1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

18 câu hỏi đáp phổ biến về hộ kinh doanh

6 955 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 56,01 KB

Nội dung

18 câu hỏi – đáp phổ biến về hộ kinh doanh Gần đây, Dân Luật nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề kinh doanh của hộ gia đình hoặc cá nhân có ý định kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chưa nắm rõ hết các quy định pháp luật. Vì vậy, Dân Luật tổng hợp 18 câu hỏi – đáp phổ biến về hộ kinh doanh, giúp các bạn có ý định kinh doanh theo mô hình này có thể tự thực hiện các thủ tục nhằm hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến hộ kinh doanh, bạn có thể đặt câu hỏi bên dưới bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn. 18 câu hỏi đáp phổ biến về hộ kinh doanh 1. Ai được phép đăng ký hộ kinh doanh? Có 3 đối tượng được phép đăng ký hộ kinh doanh, đó là: Cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Một nhóm cá nhân có đủ điều kiện vừa nêu. Hộ gia đình. 2. Hoạt động kinh doanh nào mới phải đăng ký? Trừ các hoạt động sau đây, các hoạt động còn lại đều phải đăng ký kinh doanh: Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối. Bán hàng rong, quà vặt. Buôn chuyến. Kinh doanh lưu động. Làm dịch vụ có thu nhập thấp. (Mức thu nhập thấp này sẽ do UBND tỉnh quy định) Lưu ý: Kinh doanh các ngành, nghề có điều kiên phải đăng ký kinh doanh. 3. Mô hình hoạt động của hộ kinh doanh như thế nào? Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký hoạt động tại 01 địa điểm và sử dụng dưới 10 lao động. Nếu sử dụng từ 10 lao động trở lên thì buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014. 4. Tôi kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh bị thua lỗ, các chủ nợ buộc tôi và các thành viên tham gia phải bán nhà và các tài sàn riêng khác để trả nợ. Việc làm này đúng hay sai? Đúng. Vì cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Do vậy, trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ nợ, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình phải dùng toàn bộ tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ này. 5. Tôi đã thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân rồi, bây giờ, tôi đăng ký thành lập hộ kinh doanh được không? Không. Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 thì mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh. 6. Tôi đã đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh ở TP.HCM, việc kinh doanh này ngày càng có nhiều khách ở khắp đất nước nên tôi muốn đăng ký mở thêm tại Hà Nội được không? Không. Mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký 01 hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Do vậy, bạn chỉ được phép đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh tại 01 địa điểm thôi nhé. 7. Cho tôi hỏi, tôi hiện là chủ hộ kinh doanh, tôi muốn mua cổ phiếu của Công ty cổ phần ABC, có được không? Cá nhân thành lập hộ kinh doanh có quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân. Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền mua cổ phiếu nhưng việc mua cổ phiếu này phải đứng trên danh nghĩa là cá nhân bạn, chứ không phải danh nghĩa của hộ kinh doanh nhé. 8. Tôi hiện là chủ doanh nghiệp tư nhân, tôi muốn góp vốn thành lập hộ kinh doanh chung với một người bạn. Việc làm này có vi phạm pháp luật không? Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân. 9. Có cách nào nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mà không phải đến trực tiếp cơ quan đăng ký không? Có, hiện nay, pháp luật có quy định 2 hình thức đăng ký: Nhận trực tiếp tại Phòng Tài chính Kế họach thuộc UBND cấp huyện. Đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện. 10. Tôi muốn đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh, vậy tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì và thủ tục như thế nào? Để được đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh, bạn cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. (file đính kèm bên dưới) Bản sao có chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình. Bản sao có chứng thực biên bản họp cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập. Bước 2: Nộp hồ sơ Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, bạn đem đến nộp tại Phòng Tài chính Kế họach thuộc UBND cấp huyện để đăng ký kinh doanh. Trường hợp kiểm tra thông tin hồ sơ đầy đủ và hợp lệ bao gồm: ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm; tên hộ kinh doanh phù hợp; nộp đủ lệ phí thì trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày trao Giấy biên nhận, sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho bạn. Trường hợp không hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận, cơ quan này phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh. Lưu ý: Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, mà bạn không nhận được Giấy chứng nhận hoặc thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì bạn có quyền khiếu nại. 11. Địa điểm để đăng ký hộ kinh doanh có nhất thiết là nơi tôi đang ở không? Không. Địa điểm kinh doanh có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Riêng đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải lựa chọn điểm cố định để đăng ký (là 1 trong 3 điểm nêu trên), có thể kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký nhưng phải thông báo với cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký. 12. Tôi đã đi đăng ký hộ kinh doanh nhưng bị trả hồ sơ về vì lý do vi phạm quy định tên hộ kinh doanh. Có thể hướng dẫn tôi đặt tên hộ kinh doanh như thế nào là đúng quy định không? Khi đặt tên hộ kinh doanh, bạn cần phải lưu ý có 2 thành tố là: Loại hình: Hộ kinh doanh. Tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo số và kí hiệu. 3 KHÔNG khi đặt tên hộ kinh doanh: KHÔNG sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. KHÔNG sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. KHÔNG trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện. Như vậy, bạn kiểm tra lại tên hộ kinh doanh của bạn có vi phạm các nội dung nêu trên không nhé. 13. Trong trường hợp tôi muốn thay đổi một số thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì tôi phải làm sao? Bước 1: Bạn điền đầy đủ thông tin trong Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. (file