1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG CHIẾN lược và CHÍNH SÁCH môi TRƯỜNG

10 454 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 28,84 KB

Nội dung

 Chính sách môi trường Khái niệm: Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược, thời đoạn, nhằm giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể nào đó, trong một giai đoạn nhất định. Chính sách môi trường cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường (trong nước) và các Công ước quốc tế về môi trường mà VN cam kết thực hiện. Mỗi cấp quản lý hành chính đều có những chính sách môi trường riêng. Nó vừa cụ thể hoá luật pháp và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương. Sự đúng đắn và thành công của chính sách cấp địa phương có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự thành công của chính sách cấp trung ương. Chính sách do Chính Phủ ban hành Căn cứ vào Luật MT các địa phương đưa ra những chính sách phù hợp với từng điều kiện của địa phương. Chính sách do địa phương ban hành, những địa phương khác nhau sẽ có những chính sách môi trường phù hợp với từng địa phương, mang đặc thù của từng địa phương Cùng một quy định chung của Luật BVMT thì đi về địa phương khác nhau sẽ đưa ra những chính sách khác nhau.

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

1 Phân biệt giữa chiến lược và chính sach, đưa ra VD

Chính sách môi trường

- Khái niệm: Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược, thời đoạn, nhằm giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể nào đó, trong một giai đoạn nhất định"

- Chính sách môi trường cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường (trong nước) và các Công ước quốc tế về môi trường mà VN cam kết thực hiện Mỗi cấp quản lý hành chính đều có những chính sách môi trường riêng Nó vừa cụ thể hoá luật pháp và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương Sự đúng đắn và thành công của chính sách cấp địa phương có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự thành công của chính sách cấp trung ương

- Chính sách do Chính Phủ ban hành

- Căn cứ vào Luật MT các địa phương đưa ra những chính sách phù hợp với từng điều kiện của địa phương Chính sách do địa phương ban hành, những địa phương khác nhau

sẽ có những chính sách môi trường phù hợp với từng địa phương, mang đặc thù của từng địa phương

- Cùng một quy định chung của Luật BVMT thì đi về địa phương khác nhau sẽ đưa ra những chính sách khác nhau

Chiến lược môi trường

- CL là những văn kiện sống đòi hỏi thay đổi theo xu hướng phát triển, thay đổi theo điều kiện của môi trường Được hoàn thành trong một thời gian nhất định, được ra đời khi có hiện tượng môi trường mới xảy ra, được hình thành nhờ những vấn đề môi trường đầu tiên

- CL bao gồm các yếu tố: ưu tiên những vấn đề nào cần thiết sau đó đưa ra chiến lược thực hiện; đánh giá kinh tế, kỹ thuật và thách thức; đưa ra những hành động thiết thực

- CL do các bộ ban hành, chiến lược được xây dưng để cụ thể hóa chính sách ở một mức nhất định

2 Lý do cần cập nhật văn bản PL:

- Do xu hướng KT –XH ngày càng phát triển, gây ra những tác động mới, ảnh hưởng mạnh hơn đến môi trường, luật BVMT 2005 không còn đủ phạm vi để

xử lý

- Tình hình hiện nay nhiều vấn đề mới nảy sinh như tác động của biến đổi khí hậu, an ninh môi trường, an ninh sinh thái đòi hỏi pháp luật về bảo vệ môi trường phải được cập nhật, bổ sung với các giải pháp đồng bộ, đủ mạnh, có tính đột phá: Luật 2014 đã bổ sung thêm 01 chương về sự ảnh hưởng của BĐKH

- Dựa trên sự khảo sát thực tế về khả năng tiếp nhận, điều kiện của môi trường nền

- Do trình độ phát triển KH –KT ngày càng nâng cao, trình độ phân tích thông

số đầu vào khi đưa vào môi trường đã được phát triển hơn

Trang 2

3 Luật BVMT 2014

Gồm 20 chương, 170 điều và các văn bản dưới Luật

Chương 1 Những quy định chung

Chương 2 Quy hoạch BVMT, ĐMC, ĐTM, KHBVMT

Chương 3 BVMT trong khai thác, sử dụng TNTN

Chương 4 Ứng phó với biến đổi khí hậu

Chương 5 BVMT Biển và Hải đảo

Chương 6 BVMT nước, đất và không khí

Chương 7 BVMT trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Chương 8 BVMT đối với đô thị, khu dân cư

