TÓM TẮTNhằm làm cơ sở khoa học xây dựng quy trình nuôi cá sặc rằn tận dụngmương liếp và những điều kiện có sẵn của nông hộ, dự án “ Xây dựng môhình nuôi cá sặc rằn trong mương vườn, mươn
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Cơ quan chủ trì: Phòng Kinh Tế huyện Long Mỹ Chủ nhiệm đề tài: Cử nhân Lê Quang An
HẬU GIANG – 2013
Trang 2I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1 Tên dự án:
Xây dựng mô hình nuôi cá sặc rằn trong mương vườn, mương mía và mương khóm huyện Long Mỹ.
Lĩnh vực: nông, lâm, ngư nghiệp
2 Chủ nhiệm dự án: Cử nhân Lê Quang An
3 Cơ quan chủ trì: Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ
4 Danh sách cán bộ tham gia thực hiện
Nguyễn Hiền Công
Lê Hữu Lem
5 Thời gian thực hiện đã được phê duyệt:
2 Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng:
Dự án góp phần trang bị kiến thức cho nhiều hộ dân tại địa phương ápdụng và phát triển sản xuất qua các đợt tấp huấn kỹ thuật và hội thảo đầu bờ Việc tổ chức những mô hình cho 9 hộ dân tại địa phương đều mang lạihiệu quả cũng giúp cho nhiều hộ dân có điều kiện tiếp xúc trực tiếp làm tăngtính hiệu quả áp dụng vào sản xuất
Trang 3
Long mỹ, ngày tháng năm 2013
Xác nhận của tổ chức chủ trì Chủ nhiệm dự án
(ký tên và đóng dấu)
Trang 4DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐHCT: Đại học Cần Thơ
Ctv: Cộng tác viên
QLCL: quản lý chất lượng
Do: Hàm lượng Oxy hòa tan
TLS: Tỷ lệ sống của cá
DWG: Tăng trưởng ngày
W : Trọng lượng cá bình quân (g)
Wi: Trọng lượng mẫu cá thứ i, n: số mẫu cá cân
T1- T2: Khoảng thời gian giữa hai lần thu mẫu
W1: Trọng lượng cá trung bình tại thời điểm T1
W2: Trọng lượng cá trung bình tại thời điểm T2
L: Tăng trưởng chiều dài của cá
L1: Chiều dài tại thời điểm T1
L2: Chiều dài tại thời điểm T2
DANH SÁCH HÌNH Trang
Hình 1.1 Hình dạng bên ngoài cá sặc rằn 4
Hình 2.1 Mương liếp mía trước khi thả cá 19
Hình 2.2 Mương nuôi cá sặc rằn 19
Hình 2.3 Cho cá ăn thức ăn viên 20
Hình 2.4 Thu mẫu cá sặc rằn 20
DANH SÁCH BẢNG Bảng 1: Triển khai thả giống cho nông hộ 15
Bảng 2: Biến động nhiệt độ qua các đợt thu mẫu 24
Bảng 3: Biến động độ pH qua các đợt thu mẫu 25
Bảng 4: Biến động DO 26
Bảng 5: Hàm lượng amonia 27
Bảng 6: Trọng lượng cá qua các đợt thu mẫu 28
Trang 5Bảng 7: Tăng trọng theo ngày của cá 29
Bảng 8: Chiều dài cá qua các tháng nuôi 30
Bảng 9: Tăng trưởng chiều dài theo ngày 31
Bảng 10: Tỷ lệ sống và năng suất 32
Bảng 11: Lợi nhuận từ mô hình nuôi 34
PHỤ LỤC Bảng B.1 Biến động nhiệt độ 41
Bảng B.2 Biến động pH 42
Bảng B.3 Biến động DO 43
Bảng B.4 Hàm lượng tổng Amonia 44
Bảng B.5 Trọng lượng của cá 45
Bảng B Chiều dài cá qua các tháng nuôi 46
Trang 6TÓM TẮT
Nhằm làm cơ sở khoa học xây dựng quy trình nuôi cá sặc rằn tận dụngmương liếp và những điều kiện có sẵn của nông hộ, dự án “ Xây dựng môhình nuôi cá sặc rằn trong mương vườn, mương mía và mương khóm huyệnLong Mỹ” được thực hiện trong các mô hình mương vườn, mương mía vàmương khóm với mật độ 20 con/m2 tại xã Vĩnh Viễn huyện Long Mỹ
Qua kết quả thực nghiệm cho thấy các chỉ tiêu môi trường pH, nhiệt độ,
DO, N-NH4+ đều ở ngưỡng thích hợp cho cá sặc rằn phát triển