đính kèm) Bước 2: Mang đến nộp tại Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đã đăng ký. Khi nhận hồ sơ, cơ quan này phải trao Giấy biên nhận cho bạn và trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan này phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho bạn. Nếu chưa hợp lệ thì sẽ đựơc nhận thông báo sửa đổi, bổ sung trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Bước 3: Nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cũ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mới. LƯU Ý: Nếu hộ kinh doanh chuyển địa điểm khác thì phải gửi thông báo về việc chuyển này kèm bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc đăng ký thay đổi này và bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa chỉ mới phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi trước đây hộ kinh doanh đã đăng ký. 14. Tôi đã đăng ký hộ kinh doanh từ tháng 42015, đến tháng 12016, tôi có việc gia đình nên tạm ngưng không kinh doanh, đến tháng 52015 tôi mới hoạt động trở lại thì được cơ quan thuế thông báo nợ tiền thuế 4 tháng, trong khi thời gian đó tôi đâu có hoạt động. Phía cơ quan thuế làm như vậy là đúng hay sai? Về phía cơ quan thuế làm như vậy là đúng quy định, bởi thời gian bạn tạm ngưng hoạt động bạn không thực hiện việc thông báo tạm ngừng kinh doanh, do vậy, họ mặc nhiên hiểu là bạn vẫn hoạt động kinh doanh. Nhớ rằng khi tạm ngừng kinh doanh, bạn phải thực hiện một số thủ tục pháp lý thông báo về việc này Nếu tạm ngừng từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Phòng Tài chính Kế họach thuộc UBND cấp huyện nơi đã đăng ký và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng không quá 01 năm. Thủ tục: Hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Phòng Tài chính Kế họach thuộc UBND cấp huyện nơi đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng và được trao Giấy biên nhận. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh. 15. Hãy cho tôi biết trường hợp nào bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh? Có 5 trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận, đó là: Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo; Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký; Kinh doanh ngành, nghề bị cấm; Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập; Không báo cáo về tình hình kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định. 16. Tôi vừa đăng ký hộ kinh doanh, nhờ luật sư giúp tôi rà soát các loại thuế, phí và lệ phí mà tôi phải đóng? Chào bạn, hiện nay có tổng cộng loại thuế, phí và lệ phí bạn phải nộp khi đăng ký hộ kinh doanh: Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh: 100.000 đồnglần. (từ 01012017, sẽ áp dụng biểu phí mới) Thuế môn bài: (từ 01012017, sẽ áp dụng biểu phí mới) Tùy theo thu nhập hàng tháng của hộ kinh doanh mà có mức thuế môn bài phải nộp tương ứng Bậc thuế Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm 1 Trên 1.500.000 1.000.000 2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.000 3 Trên 750.000 đến 1.000.000 500.000 4 Trên 500.000 đến 750.000 300.000 5 Trên 300.000 đến 500.000 100.000 6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000 Thuế GTGT: Trong trường hợp, doanh thu cả năm của hộ kinh doanh từ 100 triệu đồngnăm trở xuống thì bạn không phải nộp thuế GTGT. Theo phương pháp thuế khoán, dựa trên doanh thu trong từng lĩnh vực, ngành, nghề để nộp thuế theo tỷ lệ: Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%. Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%. Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%. Hoạt động kinh doanh khác: 2%. Thuế TNCN: Trong trường hợp, doanh thu cả năm của hộ kinh doanh từ 100 triệu đồngnăm trở xuống thì bạn không phải nộp thuế TNCN. Trường hợp từ 100 triệu đồngnăm trở lên thì nộp thuế theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành sản xuất, kinh doanh: + Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5% + Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2% Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5% + Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5% + Hoạt động kinh doanh khác: 1%. 17. Hộ kinh doanh có phải sử dụng hóa đơn GTGT không? Không, vì hộ kinh doanh thuộc nhóm đăng ký tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, do vậy không phải sử dụng hóa đơn GTGT. 18. Tôi đang hoạt động kinh doanh dưới dạng hộ kinh doanh, bây giờ tôi muốn chuyển đổi loại hình sang doanh nghiệp có được không? Nếu được thì thủ tục ra sao? Trước tiên, bạn cần thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh bằng việc gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động (file đính kèm) và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký. Đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác. Sau đó, bạn tiến hành đăng ký mới theo loại hình doanh nghiệp bạn lựa chọn. Một số mức xử phạt hành chính phổ biến dành cho HỘ KINH DOANH (áp dụng từ 1572016) 1. Thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên: phạt từ 3 – 5 triệu đồng, đồng thời buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp. 2. Hộ kinh doanh buôn chuyến, hộ kinh doanh lưu động kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng không thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh: phạt từ 3 – 5 triệu đồng và buộc thông báo với cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường. 3. Thành lập hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập: phạt từ 3 – 5 triệu đồng. 4. Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp phải đăng ký: phạt từ 3 – 5 triệu đồng, đồng thời buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh 5. Tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký: Cảnh cáo hoặc phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng và buộc gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. 6. Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; ngừng kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng. 7. Chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: Phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng và buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. 8. Không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng. (theo Nghị định 502016NĐCP thay thế Nghị định 1552013NĐCP)

