PHÒNG GIÁO DỤC THANH BA TRƯỜNG THCS 2 THANH BA __________________ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN NGỮ VĂN 7 THỜI GIAN: 120 PHÚT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Chọn đáp án đúng nhất ghi vào phần bài làm của tờ giấy thi. Câu 1: Yếu tố nào là linh hồn của bài văn nghị luận? A. Luận điểm B. Luận cứ C. Lập luận D. Gồm: A, B, C Câu 2: Nối tên văn bản ở cột A với thể thơ tương ứng ở cột B A B 1. Thiên trường vãn vọng A, Thất ngôn bát cú 2. Tụng giá hoàn kinh sư B, Thất ngôn tứ tuyệt 3. Bạn đến chơi nhà C, Thơ cổ thể 4. Phong kiều dạ bạc D, Ngũ ngôn tứ tuyệt 5. Tĩnh dạ tứ E, Song thất lục bát Câu 3: Bút pháp nghệ thuật chủ yếu của bài Qua đèo Ngang. A. Đảo ngữ B. Điệp ngữ C. Tả cảnh ngụ tình D. Tương phản đối lập Câu 4: Chọn cặp từ trái nghĩa nào để điền vào chỗ trống trong hai câu thơ sau: “Non cao tuổi vẫn chưa già Non sao…nước, nước mà… non”. A. Nhớ - quên B. Cao - thấp C. Xa - gần D. Đi - về Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là tục ngữ? A. Con dại cái mang B. Cạn tàu ráo máng C. Giấy rách phải giữ lấy lề D. Gồm: A, B, C Câu 6: Chữ “hồi” nào trong những từ sau đây không cùng nghĩa với chữ “hồi” còn lại? A. Hồi hương B. Hồi hộp C. Hồi âm D. Hồi cư II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Trong bài thơ Qua đèo Ngang, bà Huyện Thanh Quan viết: “Nhớ nước đau, lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia” Tìm từ ngữ được sử dụng theo lối chơi chữ và viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của lối chơi chữ đó. Câu 2: (5 điểm) Trong bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Bác Hồ viết: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Em hiểu lòng yêu nước là gì? Hãy chứng minh lòng yêu nước được thể hiện qua các tác phẩm: Nam quốc sơn hà; Tụng giá hoàn kinh sư; Thiên trường vãn vọng, Qua đèo Ngang (Sách Ngữ văn lớp 7, tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục 2003). HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU NGỮ VĂN 7 PHẦN 1: Trắc nghiệm ( 3 điểm) * Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm C âu 1 2 3 4 5 6 Đ áp án A 1b, 2d, 3a, 4b, 5c C A C B PH ẦN 2: Tự luận ( 7 điểm) Câu 1: 2 điểm Nội dung: - Học sinh chỉ ra được từ ngữ sử dụng theo lối chơi chữ (0,5 điểm) + Chơi chữ đồng nghĩa: Nước - quốc ; gia - nhà. + Chơi chữ đồng âm : Con quốc - quốc (nước); Cái gia gia – gia (nhà). - Chỉ ra tác dụng (1điểm) + Tác giả khéo léo sử dụng biện pháp chơi chữ (kết hợp với nhân hoá) giúp người đọc hình dung cụ thể cảnh vật nơi đèo Ngang. Đồng thời kín đáo bộc lộ nỗi niềm tâm sự thầm kín: lòng nhớ nước thương nhà sâu nặng tận cõi lòng, lan toả bao trùm cảnh vật. Hình thức: Học sinh biết cách trình bày thành đoạn văn (0,5 điểm) Câu 2 (5 điểm): * Yêu cầu chung: - Thể loại: Chứng minh - Nội dung: Lòng yêu nước qua các tác phẩm đã học - Hình thức: Đảm bảo bố cục ba phần, biết cách sử dụng lý lẽ và dẫn chứng phù hợp làm sáng tỏ vấn đề. * Yêu cầu cụ thể: Nêu được những yêu cầu cơ bản sau: - - Giải thích lòng yêu nước: Tình yêu đối với non sông đất nước, tự hào về truyền thống lịch sử căm thù giặc, tinh thần xả thân vì độc lập dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước giàu đẹp. - - Chứng minh: (Trong phần này gồm các ý sau): + Lòng tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, về độc lập chủ quyền (Bài Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư). + Tinh thần xả thân vì đất nước, tinh thần quyết chiến quân xâm lược (Bài Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư). + Tình yêu đối với cảnh đẹp non sông đất nước (Thiên Trường vãn vọng, Qua đèo Ngang). + Lòng yêu nước thể hiện ở nỗi nhớ và khát vọng xây dựng đất nước thái bình thịnh trị (Tụng giá hoàn kinh sư, Qua đèo Ngang). *Cách cho điểm: Điểm 5 (Nêu được đầy đủ các nội dung trên, văn viết rành mạch, lập luận chặt chẽ, biết phân tích và bình dẫn chứng); Điểm 4 (Nêu được ¾ các ý cơ bản, trình bày chưa khoa học, sai không quá mười lỗi chính tả); Điểm 3 (Nêu được ½ các ý, văn viết chưa khoa học, còn mắc nhiều lỗi chính tả); Điểm 1, 2 (Chỉ nêu được một ý, dẫn chứng thiếu nhiều, văn viết lủng củng). Điểm toàn bài là tổng số điểm của các phần cộng lại, cho lẻ đến 0,25 điểm. Trên đây, chỉ là các gợi ý có tính chất định hướng, Giám khảo cần vận dụng linh hoạt khi chấm bài, lưu ý các trường hợp sáng tạo của học sinh trong bài làm. . _________________________ ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN NGỮ VĂN 7 THỜI GIAN: 120 PHÚT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Chọn đáp án đúng nhất ghi vào phần bài làm của tờ giấy thi. . Tụng giá hoàn kinh sư; Thi n trường vãn vọng, Qua đèo Ngang (Sách Ngữ văn lớp 7, tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục 2003). HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU