1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

định giá doanh nghiệp định giá công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục đà nẵng

44 243 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 452,52 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP BÀI TẬP CUỐI KỲ: ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀ NẴNG... Công ty là đơn vị thành viên của N

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

BÀI TẬP CUỐI KỲ:

ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

GIÁO DỤC ĐÀ NẴNG

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀ NẴNG 5

1.1 Giới thiệu về công ty 5

1.1.1 Thông tin cơ bản về công ty 5

1.1.2 Sự hình thành và cơ cấu tổ chức 5

1.1.3 Ngành nghề kinh doanh 6

1.2 Hoạt động kinh doanh của công ty 7

1.2.1 Hoạt động kinh doanh chính 7

1.2.2 Cơ cấu doanh thu bán hàng qua các năm 8

1.3 Các chỉ số tài chính cơ bản 9

1.4 Dự án đang triển khai 10

1.5 Vị thế của công ty trong ngành 11

1.6 Phân tích SWOT 11

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NGÀNH XUẤT BẢN VIỆT NAM 12

2.1 Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam 12

2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam năm 2015 12

2.1.2 Triển vọng kinh tế trong năm 2016 15

2.2 Ngành xuất bản Việt Nam 17

CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 20

3.1 Xác định chi phí vốn của công ty 20

Trang 3

3.1.1 Chi phí vốn cổ phần 20

3.1.2 Chi phí nợ 25

3.1.3 Chí phí vốn bình quân gia quyền (WACC) 26

3.2 Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn cổ phần (FCFE) 27

3.2.1 Xác định giai đoạn tăng trưởng của công ty 27

3.2.2 Xác định giá trị công ty bằng mô hình tăng trưởng FCFE bền vững 28

3.3 Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do doanh nghiệp (FCFF) 30

3.4 Định giá doanh nghiệp theo mô hình chiết khấu dòng cổ tức (DDM) 32

3.5 Định giá doanh nghiệp bằng phương pháp tương đối 33

3.5.1 Xác định EPS forward 34

3.5.2 Xác định P/E bằng phương pháp so sánh 34

3.5.3 Xác định P/E bằng phương pháp phân tích cơ bản 36

3.5.4 Xác định giá cổ phiếu bình quân của các phương pháp 37

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ 38

4.1 Ưu – nhược điểm của các phương pháp định giá 38

4.2 Xác định giá trị cổ phiếu dựa vào tỷ trọng của các phương pháp 40

4.3 Phân tích độ nhạy 41

CHƯƠNG 5: TỔNG KẾT 43

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, chứng khoán là một kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn Tính đếnnăm 2015, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam tương đương 34% GDP cả nước sovới năm 2000 – năm khởi điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam – với chỉ bằng0.25% GDP Điều này cho thấy sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán đến các nhà đầu

tư Tuy nhiên, việc đầu tư lựa chọn được các cổ phiếu thích hợp và mang lại lợi nhuận lạikhông phải dễ dàng Việc này đòi hỏi các nhà đầu tư phải có những kiến thức căn bản và

sự nhạy bén khi ra quyết định Một trong các việc làm cần thiết đó là tiến hành định giádoanh nghiệp để có được những hiểu biết về công ty mà nhà đầu tư đang muốn lựa chọn,xem xét giá trị thực sự của công ty hiện này để qua đó tiến hành ra quyết định được chínhxác

Bài phân tích này tập trung vào các phương pháp định giá căn bản là: Phươngpháp chiết khấu dòng tiền, Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức và Phương pháp so sánh

để ước tính giá trị của Công ty Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng Bài định giá sẽgiúp các nhà đầu tư có cái nhìn cụ thể hơn về một công ty hoạt động trong lĩnh vực xuấtbản giáo dục và tham khảo để đưa ra lựa chọn đầu tư của mình

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀ NẴNG

1.1.1 Thông tin cơ bản về công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng

Tên tiếng anh: Da Nang Educational Investment and Development Joint StockTên viết tắt: DEIDCO

