1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phu luc 2 noi dung chi tieu tk (2016 9 22) lay y kien

72 71 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phu luc 2 noi dung chi tieu tk (2016 9 22) lay y kien tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập l...

BỘ TƯ PHÁP DỰ THẢO PHỤ LỤC II NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ THUỘC HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH TƯ PHÁP (Ban hành kèm theo Thông tư số /2016/TT-BTP ngày tháng năm 2016 của Bộ Tư pháp) 01 Xây dựng, thẩm định văn bản 0101 Số văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành, địa phương soạn thảo, ban hành 1 Khái niệm, phương pháp tính - Chỉ tiêu số văn bản quy phạm pháp luật (viết tắt là văn bản QPPL) phản ánh tình hình chủ trì soạn thảo, trình ban hành và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, ngành, Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp - Văn bản quy phạm pháp luật luật: là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật Trong đó, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015) 2 Phân tổ chủ yếu - Loại văn bản QPPL; - Bộ, ngành, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Ngành Tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp Chủ trì: Vụ Kế hoạch - Tài chính Phối hợp: Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật 0102 Số văn bản QPPL được lồng ghép bình đẳng giới, chính sách về thanh niên* 1 Khái niệm, phương pháp tính - Chỉ tiêu số văn bản QPPL được lồng ghép bình đẳng giới phản ánh tình hình văn bản quy phạm pháp luật được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, chính sách về thanh niên do các Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (HĐND, UBND) cấp tỉnh chủ trì soạn thảo và đã được ban hành 1 - Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) là một biện pháp để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, phù hợp với đặc thù của mỗi giới; tạo cơ hội phát triển như nhau cho nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; bảo đảm bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ (Luật Bình đẳng giới; Thông tư 17/2014/TT-BTP) Nguyên tắc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: + Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được thực hiện trong toàn bộ quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật + Bảo đảm không làm phát sinh bất bình đẳng giới, bảo đảm quyền của mỗi giới trong nội dung, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản theo quy định + Bảo đảm sự tham gia của cơ quan lao động, thương binh và xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật (Luật Bình đẳng giới; Thông tư 17/2014/TT-BTP) - Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi (Điều 1 Luật Thanh niên 2005) - Lồng ghép cơ chế, chính sách về thanh niên trong nội dung văn bản QPPL là việc đưa vào nội dung văn bản QPPL các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho thanh niên trong các lĩnh vực như học tập, lao động, bảo vệ Tổ quốc, khoa học công nghệ, văn hóa, bảo vệ sức khỏe và thể thao… hoặc các cơ chế chính sách tạo điều kiện cho những đối tượng thanh niên là dân tộc thiểu số, là thanh niên xung phong, thanh niên tài năng, thanh niên là người khuyết tật, nhiễm HIV, v.v… theo quy định của Luật Thanh niên và các văn bản QPPL chuyên ngành * Nội dung chỉ tiêu này nhằm thu thập, tổng hợp số liệu phục vụ chỉ tiêu thống kê liên quan đến nhiều bộ ngành theo quy định của Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới; Quyết định số 15/2014/QĐ-TTg ngày 17/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành; Quyết định số 158/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam 2 Phân tổ chủ yếu - Loại văn bản QPPL - Bộ, ngành, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Ngành Tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp Chủ trì: Vụ Kế hoạch - Tài chính 2 Phối hợp: Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật 0103 Số đề nghị xây dựng văn bản QPPL, số dự thảo văn bản QPPL được thẩm định 1 Khái niệm, phương pháp tính - Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thẩm định là những dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền và được cơ quan tư pháp cùng cấp (Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp) hoặc tổ chức pháp chế bộ, ngành tiến hành thẩm định theo thẩm quyền trong phạm vi, trình tự, thủ tục luật định Phạm vi thẩm định tập trung vào những nội dung như: Đối tượng, phạm vi điều chỉnh; tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật; ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015) - Thẩm định đề nghị xây dựng văn bản QPPL là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Ban hành văn hành văn bản QPPL năm 2015 (như Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp) tiến hành việc xem xét, đánh giá về nội dung chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản QPPL nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, khả thi… của chính sách với hệ thống pháp luật Đối với các chính sách trong đề xuất xây dựng các văn bản QPPL có giá trị pháp lý cao như luật, pháp lệnh (Bộ Tư pháp thẩm định) thì nội dung thẩm định còn bao gồm cả tính tương thích của nội dung chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới 2 Phân tổ chủ yếu - Loại Dự thảo văn bản QPPL; - Bộ, ngành, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Ngành Tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp Chủ trì: Vụ Kế hoạch - Tài chính Phối hợp: Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật 02 Kiểm tra, rà soát văn bản 0201 Số văn bản tự kiểm tra 1 Khái niệm, phương pháp tính - Chỉ tiêu số văn bản tự kiểm tra xử lý theo thẩm quyền phản ánh tình hình tự kiểm tra văn bản do mình (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính 3 kinh tế đặc biệt) ban hành hoặc liên tịch ban hành ngay sau khi văn bản được ban hành hoặc nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân - Văn bản quy phạm pháp luật: là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật Trong đó, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015) Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đánh giá, kết luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được kiểm tra và xử lý văn bản trái pháp luật (khoản 4 Điều 5 Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật) - Văn bản không phải là văn bản QPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật là văn bản không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy tắc xử sự chung, bao gồm: + Văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Uỷ ban nhân dân Ví dụ: các công văn, thông báo, điện báo, các loại giấy tờ hành chính khác của bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành có chứa quy tắc xử sự chung + Văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở bộ, ngành và địa phương có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật Ví dụ: Thông tư do Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành hoặc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ban hành; các công văn, thông báo, điện báo, các loại giấy tờ hành chính khác có chứa quy phạm pháp luật cũng do các cơ quan này ban hành - Văn bản trái pháp luật gồm văn bản ban hành không đúng thẩm quyền; văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn; văn bản vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành (khoản 2 Điều 103 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật) - Loại lỗi trái gồm các văn bản sai về thẩm quyền ban hành, nội dung và các sai khác (các sai khác gồm sai về căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản) Trong trường hợp một văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về một hoặc cả 2 lỗi (thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản) hoặc cả 5 lỗi (thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản, căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục 4 xây dựng, ban hành văn bản) thì cũng chỉ thống kê là 01 văn bản trái pháp luật (không tính theo số lượng lỗi trái) và thống kê vào nhóm các văn bản sai về thẩm quyền ban hành, nội dung Trường hợp một văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về một hoặc cả 3 lỗi (căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản) thì cũng chỉ thống kê là 01 văn bản trái pháp luật và thống kê vào nhóm các văn bản sai khác - Tình trạng xử lý văn bản trái nhằm theo dõi số lượng văn bản trái pháp luật đã được xử lý, chưa xử lý Hình thức xử lý văn bản trái pháp luật gồm: đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; đính chính đối với văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày (Điều 130 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật) 2 Phân tổ chủ yếu - Loại văn bản (VBQPPL; VB không phải là VBQPPL nhưng có chứa QPPL); - Loại văn bản trái pháp luật; - Loại lỗi trái pháp luật (trái về nội dung, thẩm quyền ban hành và lỗi khác đối với VBQPPL); - Tình trạng xử lý văn bản trái pháp luật (số văn bản đã xử lý, số văn bản đang xử lý); - Bộ, ngành, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Ngành Tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp Chủ trì: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Phối hợp: Cục kiểm tra văn bản QPPL 0202 Số văn bản được kiểm tra xử lý theo thẩm quyền 1 Khái niệm, phương pháp tính Chỉ tiêu số văn bản được kiểm tra xử lý theo thẩm quyền phản ánh tình hình kiểm tra văn bản theo thẩm quyền quản lý Cụ thể: + Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách + Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện thẩm quyền kiểm tra của Bộ trưởng và giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra: Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan 5 ngang bộ; nội dung quy định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ trong thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước + Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thực hiện thẩm quyền kiểm tra của Bộ trưởng và giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã (Điều 113, 114 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật) - Văn bản quy phạm pháp luật luật: là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật Trong đó, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015) Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đánh giá, kết luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được kiểm tra và xử lý văn bản trái pháp luật (khoản 4 Điều 5 Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật) - Văn bản không phải là văn bản QPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật là văn bản không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy tắc xử sự chung, bao gồm: + Văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Uỷ ban nhân dân Ví dụ: các công văn, thông báo, điện báo, các loại giấy tờ hành chính khác của bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành có chứa quy tắc xử sự chung + Văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở bộ, ngành và địa phương