1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương (LV thạc sĩ)

109 391 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 567,83 KB

Nội dung

Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương (LV thạc sĩ)Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương (LV thạc sĩ)Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương (LV thạc sĩ)Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương (LV thạc sĩ)Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương (LV thạc sĩ)Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương (LV thạc sĩ)Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương (LV thạc sĩ)Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương (LV thạc sĩ)Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương (LV thạc sĩ)Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương (LV thạc sĩ)

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ

XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

ĐẠI DƯƠNG

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

DƯƠNG HOÀNG ANH

Hà Nội, năm 2017

Trang 3

tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương” là

công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu trong luận văn được sử dụng trungthực, được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các côngtrình nghiên cứu đã được công bố, các websites,… Các giải pháp nêu trong luận vănđược rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017

Tác giả luận văn

Dương Hoàng Anh

Trang 4

bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tậpthể.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tậntình của các thầy, cô giáo Trường Đại học Ngoại Thương, Khoa Sau Đại học, KhoaTài chính Ngân hàng Đặc biệt là sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của PGS.TS MaiThu Hiền đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luậnvăn

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các lãnh đạo đơn vị các đồngnghiệp tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương

đã hỗ trợ tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập, quá trình nghiên cứu và thu thậpthông tin, số liệu phục vụ cho luận văn của tôi

Tuy đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng do thời gian và khả năng nghiên cứucòn nhiều hạn chế nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ýnhiệt tình của Quý Thầy Cô và các bạn

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017

Tác giả luận văn

Dương Hoàng Anh

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT iii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN iv

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Tín dụng trong ngân hàng thương mại 6

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng Ngân hàng 6

1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng 6

1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng 7

1.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 8

1.2.1 Khái niệm 8

1.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại 9

1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng 9

1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong ngân hàng 10

1.2.4.1 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài 10

1.2.4.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng 11

1.2.4.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 12

1.2.5 Hậu quả của rủi ro tín dụng ngân hàng 13

1.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại 14

1.3.1 Khái niệm quy trình quản trị rủi ro tín dụng 14

1.3.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 14

1.3.2.1 Nhận diện rủi ro tín dụng 15

1.3.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng bằng các mô hình 16

1.3.2.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng 16

1.3.2.4 Xử lý rủi ro tín dụng (Tài trợ rủi ro tín dụng) 17

1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng 18

1.3.3.1 Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng các nhóm nợ 18

1.3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu 18

Trang 6

1.4 Các nguyên tắc QTRRTD và phương pháp xác định RRTD theo Basel II 22

1.4.1 Các nguyên tắc QTRRTD theo Basel II 22

1.4.1.1 Trụ cột 1 của Basel II – Yêu cầu vốn tối thiểu 22

1.4.1.2 Trụ cột 2 – Thanh tra, giám sát ngân hàng 23

1.4.1.3 Trụ cột 3 của Basel II – Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin 23

1.4.2 Phương pháp xác định Rủi ro tín dụng theo Basel II 24

1.4.2.1 Phương pháp chuẩn đánh giá Rủi ro tín dụng 24

1.4.2.2 Phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB) 24

1.5 Kinh nghiệm quy trình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 26

1.5.1 Quy trình QTRRTD tại VietinBank 27

1.5.2 Bài học kinh nghiệm trong mô hình quản trị rủi ro tín dụng của VietinBank 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV ĐẠI DƯƠNG 31

2.1 Tổng quan về OceanBank 31

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của OceanBank 31

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương 32

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương từ năm 2013 đến năm 2016 34

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương 37

2.2.1 Thực trạng quy trình cấp tín dụng tại OceanBank 37

2.2.2 Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp.38 2.2.3 Cơ cấu tín dụng theo các ngành kinh tế 39

2.2.4 Cơ cấu theo kỳ hạn tín dụng 41

Trang 7

2.3.1 Phân loại nợ 43

2.3.2 Đánh giá rủi ro tín dụng 44

2.4 Thực trạng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương 45

2.4.1 Quy trình QTRRTD tại OceanBank 45

2.4.2 Mô hình QTRRTD tại OceanBank 49

2.5 Đánh giá thực trạng quy trình QTRRTD tại OceanBank 52

2.5.1 Đánh giá thực trạng hoạt động QTRRTD tại OceanBank 52

2.5.2 Kết quả đạt được 54

2.5.3 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quy trình QTRRTD tại OceanBank 56

2.5.3.1 Những hạn chế trong quy trình QTRRTD tại OceanBank 56

2.5.3.2 Nguyên nhân hạn chế trong quy trình QTRRTD tại OceanBank 58

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG QUY TRÌNH QTRRTD TẠI OCEANBANK 62

3.1 Định hướng QTRRTD tại OceanBank từ năm 2017 đến năm 2020 62

3.1.1 Định hướng phát triển chung tại OceanBank từ năm 2017 đến năm 2020 62

3.1.2 Định hướng QTRRTD tại OceanBank từ năm 2017 đến năm 2020 63

3.2 Đề xuất quy trình QTRRTD tại OceanBank trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020 64

3.2.1 Bước 1 - Nhận diện rủi ro 64

3.2.2 Bước 2 - Đo lường rủi ro 64

3.2.3 Bước 3 - Kiểm tra và giám sát tín dụng 66

3.2.4 Bước 4 - Xử lý, tài trợ rủi ro tín dụng 66

3.2.5 Mô hình QTRRTD 67

3.2.6 Các bước thực hiện trong quy trình QTRRTD 68

3.3 Nhóm giải pháp chung 69

Trang 8

3.3.3 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng 70

3.3.4 Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế, quy trình và thủ tục cấp tín dụng 71

3.4 Nhóm giải pháp riêng 72

3.4.1 Nhóm giải pháp nhận diện rủi ro tín dụng 72

3.4.1.1 Xây dựng chính sách QTRRTD phù hợp 72

3.4.1.2 Phát triển hệ thống thông tin tín tín dụng nội bộ 74

3.4.2 Nhóm giải pháp về đo lường RRTD 74

3.4.2.1 Đo lường RRTD theo phương pháp định tính 74

3.4.2.2 Đo lường RRTD theo phương pháp lượng hóa 76

3.4.3 Nhóm giải pháp về kiểm soát RRTD 78

3.4.3.1 Quản lý, giám sát danh mục cấp tín dụng 78

3.4.3.2 Kiểm soát chặt chẽ trong các giai đoạn trước, trong và sau cho vay .79

3.4.3.3 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực 80

3.4.4 Nhóm giải pháp xử lý, tài trợ rủi ro tín dụng 80

3.4.4.1 Thường xuyên đánh giá lại giá trị TSBĐ 80

3.4.4.2 Trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ quá hạn theo đúng quy định 81

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 01: PHIẾU KHẢO SÁT VỀ RRTD VÀ CÔNG TÁC QTRRTD TẠI OCEANBANK i

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC QTRRTD TẠI OCEANBANK iv

PHỤ LỤC 3: QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG TẠI OCEANBANK vi

Trang 9

Bảng 1.1: Giá trị LGD tối thiểu đối với tỷ trọng đảm bảo các hoạt động tài chính 25Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của OceanBank từ năm 2013 đến năm2016 34Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh theo từng loại hình hoạt động 36Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp củaOceanBank từ năm 2013 đến năm 2016 39Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế của OceanBank giai đoạn từ năm

2013 đến năm 2016 40Bảng 2.5: Cơ câu tín dụng của OceanBank theo kỳ hạn tín dụng trong giai đoạn từnăm 2013 đến năm 2016 41Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng của OceanBank theo nhóm nợ trong giai đoạn từ năm