Trang 6

Nẵng Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã 7 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh và lần điều chỉnh gần đây nhất vào ngày 28/08/2014 với mã số doanh nghiệp

là 0400568767

Công ty đăng ký giao dịch cổ phiếu phổ thông tại Sở Giao dịch Chứng khoán HàNội theo quyết định số 467/QĐ-SGDHN ngày 13/08/2009 của Sở Giao dịch Chứngkhoán Hà Nội với mã chứng khoán DAD Ngày giao dịch chính thức là 19/08/2009 Vốnđiều lệ của của Công ty là 50,000,000,000 đồng tương ứng với 5,000,000 CP

Công ty là đơn vị thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN)với nhiệm vụ là tổ chức in, xuất bản và phát hành sách của NXBGD Việt Nam, phục vụngành giáo dục và các đối tượng xã hội khác

Công ty đăng ký giao dịch cổ phiếu phổ thông tại Sở Giao dịch Chứng khoán HàNội theo quyết định số 467/QĐ-SGDHN ngày 13/08/2009 của Sở Giao dịch Chứngkhoán Hà Nội với mã chứng khoán DAD Ngày giao dịch chính thức là 19/08/2009

Sơ đồ tổ chức công ty:

1.1.3 Ngành nghề kinh doanh

 Tổ chức liên kết xuất bản, in và phát hành các loại sách bổ trợ sách giáo khoa vàcác ấn phẩm khác;

 Sản xuất: thiết bị, dụng cụ giáo dục, văn phòng phẩm;

 Kinh doanh dịch vụ địa ốc;

Trang 7

 Xây dựng nhà các loại: Xây dựng dân dụng;

 Kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi, mặt bằng kinh doanh, văn phòng làm việc;

 Dạy nghề: Đào tạo nghề: tin học, ngoại ngữ;

 Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm

1.2.1 Hoạt động kinh doanh chính

Đối với mặt hàng là sách bổ trợ sách giáo khoa

Công ty là đơn vị phụ trách in ấn – phát hành và có hệ thống phân phối riêng đốivới mặt hàng này ở 9 tỉnh là: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, QuảngNam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kom Tum Số lượng sách phát hành đều đạt ởmức trên 12 triệu bản/năm

 Sách bổ trợ sách giáo khoa theo lớp

 Sách giáo khoa tự chọn

 Sách bổ trợ sách giáo khoa mở rộng

Đối với mặt hàng là sách tham khảo và lịch blốc:

Đây là mặt hàng do Công ty in – phát hành, được bản sỉ và lẻ trong tất cả các nhàsách, siêu thị sách của các Công ty Sách – Thiết bị trường học trên cả nước, hệ thống siêu

Trang 8

thị sách, cửa hàng sách của tư nhân và cửa các công ty phát hành sách tại các tỉnh, thànhphố lớn Các mặt hàng sách tham khảo, lịch blốc bao gồm các loại:

 Bộ đề kiểm tra học kỳ cấp tiểu học

 Sách bài tập theo hướng đổi mới

 Bộ trọng tâm kiến thức

 Sách tham khảo theo sách giáo khoa hiện hành

 Sách tham khảo kiến thức phổ thông

 Sách luyện tập và rèn luyện thi tốt nghiệp THPT và thi Đại học cao đẳng

 Sách dịch của NXB nước ngoài

 Sách Mầm non – Tiểu học

 Tủ sách truyện tranh Lịch sử theo sách giáo khoa hiện hành

 Tủ sách tham khảo đặc biệt

 Lịch Blốc

1.2.2 Cơ cấu doanh thu bán hàng qua các năm

Bảng 1: Cơ cấu doanh thu bán hàng và tỷ trọng các sản phẩm của công ty

Trang 9

Ta có thể thấy được hoạt động kinh doanh của Công ty CP Đầu tư và Phát triểnGiáo dục Đà Nẵng tập trung chủ yếu vào mảng sách bổ trợ sách giáo khoa Doanh thubán hàng của công ty đến chủ yếu từ mặt hàng chính là sách bổ trợ Doanh thu bán hàng

và tỷ trọng của mặt hàng sách bổ trợ có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012 – 2015; cụthể là chiếm từ khoảng 46% đến 54% cơ cấu doanh thu của công ty Bên cạnh đó, đặc thùngành nghề kinh doanh của Công ty là mang tính thời vụ, sách bổ trợ sách giáo khoa vàsách tham khảo chủ yếu được phân phối mạnh vào thời điểm từ tháng 4 đến tháng 9 hàngnăm – thời điểm học sinh học hè và bắt đầu năm học mới Do đó, doanh thu của Công tychủ yếu phát sinh vào quý 2 và quý 3 hàng năm, doanh thu quý 1 và quý 4 hàng nămthường chiếm tỷ trọng thấp hơn do doanh thu phát sinh vào thời điểm đó chỉ tập trungvào một lượng nhỏ sách tham khảo, sách giáo khoa học kỳ 2 và lịch blốc