có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật Ví dụ: Thông tư do Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành hoặc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp 6 huyện ban hành; các công văn, thông báo, điện báo, các loại giấy tờ hành chính khác có chứa quy phạm pháp luật cũng do các cơ quan này ban hành - Văn bản trái pháp luật gồm văn bản ban hành không đúng thẩm quyền; văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn; văn bản vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành (khoản 2 Điều 103 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật) - Loại lỗi trái gồm các văn bản sai về thẩm quyền ban hành, nội dung và các sai khác (các sai khác gồm sai về căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản) Trong trường hợp một văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về một hoặc cả 2 lỗi (thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản) hoặc cả 5 lỗi (thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản, căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản) thì cũng chỉ thống kê là 01 văn bản trái pháp luật (không tính theo số lượng lỗi trái) và thống kê vào nhóm các văn bản sai về thẩm quyền ban hành, nội dung Trường hợp một văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về một hoặc cả 3 lỗi (căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản) thì cũng chỉ thống kê là 01 văn bản trái pháp luật và thống kê vào nhóm các văn bản sai khác - Tình trạng xử lý văn bản trái nhằm theo dõi số lượng văn bản trái pháp luật đã được xử lý, chưa xử lý Hình thức xử lý văn bản trái pháp luật gồm: đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; đính chính đối với văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày (Điều 130 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật) 2 Phân tổ chủ yếu - Loại văn bản (VBQPPL; văn bản không phải là VBQPPL nhưng có chứa QPPL); - Loại văn bản trái pháp luật; - Loại lỗi trái pháp luật (trái về nội dung, thẩm quyền ban hành và lỗi khác đối với VBQPPL); - Tình trạng xử lý văn bản trái pháp luật (số văn bản đã xử lý, số văn bản đang xử lý); - Bộ, ngành, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Ngành Tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp 7 Chủ trì: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Phối hợp: Cục kiểm tra văn bản QPPL 0203 Rà soát văn bản QPPL 1 Khái niệm, phương pháp tính Chỉ tiêu rà soát văn bản QPPL phản ánh thông tin thống kê về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật tại UBND các cấp xã, huyện, tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Văn bản quy phạm pháp luật luật: là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật Trong đó, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015) - Rà soát văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ để rà soát, tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp (khoản 5 Điều 2 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật) - Tình trạng rà soát nhằm theo dõi số lượng văn bản QPPL đã được rà soát hay chưa được rà soát - Thực trạng xử lý nhằm theo dõi số lượng văn bản QPPL đã được xử lý theo các hình thức sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới 2 Phân tổ chủ yếu - Văn bản phải được rà soát; - Tình trạng rà soát (đã được rà soát, chưa được rà soát); - Kết quả xử lý (đã được xử lý, chưa xử lý); - Bộ, ngành, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Ngành Tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp Chủ trì: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Phối hợp: Cục kiểm tra văn bản QPPL 03 Kiểm soát thủ tục hành chính 0301 Số thủ tục hành chính (TTHC) và số văn bản quy phạm pháp luật (văn bản QPPL) có thủ tục hành chính được đánh giá tác động 8 1 Khái niệm Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức Thủ tục hành chính được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành hoặc trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành; do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính phải tổ chức đánh giá tác động của quy định về thủ tục hành chính theo các tiêu chí sau đây: a) Sự cần thiết của thủ tục hành chính; b) Tính hợp lý của thủ tục hành chính; c) Tính hợp pháp của thủ tục hành chính; d) Các chi phí tuân thủ thủ tục hành chính 2 Phân tổ chủ yếu - Loại văn bản quy phạm pháp luật; - Tính chất của thủ tục hành chính (quy định mới; được sửa đổi bổ sung; hủy bỏ, bãi bỏ); - Bộ, ngành, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê ngành tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp Chủ trì: Cục Kiểm soát thủ tục hành chính; Phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính 0302 Số TTHC trong dự thảo văn bản QPPL và số dự thảo văn bản QPPL có TTHC được thẩm định 1 Khái niệm Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức Thủ tục hành chính được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành hoặc trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành; do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm thẩm định và bổ sung trong Báo cáo thẩm định phần kết quả thẩm định về thủ tục hành chính quy 9 định trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định về trách nhiệm thẩm định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật mời cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính cùng cấp tham gia để thẩm định nội dung thủ tục hành chính quy định trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật 2 Phân tổ chủ yếu - Loại văn bản quy phạm pháp