2013 đến năm 2016 43Bảng 2.7: So sánh Quy trình QTRRTD tại OceanBank trước và sau khi chuyển đổi

mô hình 60Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ có vấn đề và tỷ lệ nợ xấu của OceanBank từ năm 2013 đến năm2016 52Bảng 2.9: Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD từ năm 2013 đến năm 2016 53

2 Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tín dụng của OceanBank theo kỳ hạn tín dụng trong giai đoạn

từ năm 2013 đến năm 2016 42Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng của OceanBank theo nhóm nợ trong giai đoạn từ năm

2013 đến năm 2016 44

3 Danh mục sơ đồ

Sơ đồ 1.1: Quy trình QTRRTD 15

Trang 10

Sơ đồ 2.2: Quy trình cấp tín dụng tại OceanBank 37

Sơ đồ 2.3: Mô hình QTRRTD tại OceanBank hiện nay 49

Sơ đồ 3.1: Các cấu phần QTRR chủ yếu 64

Sơ đồ 3.2: Mô hình QTRRTD 65

Sơ đồ 3.3: Mô hình QTRRTD đề xuất 67

Sơ đồ 3.4: Các bước thực hiện trong quy trình QTRRTD được đề xuất 68

Sơ đồ 3.5: Mô hình 6C 75

Sơ đồ 3.6: Định giá khoản vay trong mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB) 77

Trang 11

17 OceanBank Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành

viên Đại Dương (tên cũ là Ngân hàng TMCP Đại Dương)

Trang 12

thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương”, tác giả đã lần lượtthực hiện các bước tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng, cuối cùng đềxuất các giải pháp để xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngthương mại TNHH MTV Đại Dương Cụ thể, luận văn đã thực hiện được những nộidung sau:

Thứ nhất, luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về quy trình QTRRTD trongNHTM Trong đó đề cập đến khái niệm, đặc điểm của hoạt động tín dụng và rủi rotín dụng trong NHTM, quy trình QTRRTD trong NHTM, các nguyên tắc QTRRTD

và các phương pháp xác định RRTD theo Basel II, và kinh nghiệm quy trìnhQTRRTD của VietinBank Những lý luận cơ bản này là định hướng cho phần phântích thực trạng quy trình QTRRTD tại OceanBank

Thứ hai, phân tích thực trạng quy trình QTRRTD tại OceanBank thông quaviệc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, thực trạng RRTD và quy trìnhQTRRTD tại OceanBank giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016, luận văn đã đánhgiá được thực trạng quy trình QTRR tại OceanBank, đưa ra những kết quả đạt được

và những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quy trình QTRRTD tạiOceanBank

Thứ ba, trên cơ sở những phân tích đánh giá thực trạng quy trình QTRRTD tạichương 2, kết hợp với những định hướng phát phát triển của OceanBank từ năm

2017 đến năm 2020, luận văn đề xuất quy trình QTRRTD áp dụng cho OceanBanktrong giai đoạn này và đưa ra các giải pháp để xây dựng quy trình QTRRTD như đềxuất

Kết luận, trên cơ sở tổng hợp lý thuyết quy trình QTRRTD, phân tích đánhgiá thực trạng quy trình QTRRTD tại OceanBank giai đoạn từ năm 2013 đến năm

2016, và định hướng phát triển của OceanBank trong giai đoạn từ năm 2017 đếnnăm 2020, luận văn đã đề xuất quy trình QTRRTD và đưa ra các giải pháp để xâydựng quy trình QTRRTD tại OceanBank giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020

Trang 13

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tín dụng là một trong ba hoạt động chính và luôn là hoạt động mang lại lợinhuận chủ yếu (chiếm 60% đến 75% tổng lợi nhuận) của các NHTM Tuy nhiênhoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro cao do trình độ QTRRTD của NHTM tạiViệt Nam còn yếu kém Những năm gần đây, cùng với sự đóng băng của thị trườngbất động sản và thị trường chứng khoán là tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tại các NHTM ởViệt Nam đang ngày càng gia tăng Vì vậy, công tác QTRRTD của các NHTM luôn

là nhiệm vụ hàng đầu nhằm hạn chế nợ xấu, bảo toàn vốn của chủ sở hữu, tăng lợinhuận và quan trọng hơn là bảo đảm hoạt động ổn định của Ngân hàng

Đánh giá được tầm quan trọng của việc QTRRTD tại các NHTM, Luật các tổchức tín dụng số 47/2010/QH12 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 đã đượcsửa đổi, bổ sung để đảm bảo hoạt động an toàn cho hệ thống ngân hàng Ngày21/01/2013 NHNN ra thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản

có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để

xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngày06/07/2015 Thống đốc NHNN ra văn bản số 5057/NHNN-TTGSNH yêu cầu cácTCTD có nợ xấu từ 3% trở lên cần xử lý nợ xấu trong tháng 07/2015 để đưa nợ xấuxuống dưới 3% và hoàn thành kế hoạch được phê duyệt trước 30/09/2015 Ngoài ra,những NHTM hoạt động QTRRTD yếu kém dẫn đến nợ xấu cao và mất vốn chủ sởhữu, Ngân hàng Nhà nước sẽ dùng các biện pháp can thiệp như yêu cầu sáp nhậpvào các Ngân hàng QTRRTD dụng tốt hơn hoặc mua lại với giá 0 đồng,…

Tại NHTM TNHH MTV Đại Dương (tên cũ là Ngân hàng TMCP ĐạiDương), do hoạt động QTRRTD yếu kém khiến nợ xấu tăng cao, mất vốn chủ sởhữu nên ngày 25/04/2015 NHNN đã mua lại với giá không đồng và cử Ngân hàngTMCP Công Thương Việt Nam sang hỗ trợ điều hành Việc xây dựng lại quy trìnhquản trị rủi ro tín dụng tại NHTM TNHH MTV Đại Dương trở nên cấp thiết vàđược coi trọng hàng đầu theo chủ trương của NHNN và Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam Vì vậy, Tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên Đại Dương” để thực

Trang 14

hiện luận văn thạc sỹ.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có không ít các công trình khoa học vềQTRRTD tại các NHTM nói chung cũng như một số NHTM nói riêng Trong đó,nổi bật nhất là luận án tiến sĩ “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản trị rủi rotín dụng tại hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Lê Thị HuyềnDiệu (2010) nói về xác định mô hình quản trị rủi ro tin dụng tại hệ thống NHTM,luận văn “Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các Ngânhàng thương mại Việt Nam” của tác giả Chu Thị Hương Giang (2009) nghiên cứu

về các chuẩn mực và quy định trong hiệp ước Basel đặc biệt là nghiên cứu kỹ Basel

II và kinh nghiệm ứng dụng của Basel II các nước trên thế giới nhằm xây dựng lộtrình ứng dụng Basel II vào hệ thông quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam, luậnvăn thạc sỹ “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương”của tác giả Đặng Thị Thu Hà (2015) nghiên cứu về thực trạng quản lý rủi ro tíndụng tại OceanBank từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường QTRRTD trong hoạtđộng kinh doanh của OceanBank, khóa luận tốt nghiệp “Quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” của tác giả Lưu Thị ViệtHoa (2014),… Tuy nhiên chưa có đề tài nào đề cập một cách hệ thống và toàn diện

để xây dựng quy trình QTRRTD và các giải pháp để thực hiện tại OceanBank kể từsau khi OceanBank chuyển đổi mô hình sang Ngân hàng thương mại trách nhiệm

hữu hạn 100% vốn nhà nước Vì vậy, đề tài “Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên Đại Dương” là luận

văn thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này

Trang 15

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác xây dựng quy trình quản trị rủi ro tại NHTM.