1 Hệ số sinh lời (đơn vị: %)

– Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu 13.11 11.33 9.55 9.82

– Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 18.00 11.79 12.1

713.85

– Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng vốn chủ sở hữu 27.56 23.77 18.3

317.13

2 Các hệ số thanh toán (đơn vị: lần)

– Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Trang 10

323.65

Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2012 – 2015

Giá trị sổ sách cổ phiếu tại thời điểm 31/12/2015 là: 16,132 đồng/CP

Những thay đổi về vốn cổ đông: Tổng số cổ phiếu lưu hành tại thời điểm31/12/2015 là 4.659.200 cổ phiếu Cổ đông nắm giữ trên 5% cổ phần gồm:

– Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: 41.5%

– Mekong Fortfolio Investments Limited: 5.9 %

Cổ tức chi trả năm 2014 là : 17%

Tổng số cổ phiếu theo từng loại (cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi )

– Số cổ phiếu ưu đãi: 0 cổ phiếu– Số cổ phiếu thường: 4,659,200 cổ phiếu– Số cổ phiếu quỹ: 340,800 cổ phiếu+ Số lượng cổ phiếu đang lưu hành theo từng loại:

– Số cổ phiếu loại 1 (chuyển nhượng tự do): 5,000,000 cổ phiếu

– Số cổ phiếu loại 2 (chuyển nhượng có điều kiện): 0 cổ phiếu

Số cổ phiếu quĩ: 340.800 cổ phiếu

Công ty hiện vẫn đang tiếp tục thực hiện dự án sách điện tử Iseebooks – được bắtđầu từ ngày 22/10/ 2013 Bên cạnh mảng kinh doanh truyền thống thì đây là một kênhđầu tư mới của DAD Ở Việt Nam, sách điện tử vẫn còn là một thị trường mới chưa đượcnhiều công ty khai thác Việc DAD tận dụng cơ hội để nắm bắt những lợi thế của những

Trang 11

người đi đầu sẽ giúp công ty đạt được các kết quả tốt cho hoạt động kinh doanh của công

ty Mục đích của việc phát triển sách điện tử của DAD là phục vụ việc tự học của họcsinh nên sách điện tử của công ty là các sách bổ trợ, sách giáo khoa và sách bài tập chocác cấp học phổ thông theo định dạng sách điện tử

Trên phạm vi cả nước có 3 công ty phát hành sách bổ trợ sách giáo khoa phântheo vùng: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam là đơn vị pháthành duy nhất tại miền Nam chiếm khoảng 41% thị phần cả nước, Công ty cổ phần Đầu

tư và Phát triển giáo dục Hà Nội là đơn vị phát hành duy nhất tại miền Bắc chiếm khoảng45% thị phần của cả nước, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Đà Nẵng là đơn

vị phát hành duy nhất tại miền Trung chiếm khoảng 14% thị phần của cả nước Đây là 3công ty trực thuộc Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Có thể nhận thấy rằng, phạm vi hoạtđộng của Công ty là 9 tỉnh miền Trung nên thị phần của Công ty chiếm nhỏ hơn 2 đơn vịcùng thuộc Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

+ Công ty được kế thừa những kinh

nghiệm và thương hiệu mạnh từ Nhà

xuất bản giáo dục Việt Nam

+ Công ty phân phối độc quyền mặt

hàng sách bổ trợ, sách giao khoa tại khu

vực miền Trung

+ Không đa dạng nhiều các mặt hàngsách của mình mà chỉ tập trung vào cácsản phẩm cốt lõi nên khó có bứt phátrong kinh doanh

+ Ngành xuất bản, in phát hành vẫn còn

nhiều cơ hội phát triển ở Việt Nam do

tình hình hiện nay đòi hỏi các công ty

phải nâng cao ứng dụng công nghệ

+ Hoạt động kinh doanh của Công typhụ thuộc nhiều vào giá cả của thịtrường giấy Cụ thể, nếu giá tăng quácao sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản xuất

