1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tài liệu học - Lớp trung cấp Lý luận chính trị - hành chính B27 ď HTCT

58 372 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 490,5 KB

Nội dung

NN đã thể hiện vai trò của mình trong thời gian qua như thế nào?Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị các cơ quan quyền lựcnhà nước, các đảng chính trị, cá

Trang 1

Câu 1: Vai trò của NN trong HTCT? NN đã thể hiện vai trò của mình trong thời gian qua như thế nào?

Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị (các cơ quan quyền lựcnhà nước, các đảng chính trị, các phong trào XH, các tổ chức CT-XH,…) được xây dựng theomột kết cấu chức năng nhất định, vận hành trên những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể,nhằm thực thi quyền lực chính trị

Hệ thống chính trị thể hiện: Mối quan hệ giữa các thiết chế chính trị, chính trị –xã hội Các

hoạt động chính trị, quyết định và hành vi chính trị.ý thức chính trị, văn hoá chính trị Hệ thống

chính trị của nước ta gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam Nhà nước CHXHCN Việt Nam Mặt trận tổquốc Việt Nam và các tổ chức chính trị như: Công đoàn Việt Nam Đoàn thanh niên Cộng sản HồChí Minh Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hội cựu chiến binh Việt Nam Nhà nước có vị trí vàvai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị Đảng cộng sản là hạt nhân chính trị lãnh đạocòn nhà nước luôn đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị Vị trí, vai trò của nhà nướctrong hệ thống chính trị: Quyền lực chính trị bao giờ cũng thể hiện tập trung ở quyền lực nhànước, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị về căn bản luôn phải dựa trên cơ sở của phápluật do nhà nước ban hành, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị phụ thuộc rất nhiều vàohiệu lực quản lý nhà nước Nhà nước giữ vai trò vô cùng quan trọng, là công cụ để thực hiệnquyền lực nhân dân, giữ gìn trật tự kỉ cương và bảo đảm công bằng xã hội

Quốc hội: QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước caonhất của nước CHXHCNVN

QH thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đấtnước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (Hiến pháp 2013, Điều 69)

Chủ tịch nước: CTN là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCNVN về đốinội và đối ngoại Chủ tịch nước do QH bầu trong số các đại biểu QH Chủ tịch nước chịu tráchnhiệm và báo cáo công tác trước QH (Hiến pháp 2013, Điều 86; 87)

Chính phủ: CP là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN, thựchiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của QH, quản lý thống nhất về hành chính trongphạm vi cả nước Chính phủ chịu trách nhiệm trước QH và báo cáo công tác trước QH, UBTV

QH, Chủ tịch nước (Hiến pháp 2013, Điều 94)

Tòa án nhân dân: TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN, thực hiện quyền tưpháp TAND gồm TAND tối cao và các Tòa án khác do luật định TAND có nhiệm vụ bảo vệcông lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Hiến pháp 2013, Điều 102)

Viện Kiểm sát nhân dân: VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.VKSND gồm VKSND tối cao và các VKS khác do luật định VKSNDcó nhiệm vụ bảo vệpháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật đượcchấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (Hiến pháp 2013, Điều 107)

Chính quyền địa phương: CQĐP được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nướcCHXHCNVN

Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặcđiểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định Chính quyềnđịa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành HP, pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn

đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên

Trang 2

Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân địnhthẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương, địa phương và của mỗi cấp chính quyềnđịa phương Trong trường hợp cấp thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một sốnhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng vàquyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệmtrước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên HĐND quyết định các vấn đề củađịa phương do luật định; giám sát việc tuân theo HP, pháp luật ở địa phương và việc thực hiệnnghị quyết của HĐND.

UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành củaHội HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơquan hành chính nhà nước cấp trên, UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địaphương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhànước cấp trên giao (Hiến pháp 2013, các Điều 111; 112; 113; 114)

Ở nước CHXHCNVN, quyền lực nhà nước tập trung vào QH Các cơ quan khác như CTnước, CP, TAND và VKS đều được QH cử ra, chịu trách nhiệm trước QH và báo cáo công táctrước QH Chính phủ, còn là cơ quan chấp hành của QH

Mặc dù quyền lực Nhà nước là tập trung, thống nhất không thể phân chia, nhưng có phâncông và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hànhpháp, tư pháp

MTTQVN và các tổ chức CT-XH thành viên của Mặt trận là một bộ phận của hệ thốngchính trị MTTQVN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị,các tổ chức CT-XH, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xãhội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Điều 1 Luật Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam)

MTTQVN và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thểhiện ý chí nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhândân, tham gia công tác bầu cử QH, HĐND các cấp, xây dựng chủ trương, chính sách pháp luật,vận động nhân dân thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thựchiện giám sát, phản biện hoạt động các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức,đảng viên giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân

Tóm lại:

– Nhà nước là đại diện chính thức của toàn bộ dân cư, là tổ chức rộng lớn nhất trong xãhội, nhà nước quản lý tất cả mọi công dân và dân cư trong phạm vi lãnh thổ của mình Nhà nướcđại diện cho các tầng lớp, giai cấp và nhóm lợi ích chủ yếu trong xã hội, là đại diện chính thứccủa toàn xã hội Nhân dân thực hiện các quyền lợi của mình một cách trực tiếp và gián tiếp thôngqua các cơ quan đại diện

– Nhà nước có quyền tối cao trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại, có bộ máy quyềnlực và có sức mạnh để bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị và bảo vệ chế độ chính trị của từngQuốc gia

– Nhà nước có pháp luật là công cụ có hiệu lực nhất để thiết lập trật tự kỉ cương, quản límọi mặt đời sống xã hội

– Nhà nước là chủ sỡ hữu lớn trong xã hội, có đủ điều kiện và sức mạnh vật chất để tổchức và thực hiện quyền lực chính trị, quản lí đất nước và xã hội, đồng thời nhà nước còn có thểbảo trợ cho các tổ chức khác trong hệ thống chính trị để thực hiện các hoạt động của mình

Trang 3

* Khuyết điểm: Các cơ quan NN trong bộ máy NN chưa thể hiện đầy đủ vai trò của mình.

Quốc hội Ban hành Luật nhưng thiếu tính ổn định (Luật BHXH ), sửa đổi thường xuyênliên tục

Chính phủ còn ban hành các văn bản luật chưa hợp lòng dân, chưa đồng bộ, chưa sát thực

tế, khj ban hành còn vướng phải sự phản đối của ND Ví dụ như: CSGT làm việc được trưngdụng TS cá nhân, việc thu phí bảo trì đường bộ )

VKSND, TAND: Xét xử đôi lúc chưa đúng người đúng tội đẫn đến oan sai (NN thất thoáthàng trăm triệu)

CQĐP: Trong điều hành quản lý NN còn nhiều lúng túng, đưa chủ trương Nghị quyết củaĐảng NN đi vào thực tế cuộc sống còn hạn chế, chưa đồng bộ Chất lượng Đại biểu HĐND cònhạn chế, còn nhiều Đại biểu chưa phát huy hết vai trò của mình UBND xã điều hành còn nhiềulúng túng

Cụ thể vào thực tế xã Bình Hòa Trung:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Trong thời gian qua NN đã thể hiện vai trò của mình trêntất cả các lĩnh vực KT, VH-XH, ANQP cụ thể vào địa phương nơi công tác như sau:

Về kinh tế: Đẩy mạnh tập trung sản xuất theo hướng chuyên môn hóa thúc đẩy kinh tế

phát triển theohướng tập trung Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nhằm tăng năngsuất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hợp tác, hợp đồng với tập đoàn, công ty bao tiêu sảnphẩm NN cho người dân trong quy hoạch cánh đồng lớn và mô hình liên kết 4 nhà Bên cạnh đó

NN tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, và ngành nuôi trồng thủy sản theo mùa lũ

Phát triển các mô hình sản xuất hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất phù hợp với điều kiện địaphương

Về VH-XH: Điều hành các ngành chuyên môn thực hiện tốt công tác chính sách xã hội,