- Phạm vi nghiên cứu: Các công tác xây dựng quy trình QTRRTD tại NHTM

TNHH MTV Đại Dương trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2016

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu và tìm ra đối tượng nghiên cứu, đề tài xácđịnh cho mình những nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong

Ngân hàng Thương mại

- Điều tra và phân tích thực trạng về xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng

tại Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương từ năm 2013 đếnnăm 2016

- Các giải pháp xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương từ năm 2017 đến năm 2020

6 Giả thuyết khoa học

Nếu tìm kiếm được các biện pháp xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụnghợp lý và áp dụng chúng đồng bộ tại Ngân hàng Thương mại TNHH Một thànhviên Đại Dương sẽ giúp hạn chế nợ xấu, bảo toàn vốn chủ sở hữu, tăng lợi nhuậnbảo đảm hoạt động ổn định của Ngân hàng

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau đây:

 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

(i) Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp và gián tiếp hoạt động QTRRTD vàviệc xây dựng quy trình QTRRTD tại OceanBank;

(ii) Phương pháp điều tra: Tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến 50 cán bộ thuộccác phòng ban như sau:

- Phòng RRTD thuộc Khối QTRRTD: 1 phó phòng, 1 chuyên viên chính và 3chuyên viên

Trang 16

- Khối KHDN: 1 Giám đốc Khối KHDN, 1 trưởng phòng KHDN vừa và nhỏ, 6chuyên viên KHDN vừa và nhỏ, 1 trưởng phòng KHDN lớn và 8 chuyên viênKHDN lớn.

- Khối Ngân hàng bán lẻ: 1 Phó giám đốc Khối kiêm trưởng phòng kinh doanh

và 9 chuyên viên kinh doanh

- Khối Thẩm định: 2 chuyên viên thẩm định tín dụng doanh nghiệp, 2 chuyênviên thẩm định tín dụng khách hàng bán lẻ, 1 phó phòng vận hành tín dụng

- Chi nhánh Hà Nội: 1 trưởng phòng KHDN và 3 chuyên viên kinh doanhKHDN, 1 trưởng phòng KHCN và 8 chuyên viên kinh doanh KHCN

Các đối tượng khảo sát trong nghiên cứu là các lãnh đạo, chuyên viên tham giaquy trình QTRRTD tại OceanBank, số phiếu phát ra là 50 phiếu, số phiếu thu vềđược 50 phiếu chiếm 100%

(iii) Phương pháp phân tích: Phân tích các kết quả đã thu thập được để lượng hóa

và đánh giá được hoạt động QTRRTD tại OceanBank;

(iv) Tổng kết kinh nghiệm: Tổng hợp kinh nghiệm QTRRTD tại VietinBank để từ

đó có thể áp dụng vào OceanBank

 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

(v) Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Từ các sách giáo trình, tạp chí,văn bản luật,… phân tích và tổng hợp lý thuyết liên quan đến hoạt độngQTRRTD;

(vi) Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Từ những lý thuyết đã đượcphân tích và tổng hợp, phân loại thành các nhóm hợp lý và theo hệ thống từtổng quát đến chi tiết

8 Đóng góp của đề tài

Bằng nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn và nhóm các phương phápnghiên cứu lý thuyết đưa ra giải pháp xây dựng quy trình quản trị rủi ro tại Ngânhàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương từ năm 2017 đến năm 2020

9 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng

Trang 17

biểu, mục lục và các phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở bachương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàngThương mại

Chương 2: Thực trạng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thươngmại TNHH Một thành viên Đại Dương

Chương 3: Giải pháp xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngThương mại TNHH Một thành viên Đại Dương

Trang 18

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tín dụng trong ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng Ngân hàng

Hoạt động tín dụng Ngân hàng là hoạt động truyền thống và vô cùng quantrọng trong hoạt động của bất kỳ NHTM nào Có rất nhiều khái niệm về hoạt độngtín dụng trong Ngân hàng, cụ thể như sau:

Theo giáo trình “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” năm 2010 củatác giả Nguyễn Văn Tiến: “Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận đểkhách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc

có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnhngân hàng và các nghiệp vụ khác”

Theo điều 4, luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 năm 2010: “Ngânhàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngânhàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêulợi nhuận”

1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Theo các khái niệm trên, bản chất của tín dụng ngân hàng là một quan hệ giaodịch giữa hai chủ thể trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sửdụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền cam kết hoàn trả theođiều kiện đã thoả thuận

Các đặc điểm cơ bản trong tín dụng Ngân hàng:

- Tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin;

- Tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn;

- Tín dụng phải trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi;

- Tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng;

- Tín dụng phải dựa trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện

Như vậy, để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng cần phải đảm bảo các

Trang 19

điều kiện cơ bản sau:

- Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật;

- Có nhu cầu cấp tín dụng để sử dụng vào mục đích hợp pháp;

- Có phương án sử dụng vốn khả thi;

- Có khả năng tài chính để trả nợ;

- Có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh

1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng

Tín dụng Ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế mở cửanhư hiện nay Tín dụng Ngân hàng không chỉ giúp nền kinh tế lưu thông đượcnguồn vốn mà còn thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp Tín dụngNgân hàng góp phần thúc đẩy sự ra đời của các thành phần kinh tế theo mục tiêuphát triển của đất nước

 Đối với ngân hàng:

- Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và truyền thống, đóng vai trò quantrọng trong hoạt động Ngân hàng Hoạt động này mang lại lợi nhuận chủ yếu vàthúc đẩy sự phát triển của hệ thống Ngân hàng

- Thông qua hoạt động tín dụng như cho vay, bảo lãnh, chiết khấu,… Ngânhàng đa dạng hóa danh mục tài sản và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.Ngoài ra, việc đa dạng hóa danh mục các khoản vay cũng giúp Ngân hàng có thểđáp ứng được các nhóm nhu cầu khác nhau trong thị trường tài chính

- Từ hoạt động tín dụng, Ngân hàng có thể phát triển và mở rộng sang các loạihình dịch vụ khác như thanh toán, huy động tiền gửi và kinh doanh ngoại tệ,…

 Đối với thị trường:

- Hoạt động tín dụng giúp cho các pháp nhân, thể nhân trong nền kinh tế tiếpcận được nguồn vốn, nắm bắt các cơ hội kinh doanh,… Luân chuyển vốn từ cácpháp nhân, thể nhân có nguồn vốn thặng dư sang các pháp nhân, thể nhân khácđang cần vốn

Trang 20

- Hoạt động tín dụng giúp phân bổ các nguồn lực là tài chính trong nền kinh tếhiệu quả, góp phần lưu thông tiền tệ, điều tiết thị trường.

- Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế để thực hiện tái sản xuất mở rộng, tíndụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế,tạo nhiều sản phẩm hàng hoá tiêu dùng nội địa và xuất khẩu

 Đối với Nhà nước:

- Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các dự án tạo việc làm, tăng thunhập, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, và các chương trình, dự án mang tính

xã hội khác

- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn sản xuất mở rộngquá trình phân công lao động xã hội và hợp tác kinh tế trong nước và quốc tế Cácdoanh nghiệp, các công ty làm ăn có hiệu quả và uy tín được ngân hàng tập trungđầu tư vốn tạo đà mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ Tín dụng ngânhàng sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình tập trung và tích luỹ vốn, tạo cho các doanhnghiệp đủ điều kiện hợp tác liên doanh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài đưa nềnkinh tế nước ta hoà nhập vào nền kinh tế thế giới

- Thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng, Nhà nước có thể kiểm soát các hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để đề ra các biện pháp chính sách quản

lý kinh tế và hoạt động của các thành phần kinh tế thông qua các chính sách về tíndụng như là các chính sách ưu đãi về lãi suất và các điều kiện cho vay khác cho cácdoanh nghiệp đầu tư sản xuất theo mục tiêu định hướng phát triển kinh tế của Nhànước

1.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Trang 21

theo cam kết”.

Theo khoản 1 điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN: “Rủi ro tín dụng tronghoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợcủa TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặckhông có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo camkết”

1.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại

Theo giáo trình “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” năm 2010 củatác giả Nguyễn Văn Tiến:

“RRTD là một rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Rủi ro đượcphát sinh khi mà Ngân hàng không thu được toàn bộ gốc và lãi của khoản vay hoặcviệc trả gốc lãi của khách hàng vay vốn không đúng thời gian đã cam kết trong hợpđồng tín dụng”

Các đặc điểm của RRTD:

- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng dùngvốn huy động từ các cá nhân, tổ chức để chuyển giao vốn đến các khách hàng cầnvay vốn Nguyên nhân tạo nên RRTD là từ phía khách hàng, khi khách hàng sửdụng vốn vay không hiệu quả hoặc sai mục đích dẫn tới việc trả lãi và gốc củakhoản vay không đúng thời hạn/hoặc không có khả năng trả nợ như cam kết

- Rủi ro tín dụng mang tính đa dạng và phức tạp: Đó là do sự đa dạng và phứctạp từ nguyên nhân gây ra và do sự đa dạng hóa danh mục cho vay của Ngân hàng

- Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: Do tính chất của thông tin bất cân xứng nêntrong hoạt động tín dụng luôn ẩn chứa những rủi ro Chính vì vậy RRTD chỉ có thểphòng ngừa và hạn chế chứ không thế triệt tiêu hoàn toàn, RRTD là yếu tố tất yếutồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng

1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng

 Căn cứ theo nguyên nhân phát sinh, RRTD được phân thành: rủi ro giao dịch

và rủi ro danh mục

Trang 22

- Rủi ro giao dịch: là một hình thức RRTD mà nguyên nhân phát sinh là donhững hạn chế trong quá trình giao dịch, đánh giá khách hàng và xét duyệt cho vay

- Rủi ro danh mục: là một hình thức RRTD mà nguyên nhân phát sinh do nhữnghạn chế trong quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng

 Căn cứ theo tính chất của nguyên nhân, RRTD được phân thành: rủi ro kháchquan và rủi ro chủ quan

- Rủi ro khách quan: là một hình thức RRTD mà nguyên nhân phát sinh là donhững yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh….dẫn đến những tổn thất tíndụng mặc dù cả ngân hàng và bên đi vay đều thực hiện nghiêm ngặt các quy định vềquản lý và sử dụng vốn vay

- Rủi ro chủ quan: là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là dolỗi của ngân hàng hoặc của khách hàng hoặc của cả hai bên

1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong ngân hàng

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới RRTD trong hoạt động ngân hàng chủ yếu từ banguyên nhân sau: nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân từ phía ngân hàng

và nguyên nhân từ môi trường bên ngoài

1.2.4.1 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài

 Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường pháp lý trong nước

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là yếu tố quan trọng tác động trực tiếpđến hoạt động của Ngân hàng Khi nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định thì cácdoanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và có khả năng trả nợ Ngược lại, khi nềnkinh tế rơi vào tình trạng bị suy thoái, mất ổn định đã làm cho các doanh nghiệp gặprất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất bị đình trệ, sức mua bịgiảm sút, hàng hoá bị ứ đọng Dẫn tới việc các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng vốnvay không hiệu quả và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các chủ thể vay vốn.Ngoài ra, các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ cũng tác độngtrực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng Chính phủ sẽ đưa ra các chính sách vĩ môtrong từng thời kỳ khác nhau để phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và buộc

Trang 23

các Ngân hàng đóng vai trò là các định chế tài chính phải tuân theo.

- Môi trường chính trị, xã hội: Môi trường chính trị, xã hội ổn định sẽ tạo điềukiện cho các doanh nghiệp, hộ gia đình hoặc cá nhân,… phát triển và mở rộng sảnxuất kinh doanh Ngược lại, các chủ thể luôn phải phát triển trong điều kiện chiếntranh, cấm vận kinh tế, chính trị bất ổn, tệ nạn xã hội tràn lan… dẫn đến việc kìmhãm sản xuất, nguồn vốn không được lưu thông và khả năng rủi ro trong hoạt độngtín dụng Ngân hàng là rất cao

- Môi trường pháp lý: để phát triển đất nước theo đúng mục tiêu đã đề ra, nhànước sẽ đưa ra các văn bản pháp luật để đưa các chủ thể trong nền kinh tế đi đúngtheo hành lang pháp lý đã đưa ra Môi trường pháp lý sẽ tác động trực tiếp và mạnh

mẽ đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp, hộ giađình, cá nhân,…

 Môi trường quốc tế

Hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến kinhdoanh kinh tế Một mặt nó tạo điều kiện giao lưu kinh tế, tăng hiệu quả kinh tếtrong nước, nhưng mặt khác nó lại tạo ra sức cạnh tranh khốc liệt Các chủ thể vayvốn nếu không có những phản ứng kịp thời với sự thay đổi của thị trường quốc tếthì sẽ khó khăn trong cạnh tranh thị phần, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.Chính điều này đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng trong RRTD ngân hàng thời gianqua

1.2.4.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng

 Rủi ro từ thông tin bất cân xứng

Trong các nguyên nhân gây nên RRTD Ngân hàng, nguyên nhân chủ yếuchính là từ thông tin bất cân xứng Rủi ro về thông tin bất cân xứng xảy ra khi cácthông tin liên quan tới khoản vay mà các bên nắm bắt được là không tương đươngnhau Cụ thể, các chủ thể sử dụng vốn từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng là đốitượng nắm rõ và đầy đủ thông tin nhất về khả năng trả nợ cũng như tình hình sửdụng vốn thực tế của khoản vay đang vay tại TCTD

Rủi ro do thông tin bất cân xứng gồm có hai loại: lựa chọn đối nghịch và rủi ro

Trang 24

đạo đức.