Thực tế qua 9 mô hình nuôi tại ấp 1,3,4,5,6 xã Vĩnh Viễn với mật độthả 20con/m2 cho năng suất dao động từ 5.242 - 7.600 kg/ha Lợi nhuận manglại trong chín mô hình dao động từ 2.036.000 - 6.724.000 đồng
Tất cả các mô hình đều cho ăn với công thức và hàm lượng thức ăn nhưnhau tùy theo từng giai đoạn:
Trang 7MỤC LỤC Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đặc điểm sinh học cá sặc rằn: 3
1.1.1 Hệ thống phân loại 3
1.1.2 Đặc điểm hình thái: 3
1.1.3 Đặc điểm phân bố 5
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 5
1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 6
1.1.6 Đặc điểm sinh sản 6
1.2 Tình hình nuôi cá sặc rằn trên thế giới và ở nước ta 7
1.3 Một số đặc điểm môi trường nuôi cá sặc rằn 8
1.3.1 Nhiệt độ 8
1.3.2 Độ pH 8
1.3.3 Hàm lượng Oxy hòa tan (DO) 9
1.3.4 Tổng đạm ammonia 9
Chương 2 Nội dung và phương pháp thực hiện dự án 10
2.1 Nội dung 10
2.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện dự án 10
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu 10
2.1.3 Phần điều tra 11
2.1.4 Tiêu chuẩn xây dựng mô hình 12
2.2 Phương pháp thực hiện dự án 13
2.2.1 Bố trí mô hình nuôi 14
2.2.2 Chăm sóc và quản lý 16
2.2.3 Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu 17
2.2.3.1 Dụng cụ thu mẫu nước 17
2.2.3.2 Phương pháp thu và phân tích mẫu nước 17
2.2.3.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu cá 17
2.3 Một số hình ảnh nuôi cá trong dự án 19
2.4 Hội thảo đầu bờ 21
Trang 82.6 Những mặt mạnh, yếu kém của dự án 22
Chương 3 Kết quả thảo luận 24
3.1 Kết quả khảo sát các yếu tố môi trường 24
3.1.1 Nhiệt độ 24
3.1.2 Độ pH 25
3.1.3 Oxy hòa tan (DO) 26
3.1.4 Tổng đạm NH3, NH4 27
3.2 Khảo sát sự tăng trưởng của cá nuôi 28
3.2.1 Tăng trưởng về trọng lượng 28
3.2.2 Tăng trưởng về chiều dài của cá 30
3.3 Thu hoạch 32
3.4 Hiệu quả và lợi nhuận từ mô hình nuôi 34
Kết luận và đề xuất 35
Tài liệu tham khảo 37
Phụ lục 38
Trang 9Hiện nay các vùng nông thôn tại huyện Long Mỹ, việc chuyển đổi cơcấu kinh tế về cây trồng và vật nuôi rất lớn như: Trồng cây ăn trái kết hợp vớihoa màu, trồng lúa kết hợp với nuôi cá Đều là những mô hình liên kết sảnxuất mang tính chất bền vững và tăng thêm phần thu nhập trong cùng diệntích đất sản xuất cho nông hộ.
Tại các ấp 1,3,4,5 và 6, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ là nơi có diệntích đất trồng mía, khóm từ rất lâu và hiện nay một số nông hộ chuyển sangtrồng cây ăn trái như cam, bưởi…
Việc “xây dựng mô hình nuôi cá sặc rằn trong mương vườn, mươngmía, mương khóm tại huện Long Mỹ” bước đầu hoàn thiện quy trình nuôi cáSặc rằn trong mương vườn, mương mía, mương khóm
Qua đó, dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá sặc rằn trong mương vườn,mương mía, mương khóm” tại huyện Long Mỹ mang tính cấp thiết rất lớn.Nhằm phát triển mở rộng việc kết hợp trong sản xuất để phát triển kinh tế chonông hộ ở vùng nông thôn sâu có thu nhập thấp Tăng thu nhập cho ngườinông dân trên một đơn vị diện tích Tận dụng ao mương mà từ trước đến naychưa khai thác tốt, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trên đơn vị diện tích canhtác
Trang 10- Tăng lợi nhuận cho nông hộ trên 5 – 6 triệu đồng/1.000m2 từ việctận dụng đất mương thực hiện mô hình nuôi cá sặc rằn trong mương vườn,mương liếp mía, mương liếp khóm.