đảm bảo việc chi trả chế độ cho các đối tượng chính sách

Các chính sách về y tế được triển khai thực hiện tốt như việc tham gia bảo hiểm y tế tưnguyện, các chính sách về chăm sóc sức khỏe cho người dân

Hoàn thành chương trình PCGDTH và tiến tới PCGDTHPT Đặc biệt là các thiết chế vănhóa được xây dựng tốt như: Trạm y tế đạt chuẩn, trường đạt chuẩn và đặc biệt là xã được côngnhận xã văn hóa vào cuối năm 2015

Các phòng trào văn hóa, văn nghệ được tổ chức thường xuyên thu hút mọi người dân thamgia nhằm đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ ở địa phương thêm sôi nổi

ANQP: Tình hình an ninh chính trị - trật tụ an toàn xã hội được giữ vững Công tác tuyển

quân hàng năm đạt chỉ tiêu Huyện giao Đảm bảo công tác trực trực sẵn sàng chiến đấu 24/24

Trang 4

Ngoài ra NN đã điều hành thực hiện tốt các lĩnh vực khác như cải cách hành chính, tàichính ngân sách, thi đua khen thưởng, hòa giải cơ sở, đất đai và nhất là luôn đảm bảo thực hiệntốt hoạt động của cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” nhằm giải quyết tốt tất cả những yêucầu của người dân trong xã khi có yêu cầu.

Tóm lại: Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong hệ thống chính trị và phát huy vai trò to lớn trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện

quyền làm chủ của mình còn nhà nước luôn đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị gópphần xây dựng đất nước ngày càng văn minh hiện đại tiến lên CNXH

Trang 5

Câu 2: Các quan hệ chính trị trong hệ thống chính trị việt nam Các quan hệ này được thể hiện ở địa phương hoặc nơi mình đang công tác ra sao?

TL:

Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị (các cơ quan quyền lựcNhà nước, các đảng chính trị, các phong trào XH, các tổ chức chính trị-XH, v.v) được xây dựngtheo một kết cấu chức năng nhất định, vận hành trên những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể,nhằm thực thi quyền lực chính trị

Các quan hệ chính trị:

Quan hệ giữa người có chủ quyền và người được ủy quyền Quan hệ giữa Nhà nước với

nhân dân Quyền lực chính trị của ĐCS Vn về thực chất là quyền lực do đảng viên ủy quyền tạothành MTTQ và các tổ chức chính trị-Xh đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của thành viênhội viên, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân

Ví dụ: Người có chủ quyền là: nhân dân, người được ủy quyền là chính quyền

Quan hệ theo chiều ngang: Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, thông

qua các nghị quyết của tổ chức Đảng từ nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đến nghị quyết chi bộ

cơ sở Lãnh đạo bằng giáo dục, tuyên truyền vận động nêu gương, lãnh đạo bằng công tác Tổchức và cán bộ, lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát Nhà nước quản lý xã hội trước hếtbằng hệ thống quy phạm pháp luật, bằng hệ thống các cơ quan quản lý Nn từ các bộ đến các cơsở Nhân dân làm chủ trước hết được xác định ở địa vị chủ thể quyền lực NN Quan hệ giữa NNvới MTTQ VN là quan hệ phối hợp hành động ĐCS vừa là người lãnh đạo MTTQ vừa là thànhviên của MT

Quan hệ dọc từ TW đến cơ sở: Quan hệ giữa TW- địa phương và cơ sở của các tổ chức

trong hệ thống chính trị nước ta được tổ chức theo cấp hành chính 4 cấp Trong đó cấp dưới phảiphục tùng cấp trên Trong mối quan hệ phân cấp bao giờ cũng đi kèm với phân quyền nhất định,nhằm đảm bảo cho cấp dưới vừa đại diện cho lợi ích cấp trên và của cả nước đồng thời phát huyđược sự năng động sáng tạo của địa phương cơ sở

Quan hệ bên trong và bên ngoài hệ thống chính trị: Quan hệ từng tổ chức trong hệ

thống chính trị này với hệ thống chính trị khác, trong đó mối quan hệ giữa các NN là quan trọngnhất, NN thể hiện chủ quyền quốc gia