- Lựa chọn đối nghịch: những chủ thể đi cần vốn thường là những chủ thể sẵnsàng đối đầu với những rủi ro của thị trường Nói cách khác, họ sẵn sàng đồng ý vớicác điều kiện của khoản vay để phục vụ phương án/dự án kinh doanh của mình Rủi

ro lựa chọn đối nghịch được phát sinh ngay sau khi Ngân hàng phê duyệt cấp tíndụng đối với khoản vay và ký kết hợp đồng tín dụng đối với Khách hàng

- Rủi ro đạo đức: rủi ro đạo đức có thể phát sinh trước hoặc sau khi ký kết hợpđồng tín dụng Để được vay vốn, khách hàng có thể cung cấp những hồ sơ giả hoặc

cố tình lừa ngân hàng về các điều kiện tài chính và tài sản bảo đảm của mình; hoặcsau khi được cấp tín dụng khách hàng sử dụng vốn không đúng như cam kết tronghợp đồng tín dụng Đây là nguyên nhân dẫn tới tổn thất vốn cao trong hoạt động củaNgân hàng

 Rủi ro từ khả năng tài chính của khách hàng

Bên cạnh thông tin bất cân xứng, những hạn chế hoặc thiểu biết về khả năngtài chính của chính chủ thể vay vốn cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốnvay và khả năng trả nợ của khách hàng

1.2.4.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

 Rủi ro từ chính sách tín dụng của Ngân hàng chưa hợp lý

Hầu hết các NHTM đề đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu Do đó, trong từngthời kỳ kinh tế, Ngân hàng chỉ tập trung nguồn vốn tín dụng vào một số ít kháchhàng, ngành nghề chính Nếu ngân hàng có đưa ra được các chính sách phụ hợp vớiđiều kiện của thị trường thì sẽ gây khó khăn cho các chủ thể vay vốn và có thể ảnhhưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng

 Rủi ro từ việc thực hiện quy trình tín dụng thiếu chặt chẽ

Các chuyên viên tín dụng trong Ngân hàng không cẩn thận trong khâu đánhgiá thông tin, thẩm định tín dụng và công tác kiểm tra việc sử dụng vốn vay haynhững yếu kém trong việc thực hiện các bước Điều này dẫn tới việc không theo sátkhoản vay và không nắm bắt được kịp thời những thay đổi tiêu cực của khoản vay

để đưa ra các biệp pháp xử lý kịp thời

Trang 25

Rủi ro từ năng lực chuyên môn và đạo đức của cán bộ tín dụng và các cấp

quản lý của ngân hàng chưa tốt dẫn đến các quyết định cho vay được thực hiệnkhông đúng với chính sách tín dụng của ngân hàng

1.2.5 Hậu quả của rủi ro tín dụng ngân hàng

 Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận Ngân hàng

RRTD từ các khoản cấp tín dụng phát sinh sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả gốc

và lãi của Ngân hàng Ngân hàng sẽ bị thiệt hại về mặt tài chính khi không thu hồiđược vốn và lãi của khoản vay Trong trường hợp khách hàng tất toán được toàn bộgốc và lãi vay công với phần lãi phạt do quá hạn thì cũng ảnh hưởng đến tài chínhcủa Ngân hàng, khi đó Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro và mất đi những cóhội đầu tư vào các dự án/phương án khả thi khác

 Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của Ngân hàng

Nguồn vốn từ các khoản cấp tín dụng của Ngân hàng chủ yếu là được huyđộng từ các chủ thể trong nên kinh tế có nguồn vốn dư thừa Chính vì vậy, RRTD sẽảnh hưởng tới việc hoàn trả tiền gửi, khả năng thanh toán của Ngân hàng NếuRRTD quá cao có thể làm ngân hàng mất tính thanh khoản tạm thời hoặc phá sản

 Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của Ngân hàng

Rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng là một tiêu chí để đanh giá hoạt động củaNgân hàng có hiệu quả hay không Khi Ngân hàng không kiểm soát được rủi ro tíndụng của mình sẽ làm giảm uy tín và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của củaNgân hàng Đây là một vấn đề rất nguy hiểm khi khách hàng mất lòng tin ở Ngânhàng, họ sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng, thậm chí họ có thể còn rút lại nhữngkhoản tiền đã gửi Điều đó đã gây khó khăn cho việc huy động vốn, làm giảm quy

mô hoạt động của Ngân hàng NHTM gặp rủi ro cũng sẽ làm mất lòng tin đối vớicác Ngân hàng đối tác, Ngân hàng nước ngoài nên rất khó có thể nhận được nhữngkhoản tín dụng khi cần thiết

 Rủi ro tín dụng là nguy cơ dẫn đến phá sản Ngân hàng

Ngân hàng gặp RRTD đã làm giảm sút lòng tin đặc biệt là đối với những

Trang 26

người gửi tiền Họ lo sợ bị mất những khoản tiền đã gửi và sẽ đến rút tiền để tìm cơhội đầu tư có lợi hơn ở một Ngân hàng khác Trường hợp nghiêm trọng xảy ra khi

có quá nhiều người đến rút tiền về dẫn đến sự mất thanh khoản và trầm trọng hơn

đó chính là phá sản của Ngân hàng

Hậu quả của sự phá sản Ngân hàng không chỉ bản thân Ngân hàng phải gánhchịu mà nó còn liên quan đến các Ngân hàng bạn có quan hệ với ngân hàng Điềunày sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ra sự phá sản hàng loạt của các ngânhàng khác ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Chính điều này đã gây tanhững rối loạn về an ninh, chính trị, xã hội kéo theo hàng loạt những hậu quả khácnhư: Thất nghiệp, lạm phát, tệ nạn xã hội nảy sinh Đây là những bài học thấm thía

có nguồn gốc từ những RRTD của NHTM

1.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại

1.3.1 Khái niệm quy trình quản trị rủi ro tín dụng

QTRRTD là một quá trình mang tính chủ động, chiến lược và tích hợp baogồm cả đo lường và giảm thiểu rui ro, với mục tiêu cơ bản là tối đa hóa giá trị củamột ngân hàng, đồng thời giảm thiểu nguy có phá sản

Quy trình QTRRTD là toàn bộ quá trình nhận diện, đo lường, đánh giá, kiểmsoát và xử lý rủi ro tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức độ rủi rotín dụng chấp nhận được

Vai trò của quy trình QTRRTD: Quy trình QTRRTD giúp cho ngân hàng cóthể quản trị rủi ro tín dụng cũng như thống nhất các bước QTRRTD bài bản trongquá trình QTRRTD Từ đó phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng tới từng đơn

vị, phòng ban tham gia vào quy trình QTRRTD

1.3.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Quy trình QTRRTD có bốn bước cơ bản tạo thành chu trình khép kín như sau:(i) Nhận diện RRTD; (ii) Đo đường RRTD bằng các mô hình, (iii) Kiểm soát rủi rotín và (iv) Xử lý RRTD hay tài trợ RRTD Các hoạt động có mối liên hệ chặt chẽvới nhau với kết quả của mỗi bước trước sẽ là tiền đề cho bước sau

Trang 27

Nhận diện rủi ro tín dụng Đo đường RRTD bằng các

Các bước trong nhận diện rủi ro tín dụng:

- Bước 1: Xác định định hướng của ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng

- Bước 2: Tiếp cận, thu thập thông tin khách hàng và người có liên quan và làmviệc với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan

- Bước 3: Nhận diện rủi ro qua các rủi ro phi tài chính: Tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh thực tế, khả năng và kinh nghiệm quản lý điều hành, chất lượngcán bộ nhân viên tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, các đối

Trang 28

tác của khách hàng

- Bước 4: Nhận diện rủi ro qua các chỉ số tài chính: Phương án vay vốn, các báocáo tài chính, kết hoạt động sản xuất kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của kháchhàng…

1.3.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng bằng các mô hình

Đo lường RRTD bằng các mô hình là bước tiếp theo sau khi nhận diện đượcnguy cơ rủi ro Đo lường RRTD bằng các mô hình nhằm lượng hóa mức độ rủi rocủa khách hàng, từ đó xác định phần bủ RRTD và giới hạn tín dụng an toàn tối đađối với từng khách hàng cụ thể, đồng thời để trích lập dự phòng RRTD

Mô hình sử dụng để đo lường RRTD gồm hai loại: Mô hình định tính và môhình lượng hóa Tùy thuộc và tình hình thực tế của mỗi ngân hàng mà các ngânhàng có thể sử dụng một trong hai loại mô hình hoặc đồng thời sử dụng cả hai.Các bước trong đo lường rủi ro tín dụng như sau:

