Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU ********* ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử ngành thuế Việt Nam còn ghi nhận hình thức sơ khai của thuế thu nhập doanh nghiệp đó là Thuế lãi doanh nghiệp, Thuế lợi tức tổng hợp do Nha thuế trực thu Việt Nam thi hành và kiểm soát Sau Cách mạng tháng Tám thành công và thành lập Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ở Miền Bắc từ năm 1954 đã tiến hành khôi phục, cải tạo nền kinh tế, bước vào thời kỳ quá độ xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội Sau khi thống nhất đất nước, từ năm 1975 đến năm 1986, nền kinh tế cả nước được vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung Nhà nước thực hiện chế độ quản lý kinh tế toàn diện đối với các xí nghiệp thông qua việc giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bằng các chỉ tiêu Pháp lệnh Các xí nghiệp quốc doanh trong giai đoạn này không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vì tất cả hàng hóa của các xí nghiệp quốc doanh sản xuất ra được nộp cho Nhà nước và được phân phối lại, tập trung hoàn toàn cho công cuộc kháng chiến
Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý mới, nhà nước kiểm soát nền kinh tế bằng luật pháp Cùng với công cuộc cải cách thuế bước I năm 1990, Luật thuế lợi tức đã được ban hành Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhược điểm và không còn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới Vì vậy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã được ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam số 03/1997/QH9 được Quốc hội thông qua ngày 10/05/1997 Chính phủ ban hành Nghị định 30/1998/NĐ-CP ngày 13/05/1998 quy định chi tiết thi hành luật thuế Thu nhập doanh nghiệp Đến năm 2003, Quốc hội ban hành mới Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 ngày 17/06/2003 Nghị định 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 thay thế Nghị định số 164/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế Thu nhập doanh
Trang 2nghiệp và Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 06/08/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 164/NĐ-CP
Cùng với việc ban hành Luật thuế và các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành, Bộ tài chính ban hành các thông tư hướng dẫn kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Ngày 01/07/1998, Bộ tài chính ban hàng thông tư 100/1998/TT-BTC hướng dẫn kế toán thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp Trong quá trình mở cửa hội nhập, Việt Nam đã xây dựng những chuẩn mực kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế Chuẩn mực kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp số 17 (VAS17) được ban hành theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng bộ tài chính về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4) Trong khi kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp đã được quốc tế chuẩn mực hóa và áp dụng vào thực tiễn từ gần 30 năm trước Bản dự thảo đầu tiên cho kế toán thuế thu nhập được trình bày từ tháng 4 năm 1978 và tiếp theo là chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 12 ra đời tháng 1 năm 1979 Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, một số quốc gia trên thế giới đang áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế số 12 (năm 2000) có hiệu lực thi hành từ tháng 1 năm 2001
VAS17 được xây dựng dựa trên IAS12, trên cơ sở bổ sung những vấn đề phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, đồng thời lược bớt đi những vấn đề chưa phù hợp với nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay
Mặc dù được sửa đổi bổ sung nhiều lần trong 30 năm qua, IAS12 vẫn được mang ra tranh cãi trong các cuộc họp hàng quý (webside www.iasplus.com) Những người quan tâm đang cố gắng đi tìm sự thống nhất và hoàn thiện cho FASB Statement 109 và IAS12 VAS17 được soạn thảo dựa trên IAS12 nên nó cũng nằm trong sự vận động này Bộ Tài Chính ban hành thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế toán 06 chuẩn mực kế toán ban hành đợt 4, trong đó có VAS17 Sau hơn một năm có hiệu lực thi hành, VAS17 vẫn còn mới mẽ cho các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ VAS17 đã hoàn chỉnh và thích hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam và cho cơ quan thuế hay chưa, đang còn là vấn đề được xem xét?