Ngoài ra trong hệ thống chính trị còn có mối quan hệ của nhà nước với các thiết chế chính

trị, thiết chế chính trị – xã hội khác trong hệ thống chính trị : Mối quan hệ giữa nhà nước và Đảng cộng sản: + Đảng hoạch định những chiến lược và những mục tiêu cơ bản, đường lối chính

sách phát triển kinh tế – chính trị – xã hội, những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sởcho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước,củng cố và phát triển hệ thống chính trị, thiết lập hệthống dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân + Đảng hoạt động dựatrên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của tổ chức + Đảng là nguồn nhân sự cho các cơ quannhà nước, có vai trò quan trong trọng trong việc tổ chức quyền lực tối cao của nhà nước Đảng đề

ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ,phát hiện,lựa chọn,bồi dưỡng những Đảngviên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với các cơ quan nhànước, các tổ chức chính trị - xã hội thông qua cơ chế bầu cử,tuyển chọn để bố trí vào làm việctrong các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội + Đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện

quyền lực nhà nước, thực hiện chủ trương đường lối chính sách Mối quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội : + Những tổ chức chính trị – xã hội lớn, có ảnh hưởng sâu rộng

như : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam và Hội cựu chiến binh Việt Nam là các

Trang 6

bộ phận hợp thành hệ thống chính trị + Các tổ chức chính trị – xã hội này hoạt động trên cơ sởHiến pháp, pháp luật và điều lệ của từng tổ chức + Các tổ chức này tham gia vào quá trình thànhlập các cơ quan nhà nước, quản lí nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhànước theo quy định của pháp luật + Đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, chủ trương, đường lốichính sách phát triển của đất nước Qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Nhà nước ta luôn giữvững vi trí trụ cột của hệ thống chính trị, phát huy vai trò to lớn trong sự nghiệp bảo vệ và xâydựng đất nước, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình còn nhà

nước luôn đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị Mối quan hệ giữa Đảng và MTTQ các đoàn thể + Trong thiết chế chính trị - xã hội của nước ta hiện nay, không thể có đoàn kết chặt chẽ

và lâu dài nếu không có dân chủ thực sự; không thể xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnhnếu không xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh Theo ý nghĩa đó, nhân dân ta đặt niềm tin vàđòi hỏi Đảng phải quyết tâm và kiên trì thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành

TƯ lần thứ 4 (Khóa XI) về những vấn đề cấp bách trong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đòi hỏiMặt trận làm thật tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xâydựng chính quyền theo các Quyết định số 217-QĐ/TƯ và 218 QĐ/TƯ của Bộ Chính trị

Về quan hệ theo chiều ngang: Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy Mộc Hóa hằng nămĐảng ủy xã Bình Hòa Trung đều nghị quyết hàng năm về thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị,

VHXH, ANQP, công tác cận động QC, xây dựng Đảng ở địa phương Trên cơ sở đó NN cụ thể

hóa NQ của Đảng ủy và xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng quí, 6 tháng, năm Đảng ủy lãnhđạo trên cơ sở Nghị quyết, tuyên truyền giáo dục thuyết phục nhưng NN thì bằng các VB PL vàcưỡng chế đối với các trường hợp vi phạm

Quan hệ dọc từ TW đến cơ sở: Thực hiện tốt tinh thần chỉ đạo của cấp trên, làm đúng theotinh thần và chỉ thị các văn bản cấp trên theo tinh thần nguyên tắc tập trung DC Ví dụ xã thựchiện tốt tinh thần chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia về XD NTM, xã văn hóa Kết quả năm

2015 xã đạt chuẩn xã văn hóa

Quan hệ bên trong và bên ngoài hệ thống chính trị: Trên tinh thần bình đẵng, tôn trọng chủquyền quốc gia Việt Nam – Lào – Campuchia; Huyện Mộc Hóa với Huyện Svay riêngcampuchia