- Bước 1: Nhập liệu, phân tích các chỉ số phi tài chính

- Bước 2: Nhập liệu, phân tích các chỉ số tài chính

- Bước 3: Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ hoặc các mô hình để lượng hóaRRTD đối với mỗi khoản cấp tín dụng

1.3.2.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát RRTD là việc sử dụng các biện pháp, các kỹ thuật, các công cụ,chiến lược và những quá trình để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổnthất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng bằng cáchkiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro, tổn thất hoặc lợi ích

Các bước trong kiểm soát RRTD bao gồm:

- Bước 1: Đa dạng hóa danh mục cấp tín dụng

- Bước 2: Phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD

- Bước 3: Xây dựng chính sách và quy trình tín dụng

Trang 29

- Bước 4: Thiết lập hệ thống báo cáo và kiểm soát hoạt động QTRRTD thườngxuyên và đột xuất giữa các các đơn vị: Đơn vị kinh doanh đến các đơn vị nghiệp vụcủa HO, từ các khối nghiệp vụ HO đến Ban điều hành, và từ Ban điều hành đến Hộiđồng thành viên/Hội đồng quản trị.

Các kỹ thuật kiểm soát RRTD gồm:

- Né tránh rủi ro: là biện pháp ngân hàng sử dụng chủ động tránh né rủi ro trướckhi rủi ro xảy ra hoặc NHTM tìm cách loại bỏ các nguyên nhân chính có thể gây raRRTD

- Ngăn ngừa tổn thất: tìm cách giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra

- Giảm thiểu tổn thất: là các biện pháp xử lý sau khi rủi ro xảy ra nhằm giảm tớimức thấp nhất tổn thất do rủi ro gây ra

- Chuyển giao kiểm soát rủi ro

- Đa dạng hóa: các sản phẩm trong ngân hàng để phân tán rủi ro

1.3.2.4 Xử lý rủi ro tín dụng (Tài trợ rủi ro tín dụng)

Xử lý RRTD là việc sử dụng các công cụ, kỹ thuật để tài trợ cho chi phí củarủi ro và tổn thất từ hoạt động tín dụng

Các bước trong xử lý RRTD như sau:

- Bước 1: Xử lý RRTD đối với các tổn thất đã được lường trước: NHTM có thể

sử dụng nguồn vốn từ quỹ dự phòng RRTD đã được xếp loại theo tiêu chuẩn để bùđắp tổn thất hoặc sử dụng các công cụ phái sinh như: hợp đồng trao đổi tín dụng,hợp đồng quyền chọn tín dụng, hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro hoặcchứng khoán hóa các khoản vay

- Bước 2: Áp dụng các biện pháp để tài trợ rủi ro, gồm: Xử lý tài sản đảm bảo

để thu hồi nợ, chuyển giao rủi ro, bán nợ gồm bán nợ tham gia và chuyển nhượngnợ,…

- Bước 3: Xử lý RRTD đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro:Ngân hàng phải dùng vốn tự có làm nguồn dự phòng để bù đắp

Trang 30

- Bước 4: Thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro: Những khoản vay đã xử lý rủi

ro khó thu hồi được theo dõi riêng và từng trường hợp có biện pháp và xử lý cụ thể

1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

- Nhóm 1- Nợ đủ tiêu chuẩn: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khảnăng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

- Nhóm 2 – Nợ cần chú ý: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năngthu hồi cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ

- Nhóm 3-Nợ dưới tiêu chuẩn: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không cókhả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Các khoản nợ này được TCTD đánh giá

1.3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu

Trang 31

Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) nêu trên, cụ thể được quy định theo khoản 1điều 10 của thông tư 02/2013/TT-NHNN và thông tư 09/2014/TT-NHNN như sau:

 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;

(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủtheo hợp đồng tín dụng;

(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời giandưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật các tổ

(v) Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3Điều này

(vii) Nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tưnày

 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả

nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

(iv) Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.(v) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trongthời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

Trang 32

(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kếtluận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vii) Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tưnày

 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạntrả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơcấu lại lần thứ hai;

(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đãquá hạn;

(v) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trongthời gian trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kếtluận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bốđặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏavốn và tài sản;

(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này;

(ix) Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tưnày

Nợ xấu phản ánh đúng nhất chất lượng tín dụng yếu kém của các NHTM.Cách xác định tỷ lệ nợ xấu được đo bằng công thức như sau:

Trang 33

trở lên sẽ tập trung xử lý nợ để đưa về mức an toàn dưới 3%.

dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ như sau):

R = max {0, (A - C) } x r ; trong đó:

R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: Số dư nợ gốc của khoản nợ

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Ý nghĩa: Trích lập dự phòng RRTD giúp ngân hàng đảm bảo an toàn tronghoạt động tín dụng Trích lập dự phòng RRTD càng cao chứng tỏ hoạt QTRRTDcủa ngân hàng kém an toàn và cần trích lập nhiều hơn để bù đắp lại phần RRTD cóthể xảy ra

Trang 34

Hiệp ước Basel II được xây dựng trên cơ sở vững chắc của ba trụ cột Trụ cột I

là các quy định về vốn đã kết hợp cả rủi ro hoạt động vào công thức tính vốn tốithiểu Cách thức đo lường các loại dủi ro được xây dựng và hướng dẫn chi tiết Trụcột II liên quan đến hoạt động thanh tra giám sát và trụ cột III là các nguyên tắc thịtrường và minh bạch thông tin để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng

1.4.1.1 Trụ cột 1 của Basel II – Yêu cầu vốn tối thiểu

Tương tự như Basel I, Basel II vẫn quy định mức vốn an toàn tối thiểu (CAR)

là 8%, được xác định như sau:

T ỷ l ệ v ố n t ố i thi ể u= Tổng vốn

R WA rrtd +( K rủiro h oạt động∗12,5 )+(K rủi ro t h ị tr ư ờng∗12,5 ) ≥ 8 %

Tổng vốn: Xác định giống như Basel I, tổng vốn = vốn cấp I + vốn cấp II

Vốn cấp I (theo quyết định số 457/2015/QĐ-NHNN) bao gồm vốn điều lệ, lợinhuận không chia và các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổchức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹđầu tư phát triển

Vốn cấp II (bốn bổ sung) bao gồm: Lợi nhuận chưa công bố, giá trị tài sảnđánh giá lại, các khoản dự phòng rủi ro và các khoản nợ thứ cấp Do đó, trái phiếuchuyển đổi cũng được coi là vốn cấp II

Tài sản có rủi ro (RWA): Ngoài rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường đã đượcquy định tại Basel I, Basel II đã bổ sung thêm rủi ro hoạt động vào công thức tính.RWA (Rủi ro tín dụng) = Tài sản * hệ số rủi ro

K: vốn yêu cầu tối thiểu đối với từng loại rủi ro

1.4.1.2 Trụ cột 2 – Thanh tra, giám sát ngân hàng

Với trụ cột này, Basel II nhấn mạnh bốn nguyên tắc chủ yếu của công tác kiểmtra giám sát như sau:

 Nguyên tắc 1: Các ngân hàng cần có một quy trình đánh giá mức độ vốn nội

bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược duy trì mức vốn tối thiểu.Trong nội dung này, quản lý ngân hàng phải gánh trách nhiệm cơ bản đối với việc

Trang 35

khẳng định rằng ngân hàng có vốn đủ để hỗ trợ các rủi ro xảy ra Quá trình quản lýrủi ro ngân hàng bao gồm các nội dung: Giám sát quản lý của ban giám đốc và cấpcao; đánh giá vốn an toàn, đánh giá về rủi ro toàn diện, thanh tra và báo cáo, kiểmsoát nội bộ.