Trang 12

thông tin vào các sản phẩm của mình và tác động trực tiếp đến lợi nhuận của

Công ty

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ

NGÀNH XUẤT BẢN VIỆT NAM

2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam năm 2015

Năm 2015 là một năm có ý nghĩa to lớn và quan trọng, đây là năm cuối thực hiện

Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011–2015 Kết quả hoạt động sản xuất, kinhdoanh của năm 2015 là cơ sở và động lực cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch pháttriển kinh tế – xã hội năm 2016, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm

2016 –2020

Kinh tế – xã hội năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có nhữngbất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường Triểnvọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan Thương mại toàn cầu sụt giảm dotổng cầu yếu Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm Giádầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến cácnước xuất khẩu Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhândân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thếgiới Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áplực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảmchi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng

Trong bối cảnh như vậy, ngay từ đầu năm, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã banhành nhiều Nghị quyết, chính sách cùng các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể, trong đó trọngtâm và trực tiếp là Nghị quyết số 01/NQ–CP ngày 03 tháng 01 năm 2015 về những nhiệm

vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và

dự toán ngân sách nhà nước năm 2015; Nghị quyết số 19/NQ–CP ngày 12 tháng 3 năm

Trang 13

2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh,nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm 2015–2016, đồng thời tập trung lãnh đạo,chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phương thực hiện nghiêm và đồng bộ các giải pháp,từng bước tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu tổngquát của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2015 là: “Tăng cường ổn định kinh tế

vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh Thực hiện mạnh

mẽ các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăngtrưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu tăng trưởng cao hơn năm

2014 Tiếp tục phát triển các lĩnh vực xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo

vệ môi trường, cải thiện đời sống nhân dân Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tưpháp, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Tăng cường quốcphòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự,

an toàn xã hội Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế”

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

(Đơn vị: %)

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 0.00

Trang 14

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6.68% so với năm

2014, trong đó quý I tăng 6.12%; quý II tăng 6.47%; quý III tăng 6.87%; quý IV tăng7.01% Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu 6.20% đề ra và cao hơn mức tăng củacác năm từ 2011–2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét Trong mức tăng 6.68% củatoàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.41%, thấp hơn mức 3.44%của năm 2014, đóng góp 0.4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp

và xây dựng tăng 9.64%, cao hơn nhiều mức tăng 6.42% của năm trước, đóng góp 3.2điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6.33%, đóng góp 2.43 điểm phần trăm

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Xu hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp những tháng cuối năm khảquan hơn những tháng đầu năm, trong đó có 42.3% số doanh nghiệp đánh giá tình hìnhsản xuất kinh doanh quý IV khả quan hơn quý III; 19.5% số doanh nghiệp đánh giá gặpkhó khăn và 38.2% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định Dựkiến quý I năm 2016 so với quý IV năm nay, có 40.9% số doanh nghiệp đánh giá xuhướng sẽ tốt lên; 17.7% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 41.4% số doanh nghiệpcho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 ước tính đạt294.7 nghìn tỷ đồng, tăng 3.3% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước

Trang 15

Tính chung cả năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ướctính đạt 3242.9 nghìn tỷ đồng, tăng 9.5% so với năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 8.4%,cao hơn mức tăng 8.1% của năm 2014)

Xét theo ngành kinh doanh, bán lẻ hàng hóa năm nay đạt 2469.9 nghìn tỷ đồng,chiếm 76.2% tổng mức và tăng 10.6% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó một số ngànhhàng tăng khá: Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 15%; lương thực, thựcphẩm tăng 14.8%; hàng may mặc tăng 13.3%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 12.4%;phương tiện đi lại tăng 10.4%