Trang 1

18 câu hỏi đáp phổ biến về hộ kinh doanh

Gần đây, Dân Luật nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề kinh doanh của hộ gia đình hoặc cá nhân

có ý định kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanhnhưng chưa nắm rõ hết các quy định pháp luật

Vì vậy, Dân Luật tổng hợp 18 câu hỏi – đáp phổ biến về hộ kinh doanh, giúp các bạn có ý định kinh doanh theo mô hình này có thể tự thực hiện các thủ tục nhằm hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh của mình Ngoài ra, nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến hộ kinh doanh, bạn có thể đặt câu hỏi bên dưới bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn

1 Ai được phép đăng ký hộ kinh doanh?

Có 3 đối tượng được phép đăng ký hộ kinh doanh, đó là:

- Cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- Một nhóm cá nhân có đủ điều kiện vừa nêu

- Hộ gia đình

2 Hoạt động kinh doanh nào mới phải đăng ký?

Trừ các hoạt động sau đây, các hoạt động còn lại đều phải đăng ký kinh doanh:

- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối

- Bán hàng rong, quà vặt

- Buôn chuyến

Trang 2

- Kinh doanh lưu động.

- Làm dịch vụ có thu nhập thấp (Mức thu nhập thấp này sẽ do UBND tỉnh quy định)

Lưu ý: Kinh doanh các ngành, nghề có điều kiên phải đăng ký kinh doanh.

3 Mô hình hoạt động của hộ kinh doanh như thế nào?

Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký hoạt động tại 01 địa điểm và sử dụng dưới 10 lao động

Nếu sử dụng từ 10 lao động trở lên thì buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014

4 Tôi kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh bị thua lỗ, các chủ nợ buộc tôi và các thành viên tham gia phải bán nhà và các tài sàn riêng khác để trả nợ Việc làm này đúng hay sai?

Đúng Vì cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh Do vậy, trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ nợ, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình phải dùng toàn bộ tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ này

5 Tôi đã thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân rồi, bây giờ, tôi đăng ký thành lập hộ kinh doanh được không?

Không Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 thì mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 doanh nghiệp

tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh.

6 Tôi đã đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh ở TP.HCM, việc kinh doanh này ngày càng

có nhiều khách ở khắp đất nước nên tôi muốn đăng ký mở thêm tại Hà Nội được không?