 Nguyên tắc 2: Các tổ chức giám sát cần rà soát, kiểm tra và đánh giá lại quytrình đánh giá về yêu cầu vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khảnăng của họ để thanh tra và khẳng định sự tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu Các tổ chứcgiám sát cần được thực hiện hành động giám sát phù hợp Nội dung giám sát cầnkiểm tra như sau: Kiểm tra tính đầy đủ vốn của các đánh giá rủi ro, đánh giá về tínhđầy đủ vốn, đánh giá về môi trường kiểm toán, kiểm tra giám sát về sự tuân thủ cáctiêu chuẩn tối thiểu, đáp ứng giám sát

 Nguyên tắc 3: Các tổ chức giám sát sẽ tìm cách thâm nhập vào những giaiđoạn đầu tiên để ngăn mức vốn giảm xuống dưới mức tối thiểu, và có thể yêu cầusửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu theo quyđịnh.Các tổ chức giám sát sẽ tìm cách thâm nhập vào những giai đoạn đầu tiên đểngăn cản mức vốn giảm xuống dưới mức tối thiểu và có thể yêu cầu thay đổi ngaylập tức nếu mức vốn không duy trì trên mức tối thiểu

1.4.1.3 Trụ cột 3 của Basel II – Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin

Basel II đưa ra nguyên tắc minh bạch chung: Các ngân hàng cần có chính sách

về tính minh bạch được hội đồng quản trị thông qua Chính sách này phải thể hiện

rõ cách tiếp cận của ngân hàng đối với việc xác định sự minh bạch nào và kiểm soátnội bộ nào sẽ thực hiện theo quá trình minh bạch, thể hiện rõ các mục tiêu và chiếnlược dành cho việc công khai hóa các thông tin về thực trạng tài chính và hoạt độngcủa ngân hàng

Ngoài ra các ngân hàng phải xây dựng kế hoạch thực hiện công khai tài chính

rõ ràng và một quy trình để đánh giá độ chính xác trong các báo cáo của họ Đối vớitừng loại dủi ro riêng biệt, các ngân hàng phải mô tả các mục tiêu và chính sáchquản trị rủi ro

1.4.2 Phương pháp xác định Rủi ro tín dụng theo Basel II

Trang 36

Basel II đo lường và tính toán hệ số rủi ro đối với các khoản mục tài sản trongQTRRTD Có hai phương pháp cơ bản đó là: Phương pháp chuẩn và phương phápxếp hạng nội bộ (IRB)

1.4.2.1 Phương pháp chuẩn đánh giá Rủi ro tín dụng

Theo phương pháp chuẩn, tài sản có rủi ro được xác định như sau:

RWA = Tài sản * hệ số rủi ro

Hệ số rủi ro của tài sản có rủi ro cụ thể xem tại phụ lục 1

Basel II đề cấp đến xếp hạng tín dụng, không áp dụng cho từng hạng mục tàisản mà còn phụ thuộc vào việc tài sản đó được gắn liền với chủ thế được cấp tíndụng như thế nào, uy tín và xếp hạng tín dụng của chủ thể Việc xếp trọng số tùythuộc theo mức độ tín nhiệm xếp hàng tín dụng của chủ nợ (từ AAA đến dưới B-).Basel II chia nợ thành 5 nhóm có trọng số rủi ro lần lượt 0%, 20%, 50% và 150%

1.4.2.2 Phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB)

Nguồn: Theo Basel II

Sơ đồ 1.2: Mô hình IRB

PD - Xác xuất vỡ nợ: Đo lường khả năng xảy ra rủi ro Tín dụng tương ứngtrong một khoảng thời gian thường là một năm Cơ sở để tính PD là các số liệu vềcác khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợtrong hạn và khoản nợ không thu hồi được

Theo yêu cầu Basel II, để tính toán được xác xuất vỡ nợ trong vòng một nămcủa khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trongvòng ít nhất là 5 năm trước đó Dữ liệu thu thập được phân theo 3 nhóm sau:

Trang 37

- Nhóm dữ liệu tài chính lên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũngnhư các đánh giá của các tổ chức xếp hạng.

- Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năngnghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng củangành

- Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khảnăng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi,… rồi

từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình có sẵn, từ đó tính được xácxuất không trả được nợ của khách hàng

LGD - Thiệt hại do vỡ nợ: Đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợtại thời điểm khách hàng không trả được nợ LGD không chỉ bao gồm tổn thất vềkhoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trảđược nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hànhchính có thể phát sinh như: Chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụpháp lý và một số chi phí liên quan khác

Bảng 1.1: Giá trị LGD tối thiểu đối với tỷ trọng đảm bảo các hoạt động tài chính

thiểu

Mức độ đảm bảo tối thiểu đối với hoạt động

Mức độ đảm bảo yêu cầu vượt quá đối với LGD đầy đủ

Bất động sản thương mại (CRE)

Nguồn: International Covergence of Capital Measurement & Capital Standards

EAD – Giá trị hoạt động khi vỡ nợ: Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm kháchhàng không trả được nợ

M – Kỳ đáo hạn hiệu dụng: Khi các ngân hàng sử dụng phương pháp IRB thì cơbản M sẽ là 2,5 năm, đối với các giao dịch mua/bán lại (repo) là 6 tháng

Cách tính M:

Trang 38

t

t∗CFt CFt

Với CFt là dòng tiền tương lai hàng năm (gốc, lãi và phí) theo hợp đồng tín dụngtrong kỳ hạn t

Ngoài ra, các ngân hàng cũng phải phân hạng tài sản trên sổ sách của mìnhtheo nhiều loại khác nhau với những tính chất đặc thù tùy theo từng nhóm khoảnphải đòi đối với các chủ thể như: (i) Doanh nghiệp, (ii) Đơn vị hành chính sựnghiệp, (iii) Tổ chức tín dụng, (iv) cá nhân Mỗi loại tài sản gồm ba nhân tố cơ bản:

- Yếu tố rủi ro: Ước tính biến số rủi ro của các ngân hàng hoặc cơ quan giám sát

- Hàm số về hệ số rủi ro: Các phương tiện định lượng giúp thành tố rủi ro đượcchuyển đổi thành tái sản có rủi ro và từ đó tính toán nhu cầu vốn

- Yêu cầu vốn tối thiểu: Các chuẩn mực tối thiểu phải đạt đối với ngân hàngmuốn áp dụng phương pháp IRB

1.5 Kinh nghiệm quy trình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Năm 2013, VietinBank tiếp tục chuyển đổi mô hình QTRRTD giai đoạn 2theo chuẩn Basel II, là ngân hàng tiên phong trong việc triển khai xây dựng mô hìnhQTRRTD ba vòng kiểm soát từ việc áp dụng 4 bước QTRRTD vào bộ máy hoạtđộng của VietinBank Việc chuyển đổi mô hình QTRRTD đảm bảo QTRR toàndiện dựa trên ba vòng kiểm soát chặt chẽ, giảm thiểu RRTD

Trang 39

Nguồn: 011219507.html

http://www.tinmoi.vn/chuyen-doi-mo-hinh-tin-dung-huong-toi-khach-hang-Sơ đồ 1.3: Mô hình QTRRTD tại VietinBank

