1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

DSpace at VNU: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Ở XÃ CỰ KHÊ, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 Pham Thi Thu Ha

21 419 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

DSpace at VNU: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Ở XÃ CỰ KHÊ, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ...

Trang 1

Tóm tắt: Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo, nước mặt tồn tại dưới

dạng nước trong sông, hồ, nước ngọt trong vùng đất ngập nước, băng, tuyết Vai trò của nước mặt cũng như nước nói chung không thể thiếu trong toàn bộ sự sống và các quá trình xảy ra trên Trái Đất Xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội là một xã ven đô nằm ở phía Nam của thành phố Hà Nội và từ năm 2011 trở về đây xã đang phát triển theo hướng đô thị hóa, điều này gây sức ép không nhỏ tới môi trường nước mặt của xã Đề tài đã áp dụng mô hình DPSIR để đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2014 Kết quả nghiên cứu cho thấy động lực chính là sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của người dân Áp lực chính là rác thải, nước thải ngày càng gia tăng, và phát sinh chủ yếu từ quá trình sản xuất của các hộ dân trong và ngoài ranh giới của xã Chất lượng môi trường nước mặt của xã Cự Khê đã bị ô nhiễm cục bộ tại một số điểm như sông Nhuệ (đoạn chảy qua thôn Cự Đà, thôn Khúc Thủy) và kênh Khê Tang, với một số thông số không đạt TCCP theo QCVN 08:2008/BTNMT là BOD5, COD, DO, NO3-, NH4+ Điều này đã gây ra các ảnh hưởng tới sức khỏe, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trong xã Các đáp ứng mà xã Cự Khê đã thực hiện nhằm cải thiện môi trường nước mặt như nạo vét kênh mương, thành lập tổ thu gom rác tại các thôn trong

xã Tuy nhiên, các đáp ứng là vẫn chưa đủ và hiệu quả, do đó đề tài đã đưa ra một số khuyến nghị bổ

sung trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước mặt trên địa bàn của xã

Từ khóa: Mô hình DPSIR, môi trường nước mặt, xã Cự Khê

Summary: Surface water is water on the mainland or islands, surface water exists in the

forms of water in rivers, lakes and freshwater in wetlands, ice, snow The role of surface water as well as general water are very important in all the life and the processes occurring on the earth Cu Khe Commune, Thanh Oai District, Hanoi is located in the south of Hanoi and from 2011 until now, the commune was growing towards urbanization that has created pressures on the quality of surface water The research has applied DPSIR model to assess the environmental status of surface water in Cu Khe Commune, Thanh Oai District, Hanoi in the period of 2010 - 2014 The results show that the main drivers are the increase of population, urbanization process and economic and social development activities of community Pressures are garbage, wastewater increasing, which are principally arised from the manufacturing process of households in and outside the boundary of the commune The surface water quality

of Cu Khe commune has been contaminated at some points partially as Nhue river (river sections flows through the Cu Da and Khuc Thuy villages) and Khe Tang channel, with some parameters including BOD5, COD, DO, NO3-, NH4+did not meet permissible standard by QCVN 08: 2008/BTNMT This has caused the effects on the health, production and business activities of the villagers The responses made to improve surface water of Cu Ke commune

Trang 2

2

have been canal dredging operation, establishment of waste collection team at villages of the commune However, the responses are still not sufficient and effective, therefore the research has made some additional recommendations for the management and the sustainable use of surface water in the area of the commune

1 MỞ ĐẦU

Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo [4], nước mặt tồn tại dưới dạng nước trong sông, hồ, nước ngọt trong vùng đất ngập nước, băng, tuyết Vai trò của nước mặt cũng như nước nói chung, không thể thiếu trong toàn bộ sự sống và các quá trình xảy ra trên Trái Đất Nước là môi trường cho các phản ứng chuyển dịch nhiều loại vật chất, góp phần tạo thời tiết, điều hòa khí hậu Nước có vai trò quyết định trong các hoạt động kinh tế và đời sống văn hóa tinh thần của loài người [1, 7]

