1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Bai giang giai phau gui danh

138 836 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 4,52 MB

Nội dung

1.2.2.Cấu tạo của xương Nếu bổ dọc một xương, từ ngoài vào xương có cấu tạo từ 3 phần chính sauđây: * Màng xương hay cốt mạc Là lớp màng mỏng chắc bao phủ toàn mặt xương trừ các mặt khớp

Trang 1

BÀI MỞ ĐẦU

1 Khái niệm về môn giải phẫu học

- Việc nghiên cứu cấu trúc và chức năng của cơ thể là một nội dung quan trọng của khoa học sinh vật

- Môn khoa học nghiên cứu về hình thái và cấu trúc của các cơ quan trong cơ thể được thống nhất chung với tên gọi là hình thái học

- Môn nghiên cứu chức năng của nó, nghĩa là nghiên cứu sự hoạt động của các cơ quan gọi là sinh lý học

Hai môn học này liên quan chặt chẽ với nhau Bởi vì hình thái và cấu trúc được tạo nên bởi chức năng

- Việc nghiên cứu hình thái và cấu trúc của cơ thể động vật có thể tiến hành trên ba hướng cơ bản:

+ Trong trạng thái cơ thể đã trưởng thành hoàn toàn

+ Trong quá trình phát triển của cá thể

+ Trong quá trình phát triển không phải là của một cá thể riêng rẽ mà là của các loài, thậm chí của các lớp động vật

Việc nghiên cứu cấu trúc của cơ thể động vật khi nó trưởng thành hoàn toàn là nội dung của môn giải phẫu học

* Vậy ta có thể nói: Giải phẫu học gia súc là một môn khoa học trong sinh vật học mà nó nghiên cứu vị trí, hình thái và cấu tạo của từng bộ phận trong cơ thể gia súc

- Tùy theo từng mục đích nghiên cứu mà người ta chia ra nhiều hướng nghiên cứu khác nhau

 Giải phẫu hệ thống: Nghiên cứu giải phẫu từng hệ cơ quan, ví dụ: hệ xương, hệ cơ, hệ hô hấp, hệ tim mạch,

 Giải phẫu định khu: Thường áp dụng cho lâm sàng, ngoại khoa

 Giải phẫu so sánh: Từ động vật bậc thấp lên bậc cao

 Gải phẫu thẩm mỹ (mỹ thuật): Thường ứng dụng cho ngành điêu khắc, hội họa

Trong chương trình môn học này sẽ tiến hành nghiên cứu theo hướng giải phẫu

hệ thống

1

Trang 2

2 Vị trí của môn giải phẫu học

- Giải phẫu học có liên quan nhiều đến các môn học khác của ngành thú y, nhất là cácmôn như: Chẩn đoán, điều trị nội, ngoại, sản khoa, đặc biệt liên quan là tổ chức phôithai và sinh lý học và trong chăn nuôi là môn chọn giống gia súc

- Nó cung cấp một cách có hệ thống về sự tiến hóa của động vật Mối liên quan chặt chẽgiữa cơ thể và môi trường, cơ thể là một khối thống nhất (thống nhất giữa cấu tạo vàchức năng)

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Trước đây các sách giảng dạy giải phẫu thường lấy con ngựa làm đối tượng nghiên cứuchính Con ngựa là một con gia súc có ích song nó không phải là con vật chăn nuôichính của đông đảo nông dân

- Đối với ngành nông nghiệp hiện nay thì con vật chăn nuôi để cày kéo, lấy sữa, thịt làcon bò và phổ biến nhất là con lợn

Vì vậy với chương trình giới hạn này, chúng tôi sẽ lấy con bò làm đối tượngnghiên cứu chính, trên cơ sở đó so sánh với lợn và ngựa

Trang 3

Chương I: HỆ XƯƠNG - KHỚP

1 ĐẠI CƯƠNG

1.1 Khái niệm về xương

- Hệ xương là cơ quan vận động không chủ động Sự vận động của nó nhờ có hệ cơ,khớp và dây chằng

- Bộ xương là cái giá đỡ cho toàn bộ cơ thể và bảo vệ các khí quan mềm yếu Đối vớitrâu bò, dê cừu xương chiếm khoảng 9,5% trọng lượng cơ thể, ngựa khoảng 13,2%

- Trong cơ thể xương gắn với nhau theo một hình dạng nhất định, nhằm làm giảm lực

ma sát tạo cho sự vận động được dễ dàng

- Xuơng phát sinh từ trung phôi bì Sự phát triển của xương qua 3 giai đoạn: màng,sụn, xương

+ Giai đoạn màng bắt đầu từ tuần 6 - 7 trong bào thai, sang tháng thứ

2, màng thành sụn và sau đó sụn hóa xương (xương thứ cấp) Ví dụ: Xương sườn,xương chi, xương cột sống

Nhưng cũng có một số xương bỏ qua giai đoạn sụn mà phát triển thẳng từgiai đoạn màng thành xương (xương sơ cấp) Chủ yếu các xương dẹt phát triển theophương thức này Ví dụ: Các xương vùng sọ, các xương vùng mặt

Sự phát triển của mô xuơng là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập là tiêu hủy

và xây dựng Tác nhân tiêu hủy được thực hiện nhờ có các tế bào tiêu sụn Còn quátrình xây dựng là do khả năng sinh sản của các tế bào màng xương và tế bào lớp sụnđầu xương (tế bào màng làm cho xương dày lên, tế bào đầu xương làm cho xươngdài ra) Đó là một qúa trình phức tạp, dưới sự điều khiển của thần kinh và thể dịch

và nó tiếp diễn trong suốt thời kỳ sinh trưởng của gia súc

1.2.Hình thái, cấu tạo của xương

1.2.1 Hình thái ngoài

Bộ xương có khoảng 200 xương riêng biệt, trong đó đa số là xương chẵn.Căn cứ vào hình dạng của xương chia thành các loại xương sau:

3

Trang 4

- Xương dài: Là xương hình trụ, trong có ống Xương dài gồm một thân (cán xương)

và hai đầu Trong thân có ống tủy, còn đầu có lớp sụn mềm Xương dài có tác dụnglàm chống đỡ và có vai trò như những đòn bẩy trong sự vận động của cơ thể Ví dụ:Xương chi, xương sườn,

- Xương ngắn: Thường có hình hộp sáu mặt kích thước ba chiều xấp xỉ bằng nhau.Trong cơ thể nó sắp xếp ở những nơi vừa cần có sự chắc rắn, vừa đảm bảo tính mềmdẻo, đàn hồi Ví dụ: Xương cổ tay, xương cổ chân,

- Xương dẹt: Có hình bản đẹp, tham gia vào bảo vệ các cơ quan Ví dụ: Xương bả vai,xương ức,

- Xương hỗn hợp: Là xương có hình dạng phức tạp Ví dụ: Xương đốt sống, xươnghàm trên, xương sàng, xương bướm Chức năng thay đổi tùy theo xương

Lưu ý: Sự phân loại trên chỉ là tương đối, khi mô tả hình thái xương người tacũng hay chú ý đến mặt xương, bờ xương, khớp xương,

1.2.2.Cấu tạo của xương

Nếu bổ dọc một xương, từ ngoài vào xương có cấu tạo từ 3 phần chính sauđây:

* Màng xương hay cốt mạc

Là lớp màng mỏng chắc bao phủ toàn mặt xương (trừ các mặt khớp) Cốtmạc được chia làm 2 lớp:

- Lớp ngoài là lớp sợi keo xốp dày đặc cùng với tổ chức liên kết có nhiều mạch quản

và thần kinh tới nuôi xương

- Lớp trong gắn liền với mô xương và có các tế bào sinh xương, có khả năng sinh sản

* Chất xương

Có 2 loại xương là xương chắc và xương xốp

- Xương chắc: Ở lớp ngoài của xương, là lớp mịn rắn chắc, màu vàng nhạt Nó gồmnhững tấm xương (phiến xương) xếp xung quanh hệ thống ống đặc biệt gọi là ốngHavers

Trang 5

+ Phiến xương: Các phiến sắp xếp song song với bề mặt của xương gọi làphiến xương miền vỏ Nếu xếp sát với bề mặt của ống tủy gọi là phiến xương miềntủy.

+ Hệ thống ống Havers: Gồm các phiến xương xếp theo vòng tròn đồng tâm

Cứ 14 - 20 phiến giới hạn một ống gọi là ống Havers chính thức Giữa ống Havers

có lỗ cho mạch quản đi qua Ngoài ra còn hệ thống Havers trung gian gồm nhữngphiến xương xếp không theo trật tự nhất định

+ Ống Volkman: Là những ống thông huyết quản, nối từ hệ thống Havers nàysang hệ thống Havers kia

- Xương xốp: Ở lớp trong của xương, do các bè xương bắt chéo nhau chằng chịt để hở

ra các lỗ hốc nhỏ (trông như bọt bể, thể hải miên)

* Tủy xương

Chứa trong ống tủy và trong hốc của xương xốp Có hai loại tủy là tủy đỏ vàtủy vàng

- Tủy đỏ: Có trong ống tủy khi gia súc còn non Khi gia súc trưởng thành tủy

đỏ chỉ còn trong hốc các xương xốp Tủy đỏ có hai chức năng quan trọng:

+ Là một cơ quan tạo huyết

+ Nuôi dưỡng xương giúp cho xương phát triển

- Tủy vàng: Chứa trong ống tủy của xương dài khi gia súc trưởng thành Chủ yếu cónhiều tế bào mỡ

Mạch quản nuôi xương: Có 2 loại

- Mạch dưỡng cốt: Chui qua các ống Volkman vào nuôi xương

- Mạch cốt mạc: Nuôi màng xương

1.3 Thành phần hóa học của xương

Thành phần chủ yếu gồm hai chất: Hữu cơ và vô cơ, chất vô cơ đảm bảo choxương có tính rắn chắc và chất hữu cơ làm cho xương có tính mềm dẻo và đàn hồi

Trang 6

Hình 1.1Bộ xương bò

1.3.2 Xương khô (Đã loại bỏ mỡ và nước)

- Chất hữu cơ khoảng 33,3% tùy theo tuổi và tỷ lệ đó giảm dần

- Chất vô cơ: 66,7% chủ yếu là các muối của Canxi, đặc biệt là muối Ca3(PO4)2 vàCaCO3

Thành phần hóa học thay đổi theo tuổi Ở gia súc non, chất vô cơ ít chất hữu

cơ nhiều nên xương gia súc non mềm Trái lại ở gia súc già chất hữu cơ giảm và chất

vô cơ tăng lên nên xương gia súc già giòn và dễ gãy

Thành phần hóa học còn thay đổi theo thức ăn và bệnh tật Một số vitamin A,

D, E, cũng như một số tuyến nội tiết có ảnh hưởng đến thành phần hóa học củaxương

2.CHI TIẾT VỀ BỘ XƯƠNG

Bộ xương được chia thành 3 phần chính: Xương đầu, xương thân và xương chi

2.1.XƯƠNG VÙNG ĐẦU

Xương vùng đầu gồm: Các xương vùng sọ và các xương vùng mặt

2.1.1 Xương vùng sọ

Gồm 6 xương:

Trang 7

Hình 1.2 Xương Đỉnh và xương chẩm

Hình 1.3 Xương trán

2.1.1.1 Xương chẩm

- Nằm sau và phía dưới xương sọ

- Có hai lối cầu chẩm và hai lỗ lồi cầu làm lối

đi cho dây XII và mạch quản đi vào nuôi não

và kéo dài về hai bên và lên phía trước để góp

phần tạo thành hố thái dương

2.1.1.3 Xương trán

- Nằm trước xương đỉnh và sau xương mũi Là

1 xương to chiếm 2/3 mặt trên đầu tạo nên

thành trên của soang sọ

- Xương trán có hai lớp ngăn cách nhau bằng

một khoảng trống gọi là xoang trán

- Hai bên có 2 mõm chỉ về phía trước gọi là

mõm hố mắt

2.1.1.4 Xương thái dương

- Ở hai bên xoang sọ, cấu tạo gồm 3 mảnh:

Mảnh trai, mảnh nhĩ, mảnh đá

- Mảnh trai: Giống như vỏ trai góp phần tạo thành hố thái dương và có một mõm chỉ

ra phía trước gọi là mõm gò má

- Mảnh nhĩ gồm: bóng nhĩ, ống tai ngoài, mõm kim, và vòi Eustache

+ Bóng nhĩ là một gò to, tròn và trơn, có tác dụng giống như một hộp cộng hưởng âm thanh đi vào tai

+ Ống tai ngoài dẫn âm thanh

+ Mõm kim là gai nhô ra trước gốc mảnh nhĩ

Trang 8

Hình 1.4 Xương bướm

8

Hình 1.5.Các xương vùng mặt

+ Vòi Eustache là ống nhỏ nằm gốc mõm kim thông với tai giữa

- Mảnh đá: Rắn, chứa ống tai trong có dây thần kinh VIII đi qua

2.1.1.5 Xương bướm

- Nằm đáy hộp sọ gồm một thân và hai cánh

- Phần trước thân có một hố hình thoi, trong đó

có 2 lỗ thông ra hố mắt làm lối đi cho dây

thần kinh số II

- Phần sau thân có một lỗ lõm xuống để chứa

tuyến yên gọi là lõm yên của thân xương

bướm

- Hai cách bẻ ra ngoài và chỉ lên trên,

chỗ thân và cánh giáp nhau tạo thành 3 lỗ, theo thứ tự từ trước ra sau: Lỗ bầu dục, lỗtròn lớn và lỗ nhãn, các lỗ này làm lối đi cho các dây thần kinh sọ đi qua (lỗ bầu dụclàm lối đi cho dây số III, IV, lỗ tròn lớn làm lối đi cho cây số V và lỗ nhãn là dây sốII)

2.1.1.6 Xương sàng

- Nằm ngăn cách giữa xương sọ và xương mũi

- Gồm 1 phiến đứng thẳng nằm ở chính giữa, cạnh trước nối với phiến sụn mũi, cạnh sau lồi vào trong hộp sọ thành một cái mào gọi là mào Cristagalli

- Hai phiến nằm ngang gọi là phiến sàng, có nhiều lỗ nhỏ gọi là mê lộ khứu giác là lối

đi cho dây I (từ thùy khứu đến niêm mạc mũi) Các lỗ đó do các xương cuộn lại tạothành

2.1.2 Xương vùng mặt

2.1.2.1 Xương lệ

Ở trước hố mắt góp phần tạo

thành hố mắt

Trang 9

2.1.2.1 Xương gò má

- Nằm dưới xương lệ và trước hố mắt góp phần tạo thành hố mắt

- Mặt ngoài có mào gò má

2.1.2.3. Xương hàm trên

- Là xương to nhất vùng mặt, có hai lớp tạo thành xoang hàm trên

- Mặt ngoài ứng với răng cửa hàm trên số 1 của bò (ở lợn, ngựa là số 3) có một lỗ gọi

là lỗ trước ống răng trên để cho nhánh của dây số V đi qua để điều khiển vùng môi,mũi

- Mặt dưới là phiến nằm ngang làm thành rầm hạ của xoang mũi và chiếm phần lớn vòm cái cứng

2.1.2.4. Xương liên hàm

- Nằm phía trước xương hàm trên gồm một thân và hai nhánh

- Thân dẹp, mặt dưới thân tiếp nhận mô sợi sừng hóa (ở bò) Với lợn, ngựa mặt dướicủa thân có các lỗ chân răng cửa hàm trên (3 lỗ) Giữa 2 thân giáp nhau tạo ra mộtkhe hẹp hình chữ V gọi là khe cửa, là ống thông giữa xoang mũi và xoang miệnggọi là ống mũi khẩu cái (ống steson)

- 2 nhánh:+ Nhánh chỉ lên trên gọi là nhánh mũi

+ Nhánh nằm ngang gọi là nhánh khẩu cái, góp phần tạo thành vòm khẩu cái

- Nằm ở đường trung tuyến của xoang mũi

- Cạnh trên chẻ làm đôi để ôm lấy phiến sụn giữa mũi (là xương lẽ)

2.1.2.7. Xương ống cuộn

- Là những phiến xương mỏng cuộn lại nằm trong xoang mũi Có 3 loại:

+ Ống cuộn mũi (ống cuộn trên) một đầu bám vào xương mũi và cuộn theo chiều từ trên xuống dưới

9

Trang 10

Hình 1.6 Xương khẩu cái

Ở xung quanh cửa qua hốc mũi, nằm giữa

2 xương hàm trên gồm có 2 phiến:

- Phiến nằm ngang tạo thành phần sau của vòm

khẩu cái

- Phiến đứng: Cùng với xương cánh tạo thành mào

cánh khẩu làm thành giới hạn cho lỗ họng

2.1.2.9 Xương cánh

- Ở hai bên lỗ họng, cùng với xương khẩu

cái tạo thành mào cánh khẩu

Phần nằm ngang: Có sáu lỗ chân răng hàm

dưới Mặt ngoài có lỗ cằm để cho dây thần kinh

và mạch quản đi qua

Phần thẳng đứng có diện khớp để khớp với xương thái dương và có một mõmchỉ ra phía sau gọi là mõm vẹt Mặt trong có lỗ hàm dưới làm lối đi cho động mạchnuôi tủy xương

2.1.2.11 Xương lưỡi hay xương thiệt cốt

- Là bộ phận vừa xương vừa sụn có tác dụng vừa đỡ lưỡi, hầu và thanh quản

Trang 11

Hình 1.8 Xương lưỡi

Hình 1.9 Xương vùng than

- Xương lưỡi gồm:

+ Thân: Là xương ngắn có mõmlưỡi dài nhô về phía trước tới gốc lưỡi, hai đầu

nhô về phía sau để đỡ sụn giáp trạng gọi là

sừng thanh quản của xương thiệt cốt

+ Nhánh: Mỗi nhánh chia 3đoạn:

Đặc điểm chung của các xương vùng đầu

Khớp với nhau theo kiểu khớp bất động

Cấu tạo đối xứng từng đôi một

Tạo thành các xoang: Xoang sọ, xoang mũi, xoang trán, xoang hàm trên, xoang sàng, xoang bướm

Có các lỗ để các dây thần kinh sọ và mạch quản đi qua

2.2 XƯƠNG THÂN

Trang 12

2.2.1 Xương cột sống

Cột sống là giá đỡ cho toàn bộ cơ thể, phía trước khớp với xương đầu, phíasau tạo thành đuôi Gồm có các đốt xếp kế tiếp nhau và được chia thành 5 vùng: Cổ,lưng, hông, khum và đuôi Ở các loài khác nhau thì số lượng đốt sống ở các vùngcũng khác nhau

2.2.1.1 Cấu tạo chung của các đốt sống

- Mỗi cột sống đều có một thân hình trụ đặc và một phần uốn vòng cung ở

- Mõm gai: Ở chính giữa mặt trên cung

- Mõm ngang: Ở 2 bên, gốc mõm ngang có lỗ ngang làm lối đi cho động mạch đốt sống

- Mõm khớp: Ở đầu trước và đầu sau cung, 2 mõm khớp trước mặt khớp ngửa lên trên, còn 2 mõm sau mặt khớp úp xuống dưới

Bảng 1: Số lượng đốt sống của một số loài gia súc

+ Thân dài hơn các vùng khác

+ Mõm gai hướng về phía trước

Trang 13

Hình 1.11 Đốt Axis Hình 1.10 Đốt Atlas

Cung trên có u Atlas để làm chổ bám cho dây chằng cổ, phía trước có 2 lỗthay cho lỗ giáp (có khi 2 lỗ hợp thành một)

+ Đốt 2 (đốt trục, đốt Axis): Có thân dài nhất là trong các đốt cổ, mõm gaihinh tứ giác Đầu trước có mõm răng hình bán trụ để khớp với xương Atlas

- Thân: Ngắn hơn đốt cổ, hai bên đầu trước và sau

thân có hố sườn Hố sườn trước của đốt sau cùng

với hố sườn sau của đốt trước hợp lại với nhau

Trang 14

Hình 1.13 Đốt sống vùng hông

Hình 1.14 Xương khum

Hình 1.15 Xương sườn

tạo thành đài khớp để tiếp nhận đầu xương sườn

- Cung: Ngắn, vết mẻ sau to

- Mõm ngang: Ngắn như 1 cái u và có một mặt khớp để khớp có củ sườn

- Mõm gai: Rất phát triển, cao dần tù 1 -

4 và thấp dần từ 5 - 13

- Mõm khớp: Không rõ ràng

* Vùng hông

- Mõm gai cao bằng nhau

- Mõm gai dẹp và xòe ra như cánh máy

bay

- Mõm khớp: Lồng vào nhau (nên động tác gập

người của xương hông khá chính xác nhưng cử

động hai bên bị hạn chế)

* Vùng khum

- 5 đốt dính lại với nhau thành 1 tảng gọi là

xương khum

- Mặt trên và dưới đều có 4 lỗ trên và dưới khum

thay cho lỗ giáp

- Đáy khum là đầu trước xương khum

- Đỉnh khum là đầu sau của xương

khum

- Hai bên có diện khớp để khớp với

xương cánh chậu

* Vùng đuôi

- Thân đầu trước và đầu sau đều lồi

- Cung đốt sống thoái hóa dần

3.2.1 Xương sườn

- Bò có 13 đôi xương sườn, 8 đôi phía

trước tựa vào xương ức gọi là xương sườn thật,

còn 5 đôi phía sau không tựa vào xương ức gọi

Trang 15

Hình 1.16 Xương chi trước

là xương sườn giả và đầu dưới của nó liên kết với nhau tạo thành vòng sụn sườn

- Mỗi xương gồm 1 thân và 2 đầu

+ Thân: Cạnh trước dày và lồi, cạnh sau mỏng và sắc

+ Đầu trên: Phía trước có một diện khớp để khớp với dài khớp sườn Phía sau

cổ có củ sườn để khớp với mõm ngang của đốt lưng cùng số

+ Đầu ức: Khớp với xương ức (với các xương sườn thật), còn các xương sườn giả thì đầu dưới hợp lại với nhau để tạo thành vòng sụn sườn

3.2.2 Xương ức

- Xương ức nằm ở phía trung tuyến của lồng ngực làm chỗ tựa cho xương sườn thật, gồm 1 thân và 2 đầu

- Thân gồm 7 đốt xương tạo thành

- Đầu trên giáp khí quản nên gọi là mõm khí quản

- Đầu dưới dẹp gọi là mõm kiếm của xương ức

* Xoang ngực

Là xoang được tạo bởi các đốt sống vùng lưng và các cơ vùng lưng ở phía trên, các đôi xương sườn và các cơ liên sườn ở hai bên và phía dưới là xương ức

Xoang ngực gồm có 2 cửa: Cửa vào

được giới hạn đôi xương sườn 1 và cửa ra

được giới hạn bởi đôi xương sườn cuối cùng

Nó ngăn cách với xoang bụng qua cơ hoành

Trong xoang ngực có chứa các khí

quan của bộ máy hô hấp và tuần hoàn và

một phần của ống tiêu hóa

2.3 XƯƠNG CHI

2.3.1 Xương chi trước

2.3.1.1 Xương bả vai

- Là một xương dẹp, hình tam giác,

đầu trên có bờ sụn bán nguyệt, đầu dưới

Trang 16

+ Hố trên gai: Nhỏ bằng 1/3 diện tích mặt ngoài.