- Mối quan hệ của nhà nước với các thiết chế chính trị, mối quan hệ giữa các thiết chếchính trị – xã hội khác trong hệ thống chính trị: Hằng năm Đảng đề ra nghị quyết về thực hiệnnhiệmvụ phát triển KT XH, hội đồng ND tổ chức các kỳ họp về cũng đề ra Nghị quyết trên cơ sở

sự chỉ đạo của Đảng ủy UBND xã cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND thành kế hoạch cụthể và tổ chức điều hành thực hiện Bên cạnh đó MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội tổ chứctuyên truyền cho đoàn viên, hội viên đến tận người dân tinh thần chủ trương nghị quyết và KHcủa UBND.Đồng thời thực hiện tốt công tác giám sát NN và tham gia xây dựng Đảng chính

Trang 7

quyền, phản biện xã hội theo tinh thần Quyết định 217, 218 và ND thể hiện làm chủ: Đề bạt các

ý kiến thông qua các buổi TXCT, quốc hội, ĐB.HĐND các cấp, giám sát các công trình XDCBtrên địa bàn xã

* Khuyết điểm:

- CB Đảng viên, người dân chưa thể hiện hết quyền làm chủ quyền được ủy quyền củamình trong các cuộc bầu cử

- Việc cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng ủy còn nhiều lúng túng hạn chế

- Tuy có sự phân quyền phân cấp nhưng đôi lúc Đảng còn bao biện làm thay

* Giải pháp:

Phân định, thực hiện rõ các mối quan hệ trong hệ thống chính trị

Có sự phân quyền, chức trách nhiệm uvụ, tránh bao biện làm thay

UBND xã cần cụ thể hóa NQ của Đảng Ủy, HĐND xã để điều hành thực hiện

Trang 8

Câu 3: Nội dung xây dựng NNPQ trong quá trình đồi mới HTCT? NNPQ đã tác động đến đời sống KTXH trong thời gian qua như thế nào?

Trả lời:

NNPQXHCNVN là NN của dân, DD và VD tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, đảm bảotính tối cao của HP, thực hiện quản lý XH theo PL do Đảng tiên phong của GCCN lãnh đạo chịutrách nhiệm và chịu sự giám sát của ND

Xây dựng nhà nước pháp quyền đang trở thành một xu thế khách quan tất yếu đối với cácquốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó

Chủ trương xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được Đảng

ta khẳng định lại ở Đại hội X: “Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước

là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy địnhtrong văn bản pháp luật Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháptrong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền”(2) Như vậy, ở đây chúng ta vẫn

dễ dàng nhận thấy rằng, tính pháp chế là đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền và bản chấtcủa nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việc Đảng

ta xây dựng cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hànhpháp và tư pháp để bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, chính là dựa trên cơ sở lý luận củachủ nghĩa Mác - Lê-nin về nhà nước và pháp luật

Chủ trương đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vớinhững đặc trưng đã nêu ở trên vẫn tiếp tục được khẳng định tại Đại hội XI của Đảng, trong đóĐảng ta đặc biệt chú ý đến việc “nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo phápluật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương” Qua quá trình đổi mới và pháttriển nhận thức lý luận của Đảng ta về xd nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với những nộidung sau:

Một là, khẳng định nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với

Nhà nước trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều đókhông chỉ mang tính nguyên tắc được khẳng định từ lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

mà còn là kết luận chắc chắn được rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đếnnay Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là nhằm bảo đảm cho nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, thực sự là nhà nước củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Sự lãnh đạo của Đảng tạo điều kiện phối hợp và phát huysức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, giúp nhà nước hoàn thành mọi nhiệm vụ của mình vàgiữ vững tính chất xã hội chủ nghĩa của nhà nước pháp quyền

Hai là: Nhất quán chỉ rõ bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhândân Đảm bảo thực hiện ngày càng đầy đủ nền dân chủ XHXN Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạtđộng của NN phải đảm bảo tất cả quyền lực của NN thuộc về ND, đảm bảo quyền làm chủ,quyền con người của ND

