8 Kiểu sàn không dầm: trục định vị dọc ngang đều đi qua tim cột, khoảng cách từ tường biên và tường đầu hồi đến trục định vị đều do độ lớn nhỏ của mũ cột quyết định
6 Chọn lưới cột:
Các thông số kích thước mặt bằng nhà CN một tầng được quy định như sau:
- Nhịp L > 12m lấy bội số 6m : 12, 18, 24m
- Nhịp L < 12m lấy bội số 3m : 6, 9m
- Bước cột b = 6m hay bmr = 12m
Đối với nhà CN nhiều tầng:
- Yêu cầu công nghệ cần đường đi giữa xưởng: còn các công đoạn sản xuất bố trí ở hai bên, thường dùng hệ lưới cột sau: ( 7 + 3 + 7 )m x 6m;
( 6 + 2,4 + 6 )m x 6m ( 6 + 6 + 3 + 6 + 6 ) x 6m
- Khi công nghệ sản xuất yêu cầu bố trí thiết bị liên tục: đường đi chính của công đoạn không nhất thiết bố trí ở giữa thì có thể chọn lưới cột:
( 6 + 6 + 6 + 6 ) x 6m
-Trong xưởng có thể bố trí 2 nhịp lệch nhau: nhịp lớn bố trí công đoạn sản xuất chính, nhịp nhỏ
bố trí bộ phận phục vụ sản xuất hoặc sinh hoạt, chọn hệ lưới cột:
( 9 + 3 + 5 ) x 6m
7 Hình thức mặt bằng nhà CN:
- Căn cứ để xác định hình thức mặt bằng nhà CN:
+ Dây chuyền sản xuất trong xưởng
+ Tổ chức các công đoạn
+ Tổ chức vận chuyển ( trong nội bộ xưởng và từ ngoài vào)
+ Yêu cầu thông gió, chiếu sáng
+ Yêu cầu công nghiệp hóa xây dựng
Trang 9- Thường sử dụng các hình thức mặt bằng sau:
+ Loại hình chữ nhật sử dụng rộng rãi nhất
+ Loại L,T để phù hợp dây chuyền sản xuất thẳng góc nhưng cấu tạo tại vị trí tiếp xúc lại phức tạp
+ Loại U, E dùng cho xưởng có nhiều chất độc hại cần cách li và nhà mỏng để tổ chức thông gió
8 Chọn hình thức mái:
Loại 2 mái dốc:
Sử dụng cho nhà 1 khẩu độ hoặc nhiều khẩu độ:
- Về mặt thoát nước mưa trên mái : Khi chiều rộng nhà lớn thì độ dốc nhà tăng thêm, không gian nhà sẽ tăng nhiều gây nên lãng phí Nếu độ dốc mái thấp mà mái thì rộng thì nước mưa thoát chậm dẫn đến dột hoặc phải xử lí mái
- Về mặt thống nhất và định hình hóa: loại hai mái dốc nhiều khẩu độ không lợi cho việc thống nhất hóa và định hình hóa vì nó làm độ cao cột khác nhau, dầm mái khác nhau, tức có nhiều loại cấu kiện
- Về mặt chiếu sáng tự nhiên: thường nhà 2 mái dốc lấy ánh sáng từ hai cửa kính hai bên, chiều sâu ánh sáng chiếu vào nhà bằng 2-3 lần chiều cao cửa sổ
- Về mặt thông gió tự nhiên: Nhà quá rộng thì không đảm bao thông gió tốt, vì vậy nhà quá rộng dùng 2 mái dốc thì phải có cửa trời bố trí dọc nhà để thông gió
- Về mặt kinh tế: nếu chiều rộng quá lớn thì không gian lãng phí tăng lên đưa giá thành công trình tăng
Trang 10 Loại mái nhiều dốc:
- Về mặt thoát nước mưa trên mái: nhà chia thành nhiều khẩu độ, mỗi khẩu độ là mái 2 dốc nên dễ dàng thoát nước mưa