- Thúc đẩy phong trào nuôi cá sặc rằn sau khi dự án triển khai có kếtquả, nhân dân thực hiện làm theo bằng cách tận dụng diện tích mương vàcông lao động nhàn rỗi, tăng thêm thu nhập trên cùng diện tích đất nôngnghiệp
- Thu hút sự quan tâm, tham gia và đầu tư của các tổ chức, các thànhphần kinh tế, nhà doanh nghiệp… trong các lĩnh vực sản xuất: Giống – thức
ăn – vật tư – dịch vụ thuốc thú y thủy sản
Trang 11CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm sinh học của cá sặc rằn:
Loài:Trichogaster pectoralis (Regan), 1910
Tên địa phương: Cá sặc rằn, cá bổi, cá lò tho
Tên tiếng Anh: Snake skin gouramy
Tên Thái Lan: Plasalid, Plabaimai
Tên Indonesia: Sepatsiam
Tên Campuchia: Traycantho
1.1.2 Đặc điểm hình thái:
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993):
Thân cá dẹp bên khá cao, mõm ngắn, miệng hơi trên, nhỏ, rạch miệngngắn, góc miệng cách xa bờ trước của mắt Các môi dày liên tục cá không córâu Lỗ mũi trước mở ra bằng một ống ngắn Mắt lớn vừa nằm trên trục giữathân, gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang Phần tráng giữa hai mắtcong lồi Cạnh dưới xương trước mắt và xương nắp mang trước có gai mịn
Trang 12Lỗ mang lớn vừa, màng mang hai bên dính nhau nhưng không dính với eomang.
Vảy lược, phủ khắp thân và đầu, có một số vảy nhỏ chồng lên gốc vihậu môn, vi đuôi, vi lưng, vi ngực Đường bên bắt đầu từ mép trên lỗ mangcong lên phía trên một đoạn ngắn rồi uốn cong đến trục giữa thân sau đó chạyngoằn ngoèo đến điểm giữa gốc vi đuôi
Khởi điểm vi lưng ngang với vảy đường bên thứ 17-19 và gần nhưcách đều chót mõm và điểm giữa gốc vi đuôi Vi lưng với các gai tương đốingắn và các tia vi mềm dài Vi hậu môn rất dài cao về phía sau Vây ngực pháttriển Vây bụng có tia vây mềm đầu tiên kéo dài thành xúc tu chạy về phía sauđến gốc của vi đuôi
Phần lưng của thân và đầu có màu xanh đen hoặc xám đen và lợt dầnxuống bụng Hai bên thân có nhiều vạch ngang chạy nghiêng màu đen nâu,chiều rộng hai sọc lớn hơn khoảng cách hai sọc Vây lưng, vây hậu môn vàvây đuôi màu nâu điểm các chấm đen nhỏ Các vây ngực nâu nhạt
Ở cá nhỏ các sọc ngang chưa rõ nhưng có một sọc chạy từ mõm đếngốc vi đuôi và ở gốc vi đuôi có một chấm đen tròn, chấm và sọc này lợt dầnrồi mất hẳn theo sự lớn lên của cá
Dễ phân biệt đực cái dựa vào vi lưng: con đực khi trưởng thành vilưng kéo dài khỏi gốc vi đuôi, con cái vi lưng ngắn chưa tới vi đuôi
Hình 1.1 Hình dạng bên ngoài của cá sặc rằn
Trang 131.1.3 Đặc điểm phân bố:
Cá sặc rằn phân bố rộng rãi trong tự nhiên ở khắp các thủy vực nướcngọt như kênh rạch, ruộng lúa, ao hồ tại Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam
và được di giống sang các nước Mã lai, Indonesia (Lê Như Xuân, 1997)
Ở Thái Lan, tập trung nhiều tại vùng đồng bằng trung tâm và khôngphân bố tự nhiên ở các tỉnh phía Bắc và phía Tây Chúng phân bố rộng rãi ởCampuchia và một số tỉnh của bán đảo Đông Dương Tại Việt Nam, trongvùng châu thổ song Mekong, cá phân bố tập trung trong các vùng trũng ngậpnước quanh năm, sinh sản tự nhiên trong ao, ruộng, kênh mương nơi chúng
cư trú, đặc biệt là những nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất hữu cơ(kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, 1994)
Hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang là vùng phân bố tập trung và có sảnlượng cao hiện nay ở các tỉnh ĐBSCL Loài cá này cũng được nuôi phổ biếntrong ruộng lúa và ao gia đình (Trần Văn Giàu, 1997)
Cá sặc rằn hoạt động bắt mồi ở mọi tầng nước từ tầng mặt đến tầngđáy (Phạm Văn Khánh, Lý Thị Thanh Loan, 2004)
Theo Trương Thủ Khoa, Nguyễn Minh Trung, 1980: Cá sặc rằn phân
bố chủ yếu trên đồng ruộng hay các vùng trũng phèn ngập nước Ở mùa khô
cá thường tập trung ở ao đìa kênh mương với mật độ cao, môi trường khắcnghiệt, thiếu thức ăn
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng:
Cũng như các loài cá khác, ở thời kỳ đầu sau khi nở, cá sặc rằn dinhdưỡng bằng noãn hoàng Sau khi noãn hoàng tiêu biến cá chuyển sang ăn thức
ăn bên ngoài (Lê Như Xuân,1993) Thức ăn ở thời kỳ đầu gồm nhiều loại nhưphiêu sinh động vật (Ciliata, Rotifera, Copepoda, Cladocera), phiêu sinh thựcvật Bacillariophyceae, Cyanophyceae, Flagellata, chlorophyceae và thủy thựcvật tan rã) Ở thời kỳ trưởng thành, cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá phù hợpvới loài ăn tạp Những loại thức ăn thường xuyên bắt gặp và chiếm khốilượng lớn trong ruột cá gồm: mùn bả hữu cơ, thực vật phiêu sinh, động vậtphiêu sinh, mầm non thực vật cũng như các loài thực vật thủy sinh mềm trongnước Cá cũng sử dụng tốt các loại thức ăn do con người cung cấp như: ngũcốc các loại, động vật và khi thiếu thức ăn chúng ăn cả trứng của chính nó…(Lê Như Xuân, 1993)
Trang 14Hiện nay cá sặc rằn còn được nuôi thâm canh với nguồn thức ăn hoàntoàn bằng thức ăn công nghiệp.