+ Hố dưới gai: Lớn hơn bằng 2/3 diện tích mặt ngoài

- Xương bả vai có 3 góc: Trước là góc cổ, sau là góc lưng và dưới là góc cáchtay, ở đầu dưới có một hố galen để khớp xương cách tay

- Đầu dưới: Có một diện khớp ròng rọc chiếm 3/4 phía trong và một lồi cầu chiếm 1/4

ở phía ngoài Trước diện khớp đó là hố vẹt còn phía sau là hố khuỷn

2.3.1.3 Xương cẳng tay

Gồm xương quay ở phía trước và xương trụ ở phía sau

- Xương quay: Dẹp theo chiều từ trước ra sau, đầu trên giáp xương cánh tay,

đầu dưới giáp xương vùng cườm

- Xương trụ: Đầu trên là mõm khuỷu, đầu dưới

thon dần và đến 1/2 xương quay thì tắt, ở bò

xương trụ kéo dài đến tận đầu dưới của

xương quay

2.3.1.4 Xương cổ tay (xương vùng cườm)

Gồm 6 xương chia làm 2 hàng:

Hàng trên: Có 4 xương, từ ngoài vào

thứ tự là xương đậu, xương tháp, xương bán

nguyệt, xương thuyền

Hàng dưới: Có 2 xương là xương mấu

và xương cả

Ngựa: Hàng dưới có 4 xương: Xương

Trang 17

Hình 1.18 Xương chi sau

2.3.2 Xương chi sau

2.3.2.1 Phần đai chậu (xương chậu)

Gồm 3 xương:

* Xương cánh chậu

- Là một xương dẹp hình tam giác

- Mặt ngoài lõm tạo thành hố cánh

chậu để làm chỗ bám cho các cơ vùng

mông: Cơ mông nông, cơ mông sâu và cơ

mông trung

- Mặt trong có một diện để khớp với xương

khum

- Có 3 góc là góc hông ở phía ngoài, góc

hông ở phía trong và góc ổ cối ở phía sau

* Xương háng

- Ở phía trước, thành dưới của xoang chậu Nó

cùng với xương ngồi tạo thành lỗ bịt

- Cạnh trước có một mõm nhô ra gọi là u lược (mào lược)

- Cạnh sau là bờ trước của lỗ bịt

- Cạnh trong bên này cùng cạnh trong bên kia tạo thành khớp bán động háng

Trang 18

* Xương ngồi

- Ở phần sau, tạo nên phía sau và thành dưới của xoang chậu

- Cạnh trước là bờ sau của lỗ bịt

- Cạnh sau bên này và cạnh sau bên kia tạo thành vòng cung ngồi

Ba xương trên tạo thành khớp ổ cối để khớp với xương đùi Phía trên có mào trên ổ cối (u trên ổ cối)

Xoang chậu: Do xương chậu, xương khum và các đốt sống đuôi đầu tiên tạo thành

Có 2 cửa:

- Cửa vào gồm 4 đường kính

+ Đường kính thẳng đứng từ đáy xương khum đến mặt trên của xương bán động háng

+ Đường kính ngang từ mào lược bên này qua mào lược bên kia.+ 2 đường kính chéo từ khớp chậu khum bên này qua mào lược bên kia

- Nằm chéo theo hướng từ sau ra trước và từ trên xuống dưới

- Đầu trên có một lồi cầu khớp để khớp với khớp ổ cối và một chỏm khớp ở

phía ngoài, chính giữa lồi cầu có một hố bám gân

- Đầu dưới có 2 lối cầu phía sau và một ròng rọc phía trước

Đường kính lối cầu:

- Bò: Đường kính trái - phải lớn hơn đường kính trước - sau nên bò thuận đá

ngang

- Ngựa: Đường kính trước - sau lớn hơn đường kính trái - phải nên ngựa

thuận đá dọc

Trang 19

Nằm giữa xương bàn và xương cẳng chân chia làm 3 hàng:

- Hàng trên: Xương gót ở phía sau, xương sên ở phía trước

Trang 20

Hình 1.9 Khớp toàn động

3.1.2 Khớp bán động

Là khớp hoạt động nhất thời, lúc hoạt động lúc không Loại này có cấu tạotrung gian giữa khớp toàn động và khớp bất động Nó khác khớp toàn động ở chỗkhông có bao khớp và khác khớp bất động ở chỗ không có xoang khớp Ví dụ khớpgiữa hai xương háng

3.1.3 Khớp toàn động

Khớp toàn động là những khớp hoạt động tự do, tùy theo tính chất hoạt động quanh trục của khớp mà chia ra:

- Khớp đơn trục: Là khớp chỉ có một trục hoạt động Ví dụ: Khớp khuỷu tay

- Khớp song trục: Là khớp có hai trục hoạt động Ví dụ: Khớp giữa xương chẩm và đốt sống cổ 1

- Khớp đa trục: Là khớp có nhiều trục hoạt động và hoạt động tự do nhất Ví dụ: Khớp giữa xương bả vai và xương cánh tay

3.2 Cấu tạo của khớp toàn động

Cấu tạo của một khớp toàn động gồm 3

phần: Mặt khớp, nối khớp và dây chằng

3.2.1 Mặt khớp (diện khớp)

Tùy theo khớp mà mặt khớp có hình thể

khác nhau nhưng thường có dạng đối chiếu nhau,

nghĩa là phần lồi của xương này ứng với phần

lõm của xương kia Mặt khớp gồm có:

- Sụn viền (sụn bọc) là một lớp sụn bọc ở trên hai

đầu của xương có tác dụng làm giảm lực ma sát ở

hai đầu của xương

- Sụn chêm (sụn đệm) là một lớp sụn nằm giữa hai

đầu xương có tác dụng làm cho hai đầu

xương khớp với nhau và tạo cho mặt khớp tương đối bằng phẳng

Trang 21

3.2.2 Nối khớp

- Bao khớp: Là bao bọc xung quanh khớp và nối hai đầu xương với nhau, nó gồm cóhai lớp: Lớp ngoài cấu tạo bằng mô liên kết sợi chắc, dày hơn lớp trong Lớp tronggọi là màng hoạt dịch, là một màng mỏng cấu tạo bằng mô liên kết sợi xốp giàumạch quản và giàu sợi đàn hồi, trong đó có các tế bào tiết ra dịch nhầy có tác dụnglàm trơn khớp

- Khoang khớp: Là khoảng trống giữa hai màng dịch, trong đó có chứa hoạt

dịch

3.2.3 Dây chằng

Là những bó sợi sinh keo đàn hồi nối hai đầu xương lại với nhau, có 2 loạidây chằng: Dây chằng liên cốt nằm ở trong bao khớp và dây ngoại biên nằm ở ngoàibao khớp

Trang 22

Chương II: HỆ CƠ

1 ĐẠI CƯƠNG

1.1 Khái niệm

- Tính ưu việt của động vật so với thực vật là sự vận động Sự vận động ấy là nhờ có

hệ cơ co rút

- Ngoài sự vận động có nghĩa rời chỗ, thì hệ cơ còn tham gia vào sự hoạt động của tất

cả các cơ quan nội tạng, ngay cả sự phát âm cũng cần có hệ cơ Đặc tính của hệ cơ là

co rút được, mọi sự vận động của cơ thể đều là kết quả của sự co cơ

- Khi cơ co rút thì một phần năng lượng hóa học biến thành công làm cho cơ thể vậnđộng được còn một phần sản sinh ra nhiệt Do vậy nguồn phát sinh ra nhiệt của cơthể là sự co cơ

- Trong cơ thể có 3 loại cơ: Cơ vân, cơ trơn, cơ tim

+ Cơ trơn tham gia vào cấu tạo nên các cơ quan nội tạng, các tuyến và thành các mạch quản

+ Cơ tim cấu tạo nên tim

+ Cơ vân liên hệ với xương tạo nên sự vận động cơ xương (trong chương trình này chỉ xét cơ vân)

