1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THIẾT KẾ MỚI VÀ THỰC HIỆN MẪU GIÀY NỮ ĐỒ án tốt NGHIỆP (phạm thị mỹ trường)

101 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 4,23 MB

Nội dung

Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô trong khoa Công nghệ Da Giày, đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 3 năm học tập.Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là n

Trang 2

MỤC LỤC

Trang bìa 1

Mục lục 2

Lời cám ơn 5

Tóm tắt đề tài 6

Lời mở đầu 7

Danh mục hình ảnh 8

Danh mục bảng biểu 9

Danh mục từ viết tắt 10

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Cơ sở hình thành ý tưởng 11

1.2 Mục tiêu của đề tài 11

1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 11

1.4 Phạm vi giới hạn đề tài 12

1.5 Phương pháp nghiên cứu 12

1.5.1 Phương pháp tham khảo tài liệu 12

1.5.2 Phương pháp trao đổi với giáo viên hướng dẫn 12

1.5.3 Phương pháp trực tiếp thực hiện làm mẫu giày 12

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Lịch sử ra đời của đôi giày 13

2.2 Lịch sử ra đời của giày cao gót 17

2.3 Lịch sử phát triển ngành giày dép Việt Nam 20

2.4 Khái niệm, cấu tạo và công dụng của giày 21

2.4.1 Các khái niệm 21

Trang 3

2.4.2 Cơ sở biên soạn 22

2.4.3 Cấu tạo và công dụng của giày 23

2.4.4 Cơ sở phác họa mẫu 24

2.4.5 Cơ sở thiết kế giày 25

2.4.6 Phân loại phom 29

2.4.7 Các cách bọc áo phom 31

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU MẪU GIÀY, THỰC HIỆN THIẾT KẾ VÀ TÁCH RẬP 3.1 Dòng chảy lịch sử của đôi giày Boot 32

3.2 Mẫu giày, phác họa mẫu và bảng phối màu 34

3.2.1 Mẫu giày 34

3.2.2 Phác họa mẫu 35

3.2.3 Bảng phối màu 38

3.3 Quy trình thiết kế rập tổng 39

3.3.1 Chuẩn bị dụng cụ 39

3.3.2 Kiểm tra phom 39

3.3.3 Các bước bọc áo phom 39

3.3.4 Thiết kế rập tổng 42

CHƯƠNG 4 QUY CÁCH, QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 4.1 Các tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách) 56

4.1.1 Quy cách mẫu 56

4.1.2 Quy cách nguyên phụ liệu chung 57

4.1.3 Quy cách nguyên phụ liệu cắt 59

4.1.4 Quy cách cắt 60

Trang 4

4.1.6 Quy cách xếp dao trên vật liệu cuộn, tấm 64

4.2 Quy trình công nghệ 67

4.2.1 Quy trình công việc cắt 67

4.2.2 Quy cách lạng 69

4.2.3 Sơ đồ may ráp 72

4.2.4 Quy cách nguyên ohuj liệu may 73

4.2.5 Quy trình công việc may 74

4.2.6 Phiếu hướng dẫn công việc may 76

4.2.7 Quy cách nguyên phụ liệu gò 84

4.2.8 Quy trình công việc gò 85

CHƯƠNG 5 ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU 5.1 Định mức nguyên liệu 91

5.2 Giải trình định mức vật liệu da 93

5.2.1 Da mặt 93

5.2.2 Da lót 93

5.3 Giải trình định mức vật liệu cuộn, tấm 94

5.3.1 Giải trình định mức vật liệu cuộn 94

5.3.2 Giải trình định mức vật liệu tấm 95

5.4 Giải trình định mức nguyên phụ liệu 96

5.5 Tính giá thành sản phẩm 97

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận 100

6.2 Kiến nghị 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

…………

Trên thực tế, không có sự thành công nào không gắn liền với những sự hỗ

trợ, dù ít hay nhiều dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Vũ Tiến Hiếu đã hướng dẫn, phân tích cho em những nội dung trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô trong khoa Công nghệ Da Giày, đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 3 năm học tập.Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang qúy báu để em bước vào đời một cách vững chắc và

tự tin

Bên cạnh đó, em cũng xin gởi lời cảm ơn đến Trường Cao Đẳng Công Thương TP.HCM đã cung cấp cho em một môi trường học tập và rèn luyện thật tốt

Đặc biệt em xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa qua

Em xin chân thành cám ơn!

Tp.HCM, ngày 10 tháng 06 năm 2016 Phạm Thị Mỹ Trường

Trang 6

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

…………

Hiện nay xã hội càng ngày càng phát triển, công nghiệp hóa-hiện đại hóa ngày càng cao, nhu cầu của con người cũng tăng theo, xu hướng thời trang phải lên tục thay đổi và giày dép cũng thế

Trong mỗi chúng ta ai cũng có một tính cách khác nhau không có ai là giống nhau hoàn toàn nên việc chọn một đôi giày dép yêu thích cũng ảnh hưởng khá nhiều từ tính cách của bạn

Để được con người yêu thích và ưa chuộng thì một đôi giày chỉ đẹp thôi là chưa đủ, nó còn phải phù hợp với môi trường làm việc và phải thể hiện lên phong cách của người mang Đối với phái đẹp, việc lựa chọn một đôi giày vừa hợp thời trang vừa thể hiện tính cách và tôn lên nét đẹp của họ là một điều không hề dễ dàng

Vì vậy nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được thì hiếu của khách hàng và cho

ra nhiều dòng sản phẩm để bắt kịp xu thế mới Các mẫu mã ngày càng phát triển

và đa dạng: giày phá cách, giày lai các kiểu lại với nhau, …

Mọi người cứ nghĩ việc chọn giày dép chủ yếu là sở thích đơn thuần thôi nhưng thực chất nó bắt nguồn từ tính cách của bạn Đối với tính cách thì bạn gái bạn gái nào cá tính mạnh mẽ sẽ chọn giày boot Đó là lý do em chọn giày boot là

