QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC TỔNG CÔNG SUẤT 1000 m 3 /NGÀY ĐÊM Nước rác từ ô chôn lấp Hồ chứa nước rác Cụm bể xử lý sơ bộ Bể khuấy trộn vôi Bể điều hòa Đường nước thải Đường bùn Đường hó
Trang 1QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC TỔNG CÔNG SUẤT 1000 m 3 /NGÀY ĐÊM
Nước rác từ
ô chôn lấp
Hồ chứa nước rác
Cụm bể xử lý sơ bộ
Bể khuấy trộn vôi
Bể điều hòa
Đường nước thải Đường bùn Đường hóa chất Đường khí
Bể lắng vôi
Tháp stripping
Bể khử canxi
Bể chứa bùn
Máy ép bùn
Bùn khô
Bể xử lý sinh học SBR
Bể xử lý hóa lý
Cụm Fenton 2 bậc
Bể lắng thứ cấp
Bể lọc cát
Bể khử trùng
PX Xử
lý CTCN
Cụm hồ sinh học
Hóa chất
Sục khí gián đoạn
Vôi
Sục khí
Bể pha vôi sữa
Nước
(Khuấy trộn)
Hóa chất
Hóa chất
Hóa chất
Hóa chất Quạt khí
Sục khí
Sục khí gián đoạn
Cụm hồ
kỵ khí
Trang 2THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
1 Hồ chứa nước rác:
Nước rác từ bãi chôn lấp được thu gom về hồ chứa nước rác Chức năng lưu trữ nước rác và phân hủy một phần chất ô nhiễm
2 Cụm hồ kỵ khí:
Hệ thống gồm 3 hồ kỵ khí: Tổng thời gian lưu 11 ngày, chức năng xử lý thành phần hữu cơ COD/
BOD và chuyển hóa Nitơ hữu cơ thành Nitơ Amonia bằng hệ vi sinh vật kỵ khí
3 Cụm bể xử lý sơ bộ:
Nước rác sau khi qua các hồ kỵ khí sẽ được bơm đến các bể xử lý sơ bộ Hệ thống bể xử lý sơ bộ gồm 3 bể, nước thải sẽ đi qua lần lượt các bể theo sơ đồ zizac Tại mỗi bể, nước thải sẽ được khuấy trộn bằng 2 máy khuấy trộn bề mặt đặt ở 2 đầu bể nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ nước rỉ rác và khử một phần N-NH3 và COD giúp giảm tải lượng ô nhiễm cho hệ thống xử lý
4 Bể pha vôi sữa:
Hệ thống bể pha trộn vôi sữa gồm 3 ngăn khuấy trộn liên tiếp nhau, nước sạch sẽ được bơm vào trước khi cho vôi bột Quá trình pha trộn vôi bột sẽ tỏa nhiệt mạnh, sau thời gian khuấy trộn nhất định, đủ để làm tan hết lượng vôi bột, chờ nhiệt độ của vôi sữa giảm xuống thì vôi sữa sẽ được bơm đến bể chứa trung gian trước khi được bơm ra các bể khuấy trộn vôi sữa với nước thải
5 Bể khuấy trộn vôi:
Hệ thống bể khuấy trộn gồm: 4 ngăn khuấy trộn vôi sữa và nước thải, mỗi bể khuấy trộn sử dụng cánh khuấy để khuấy trộn vôi sữa với nước thải từ các bể xử lý sơ bộ Mục đích chính của việc trộn vôi sữa là nâng pH Đồng thời có chức năng khử một số ion kim loại nặng trong nước rỉ rác
và khử màu cho nước rỉ rác
6 Bể điều hòa:
Nước sau khi được khuấy trộn đều sẽ tự chảy tràn qua bể điều hòa, thời gian lưu nước tại bể điều hòa gần 9 giờ, bể điều hòa còn có một số chức năng khác như:
o Điều hòa lưu lượng
o Điều hòa tải lượng ô nhiễm
o Đảm bảo tính liên tục cho hệ thống
o Đuổi lượng lớn khí NH3
Ống phân phối khí được sử dụng để sục khí liên tục từ dưới đáy bể để tiếp tục hòa trộn vôi vào nước thải, đồng thời điều hòa nồng độ ô nhiễm và lưu lượng
7 Bể lắng vôi:
Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm lên bể lắng vôi để tách cặn vôi thêm lần nữa Nước trong sau lắng sẽ chảy tràn đến Hố bơm 1 của tháp Stripping