Trang 3Thuế thu nhập doanh nghiệp là một chi phí không nhỏ cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, cũng như của các cổ đông Việc phản ánh sai lệch Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hay Nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả ảnh hưởng quan trọng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhất là cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Mặt khác, sau khi gia nhập WTO, ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam Họ mong muốn có được một hệ thống kế toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là kế toán liên quan đến lĩnh vực thuế, một mối liên hệ quan trọng với chính phủ
Luận văn KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP được nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và thực hiện VAS17 trong bối cảnh hội nhập toàn cầu này
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nhằm làm rõ cơ sở khoa học của việc xác định, cách ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ở các doanh nghiệp Việt Nam
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong khuôn khổ của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định trong VAS17 và áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam
Nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Hệ thống cở sở lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành
- Thực trạng của việc áp dụng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
- Trên cơ sở lý luận và thực trạng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đưa giải pháp về việc xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam
Trang 4PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp chủ yếu vận dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Các vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ phổ biến và trong sự vận động Ngoài ra, luận văn còn kết hợp sử dụng đồng bộ các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, kết hợp giữa phân tích lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Thuế thu nhập doanh nghiệp là chi phí không nhỏ và rất nhạy cảm đối với các doanh nghiệp vì nó là nghĩa vụ đóng góp của doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước Tính đúng, tính đủ thuế thu nhập doanh nghiệp và phản ánh đúng lãi lỗ cho doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của kế toán Công tác quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Cục thuế địa phương cũng hết sức quan trọng, đòi hỏi người phụ trách kế toán thuế phải làm tốt công tác này Hiện nay, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 và thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn chuẩn mực chỉ cung cấp những cơ sở lý thuyết với nhiều thuật ngữ mới mà không hẳn người làm công tác kế toán nào cũng có thể hiểu ngay được Từ chuẩn mực và thông tư hướng dẫn đi đến thực tiễn thực hiện công tác kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp còn một khoảng cách rất xa Luận văn này được thực hiện trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm thực tiễn và lý thuyết nhằm cụ thể hóa công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, giúp cho người làm công tác kế toán dễ dàng tiếp cận và hiễu rõ chuẩn mực Tham vọng của tác giả là mong muốn đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên khoa Kế toán kiểm toán, những người chưa có kinh nghiệm công tác thực tế, có được một bức tranh toàn cảnh liên hệ giữa Chuẩn mực kế toán và Luật thuế, giúp họ không ngỡ ngàng khi bắt tay vào công tác thực tiễn không hoàn toàn giống như những gì họ đã học ở trường
NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT CỦA LUẬN VĂN
- Giải thích rõ ràng và đưa ra ví dụ cụ thể cho từng khoản chênh lệch tạm thời thường xuyên phát sinh giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế
Trang 5- Đề xuất cách tối thiểu hóa các khoản chênh lệch tạm thời khi chú ý đến sự tương đồng giữa quy định của Luật thuế và quy tắc kế toán
- Xây dựng quy trình xác định chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đúng với Luật thuế và ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại theo tinh thần của Chuẩn mực kế toán số 17 và thông tư hướng dẫn số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm 3 phần:
Chương 1: Lý luận về kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp về việc xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam
*********
Trang 6Chương 1
LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
********* 1.1 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế Hiện nay ở các nước phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp
Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức
Cùng với công cuộc cải cách thuế bước I năm 1990, Luật thuế lợi tức đã được ban hành Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhược điểm và không còn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới Vì vậy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã được ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới
Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay
Trang 7nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào
Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định
Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu quả vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài
1.1.2 Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh thu nhập phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Như vậy, đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp phải có hai điều kiện: thực hiện
Trang 8hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp và phải có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đó Khác với thuế lợi tức trước kia, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phạm vi mở rộng hơn Nó bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hộ gia đình, cá nhân nông dân trồng trọt, nuôi trồng thủy sản có giá trị sản phẩm hàng hóa và thu nhập trên mức tối thiểu do Chính phủ quy định
Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007:
· Doanh nghiệp Nhà nước · Công ty trách nhiệm hữu hạn · Công ty cổ phần
· Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã · Doanh nghiệp tư nhân
Trang 9Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính
thuế
=
Doanh thu tính thuế thu nhập
trong kỳ -
Chi phí hợp lý trong kỳ
tính thuế +
Thu nhập chịu thuế
khác
1.1.3.1 Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác
Doanh thu tính thuế bao gồm:
− Ðối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương thức trực tiếp trên giá trị gia tăng, doanh thu để tính thu nhập bao gồm cả thuế giá trị gia tăng
− Ðối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là doanh thu của hàng hóa bán tính theo giá bán trả một lần, không bao gồm lãi trả chậm
− Ðối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng thì doanh thu tính thuế theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng
− Ðối với sản phẩm tự dùng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó
− Ðối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi tiết khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá
− Ðối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê thu được từng kỳ theo hợp đồng thuê Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần
Trang 10− Ðối với hoạt động tín dụng là tiền lãi cho vay phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế
− Ðối với hoạt động khác do Bộ tài chính quy định
Chi phí hợp lý được khấu trừ trong kỳ bao gồm:
− Khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Mức trích khấu hao tài sản cố định được xác định căn cứ vào giá trị tài sản cố định và thời gian trích khấu hao Cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng không quá 2 lần mức khấu hao theo chế độ để nhanh chóng đổi mới công nghệ Bộ tài chính quy định tiêu chuẩn tài sản cố định, thời gian, mức trích khấu hao và khấu hao
− Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ, được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho do cơ sở kinh doanh tự xác định và chịu trách nhiệm trước pháp luật
− Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, tiền ăn giữa ca, tiền ăn định lượng:
+ Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước được tính vào chi phí hợp lý theo chế độ hiện hành
+ Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động trong các cơ sở kinh doanh khác được tính vào chi phí hợp lý theo hợp đồng lao động + Chi phí tiền ăn giữa ca cho người lao động được tính vào chi phí hợp lý
không quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước
− Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, cải tiến, y tế, đào tạo lao động theo chế độ quy định; tài trợ cho giáo dục
− Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, tài sản cố định, tiền thuê tài sản cố định, kiểm toán, dịch vụ pháp lý, thiết kế, xác lập và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa; bảo hiểm tài sản, chi trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng
Trang 11chế, giấp phép công nghệ không thuộc tài sản cố định, các dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ mua ngoài khác
− Các khoản chi cho lao động nữ theo quy định của pháp luật, chi bảo hộ lao động, bảo vệ cơ sở kinh doanh, trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ quy định
− Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng theo lãi suất thực tế; chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế, nhưng tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tại thời điểm vay
− Trích các khoản dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, giảm giá các loại chứng khoán trong hoạt động tài chính và dự phòng các khoản thu khó đòi
− Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật
− Chi về chi tiêu hàng hóa, dịch vụ bao gồm: chi đóng gói, vận chuyển, bốc vác, thuê kho, bãi, bảo hành sản phẩm
− Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 10 % tổng số chi phí Ðối với hoạt động thương nghiệp tổng chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua vào của hàng hoá bán ra
− Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm:
+ Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, thuế môn bài, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà, đất, thuế tài nguyên
+ Lệ phí đường, phí qua cầu, qua phà, lệ phí sân bay, công chứng + Tiền thuê đất
− Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở Việt Nam theo tỷ lệ doanh thu của cơ sở thường trú so với tổng doanh thu công ty ở nước ngoài
Trang 12Doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ các khoản chi phí sau:
+ Tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng chế độ hợp đồng lao động, trừ trường hợp thuê mướn lao động theo vụ việc Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, chủ hộ cá thể và cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
+ Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi như: trích trước về sửa chữa lớn, phí bảo hành sản phẩm hàng hóa, công trình xây dựng và các khoản trích trước khác
+ Các khoản chi không có hóa đơn, chứng từ hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng không hợp lệ
+ Các khoản tiền phạt như phạt do vi phạm hợp đồng, vi phạm Luật giao thông, phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh, phạt vi phạm hành chính về chế độ kế toán thống kê, phạt vi phạm hành chính về thuế và các khoản phạt khác
+ Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế như chi về đầu tư xây dựng cơ bản, chi ủng hộ các địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội, chi từ thiện và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế
+ Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ như chi phí sự nghiệp, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, khó khăn đột xuất
Các khoản thu nhập khác bao gồm:
− Chênh lệch về mua, bán chứng khoán