- Phần lớn cơ vân đều bám vào xương nên cơ vân gọi là cơ xương Cơ vân luôn cochứ không đẩy và không bao giờ hoạt động riêng lẻ mà luôn hoạt động theo từngnhóm tạo thành từng cặp đối lập nhau Ví dụ: Nhóm cơ cấp, nhóm cơ duỗi

- Cơ không bao giờ ở trạng thái nghỉ hoàn toàn mà luôn luôn co Người ta gọi đó làtính trương lực của cơ hay sự cương cơ Tính trương lực của cơ luôn chịu dưới sựđiều khiển chặt chẽ của hệ thần kinh Trong một số trường hợp thiếu sự kiểm tra của

hệ thần kinh, cơ có thể co một cách mãnh liệt Ví dụ: Bệnh uốn ván

- Cơ co rút, xương hoạt động xung quanh các khớp Sự vận động này theo nguyên tắcđòn bẩy, gồm 3 phần:

+ Lực phát động: P (lực co cơ)+ Điểm tựa: T (khớp)+ Đối lực: C (trọng lượng của khối cơ thể được di chuyển)

Trang 23

1.2 Hình thái cấu tạo của cơ

1.2.1 Cơ trơn

- Còn gọi là cơ nội vì nó tham gia vào cấu tạo nên các cơ quan nội tạng

- Đơn vị cấu tạo nên cơ trơn là các tế bào cơ trơn có dạng hình thoi, nhân nằm chính giữa

- Cơ trơn có thể sắp xếp thành từng lớp như các cơ quan nội tạng hoặc có thể nằm rãi rác như ở các bao tuyến hoặc có thể nằm độc lập như ở cơ dựng lông

- Cơ trơn không chịu sự điều khiển trực tiếp theo ý muốn của cơ thể Nó được điềukhiển bởi hệ thần kinh thực vật Nó co rút một cách chậm chạp nhưng sản sinh ramột công tương đối lớn

1.2.2 Cơ vân

1.2.2.1 Hình dạng

Căn cứ vào hình dạng của cơ có thể chia cơ vân thành các loại cơ sau:

- Cơ dài: là những bó cơ dài giống như hình thoi, thường gặp ở các chi

- Cơ ngắn: Thường gặp ở lớp sâu của cơ thể như cơ giữa các đốt sống, cơ gian sườn

- Cơ rộng: Thường phân bố ở vùng lưng, bụng

Ngoài ra còn có thể chia thành cơ nhiều đầu ( cơ tam tứ đầu), cơ nhiều thân như cơ ngang bụng, cơ sinh đôi cẳng,

1.2.2.2 Cấu tạo của cơ vân

Cơ vân không phải là những tế bào riêng biệt mà là những thể hợp bào gọi làsợi cơ hay tế bào cơ vân Sợi cơ có đường kính khoảng 100µ, dài từ 1 đến 45cm Sợi

cơ có cấu tạo gồm:

Trang 24

- Tơ cơ: Là một lớp bào quan đặc trưng, được cấu tạo gồm những sợi tiền nguyên tơ

cơ hợp lại thành từng bó tạo thành các vân dọc, trên các bó đó lại có những đĩa sáng

và đĩa tối nằm xen kẽ nhau tạo thành các vân ngang

Nhiều sợi cơ hợp thành bó cơ, bọc ngoài bằng một màng tổ chức liên kết sợi xốpdày và biến thành gân ở 2 đầu rồi bám vào xương Khi cơ co rút làm xương hoạtđộng

- Một cơ bao giờ cũng có 2 đầu

+ Đầu bám gốc (điểm xuất phát): Không hoạt động

+ Đầu bám tận: Hoạt động trong quá trình vận động của cơ thể

Các cơ của thân hình: Đầu bám gốc thường ở mặt phẳng trung tuyến của cơ thể còn đầu bám tận xa hơn

Các cơ ở chi đầu bám gốc ở trên, còn bám tận ở dưới

Phân biệt bám gốc và bám tận chỉ có tính chất tương đối, vì đầu nào đó củamột cơ có thể là bám vào gốc trong hoạt động này nhưng lại là bám tận trong hoạtđộng khác

1.2.3 Những cấu tạo hỗ trợ cho cơ

1.2.3.1 Cân

Là tổ chức liên kết phủ quanh các cơ giúp cho cơ hoạt động dễ dàng Có 2 loại cân

+ Loại nằm nông: Gồm những sợi cơ sinh keo, sợi đàn hồi nằm ngay dưới lớp mỡ da

+ Loại nằm sâu (cân chính thức): Cấu tạo bằng tổ chức liên kết sợi chắc bao quanh các cơ và ở các vách liên cơ bám vào xương ở 2 đầu

Trang 25

- Mạch quản: Mỗi sợi cơ nhận một lưới mao quản, các cơ hoạt động nhiều hệ mao quản lớn và ngược lại.

- Thần kinh: Mỗi sợi cơ cùng nhận các sợi thần kinh gồm 2 loại: Vận động và cảm giác

1.2.3.4 Thành phần hóa học của cơ

- H20: 75 - 80%

- Chất khô: 20 - 25% Gồm Protein, các chất có N, khoáng và các chất hữu cơ

khác

2 CHI TIẾT HỆ CƠ

Cơ thể có khoảng 600 cơ, chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể và được chia làmnhiều vùng, ở đây chỉ giới thiệu 2 nhóm cơ chính:

2.1 Các cơ vùng thành ngực

2.1.1 Nhóm cơ thở vào

* Cơ răng cưa nhỏ trước: Bắt đầu từ dây chằng lưng hông và vai, cân mạc bám vàomõm gai của 12 đốt sống lưng, sợi cơ đi chéo từ trên xuống dưới và từ sau ra trước,đầu dưới bám vào mặt ngoài của các xương sườn từ 5 - 6 tới 11 - 12

Trang 26

* Cơ liên sườn ngoài: Nằm trong khoảng giữa 2 xương sườn, bắt đầu từ cạnh sau củaxương sườn trước, sợi cơ đi chéo trước sau và trên dưới, tận cùng bám ở cạnh trước

và mặt ngoài xương sườn sau

* Cơ bậc thang: Một đầu bám ở cạnh trước, mặt ngoài xương sườn số 1 Cơ thanggồm 2 phần:

- Phần trên: Tận cùng ở mõm ngang đốt sống cổ 7

- Phần dưới: Tận cùng ở mõm ngang các đốt sống cổ từ 4 tới 6

* Cơ ngang suờn: Là một cơ mỏng nằm trong cơ ngực sâu, xiên về phía sau và xuốngdưới Bắt đầu từ mặt ngoài xương sườn số 1, đầu dưới bám vào sụn sườn thứ 4

* Cơ trên sườn: Là một nhóm gồm những bó cơ nhỏ, ngắn gần giống nhau Các cơnày nằm ở đầu trên của xương sườn Mỗi bó cơ đều bắt đầu ở mõm ngang của mộtđốt sống lưng đi xuống dưới và về sau, rộng dần và tận cùng ở mặt ngoài của xươngsườn ngay sau nó

Tác dụng: Khi nhóm cơ thở ra co, có tác sụng kéo lồng ngực về phía trước vàsang hai bên làm tăng thể tích lồng ngực và gây nên động tác thở vào

2.1.2 Nhóm cơ thở ra

* Cơ liên sườn chung: Gồm 2 phần

- Phần lưng: Bắt đầu từ mõm ngang của 2 đốt sống lưng đầu tiên kéo dài tớimõm ngang của đốt sống cổ 6 - 7 Sợi cơ đi chéo theo chiều sau trước và trên dưới

đi ở mặt ngoài của xương sườn này đến mặt ngoài của xương sườn kia Mỗi bó cơsau khi vượt qua vài ba xương sườn thì bám vào cạnh sau của các xương sườn phíatrước

* Cơ răng cưa nhỏ sau: Một đầu bám ở mõm gai của các đốt sống hông sau cùng đếnmõm gai của các đốt sống lưng cuối cùng Sợi cơ hướng về phía trước, xuống dưới

và tận cùng ở mặt ngoài của 7,8 xương sườn sau cùng

* Cơ liên sườn trong: Nằm trong cơ liên sườn ngoài, một đầu bám vào cạnh trướcxương sườn sau, còn một đầu bám vào cạnh sau xương sườn trước

* Cơ tam giác ức: Nằm ở mặt trong lồng ngực của xương ức, bám từ dây chằng trong

ức và tận cùng của sụn sườn từ thứ 2 đến 8

Trang 27

* Cơ sườn hông: Là một cơ hình tam giác không lớn lắm, nó do cơ liên sườn trongtrực tiếp kéo dài về phía xương hông tạo thành.