- Về mặt thống nhất và định hình hóa: loại nhà này tốt vì các bộ phận của nhà dễ dàng thống nhất và tiêu chuẩn, số lượng cấu kiện giống nhau nhiều
- Về mặt chiếu sáng tự nhiên: mỗi khẩu độ đều có cửa trời nên đảm bảo ánh sáng đều trong xưởng
- Về mặt thông gió tự nhiên: tốt hơn loại 2 mái dốc nhiều khẩu độ, có khả năng điều chỉnh cửa trời để tổ chức thông gió cho xưởng
- Về mặt kinh tế: nhà nhiều dốc cần phải giải quyết thoát nước bên trong nên phải làm nhiều ống thoát nước mưa trên mái và đường thoát nước trong nền nên giá thành có tăng lên
9 Bố trí khe lún và khe nhiệt độ:
Lúc bố trí hệ thống lưới cột cần chú ý bố trí khe lún và khe nhiệt độ
*Tác dụng khe nhiệt độ: triệt tiêu ứng lực phát sinh trong nội bộ kết cấu lúc nhiệt độ thay đổi
*Tác dụng khe lún: để phòng lún không đều xảy ra lúc nhà có nhiều loại cầu chạy sức trục khác nhau, sức chịu tải của đất nền không đồng nhất hoặc nhà có độ cao thấp khác nhau
Tại vùng có địa chấn mạnh căn cứ vào quy phạm động đất mà tính toán bố trí khe phòng chấn Đồng thời giải quyết khe lún, khe nhiệt độ, khe phòng chấn bố trí thống nhất tại một khe Tại đó
bố trí 2 hàng cột
Trang 11Tham số cơ bản nhà CN một tầng:
L: nhịp hay khẩu độ là khoảng cách giữa hai trục định vị dọc nhà
b: bước cột là khoảng cách giữa hai trục định vị ngang nhà
hr: khoảng cách từ mặt nền đến đỉnh ray (cao trình đỉnh ray)
h2: khoảng cách từ đỉnh ray đến mép dưới kết cấu mang lực mái
h: chiều cao nhà là khoảng cách từ nền mép dưới đến kết cấu mang lực mái h= hr + h2
Lk: khoảng cách giữa hai trục ray (nhịp cầu trục) L= Lk + 2e
Trang 12e: khoảng cách từ trục đường ray đến trục định vị Q: sức trục
Trang 1411 Hình thức kết cấu và vật liệu xây dựng:
Kết cấu chịu lực chủ yếu của nhà CN là hệ thống cột và dầm mái Cột và dầm mái tổ hợp hành khung ngang chịu lực của nhà
Kết cấu nhà có khẩu độ nhỏ (L=12m)
- Do độ cao không lớn, tải trọng không lớn nên không cho phép dùng kết cấu thép Thường sử dụng cột gạch hoặc cột bê tông cốt thép
- Kết cấu chịu lực mái có thể bằng gỗ hoặc bê tông cốt thép dựa vào yêu cầu chịu lửa và độ bền vững của nhà mà quyết định
Kết cấu nhà có khẩu độ lớn
- Độ cao nhà CN có khẩu độ lớn tính từ mặt nền mép trên ray cầu chạy có thể từ 8-30m hoặc cao hơn nữa, khẩu độ từ 18-60m hoặc hơn nữa Bước cột 6m, mở rộng 12m, đặc biệt 18, 24m
- Kết cấu chịu lực của nhà này là khung ngang chịu lực, sử dụng bê tông cốt thép, thép, bê tông thép hỗn hợp
Kết cấu không gian
- Dạng vỏ trụ
- Dạng vỏ cong 2 chiều: + Cu pôn
+ Dây treo
- Loại kết cấu này có thể làm toàn khối hoặc lắp ghép
Trang 1512 Thiết bị vận chuyển trong nhà