− Thu nhập về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản: + Thu nhập về cho thuê tài sản
+ Thu nhập từ việc cho sử dụng hoặc quyền sử dụng sở hữu trí tuệ
Trang 13+ Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
− Lãi từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản
− Lãi tiền gửi, cho vay vốn
− Chênh lệch do bán ngoại tệ
− Kết dư cuối năm các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán, dự phòng bù đắp các khoản phải thu khó đòi
− Thu các khoản thu khó đòi đã xoá sổ kế toán nay đòi lại được
− Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ
− Các khoản thu nhập từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra
− Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài
Trường hợp nhận được khoản thu nhập đã nộp thuế thu nhập ở nước ngoài thì cơ sở kinh doanh phải xác định số thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập ở nước ngoài để tính thuế thu nhập doanh nghiệp Khi xác định số thuế thu nhập cả năm sẽ được trừ số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cho khoản thu nhập nhận được đó
− Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu, sau khi đã trừ các khoản chi phí theo quy định của Bộ tài chính để tạo ra khoản thu nhập đó
− Các khoản thu nhập khác
− Cơ sở kinh doanh nhận được thu nhập do cơ sở kinh doanh nhận góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết kinh tế chia cho (sau khi đã nộp thuế) thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập đó nhưng phải gộp vào phần thu nhập sau thuế để xác định thuế thu nhập bổ sung
1.1.3.2 Thuế suất:
Trang 14Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:
− Thuế suất chung là 28 %
− Các mức thuế suất ưu đãi và thời hạn áp dụng theo luật định Theo Nghị định 24/2007/NĐ-CP, có 3 mức thuế suất ưu đãi và thời hạn áp dụng như sau:
+ Mức thuế suất 20% áp dụng trong thời gian 10 năm cho:
a) Hợp tác xã được thành lập tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và không thuộc danh mục địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
b) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư
c) Cơ sở mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn thuộc danh mục địa bàn kinh tế xã hội khó khăn
+ Mức thuế suất 15% áp dụng trong thời gian 12 năm cho:
a) Hợp tác xã được thành lập tại địa bàn thuộc danh mục địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và không thuộc danh mục địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
b) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc danh mục địa bàn kinh tế xã hội khó khăn
+ Mức thuế suất 10% áp dụng trong thời gian 15 năm cho:
a) Hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới được thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn thuộc danh mục địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn b) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư
Trường hợp cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục đặc biệt ưu đãi đầu tư và có ảnh hưởng lớn về kinh tế
Trang 15xã hội cần được khuyến khích cao hơn, bộ tài chính trình thủ tướng chính phủ quyết định áp dụng thuết suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án Hết thời gian được áp dụng mức thuế suất ưu đãi nêu trên, hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 28%
1.2 XÁC ĐỊNH CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Thực tế luôn luôn tồn tại sự khác biệt giữa các Chính sách Thuế với các quy định trong các Chuẩn mực và Chế độ kế toán trong bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế phải hiểu và có cách ứng xử phù hợp đối với sự khác biệt này Tại Việt Nam cũng vậy, Bộ Tài chính đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) dựa trên các Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS) nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin tài chính kế toán
của công chúng
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp được Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 20/2006/TT-BTC ngày 15/02/2005 và thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn chi tiết Chuẩn mực này là cơ sở để các doanh nghiệp hiểu và ứng xử phù hợp nhất đối với các chênh lệch phát sinh giữa số liệu ghi nhận theo chính sách kế toán do doanh nghiệp lựa chọn và số liệu
theo quy định của các chính sách thuế hiện hành
Sự khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế toán tạo ra các khoản chênh lệch trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí cho một kỳ kế toán nhất định, dẫn tới chênh lệch giữa số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ với chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng Các khoản chênh lệch này được phân thành hai loại liên quan đến thời điểm khấu trừ để tính thuế thu nhập: Chênh lệch
vĩnh viễn và Chênh lệch tạm thời 1.2.1 Chênh lệch vĩnh viễn
Chênh lệch vĩnh viễn (Permanent Difference) là các khoản chênh lệch phát sinh khi thực hiện quyết toán thuế, cơ quan thuế loại hoàn toàn ra khỏi doanh thu hoặc
Trang 16chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ căn cứ theo luật và các chính sách thuế hiện hành
Ví dụ chênh lệch vĩnh viễn do: Khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị vượt mức khống chế 10% tổng chi phí trong kỳ; Khoản chi phí không có hoá đơn, chứng từ hợp lệ chứng minh; Các khoản tổn thất tài sản; …
Các khoản chênh lệch vĩnh viễn không thuộc đối tượng điều chỉnh của VAS 17
1.2.2 Chênh lệch tạm thời
Chênh lệch tạm thời (Temporary Difference) là các khoản chênh lệch phát sinh do cơ quan thuế chưa chấp nhận ngay trong kỳ các khoản doanh thu hoặc chi phí đã ghi nhận theo chuẩn mực và chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng Các khoản chênh lệch này sẽ được khấu trừ hoặc tính thuế thu nhập trong các kỳ tiếp theo Các khoản chênh lệch tạm thời thường bao gồm các khoản chênh lệch mang tính thời điểm hay còn gọi là chênh lệch theo thời gian (Timing Differences); và các khoản ưu đãi thuế có thể thực hiện Các khoản chênh lệch tạm thời là đối tượng điều chỉnh của VAS 17