Ba là, Xây dựng NN có đủ năng lực quản lý KT, quản lý XH có hiệu quả phát huy được

mọi tìm năng của DT Đồng thời tiếp thu hợp lý những thành tựu KHKTCN mới của TG vànhững tinh hoa văn hóa của nhân loại

Bốn là: Xây dựng nền hành chính “trong sạch vững mạnh”

Trang 9

Năm là: Tổ chức hoạt động NN theo PL và quản lý XH bằng PL: Xây dựng NN có bộ máy

gọn nhẹ, được tổ chức chính quy, có quy chế làm việc KH, đảm bảo hoạt động trên cơ sở PL thựchiện quản lý XH theo PL, giữ vững kỷ cương NN và trật tự xã hội, đảm bảo ANQP, bảo vệ vữngchắc thành quả CM Xác định được cơ chế vận hành của các cơ quan quyền lực nhà nước: quyềnlực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

Nhận rõ đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là tính pháp chế, khẳng định vai trò, vịtrí của pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội, tính tối cao của Hiến pháp trong đời sống xãhội

Sáu là: XD một NN có đội ngũ CBCC trong sạch toàn tâm, toàn ý phục vụ ND có trách

nhiệm với ND đồng thời có bản lĩnh chính trị., năng lực quản lý, đấu tranh loại trừ những bệnhquan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi, vi phạm quyền làm chủ của ND

Như vậy, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan đối vớiViệt Nam Tuy nhiên, cũng cần xác định rằng, đây là sự nghiệp dài lâu của toàn Đảng, toàn dân,bởi vì trong việc này còn ngổn ngang nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết cả về phươngdiện lý luận lẫn thực tiễn Những vấn đề đó không phải dễ gì một sớm một chiều mà giải quyếtđược Để đạt tới một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa của nó cần có sự nỗlực rất lớn của Đảng và Nhà nước, sự đầu tư về trí tuệ, sức người, sức của, của toàn xã hội./

NNPQ tác động đế đời sống KTXH:

Về thực tế tại xã Bình Hòa Trung Nhà nước pháp quyền được xây dựng và tổ chức thực hiện dựatrên nguyên tắc đảm bảo và nhất quán sự lãnh đạo của Đảng Trên các mặt kt tế xã hội ANQ Vídụ:

Về kinh tế: Đẩy mạnh tập trung sản xuất theo hướng chuyên môn hóa thúc đẩy kinh tế

phát triển theohướng tập trung Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nhằm tăng năngsuất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hợp tác, hợp đồng với tập đoàn, công ty bao tiêu sảnphẩm NN cho người dân trong quy hoạch cánh đồng lớn và mô hình liên kết 4 nhà Bên cạnh đó

NN tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, và ngành nuôi trồng thủy sản theo mùa lũ

Phát triển các mô hình sản xuất hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất phù hợp với điều kiện địaphương Phối hợp với các tập đoàn Nông nghiệp, công ty BVTV AN Giang, các ngành chuyệnmôn để giúp người dân chuyển đổi cơ cuấ cây trồng vật nuôi, chuyển giao KHCN, ứng dụngkhoa học vào trong sản xuất

Về VH-XH: Điều hành các ngành chuyên môn thực hiện tốt công tác chính sách xã hội,

đảm bảo việc chi trả chế độ cho các đối tượng chính sách

Các chính sách về y tế được triển khai thực hiện tốt như việc tham gia bảo hiểm y tế tưnguyện, các chính sách về chăm sóc sức khỏe cho người dân

Hoàn thành chương trình PCGDTH và tiến tới PCGDTHPT Đặc biệt là các thiết chế vănhóa được xây dựng tốt như: Trạm y tế đạt chuẩn, trường đạt chuẩn và đặc biệt là xã được côngnhận xã văn hóa vào cuối năm 2015

Các phòng trào văn hóa, văn nghệ được tổ chức thường xuyên thu hút mọi người dân thamgia nhằm đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ ở địa phương thêm sôi nổi

ANQP: Tình hình an ninh chính trị - trật tụ an toàn xã hội được giữ vững Công tác tuyển

quân hàng năm đạt chỉ tiêu Huyện giao Đảm bảo công tác trực trực sẵn sàng chiến đấu 24/24

Ngoài ra NN đã điều hành thực hiện tốt các lĩnh vực khác như cải cách hành chính, tàichính ngân sách, thi đua khen thưởng, hòa giải cơ sở, đất đai và nhất là luôn đảm bảo thực hiện

Trang 10

tốt hoạt động của cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” nhằm giải quyết tốt tất cả những yêucầu của người dân trong xã khi có yêu cầu.