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

CPI tháng 12 năm 2015 tăng 0.02% so với tháng trước, trong đó: Nhóm nhà ở vàvật liệu xây dựng tăng 0.5% do giá gas điều chỉnh tăng tại thời điểm 01/12/2015 và nhucầu sửa chữa nhà ở tăng trong những tháng cuối năm; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng0.32% do nhu cầu mua sắm hàng mùa đông tăng; nhóm đồ uống và thuốc lá, hàng ăn vàdịch vụ ăn uống cùng tăng 0.16% (lương thực tăng 0.45% do nhu cầu gạo cho xuất khẩutăng; thực phẩm tăng 0.13%); thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.14%; giáo dục tăng 0.04%.Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm: Giao thông giảm 1.57% chủ yếu dogiá xăng, dầu trong nước được điều chỉnh giảm vào thời điểm 18/11/2015 và thời điểm03/12/2015 (làm chỉ số giá xăng dầu giảm 3.39%); thiết bị và đồ dùng gia đình giảm0.1%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0.05%; bưu chính viễn thông giảm 0.03%

Lạm phát cơ bản tháng 12/2015 tăng 0.11% so với tháng trước và tăng 1.69% sovới cùng kỳ năm trước Lạm phát cơ bản bình quân năm 2015 tăng 2.5% so với nămtrước

2.1.2 Triển vọng kinh tế trong năm 2016

 Bối cảnh chung của thế giới

Kinh tế Thế giới 2016 sẽ chứng kiến diễn biến phức tạp hơn, nhất là tác động đanxen chính sách của các nước lớn và cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố Trong bản Báocáo cập nhật triển vọng kinh tế toàn cầu 2015–2016 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cơquan này đưa ra dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng đạt 3.6% trong năm 2016,thấp hơn so với những con số trong dự báo trước đó Đó cũng là nhận định chung của

Trang 16

WB, OECD, hay nhiều cơ quan dự báo kinh tế khác Bên cạnh đó, việc IMF công nhậnđồng nhân dân tệ tham gia rổ tiền tệ dự trữ quốc tế sẽ có thể đưa tới những hệ lụy khóđoán định cho Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khi bị thâm hụt thương mại và đầu

tư quy mô lớn với Trung Quốc.

 Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2016

Theo Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank) vào ngày11/04/2016 thì những dự báo cho Việt Nam 2016 đã có những điều chỉnh nhất định docác diễn biến mới được cập nhật Cụ thể, WB dự báo năm 2016 tăng trưởng của ViệtNam sẽ giảm còn 6.2% do tiêu dùng cá nhân và tăng trưởng đầu tư chậm lại, lạm phát sẽ

ở mức 3.5% và nợ công tăng lên ở mức 63.8% GDP

Các nguyên nhân tác động đến tăng trưởng Việt Nam trong năm nay đó là:

Thứ nhất, sự suy giảm chung của nền kinh tế toàn cầu, cùng với xâm nhập mặn ở

Đồng bằng sông Cửu Long đã gây ra sự tăng trưởng âm trong nông nghiệp trong Quý1/2016 Tăng trưởng GDP trong quý đầu tiên năm 2016 của Việt Nam chỉ đạt 5.46% sovới mức 6.12% trong quý 1/2015

Thứ hai, nhu cầu của các nước bên ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam

đã giảm Trong quý 1, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm rất nhiều Khu vựcFDI – vốn là nguồn tăng trưởng xuất khẩu chính của Việt Nam cũng thể hiện sự giảm súttrong xuất khẩu trong những quý vừa qua

Thứ ba, tổng dự trữ ngoại tệ đã giảm xuống mức hai tháng nhập khẩu càng làm

cho nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc từ bên ngoài Thâm hụt tài khoáđạt 6.5% GDP trong năm 2015 là kết quả của giảm thu và tăng chi đầu tư cơ bản và chithường xuyên Yếu tố này đã làm áp lực tài khoá tăng lên Ước tính, nợ công và nợ doNhà nước bảo lãnh (theo quy định của Bộ Tài chính) đã đạt mức 62.5% GDP năm 2015,trong khi năm 2014 con số này là 59.6% Do vậy, các khoản nợ này có thể sẽ nhanhchóng chạm mức nợ trần do luật quy định là 65%

Bên cạnh đó, kết quả tái cơ cấu khá lẫn lộn Cải thiện môi trường kinh doanh có

tiến bộ, trong khi cải cách ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước còn chậm Cổ phần hóadoanh nghiệp Nhà nước đã tăng tốc trong năm 2015 nhưng tốc độ chung còn quá chậm

Trang 17

Kết quả này thể hiện điều kiện thị trường còn yếu và Chính phủ còn chần chừ, chưamuốn chào bán các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn tốt.