Ví dụ: Chênh lệch về chi phí khấu hao do chính sách khấu hao nhanh của doanh nghiệp không phù hợp với quy định về khấu hao theo chính sách thuế (Quyết định 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng bộ tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao Tài sản cố định); Chênh lệch phát sinh do chính sách ghi nhận doanh thu nhận trước của doanh nghiệp với quy định của chính sách thuế; Chênh lệch do các khoản chi phí chưa thực hiện như trích trước chi phí bảo hành nhưng chưa thực chi, trích trước tiền lương nghỉ phép nhưng chưa thực chi;…
Theo VAS17, Chênh lệch tạm thời: là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này Chênh lệch tạm thời có thể là chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc chênh lệch tạm thời được khấu trừ
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục
Trang 17tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán (Chi phí theo kế toán nhỏ hơn chi phí theo thuế hoặc doanh thu theo kế toán lớn hơn doanh thu theo thuế)
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là các khoản chênh lệch tạm thời làm
phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán (Chi phí theo kế toán lớn hơn chi phí theo thuế hoặc doanh thu theo kế toán nhỏ hơn doanh thu theo thuế)
1.2.3 Lợi nhuận/Lỗ kế toán (Accounting Profit/Lost):
Theo VAS 17, lợi nhuận kế toán là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Lợi nhuận kế toán phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn phù hợp với các quy định của Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán áp dụng như: chính sách khấu hao; chính sách phân bổ tài sản đã xuất dùng; chính sách ghi nhận doanh thu; chính sách và phương pháp tập hợp chi phí, tính giá thành; Các chính sách này phải được thuyết minh chi tiết trong phần Thuyết minh Báo cáo tài chính
1.2.4 Thu nhập chịu thuế (Taxable Profit / Tax Lost)
Theo VAS 17, thu nhập chịu thuế là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ, được xác định theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) Khoản chênh lệch giữa Thu nhập chịu thuế và Lợi nhuận kế toán chính là các khoản chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời đã được đề cập
1.2.5 Chi phí thuế thu nhập hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp(Tax expense or Tax income)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định bằng lợi nhuận kế toán (loại trừ Chênh lệch vĩnh viễn) nhân (x) với thuế suất
Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định bằng lỗ kế toán (loại trừ Chênh lệch vĩnh viễn) nhân (x) với thuế suất
Trang 18Thông thường, theo Luật thuế của Việt Nam:
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận kế toán (loại trừ Chênh lệch vĩnh viễn) x 28%
Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp = Lỗ kế toán (loại trừ Chênh lệch vĩnh viễn) x 28%
Khái niệm này rất quan trọng, sau khi ban hành VAS 17, nó đánh dấu bước tiến mới khi coi thuế thu nhập là một khoản chi phí, thể hiện một quan điểm tài chính rất rõ rệt Quan niệm này sẽ càng trở nên quan trọng khi nền kinh tế và thị trường tài chính phát triển mạnh Đối với nhà đầu tư, thuế là một yếu tố chi phí quan trọng và tất yếu khi xem xét và ra các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư Do tồn tại các khoản chênh lệch tạm thời mà chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có hai loại: chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (current tax expense) và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Defferred tax expense) Theo VAS 17, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành Thuế thu nhập hoãn lại
là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp/thu trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành Chi phí thuế thu nhập hoãn lại được tính bằng Tài sản thuế thu nhập hoãn lại bù trừ với Công nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Defferred Tax Asset) phát sinh khi chi phí
theo Luật thuế thấp hơn chi phí theo kế toán, hoặc doanh thu theo Luật thuế cao hơn doanh thu theo kế toán Khi đó, lợi nhuận theo thuế cao hơn lợi nhuận theo kế toán, và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo Luật thuế cao hơn theo kế toán Doanh nghiệp phải trả chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều hơn so với số liệu của kế toán trong năm hiện hành, và sẽ được khấu trừ trong các kỳ tương lai
Chuẩn mực kế toán Chung - VAS 01 có định nghĩa “Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai” Một số khoản chênh lệch tạm thời phát sinh sẽ khiến cho doanh nghiệp phải nộp thêm một
Trang 19khoản thuế thu nhập trong năm hiện hành so với số liệu kế toán ghi nhận theo các chuẩn mực và chế độ kế toán Ví dụ: Chính sách khấu hao nhanh của doanh nghiệp khiến cho chi phí khấu hao cao hơn so với mức khấu hao quy định bởi chính sách thuế (Quyết định 206-2003/QĐ-BTC), dẫn tới theo cơ quan thuế, thuế thu nhập phải nộp của doanh nghiệp năm hiện hành sẽ cao hơn so với số liệu kế toán Tuy nhiên, những chênh lệch tạm thời dạng này sẽ khiến cho doanh nghiệp phải nộp ít thuế thu nhập hơn trong những kỳ tương lai so với số liệu kế toán Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích trong tương lai từ việc không phải nộp một khoản thuế trong tương lai vì đã nộp trước trong năm hiện tại do các khoản chênh lệch tạm thời tạo ra Như vậy, khoản thuế đã nộp nhiều hơn này, theo VAS01, thoả mãn điều kiện ghi nhận một khoản mục tài sản trên bảng cân đối kế toán
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Defferred Tax Liability) phát sinh khi
