Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích

7 9K 97
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. Mở bài: “Truyện Kiều” được người đời tôn vinh là “khúc nam âm tuyệt xướng”, là nơi kết tinh tài năng của đại thi hào dân tộc – Nguyễn Du. Kiệt tác này hấp dẫn người đọc không chỉ ở nội dung mà còn ở nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, sáng tạo, xây dựng nhân vật phong phú , đa dạng... Bút lực của Nguyễn Du còn được khẳng định ở nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tài hoa, điêu luyện. Tám câu thơ cuối trích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”được coi là những câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất trong tác phẩm “Truyện Kiều” của ông. Đoạn thơ viết: “Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiêng sóng kêu quanh ghế ngồi.” II. Thân bài: 1. Giải thích: Bút pháp tả cảnh ngụ tình là gì? Tả cảnh ngụ tình là bút pháp quen thuộc trong văn học thời trung đại. Người nghệ sĩ sử dụng ngôn từ miêu tả bức tranh về thiên nhiên tạo vật để thông qua đó gửi gắm tâm tư, tình cảm con người ( nhân vật trong tác phẩm hay chính tâm trạng của tác giả). Ở bút pháp nghệ thuật này, cảnh và tình hòa quyện khó có thể tách rời, song yếu tố ngụ tình mới là cái chủ đích của người nghệ sĩ. Những tứ thơ xuân của Nguyễn Trãi,“Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan, chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến... đều đã rất thành công ở nghệ thuật này. Bút pháp tả cảnh ngụ tình được Nguyễn Du sử dụng rất tài hoa, điêu luyện trong tác phẩm “Truyện Kiều”. Ở đó, tất cả bức tranh về thiên nhiên tạo vật đều được khúc xạ qua cái nhìn, cách nhìn của tâm trạng; qua cảnh ngộ và nỗi niềm của nhân vật. Vì thế, tạo vật trong “Truyện Kiều” lúc nào cũng có một linh hồn, một tình cảm. Đó là linh hồn của Nguyễn Du hòa quyện vào đó tạo cho tác phẩm trở thành một khối tình cảm duy nhất. Chính Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” đã khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa cảnh và tình: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” Búc tranh cảnh ngày xuân khi chị em Thúy Kiều khi du xuân trở về, bức tranh mùa thu lúc Thúy Kiều và Thúc Sinh chia tay nhau hay thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích khi Thúy Kiều bị giam lỏng nơi đây đều là “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”. 2. Bút pháp tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: Tám câu thơ đặt trong mạch 22 câu thơ của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là khi Thúy Kiều trở về với chính lòng mình, đối diện với chính mình. Từ thương người đã trở thành nỗi thương mình xót xa. Đây là những câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất – là thực cảnh mà cũng là tâm cảnh. Mỗi cảnh vật khơi gợi ở Kiều những nồi buồn khác nhau với những lí do buồn khác nhau để rồi tình buồn tác động lại cảnh khiến cảnh mỗi lúc một buồn hơn và nỗi buồn cứ dâng lên như lớp lớp sóng trào. Nỗi buồn của Kiều trước khung cảnh cửa bể chiều hôm: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa? Mở đầu đoạn thơ là không gian nơi cửa bể và thời gian là chiều hôm – một không gian, thời gian nghệ thuật vốn rất quen thuộc trong văn thơ cổ. “Chiều hôm” là thời điểm đợm buồn lại được đặt trong không gian rộng lớn “cửa bể” càng gợi vẻ hiu quạnh, thê lương. Trong không gian bốn bề xa trông ấy, giữa trùng khơi sóng nước chỉ thấy thấp thoáng ẩn hiện như hư, như thực ai đó nơi xa. Hình ảnh con thuyền và cánh buồm thấp thoáng xa xa, rồi khuất hẳn giữa mênh mông sóng nước gợi hành trình mờ mịt không biết đâu là bến bờ, nỗi cô đơn, lạc lõng bơ vơ. Cảnh tha hương gợi nỗi nhớ gia đình, quê hương và hi vọng về cuộc đoàn viên đến