* Tác dụng: Khi nhóm cơ thở ra co, nó có tác dụng kéo lồng ngực về phía sau và hẹphai bên làm thu hẹp thể tích lồng ngực và gây nên động tác thở ra

* Cơ hoành: Là một cơ có dạng hình nón, nằm ngăn cách giữa xoang ngực và xoangbụng, phần đỉnh nón lồi về xoang ngực Cơ hoành cấu tạo ở giữa là gân còn xungquanh là cơ Cơ hoành có 3 lỗ thông

+ Lỗ thông của đọng mạch chủ sau

+ Lỗ thông của tĩnh mạch chủ sau

+ Lỗ thông của thực quản và dây thần kinh 10

2.2.4 Ngang bụng

Trang 28

Là lớp cơ ở trong cùng của ổ bụng, sợi cơ đi ngang, bắt đầu ở đầu dưới của

10 đôi xương sườn sau cùng, mặt trong các sụn sườn và mõm ngang xương sườnhông, tận cùng bám vào mõm kiếm xương ức và đường trắng

* Đường trắng: Là một băng bàng mô sợi, phía trước bám vào mõm của

xương ức, phía sau lẫn lộn với gân vùng trước háng Đường trắng có tác dụng nâng

đỡ các cơ quan nội tạng và làm chỗ bám cho các cơ vùng bụng

Trang 29

Chương III: CƠ QUAN TIÊU HÓA

1 ĐẠI CƯƠNG

1.1 Khái niệm

- Cơ thể sống luôn luôn diễn ra 2 quá trình là đồng hóa và dị hóa

+ Đồng hóa là quá trình lấy thức ăn và biến thức ăn thành các chất để

cơ thể có thể sử dụng được

+ Dị hóa là quá trình thải những chất cặn bả ra ngoài cơ thể

- Cơ quan tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng trong cả hai quá trình này

- Xét về mặt sinh lý thì các bộ phận của cơ quan tiêu hóa nằm trước hoành mô cónhiệm vụ đưa thức ăn vào, đồng thời chuẩn bị cho việc tiêu hóa Còn những bộ phậncủa cơ quan tiêu hóa sau hoành mô (phần giữa) mới tiến hành qúa trình tiêu hóa, hấpthu thực thụ và các bộ phận ở phía sau của cơ quan tiêu hóa (ruột già) có nhiệm vụchính là để thải chất cặn bả của thức ăn ra ngoài cơ thể Quá trình tiêu hóa đưọc diễn

- Quá trình biến đổi hóa học diễn ra nhờ các men tiêu hóa Các men đó được tiết ra từcác tuyến nằm ngay trên thành các cơ quan tiêu hóa hoặc từ các tuyến nằm ở ngoàiống tiêu hóa, các tuyến đó được gọi là các tuyến tiêu hóa phụ như: Gan, tụy, tuyếnnước bọt,

- Xét về mặt giải phẫu thì cơ quan tiêu hóa giống như một cái ống dài từ xoang miệngđến hậu môn, có chỗ phình to như dạ dày và có chỗ gấp khúc nhiều lần như ở ruột

1.2 Cấu tạo chung của ống tiêu hóa

Thành của cơ quan tiêu hóa được cấu tạo gồm có 3 lớp:

1.2.1 Áo trong

Bọc mặt trong của ống tiêu hóa, có cấu tạo gồm 4 lớp:

Trang 30

Hậu môn

Ruột già Manh tràng

Dạ dày

- Lớp biểu mô: Do các tế bào biểu mô hình thành

- Lớp đệm: Nằm dưới lớp biểu mô, cấu tạo gồm tổ chức liên kết, trong đó có nhiềumạch máu, mạch bạch huyết và nhánh thần kinh

- Lớp cơ niêm: Là hệ thống cơ trơn, khi cơ này co rút có tác dụng hấp thu thức ăn

- Lớp hạ niêm mạc: Là nơi cư trú của mạch quản và thần kinh lớn hơn, có nhiều đámrối thần kinh và tuyến tiêu hóa

1.2.2 Áo giữa

Là một bộ tổ chức cơ gồm 2 lớp: Cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài Tùytheo các bộ phận khác nhau mà cơ này có cấu tạo khác nhau là cơ vân hay cơ trơn.Đối với trâu bò, phần trước của ống tiêu hóa: miệng, hầu và thực quản là cơ vân,phần còn lại là cơ trơn

1.2.3 Áo ngoài

Là lớp màng xơ, được cấu tạo bằng lớp mô liên kết sợi Màng tiết ra chấtnhầy làm cho cơ quan tiêu hóa nhu động dễ dàng, ở đoạn ống tiêu hóa nằm trongxoang bụng, màng này do lá tạng phúc mạc làm thành

2 THÀNH PHẦN CỦA HỆ TIÊU HÓA

Hình 3.1 Hệ tiêu hoá

Trang 31

Hình 3.2 Xoang miệng

Hình 3.3 Môi

Thành phần của hệ tiêu hóa gồm có:

Phần trước cơ hoành: Miệng, yết hầu và thực quản

Phần sau cơ hoành: Dạ dày, ruột

Ngoài ra còn có một số khí quan phụ thuộc giúp cho việc tiêu hóa như: Tuyến nước bọt, gan, tụy

2.1 Xoang miệng

Miệng là một xoang được giới hạn bởi

2 hàm, phía trước là môi, hai bên là má, phía

trên là vòm khẩu cái và phía sau là màng

khẩu cái

Trong miệng có lưỡi và răng

2.1.1.Môi

- Môi trên và dưới của bò đều dày, cứng ít cử

động, không dùng trực tiếp để lấy thức ăn

Giữa mặt ngoài của môi có một đuờng lõm

xuống kéo dài đến tận mũi gọi là nhân trung

- Khi gia súc khỏe mạnh thì môi luôn luôn ướt,

khi môi khô có biểu hiện bệnh lý

- Cấu tạo gồm 4 lớp: Lớp da mỏng, lớp cơ, lớp

hạ niêm mạc: Ở lớp này có nhiều tuyến môi và

các đầu mút thần kinh, trong cùng là lớp niêm

mạc có màu hồng và có nhiều mạch máu

- Môi của dê cừu, ngựa rất linh hoạt vì nó dùng để lấy thức ăn Môi bò và lợn ít linh hoạt hơn Miệng của lợn rộng, môi trên to, dưới nhỏ

Trang 32

Hình 3.4 MMá

Hình 3.5.Vòm khẩu cái

2.1.2 Má

- Má ở hai bên xoang miệng, từ mép đến màng

khẩu cái từ hàm trên đến hàm dưới, nó làm

giới hạn thành bên của xoang miệng

- Má được cấu tạo gồm 4 lớp giống như môi,

nhưng ở lớp niêm mạc có nhiều gai thịt hình

nón bổ xiên về phía sau gọi là răng giả Các

gai thịt này được phủ một lớp sừng, có tác

dụng trong việc tiêu hóa cơ học thức ăn

- Trên niêm mạc má ứng với răng hàm

trên thứ 3 - 4 hoặc 5 có lỗ đổ ra của tuyến nước bọt mang tai (ống stenon) Ngoài ra còn lỗ đổ của các tuyến má

* Tác dụng của má:

- Giúp răng hàm nghiền thức ăn và giữ không cho thức ăn rơi ra ngoài

- Đẩy thức ăn lên bàn nhai của răng

Má của lợn, ngựa: Phần niêm mạc không có các gai thịt như của bò

2.1.3 Vòm khẩu cái

- Vòm khẩu cái ở phía trên của xoang miệng, phía trước

được giới hạn bởi răng cửa hàm trên hoặc mô sợi sừng

hóa (ở bò), phía sau có màng khẩu cái chắn ngang

- Cấu tạo gồm 2 phần: Xương và niêm mạc

+ Phần xương: Do phiến nằm ngang củaxương hàm trên và phiến nằm ngang của xương khẩu

Trang 33

răng cưa hơi dốc về phía sau, các sọc phía trước to, có khía nhọn còn các sọc phíasau nhỏ các khía không rõ ràng, ở 1/3 của vòm phía sau thì không có sọc ngang Cácsọc đó có tác dụng góp phần nghiền nát thức ăn và hướng thức ăn về phía sau.