chi phí theo Luật thuế cao hơn chi phí theo kế toán, hoặc doanh thu theo luật thuế thấp hơn so với doanh thu theo kế toán Các khoản chênh lệch tạm thời này làm cho lợi nhuận theo luật thuế thấp hơn lợi nhuận theo kế toán, và doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ít hơn số liệu kế toán trong năm hiện hành Khoản thuế thu nhập chưa phải nộp này sẽ phải trả trong các kỳ tương lai Như vậy nó thỏa mãn điều kiện ghi nhận như là một khoản công nợ trên bảng cân đối kế toán theo định nghĩa công nợ tại VAS 01: “Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý” “Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện đã qua, như mua hàng hóa chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết trả bảo hành hàng hóa, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác”
Tại Thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006, Bộ Tài chính đã ban hành tài khoản 243 và tài khoản 347 để hạch toán Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và Thuế thu nhập hoãn lại phải trả tương ứng Trong Thông tư này, Bộ Tài chính cũng đồng thời bổ sung thêm tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, với 02 tài khoản cấp hai:
Trang 20- Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
1.2.6 Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả
Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả là giá trị tính cho tài sản hoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế thu nhập doanh nghiệp
Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản là giá trị sẽ được khấu trừ cho
mục đích thuế thu nhập, được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp sẽ nhận được và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ của tài sản đó được thu hồi Nếu những lợi ích kinh tế này khi nhận được mà không phải chịu thuế thu nhập thì cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản đó bằng giá trị ghi sổ của nó
Cơ sở tính thuế thu nhập của một khoản nợ phải trả là giá trị ghi sổ của
nó trừ đi (-) giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó trong các kỳ tương lai Trường hợp doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả phát sinh là giá trị ghi sổ của nó, trừ đi phần giá trị của doanh thu đó sẽ được ghi nhận nhưng không phải chịu thuế thu nhập trong tương lai
1.3 GHI NHẬN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP: 1.3.1 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: phản ánh số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3334:
Bên Nợ: - Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp vào Ngân sách Nhà nước - Số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm trừ
Bên Có: - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước
Số dư bên Có: số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước Trong trường hợp cá biệt, tài khoản 3334 có số dư bên Nợ phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu
Trang 21Tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: dùng
để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 8211 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”
Bên nợ:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại;
Bên Có:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản 8211 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: dùng để
phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính
Trang 22hiện hành Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ:
+ Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;
+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ:
+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;
+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”:
Bên nợ:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm);
- Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm);
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 – “Chí phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Nợ phát sinh trong kỳ vào bên có TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Có:
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm); - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm);
Trang 23- Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Nợ TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: dùng để phản ánh giá trị
hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế thu nhập hiện hành theo công thức:
Thuế thu nhập hoãn lại
Chênh lệch tạm thời chịu thuế
x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (%)
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả còn lại cuối kỳ
Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: dùng để phản ánh giá trị
hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tài sản thuế thu nhập hoãn lại Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được xác định theo công thức sau:
Tài sản thuế thu
nhập hoãn lại
=
Chênh lệch tạm thời
được khấu từ
+
Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của
các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng
x
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (%)
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Bên nợ: Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại tăng
Trang 24Bên Có: Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại giảm
Số dư bên Nợ: Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại còn lại cuối kỳ 1.3.2 Ghi nhận:
1.3.2.1 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:
− Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước (NSNN) hàng quý theo quy định, ghi:
Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211) Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
− Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi: Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211)
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu ghi:
Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211) Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
− Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 111, 112, …
1.3.2.2 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả:
Trang 25Cuối năm, kế toán căn cứ vào “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải
trả” (Biểu số 02 - phụ lục đính kèm) để ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát
sinh từ các giao dịch trong năm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: - Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi nhận bổ sung số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số thuế được hoàn nhập trong năm, ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi giảm (hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:
Nợ TK 347 - Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại:
Cuối năm, kế toán căn cứ “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
(Biểu số 05 - Phụ lục đính kèm) đã được lập làm căn cứ ghi nhận hoặc hoàn nhập tài
sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại:
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:
Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
- Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi giảm tài sản thuế thu nhập
Trang 26hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Phát sinh do giao dịch Hoàn nhập vào
điều chỉnh hồi tố
Phát sinh do giao dịch Hoàn nhập vào
BCKQHĐKD 347
Trang 27Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:
Tạm tính Bổ sung
1.4.1 Trình bày trong Bảng Cân đối kế toán
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được trình bày trong chỉ tiêu “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” – Mã số 262 trên Bảng cân đối kế toán Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”, trên Sổ Cái
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được trình bày trong chỉ tiêu “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” – Mã số 335 trên Bảng cân đối kế toán Số liệu để ghi vào chỉ tiêu
Trang 28này được căn cứ vào số dư Có Tài khoản 347 – “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”, trên Sổ Cái
Bảng cân đối kế toán – Tài sản
Tài sản dài hạn MS Tài sản dài hạn khác 260
Chi phí trả trước dài hạn 261 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 Tài sản dài hạn khác 268
Thuyết minh 13 TK 243
Bảng cân đối kế toán - Nợ phải trả
Nợ dài hạn MS Phải trả dài hạn người bán 331
Phải trả dài hạn nội bộ 332 Phải trả dài hạn khác 333
Vay và nợ dài hạn 334
Thuế TNDN hoãn lại phải trả 335 TK 347 Thuyết minh 13
1.4.2 Trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được trình bày thành 2 chỉ tiêu: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành – Mã số 51” và “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại – Mã số 52” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành – Mã số 51 - phản ánh chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ))
Trang 29Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phản ánh chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, trên sổ kế toán chi tiết TK 8212 (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ))
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
… 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 TK 8211 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 TK 8212 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60
1.4.3 Trình bày Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Bổ sung mục 21 phần V của Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại:
Cuối năm Đầu năm - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến
Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ
Trang 30Thuế thu nhập hoãn lại phải trả:
Cuối năm Đầu năm - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản
chênh lệch tạm thời chịu thuế
… …
- Khoản hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước
… …
Bổ sung mục 31 Phần VI của Bản thuyết minh báo cáo tài chính:
31- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Năm nay Năm trước - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập
chịu thuế năm hiện hành
… …
- Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành năm nay
… …
Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành … …
Bổ sung mục 32 Phần VI của Bản thuyết minh báo cáo tài chính:
32- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Năm nay Năm trước- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ
các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế
Trang 31Doanh nghiệp phải giải trình riêng rẽ các thông tin sau trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính:
- Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến các khoản mục được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu;
- Giải thích mối quan hệ giữa chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận kế toán theo một hoặc cả hai hình thức sau:
+ Đối chiếu bằng số giữa chi phí (hoặc thu nhập) thuế TNDN và tích số của lợi nhuận kế toán nhân (x) với thuế suất áp dụng; hoặc
+ Đối chiếu bằng số giữa thuế suất hiệu quả bình quân với thuế suất áp dụng
- Giá trị (ngày đáo hạn, nếu có) của các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, lỗ tính thuế chưa sử dụng và các ưu đãi thuế chưa sử dụng mà chưa tài sản thuế thu nhập hoãn lại nào được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán;
- Chênh lệch tạm thời, mỗi loại lỗ tính thuế chưa sử dụng cũng như các ưu đãi thuế chưa sử dụng;
- Giá trị của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán của từng năm sử dụng;
- Giá trị thu nhập hoặc chi phí thuế TNDN hoãn lại được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nếu điều này không được phản ánh rõ từ các thay đổi của các giá trị được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán;
Doanh nghiệp phải trình bày giá trị của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và bằng chứng cho việc ghi nhận, khi:
- Việc sử dụng tài sản thuế thu nhập hoãn lại phụ thuộc vào lợi nhuận tính thuế trong tương lai vượt quá mức lợi nhuận phát sinh từ việc hoàn nhập các chênh lệch tạm thời chịu thuế hiện tại; và
- Doanh nghiệp chịu lỗ trong năm hiện hành hoặc năm trước do qui định pháp lý về thuế mà tài sản thuế hoãn lại có liên quan