nao lòng. Nỗi buồn của Kiều khi nhìn cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa: Trải lòng mình trước không gian nơi lầu Ngưng Bích, tự thân trong lòng mang nặng nỗi buồn, Thúy Kiều trông ra ngoại cảnh. Điểm nhìn từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể. Lúc này, trước mắt nàng là ngọn nước triều cường và hình ảnh cánh hoa trôi nổi giữa biển khơi vô định: “Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu?” Ở đây, thi hào Nguyễn Du đã cực tả, đặc tả tâm trạng bi thương của Kiều qua những hình ảnh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm. “Dòng nước mới sa” hay chính là dòng đời, bể đời vô định; hình ảnh “hoa trôi man mác” phải chăng là thân phận người con gái đang trôi dạt, đang bị vùi dập trước sóng gió cuộc đời? Câu hỏi tu từ “biết là về đâu?”cất lên như một tiếng than diễn tả tâm trạng xót xa, hoang mang, lo sợ của Kiều: không biết cuộc đời sẽ trôi nổi đến đâu, tương lai rồi sẽ thế nào hay lại tan tác, bị dập vùi như cánh hóa mỏng manh kia. Nỗi buồn của Kiều khi nhìn cảnh nội cỏ nhạt nhòa, mênh mông “rầu rầu”: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” héo úa với màu xanh nhạt nhòa trải dài từ mặt đất đến chân mây là hình ảnh của thiên nhiên héo úa, tàn phai.Thiên nhiên ấy gợi ở Kiều nỗi chán ngán, vô vọng, tái tê về cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh không biết kéo dài đến tận bao giờ. Thật là “cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên” ( Chế Lan Viên) Cao trào bi kịch của nội tâm Thúy Kiều: “Buồn trông gió cuồn mặt duềnh” Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” Một cơn gió cuốn trên “mặt duềnh” làm cho tiếng sóng bỗng nổi lên “ầm ầm” như bủa vây quanh ghế Kiều ngồi. Tiếng sóng như báo trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay cũng là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên. Kiều không chỉ buồn mà còn lo sợ, kinh hãi như đang đứng trước bão táp cuộc đời, trước những tai ương đang rình rập, bủa vây. Câu thơ kết đoạn là sự hòa tấu sóng biển – sóng đời, không chỉ vang lên tiếng gõ cửa của định mệnh mà còn rung chuyển tiếng gầm gào của hiểm họa muốn hất tung người con gái đơn côi, yếu đuối trên điểm tựa chiếc ghế đời mong manh. > Có thể nói, thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng cũng rất ảo. Đó là thiên nhiên được nhìn qua tâm trạng – được nhìn từ xa đến gấn, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn tả nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, hãi hùng, dồn đến cơn bão táp của nội tâm, cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Toàn là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi, bế tắc, sự chao đảo nghiêng đổ dữ dội. Lúc này, Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất, vì thế nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời ô nhục. > Bốn câu thơ lục bát được liên kết bởi điệp ngữ “buồn trông” nghĩa là buồn mà nhìn xa, mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại, nhưng trông mà vô vọng. Buồn trông có cái thoảng thốt lo âu, có cái xa lạ cuốn hút tầm nhìn, có cả sự dự cảm hãi hùng của người con gái lần đầu lạc bước giữa cuộc đời ngang ngửa. Điệp ngữ kết hợp với các hình ảnh ẩn dụ đứng sau, câu hỏi tu từ cùng các từ láy “thấp thoáng”,”xa xa”,”rầu rầu”,”ầm ầm” đã diễn tả nỗi buồn nhiều bề trong Kiều với nhiều sắc độ khác nhau, trào dâng lớp lớp như những con sóng lòng. Tất cả tạo nên âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc đoạn thơ, cũng là điệp khúc của tâm trạng. III. Kết bài: Tám câu thơ bốn cặp lục bát cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tạo thành bức tranh tứ bình tâm trạng có cấu trúc cân đối hài hòa đã khiến cho bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du được nâng lên mẫu mực cổ điển. Đằng sau sự thành công ấy là một trái tim yêu thương vô hạn, là sự đồng cảm, xót thương cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh và ngầm tố cáo xã hội bất công đã chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm con người.