Chương 9 Quản lý chất thải

Chương 10 Xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện MT

Chương 11 Quy chuẩn kỹ thuật MT, Tiêu chuẩn MT

Chương 12 Quan trắc MT

Chương 13 Thông tin MT, chỉ thị MT, thống kê MT và Báo cáo MT

Chương 14 Trách nhiệm của cơ quan quản lý NN về BVMT

Chương 15 Trách nhiệm của MTTQVN, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức XH-nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong BVMT

Chương 16 Nguồn lực BVMT

Chương 17 Hợp tác quốc tế về BVMT

Chương 18 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về BVMT

Chương 19 Bồi thường thiệt hại về MT

Chương 20 Điều khoản thi hành

4 Khó khăn khi xây dựng CS – CL

- PL chưa có tính răn đe

- Sự tuân thủ của các doanh nghiệp và cá nhân còn kém, doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt hơn là xử lý

- Ý thức người dân chưa cao

- Cộng đồng: Nếu không ảnh hưởng đến lợi ích thì không lên tiếng

- Nguồn nhân lực xây dựng chính sách, chiến lược không có kinh nghiệm

- Phụ thuộc nhiều vào văn bản của nước ngoài

- Không có sự khảo sát thực tế, căn cứ nhiều vào các TC – QC quốc tế dẫn tới sự không phù hợp do sự khác biết giữa ngành nghề kinh tế giữa Việt Nam và nước ngoài

5 Nguyên tăc, nhiệm vụ Thanh tra.

Có hai kiểu thanh tra:

- Thanh tra CQ hành chính nhà nước:

+ Thanh tra quản lý hành chính nhà nước: Xem xét quá trình hoạt động kinh tế, nhà nước, các hoạt động kinh tế, xã hội có gì sai phạm không + Thanh tra chuyên ngành: Chấp hành quy định, pháp luật của nhà nước về từng lĩnh vực chuyên ngành: Thanh tra y tế, môi trường, ATTP

Gồm thanh tra đột xuất và thanh tra định kỳ

Trang 3

- Thanh tra đảng

Thành lập đoàn thanh tra cần căn cứ vào:

- Thông tin ban đầu : đơn thư, khiếu nại

- Qua quá trình quản lý nhà nước thấy dấu hiệu vi phạm

Đoàn thanh tra bao gồm:

- Trưởng đoàn: chuyên viên chính trở lên, có kinh nghiệm, tư cách đạo đức Thủ trưởng cơ quan có quyền thay đổi trưởng đoàn thanh tra để đảm bảo khách quan trong những trường hợp đặc biệt.,

- Phó trưởng đoàn: Trong trường hợp đặc biệt mới có

- Thành viên

- Thư kí

Nguyên tắc thanh tra:

- Công khai, minh bạch, đảm bảo sự công bằng của pháp luật

- Tiến hành thanh tra trong giờ hành chính, trường hợp đặc biệt có thể thanh tra ngoài giờ hành chính

- Đúng đối tượng thanh tra, đúng phạm vi

- Phải có nhật ký thanh tra, nhật ký không được xe, xóa bỏ, chỉ đc gạch bỏ khi được phép và ký tên xác nhận

- Nếu có mqh với đối tượng thanh tra, cần chủ động xin rút khỏi đoàn thanh tra đảm bảo tính khách quan, minh bạch

Chức năng, nhiệm vụ của Đoàn thanh tra

- Có quyền yêu cầu đối ượng thanh tra phải chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ quá trình thanh tra

- Niêm phong giấy tờ có liên quan khi có dấu hiệu vi phạm

- Trong trường hợp cần thiết có quyền trưng cầu giám định, đề xuất CQQL

xử lý vi phạm

- Có quyền xử phạt,ban hành KL xử phạt

6 Quy trình thanh tra

Bước 1: Chuẩn bị Thanh tra:

- Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để ban hành quyết định thanh tra

- Ra quyết định thanh tra

- Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra

- Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra

- Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra

Bước 2: TIẾN HÀNH THANH TRA TRỰC TIẾP TẠI NƠI ĐƯỢC THANH TRA

- Công bố quyết định thanh tra

- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra

Trang 4

- Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu

- Thủ tục thực hiện quyền trong quá trình thanh tra

- Xử lý sai phạm được phát hiện khi tiến hành thanh tra

- Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra

- Việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra

- Kéo dài thời gian thanh tra

- Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

- Kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra

Bước 3: KẾT THÚC THANH TRA

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra

- Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra

- Xem xét báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra

- Xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra

- Ký và ban hành kết luận thanh tra

- Công khai kết luận thanh tra

- Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra

- Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra

7 Quy trình ban hành chính sách

- Thành lập ban soạn thảo: gồm cả những người thuộc lĩnh vực khác, tùy váo cấp độ của chính sách mà quy định người tham gia