đề tài nghiên cứu cho khóa luận này

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã thực hiện các công việc sau:

1 Cơ sở hình thành ý tưởng, mục tiêu đề tài, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, phạm vi giới hạn và phương pháp nghiên cứu của đề tài

2 Tóm tắt về lịch sử và phát triển của ngành giày

3 Giới thiệu mẫu giày, thực hiện thiết kế và tách rập

4 Quy cách, quy trình công nghệ làm giày

5 Phân tích, giải trình định mức và giá thành sản phẩm

6 Kết luận và kiến nghị

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

…………

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta cùng với nhu cầu ăn mặc thì đôi giày không thể thiếu được, vì nó luôn bảo vệ và tô them vẻ đẹp của đôi chân chúng ta

Trong phần lớn các thời kỳ lịch sử, nhưng đôi giày phụ nữ giấu dưới váy áo nhưng nó lại là một trang phục tiết lộ nhiều nhất về chủ nhân của nó Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nhưng đôi giày chính là cánh cửa mở vào tâm lý và tính cách Đôi giày ngày nay không chỉ có thế mà còn có ý nghĩa quan trọng và thiết thực hơn trong cuộc sống con người Thử hỏi rằng, có ai đi chân không ra đường hay

đi dự lễ tiệc, hay bàn bạc công việc bằng đôi chân trần mà không cần đến đôi giày

Giày đã trở thành ngành thời trang, giày có sự thăng trầm rất lớn Trải qua nhiều thế kỷ lao động sản xuất phát triển, kỹ năng chuyên môn ngày càng cao Đôi giày ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng cũng như mẫu mã, từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn tất và giày có truyền thống được làm từ da, gỗ, vải, nhưng đang ngày càng được làm từ cao su, nhựa và các vật liệu hoá dầu khác,…Giày còn được phân ra thành nhiều loại: giày đi phố, giày chuyên dung, giày bảo hộ lao động, giày chữa bệnh, giày mùa hè, giày mùa đông, giày thời trang, giày thể thao,…

Trong quá tình học tập tại trường và đi thực tế tại công ty Em đã được học hỏi và hiểu thêm được nhiều điều thú vị về ngành da giày, nó đã tạo cho em niềm đam mê và chính vì thế giày nữ boot thấp là đề tài mà em đã chọn cho bài khóa luận này Có thể kiến thức của em còn nhiều hạn chế và thiếu sót kính mong thầy cô góp ý để em được học hỏi nhiều hơn Em xin chân thành cám ơn!

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Những đôi giày đầu tiên của loài người 13

Hình 2 Giày của người Do Thái 13

Hình 3 Giày dép được bện từ lá cói 14

Hình 4 Giày dép để phục vụ cho những người có thẩm mỹ cao và giàu có 14

Hình 5 Giày dép quai lại được chú trọng đến tính thẩm mỹ 15

Hình 6 Loại giày mũi rất nhọn và dài 15

Hình 7 Các loại đế bằng và thẳng 16

Hình 8 Loại giày cổ cao 16

Hình 9 Những mẫu giày được sử dụng đến nay 17

Hình 10 Giày cao gót “louis”, gắn với tên nhà vua 17

Hình 11 Khởi nguồn của giày búp bê, bốt ở Pari năm 1870 18

Hình 12 Đế guốc của những năm đầu thế kỷ 19 18

Hình 13 Giày những năm 1920 19

Hình 14 Nhà thiết kế lừng danh Salvatore Ferragamo 19

Hình 15 Những đôi giày cao gót hiện tại 20

Hình 16 Cấu trúc bàn chân 24

Hình 17 Các dạng cấu tạo của bàn chân 24

Hình 18 Các đường xác định vòm chân 25

Hình 19 Vòm/cung bàn chân được tạo bởi các xương cổ chân và bàn ngón 25

Hình 20 Dụng cụ đo chân 26

Hình 21 Phương pháp đo lường 26

Hình 22 Cách xác định chiều dài và chiều rộng của chân 27

Hình 23 Đo chiều dài bàn chân 27

Hình 24 Các kích thước đo chân 28

Hình 25 Hệ thống cỡ số 28

Hình 26 Boots da bò từ Loulan, Tân Cương, Trung Quốc khoảng 220 trước Công nguyên (bên trái) và đôi boot Hy Lạp cổ đại làm bằng đất nung 32

Hình 27 Đôi boots đi tuyết và đôi boots dùng trong quân đội của người Nga 33

Hình 28 Dụng cụ thiết kế 39

Hình 29 Phom 232 39

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Phân loại các loại phom 30

Bảng 2 Các bước bọc áo phom 42

Bảng 3 Tách rập phần mặt 51

Bảng 4 Tách rập phần lót 52

Bảng 5 Tách rập phần tăng cường 53

Bảng 6 Tách rập phần đế 53

Bảng 7 Cách hướng dẫn xoay rập 55

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt Cụm từ đầy đủ

PVC Polyvinyl clorua

TPR Thermal Plastic Rubber

(Cao su nhiệt dẻo)

USD United States dollar

(Đồng đô la Mỹ)

EU European Union (Liên

hiệp châu Âu)

Trang 11

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Cơ sở hình thành ý tưởng

“Một đôi giày không chỉ là một sản phẩm thiết kế, mà đó là một phần ngôn ngữ cơ thể của bạn, cũng như cách bạn bước đi Cách bạn di chuyển sẽ được quyết định bởi đôi giày của bạn.” [4]

Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng cao Đôi giày không chỉ là giúp bảo vệ đôi chân mà nó còn phải thể hiện thời trang, thẩm

mỹ và nói lên được tính cách của người sử dụng

Khi nói đến thời trang giày dép thì không thể không nói đến giày Boot nữ,

nó là người bạn đồng hành của những cô nàng cá tính thích sự mới lạ và năng động Chính vì vậy ngay sau khi nhận đề tài làm đồ án, thông qua tìm hiểu và sự yêu thích những mẫu giày này Cuối cùng em đã thực hiện đề tài “thiết kế mới

và thực hiện sản phẩm giày nữ”