2.2 Ngành xuất bản Việt Nam

Ngày 10/10/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 122/SL thành lập Nhà inQuốc gia đánh dấu bước phát triển mới của ngành xuất bản, in và phát hành sách Đếnnay, cả nước có 63 nhà xuất bản, được tổ chức hoạt động theo 2 loại hình, cụ thể: loạihình đơn vị sự nghiệp công lập (44 NXB), loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên 100% vốn nhà nước (19 NXB) Trong năm 2015, toàn ngành đã xuất bản đượchơn 24.000 cuốn sách với hơn 270 triệu bản; xuất bản 375 loại văn hóa phẩm với hơn 22triệu bản, trong đó, xuất bản trên 200 loại mẫu lịch với hơn 16 triệu bản Tổng doanh thuước đạt hơn 2.000 tỷ đồng

 Những tiến bộ trong ngành xuất bản

Chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm được nâng lên, cung cấp cho xãhội khối lượng lớn thông tin, kiến thức trên nhiều lĩnh vực, góp phần giữ vững ổn địnhchính trị, nâng cao dân trí, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân,đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước Bên cạnh đó, hoạt động trong cơ chếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự cạnh tranh mạnh mẽ, ngành xuất bản đã cónhững thích ứng và có bước phát triển đáng kể trong đổi mới công nghệ Song song với

đó, công tác quản lý Nhà nước cũng đã có sự kiện toàn, đổi mới theo quy định của LuậtXuất bản, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu pháttriển của toàn Ngành

Trang 18

cụ thể về người nước ngoài tham gia sản xuất, kinh doanh xuất bản phẩm ở Việt Nam;còn thiếu các quy định, đòi hỏi về năng lực hoạt động của nhà xuất bản, doanh nghiệp in,phát hành xuất bản phẩm để tránh hiện tượng hoạt động không đúng chức năng hoặckhông theo hiệu quả mong muốn Việc quy định các chế tài xử phạt còn quá nhẹ chưa đủsức răn đe.

 Xu hướng phát triển của ngành xuất bản

Sự phát triển đột phá của khoa học công nghệ đã làm cho công nghệ in, nhân bản

có những kỳ tích mới và phục vụ đắc lực cho sự tăng trưởng nền kinh tế cũng như đờisống dân sinh Theo dự báo của Hiệp hội Xuất bản thế giới, đến năm 2015, sách điện tửchiếm khoảng 50% tổng sách được xuất bản trên thế giới Những thập kỷ tới đây của thế

kỷ XXI, các loại sách điện tử, sách nói sẽ là sản phẩm giữ vị trí chủ đạo của ngành xuấtbản thế giới

Rõ ràng, ebook ngày nay có tốc độ phát triển nhanh và mang lại nhiều lợi ích cho

cả nhà sản xuất, kinh doanh và người sử dụng Sử dụng ebook ngày nay đã trở thành phổbiến trên thế giới, thậm chí còn là thói quen đọc của nhiều người, nhiều tầng lớp xã hộibởi sự tiện ích của nó Người đọc có thể mang hàng trăm quyển ebook bên mình trongmọi lĩnh vực và môi trường hoạt động mà lại giảm thiểu thời gian tìm kiếm Thiết bị đọcebook có chất lượng cao cho người đọc những cảm giác thoải mái, có thể tiếp thu đượcđầy đủ, trọn vẹn nội dung

Quy trình sản xuất xuất bản phẩm sẽ được tự động hóa với sự phát triển của nềncông nghiệp hiện đại với sản phẩm kết hợp hài hòa giữa siêu hình và hữu hình, đáp ứngtốt nhu cầu người sử dụng cả về lượng và chất Việc buôn bán quốc tế đối với xuất bảnphẩm sẽ trở thành phổ biến thông qua hợp tác sản xuất và phân phối lưu thông Thươngmại điện tử đem lại những lợi ích lớn lao cho cả nhà sản xuất, kinh doanh và người sửdụng xuất bản phẩm Vì thế, xuất bản phẩm của mỗi quốc gia sẽ có mặt trên mọi thịtrường thế giới, nếu chúng đáp ứng nhu cầu của khách hàng nơi đó Khoảng cách giữasản xuất xuất bản phẩm và sự có mặt của chúng trên thị trường sẽ được tính bằng gangtấc bởi sự hỗ trợ đắc lực và toàn diện của công nghệ sản xuất, lưu thông Sự tăng tốc