- Thành lập tổ biên tập + Thu thập thông tin, tài liệu liên quan: tham khảo văn bản có liên quan trong nước

+Thu thập thông tin thông tin về chính sách ưu đãi, hỗ trợ ở nước ngoài, đặc biệt khu vực ĐNA

+ Chuyển công văn xuống cấp địa phương xin phương án, đề xuất, ý kiến

+ Xây dựng đề cương của văn bản, trình ra ban soạn thảo xin ý kiến + Biên soạn dự thảo 1, gửi xuống địa phương xin ý kiến đóng góp, từ đó sữa chữa, trình ra ban soạn thảo

+ Nội dung: Quan điểm đồng bộ, xây dựng theo quan điểm của Đảng và nhà nước, đồng bộ với các chính sách, phải phù hợp với thực tiễn VN Nêu rõ nội dung gồm bao nhiêu chương, điều, …

+ Đăng tải trên cổng thông tin điện tử

+ Đánh giá trong thực tiễn +Chỉnh sửa lần cuối-> soạn thảo dự thảo

8 Nêu và phân tích chính sách ưu đãi trong BVMT

Nhưng chính sách ưu đãi, hỗ trợ bảo vệ môi trường ở nước ta:

- Nghị định Số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động môi trường có quy định ưu đãi về vốn đầu tư đối với các Dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường

Trang 5

- Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN có quy định: Khoản 1 Điều 15, Khoản 1 Điều 16 quy định: “Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải”; “Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo

vệ môi trường, bao gồm: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc

và phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm vàbảo vệ môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải” được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo

- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới về xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500m3 nước thải trở lên trong một ngày đêm đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên (điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư số 212/2015/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm

2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường)

- Áp dụng thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của doanh nghiệp trong thời hạn 15 năm (Điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm

2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp)

- Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực xử lý nước thải (khoản 16 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP)

- Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất (khoản 3 Điều 19 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP)

Nhà nước ta đã nhận thức được rõ vấn đề bảo vệ môi trường, chính vì vậy đã có những chính sách, biện pháp ưu đãi, hỗ trợ, đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phát triển

Doanh nghiệp được ưu đãi về thuế, hỗ trợ về chi phí trong quá trình sản xuất Chương VII, NĐ 19/2015/NĐ-CP, QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG đã nêu rõ các đối tượng và nguyên tắc ưu đãi hỗ trợ

về giá, chi phí đầu tư, thuế,… Việc hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường có những

ưu nhược điểm nhất định như:

 Ưu điểm:

- Khuyến khích các DN đầu tư vào công nghệ xanh, năng lượng sạch để bvmt

- Góp phần nâng cao ý thức cá nhân, doanh nghiệp trong bvmt

- BVMT gắn liền với TTX và KTX

 Nhược điểm

Trang 6

- Thiếu hụt nguồn vốn và nhân sách nhà nước

9 Sự liên kết qua các chương trong Luật BVMT

10 Khái quát Chiến lược TTX

Nội dung chủ yếu về CL

Mục tiêu chung

- Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế cac-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thị KNK dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

Mục tiêu cụ thể

- Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế dử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị cao

- Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải KNK, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu

- Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào

Nhiệm vụ CL

1 Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo những chỉ tiêu chủ yếu sau:

Giai đoạn 2011 - 2020: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8 - 10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1 - 1,5% mỗi năm

Định hướng đến năm 2030: Giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ít nhất 1,5 - 2%, Định hướng đến năm 2050: Giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm 1,5 - 2%

2 Xanh hóa sản xuất

Thực hiện một chiến lược “công nghiệp hóa sạch”, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử

lý ô nhiễm

Những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 gồm: Giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP là 42 - 45%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là 80%, áp dụng công nghệ sạch hơn 50%, đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên phấn đấu đạt 3 - 4% GDP

3 Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 gồm: Tỷ lệ đô thị loại III có hệ thống thu gom và

xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định: 60%, với đô thị loại IV, loại V và các làng nghề: 40%, cải thiện môi trường khu vực bị ô nhiễm nặng 100%, tỷ lệ chất thải được thu gom

11 Thuận lợi, khó khan, giải pháp TTX

Trang 7

Hướng đến mục tiêu TTX là giảm phát thải C, làm giàu vốn tự nhiên, giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ KNK Bắt đầu thực hiện từ năm 2012 theo quyết định phê duyệt của CP về Chiến lược TTX, nhà nước ta đã có nhưng thuận lợi và khó khan nhất định khi thực hiện