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh đã làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất, dẫn đến sông hồ trong các đô thị dần bị thu hẹp dòng chảy, có nơi còn bị lấp hoàn toàn để lấy đất phục vụ xây dựng các công trình giao thông, khu dân cư, nhà máy Song song với quá trình đô thị hóa là sự phát triển các khu công nghiệp đã và đang gây sức ép đến chất lượng môi trường nguồn nước mặt ở nhiều khu vực và đang có xu hướng mở rộng về phạm vi và mức độ ô nhiễm Theo kết quả quan trắc được thực hiện trong những năm gần đây, nước mặt ở nước ta bị nhiễm bẩn bởi sản phẩm dầu, phenon, kim loại nặng, chất hữu cơ, [1] Hầu hết các thủy vực trong thành phố đều bị ô nhiễm, đặc biệt là các con sông chạy trong lòng thành phố là nơi chứa đựng rác thải, nước thải từ các hoạt động sống của con người, nước ở các thủy vực thường có màu đen, mùi nồng nặc khó chịu [5] Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt là từ các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp,…hầu hết nước thải này đều không được xử ly bằng các công trình và hệ thống xử lý mà được thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận hoặc nếu có thì không đạt tiêu chuẩn quy định.Ô nhiễm môi trường nước mặt

đã gây ra rất nhiều những tác động bất lợi đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng dân cư Những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe con người như gây ra nhiều loại bệnh

về da, mắt, gan, đường ruột,…thậm chí nhiều loại bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng con người Ảnh hưởng của ô nhiễm nước mặt tới các hệ sinh thái như làm suy giảm tính đa dạng sinh học, thành phần loài sinh vật trong các thủy vực

Xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội là một xã ven đô nằm ở phía Nam của thành phố Hà Nội, đang diễn ra quá trình đô thị hóa làm cho diện tích môi trường nước mặt trong xã ngày càng bị thu hẹp, những khu vực nước mặt còn lại đang có dấu hiệu đi xuống về mặt chất lượng Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt của xã là rất cần thiết nhằm đưa ra những giải pháp quản lý tài nguyên nước hợp lý, định hướng cho phát triển kinh tế

- xã hội của xã được bền vững hơn trong những năm tới Đề tài đã ứng dụng mô hình DPSIR để đánh giá các khía cạnh động lực, áp lực tác động đến chất lượng nguồn nước mặt và hiện trạng chất lượng nước mặt của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội trong giai đoạn 2010-2014 Bên cạnh đó, mô hình DPSIR cũng được sử dụng để đánh giá những tác động bất lợi của ô nhiễm nguồn nước mặt đến sức khỏe, hoạt động phát triển kinh tế của xã Cự Khê và những giải pháp đáp ứng mà xã đã và đang thực hiện Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp

Trang 3

3

để nâng cao chất lượng môi trường nước mặt của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đề tài được triển khai nghiên cứu ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội (bao gồm 6 thôn là thôn Cự Đà, thôn Khúc Thủy, thôn Mỹ, thôn Cầu, thôn Thượng và thôn Hạ)

Xã Cự Khê thuộc khu vực quy hoạch đô thị của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2020 [8].Phần lớn các nguồn nước mặt của xã Cự Khê đều bắt nguồn từ ngoài danh giới của xã (sông Nhuệ, kênh Khê Tang, sông Đồng Náng), các nguồn nước mặt này đã và đang diễn ra tình trạng ô nhiễm bởi các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp nằm ngoài danh giới của xã mang đến

- Đề tài đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt theo các khía cạnh động lực, áp lực, hiện trạng, tác động và đáp ứng ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

 Phương pháp điều tra bảng hỏi

Đây là phương pháp điều tra thực tế tại khu vực nghiên cứu, sử dụng phiếu điều tra các hộ gia đình, phỏng vấn trực tiếp người dân, các nhà lãnh đạo của xã, qua đó tiếp nhận, khai thác thông tin cần thiết phục vụ đề tài nghiên cứu