Không Mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký 01 hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc Do vậy, bạn chỉ được phép đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh tại 01 địa điểm thôi nhé

7 Cho tôi hỏi, tôi hiện là chủ hộ kinh doanh, tôi muốn mua cổ phiếu của Công ty cổ phần ABC, có được không?

Cá nhân thành lập hộ kinh doanh có quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền mua cổ phiếu nhưng việc mua cổ phiếu này phải đứng trên danh nghĩa là cá nhân bạn, chứ không phải danh nghĩa của hộ kinh doanh nhé

8 Tôi hiện là chủ doanh nghiệp tư nhân, tôi muốn góp vốn thành lập hộ kinh doanh chung với một người bạn Việc làm này có vi phạm pháp luật không?

Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân

9 Có cách nào nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mà không phải đến trực tiếp cơ quan đăng ký không?

Có, hiện nay, pháp luật có quy định 2 hình thức đăng ký:

- Nhận trực tiếp tại Phòng Tài chính Kế họach thuộc UBND cấp huyện

- Đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện

10 Tôi muốn đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh, vậy tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì

và thủ tục như thế nào?

Để được đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

Hồ sơ gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (file đính kèm bên dưới)

- Bản sao có chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình

- Bản sao có chứng thực biên bản họp cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, bạn đem đến nộp tại Phòng Tài chính Kế họach thuộc UBND cấp

Trang 3

huyện để đăng ký kinh doanh.

Trường hợp kiểm tra thông tin hồ sơ đầy đủ và hợp lệ bao gồm: ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm; tên hộ kinh doanh phù hợp; nộp đủ lệ phí thì trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày trao Giấy biên nhận, sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho bạn

Trường hợp không hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận, cơ quan này phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh

Lưu ý: Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, mà bạn không nhận được Giấy chứng nhận hoặc

thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì bạn có quyền khiếu nại

11 Địa điểm để đăng ký hộ kinh doanh có nhất thiết là nơi tôi đang ở không?

Không Địa điểm kinh doanh có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất

Riêng đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải lựa chọn điểm cố định để đăng ký (là 1 trong 3 điểm nêu trên), có thể kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký nhưng phải thông báo với cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký

12 Tôi đã đi đăng ký hộ kinh doanh nhưng bị trả hồ sơ về vì lý do vi phạm quy định tên hộ kinh doanh

Có thể hướng dẫn tôi đặt tên hộ kinh doanh như thế nào là đúng quy định không?

Khi đặt tên hộ kinh doanh, bạn cần phải lưu ý có 2 thành tố là:

- Loại hình: Hộ kinh doanh

- Tên riêng của hộ kinh doanh

Tên riêng được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo số và kí hiệu

3 KHÔNG khi đặt tên hộ kinh doanh:

- KHÔNG sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh

- KHÔNG sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh

- KHÔNG trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện

Như vậy, bạn kiểm tra lại tên hộ kinh doanh của bạn có vi phạm các nội dung nêu trên không nhé

13 Trong trường hợp tôi muốn thay đổi một số thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì tôi phải làm sao?

Bước 1: Bạn điền đầy đủ thông tin trong Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh (file đính kèm) Bước 2: Mang đến nộp tại Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đã đăng ký

Khi nhận hồ sơ, cơ quan này phải trao Giấy biên nhận cho bạn và trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan này phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho bạn

Nếu chưa hợp lệ thì sẽ đựơc nhận thông báo sửa đổi, bổ sung trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cũ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mới

LƯU Ý: Nếu hộ kinh doanh chuyển địa điểm khác thì phải gửi thông báo về việc chuyển này kèm bản sao hợp

lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc đăng ký thay đổi này và bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa chỉ mới phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi trước đây hộ kinh doanh đã đăng ký

14 Tôi đã đăng ký hộ kinh doanh từ tháng 4/2015, đến tháng 1/2016, tôi có việc gia đình nên tạm ngưng không kinh doanh, đến tháng 5/2015 tôi mới hoạt động trở lại thì được cơ quan thuế thông báo nợ tiền thuế 4 tháng, trong khi thời gian đó tôi đâu có hoạt động Phía cơ quan thuế làm như vậy là đúng hay sai?