Em lựa chọn màu đỏ cho mẫu giày này để thể hiện sự độc lập, quyết đoán

và ý chí vô cùng quyết liệt Đây cũng là màu sắc tượng trưng cho sự quyến rũ, cũng tôn thêm phần nào sự cá tính nhưng vẫn giữ được nét nữ tính dịu dàng của phái đẹp Phần lót bên trong được làm từ da heo tạo êm cho đôi bàn chân và hút

ẩm tạo cảm giác thoải mái cho người sự dụng vói phong thái tự tin bước đi

1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Giới thiệu, trình bày ý tưởng, cách thức thiết kế, quá trình làm rập…cho tới các công đoạn tiến hành thực hiện sản phẩm, để mọi người có thể hiểu rõ hơn, nắm bắt được nhiều thông tin hơn về quá trình để làm ra một đôi giày Từ đó có thể đưa ra những ý kiến, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh hơn, có tính thẩm mỹ cao hơn, đảm bảo

an toàn sinh lý sử dụng, không gây cảm giác khó chịu khi di chuyển

Tạo ra một sản phẩm với nhiều tính năng đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng không chỉ thẩm mỹ, thời trang mà còn phải thể hiện được đẳng cấp của người mang giày

Trang 12

1.4 Phạm vi giới hạn đề tài

Khóa luận nhiên cứu trong phạm vi 16 tuần sản phẩm tạo ra là một đôi giày hoàn thiện và quyển khóa luận tốt nghiệp Đề tài nêu lên quy trình công nghệ, phân tích tổng hợp những nội dung, kiến thức đã học để làm ra một sản phẩm

Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn lại do một người nghiên cứu, kiến thức

về công nghệ sản xuất còn ở mức độ cơ sở nên phải nghiên cứu đề tài có phần hạn chế

Đề tài là tâm huyết tuy nhiên trong khi thực hện đề tài bản thân em còn mắc phải một số giới hạn nên rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến bổ ích từ quý thầy cô, bạn bè để đề tài có thể được nghiên cứu hoàn chỉnh hơn

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp tham khảo tài liệu

Dựa trên đề tài đã lựa chọn, em đã tìm hiểu, thu thập tài liệu, thông tin từ sách,báo, các kiến thức đã học được tại trường và các nguồn trên internet…, các nội dung lien quan đến đề tài Đồng thời em đã chọn lọc, trích dẫn những nội dung cần thiết, phù hợp với đề tài mà em đang thực hiện Từ đó xây dựng nên cấu trúc, tóm tắt đề cương cho phù hợp với nội dung của mình

1.5.2 Phương pháp trao đổi với giáo viên hướng dẫn

Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các thầy cô giáo Từ đó em có thể rút ra những bài học quý báu để hoàn thiện được mẫu giày và những biện pháp xử lý khắc phục trong quá trình làm ra đôi giày Đồng thời rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân

1.5.3 Phương pháp trực tiếp thực hiện mẫu giày

Để tạo ra được một sản phẩm thì phải trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Dựa trên những kiến thức đã học để em vận dụng vào việc thực hành một mẫu giày.Cũng chính vì vậy mà em nhận được sự sự khác biệt giữa cở sở lý thuyết và thực hành thực tế.khi bắt tay vào thực hiện thì mới biết được làm ra một đôi giày khó đến thế nào Cũng từ đó em biết được sự khác biệt mới mẻ khi

tự tay mình thiết kế và thực hiện mẫu

Trang 13

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Lịch sử của đôi giày trên thế giới

Có nhiều bằng chứng cho thấy, phát minh ra giày dép là một trong những phát minh đầu tiên của loài người Trong những lần săn bắt hay di chuyển tìm nơi chú ẩn, tổ tiên chúng ta phải tìm cách bảo vệ bàn chân khỏi những địa hình lởm chởm, ghồ ghề đá và cát nóng

Hình 1 Những đôi giày đầu tiên của loài người [1]

Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh được rằng con người sớm nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ bàn chân Những tài liệu về người

Ai Cập, Trung Quốc và các nền văn mình cổ khác đều có đề cập đến giày Giày cũng được đề cập nhiều trong Kinh Thánh, và người Do Thái hay sử dụng giày trong một vài trường hợp đặc biệt liên quan đến pháp lý hoặc giao dịch mua bán

Hình 2 Giày của người Do Thái [1]

Ban đầu, giày chỉ đơn giản là miếng cỏ bện lại hoặc miếng da sống được gắn vào chân Trong những di tích của người Ai Cập cổ xưa, một số loại giày dép được bện từ lá cói, trang trí rất nghệ thuật và đẹp mắt Trong các bản ghi chép cho thấy việc làm dép đã trở thành một môn nghệ thuật rất phổ biến trong lịch sử của nước này [1]

Trang 14

Hình 3 Giày dép được bện từ lá cói [1]

Dép quai hậu vẫn là loại được sử dụng nhiều ở các nước có khí hậu ấm áp Hình dáng và cách trang trí chịu sự ảnh hưởng của môi trường và thẩm mỹ của mọi người Ở một số quốc gia, dép quai hậu chỉ đơn giản là để đi giống như mục đích ra đời ban đầu của nó, trong khi đó, với nhiều nước khác, người ta lại chú tâm vào việc sáng tạo hình dáng và trang trí để phục vụ cho những người có thẩm mỹ cao và giàu có

Hình 4.Giày dép để phục vụ cho những người có thẩm mỹ cao và giàu có [1]

Đối với người Nhật Bản, hình dáng đôi dép thể hiện địa vị xã hội của người mang nó Có sự khác biệt lớn giữa những người trong hoàng gia, những thương nhân và nghệ sĩ, thực tế là sự phân biệt thể hiện rõ nét trong nghề nghiệp

Người Hi Lạp chú trọng đến thiết kế và thẩm mỹ, trong khi đó, người La

Mã lại phát minh ra loại dép dã chiến giúp cho quân đoàn của họ đi chinh chiến khắp nơi trên thế giới Vào kỷ nguyên của các đế chế giàu có hơn về sau, dép quai lại được chú trọng đến tính thẩm mỹ, thường được trang trí kèm với vàng

và đá quý [1]