Trong nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng mẫu phiếu điều tra tham vấn ý kiến cộng đồng Nội dung của phiếu điều tra bao gồm những thông tin cá nhân (họ và tên, địa chỉ, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn), những câu hỏi liên quan đến nhận thức của người dân đối với tình trạng môi trường nước mặt trong xã (tình trạng ô nhiễm, nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt), câu hỏi liên quan đến tình trạng rác thải, nước thải trong gia đình các hộ dân trong xã (thành phần rác thải, cách xử lý rác thải, ước lượng lượng rác thải ra trung bình một ngày,…), các câu hỏi về tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt (ảnh hưởng tới sức khỏe, hoạt động sản xuất kinh tế, hệ sinh thái), câu hỏi về các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng môi trường nước mặt đã được xã thực hiện Phiếu điều tra phát ra 160 phiếu và kết quả thu được 150 phiếu hợp lệ, với đối tượng điều tra là cộng đồng dân cư sống trong khu vực xã Cự Khê Thời gian nghiên cứu từ tháng 1-6/2015 Số liệu từ phiếu điều tra thu thập được xử lý thống

kê, xây dựng công thức và tính toán bằng chương trình Excel để đưa ra bảng kết quả dữ liệu

và vẽ biểu đồ liên quan phục vụ cho việc thảo luận các phát hiện của nghiên cứu

Ngoài ra, nhóm tác giả cũng tham vấn ý kiến các lãnh đạo trong xã, ý kiến của chủ tịch xã, các cán bộ chuyên môn về địa chính, văn hóa truyền thống,…của xã cùng sáu trưởng thôn của sáu thôn (thôn Cự Đà, thôn Khúc Thủy, thôn Thượng, thôn Mỹ, thôn Cầu, thôn Hạ) về các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt trong địa bàn xã, các vấn đề về thu gom xử lý rác thải, nước thải, thống kê số liệu về các hộ làm nghề và chăn nuôi trong mỗi thôn Tham vấn ý kiến của các lãnh đạo về khó khăn trong việc quản lý và bảo vệ môi trường nói chung, nguồn nước mặt nói riêng

Trang 4

4

 Phương pháp quan sát thực tế

Trong nghiên cứu, nhóm tác giả đã quan sát thực tế tại 6 thôn để tìm hiểu nguồn phát sinh

ô nhiễm nước mặt của xã, tìm hiểu đặc điểm xử lý rác thải và nước thải của hộ dân, đồng thời đánh giá nhanh môi trường ở các con sông, kênh, mương chính trong xã để đánh giá mức độ ô nhiễm, kiểm tra và hiệu chỉnh những thông tin đã thu được qua phỏng vấn và từ tài liệu thứ cấp

2.2.2 Phương pháp phân tích mô hình DPSIR

D P S I R là chữ đầu của năm từ Động lực – Driving Forces (D), Áp lực – Pressure (P), Hiện trạng – State (S), Tác động – Impact (I), Đáp ứng – Response (R) Mô hình DPSIR mô

tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường), Áp lực (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường), Hiện trạng (hiện trạng chất lượng môi trường), Tác động (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái), Đáp ứng (các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường) [9] Ứng dụng mô hình phân tích tổng hợp DPSIR (Driving Forces – Pressure – State – Impact – Response) để đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt xã Cự Khê Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt trong xã

+ Dựa trên những tài liệu thu thập được và kết quả điều tra khảo sát thực địa, tiến hành phân tích các động lực (Driving Forces – D) (gia tăng dân số, hoạt động sản xuất kinh tế,…) dẫn đến các áp lực (nước thải bao gồm nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, làng nghề; rác thải bao gồm rác thải sinh hoạt, chăn nuôi, xây dựng) làm suy giảm chất lượng môi trường nước mặt

+ Phân tích kết quả của các thông số đánh giá chất lượng nguồn nước mặt, đối chiếu với QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích

sử dụng như giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp) và sử dụng phần mềm Excel để xây dựng các biểu đồ diễn biến hàm lượng các chất ô nhiễm, đánh giá hiện trạng (State – S) chất lượng nguồn nước mặt của xã Cự Khê giai đoạn 2010 – 2014