luật; - Bộ, ngành, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê ngành tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp Chủ trì: Cục Kiểm soát thủ tục hành chính; Phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính 0303 Thủ tục hành chính và văn bản quy phạm pháp luật có thủ tục hành chính được công bố, công khai 1 Khái niệm Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức Thủ tục hành chính được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành hoặc trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành; do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Tất cả các thủ tục hành chính sau khi ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ phải được công bố công khai Việc công bố công khai thủ tục hành chính, bao gồm: công bố thủ tục hành chính mới ban hành; công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế và công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ Thông tin về thủ tục hành chính đã được người có thẩm quyền công bố theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 63/2010/NĐ-CP phải được công khai đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác, sử dụng và phải được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính 2 Phân tổ chủ yếu - Số lượng quyết định công bố; - Tính chất của thủ tục hành chính (quy định mới; được sửa đổi bổ sung; hủy bỏ, bãi bỏ); - Số lượng quyết định công khai; 10 (Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự) 2 Phân tổ chủ yếu - Tình trạng việc thụ lý (việc năm trước chuyển sang, thụ lý mới); - Tính chất của hoạt động THADS (ủy thác thi hành án, tổng số phải thi hành, có ĐK thi hành, chưa có điều kiện thi hành); - Loại bản án, quyết định (Dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, phá sản, trọng tài, việc khác); - Tỷ lệ (%) việc thi hành án xong 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Thi hành án dân sự 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp Chủ trì: Tổng cục Thi hành án dân sự Phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính 2003 Kết quả thi hành án dân sự về việc theo đơn yêu cầu 1 Khái niệm, phương pháp tính Chỉ tiêu này phản ánh kết quả công việc của cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành đối với các việc thi hành án dân sự theo đơn yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong kỳ thống kê, bao gồm số lượng quyết định thi hành án đối với phần bản án, quyết định không thuộc các trường hợp chủ động thi hành án (Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự) 2 Phân tổ chủ yếu - Tình trạng việc thụ lý (việc năm trước chuyển sang, thụ lý mới); - Tính chất của hoạt động THADS (ủy thác thi hành án, tổng số phải thi hành, có ĐK thi hành, chưa có điều kiện thi hành); - Loại bản án, quyết định (Dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, phá sản, trọng tài, việc khác); - Tỷ lệ (%) việc thi hành án xong 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Thi hành án dân sự 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp Chủ trì: Tổng cục Thi hành án dân sự Phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính 2004 Kết quả thi hành án dân sự về tiền 58 1 Khái niệm, phương pháp tính Chỉ tiêu kết quả thi hành án dân sự về tiền phản ánh thực chất kết quả công việc của cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành đối với phần thi hành về tiền và tài sản quy đổi thành tiền trong các quyết định chủ động thi hành án dân sự và các quyết định thi hành án dân sự theo đơn yêu cầu được thực hiện trong kỳ thống kê Tiền thi hành xong là số tiền (bao gồm tiền và tài sản được quy đổi thành tiền) Chấp hành viên đã thu được (đã thu, nộp ngân sách và chi trả cho người được thi hành án theo nội dung quyết định thi hành án), đã được đình chỉ thi hành án hoặc được giảm thi hành án Trường hợp đối với những khoản tiền, tài sản đã thu được, cơ quan Thi hành án dân sự đã thông báo nhưng người được nhận chưa đến nhận nên đã lập phiếu chi và gửi cho họ qua đường bưu điện theo quy định của pháp luật hoặc chưa xác định được địa chỉ của người nhận và cơ quan Thi hành án dân sự đã gửi tiền vào ngân hàng, lập sổ theo dõi riêng hoặc đã giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật thì tính là tiền thi hành xong Đối với thống kê về tiền: Tiền có điều kiện thi hành, tiền chưa có điều kiện thi hành, tiền trường hợp khác, tiền đang thi hành là số tiền tương ứng với từng loại việc thi hành án đó Trường hợp một việc thi hành án có một hoặc nhiều tài sản phải tiêu hủy, tài sản không có giá trị hoặc tài sản, việc thi hành án không tính được bằng tiền thì toàn bộ tài sản, việc thi hành đó khi thống kê được tính là 1.000 VN đồng Công thức tính tỷ lệ (%) tiền thi hành án xong: (Trong đó: Số tiền có điều kiện thi hành = Tổng số tiền phải thi hành - Số tiền chưa có điều kiện thi hành) 2 Phân tổ chủ yếu - Thực trạng tiền thụ lý (tiền năm trước chuyển sang, thụ lý mới); - Tính chất của hoạt động THADS (ủy thác thi hành án, tổng số phải thi hành, có ĐK thi hành, chưa có điều kiện thi hành); - Đối tượng được thi hành án (Ngân sách nhà nước; Cơ quan, tổ chức; Công dân); - Tỷ lệ (%) tiền thi hành án xong - Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Thi hành án dân sự 59 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp Chủ trì: Tổng cục Thi hành án dân sự Phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính 2005 Kết quả thi hành án dân sự tính bằng tiền chủ động thi hành án 1 Khái niệm, phương pháp tính Chỉ tiêu này phản ánh kết quả