1.5.1 Quy trình QTRRTD tại VietinBank

Bước 1: Nhận diện RRTD

CBKD sau khi tìm hiểu nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng sẽ hướng dẫn và

tư vấn cho khách hàng lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Sau khi khách hàng cung cấp

đủ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, CBKD tiến hành thẩm định nhu cầu cấp tín dụng củakhách hàng theo 5 tiêu chí: Năng lực pháp lý, năng lực tài chính, phương án vayvốn, TSBĐ và những rủi ro có thể xảy ra do các điều kiện khác Sau khi thẩm địnhxong, CBKD tiến hành lập tờ trình đề nghị cấp tín dụng đến cấp thẩm quyền phêduyệt

Đối với những khoản vay lớn, khoản vay phức tạp cần CBTĐ độc lập thẩmđịnh lại tờ trình và hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng, ĐVCTD sẽ gửi tờ trình và hồ

sơ cấp tín dụng lên phòng Thẩm định theo quy định của VietinBank

Sau khi khoản cấp tín dụng được phê duyệt, CBKD chuyển tòa bộ hồ sơ cấptín dụng và phê duyệt cho phòng kế toán để thực hiện kiểm soát tính đầy đủ vàchính xác của hồ sơ, kiểm soát chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng vốn trước khithực hiện giải ngân, CBKD sẽ tiếp tục kiểm soát mục đích sử dụng vốn và kiểm trakhách hàng định kỳ sau khi giải ngân

Bước 2: Đo lường RRTD

Hiện nay, VietinBank đã xây dựng hệ thống chấm điểm XHTDNB để chấmđiểm khách hàng, đánh giá phân loại khách hàng phù hợp Ngoài ra, VietinBank đã

ký kết hợp đồng “Dịch vụ tư vân xây dựng Hệ thống quản lý RRTD cơ bản củaVietinBank” với Công ty tư ấn Ernst & Young Singapore để cải tổ toàn bộ hệ thốngquản trị RRTD theo Basel II Theo đó, VietinBank xây dựng một hệ thống đo lường

Trang 40

RRTD theo phương pháp thống kê, cải thiện chính xác và lượng hóa các tổn thất dựkiến (EL) và tổn thất ngoài dự kiến (UL).

Bước 3: Kiểm soát RRTD

Kiểm soát RRTD tại VietinBank bao gồm hai nội dung chính là: Kiểm soáttuân thủ, và xây dựng hệ thống quy trình xử lý nợ có vấn đề

Kiểm soát tuân thủ là việc VietinBank thường xuyên kiểm tra, kiểm soát cácĐVCTD và yêu cầu các ĐVCTD lập báo cáo thường xuyên/đột xuất theo quy địnhnhằm kịp thời phát hiện và ngăn ngừa RRTD phát sinh trong quá trình cấp tín dụngcủa các ĐVCTD

VietinBank cũng chú trọng xây dựng hệ thống quy trình xử lý nợ có vấn để.Theo đó, khi có bất kỳ chỉ số nào thay đổi như: Tăng trưởng tín dụng quá nhanh, cơcấu tín dụng tập trung cao vào một ngành, phát sinh nợ có vấn đề và nợ xấu vượtngưỡng cho phép, các đơn vị nghiệp vụ tại phòng QTRR sẽ nhanh chóng cập nhậpthông tin (thường là mỗi ngày một lần vào cuối ngày) bằng cách chạy số liệu báocáo trên hệ thống và báo cáo từ đơn vị (định kỳ/đột xuất) Từ đó báo cao lên Banđiều hành và Ủy ban xử lý rủi ro, đề xuất phương án xử lý

Ngoài ra, để kiểm soát RRTD chặt chẽ, VietinBank cũng chú trọng phát triểncông nghệ thông tin để có thể xuất báo cáo thuận tiện, chính xác và nhanh chóng.Ngày 18/8/2011, VietinBank chính thức áp dụng hệ thống nhắc nợ qua SMS điệnthoại, dịch vụ này đã hỗ trợ rất nhiều cho các CBKD vì phải quản lý số lượng kháchhàng lớn, giúp khách hàng có thể nhanh chóng và lưu trữ lại được số tiền cần phảithanh toán trả nợ

Bước 4: Xử lý, tài trợ RRTD

VietinBank thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo đúng thông tư002/2013/TT-NHNN của NHNN Khi khách hàng có những dấu hiệu bất thườngnhư chậm thanh toán nghĩa vụ nợ đến hạn hay không trả được nợ, tình hình tàichính khó khăn, môi trường kinh doanh thay đổi bất lợi,… thì sẽ có nguy có phátsinh các RRTD Vì vậy VietinBank thường xuyên đánh giá lại tình trạng khoản cấptín dụng tối thiểu một năm một lần và kiểm tra định kỳ 3 tháng/lần Từ đó đưa ra

Ngày đăng: 29/12/2017, 17:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lý Hoàng Ánh (2013), Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cấp cao ngành ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng số 8/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cấp cao ngành ngânhàng
Tác giả: Lý Hoàng Ánh
Năm: 2013
2. Lê Thị Huyền Diệu, Luận cứ khoa học về xác định mô hình Quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận cứ khoa học về xác định mô hình Quản lý rủi ro tíndụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
3. Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương, Lê Thị Hiệp Thương, Phạm Phú Quốc, Hồ Trung Bửu& Bùi Diệu Anh, Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê,2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tín dụng ngân hàng
Nhà XB: NXB Thống kê
4. Đỗ Văn Độ (2007), Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM Nhà nước thời kỳ hội nhập, Tạp chí Ngân hàng số 76/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM Nhà nước thời kỳ hộinhập
Tác giả: Đỗ Văn Độ
Năm: 2007
5. Nguyễn Quang Hiện (2015), Chuẩn mực vốn theo Hiệp ước Basel II áp dụng trong quản trị rủi ro tín dụng, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán số 12/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực vốn theo Hiệp ước Basel II áp dụngtrong quản trị rủi ro tín dụng
Tác giả: Nguyễn Quang Hiện
Năm: 2015
6. Lưu Thị Việt Hoa, Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luân văn thạc sĩ, Trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam
7. Học viện Ngân hàng, Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng ngân hàng
Nhà XB: NXB Thống kê
8. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, có hiệu lực từ ngày 01/06/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 02/2013/TT-NHNN
9. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành ngày 20/11/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 36/2014/TT-NHNN
10. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, ban hành ngày 30/12/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 39/2016/TT-NHNN
15. Quốc hội, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12, ban hành ngày 16/6/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12
16. Quốc hội, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ban hành ngày 29/06/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
17. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Nhà XB: NXB Thống kê
18. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2010.B. Trang thông tin điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Thống kê
19. Trang web Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương, Giới thiệu tổng quan về OceanBank, tại địa chỉ: http://oceanbank.vn/gioi-thieu.html., truy cập ngày 15/3/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu tổngquan về OceanBank
20. Trang web Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương, Tầm nhìn của OceanBank, tại địa chỉ: http://oceanbank.vn/gioi-thieu/tam-nhin.html., truy cập ngày 15/3/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tầm nhìn củaOceanBank
11. OceanBank, Báo cáo tài chính của OceanBank các năm 2013, 2014, 2015, 2016 Khác
12. OceanBank, Chính sách QTRRTD của OceanBank ban hành ngày 8/3/2013 Khác
13.OceanBank, Quy trình khung QTRRTD số 893/2016/QĐ-HĐTV ngày 13/10/2016 Khác
14. OceanBank, Quy trình cấp tín dụng ban hành ngày 9/6/2016 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w