8 Tháp stripping:
Nước thải sau khi lắng vôi được dẫn vào hố bơm 1 Tại đây nước thải được bổ sung thêm hóa chất
là dung dịch NaOH để duy trì giá trị pH=11-11,5 Sau đó, nước thải được bơm lên đỉnh tháp Stripping và được phun xuống qua giàn phun chia nhánh Đồng thời, cùng lúc đó ở chân tháp có quạt gió thổi khí đi từ dưới lên Quá trình tiếp xúc pha của pha lỏng và pha khí tại điều kiện pH >
11 sẽ tạo động lực phản ứng để đẩy N-NH3 từ pha lỏng thành khí NH3 đạt được hiệu quả cao Quá trình này tiếp tục tương tự khi dòng nước thải được bơm qua tháp Stripping 2 để xử lý triệt để hơn
9 Bể khử Canxi:
Hệ thống bể khử Canxi gồm 3 ngăn khuấy trộn và 1 ngăn lắng Sau khi qua tháp Stripping 2 nước thải sẽ được đưa qua hệ thống xử lý Canxi nhằm loại bỏ ion Ca2+ trước khi đi vào giai đoạn xử lý sinh học Tại đây nước thải được trộn với H2SO4 ở ngăn khuấy trộn thứ 2, phần Ca2+ kết tủa sẽ
Trang 3lắng tại ngăn lắng, nước sẽ tràn theo máng thu sang bể xử lý sinh học Lúc này bể sẽ đóng vai trò
là bể tiền xử lý hóa lý nhằm tăng điều kiện ổn định và tăng hiệu suất xử lý cho hệ thống xử lý sinh học
10 Bể xử lý sinh học SBR ( bể C-Tech) :
Hệ thống bể sinh học SBR gồm 2 đơn nguyên hoạt động theo mẻ (4h/mẻ) và lệch pha nhau 2h Mỗi đơn nguyên gồm 2 ngăn: ngăn Selector và ngăn phản ứng chính (C – Tech) Mỗi ngăn được phân cách bởi một vách ngăn lớn và có khoảng hở ở đầu biên vách dọc của bể Nước thải vào ngăn Selector qua các vách nhỏ được xếp xen kẽ tạo trở lực làm xáo trộn dòng chảy từ ngăn Selector trước khi đi ra ngăn phản ứng chính C-Tech
Trong ngăn phản ứng chính C-Tech, quá trình xử lý xảy ra ba giai đoạn: điền đầy + sục khí (2h), lắng (1h) và rút nước (1h) Bùn sẽ được phần tuần hoàn ngược trở lại vào ngăn Selector Trong pha sục khí: nước đầu vào sẽ được châm vào ngăn Selector và khí sẽ được cấp vào bể duy trì DO
= 2,0 Trong pha lắng, dưỡng chất cồn / mật rỉ được châm vào mỗi ngăn Selector, tại đây bùn hoạt tính được hoàn lưu trở lại tạo điều kiện môi trường cho vi sinh vật thiếu khí trong bùn tiếp xúc với các dưỡng chất trên nhằm nâng cao hiệu quả xử lý khử nitrate
11 Bể keo tụ:
Nước thải sau khi xử lý sinh học sẽ được bơm sang bể xử lý keo tụ hóa lý để loại bỏ các cặn lơ lửng và một phần màu Bể xử lý hóa lý gồm 3 ngăn đóng vai trò là cụm khuấy trộn keo tụ + tạo bông + lắng Tại ngăn đầu của bể xử lý hóa lý đóng vai trò là bể tạo bông, dung dịch phèn FeCl3 vào NaOH được châm vào ngăn này Ngăn tạo bông được bổ sung polymer nhằm liên kết các bông cặn lại với nhau tạo thành bông cặn có kích thước to hơn và dễ lắng hơn trước khi chảy sang ngăn thứ 3 là ngăn lắng Quá trình keo tụ, tạo bông với phèn Fe3+ diễn ra ở pH = 3-3,5
12 Cụm bể phản ứng Fenton 2 bậc:
Sau quá trình xử lý hóa lý nước thải sẽ được dẫn sang cụm xử lý Fenton 2 bậc để tiếp tục xử lý màu và các chất không có khả năng phân hủy sinh học trong nước rỉ rác Tại cụm oxy hóa fenton