1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá sặc rằn nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên sống được ở môi trườngkhắc nghiệt pH = 4,5 – 9,5; oxy 1,4 – 2,3 mg/l nhiệt độ 11-39 0C (Ngô Trọng
Lư - Thái Bá Hồ, 2001).Thậm chí sống được ở môi trường pH = 4 (NguyễnTường Anh, 2004)
Ở Việt Nam, nếu ương cá ở ao đất theo phương pháp bón phân gâymàu và có cho thức ăn bổ sung như: cám gạo, bột đậu nành, bột cá…, mật độương từ 300-1400 con/m2 sau 30 ngày sẽ đạt trọng lượng 146,6 - 225,5mg/con, và khi nuôi từ cỡ 0,2 g/con với mật độ 20-25 con/m2, cho ăn phânheo 3kg/100m2/ngày, cá đạt trọng lượng 45-70g/con sau 10 tháng nuôi tươngđương năng suất 6,7 - 7,2 tấn/ha (Lê Như Xuân, 1993)
Chiều dài tối đa của cá khoảng 25cm Trong điều kiện thích hợp 25
-350C cá đạt trọng lượng 140g/con sau 2 năm (Võ Tòng Xuân, Bùi Lai, Châu
Bá Lộc, 1984)
Trong điều kiện khu vực ĐBSCL, nhiều nghiên cứu trước đây chorằng độ béo của cá thường đạt cao nhất vào các tháng mùa khô, tới đầu mùamưa Tương phản với độ béo là sự phát triển lớn dần lên của tuyến sinh dục
Độ béo giảm dần ở các tháng mùa mưa, kết thúc mùa sinh sản và sau đó lạitiếp tục một chu kỳ mới (Trương Quan Trí, 1987)
1.1.6 Đặc điểm sinh sản
Cá sặc rằn thành thục lần đầu sau 7 tháng tuổi Khi thành thục, có thểphân biệt dễ dàng cá đực, cá cái bằng các biểu hiện bên ngoài của dấu hiệusinh dục phụ Khi thành thục, ở cá đực phần tia mềm vây lưng kéo dài tớihoặc vượt khỏi gốc vi đuôi, còn cá cái vi này rất ngắn và không bao giờ chạmtới gốc vi đuôi Ngoài chỉ tiêu căn bản này, cũng có thể phân biệt cá đực vớicác sọc ngang đậm nét chạy từ lưng xuống bụng rõ hơn cá cái và miệng của
nó cũng lớn hơn (Lê Như Xuân, 1993 và Trương Thủ Khoa, Nguyễn MinhTrung 1980)
Sự phát triển tuyến sinh dục của cá sặc rằn ở vùng ĐBSCL theo mùarất rõ Vào mùa khô (tháng 1 – 2), phần lớn cá ở giai đoạn II, sang tháng 3
Trang 15giai đoạn III tăng dần và đã thấy xuất hiện những cá thể ở thời kỳ đầu của giaiđoạn IV
Vào khoảng thời điểm giao mùa (khô sang mưa) là sự chuyển biến rấtnhanh của tuyến sinh dục Thời kỳ này, đa số cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn
IV, dấu hiệu này chỉ xuất hiện một ít ở giai đoạn III của cá Khi mùa mưa tới,nhất là sau những trận mưa rào đầu mùa, cá tìm tới những nơi nước cạn ven
bờ, nhiều cây cỏ thủy sinh để sinh sản Cá sinh sản trong suốt mùa mưa, nêntrong đàn luôn xuất hiện những cá thể có mức độ thành thục khác nhau
Khi sinh sản cá sặc rằn bắt cặp và tìm đến vùng nước ven bờ, nơi cónhiều cây cỏ thủy sinh là môi trường thích hợp để đẻ trứng Hoạt động sinhsản bắt đầu với việc làm tổ bằng bọt của cá đực, sau đó cá cái đẻ trứng rangoài, trứng được thụ tinh và cũng chính cá đực dùng miệng gom trứng lại rồiđặt vào tổ bọt
Kể từ khi trứng thụ tinh, trong điều kiện nhiệt độ nước từ 27 – 290C,
cá nở sau 20 – 23 giờ Trong suốt thời gian này kể từ khi trứng đẻ tới nở vàdinh dưỡng bằng noãn hoàng, cá đực thường xuyên bơi lội quanh tổ để bảo vệ
và dùng vây quạt nước cung cấp oxy cho trứng (Lê Như Xuân,1993)