Số liệu sử dụng đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt giai đoạn 2010-2014 là

số liệu quan trắc thu thập được từ công ty TNHH và Tư vấn Môi trường Hà Nội

+ Qua kết quả từ phiếu điều tra môi trường nước mặt của xã Cự Khê, phỏng vấn các đối tượng liên quan và quan sát thực tế, tiến hành đánh giá những tác động (Impact – I) của ô nhiễm môi trường nước mặt tới sức khỏe của người dân, hoạt động sản xuất kinh tế và các hệ sinh thái trong khu vực nghiên cứu,

+ Trên cơ sở các kết quả đạt được, đưa ra những giải pháp đã được các cấp chính quyền thực hiện trước hiện trạng và tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt trong xã và đề xuất các giải pháp (Response – R) phù hợp nhằm nâng cao chất lượng môi trường nước mặt của xã

Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Trang 5

5

3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt xã Cự Khê giai đoạn 2010-2014

Dựa trên những kết quả điều tra thực tế tại khu vực nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã xây dựng

sơ đồ đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội theo mô hình DPSIR như sau:

Hình 1 Sơ đồ đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành

phố Hà Nội theo mô hình DPSIR

+ Chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình

+Xây dựng bản quy hoạch các làng nghề trên địa bàn xã Cự Khê

-Các khuyến nghị bổ sung

* Đáp ứng áp lực

- Các đáp ứng đã và đang thực hiện:

+ Nạo vét kênh, mương

+ Thành lập tổ thu gom rác tại địa bàn 4 trên 6 thôn của xã

+ Lập bản quy hoạch các bãi chứa rác trên địa bàn 6 thôn của xã Cự Khê

- Nước thải từ sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh tế

- Dư lượng phân bón hóa chất bảo vệ thực vật

Hiện trạng

- Chất lượng nước mặt: nhiệt độ, pH,

DO, COD, BOD5,

SS, Coliform, NO2-,

NO3-, NH4+

Tác động

- Sức khỏe cộng đồng

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân

- Hệ sinh thái

Trang 6

6

Kết quả điều tra thực địa tại khu vực nghiên cứu cho thấy, Cự Khê là xã có phong tục tập quán nhân dân sống thành từng xóm Các điểm dân cư sống khá tập trung và phân bố chủ yếu dọc theo các tuyến giao thông, thôn Cự Đà là nơi tập trung đông dân cư nhất

Diện tích đất ở bình quân trên đầu người của xã tính đến năm 2014 là 46,06m2/người, phù hợp với quy định về chỉ tiêu sử dụng đất ở trong khu dân cư nông thôn của các xã (≥ 25 m²/người) [8] Theo số liệu thống kê được từ năm 2010 đến tháng 12 năm 2014, dân số xã Cự Khê được thể hiện ở Bảng 1

Bảng 1 Dân số xã Cự Khê từ năm 2010 – 2014

+ Giai đoạn năm 2010-2011 xã có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,51%, dân số năm 2011 là

5684 người cao hơn 84 người so với dân số năm 2010 là 5684 người

+ Giai đoạn năm 2011-2012, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,5% giảm 0,01% so với năm

2011, tuy nhiên dân số năm 2012 vẫn tăng nhẹ là 85 người so với năm 2011 Nguyên nhân giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là do số người tử vong năm 2011 lớn hơn so với năm 2010 và

số trẻ sơ sinh được sinh ra của hai năm là gần tương đương nhau

+ Giai đoạn năm 2012-2014 nhìn chung tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng lên qua các năm, năm 2014 là 5947 người tăng 178 người so với năm 2012 là 5769 Trong giai đoạn này tuy

tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn tăng dần đều, nhưng nguyên nhân tăng dân số không chỉ do

số trẻ được sinh ra tăng so với năm trước mà nguyên nhân là do xã Cự Khê là một xã ven

đô và đang diễn ra quá trình đô thị hóa, đời sống nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn; các cán bộ y tế được bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo thường xuyên, các trang thiết bị đang từng bước được tăng cường Do đó, chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng lên, hơn nữa còn có nhiều chương trình y tế trọng điểm của huyện như chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống các bệnh lao, chăm sóc sức khỏe sinh sản…được triển khai có hiệu quả Công tác tuyên truyền kiến thức phòng chống HIV, phòng chống dịch bệnh được làm thường xuyên, do vậy kiến thức vệ sinh giữ gìn sức khỏe nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao và theo đó tuổi thọ của người dân được kéo dài hơn so với những năm trước