Trang 15

Hình 5 Giày dép quai lại được chú trọng đến tính thẩm mỹ [1]

Giày Moca dùng ở những nước có khí hậu lạnh Đặc trưng của loại giày này là các đường may nhăn tạo thành rãnh nhỏ phía mũi giày, phần còn lại ôm lấy mắt cá chân Kiểu may đặc biệt này cũng xuất hiện trên giày dép của người dân ở những xứ lạnh như người Mỹ da đỏ, người Eskimo…

Giày dép luôn giữ một vị trí quan trọng trong trang phục Cho đến những năm gần đây, vẫn có rất nhiều loại giày được thiết kế để dùng cho những sự kiện đặc biệt Trong số đó, có những đôi được thiết kế và trang trí rất cầu kỳ, nhấn mạnh tầm quan trọng và sự khác biệt so với trang phục chính của người mang nó

Cả một giai đoạn phát triển này cho thấy người ta không mấy quan tâm đến chất lượng và tính tiện ích một đôi giày Khi những người cầm quyền kiểm soát nghề thủ công ở Châu Âu, họ quan tâm nhiều hơn đến sự hoàn hảo của tay nghề và phong cách mà quên mất khía cạnh bảo vệ và sự thoải mái

Hình 6 Loại giày mũi rất nhọn và dài [1]

Trong các loại giày kỳ quặc, có kiểu giày Crackow, là loại giày mũi rất nhọn và dài, rất khó đi nếu không muốn nói là không thể đi, và các nhà luật pháp

đã phải ra lệnh cấm phát triển nó Những nhà sáng tạo vẫn tiếp tục thừa kế và phát huy những mẫu giày kỳ quặc này [1]

Trang 16

Hình 7 Các loại đế bằng và thẳng [1]

Vào cuối thập niên 50 của thế kỷ 19, hầu hết giày dép được sản xuất là các loại đế bằng và thẳng, chẳng có sự khác biệt nào giữa chiếc trái và chiếc phải Phá vỡ truyền thống để tạo ra một loại mới không phải là đơn giản Có tới hai lớp cho một chiếc giày, một lớp đế nền để tạo ra một chiếc giày “siêu mỏng”, còn một miếng làm từ da được người thợ giày đặt lên phía mũi để tạo ra một khoảng trống cần thiết cho chân nếu muốn chiếc giày trông đầy đặn và chắc chắn hơn

Cho đến năm 1850, người ta mới sản xuất giày bằng các dụng cụ cầm tay như đã được sử dụng ở Ai Cập vào thế kỷ 14 trước Công nguyên Chiếc dùi uốn cong, cái đục giống như con dao và dao cạo là một phần dụng của của thợ làm giày, các dụng cụ này đã được tạo ra từ 33 thế kỷ về trước, thời này chỉ thêm vào một số dụng cụ như: kìm, búa, giấy ráp, kê đá để hoàn thiện phần cạnh và phần đế [1]

Hình 8 Loại giày cổ cao [1]

Người ta đã rất cố gắng chế tạo và phát triển máy sản xuất giày Và tất cả đều thất bại cho tới khi những người làm giày ở nước Mỹ thành công trong việc phát minh ra chiếc máy làm giày đầu tiên

Trang 17

Vào năm 1845 chiếc máy đầu tiên được đưa vào sử dụng, đó là máy cán dùng để thay thế cho búa và kê bằng đá – những dụng cụ được người thợ thủ công sử dụng để cán mỏng da, một phương pháp dùng để tăng độ bền bằng cách nén sợi Tiếp theo sau vào năm 1846, Elias Howe đã phát minh ra máy may Phát minh này đã làm bùng nổ hoạt động nghiên cứu và phát triển hơn bao giờ hết Ngày nay, chỉ có duy nhất ngành sản xuất giày, hoạt động sản xuất bằng máy vẫn không thể thay thế được sản xuất thủ công

MacKay đã phát hành “Tem bản quyền” để đại diện cho việc thanh toán trên những đôi giày làm từ máy Phương pháp giới thiệu các cỗ máy này dần dần được chấp nhận trong ngành công nghiệp Có hai lý do quan trọng để tạo nên sự thành công này Đầu tiên là những người thợ làm giày được sử dụng máy móc

mà không cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn Nghĩa là những người thợ làm giày không phải đầu tư cũng như phát triển những cỗ máy mà giúp họ sản xuất ra được những đôi giày mang phong cách mới rất phổ biến Thứ hai, điều này phát triển một loại dịch vụ có giá trị lớn trong ngành công nghiệp sản xuất giày và cả các ngành công nghiệp khác Dịch vụ đặc sắc này đã phát triển trong ngành giày rất lâu trước khi nó được phổ biến sang các ngành công nghiệp khác [1]

Hình 9 những mẫu giày được sử dụng đến nay [1]

2.2 Lịch sử ra đời của giày cao gót

Hình 10 Giày cao gót “louis”, gắn với tên nhà vua [2]

Trang 18

Sau Cách mạng Pháp 1789 đã có một sự thay đổi lớn trong phong cách giày của người giàu Những đôi giày bằng chất liệu lụa, satin đắt tiền và trang trí cầu kỳ biến mất Ý tưởng mang tính cách mạng về bình đẳng giới cũng ảnh hướng tới thiết kế giày, giày da cho cả đàn ông và phụ nữ đã trở nên phổ biến Ở các quốc gia khác, nhiều loại hình giày cao gót có hình thù độc đáo vẫn được sử dụng Tuy nhiên, những đôi giày cao gót có lúc còn bị coi là biểu tượng của sự mê hoặc, ma quái và bị cấm sử dụng

Hình 11 Khởi nguồn của giày búp bê, bốt ở Pari năm 1870 [2]

Hình 12 Đế guốc của những năm đầu thế kỷ 19 [2]

Trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, chân của phụ nữ luôn ẩn dưới chiếc váy dài nên phong cách giày không được quan tâm nhiều Đến những năm 1920, thời trang Flapper dành cho những phụ nữ trẻ, yêu lối sống tự do, phóng túng trỗi dậy với kiểu trang điểm đậm, tóc bob, đội mũ chuông, mặc váy ngắn ngang gối, đã làm thổi bùng ngành sản xuất giày dép Loại phụ kiện này bắt đầu được sản xuất hàng loạt, trở thành một mặt hàng thời trang dành cho tầng lớp trung lưu Lúc này, giày có đế khoảng 2-3 cm

Trang 19

Hình 13 Giày những năm 1920 [2]

Những năm 1930, giày gót nhọn ra đời, nhưng đến khoảng thập niên 50 mới trở nên phổ biến Gót giày mảnh mai hơn, thon nhọn dần về phía dưới Giữa thế kỷ 20, nhiều chất liệu khác như cao su, nhựa, vải tổng hợp… tiếp tục được đưa vào ngành công nghiệp giày dép Giày da với kỹ nghệ thủ công vốn đã xa xỉ lại càng trở thành những tuyệt phẩm thời trang đỉnh cao

Khoảng những năm 1950, hai thợ giày bình dân là Salvatore Ferragamo (người Italy) và Roger Vivier (người Pháp) đã cho ra đời các thiết kế giày cao gót kiêu sa Ngay lập tức, giày cao gót trở thành "cơn sốt" của phái đẹp, trở thành biểu tượng của sắc đẹp phụ nữ

Hình 14 Nhà thiết kế lừng danh Salvatore Ferragamo [2]

Bảo tàng Mỹ thuật Boston là nơi nổi tiếng có bộ sưu tập giày qua các thời

kỳ, từ thời Ai Cập cổ đại tới các thiết kế đương đại của Vivienne Westwood và Marc Jacobs, để khám phá về lịch sử giày dép và ý nghĩa văn hóa của nó

Trang 20

Hình 15 Những đôi giày cao gót hiện tại [2]

Giày cao gót ngày nay vẫn được các nhà thiết kế miệt mài sáng tạo, ngày càng trau chuốt về kiểu dáng, họa tiết, chất liệu Chúng là thứ phụ kiện quyền năng,

có tác dụng đắc lực cho hầu hết phụ nữ để trở nên yêu kiều khi xúng xính váy áo

xuống phố [2]

2.3 Lịch sử phát triển ngành giày dép Việt nam

Ngay từ thế kỷ XV ngành giày dép Việt Nam đã được hình thành dựa trên

sự kiên trì học hỏi kinh nghiệm của người Trung Quốc cùng với sự sáng tạo của người dân Việt Nam Trải qua bao thời gian và biến động của lịch sử ngành giày dép Việt Nam đã khẳng định mình và trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong công nghiệp Cách đây gần 22 năm, ngày 11 tháng 10 năm 1986, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã ký quyết đinh thành lập Liên hiệp các xí nghiệp Da giày Việt Nam, tổ chức tiền thân của Tổng công ty Da giày Việt Nam ngày nay Liên hiệp các xí nghiệp Da giày Việt Nam được thành lập trên cơ sở tách các nhà máy thuộc da và các xí nghiệp sản xuất giấy từ công ty tạo phẩm thuộc

Bộ công nghiệp nhẹ, lúc đầu gồm 6 thành viên quốc doanh trung ương, để thực hiện hợp đồng hợp tác sản xuất hàng công nghiệp nhẹ Trong đó có chương trình gia công mũ giày giữa Việt Nam và Liên Xô cũ (hiệp định 19/5)

Từ khi thành lập đến nay, liên hiệp các xí nghiệp Da giày Việt Nam đã được chuyển đổi qua các tên Liên hiệp sản xuất-Xuất nhập khẩu da giày (1989), Tổng công ty da giày Việt Nam (1993), công ty da giày Việt Nam (1995) và tổng công ty da giày Việt Nam ngày nay (11/1996)

Tổng công ty da giày Việt Nam là tổng công ty nhà nước, Tổng công ty có nhiệm vụ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuộc ngành da giày Tổng công ty da giày việt Nam được nhà nước giao nhiệm vụ là đầu mối quản lý ngành da giày, thực hiện các nhiệm vụ tư vấn đầu tư, thông tin quảng

Trang 21

cáo, tổ chức các hội chợ chuyên ngành, dịch vụ chuyển giao công nghệ và đào tạo cho ngành

Tổng công ty da giày Việt Nam là thành viên nòng cốt của Hiệp hội da giày Việt Nam, giữ vai trò chủ đạo trong ngành da giày

Qua 22 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty đã có sự trưởng thành nhanh chóng về cơ sở vật chất, kỹ thuật, về năng lực sản xuất (đến 2007 xuất khẩu đạt hơn 5 triệu đôi) về trình độ quản lý, về tay nghề của công nhân, công nghệ sản xuất,…từ chỗ chỉ có những cơ sở, những thiết bị may mũ giày gia công cho Liên Xô (1986-1991) Đến nay, Tổng công ty đã có gần 750 dây chuyền sản xuất giày dép hoàn chỉnh có khả năng sản xuất được tất cả các loại giày dép như: giày vải, giày da, giày thể thao, các loại giày dép thời trang, giày phục vụ bảo hộ lao động, giày chuyên dung cho ngành điện, than, dầu khí, hóa chất, lâm nghiệp,… [10]

Ngành da giày của Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu trong quá trình hội nhập Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) với Nhật Bản, Hàn Quốc, Chi Lê, Lào với những cam kết cắt giảm thuế đối với mặt hàng da giày và đã có những bước tăng trưởng tốt trong năm 2015 Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của ngành

da giày trong năm vừa qua đã đạt 10,32 tỷ USD, dự báo kim ngạch xuất khẩu da giày năm 2015 đạt khoảng 12 tỷ USD, đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay Theo Báo cáo từ Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương), Việt Nam nằm trong top 4 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới về số lượng (sau Trung Quốc, Ấn