1.2 Tình hình nuôi cá sặc rằn trên thế giới và ở nước ta.
Theo Soong, 1948 (được trích bởi Lê Như Xuân,1997) mặc dù khôngphân bố ở Mã Lai, song những năm đầu thập kỷ 20 cá sặc rằn đã được nhập từThái Lan Sản lượng cá sặc rằn nuôi trong ruộng lúa tại Mã Lai thường chiếmgần 50% so với tổng sản lượng các loài cá đồng được nuôi cùng (AhyavdinBin Ali, 1992)
Tại Thái Lan, cá sặc rằn được nuôi năm 1992, cũng là thời điểm đánhdấu cho nghề nuôi cá của xứ này Yoonpundh (1992) cho rằng loại hình nuôiquảng canh được áp dụng nhiều với diện tích từ 3-20ha Tuy nhiên nuôi cá sặcrằn tại nước này có xu hướng giảm dần, thí dụ như từ năm 1986 sản lượng cásặc là 18% thì năm 1989 chỉ còn 13,4% trên tổng sản lượng cá nước ngọt.Cũng theo Yoonpundh (1992), nguyên nhân sản lượng giảm là do: Việc quản
lý không chặt do diện tích nuôi lớn, thiếu kiến thức về nuôi cá…Vào năm
1991, cục nghề cá Thái Lan cho biết, sản lượng cá sặc rằn chiếm khoảng10,8% tương đương 9,7% về giá trị so với tổng sản lượng cá nước ngọt củaThái Lan (Kaewpaitoon 1994)
Trang 16Cá sặc rằn tăng trưởng chậm so với các loài cá khác, nhưng với đặcđiểm tương đối dễ tính trong lựa chọn thức ăn nên có thể nuôi cá sặc rằn trongcác mô hình khác nhau và tăng thêm thu nhập cho nông hộ Hiện nay cá sặcrằn không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất sang một số thị trường khác trênthế giới ở dạng khô Nuôi cá sặc rằn đang là một nhu cầu cấp bách để cungcấp nguồn thực phẩm có tiếng này Việc chủ động sản xuất giống nhân tạo vànuôi thương phẩm cũng phát triển nhiều nơi ở Nam Bộ như Tây Ninh, CầnThơ, An Giang…Bên cạnh các giải pháp nuôi ghép, có thể áp dụng phươngpháp nuôi đơn dưới dạng bán thâm canh hay thâm canh cá sặc rằn trong aođất với mật độ thả dao động từ 5 - 7 con/m2 tăng lên từ 30 - 40 con/m2.
Hiện nay, mô hình nuôi đơn cá sặc rằn không nhiều ở các tỉnhĐBSCL, do đó chưa có số liệu thống kê chính xác về diện tích cũng như tìnhhình nuôi của mô hình này Theo số liệu tại tỉnh Tiền Giang có một vài hộnuôi chuyên canh cá sặc rằn (khoảng 4 ha) và sử dụng thức ăn công nghiệp,hàm lượng đạm từ 32-35%, năng suất sau 8 tháng nuôi đạt từ 15-20 tấn /ha.Tại An Giang, một số người dân ở huyện An Phú cũng rất quan tâm tới việcnuôi cá sặc rằn chuyên canh, chính quyền địa phương đang quy hoạch vùngnuôi thương phẩm cá sặc rằn nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuấtkhẩu Tuy nhiên, trong quá trình nuôi người dân cũng gặp phải những khókhăn như: Kỹ thuật ương nuôi còn hạn chế nên sản phẩm thu hoạch thườngkhông đạt được kích cỡ thương phẩm, vì vậy hiệu quả mang lại chưa cao
1.3 Một số đặc điểm môi trường nuôi cá sặc rằn
1.3.1 Nhiệt độ
Cá sặc rằn có thể sống bình thường ở nhiệt độ từ 11-39oC nhưng cásinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 25-35oC (Ngô Trọng Lư, Thái Bá Hồ,2001) Theo Lê Như Xuân (1993) thì khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự pháttriển của cá nhiệt đới là 25 – 300C Như vậy, khí hậu nhiệt đới gió mùa ở vùngĐBSCL có nhiệt độ trung bình 26-290C (cao nhất 35 – 360C và thấp nhất là 15– 160C) rất phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển của cá nói chung
1.3.2 Độ pH
Cá sặc rằn nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên có thể sống được trongđiều kiện môi trường khắc nghiệt vơi độ pH từ 4,5-9,5 (Thái Bá Hồ, Ngô
Trang 17Trọng Lư, 2001) Thậm chí cá sống được môi trường pH = 4 (Nguyễn TườngAnh, 2004)