công việc của cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành đối với phần thi hành về tiền và tài sản quy đổi thành tiền trong các quyết định chủ động thi hành án dân sự trong kỳ thống kê 2 Phân tổ chủ yếu - Tình trạng tiền thụ lý (tiền năm trước chuyển sang, thụ lý mới); - Tính chất của hoạt động THADS (ủy thác thi hành án, tổng số phải thi hành, có ĐK thi hành, chưa có điều kiện thi hành); - Loại bản án, quyết định (Dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, phá sản, trọng tài, tiền khác); - Tỷ lệ % tiền thi hành án xong 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Thi hành án dân sự 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp Chủ trì: Tổng cục Thi hành án dân sự Phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính 2006 Kết quả thi hành án dân sự về tiền theo đơn yêu cầu 1 Khái niệm, phương pháp tính Chỉ tiêu này phản ánh kết quả công việc của cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành đối với phần thi hành về tiền và tài sản quy đổi thành tiền trong các quyết định thi hành án dân sự theo đơn yêu cầu của cá nhân, tổ chức trong kỳ thống kê 2 Phân tổ chủ yếu - Tình trạng tiền thụ lý (tiền năm trước chuyển sang, thụ lý mới); - Tính chất của hoạt động THADS (ủy thác thi hành án, tổng số phải thi hành, có ĐK thi hành, chưa có điều kiện thi hành); - Loại bản án, quyết định (Dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, phá sản, trọng tài, tiền khác); - Tỷ lệ % tiền thi hành án xong 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Thi hành án dân sự 60 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp Chủ trì: Tổng cục Thi hành án dân sự Phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính 2007 Kết quả xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự 1 Khái niệm, phương pháp tính Chỉ tiêu kết quả xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự phản ánh thực chất kết quả xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự (theo quyết định của Tòa án) của cơ quan Thi hành án dân sự đối với cá nhân, tổ chức trong quá trình thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành đối với các khoản thi hành cho ngân sách nhà nước Kết quả miễn, giảm là số đã được xét miễn, giảm trong năm thống kê Tổng số việc, tiền đã đề nghị miễn, giảm là số việc, tiền mà cơ quan Thi hành án dân sự đã lập hồ sơ theo quy định và đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước Tổng số việc, tiền đã miễn, giảm là số việc, tiền mà cơ quan Thi hành án dân sự đã đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước đã được Tòa án xem xét và quyết định 2 Phân tổ chủ yếu - Tình trạng đề nghị miễn, giảm (việc, tiền); - Tình trạng đã xét miễn, giảm (việc, tiền); - Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Thi hành án dân sự 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp Chủ trì: Tổng cục Thi hành án dân sự Phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính 2008 Kết quả cưỡng chế thi hành án dân sự 1 Khái niệm, phương pháp tính Chỉ tiêu cưỡng chế thi hành án dân sự phản ánh thực chất kết quả cưỡng chế của cơ quan Thi hành án dân sự trong quá trình thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành đối với trường hợp người phải thi hành án (cá nhân, tổ chức) có điều kiện thi hành mà không tự nguyện thi hành Kết quả cưỡng chế là số việc mà cơ quan Thi hành án dân sự đã tổ chức cưỡng chế trong năm thống kê Tổng số việc cưỡng chế thi hành án là số việc cơ quan Thi hành án dân sự đã ra quyết định cưỡng chế Thi hành án Trong đó, gồm có: Việc cưỡng chế có huy 61 động lực lượng hỗ trợ cưỡng chế và việc không phải huy động lực lượng hỗ trợ; cũng như số việc cưỡng chế thành công và không thành công 2 Phân tổ chủ yếu - Tính chất việc phải cưỡng chế (có huy động lực lượng, không huy động lực lượng; - Loại Cơ quan THADS (Cục THADS, Chi cục THADS); - Tình trạng thực hiện cưỡng chế: (Tự nguyện thi hành trước cưỡng chế; cưỡng chế thành công, cưỡng chế không thành công); - Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Thi hành án dân sự 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp Chủ trì: Tổng cục Thi hành án dân sự Phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính 2009 Kết quả việc theo dõi thi hành án hành chính 1 Khái niệm, phương pháp tính Chỉ tiêu theo dõi thi hành án hành chính phản ánh thực chất kết quả việc theo dõi của cơ quan Thi hành án dân sự đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện Kết quả là việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thống kê, theo dõi, tổng kết công tác thi hành án hành chính của Cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự trong việc quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính trong năm báo cáo (năm báo cáo thống kê hàng năm từ 01/10 năm trước đến 31/9 năm sau) Tổng số việc theo dõi thi hành án hành chính là toàn bộ số việc mà cơ quan Thi hành án dân sự đã theo dõi việc thi hành án hành chính và kết quả thực hiện các quyết định đó của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện theo bản án hành chính đã có hiệu lực thi hành 2 Phân tổ chủ yếu - Tổng số việc phải theo dõi (năm trước chuyển sang,thụ lý mới); - Tính chất việc theo dõi (Thi hành xong, chưa thi hành xong, chưa theo dõi); - Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Thi hành án dân sự 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp Chủ trì: Tổng cục Thi hành án dân sự 62 Phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính 21 Xử lý vi phạm hành chính 