Mặc dù dân số tăng dần qua các năm trong giai đoạn năm 2010-2014 nhưng những năm qua dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền xã, phong trào thực hiện kế hoạch hoá gia đình

Trang 7

7

được tuyên truyền sâu rộng tới từng hộ gia đình, được kết hợp giữa giáo dục, tuyên truyền với các biện pháp hành chính và làm cho công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình cũng thu được thành quả đáng phát huy Từ năm 2015, xã đề ra kế hoạch trong giai đoạn năm 2015-2020 trung bình tốc độ gia tăng dân số tự nhiên trên địa bàn xã là 1,12% và tính đến năm 2020 dân

số trên địa bàn là 6.548 nhân khẩu Sự gia tăng dân số đã và đang tạo ra những áp lực lên môi trường nước mặt của xã

b) Hoạt động phát triển kinh tế

Theo số liệu thu thập được từ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 xã Cự Khê [8] và báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ 4 (năm 2011-2015) của xã Cự Khê [3], nhìn chung tốc độ phát triển kinh tế của xã năm sau cao hơn năm trước Năm 2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 53,86%, tăng 41,06% so với năm 2010 là 12,8% Tổng giá trị sản xuất ước tính đạt 586,026 tỷ đồng, tăng 315,256 tỷ đồng so với năm 2010 Trong đó Nông nghiệp ước tính đạt 35,845 tỷ đồng tăng 11,475 tỷ đồng so với năm 2010, Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng ước tính đạt 405,205 tỷ đồng, tăng 231,915 tỷ đồng so với năm 2010, Dịch vụ - Thương mại ước tính đạt 144,976 tỷ đồng tăng 71,866 tỷ đồng so với năm 2010 Thu nhập bình quân đầu người đạt 28,1 triệu đồng/người/năm tăng 16,6 triệu đồng so với năm 2010 ( là 11,5triệu đồng/ người/năm)

Về cơ cấu kinh tế của xã, có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần

tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ như được thể hiện ở Bảng 2

Bảng 2 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2014 so với năm 2010 của xã Cự Khê

Ngành

Năm

Nông nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Thương mại – Dịch vụ

c) Đô thị hóa, xây dựng

Nhìn chung đất đai của xã có xu thế chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, và đây

là điều tất yếu xảy ra khi dân số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu về đất ở và các công trình hạ tầng cũng tăng theo

Năm 2010 Nhà nước thu hồi 153,48 ha đất chuyên trồng lúa nước để xây dựng tuyến đường trục phát triển phía Nam và 2 khu đô thị Thanh Hà A, B và Cienco 5 Theo định hướng của Quốc gia, tuyến Vành đai 4 Hà Nội sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2010 - 2020 với quy mô từ 6-8

Trang 8

8

làn xe và rộng 120m, đoạn qua xã Cự Khê dài khoảng 2,0 km với diện tích đất thu hồi khoảng 20,2

ha Giai đoạn năm 2010 – 2020 xã chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng trong đó giao thông, cơ sở văn hóa, giáo dục, y tế được ưu tiên phát triển Việc xây dựng khu dân cư mới, chỉnh trang khu dân cư hiện có và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội – môi trường sẽ được thực hiện theo các quy hoạch tương ứng được lập và phê duyệt phù hợp với quá trình phát triển đô thị của Nhà nước trên địa bàn xã

Nhận xét chung:

Như vậy, sự gia tăng dân số, hoạt động phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa trong những năm qua ở xã Cự Khê đã, đang và sẽ gây ra những áp lực đến môi trường bởi sự gia tăng lượng rác thải, nước thải, dư lượng phân bón hóa chất bảo vệ thực vật từ hoạt động sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh tế, xây dựng trong xã Xã Cự Khê trong tương lai sẽ phát triển theo hướng đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp và chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp Theo quan sát và ghi nhận ý kiến của các án bộ trong thôn, xã thì hầu hết người dân trong xã đều có đời sống sinh hoạt gần giống như dân đô thị và trong giai đoạn năm 2015-2020 xã phấn đấu đưa 100 % toàn bộ dân trong xã lên dân đô thị

3.1.2 Áp lực (Pressure)

* Rác thải (sinh hoạt, sản xuất kinh tế, xây dựng)

Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn xã gây áp lực tới môi trường Do xã chưa quy hoạch đầy đủ các khu tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt nên từ trước tới nay người dân Cự Khê đều vứt rác ra sông Từ kết quả quan sát thực tế cho thấy tại thôn Khúc Thủy mặc dù bờ sông Nhuệ đã được xây kè để tránh sạt lở, lưu thông dòng chảy nhưng đến nay rác thải sinh hoạt vứt ra đã cao gần bằng kè; bên bờ kênh Khê Tang rác tràn cả xuống giữa lòng sông gây tắc nghẽn dòng chảy

Trên địa bàn xã có tất cả 6 thôn tuy nhiên tính đến đầu năm 2015 mới có 4 thôn (thôn Thượng, Mỹ, Cầu, Hạ) thành lập được tổ thu gom rác hàng ngày của các hộ dân trong thôn, vẫn còn 2 thôn (thôn Cự Đà, Khúc Thủy) chưa thành lập được tổ thu gom rác hàng ngày Nguyên nhân là do 2 thôn chưa bố trí được phương tiện thu gom rác và chưa xây dựng được bãi đổ, chứa rác thải Hơn nữa, địa phận của 2 thôn này nằm dọc theo bờ sông Nhuệ (nguồn nước của sông đang bị ô nhiễm từ trước), hầu hết rác thải của người dân đều đổ xuống bờ kè của sông, do vậy vào những mùa mưa, dòng chảy lớn dẫn đến lượng rác này được cuốn vào dòng nước và vận chuyển đến các nơi khác gây tắc nghẽn cống và gây ra ô nhiễm môi trường cho những khu vực có dòng chảy này đi qua

- Lượng rác thải của mỗi hộ dân trong ngày ở xã Cự Khê

Qua kết quả phiếu điều tra, lượng rác thải của mỗi hộ dân trong ngày ở xã Cự Khê được thể hiện ở Hình 3

Trang 9

Hình 3 Ước lượKết quả nghiên cứu cho th

để xử lý rác thải sinh hoạt của gia đ

thường xuyên), tự chôn lấp, ủ

người dân xử lý rác thải sinh ho

ra ở 4 thôn đã hình thành đượ

sông, hồ, ao (chiếm 32,29%) (di

Cự Đà và thôn Khúc Thủy), các hình th

tự do chiếm tỉ lệ ít hơn Nguyên nhân là do di

càng thu hẹp, số người làm nông nghi

ủ phân để bón cho đồng ruộng gi

lợi, hiệu quả nhanh mà không m

chưa được các cán bộ, các cấ

bằng phương pháp ủ phân hoặ

75,34

0 20 40 60 80 100

10 kg chiếm 17,33% và 11-15 kg chiếm 7,33% Đặc điểm v

u là rác hữu cơ (rau, củ, thực phẩm, ) chiếm 50%, còn l

ố gia đình có khối lượng rác thải lớn trong ngày ch

ải tại mỗi hộ gia đình của xã Cự Khê

Hình thức xử lý rác thải tại mỗi hộ gia đình của xã Cự

u tra, phỏng vấn (Hình 4) cho thấy người dân có nhi

a gia đình mình như là đổ đúng nơi quy định (có xe thu gom rác

ủ làm phân, đổ tự do, đổ xuống sông, hồ, ao Trong đó, ph

i sinh hoạt bằng hình thức đổ đúng nơi quy định (chiếm 44,13%) (di

ợc tổ thu gom rác là thôn Mỹ, Thượng, Cầu và H

m 32,29%) (diễn ra trong 2 thôn chưa thành lập được tổ thu gom

y), các hình thức xử lý rác khác như tự chôn lấp, ủ Nguyên nhân là do diện tích đất nông nghiệp của xã C

i làm nông nghiệp ít đi, do đó người dân sử dụng sử dụ

ng giảm, người dân chủ yếu muốn sử dụng phân hóa hnhanh mà không mất nhiều công sức; và một nguyên nhân nữa là do ngư