1.3.3 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
Theo Vũ Ngọc Út và Trương Quốc Phú (2006) cho rằng hàm lượngOxy hòa tan dao động từ 2-5mg/l là nằm ở trong giới hạn trung bình Hàmlượng Oxy hòa tan > 5mg/l tốt cho sự phát triển của cá Nhưng cá có thể sốngbình thường ở điều kiện khắc nghiệt 1,4mg/l (Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư,2001)
1.3.4 Tổng đạm amonia
Tổng đạm Amonia bao gồm NH3 và NH4+ là dạng phân đạm cần thiếtcho sự phát triển của thực vật, nó thúc đẩy sự phát triển mạnh của tảo trongcác ao nuôi Khi cơ thể động vật nuôi đồng hóa protein trong thức ăn thì mộtphần chuyển thành amoniac và được bài tiết ra môi trường nước
Kết quả nghiên cứu của Dương Nhựt Long, 2004 cho rằng hàm lượng
NH4+ thường thấp hơn 1,5mg/L, nếu hàm lượng NH4+ lớn hơn 2,0mg/L ao sẽgiàu dinh dưỡng và tảo trong ao sẽ phát triển rất mạnh Môi trường nướckhông ô nhiễm thường có hàm lượng NH4+ nhỏ hơn 0,1mg/L và trong nướcmặt tự nhiên NH4+ thường hiện diện ở mức < 0,2mg/L
Theo Trương Quốc Phú (2006), nồng độ ammonia được gọi là an toàntrong ao nuôi cá sặc rằn là < 0,13mg/l, hàm lượng N-NO2 thích hợp dao động
từ 0,5-2mg/l
Trang 18Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1 NỘI DUNG
2.1.1 Thời gian và địa điểm triển khai dự án
Dự án được triển khai từ tháng 02 năm 2005 – tháng 08 năm 2006 tạicác ấp 1, 3, 4, 5và 6 xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ
Trong 6 tháng đầu triển khai:
- Họp dân và tập huấn kỹ thuật sản xuất giống và ương nuôi cá sặcrằn;
- Cũng cố bờ bao, đặt cống cấp và thoát nước;
- Cải tạo ao, vệ sinh, diệt tạp, bón vôi và phơi đáy ao
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu
- Cân điện tử
- Cân bàn 200g
BẢN ĐỒ XÃ VĨNH VIỄN
Trang 19- Chày kiểm tra cá
- Vôi cải tạo ao
- Máy xay thức ăn
- Máy bơm nước
- Thuốc và hóa chất trị bênh và xử lý môi trường ao
- Nguồn cá giống thả nuôi: Thu mua từ trại cá giống ở Cần Thơ
- Thức ăn công nghiệp dạng viên của Công ty cổ phần CP Việt Nam,với thành phần dinh dưỡng tương ứng theo từng giai đoạn của cá trong quátrình nuôi
- Trồng cây Trichanthera (Cây giống từ trường ĐHCT) làm thức ăn bổsung kết hợp với phân chuồng và cám mịn
2.1.3 Phần điều tra:
- Ban chỉ đạo, tổ kỹ thuật được thành lập trên cơ sở Cơ quan phối hợpchính là Chi cục Thủy sản Hậu Giang; Trại tôm Long Mỹ - Trung Tâm GiốngNông nghiệp; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Mỹ;Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ và cán bộ địa phương Ban chỉ đạo, tổ kỹthuật sẽ tiến hành điều tra tình hình nuôi thủy sản trên địa bàn thực hiện dựán
- Ban chỉ đạo, tổ kỹ thuật là những cán bộ chỉ đạo tiếp, có nhiều kinhnghiệm trong giao tiếp tại cộng đồng, có khả năng tư vấn khi đối tượng đượcphỏng vấn có yêu cầu giải đáp thắc mắc Điều tra viên trực tiếp nêu câu hỏitheo nội dung bảng câu hỏi đã được soạn sẵn, đối tượng trả lời, điều tra viênđiền kết quả vào bảng phỏng vấn Tất cả các câu hỏi phỏng vấn để thu thậpthông tin về mô hình nuôi, tình hình kỹ thuật hộ nuôi, thông tin thực trạng sảnxuất, thu hoạch-lợi nhuận, thông tin tiếp cận, những hạn chế - khó khăn vàmong muốn của người nuôi đều được cấu trúc một cách đơn giản, rõ ràng và
Trang 20tinh thần trả lời của đối tượng nghiên cứu Những vấn đề cần để thu thậpthông tin về kỹ thuật của đối tượng thì cán bộ phỏng vấn có thể giải thích đểđối tượng nắm bắt vấn đề và hợp tác trả lời, sau đó ghi kết quả đánh giá vàophiếu điều tra.
- Các thông tin trong phiếu điều tra được nhóm nghiên cứu xem xét vàlựa chọn khách quan Ban chỉ đạo, tổ kỹ thuật đã tuyển chọn được 9 hộ đạttiêu chuẩn thuộc 6 ấp của xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ để tham gia nghiêncứu và được chủ nhiệm dự án tập huấn cụ thể từng nội dung của từng côngđoạn thực hiện dự án
2.1.4 Tiêu chuẩn xây dựng mô hình:
Để dự án đạt được kết quả như mong muốn thì các hộ dân được tuyểnchọn phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu như sau:
a Phải có điều kiện nuôi: phải có ao nuôi, nhân công chăm sóc cá, tàichính để đảm bảo nguồn thức ăn cho cá
b Thiết kế ao: ao nuôi cá gần nguồn nước sạch, có cống cấp và thoátnước, ao nuôi cá có hình dạng cân đối dễ coi, có độ sâu tối thiểu 0,8m trở lên,
có kích thước không quá nhỏ hoặc quá lớn, có bờ bao và gần nhà để có điềukiện chăm sóc và bảo quản
c Kỹ thuật nuôi: đã từng tham gia tập huấn, hội thảo đầu bờ về nuôi
cá nước ngọt hoặt đã xem báo, đài về kỹ thuật nuôi cá nước ngọt
Trang 21Bảng tóm tắt biểu phỏng vấn thực trạng nghề nuôi thủy sản của các hộ dân
tham gia dự án:
Stt Họ và tên
Thu nhập chính (V:
Thông tin/kỹ thuật (C: có;
K:
không)
Hạn chế/khó khăn (V:
vốn; K:
kỹ thuật)
Mong muốn người nuôi Điều
kiện nuôi (C: có;
K:
không)
Thiết kế ao(rộngx dàyxsâu) m
Kỹ thuật nuôi (C: có;
K:
không)
Yêu cầ kỹ thuật (C: có;
K:
không)
Thông tin kỹ thuật (C: có; K: không)
- Sau khi đề tài kết thúc tiến hành điều tra khảo sát về: diện tích nuôi,năng suất, sản lượng, lợi nhuận để so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện
dự án
Trang 22tra 09 hộ có 8.230m2, tiến hành tập huấn cho các hộ đăng ký và bà con lân cận
ba lớp tập huấn có 140 người dự Nội dung tập huấn là hướng dẫn thiết kế aomương, cách xử lý ao mương như diệt tạp, bón vôi, cách thả cá vào vèo, cho
ăn có thời gian, cho cá ra ao mương… tất cả nội dung đều thiết thực dễ hiểu,
dễ tiếp thu, cuối cùng là hướng dẫn cách chăm sóc phòng trị bệnh và lượngthức ăn từng giai đoạn cho cá phát triển
- Trong quá trình nuôi tiến hành tổ chức 3 đợt hội thảo đầu bờ
Bảng 1 Triển khai thả giống cho hộ dân
Trang 23hình
Diện tích (m 2 ) ; (Dài ; rộng ; sâu)
Số lượng (con)
xã Vĩnh Viễn
Mương vườn
1.000 (5,3;189;1,6) 20.000
xã Vĩnh Viễn
Mương vườn
960 (4,5;213;1,5) 19.200
xã Vĩnh Viễn
Mương vườn
820 (6;137;1,5) 16.400
xã Vĩnh Viễn
Mương vườn
880 5,7;154;1,4) 17.600
xã Vĩnh Viễn
Mương khóm
920 5,3;173;1,6) 18.400
xã Vĩnh Viễn
Mương khóm
820 4,3;190;1,6) 16.400
xã Vĩnh Viễn
Mương mía
950 (5,5;172;1,5) 19.000
8 Nguyễn Hoàng Thi
Ấp 1
Xã Vĩnh Viễn
Mương mía
930 (5,5;169;1,3) 18.600
Viễn
Mương mía
950 (4,5;211;1,4) 19.000
- Như vậy so với yêu cầu của dự án 9/10 hộ đạt 90% và8.230m2/9.000m2 đạt 91,44% về diện tích Tổng số 164.600 con cá sặc rằnđược thả nuôi
2.2.2 Chăm sóc và quản lý:
Trang 24của ao mương không đồng nhất, có ao độ sâu của nước 1.3m, có ao gần 1.6m,theo đánh giá chung độ sâu của nước là đạt.