2101 Số vụ vi phạm hành chính 1 Khái niệm, phương pháp tính - Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính (Theo khoản 1 Điều 2 Luật XLVPHC) - Vụ đã bị xử phạt là vụ vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính đã bị phát hiện trong vụ vi phạm đó - Vụ chưa bị xử phạt là vụ mà người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chưa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính đã bị phát hiện trong vụ đó - Vụ chuyển cơ quan tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự là vụ mà trong quá trình xem xét để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phát hiện thấy có dấu hiệu tội phạm và đã chuyển hồ sơ vụ vi phạm đó cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại Điều 62 Luật XLVPHC * Phương pháp tính: + Mỗi trường hợp người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm hành chính được tính là một vụ vi phạm hành chính Mỗi vụ vi phạm hành chính có thể bao gồm một hoặc nhiều hành vi vi phạm Vụ vi phạm hành chính có thể bao gồm vụ đã bị lập biên bản vi phạm hành chính hoặc vụ chưa bị lập biên bản vi phạm hành chính + Một vụ vi phạm có thể có nhiều quyết định xử phạt Số vụ đã bị xử phạt phải nhỏ hơn hoặc bằng số quyết định xử phạt đã được ban hành Công thức tính như sau: Số vụ vi phạm hành chính (đã bị phát hiện) = Số vụ đã bị xử phạt + Số vụ chưa bị xử phạt + Số vụ đã chuyển cơ quan tố tụng hình sự 2 Phân tổ chủ yếu - Tình trạng xử lý (số vụ đã bị xử phạt, số vụ chưa bị xử phạt, số vụ chuyển cơ quan tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự); - Bộ/cơ quan ngang Bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp - Chủ trì: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật 63 - Phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính 2102 Số đối tượng bị xử phạt 1 Khái niệm, phương pháp tính - Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức đã bị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính - Tổ chức bị xử phạt Theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Luật XLVPHC, tổ chức là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật Số tổ chức bị xử phạt là số tổ chức đã bị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính - Cá nhân bị xử phạt Số cá nhân bị xử phạt là số đối tượng đã bị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Cá nhân bị xử phạt có thể là người chưa thành niên hoặc người đã thành niên (Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên; người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi) * Phương pháp tính: - Trong một vụ vi phạm hành chính có thể có nhiều đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính Trong một quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể có nhiều đối tượng bị xử phạt - Số đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính phải lớn hơn hoặc bằng số vụ vi phạm hành chính đã bị xử phạt và lớn hơn hoặc bằng số quyết định xử phạt đã được ban hành Công thức: Số đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính = Số tổ chức bị xử phạt + Số cá nhân bị xử phạt 2 Phân tổ chủ yếu - Loại đối tượng (tổ chức, cá nhân); - Người thành niên, chưa thành niên; giới tính (đối với trường hợp đối tượng bị xử phạt là cá nhân); - Bộ/cơ quan ngang Bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp - Chủ trì: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật 64 - Phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính 2103 Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1 Khái niệm, phương pháp tính - Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản áp dụng pháp luật do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại các điều từ Điều 38 đến Điều 51 Luật XLVPHC ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể của cá nhân, tổ chức Phương pháp tính: Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải lớn hơn hoặc bằng số vụ vi phạm hành chính đã bị xử phạt và nhỏ hơn hoặc bằng số đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính - Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được thi hành là số quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà trong đó, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính đã thi hành xong tất cả các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt - Quyết định bị hoãn thi hành là quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành nhưng cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính đã có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và được người ra quyết định xử phạt chấp thuận bằng văn bản theo quy định tại Điều 76 Luật XLVPHC - Quyết định được giảm, miễn tiền phạt vi phạm hành chính là quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành, trong đó có quy định hình thức xử phạt tiền nhưng cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính đã có đơn đề nghị giảm hoặc miễn tiền phạt vi phạm hành chính và được người có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo quy định tại Điều 77 Luật XLVPHC - Bị cưỡng chế thi hành được hiểu là trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành nhưng cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt Vì vậy, người có thẩm quyền đã ra quyết định cưỡng chế để thi hành quyết định đó theo quy định tại Điều 86 Luật XLVPHC - Bị khiếu nại, khởi kiện được hiểu là trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành nhưng cá nhân, tổ chức bị xử phạt đã khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó theo quy định tại Điều 15 Luật XLVPHC * Phương pháp tính: - Số quyết định xử phạt = Số quyết định đã được thi hành + Số quyết định chưa được thi hành - Số quyết định bị hoãn thi hành phải nhỏ hơn hoặc bằng số quyết định xử phạt đã ban hành - Số quyết định được giảm, miễn tiền phạt phải nhỏ hơn hoặc bằng số quyết định xử phạt đã ban hành 65 - Số quyết định bị cưỡng chế thi hành phải nhỏ hơn hoặc bằng số quyết định xử phạt đã ban hành - Số quyết định bị khiếu nại, khởi kiện phải nhỏ hơn hoặc bằng số quyết định xử phạt đã ban hành 2 Phân tổ chủ yếu - Tình trạng thi hành quyết định (đã thi hành; chưa thi hành); - Loại quyết định (quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành phạt tiền; bị cưỡng chế thi hành; bị khiếu nại; bị khởi kiện); - Bộ/cơ quan ngang bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp - Chủ trì: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật - Phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính 2104 Số tiền phạt vi phạm hành chính 1 Khái niệm, phương pháp tính - Số tiền phạt theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính là tổng số tiền phạt vi phạm hành chính được ghi trong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành - Số tiền phạt thực tế thu được là tổng số tiền phạt vi phạm hành chính đã thu được từ các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được thi hành xong - Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức đã bị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2 Phân tổ chủ yếu - Đối tượng bị xử phạt (tổ chức, cá nhân); - Tình trạng thu tiền phạt (số tiền theo quyết định XPVPHC, số tiền thực tế thu được); - Bộ/cơ quan ngang bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp - Chủ trì: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật - Phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính 2105 Số quyết định áp dụng các hình thức xử phạt 66 1 Khái niệm, phương pháp tính - Quyết định áp dụng các hình thức xử phạt là số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành mà trong đó có áp dụng các hình thức xử phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức - Các hình thức xử phạt bao gồm: + Cảnh cáo; + Phạt tiền; + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; + Trục xuất (Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật XLVPHC) Trong đó, cảnh cáo và phạt tiền là hình thức xử phạt chính Các hình thức còn lại có thể được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung tùy từng trường hợp cụ thể Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung hoặc không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính - Đối tượng bị xử phạt: như đã nêu khái niệm tại chỉ tiêu 2402 2 Phân tổ chủ yếu - Hình thức xử phạt (cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn, trục xuất); - Đối tượng bị xử phạt (cá nhân/tổ chức; người thành niên/người chưa thành niên); - Bộ/cơ quan ngang Bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp - Chủ trì: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật - Phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính 2106 Số quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả 1 Khái niệm, phương pháp tính - Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành mà trong đó có nội dung áp dụng biện pháp 67 khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm cụ thể của cá nhân, tổ chức theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật XLVPHC hoặc khoản 2 Điều 65 Luật XLVPHC Một quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể có nội dung áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, có thể không quy định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả - Đối tượng xử phạt: như đã nêu khái niệm tại chỉ tiêu 2402 2 Phân tổ chủ yếu - Loại quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (khôi phục lại tình trạng ban đầu, khắc phục lại tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh…); - Đối tượng bị xử phạt (cá nhân, tổ chức); - Bộ/cơ quan ngang bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp - Chủ trì: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật - Phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính 2107 Số quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính 1 Khái niệm, phương pháp tính - Quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính là số quyết định mà người có thẩm quyền đã ban hành để ngăn chặn hành vi vi phạm tiếp diễn hoặc bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 119 Luật XLVPHC, gồm quyết định: + Tạm giữ người; + Áp giải người vi phạm; + Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; + Khám người; + Khám phương tiện vận tải, đồ vật; + Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; + Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất; + Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính; 68 + Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn Phương pháp tính: - Số quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính nhỏ hơn hoặc bằng số vụ vi phạm hành chính đã bị phát hiện - Đối tượng bị áp dụng là tổng số cá nhân, tổ chức đã bị người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính 2 Phân tổ chủ yếu - Loại biện pháp ngăn chặn và bảo đảm XLVPHC (tạm giữ người, khám nơi cất giữ tang vật, phương tiện…); - Đối tượng bị áp dụng (cá nhân, tổ chức); - Bộ/cơ quan ngang bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp - Chủ trì: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp - Phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính 2108 