Độ và Braxin), là nước đứng thứ 3 thế giới về giá trị (sau Trung Quốc và Italy) Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 50 nước Tại Hoa Kỳ,

EU, Nhật Bản, giày dép của Việt Nam tiếp tục tăng thị phần và đứng vị trí thứ 2 sau Trung Quốc.[7]

2.4 Khái niệm, cấu tạo và công dụng của giày

2.4.1 Các khái niệm

2.4.1.1 Giày

Giày là trang phục cho chân, bao kín phần trên của bàn chân có tính bền chắc, thẩm mỹ và không gây hại cho sức khỏe Nó có tác dụng bảo vệ đôi chân tránh những tổn thương và tác động bên ngoài [9]

2.4.1.2 Phom

Phom giày là mô hình phản ánh tương dối kích thước của bàn chân người

mà giày dép được gò theo nó

Phom giày là công cụ được sử dụng trong sản xuất giày dép [9]

Trang 22

2.4.1.3 Làm áo phom

Áo phom là kích thước bề mặt phom được trải phẳng, là cơ sở tương đối chính xác cho việc thiết kế giày Có nhiều cách làm áo phom và không có cách nào chính xác hoàn toàn cả, đơn giản vì bề mặt phom có dạng lồi lõm nên không thể trải phẳng mà giữ nguyên diện tích được Vì vậy cho dù cách nào thì người làm áo phom phải chú ý khảo sát kỹ lưỡng những vùng bị co và dãn của áo và tìm cách bù trừ vào các chi tiết khi thiết kế.[8]

2.4.1.4 Thiết kế rập tổng

Rập tổng là bản vẽ kỹ thuật trong thiết kế giày, nó mô tả tất cả các chi tiết của mũ giày Yêu cầu chung của rập tổng là phải tuân thủ áo phom và đường cơ bản, tính đủ độ dày vật liệu và bù trừ đủ các phần thiếu thừa của áo phom

2.4.1.5 Kỹ thuật tách rập

Thiết kế giày không thể hiện lên vật liệu vì da không có kích thước thống nhất, mặc khác bản vẽ thiết kế chỉ thể hiện một bên Vì vậy từ bản vẽ thiết kế ta phải làm ra mẫu cắt, mẫu dao chặt, mẫu định vị, in, thêu Các mẫu này còn được gọi là rập

2.4.2 Cơ sở biên soạn

2.4.2.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật

Là những yêu cầu, tiêu chuẩn thông số kỹ thuật, quy cách, kỹ thuật liên quan đến từng kiểu giày cụ thể Các tiêu chuẩn kỹ thuật này hình thành trong quá trình sản xuất mẫu

Một số tiêu chuẩn kỹ thuật chính

- Quy cách mẫu

Trang 23

- Quy cách nguyên phụ liệu

- Quy cách xếp dao

- Quy cách lạng

2.4.3 Cấu tạo và công dụng của giày

- Mũ giày: là phần che phủ toàn bộ phía trên bàn chân, mũ giày hoàn hảo

được hình thành bởi các chi tiết bên ngoài, các chi tiết lót bên trong và các chi tiết tăng cường nằm giữa các chi tiết bên ngoài và chi tiết lót.[9]

- Phần mặt: là phần nhìn thấy bên ngoài của mũ, nó quyết dịnh đặc điểm

cấu tạo của đôi giày.[9]

- Phần lót: là phần nhìn thấy bên trong của mũ, tiếp xúc với chân Có công

dụng che bàn chân tránh những phần cứng của mũ, giữ ấm chân và hút

mồ hôi.[9]

- Phần tăng cường: là phần không nhìn thấy được của mũ, nằm giữa phần

mặt và lót, có tác dụng tăng cường Các loại tăng cường: tăng cường toàn

bộ, tăng cường công nghệ, tăng cường chống biến dạng, tăng cường tạo dáng, tăng cường tạo êm.[9]

- Phần đế: là phần dưới của giày tiếp xúc trực tiếp với mặt đất Dùng để đỡ

toàn bộ trọng lượng của cơ thể, bảo vệ chân tránh các tổn thương và ảnh hưởng của thời tiết, chịu uốn và mài mòn.[9]

- Đế lửng: là chi tiết tăng cường phần sau của đế giày Có tác dụng tăng

cường hoặc nâng cao phần hậu ở giày cao gót.[9]

- Độn sắt: là chi tiết tăng cường cho lửng, chi tiết này bắt buộc sử dụng cho

các loại giày đế có gót và thường làm bằng thép.[9]

- Đế trong: là bộ phận cơ bản của chiếc giày, là chi tiết gắn vào phom giúp

định hình được mũ giày và giữ dáng.[9]

- Gót giày: là mặt sau của giày giúp bảo vệ mắt cá chân và phần gân ở phía

sau cổ chân.[9]

- Mặt gót: là chi tiết tiếp xúc với mặt đất của gót

- Pho mũi: là chi tiết tăng cường tạo dáng cho mũi giày

- Pho hậu: là chi tiết tăng cường tạo dáng cho hậu giày

Trang 24

2.4.4 Cơ sở phác họa mẫu

2.4.4.1 Cấu trúc bàn chân

- Chân được cấu tạo bởi các xương và bắp cơ, mạch máu và hệ thần kinh

- Bàn chân người được chia làm 5 phần: ngón chân, mu bàn chân, cổ chân,

gót chân, gan bàn chân.[8]

- Cấu tạo bộ xương chi dưới:

Bàn chân con người có tổng cộng 26

xương, 2 ở mặt sau bàn chân, 5 ở giữa chân,

- Giảm chấn và đẩy cơ thể về phía trước, giúp cơ thể di chuyển nhẹ nhàng

2.4.4.3 Cấu tạo chân

Chia làm 3 dạng chính

1 Loại chân bình thường (normal arch): là cấu tạo vòm chân không quá cong

hay quá phẳng

2 Loại bàn chân bẹt (flat arch) là một dạng bàn chân rất dễ bị chấn thương khi

chạy và thậm chí khi đi bộ bình thường cũng có thể đau Người ta cần phải chữa trị dạng bàn chân bẹt này, nhẹ thì làm các miếng đệm hay lót vào giày, nặng có khi phải phẫu thuật chỉnh hình Loại nhẹ thì chỉ cần chú ý và tập luyện là được