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tám câu thơ cuối đoạn trích Kiều lầu Ngưng Bích I Mở bài: - “Truyện Kiều” người đời tôn vinh “khúc nam âm tuyệt xướng”, nơi kết tinh tài đại thi hào dân tộc – Nguyễn Du Kiệt tác hấp dẫn người đọc không nội dung mà nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, sáng tạo, xây dựng nhân vật phong phú , đa dạng Bút lực Nguyễn Du khẳng định nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tài hoa, điêu luyện Tám câu thơ cuối trích đoạn “Kiều lầu Ngưng Bích”được coi câu thơ tả cảnh ngụ tình hay tác phẩm “Truyện Kiều” ông Đoạn thơ viết: “Buồn trông cửa bể chiều hơm Thuyền thấp thống cánh buồn xa xa? Buồn trông nước sa Hoa trôi man mác biết đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất màu xanh xanh Buồn trơng gió mặt duềnh Ầm ầm tiêng sóng kêu quanh ghế ngồi.” II Thân bài: Giải thích: Bút pháp tả cảnh ngụ tình gì? - Tả cảnh ngụ tình bút pháp quen thuộc văn học thời trung đại Người nghệ sĩ sử dụng ngôn từ miêu tả tranh thiên nhiên tạo vật để thông qua gửi gắm tâm tư, tình cảm người ( nhân vật tác phẩm hay tâm trạng tác giả) bút pháp nghệ thuật này, cảnh tình hòa quyện khó tách rời, song yếu tố ngụ tình chủ đích người nghệ sĩ Những tứ thơ xuân Nguyễn Trãi,“Qua Đèo Ngang” Bà huyện Thanh Quan, chùm thơ thu Nguyễn Khuyến thành công nghệ thuật - Bút pháp tả cảnh ngụ tình Nguyễn Du sử dụng tài hoa, điêu luyện tác phẩm “Truyện Kiều” đó, tất tranh thiên nhiên tạo vật khúc xạ qua nhìn, cách nhìn tâm trạng; qua cảnh ngộ nỗi niềm nhân vật Vì thế, tạo vật “Truyện Kiều” lúc có linh hồn, tình cảm Đó linh hồn Nguyễn Du hòa quyện vào tạo cho tác phẩm trở thành khối tình cảm - Chính Nguyễn Du “Truyện Kiều” khẳng định mối quan hệ gắn bó cảnh tình: “Cảnh cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” Búc tranh cảnh ngày xuân chị em Thúy Kiều du xuân trở về, tranh mùa thu lúc Thúy Kiều Thúc Sinh chia tay hay thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích Thúy Kiều bị giam lỏng nơi “tình cảnh ấy, cảnh tình này” Bút pháp tả cảnh ngụ tình tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều lầu Ngưng Bích”: - Tám câu thơ đặt mạch 22 câu thơ đoạn trích “Kiều lầu Ngưng Bích” Thúy Kiều trở với lòng mình, đối diện với Từ thương người trở thành nỗi thương xót xa Đây câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc – thực cảnhtâm cảnh Mỗi cảnh vật khơi gợi Kiều nồi buồn khác với lí buồn khác để tình buồn tác động lại cảnh khiến cảnh lúc buồn nỗi buồn dâng lên lớp lớp sóng trào * Nỗi buồn Kiều trước khung cảnh cửa bể chiều hôm: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền thấp thoáng cánh buồn xa xa? - Mở đầu đoạn thơ không gian nơi cửa bể thời gian chiều hôm – không gian, thời gian nghệ thuật vốn quen thuộc văn thơ cổ “Chiều hôm” thời điểm đợm buồn lại đặt không gian rộng lớn “cửa bể” gợi vẻ hiu quạnh, thê lương Trong không gian bốn bề xa trơng ấy, trùng khơi sóng nước thấy thấp thống ẩn hư, thực nơi xa Hình ảnh thuyền cánh buồm thấp thống xa xa, khuất hẳn mênh mơng sóng nước gợi hành trình mờ mịt khơng bến bờ, nỗi cô đơn, lạc lõng bơ vơ Cảnh tha hương gợi nỗi nhớ gia đình, quê hương hi vọng đồn viên đến nao lòng * Nỗi buồn Kiều nhìn cánh hoa trơi man mác nước sa: - Trải lòng trước khơng gian nơi lầu Ngưng Bích, tự thân lòng mang nặng nỗi buồn, Thúy Kiều trông ngoại cảnh Điểm nhìn từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể Lúc này, trước mắt nàng nước triều cường