- Cá được mua từ trại cá, khi vận chuyển về bằng bao nylon có bơmoxy, trước khi thả ra mương bà con có làm vèo để thả dưỡng 20 ngày, đặc biệtchú ý khi cá giống mua về không nên thả liền mà để cho cá ổn định mới mởbao nylon rồi cho cá ra một cách nhẹ nhàng, không làm cá hoảng sợ tung vàovèo làm chầy xước cá
* Nuôi vèo:
- Quá trình vận chuyển cá bị sốc, khi thả ra môi trường nước mới cátìm nơi trú ẩn, nếu không thả vào vèo cá sẽ chui vào các lỗ của đất, vì là cágiống qúa nhỏ sẽ hao hụt cao
- Tránh được cá tạp tranh mồi trong giai đoạn đầu
- Trước khi thả ra ao biết được lượng cá hụt để định lượng thức ănphù hợp
* Thức ăn:
Cá sặc rằn là loại cá ăn thức ăn động vật lẫn thực vật nhưng thiên vềthực vật, nhưng thực tế số hộ mua thức ăn cho cá rất ít, phần còn lại tự kiếmnên lượng thức ăn không đủ cũng hạn chế đến sản lượng và năng suất
Trong quá trình nuôi dưỡng các hộ cho cá ăn loại thức ăn phối trộnvới liều lượng và thời gian cho cá ăn như sau:
- Cho ăn ngày 2 lần sáng và chiều, thức ăn và liều lượng theo từnggiai đoạn của cá:
+ Giai đoạn I: khi thả cá giống đến 2 tháng sau khi thả: Thức ăn côngnghiệp 25% đạm, cám mịn và cây Trichanthera xay nhuyễn với tỷ lệ 40% :40% : 20% cho ăn khoảng 10% trọng lượng cá thả
+ Giai đoạn II: từ 2 – 4 tháng sau khi thả: Thức ăn công nghiệp 25%đạm, cám mịn, ốc bươu vàng bầm nhuyễn và cây Trichanthera xay nhuyễnvới tỷ lệ 30% : 40% : 10% : 20% cho ăn khoảng 7% trọng lượng cá thả
+ Giai đoạn III: từ 4 tháng sau khi thả đến khi thu hoạch: Thức ăncông nghiệp 25% đạm, cám mịn, ốc bươu vàng bầm nhuyễn và câyTrichanthera xay nhuyễn với tỷ lệ 30% : 40% : 10% : 20% cho ăn khoảng 5%trọng lượng cá thả
- Định kỳ theo dõi và kiểm tra các chỉ tiêu môi trường mỗi tháng mộtlần và tốc độ tăng trưởng của cá
- Ghi nhận số liệu theo dõi tỷ lệ sống và hệ số thức ăn
Trang 25- Thu hoạch cá sau 11 tháng nuôi.
Theo đánh giá, việc cho cá sặc rằn ăn thức ăn phối chế giúp tiết kiệmđược chi phí so với thức ăn công nghiệp nhưng vẫn đảm bảo được tỷ lệ pháttriển của cá là một thành công lớn đối với nông hộ như hiện nay
2.2.3 Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu:
Các chỉ tiêu chất lượng nước như các yếu tố thủy lý: nhiệt độ (00C),
pH, COD, N-NH4+, DO và các chỉ tiêu tăng trưởng về trọng lượng và chiềudài của cá nuôi được thu mỗi tháng 1 lần vào buổi sáng
2.2.3.1 Dụng cụ thu mẫu nước
Dụng cụ, thiết bị, hóa chất thu và đo các thông số môi trường nướcgồm: nhiệt kế, máy đo pH, Oxy, test đo tổng đạm Sera, thau, chai nhựa
Dụng cụ, thiết bị kiểm tra trọng lượng và chiều dài cá nuôi: Chài, cânđiện tử, cân bàn 200g, thau nhựa
2.2.3.2 Phương pháp thu và phân tích mẫu nước
Nhiệt độ: Dùng nhiệt kế thủy ngân có chia độ từ 0-500C
pH: Đo bằng máy đo điện cực
Oxy hòa tan: Đo bằng máy đo điện cực
N-NH4+: Đo bằng test Sera
2.2.3.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu cá
Mỗi tháng định kỳ thu mẫu 1 lần, mỗi đợt thu 30 con/lần, cân trọnglượng và đo chiều dài của cá, nhằm xác định trọng lượng trung bình của cánuôi trong ao
Tính toán các chỉ tiêu:
Trang 26
Wi (g)
W : Trọng lượng cá bình quân (g)
Wi: Trọng lượng mẫu cá thứ I; n: số mẫu cá cân
- Tăng trưởng chiều dài (cm/ngày)
L2 - L1
L =
T2 – T1
L: Tăng trưởng chiều dài của cá
L1: Chiều dài tại thời điểm T1
L2: Chiều dài tại thời điểm T2
2.3 Một số hình ảnh ở từng hộ nuôi cá trong dự án
Trang 27Hình 2.1 Mương liếp mía trước khi thả cá
Hình 2.2 Mương nuôi cá sặc rằn