Số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính 1 Khái niệm, phương pháp tính - Đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chinh là các cá nhân đã bị cơ quan, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại Điều 97, Điều 99, Điều 101, Điều 103 Luật XLVPHC - Loại biện pháp xử lý hành chính: các biện pháp xử lý hành chính bao gồm giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 89 Luật XLVPHC); đưa vào trường giáo dưỡng (Điều 91 Luật XLVPHC); đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc (Điều 93 Luật XLVPHC); đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Điều 95 Luật XLVPHC) * Phương pháp tính: - Số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải lớn hơn hoặc bằng số đối tượng đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính - Mỗi hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính chỉ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với một cá nhân 2 Phân tổ chủ yếu 69 - Giới tính (nam, nữ); - Loại biện pháp xử lý hành chính (giáo dục tại xã, phường, thị trấn ; đưa vào trường giáo dưỡng…); - Độ tuổi (người thành niên; người chưa thành niên); - Bộ/cơ quan ngang Bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp - Chủ trì: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật - Phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính 2109 Số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính 1 Khái niệm, phương pháp tính - Đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính các cá nhân đã bị cơ quan/người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính - Loại biện pháp xử lý hành chính: đã nêu khái niệm tại mục 1 chỉ tiêu 2408 Lưu ý: Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ là người chưa thành niên; đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào CSGDBB và CSCNBB chỉ là người đã thành niên; đối tượng bị áp dụng biện pháp GDTXPTT có thể là người chưa thành niên và người đã thành niên Phương pháp tính: Số đối tượng đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải nhỏ hơn hoặc bằng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính 2 Phân tổ chủ yếu - Giới tính (nam, nữ); - Độ tuổi (người thành niên; người chưa thành niên); - Loại biện pháp xử lý hành chính; - Bộ/cơ quan ngang Bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp - Chủ trì: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật 70 - Phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính 2110 Số người chưa thành niên vi phạm hành chính 1 Khái niệm, phương pháp tính - Người chưa thành niên vi phạm hành chính là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính - Biện pháp khắc phục hậu quả: Khái niệm đã nêu tại mục 1 chỉ tiêu mã số 2106 - Biện pháp xử lý hành chính: Khái niệm đã nêu tại mục 1 chỉ tiêu mã số 2108 - Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình Trong đó: + Biện pháp nhắc nhở được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau: Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo; Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình + Biện pháp quản lý tại gia đình áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng: từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau: Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình; Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này; Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình 2 Phân tổ chủ yếu - Loại chế tài xử phạt vi phạm hành chính bị áp dụng (cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); - Loại biện pháp khắc phục hậu quả bị áp dụng (buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, ) - Loại biện pháp thay thế bị áp dụng (nhắc nhở, quản lý tại gia đình); 71 - Loại biện pháp xử lý hành chính bị áp dụng (giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, ) 3 Kỳ công bố: Năm 4 Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tư pháp 5 Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp - Chủ trì: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật - Phối hợp: Vụ Kế hoạch - tài chính;Tổng cục Thi hành án dân sự; Thanh tra Bộ, Cục Bổ trợ tư pháp; Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; Vụ pháp luật hình sự hành chính; Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Văn phòng Bộ./ 72 ... quy định Nghị định số 70 /20 08/NĐ-CP ng? ?y 04 tháng 06 năm 20 08 Chính phủ quy định chi tiết thi hành số điều Luật bình đẳng giới; Quyết định số 15 /20 14/QĐ-TTg ng? ?y 17/ 02/ 2014 Thủ tướng Chính phủ... chức bán đấu giá chuyên nghiệp địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi x? ?y hành vi vi phạm theo quy định Điều 12 Nghị định số 81 /20 13/NĐ-CP ng? ?y 19/ 7 /20 13 quy định chi tiết số điều biện... trẻ em bị khuyết tật khác mắc bệnh hiểm nghèo khác mà hội nhận làm nuôi bị hạn chế (theo quy định khoản 1, Điều Nghị định số 19 /20 11/NĐ-CP ng? ?y 21 tháng năm 20 11 Chính phủ quy định chi tiết thi

Ngày đăng: 10/12/2017, 08:49

Xem thêm:

Mục lục

    - Quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính là số quyết định mà người có thẩm quyền đã ban hành để ngăn chặn hành vi vi phạm tiếp diễn hoặc bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 119 Luật XLVPHC, gồm quyết định:

    + Áp giải người vi phạm;

    + Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

    + Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

    + Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    + Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

    + Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w