3 Loại bàn chân có vòm lớn (high arch)

Bạn cũng có thể thử theo cách này: nhúng chân ướt, đặt lên tờ giấy, nhìn xem chân bạn kiểu gì

Hình 17 Các dạng cấu tạo của bàn chân [7]

Trang 25

Các xương cổ chân và bàn ngón tạo nên ba vòm, hai vòm chạy theo chiều dọc và một vòm chạy ngang bàn chân Cơ cấu này tạo nên một hệ thống hấp thụ sốc đàn hồi Khi đứng, một nửa trọng lượng được chịu bởi gót chân và một nửa bởi các xương bàn ngón ở trước với một phần ba trọng lượng này là ở xương bàn ngón thứ nhất [6]

Hình 19 Ba vòm/cung bàn chân tạo bởi các xương cổ chân và bàn ngón [7]

2.4.5 Cơ sở thiết kế giày

2.4.5.1 Các kích thước chân

 Đo chân:

Bước 1: chuẩn bị dụng cụ đo

- Một tờ giấy lớn hơn so với bàn chân

Trang 26

- Một cây bút chì

Hình 20 Dụng cụ đo chân [11]

Bước 2: đặt chân của bạn xuống tờ giấy để lấy kích cỡ

Hình 21 Phương pháp đo lường [11]

Trang 27

Bước 3: đánh dấu chiều dài và chiều rộng của bàn chân

- Cầm bút chì thẳng đứng 900 vẽ một dấu vào cuối gót chân và một dấu khác ở đầu ngón dài nhất

Hình 22 Cách xác định chiều dài và chiều rộng của chân [11]

Bước 4: đo chiều dài bàn chân

Hình 23 Đo chiều dài bàn chân [11]

Bước 5: tìm và lấy kích thước giày phù hợp

Các kích thước đo chân như sau: [8]

Trang 29

2.4.6 Phân loại phom

Có hai cách phân loại phom giày

Phân loại phom giày theo

kiểu dáng

Phom mũi nhọn

Phom mũi tròn

Phom mũi

vuông

Phom mũi hếch

Trang 30

Bảng 1 Phân loại các loại phom

Phân loại

phom theo

cấu trúc

Phân loại theo vật liệu

Phom có ột

Phom khớp bản lề

Phom doãn trượt

Trang 31

2.4.7 Các cách bọc áo phom

• Bọc áo phom bằng vải, da

 Ưu điểm: sau khi tháo ra tự duỗi thẳng, làm nhanh

 Nhược điểm: - Làm nhiều lần thì kết quả không giống nhau vì có thể ta kéo căng bọc chưa đều và không kiểm soát được độ dãn của vật liệu

- Khi duỗi thẳng áo bọc không cho thấy các vùng co dãn

=> Phương pháp này chỉ được dùng để lấy mâu từng chi tiết nhỏ

• Bọc áo phom bằng gấy can

 Ưu điểm: thao tác nhanh, tương đối chính xác, kết quả ổn định sau nhiều lần làm lại

 Nhược điểm: - Áo phom dễ bị sai lệch do vuốt các tua không đều tay, đặc biệt là in dấu phần mũi và phần hậu

- Áo phom không có điểm co mà chỉ có điểm dãn, thường bị

• Bọc áo phom bằng màng nhựa

 Ưu điểm: cứng và giữ đúng hình dáng phom

 Nhược điểm: màng PVC khi gặp nóng sẽ biến dạng nhiều

=>Được dùng làm chủ yếu như là bản sao phom gốc dùng làm cơ sở cho sang tác mẫu

• Bọc áo phom bằng băng keo giấy

 Ưu điểm: - Làm dấu hoặc phác họa mẫu lên phom dễ dàng

- Làm nhanh

 Nhược điểm: khó vuốt sát phom và áo phom thường bị nhăn

=> Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để làm áo phom [8]

Trang 32

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU MẪU GIÀY, THỰC HIỆN

THIẾT KẾ VÀ TÁCH RẬP 3.1 Dòng chảy lịch sử của đôi boot

Từ những đôi boot đầu tiên cách đây 5000 năm mà những người cổ xưa đã

ý thức tạo cho chính họ khi mùa đông lạnh giá ập đến, cho đến những đôi boot thời trang được đưa vào nhịp sống hằng ngày vào những năm 1616 rồi trở thành biểu tượng của thời trang cao cấp sau này, dòng lịch sử chảy theo thời gian mang boot đến với cuộc sống như là một phần không thể thiếu cho nhu cầu ăn mặc cũng như làm đẹp

Boot là một loại giày dép đặc biệt Hầu hết những đôi boot chủ yếu là bao trùm cả chân và mắt cá chân, đôi khi nó trùm lên cả đầu gối, thậm chí lên cả đùi Chất liệu chủ yếu là da hoặc cao su, tuy nhiên những đôi boot hiện nay được làm

từ nhiều chất liệu khác nhau Boot có rất nhiều lợi thế: giúp bảo vệ bàn chân, giữ

ấm cho chân, tránh bị bẩn khi lội bùn, nước, tuyết Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện phong cách thời trang Những đôi boot xuất hiện sớm nhất thường bao trùm chân, lòng bàn chân và gót chân với nhau để bảo vệ mắt cá chân tốt hơn là giày hoặc sandals vẫn đi Khoảng 1000 năm trước công nguyên, các thành tố trên đã tạo thành một phụ kiện có tên là “ủng” hay bây giờ người ta gọi là “boot”- bao phủ bàn chân, ống chân, hoặc lên cả đầu gối [3]

Hình 26 Boots da bò từ Loulan, Tân Cương, Trung Quốc

khoảng 220 trước Công nguyên (bên trái) và đôi boot Hy Lạp

cổ đại làm bằng đất nung [3]