*********
Trang 32Chương 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Theo kết quả điều tra từ 50 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, cho thấy 63% doanh nghiệp cho rằng chuẩn mực kế toán số 17 - Kế toán Thuế Thu nhập doanh nghiệp không dễ áp dụng 50% doanh nghiệp cho rằng chuẩn mực này khó áp dụng hơn 25 chuẩn mực kế toán khác mà Bộ Tài Chính đã ban hành Nguyên nhân chính mà các doanh nghiệp cho rằng chuẩn mực này khó áp dụng là việc xác định các khoản chênh lệch (80% doanh nghiệp chọn lý do này) 42% doanh nghiệp cho rằng việc giải thích các thuật ngữ còn quá rắc rối, khó hiểu Khi được hỏi vì sao chuẩn mực Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp khó hiểu và khó áp dụng, 62% doanh nghiệp trả lời rằng do chưa có hướng dẫn cụ thể về cách xác định các khoản chênh lệch Các doanh nghiệp mong muốn Bộ tài chính và các đơn vị hữu quan như các
Trang 33công ty kiểm toán, tư vấn kế toán, hiệp hội kế toán, chi hội kế toán,… tổ chức nhiều lớp tập huấn kiến thức cho người làm kế toán trong doanh nghiệp Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mong muốn Bộ Tài Chính ban hành thêm nhiều thông tin hướng dẫn chi tiết hơn
2.1.2 Khó khăn trong việc hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo Chuẩn mực kế toán 17
Khác với nhiều chuẩn mực kế toán, mà doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng trong thực tiễn sau khi có thông tư hướng dẫn, Chuẩn mực Kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp được các doanh nghiệp cho là rất khó ngay cả sau khi đã có thông tư hướng dẫn Một trong những lý do chính là do các doanh nghiệp chưa được trang bị một phương pháp phù hợp để hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp Chuẩn mực kế toán số 17 chỉ quy định các nguyên tắc trong hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp, Thông tư số 20/2006/TT-BTC hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thuế vào từng tài khoản Còn phần quan trọng nhất là làm thế nào để xác định được các số liệu để hạch toán vào từng tài khoản thì lại chưa được hướng dẫn cụ thể và có hệ thống Vấn đề càng trở nên rắc rối hơn khi các khái niệm trong Chuẩn mực 17 và Thông tư hướng dẫn đều khá mới mẻ, mang tính kỹ thuật cao và chưa thực sự có hệ thống Cụ thể, khi giải thích hai khái niệm chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn, cả Chuẩn mực và Thông tư đều chỉ đề cập đến sự khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán, tức là các khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh doanh Tuy nhiên, khi hướng dẫn xác định chênh lệch thì lại sử dụng khái niệm cơ sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả, tức các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán Sự thiếu đồng bộ này khiến cho các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc xác định chênh lệch tạm thời để xác định thuế thu nhập hoãn lại
Những lúng túng này sẽ có thể tránh được nếu như những người làm công tác kế toán phân biệt rõ được giữa nguyên tắc kế toán thuế và phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Về nguyên tắc, chênh lệch tạm thời là chênh lệch về thời gian giữa thu nhập tính thuế và thu nhập kế toán, vì vậy có thể xác định các chênh lệch này dựa trên Báo cáo Kết quả kinh doanh Tuy nhiên, do những chênh
Trang 34lệch này có tính chất lũy kế qua nhiều kỳ kế toán nên việc xác định chênh lệch trực tiếp thông qua Báo cáo Kết quả kinh doanh rất phức tạp và không hiệu quả Thay vào đó Phương pháp Bảng Cân đối kế toán được sử dụng để xác định các chênh lệch tạm thời thông qua việc sử dụng khái niệm cơ sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả Như vậy, có thể thấy rõ nguyên tắc của kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp là phải xác định chênh lệch tạm thời (giữa thu nhập kế toán và lợi nhuận tính thuế), và phương pháp để xác định các chênh lệch đó là dựa vào Bảng Cân đối kế toán, tức là xuất phát điểm của kế toán khi xác định các chênh lệch tạm thời chịu thuế và được khấu trừ là Bảng Cân đối kế toán chứ không phải Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
2.2 XÁC ĐỊNH CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HOÃN LẠI 2.2.1 Những khoản mục tài sản và công nợ thường phát sinh chênh lệch tạm thời
Các khoản mục tài sản, công nợ dưới đây được trích từ Bảng Cân đối kế toán theo Mẫu số B01 – DN Đây là các khoản mục thường có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán theo thông lệ quốc tế Để thuận tiện cho việc trình bày, các khoản mục tài sản có tài khoản dự phòng sẽ được trình bày trên 1 dòng theo giá trị thuần (đầu tư, phải thu, hàng tồn kho)
STT Khoản mục Số dư kế toán Cơ sở thuế
CL được khấu trừ
CL chịu thuế
1 Đầu tư ngắn hạn (thuần)
Giá gốc trừ (-) Dự phòng
Giá gốc (-)
2 Phải thu khách hàng (thuần)
Giá gốc trừ (-) Dự phòng
Giá gốc (-)
3 Hàng tồn kho (thuần)
Giá gốc trừ (-) Dự phòng
Trang 35khách hàng Dự phòng 6 Tài sản cố định hữu
hình (thuần)
Giá gốc trừ (-) Khấu hao lũy kế (Kế toán)
Giá gốc trừ (-) Khấu hao lũy kế (QĐ206)
(-) (+)
7 Các khoản đầu tư dài hạn (thuần)
Giá gốc trừ (-) Dự phòng
Giá trị ghi sổ 0 (+)
Ký hiệu:
(+): Nếu số dư kế toán lớn hơn cơ sở tính thuế Đối với tài sản, trường hợp này làm phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế, đối với nợ phải trả là Chênh lệch tạm thời được khấu trừ
(-): Nếu số dư kế toán nhỏ hơn cơ sở tính thuế Đối với tài sản, trường hợp này làm phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ, đối với nợ phải trả là Chênh lệch tạm thời chịu thuế
Giải thích các chênh lệch:
- Đầu tư, Phải thu, Hàng tồn kho: thông thường Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định những tổn thất do giảm giá chứng khoán, hàng tồn kho không thu hồi được nợ chỉ được coi là chi phí cho mục đích thuế khi “thực hiện”, tức là khi hàng tồn kho, chứng khoán đã được bán, hoặc khoản phải thu đã đến hạn mà không thể thu hồi được Vì vậy, các khoản dự phòng sẽ không được tính là chi phí hợp lệ cho mục