2 bậc hóa chất Fe2+, H2O2 được châm vào các ngăn Fenton bậc 1 và bậc 2 Chính các gốc *OH sinh ra trong quá trình phản ứng sẽ cắt các gốc hữu cơ thành các mạch ngắn, và sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O Phản ứng Fenton đối với nước rỉ rác diễn ra hiệu quả ở giá trị pH=3 Sau quá trình phản ứng Fenton 2 bậc, nước được chuyển đến hố bơm tại ngăn này dung dịch vôi sữa được châm vào nhằm nâng pH=7-8 và được bơm lên bể lắng thứ cấp
13 Bể lắng thứ cấp:
Bể lắng thứ cấp gồm 3 ngăn Hóa chất polymer được châm vào ngăn 1 nhằm tạo liên kết thành các bông cặn có kích thước lớn Đồng thời hóa chất Chlorine được châm để phá màu của chất thải đồng thời có tác dụng khử trùng và khử một phần chất ô nhiễm trong nước thải Sau đó tại ngăn lắng bùn được lắng xuống đáy, nước trong chảy qua máng tràn vào bể lọc cát
14 Lọc cát
Đây là giai đoạn cuối của công trình, có mục đích làm trong nước sau xử lý 02 bể lọc với lớp vật liệu lọc là cát thạch anh có chức năng loại bỏ các cặn còn lại sau bể lắng thứ cấp, lớp dưới cùng sỏi đỡ Vận tốc lọc nhanh khoảng 5-15m/ph
15 Bể chứa nước rửa lọc:
Theo định kỳ vệ sinh 2 bể lọc sẽ thải ra nước rửa lọc, lượng nước này chứa hàm lượng sắt Fe3+ cao Không thể thải ra ngoài môi trường trực tiếp Nước rửa lọc sẽ được trữ lại trong bể trước khi được bơm về cụm Fenton 2 bậc để xử lý Sau đó, sẽ chuyển đến bể lắng thứ cấp để tách bỏ lượng cặn chung trong dòng nước thải hiện hữu và phần nước lọc
16 Bể khử trùng
Nước rác sau khi qua bể lọc hầu như đã khử gần hết các chất ô nhiễm nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn để thải ra môi trường, vì vậy bể khử trùng được đề xuất để khử các chất ô nhiễm còn sót lại
Trang 4trong nước thải đến mức độ cho phép Nước thải được dẫn sang bể khử trùng, do hóa chất Chorine
đã được châm tại bể lắng thứ cấp nên bể khử trùng có chức năng làm tăng thời gian phản ứng của Chlorine để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh còn lại trong nước thải Với hệ thống sục khí nhằm xáo trộn đồng thời cũng làm giảm lượng Chlorine bằng cách đuổi thoát ra ngoài không khí để làm giảm hàm lượng Chlorine ở đầu ra của hệ thống nước thải trước khi thải ra ngoài các cụm hồ sinh học
17 Bể chứa bùn
Bùn từ quá trình xử lý hóa lý, bùn sinh học, bùn Fenton được tự động thu gom về bể chứa bùn Mục đích của bể này là chứa bùn và ổn định bùn trước khi đưa đến hệ thống xử lý bùn Quá trình
ổn định bùn được thực hiện bằng hệ thống phân phối khí liên tục
18 Máy ép bùn
Máy ép bùn khi hoạt động cần châm thêm lượng polymer để giúp cho quá trình kết bùn tốt hơn Bùn từ bể chứa bùn được bơm đến máy ép bùn, qua quá trình ép bùn sẽ có một phần dung dịch bùn hoàn lưu lại bể chứa bùn, phần nước tách ra từ máy ép bùn sẽ theo máng thu có trong bể chứa bùn tự chảy về bể sơ bộ Bùn từ máy ép bùn sẽ được xe thu gom và vận chuyển về khu xử lý chất thải công nghiệp