hình ảnh cánh hoa trơi biển khơi vô định: “Buồn trông nước sa Hoa trôi man mác biết đâu?” - đây, thi hào Nguyễn Du cực tả, đặc tả tâm trạng bi thương Kiều qua hình ảnh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm “Dòng nước sa” dòng đời, bể đời vơ định; hình ảnh “hoa trơi man mác” phải thân phận người gái trôi dạt, bị vùi dập trước sóng gió đời? Câu hỏi tu từ “biết đâu?”cất lên tiếng than diễn tả tâm trạng xót xa, hoang mang, lo sợ Kiều: đời trôi đến đâu, tương lai hay lại tan tác, bị dập vùi cánh hóa mỏng manh * Nỗi buồn Kiều nhìn cảnh nội cỏ nhạt nhòa, mênh mơng “rầu rầu”: “Buồn trơng nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất màu xanh xanh” -Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” héo úa với màu xanh nhạt nhòa trải dài từ mặt đất đến chân mây hình ảnh thiên nhiên héo úa, tàn phai.Thiên nhiên gợi Kiều nỗi chán ngán, vô vọng, tái tê sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh kéo dài đến tận Thật “cỏ bên trời xanh sắc Đạm Tiên” ( Chế Lan Viên) * Cao trào bi kịch nội tâm Thúy Kiều: “Buồn trơng gió cuồn mặt duềnh” Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” - Một gió “mặt duềnh” làm cho tiếng sóng lên “ầm ầm” bủa vây quanh ghế Kiều ngồi Tiếng sóng báo trước sóng gió dội đời tiếng kêu đau đớn Kiều đồng vọng với thiên nhiên Kiều không buồn mà lo sợ, kinh hãi đứng trước bão táp đời, trước tai ương rình rập, bủa vây Câu thơ kết đoạn hòa tấu sóng biển – sóng đời, khơng vang lên tiếng gõ cửa định mệnh mà rung chuyển tiếng gầm gào hiểm họa muốn hất tung người gái đơn côi, yếu đuối điểm tựa ghế đời mong manh -> Có thể nói, thiên nhiên chân thực, sinh động ảo Đó thiên nhiên nhìn qua tâm trạng – nhìn từ xa đến gấn, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm từ tĩnh đến động để diễn tả nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, hãi hùng, dồn đến bão táp nội tâm, cực điểm cảm xúc lòng Kiều Tồn hình ảnh vơ định, mong manh, dạt trôi, bế tắc, chao đảo nghiêng đổ dội Lúc này, Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất, nàng mắc lừa Sở Khanh để dấn thân vào đời ô nhục -> Bốn câu thơ lục bát liên kết điệp ngữ “buồn trơng” nghĩa buồn mà nhìn xa, mà trơng ngóng mơ hồ đến làm thay đổi tại, trơng mà vơ vọng "Buồn trơng" có thoảng lo âu, có xa lạ hút tầm nhìn, có dự cảm hãi hùng người gái lần đầu lạc bước đời ngang ngửa Điệp ngữ kết hợp với hình ảnh ẩn dụ đứng sau, câu hỏi tu từ từ láy “thấp thoáng”,”xa xa”,”rầu rầu”,”ầm ầm” diễn tả nỗi buồn nhiều bề Kiều với nhiều sắc độ khác nhau, trào dâng lớp lớp sóng lòng Tất tạo nên âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc đoạn thơ, điệp khúc tâm trạng III Kết bài: - Tám câu thơ- bốn cặp lục bát cuối đoạn trích “Kiều lầu Ngưng Bích” tạo thành tranh tứ bình tâm trạng có cấu trúc cân đối hài hòa khiến cho bút pháp tả cảnh ngụ tình Nguyễn Du nâng lên mẫu mực cổ điển - Đằng sau thành công trái tim yêu thương vô hạn, đồng cảm, xót thương cho kiếp hồng nhan bạc mệnh ngầm tố cáo xã hội bất công chà đạp lên quyền sống nhân phẩm người ... nơi tình cảnh ấy, cảnh tình này” Bút pháp tả cảnh ngụ tình tám câu thơ cuối đoạn trích Kiều lầu Ngưng Bích : - Tám câu thơ đặt mạch 22 câu thơ đoạn trích Kiều lầu Ngưng Bích Thúy Kiều trở với... người trở thành nỗi thương xót xa Đây câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc – thực cảnh mà tâm cảnh Mỗi cảnh vật khơi gợi Kiều nồi buồn khác với lí buồn khác để tình buồn tác động lại cảnh khiến cảnh. .. Bút pháp tả cảnh ngụ tình gì? - Tả cảnh ngụ tình bút pháp quen thuộc văn học thời trung đại Người nghệ sĩ sử dụng ngôn từ miêu tả tranh thiên nhiên tạo vật để thơng qua gửi gắm tâm tư, tình cảm

Ngày đăng: 25/12/2017, 10:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan