Chuẩn bị: Kit Friendly ARM mini2440 Máy tính Windows cài sẵn VMware nên sử dụng bản 8.0.4 Ubuntu cài trên máy ảo của VMware nên sử dụng Ubuntu 10.04.3 Thiết lập: Bước 1: Khởi động
Trang 1Chuẩn bị:
Kit Friendly ARM mini2440
Máy tính Windows cài sẵn VMware (nên sử dụng bản 8.0.4)
Ubuntu cài trên máy ảo của VMware (nên sử dụng Ubuntu 10.04.3)
Thiết lập:
Bước 1: Khởi động phần mềm VMware, trên menu của phần mềm chọn Edit – Virtual Network
Editor
Nếu có quá nhiều Switch ảo thì nên remove bớt cho tiện theo dõi, thực hiện: chọn Switch ảo và nhấn vào Remove Network
Thiết lập một Switch ảo sử dụng cấu hình Bridged, nhấn vào Bridged to, chọn card LAN cứng của máy tính thật.Ví dụ trong hình sử dụng VMnet0, cấu hình bridged với card LAN Realtek.Chọn xong thì
nhấn vào Apply (mất vài giây để nó cấu hình lại) - OK
Trang 2Lưu ý: Card LAN trên máy thật không cần đặt IP tĩnh
Bước 2: Tiếp tục vào VM – Settings Ở Network Adaptor cũng chọn là Bridged như hình ví dụ bên
dưới.Chọn xong thì nhấn vào OK
Bước 3: Khởi động HĐH Ubuntu ảo, đăng nhập vào máy ảo.Nhấp phải vào biểu tượng mạng (biểu
tượng mạng lúc này chưa kết nối được nên sẽ có hình ! màu đỏ), chọn Edit Connections
Trang 3Network Connections hiện ra, Add vào một Wired Connection 1 theo trình tự như hình bên dưới,
thiết lập IP tĩnh, địa chỉ IP là 192.168.1.xxx (xxx chọn từ 0 đến 255 nhưng không được chọn 230 do
kit nhúng mặc định mang địa chỉ này).Chọn xong thì nhấn vào Apply
Lúc này nhấn vào biểu tượng mạng, chọn Wired Connections 1, biểu tượng ! màu đỏ chuyển sang
hình 2 mũi tên ngược chiều là đã kết nối được.Để xem lại địa chỉ IP, nhấp phải vào biểu tượng mạng
chọn Connection Information
Trang 4Bước 4: Kết nối với KIT qua cáp mạng (cáp RJ45) và khởi động kit nhúng lên.Mở Terminal (Ctrl + Alt +
T) lên, gõ lệnh Telnet 192.168.1.230 – Enter
Yêu cầu đăng nhập vào KIT, mặc định user là root, không có password (có thể thêm hoặc đổi
password bằng lệnh paswd root.Lưu ý: trong Ubuntu khi gõ password sẽ không hiện dấu * như trong
Windows)
Đến đây xem như bạn đã kết nối được với kit để nạp chương trình hoặc truy xuất dữ liệu.Đặc điểm của kết nối qua Telnet rất nhanh nhưng không trực quan, khó quan sát hệ thống files bên dưới, bạn
có thể kết nối qua phần mềm gFTP hoặc FTP (giống như Window Share bên Windows) của Ubuntu
để kết nối và quản lý files dễ dàng hơn
Trang 5Thủ thuật: với cấu hình Bridged như trên, IP tĩnh trên Ubuntu thông qua phần mềm Vmware sẽ kiểm
soát card mạng thật của bạn và do đó bạn có thể ko vào mạng được do địa chỉ IP động trên modem ADSL không tương thích nữa.Để vào mạng trên máy thật và máy ảo Ubuntu mà vẫn kết nối được với kit, bạn có thể “nhờ” modem cấu hình card mạng thật cho bạn bằng cách cắm cáp LAN vào máy tính
và không đặt địa chỉ IP tĩnh trên Ubuntu (phần lớn các nhà sản xuất cho phép chúng ta tạo ra IP động nhưng thực tế nó có địa chỉ cụ thể mặc định là 192.168.1.xxx, nếu modem của bạn không có địa chỉ này thì bạn hoặc reset lại hoặc đặt IP tĩnh cho nó ), ví dụ trên máy mình dù modem chọn IP động nhưng được modem cấu hình cho máy thật địa chỉ là 192.168.1.3, với máy ảo Ubuntu bạn vào xem cũng sẽ thấy nó được cấp cho IP tương tự như thế (thường là 192.168.1.4).Nếu bạn chỉ gửi dữ liệu xuống kit, muốn kết nối Internet trên máy ảo mà không gửi lên và không quan tâm IP của máy tính thật cũng như máy ảo thì cách này tỏ ra khá hiệu quả.Nhưng các bạn chỉ “lừa” được modem nhất thời nên khi bạn rút cáp LAN nối với modem ra và mỗi lần khởi động lại máy thật thì nó sẽ không được cấp IP nữa