ấp chính quyền phổ biến về cách xử lý rác an toàn và

m về thành phần

m 50%, còn lại là giấy, nilon,

n trong ngày chủ yếu là các

ự Khê

i dân có nhiều hình thức

nh (có xe thu gom rác , ao Trong đó, phần lớn

ếm 44,13%) (diễn

u và Hạ) và đổ xuống thu gom rác là thôn làm phân hay đổ

a xã Cự Khê ngày ụng phương pháp

ng phân hóa học vừa tiện

Trang 10

Bên cạnh đó, do tập quán của người dân trong xã thường tập trung sinh sống dọc theo các tuyến kênh rạch, vì vậy chuồng trại các loại vật nuôi, gia súc, gia cầm cũng được xây dựng gần nguồn nước hoặc ngay trên kênh rạch hoặc thả rông Các loại chất thải chăn nuôi ít được tái sử dụng mà thải trực tiếp vào môi trường xung quanh Theo phỏng vấn cán bộ xã, trong tương lai xã có kế hoạch sẽ đầu tư gia tăng lượng gia súc, gia cầm nhằm tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi, dẫn đến lượng chất thải phát sinh sẽ rất lớn

* Nước thải (sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh tế)

Kết quả điều tra thực tế cho thấy vấn đề về vệ sinh môi trường ở xã Cự Khê chưa thật sự được quan tâm Nước thải sinh hoạt và sản xuất của các hộ gia đình chưa qua xử lý chảy vào

hệ thống cống chung, hoặc chảy tràn trên bề mặt xuống các ao hồ, sông, suối, kênh mương đã phần nào gây ô nhiễm môi trường sống và đặc biệt gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước mặt Trong xã vẫn còn nhiều hộ gia đình làm nghề miến và tương nên nước thải sản xuất

và sinh hoạt trong xã chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm Theo kết quả phiếu điều tra

và quan sát thực thế cho thấy 80% hộ dân trong xã không có hệ thống xử lý nước thải, 20%

hộ dân là có hệ thống xử lý nước thải nhưng chỉ là xử lý sơ bộ qua bể lắng tự hoại đối với nước thải từ khu vực nhà vệ sinh, còn chủ yếu nước thải vẫn chưa qua xử lý đổ thải ra cống chung hoặc chảy vào các nguồn nước mặt Hình 6 thể hiện nguồn tiếp nhận nước thải từ các hộ dân

Hình 5 Nguồn tiếp nhận nước thải từ các hộ dân xã Cự Khê Dựa vào Hình 5 cho thấy 82,67% hộ dân trong xã Cự Khê xả nước thải ra cống thải chung của thôn, xã Xã Cự Khê tuy đã quy hoạch được một số đoạn cống dẫn nước thải chung trong khu dân cư của xã (với tổng chiều dài 11,414 km, đã kiên cố hóa được 1,99km (17,435%)), nhưng hệ thống cống dẫn nước thải này đang tồn tại một số hạn chế như đã xuống cấp 1,54km

và chủ yếu là rãnh không có lắp đậy 15,33% hộ dân xả nước thải trực tiếp ra ao, kênh, mương, sông và 2% là xả thải ra khu vực đất xung quanh nhà Dọc bờ sông Nhuệ của thôn Cự

Đà và Khúc Thủy hầu hết nước thải của các hộ dân đều xả thải ra cống dẫn nước thải chung Dọc bờ kênh Khê Tang của xóm Thượng, chưa có hệ thống cống thu gom nước thải tập trung

do đó xuất hiện tình trạng nước thải từ các hộ dân thải trực tiếp ra kênh Ngoài ra, các khu vực

Cống dẫn nước thải chung

Ao, hồ, kênh, mương, sông

Ngày đăng: 17/12/2017, 13:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w