Một loại boot mắt cá chân làm bằng da mềm đã được người dân du mục ở miền đông châu Á, và mang đến Trung Quốc đến Ấn Độ và Nga khoảng 1200 đến

1500 sau Công nguyên nhờ cuộc xâm lược Mông Cổ Những người bản địa Inuit

và Aleut của Alaska phát triển chất liệu đôi boots đi mùa đông bằng da tuần lộc hoặc da hải cẩu để có thể giữ ấm tốt hơn

Trang 33

Đến thế kỷ 17 đôi boots Châu Âu đã bị ảnh hưởng bởi phong cách quân sự Vì thế, giai đoạn này, xu hướng chủ yếu của boots có đế dày, ban đầu được thiết kế

để bảo vệ binh lính Trong những năm 1700, đôi ủng cao cổ được sử dụng nhiều bởi binh lính Hessian trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ Chính điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của giày cao bồi ở phía Tây nước Mỹ [3]

Hình 27 Đôi boots đi tuyết (trái) và đôi boots dùng trong

quân đội của người Nga [3]

Boots được thiết kế không chỉ sử dụng trong quân đội mà nó còn là phụ kiện đi kèm của các môn thể thao khác, đặc biệt là cưỡi ngựa, trượt tuyết, trượt băng hoặc môn thể thao trong điều kiện ẩm ướt Với những chức năng hữu hiệu của đôi boots như là phương tiện giữ ấm chân rất tốt, giúp người đi có thể tránh bẩn khi gặp mưa hoặc gặp tuyết… thì boots dần dần được coi là biểu tượng thời trang của chị em phụ nữ Tuy nhiên, dòng chảy lịch sử của đôi boots cũng nhiều thăng trầm Những năm 1960 và 1970, trào lưu đi boots rất phổ biến, tuy nhiên vào cuối thế kỷ 20 thì xu hướng này lại giảm dần Thật vậy, chiếc boots được tạo ra với mục đích bảo vệ là chủ yếu

Ngày nay, với sự phát triển của làng thời trang, đôi boots cũng được chú ý rất nhiều đặc biệt là vào mùa đông Có rất nhiều loại boots với kiểu dáng khác nhau như: boot mắt cá chân, boot cổ ngắn, boot cao cổ, boot qua đầu gối, boot chạm tới đùi [3]

Trang 34

3.2 Mẫu giày, phác họa mẫu và bảng phối màu

3.2.1 MẪU GIÀY

Trang 35

Ý tưởng: với ý tưởng tạo ra đôi giày Boot vừa nữ tính vừa thể hện sự quyến

rũ và nổi bật trước đám đông

Bằng những ý nghĩ đó, em đã tạo một mẫu giày Boot cổ thấp kết hợp với quai cài ở phần cổ chân Thêm vào đó giúp làm nổi bật và tạo điểm nhấn cho đôi giày là những cái ri vê màu vàng

Em lựa chọn màu đỏ cho mẫu giày này để thể hiện sự độc lập, quyết đoán và

ý chí vô cùng quyết liệt Đây cũng là màu sắc tượng trưng cho sự huyền bí, quyến rũ, cũng tôn thêm phần nào sự mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được nét nữ tính dịu dàng của phái đẹp

Trang 36

Ý tưởng: mẫu này được lấy ý tưởng từ sự dịu dàng, thuần khuyết của

những người con gái mang tính cách nhẹ nhàng

Là một đôi giày Boot cổ thấp tạo sự thoải mái khi mang vào, khác với mẫu

1 mẫu này điểm nhấn tạo nên sự nổi bật cho đôi giày là chiếc nơ được đính ngay mắt cá chân

Em chọn màu xanh là màu chủ đạo của đôi giày vì nó luôn mang lại một cảm giác bình yên, hài hòa cho người đôi diện Thêm vào đó là chiếc nơ màu đen mang một chút gì đó cá tính và bí ẩn cho người mang.

Trang 39

3.3 Quy trình thiết kế rập tổng

3.3.1 Chuẩn bị dụng cụ

- Thước kẻ, bút chì, bút bi

- Giấy rô ki, giấy A4

- Phom, băng keo giấy

- Thớt, dao cắt

Hình 28 Dụng cụ thiết kế [8]

3.3.2 Kiểm tra phom

- Dung thước đặt từ gót vuông góc xuống cao gót 5cm, có size 36

- Đặt nghiêng phom, tiếp xúc 2 điểm ở hậu và gót đo vị trí hông trong, hông ngoài

- Lau chùi xung quanh phom thật sạch, chỉnh sửa các tì vết trên phom (nếu có)

Trang 40

3.3.3 Các bước bọc áo phom

Một trong số các cách bọc áo phom trên thì bọc áo phom bằng băng keo giấy thông dụng hơn, vì giấy ít co dãn và ta làm dấu hoặc phát họa trên phom sẽ

dễ dàng, tiết kiệm hơn Bảng rộng của băng keo khoảng 2-3 cm là thích hợp

1 - Bắt đầu bọc từ hậu cho tới

mũi, bọc hông ngoài trước

sau đó bọc hông trái, tới phần

mũi ta kéo băng liền bọc hai

bên hông

- Bọc lần lượt từng bên hông

phom sao cho đầu băng trùm

hết các gờ đáy, gờ cổ

- Chỉ cần quấn một lớp để

bang keo mềm dễ trải, các lớp

băng keo chồng lên nhau

5-7mm sao cho mép trên căng,

mép dưới có thể vuốt nhăn

hoặc cắt đứt cho xòe ra ôm

phom

2 - Dùng viết chì kẽ đường

xung quanh gờ cổ phom và

gờ đáy phom Dùng dao cắt

bỏ băng keo dư ở gờ cổ phom

và gờ đáy phom

- Cắt đúng đường rà của viết

chì, không cắt phạm, hoặc

thừa, không bị nhăm

3 - Dùng thước dẻo kẽ đường

trục mũi và trục hậu

Ngày đăng: 29/12/2017, 21:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w