Trang 4

Về phía cơ quan thuế làm như vậy là đúng quy định, bởi thời gian bạn tạm ngưng hoạt động bạn không thực hiện việc thông báo tạm ngừng kinh doanh, do vậy, họ mặc nhiên hiểu là bạn vẫn hoạt động kinh doanh

Nhớ rằng khi tạm ngừng kinh doanh, bạn phải thực hiện một số thủ tục pháp lý thông báo về việc này

Nếu tạm ngừng từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Phòng Tài chính Kế họach thuộc UBND cấp huyện nơi đã đăng ký và cơ quan thuế trực tiếp quản lý Thời gian tạm ngừng không quá 01 năm

Thủ tục: Hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Phòng Tài chính Kế họach thuộc UBND cấp huyện

nơi đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng và được trao Giấy biên nhận Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh

15 Hãy cho tôi biết trường hợp nào bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh?

Có 5 trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận, đó là:

- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;

- Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng

ký hộ kinh doanh;

- Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký;

- Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;

- Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;

- Không báo cáo về tình hình kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định

16 Tôi vừa đăng ký hộ kinh doanh, nhờ luật sư giúp tôi rà soát các loại thuế, phí và lệ phí mà tôi phải đóng?

Chào bạn, hiện nay có tổng cộng loại thuế, phí và lệ phí bạn phải nộp khi đăng ký hộ kinh doanh:

* Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh: 100.000 đồng/lần (từ 01/01/2017, sẽ áp dụng biểu phí mới)

* Thuế môn bài: (từ 01/01/2017, sẽ áp dụng biểu phí mới)

Tùy theo thu nhập hàng tháng của hộ kinh doanh mà có mức thuế môn bài phải nộp tương ứng

1 Trên 1.500.000 1.000.000

2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.000

3 Trên 750.000 đến 1.000.000 500.000

4 Trên 500.000 đến 750.000 300.000

5 Trên 300.000 đến 500.000 100.000

6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000

* Thuế GTGT:

Trong trường hợp, doanh thu cả năm của hộ kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì bạn không phải nộp thuế GTGT

Theo phương pháp thuế khoán, dựa trên doanh thu trong từng lĩnh vực, ngành, nghề để nộp thuế theo tỷ lệ:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%

* Thuế TNCN:

Trong trường hợp, doanh thu cả năm của hộ kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì bạn không phải

Trang 5

nộp thuế TNCN.

Trường hợp từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì nộp thuế theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành sản xuất, kinh doanh:

+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%

Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%

+ Hoạt động kinh doanh khác: 1%

17 Hộ kinh doanh có phải sử dụng hóa đơn GTGT không?

Không, vì hộ kinh doanh thuộc nhóm đăng ký tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, do vậy không phải

sử dụng hóa đơn GTGT

18 Tôi đang hoạt động kinh doanh dưới dạng hộ kinh doanh, bây giờ tôi muốn chuyển đổi loại hình sang doanh nghiệp có được không? Nếu được thì thủ tục ra sao?

Trước tiên, bạn cần thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh bằng việc gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động (file đính kèm) và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký Đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác

Sau đó, bạn tiến hành đăng ký mới theo loại hình doanh nghiệp bạn lựa chọn

Một số mức xử phạt hành chính phổ biến dành cho HỘ KINH DOANH

(áp dụng từ 15/7/2016)

1. Thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên: phạt từ 3 – 5 triệu đồng, đồng

thời buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp

2 Hộ kinh doanh buôn chuyến, hộ kinh doanh lưu động kinh doanh ngoài địa

điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng không thông

báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến

hành hoạt động kinh doanh: phạt từ 3 – 5 triệu đồng và buộc thông báo với cơ

quan thuế, cơ quan quản lý thị trường

3. Thành lập hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập: phạt từ

3 – 5 triệu đồng

4. Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp phải đăng ký: phạt từ

3 – 5 triệu đồng, đồng thời buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh

5 Tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời

hạn bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh

đã đăng ký: Cảnh cáo hoặc phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng và buộc gửi thông

báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện

6 Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày

được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; ngừng kinh doanh quá 06

tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện:

phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng

7. Chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh

doanh cấp huyện: Phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng và buộc thông báo với cơ

quan đăng ký kinh doanh cấp huyện

8. Không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo

yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: phạt từ 500.000 – 1.000.000

đồng

(theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP thay thế Nghị định 155/2013/NĐ-CP)

Ngày đăng: 05/01/2018, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w