- Ở bò mặt dưới của xương liên hàm có một mô cứng sừng hóa thay thế cho răng củahàm trên, sau gờ này có hai khe hẹp nối với nhau thành hình chữ Y hoặc hình chữ V,

đó là lỗ đổ ra của hai ống Stenon (ống mũi khẩu cái) ống này một đầu thông vớixoang miệng còn đầu kia thông với xoang mũi

2.1.4 Màng khẩu cái

- Là một bộ phận động do nếp gấp niêm mạc tạo thành, nằm ngăn cách giữa xoangmiệng và yết hầu Cạnh trước nối với vòm khẩu cái, cạnh sau trôi tự do

- Màng khẩu cái làm gới hạn trên của cửa họng Cạnh trước được giữ bởi hai gấp nếp

cơ dày gọi là chân cầu trước của màng khẩu cái hay chân cầu sau của lưỡi (vì nó cótác dụng giữ lưỡi, vừa giữ khẩu cái) Hai nếp gấp này cùng với đáy lưỡi giới hạn cổhọng thành một khoảng rộng

- Ở gốc của hai nếp gấp này có chứa tuyến amidan (Amygdale) đó là tập hợp của cácnang kính lâm ba

- Gấp nếp sau hay chân cầu sau của màng khẩu cái hướng về phía sau đi theo thànhyết hầu, vòng quanh cửa thanh quản rồi cuối cùng bám vào thực quản

- Về phía miệng, màng khẩu cái được bao bởi một lớp thượng bì dẹt, trên đó có nhiều

lỗ thông ra của tuyến niêm dịch gọi là tuyến khẩu cái

* Tác dụng: Giữ cho thức ăn không bị ngược lên xoang mũi trong khi nuốt

- Lợn: màng khẩu cái ngắn và dày

- Loài nhai lại: Màng khẩu cái dài

- Ngựa: màng khẩu cái rất dài, kéo đến đáy của gốc lưỡi và hầu Do đó ngựakhông thở bằng miệng được

Trang 34

Hình 3.6 Lưỡi

2.1.5 Lưỡi

Là một cơ quan rất vận động nằm trong

xoang miệng, phần sau bám vào mõm lưỡi của

xương thiệt cốt gọi là phần tĩnh Còn phần trước

được giữ bởi dây hãm lưỡi (còn gọi là chân cầu

trước lưỡi), cố định lưỡi trên mặt trên của xương

hàm dưới

2.1.5.1 Hình thái của lưỡi

Lưỡi giống như hình tháp gồm có 3 mặt, 1

đáy và 1 đỉnh

- Mặt trên (mặt lưng) Cong lồi theo suốt

chiều dài của lưỡi và tạo nên ở 1/3 phía sau một u dài gọi là u lưỡi U lưỡi được giớihạn với phần trước bởi một rãnh ngang, phần u lưỡi không cử động nên gọi là phầntĩnh, phần trước linh động hơn nên gọi là phần tự do Niên mạc mặt trên có nhiềugai thịt, có 3 loại gai chính:

+ Gai hình chỉ: Nằm rải rác ở niêm mạc mặt trên của lưỡi, nhiều nhất

ở vùng tự do Nó phủ lớp chất sừng làm cho lưỡi nhám như một cáiđũa Riêng phần tĩnh của các gai này xếp sát nhau, ở đây trên bề mặtgai hơi lõm

+ Gai hình nấm: Giống như cái nấm, nằm rải rác giữa các gai hình chỉ

ở trên niêm mạc của phần tự do

+ Gai hình dài: Khoảng 20 chiếc xếp thành hai hàng ở hai bên u lưỡithành một hình cong lồi ra phía sau

- Hai mặt bên: Trơn nhẵn, có các gai hình lá, đó chính là nơi đổ ra của tuyến nước bọt dưới lưỡi (tuyến Rivinus)

- Đáy lưỡi: Kéo liền với yết hầu, dốc về phía sau góp phần tạo nên eo họng Niêm mạc đáy lưỡi trơn, không có gai nhưng có nhiều lỗ thông ra của tuyến amidan

- Đỉnh lưỡi hình tháp, mềm, dễ cử động

Trang 35

2.1.5.2 Cấu tạo của lưỡi

+ Cơ ngoại lai: Gồm 4 cơ:

* Cơ trâm lưỡi: Bám từ nhánh trâm của xương thiệt cốt đến đỉnh lưỡi, cótác dụng kéo lưỡi về phía sau

* Cơ nền lưỡi: Bám từ sừng thanh quản và thân thiệt cốt đến tận cùng làcác sợi cơ ngang của cơ nội bộ Cơ này có tác dụng kéo lưỡi về phíasau và xuống dưới

* Cơ cằm lưỡi: Bắt đầu bám ở diệm cằm bằng một gân nhỏ, các sợi tỏa

ra một số đi về đỉnh lưỡi, còn một số đi về sau để nối liền với cơ nội

* Chức năng của lưỡi:

+ Đẩy thức ăn lên mặt bàn nhai và thực quản

+ Phát âm

+ Vị giác

Trang 36

Hình 3.7 Răng cửa Hình 3.8 Răng hàm

* So sánh với lưỡi của các gia súc khác:

- Lưỡi lợn: Mềm và không nhám như lưỡi bò, các gai hình đài tập trung thành 2 lỗ ở 2bên u lưỡi gọi là lỗ chột Morgagni

- Lưỡi ngựa: Cũng có lỗ chột Morgagni giống như lưỡi của lợn

- Răng nanh: Nhọn, sắc, có một rễ răng Bò không có răng nanh Răng

cửa và răng nanh có tác dụng cắn và xé thức ăn

Răng hàm : Bò có 24 răng hàm chia làm 12 cái mỗi bên, 6 cái mỗi hàm, trong

đó chia ra ba răng hàm trước và 3 răng hàm sau Đặc điểm: Răng hàm có mặt bànnhai hình chữ B hoặc chữ D và đều có 3 rễ răng

Bảng 3.1: Công thức răng của một số loài gia súc

Trang 37

- Hình thái: Mỗi răng có ba phần: Vành răng, chân răng và cổ răng.