Thuận lợi

- Chính sách: Nhà nước ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ thực hiện chiến lược TTX, cụ thể:

 Năm 2012, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020, đồng thời thông qua bộ Chỉtiêu giám sát phát triển bền vững, mà quan trọng nhất là Chỉ tiêu GDP xanh, Chỉ tiêu năng lượng trên đơn vị GDP tăng thêm và Chỉ số bền vững về môi trường, bắt đầu được thực hiện từ năm 2015

 Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 (Chính phủ, 2014) đã cụ thể hóa các ngành, các ngành lĩnh vực theo hướng giảm phát thải khí nhà kính

 Kế hoạch Phát triển kinh tế-xã hội 2011-2015 nhấn mạnh đến nền kinh tế chuyển đổi từ tăng trưởng theo chiều rộng (phụthuộc vào tài nguyên và lao động đơn giản), sang tăng trưởng theo chiều sâu (tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, nâng cao hơn nữa vai trò của khoa học công nghệ)

 Ngày 20/03/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg về Kế hoạch Hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020

Các chính sách thuế, phí từng bước được hoàn thiện theo hướng chú trọng khuyến khích

đầu tư, sản xuất theo công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và hỗ trợ cho việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia

- Kinh tế: Để thực hiện được chiến lược TTX, kinh tế là chìa khóa vô cũng quan trọng trong việc đổi mới dây chuyền công nghệ, đào tạo nguồn lực con người:

 Nhà nước tăng cường các hoạt động hoạt động thu hút nguồn lực cho tăng trưởng xanh,

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng phối hợp với Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ đánh giá việc cung cấp ODA cho 66 hành động của chiến lược tăng trưởng xanh

 Được sự quan tâm , ủng hộ của nước bạn trong vấn đề kinh tế để thực hiện TTX: Bỉ tài trợ cho Việt Nam Dự án Quỹ hỗ trợ tăng trưởng xanh với tổng kinh phí 5 triệu Euro, Cơ quan quốc tế Hàn Quốc (KOICA) hỗ trợ khoảng 2 triệu USD cho dự án “Chiến lược Tăng trưởng xanh ở Việt Nam” từ năm 2013 đến năm 2014

 Việt Nam hiện cũng đang triển khai thực hiện Dự án “Hỗ trợ tăng cường năng lực và đổi mới thể chế thực hiện tăng trưởng xanh và phát triển bền vững” với tổng kinh phí thực hiện là 4,128 triệu USD do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Chương trình toàn cầu về tăng cường năng lực giảm phát thải do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và Liên minh châu Âu (EU) đồng tài trợ nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực, xây dựng các chính sách, quy định để thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam

Khó khăn

Trang 8

- Còn thiếu sự thống nhất, đồng bộ trong chính sách, chính sách còn sự chồng chéo Hệ thống PLVN chua đồng bộ và nhất quán theo quan điểm TTX, KTX của BTNMT: Việt Nam hướng tới năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường theo mục tiêu của TTX, tuy nhiên, thuế phí đánh vào năng lượng hóa thach vẫn còn thấp Còn khóa cơ chế, còn độc quyển về xăng, dầu, điện, … chính vì vậy nguồn nhiên liệu sạch sản xuất ra với giá thành cao phải cạnh tranh gay gắt với giá các nhiên liệu từ hóa thạch, chính sách trợ giá đã có nhưng chưa thật sự rõ ràng Trong quy hoạch điện VII, mục tiêu đến năm 2020 nhiệt điện

từ than vẫn chiễm 49,3%

-

Giải pháp

- Về cơ chế chính sách, cần tập trung vào tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới mô hình tăng trưởng, trọng tâm là cơ cấu lại ngành nghề, ưu tiên phát triển các ngành có công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường; cụ thể như:

+ Thu thập ý kiến từ

- Về nhận thức, tập trung tuyên truyền, giáo dục định hướng thay đổi nhận thức trước đây của xã hội từ nền “Kinh tế nâu” sang nền “Kinh tế xanh” Trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, đổi mới giáo trình, bài giảng theo hướng tiếp cận phát triển “Nền kinh tế xanh”

- Đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ trong nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các lĩnh vực như sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng,…

- Cải cách lại hệ thống thuế tài nguyên và xem xét lại thuế môi trường hướng tới phát triển nền kinh tế xanh được điều chỉnh thông qua công cụ tài chính và thuế khóa - Đối với chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cần có sựu đổi mới, xem xét lại và hoàn thiện chỉ tiêu GDP xanh