Trang 19

nhanh chóng của các chủng loại xuất bản phẩm đã làm cho ngành xuất bản mỗi nước có

sự biến động mạnh về lực lượng tham gia cũng như tính chất và quy mô hoạt động Sự rađời của các tập đoàn xuất bản xuyên quốc gia và mối liên hệ chặt chẽ trong các khâu sángtác, biên tập, xuất bản, in, phát hành sẽ là xu hướng tích cực của những năm tới

Ở Việt Nam, toàn cầu hóa xuất bản lan mạnh đã tạo cơ hội cho quá trình sản xuất

và lưu thông xuất bản phẩm ở Việt Nam phát triển nhanh chóng, đa dạng và phong phú

Cơ hội và điều kiện làm việc được đổi mới căn bản thông qua đầu tư công nghệ tiên tiến

Vì thế ngành xuất bản Việt Nam đã đáp ứng khá tốt nhu cầu xuất bản phẩm của nhân dân,góp phần tích cực vào việc thực hiện định hướng tư tưởng và giáo dục Hàng năm, lượngxuất bản phẩm đưa ra thị trường đã tăng không ngừng Xét về mặt kinh tế, ngành xuấtbản đã có hướng đi đúng đắn, mang lại lợi ích đáng kể cho chính mình và đất nước Tuynhiên, xã hội càng phát triển thì nhu cầu xuất bản phẩm của nhân dân ngày càng cao hơn.Chẳng hạn, các loại xuất bản phẩm hiện đại như ebook, sách nói đang là xu hướng pháttriển của xã hội, song mới chiếm 1.5% so với tổng thị phần xuất bản phẩm Việt Nam.Đây cũng là nguyên nhân làm cản trở việc thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội vềxuất bản phẩm làm suy giảm năng lực cạnh tranh, phát triển và hòa nhập quốc tế củangành

Trang 20

CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP3.1 Xác định chi phí vốn của công ty

3.1.1 Chi phí vốn cổ phần

Bài phân tích sử dụng mô hình định giá tài sản (CAPM) để ước lượng chi phí vốn

cổ phần của Công ty Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng Theo mô hình CAPM, chiphí vốn cổ phần của một doanh nghiệp phụ thuộc vào 3 yếu tố: (i) lợi suất của một tài sảnphi rủi ro; (ii) mức bù rủi ro của thị trường và (iii) hệ số beta của cổ phiếu

Ta có công thức:

K DAD=R f+β DAD ×(R mR f)

Lợi suất phi rủi ro

Giả định kỳ hạn đầu tư của nhà đầu tư trong bài phân tích là 1 năm Khi đó, lợisuất phi rủi ro là lợi suất của Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 1 năm Khi đó, thước đo lợisuất này thỏa mãn hai điều kiện:

Thứ nhất, Trái phiếu Chính phủ là một loại tài sản không có rủi ro vỡ nợ Vì Chính

phủ có quyền đánh thuế và có khả năng kiểm soát mức cung tiền tệ nên Chính phủ có thểphát hành các trái phiếu không có rủi ro vỡ nợ

Thứ hai, kỳ hạn của Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 1 năm trùng với kỳ hạn đầu tư

của nhà đầu tư để tránh rủi ro tái đầu tư

Bên cạnh đó, lợi suất của Trái phiếu Chính phủ được tính theo giá trị trung bìnhcộng trong giai đoạn 2007–2015 Việc sử dụng giai đoạn này là để tương ứng với số liệulịch sử của chỉ số HNXIndex từ khi ra đời đến nay

Bảng: Lợi suất Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 1 năm giai đoạn 2006–2015

Năm Lợi suất trái phiếu chính

phủ kỳ hạn 1 năm (%)

Trang 22

Bảng : Suất sinh lời của DAD và HNX

Tháng Giá Suất sinh lời (%)

Ngày đăng: 13/12/2017, 23:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w