- Cấu tạo của răng: (từ ngoài vào)

+ Men răng : Rất cứng, thành phần chủ yếu là khoáng 97%

+ Ngà Răng : Là phần chủ yếu của răng chiếm khoảng 72% là chất vô cơ

+ Ống tủy: Nằm trong cùng có nhiều mạch quản và dây thần kinh.Ngoài ra còn phần xỉ răng là chất xi măng phủ lên phần cổ răng

2.2 Yêt hầu

Là xoang chung cho cả cơ quan hô hấp và cơ quan tiêu hóa, nằm sau màng khẩu cái và lưỡi có bảy lỗ thông:

- Hai lỗ thông với mũi

- Một lỗ thông với miệng

- Một lỗ thông với xoang thanh quản

- Một lỗ thông với thực quản

- Hai lỗ thông với tai giữa qua một ống qua một ống gọi là vòi Eutache để giữ thăng bằng áp lực cho hai bên màng nhĩ

Trang 38

2.3.1.3 Đoạn vùng bụng

Là đoạn ngắn khoảng 1cm từ cơ hoành đến thượng vị dạ dày, ngay sau cơhoành nó sẽ bẻ cong xuống rồi nối với phía trước túi dạ cỏ

2.3.2 Cấu tạo

- Ngoài cùng là màng bằng tổ chức liên kết ở đoạn trước, phế mạc ở đoạn

giữa và màng tương mạc ở đoạn sau

- Lớp cơ: Màu đỏ, hoàn toàn là cơ vân Riêng lợn ngựa ở phần cuối là lớp cơ trơn.Lớp này có hai lớp: cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài

Phần cuối thực quản lớp cơ vòng phát triển tạo thành một cơ thắt thượng vị

dạ dày (van thượng vị) Ở ngựa lớp cơ thắt này rất khỏe nên ngựa ít nôn, còn ở lợnthì ngược lại, lớp cơ này thắt lỏng lẻo nên lợn dễ nôn hơn

- Niêm mạc: Có màu trắng, nhăn nheo khi không có thức ăn, khi có thức ăn thì nócăng phồng lên Phần hạ niêm mạc rất phát triển có nhiều tuyến tiết ra chất nhầy, ởnhững động vật khác nhau thì tuyến chất nhờn phân bố ở những vùng khác nhau Ởlợn: tuyến chất nhờn tập trung ở phần cổ, ở trâu bò: ở phần thực quản

Là dây số X, phân làm 2 nhánh trên và dưới đi suốt chiều dài thực quản

* Chức năng của thực quản: Chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày và ngượclại, đồng thời có tác dụng ợ hơi

2.4 Xoang bụng và xoang phúc mạc

2.4.1 Xoang bụng

Là xoang lớn nhất của cơ thể, ở phía trên có các đốt sóng hông và các cơvùng hông, ở dưới và bên có cơ bụng, phía trước có cơ hoành, phía sau là xoangchậu

Trong xoang bụng có: dạ dày,ruột, gan, lách và cơ quan niệu sinh dục

Trang 39

Hình 3.9 Vị trí dạ cỏ

2.4.2. Phúc mạc (Màng bụng)

Ở giai đoạn đầu của thời kỳ phôi thai, cơ quan tiêu hóa nằm ngoài phúc mạcsau đó cơ quan tiêu hóa đẩy dần phúc mạc để vào xoang bụng Do đó nó tạo chophúc mạc thành hai lá:

Lá thành: Áp sát vào thành xoang bụng

Lá tạng: Phủ lên các cơ quan nội tạng

- Giữa hai lá thành và tạng tạo thành một cái xoang gọi là xoang gọi là xoang phúc mạc(xoang màng bụng), nó thể hiện như hệ thống các khe hẹp

- Bình thường xoang phúc mạc có chứa dịch phúc mạc giúp cho sự rung động của ruộtđược dễ dàng, ngoài ra nó có tác dụng bảo vệ và hấp thu

- Chỗ hai lá giáp nhau tạo thành dây chằng, màng treo và màng nối, ví dụ: dây chằnggan dạ dày, màng treo ruột,

2.5 Dạ dày

- Dạ dày là phần phình to của ống tiêu hoá có nhiệm vụ dự trữ, nhào trộn, nghiền nát

và tiêu hoá hoá học thức ăn Động vật có vú có hai loại dạ dày:

- Dạ dày đơn: Lợn và ngựa

- Dạ dày kép ở những động vật nhai lại như: trâu, bò, dê, cừu

- Dạ dày trâu bò làm thành một khối rất lớn, dung tích khi không chứa thức ăn khoảng

30 lít, trọng lượng trung bình (khi không có thức ăn) khoảng 7 kg Tuỳ theo chứcnăng và hình thái của nó mà chia thành 4 túi:

- Dạ cỏ: Để chứa cỏ

- Dạ tổ ong: Có nhiều vách đa giác giống như tổ ong

- Dạ lá sách: Có nhiều nếp gấp như tờ giấy

- Dạ múi khế: Có nhiều nếp gấp giống múi khế

2.5.1 Dạ cỏ

2.5.1.1 Vị trí

Là túi lớn nhất chiếm hầu hết nửa bên

Trang 40

- Các mặt gồm: Mặt trên (phải) hay còn gọi

là mặt tạng vì nó giáp với các cơ quan phủ

tạng và mặt dưới (trái) hay còn gọi là mặt

thành vì nó giáp với thành bụng

Các mặt đều tròn trơn, cong lồi, mặt ngoài

có rãnh dọc chạy từ trước ra sau, rãnh này nông ở giữa và sâu ở hai đầu

- Các cạnh gồm: Cạnh trên (hay cạnh phải) và cạnh dưới (hay cánh trái), các cạnh đều

dày, tròn và cong lồi

- Các đầu gồm: Đầu trước và đầu sau, đầu sau có hai rãnh ngang, các rãnh ngang

cùng với các rãnh dọc chia dạ cỏ thành bốn túi không đều nhau, túi trên là túi trái tothông với dạ tổ ong và thực quản, túi phải ở dưới nhỏ Hai túi sau to tương đối bằngnhau gọi là hai bong bóng hình nón

*Hình thái bên trong

Lòng trong của dạ cỏ bị ngăn cách không hoàn toàn thành hai túi bởi vách cơgọi là chân cầu màu trắng (vách đó ứng với các rãnh dọc bên ngoài)

- Niêm mạc dạ cỏ có màu nâu xám và có nhiều gai thịt nổi cao, căn cứ vào hình thái

và kích thước mà có thể chia thành hai loại gai chính: gai hình lá và gai hình nấm.Gia súc càng già thì các gai đó càng dài và càng xoắn vặn vào nhau

- Mặt trong có hai lỗ thông đối diện và gần nhau:

một lỗ thông trước với thực quản và kéo dài đến

tận dạ lá sách bởi hai gấp nếp cơ gọi là rãnh thực

quản, một lỗ thông sau là lỗ thông dạ tổ ong

- Rãnh thực quản phát triển ở gia súc non, có chức

năng đổ sữa trực tiếp vào dạ lá lách mà

không vào trong dạ cỏ Vì khi gia súc non thì dạ cỏ chưa phát triển nếu sữa vào dạ

Ngày đăng: 16/12/2017, 07:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Thị Xuân Vân: Giải pẫu gia súc, NXB nông nghiệp Hà Nội, 1980 Khác
2. Phạm Thị Xuân Vân và ctv: Giẫi phẩu gia súc định khu, NXB nông nghiệp,1995 3. Lê Văn Thọ và ctv: Sinh lý gia súc, NXB nông nghiệp, 1990 Khác
4. Nguyễn Xuân Hoạt và Phạm Đức Lộ: Tổ chức phôi thai học NXB Đại Học và Trung học chuyên nghiệp, 1995 Khác
5. Trương Quang Cống: Mô học, phôi thai học Đại Cương, NXB Y học, 1980 Khác
6. Nguyễn Đình Khoa: Giải phẫu người tập I, II, NXB Đại Học và Trung học chuyên nghiệp, 1971 Khác
7. Guylazorthes: Hệ thần kinh trung ương tập I, II, Nguyễn Chương dịch, NXB Y học, 1977 Khác
8. Charles. W: Phôi Sinh Học hiện Đại, Nguyễn Mộng Hùng dịch, NXB khoa học kỹ thuật, 1978 Khác
9. Xuxoep AA: Sinh lý sinh sản gia súc, NXB nông nghiệp, 1975 Khác
10. Duckes’ Phisiology of Domestic Animal, London, 1980 Khác
11. Sison and Grossman’s the Anatomy of the Domestic Animal, Volum I,II, London,1990 Khác
12. Tankred Koch: Anatomyof Chicken and Domestic Bird, London,1990 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w