- Dựa vào tiêu chí quốc tế như đã dự tính của UNEP, đầu tư công toàn cấu 2% GDP cho phát triển kinh tế xanh

- Tích cực hợp tác quốc tế trong nỗ lực xây dựng “Nền kinh tế xanh” ở Việt nam

- Cần có CS ưu đãi, ưu tiên cho các DN, tổ chức, cá nhân thực hiện TTX, KTX; có những chính sách ưu tiên cho các DN, tổ chức, cộng đồng tạo ra các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường

b Đối với doanh nghiệp, cá nhân

Thuận lợi

- hỗ trợ về chính sách của Nhà nước cũng sẽ góp phần không nhỏ giúp cho các doanh nghiệp tự tin đầu tư, phát triển kinh tế xanh

- Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên lợi thế so sánh cao phát triển nền kinh tế xanh

- Nguồn lực lao động của Việt Nam đang ở giai đoạn “dân số vàng”

Trang 9

- Chiến lược tăng trưởng xanh đã có những hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, giảm thuế, phí cho tạo điều kiện thuận lợi hết mức tối đa cho việc phát triển kinh

tế xanh

- Trong chiến lược cũng có nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển KTX do vậy đó là điều kiện thuận lợi cho các DN, tổ chức chuyển sang KTX được sự ủng hộ của Nhà nước

Khó khăn

- trình độ công nghệ của hầu hết các doanh nghiệp còn lạc hậu, sử dụng nhiên liệu kém hiệu quả

- Nhà nước tuy có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng còn thiếu nhiều công cụ chính sách khuyến khích doanh nghiệp và cộng đồng xã hội hành động theo hướng kinh tế xanh/tăng trưởng xanh

- Không được cập nhật cũng như chỉ đạo của cấp quản lý về luật và chính sách hoặc chỉ đạo rất chung chung và không chi tiết gây không xác định được những nhiệm vụ cần phải thực thi tốt chiến lược

- Thiếu vắng các ngành kinh tế hỗ trợ, giải quyết hậu quả về môi trường, ngành kinh tế thân thiện với môi trường

- Nhà nước tuy có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức phát triển KTX nhưng nguồn vố đầu tư cho các hoạt động đó thì chưa có

- Nhận thức của người dân, các doanh nghiệp, tổ chức về KTX, TTX còn hạn chế

- Thị trường cho các sản phẩm xanh còn hạn chế, thậm chí một số nơi không có thị trường do giá cả của các sản phẩm xanh là khá đắt

- Do thiếu hiếu biết về tầm quan trọng, lợi ích của KTX, TTX nên các DN, tổ chức, cộng đòng chỉ chú trọng vào lợi nhuận mà không quan tâm đến môi trường, PTBV

 Giải pháp

- Đối với doanh nghiệp

+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về cơ hội (kinh doanh, đầu tư, việc làm) trong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh;

+ Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn về sản xuất và tiêu dùng xanh; tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các doanh nghiệp thực hiện các sáng kiến, ý tưởng đầu tư và kinh doanh

“xanh”

+Công nghệ là chìa khóa cho doanh nghiệp tham gia - vì vậy hỗ trợ về công nghệ, thông tin công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ là rất cần thiết

+ Xây dựng các công cụ khuyến khích tài chính hỗ trợ doanh nghiệp (quĩ hỗ trợ, tín dụng xanh, ngân hàng xanh, ) tạo kênh vốn để doanh nghiệp đầu tư vào các dự án xanh, thân thiện với môi trường

+ Cải cách hệ thống thuế, chính sách tài khóa theo hướng hạn chế hành động gây tác hại môi trường, khuyến khích doanh nghiệp thân thiện môi trường

- Đối với cá nhân

Trang 10

+ Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện Sử dụng bóng đèn huỳnh quang compact dạng xoắn hiệu quả tiết kiệm hơn 75% so với bóng đèn thắp sáng thông thường

+ Hạn chế sử dụng túi nilon

+ Chọn mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng Ví dụ: sử dụng tủ lạnh tiết kiệm năng lượng có thể tiết kiệm được gần một nửa tấn CO2 mỗi năm so với sử dụng tủ lạnh thông thường

+ Tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển bởi vì cây xanh hấp thụ khí CO2 rất tốt và đại dương cũng chính là một bể chứa CO2 khổng lồ

+ Tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường Những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiết thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững + Tích cực tham gia, kêu gọi mọi người giảm sử dụng phương tiện cá nhân, tăng cường

sử dụng phương tiện công cộng để giảm phát thải KNK

Ngày đăng: 26/12/2017, 14:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w