Ngoài ra NN còn thể hiện rõ tính của dân do dân và vì dân nhất là trong các cuộc bầu cử,mọi vấn đề quan trọng của xã đều lấy ý kiến nhân dân Nhân dân thể hiện quyền làm chủ trongmọi hoạt động của NN Nhân dân tham gia giám sát các công trình XDCB Tham gia giám sátđóng góp xây dựng Đảng chính quyền và phản biện xã hội theo tinh thần quyết định 217, 218

Tuy nhiên bênh cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại những khuyết điểm như sau:

NN thể hiện tốt vai trò lãnh đạo nhưng Đảng còn bao biện làm thay

Về kinh tế: NN nước tuy có quản lý những vẫn còn nhiểu bất cập khj hợp đồng với cáccông ty trong việc SXNN (chưa bao tiêu đầu ra sản phẩm)

- Về VHXH: Các chính sách xã hội chưa được đảm bảo, người dân chưa nắm được nhữngchính sách của Đảng và NN do công tác tuyên truyền còn hạn chế

Quyền làm chủ của người dân chưa được phát huy, chưa tạo điều kiện để người dân thểhiện được quyền làm chủ của mình

Một vài cán bộ công chức chưa hết lòng phục vụ nhân dân và thực thi công vụ trong giờlàm việc

Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và triển khaj thực hiện PL

Tiếp tục đào tạo quy hoạch đề bạc bổ nhiệm CBCC nâng cao năng lực trình độ, phẩm chấtđạo đức, lối sống để CBCC thật sự là công bộc của NN

Tăng cường công tác KTGS các hoạt động của UBND và các ngành chuyên môn đảm bảocông khai minh bạch những vấn đề cần công khai theo QĐ Xử lý nghiêm CBCC vi phạm theoquy định

Tăng cường công tác đối ngoại trên cơ sở hòa bình hợp tác hữu nghị

Trang 11

Câu 4: Nội dung xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng và tiếp tục đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể ND trong quá trình đổi mới HTCT? Vấn đề này thực hiện ở địa phương nơi mình công tác như thế nào?;

Trả lời: Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường

xuyên quan tâm đến công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng mãi mãi là một Đảngđạo đức và văn minh.Với Người, xây dựng và chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách,vừa có tính thường xuyên của Đảng cầm quyền

Do đó để công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng trong điều kiện hiện nay đúng với tinh thầnnhững lời chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh thần của Nghị quyết TW 4 khóa XI của

Đảng mới ban hành Trước hết phải thấm nhuần sâu sắc hơn nữa những lời chỉ dạy tận tình của

Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng Cần khắc phục những điều chưađạt những yêu cầu đặt ra trong việc thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinhthần Hội nghị TW 6 (lần 2) Khóa VIII và 5 năm thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh” vừa qua đã để dần tới lòng tin của nhân dân giảm sút Công tác xây dựngĐảng là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài Mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn có những yêu cầu, nhiệm

vụ nhất định Vì vậy trong điều kiện hiện nay phải kiên quyết khắc phục được những hạn chế,yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, bắt đầu từ việc tự phê bình và phê bình một cách dânchủ Những người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị cần tự giác gương mẫu làmtrước tự phê bình, kiểm điểm, đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ, vụ lợi,tham nhũng, lãng phí, quan liêu Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, xử lý nghiêmnhững hành vi vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Thực hiện nghiêm túc công tác cán bộ và các vấn đề, trên cơ sở thực hiện nghiêm cácnguyên tắc tổ chức của Đảng, các quy định của pháp luật, dựa vào sự giám sát, giúp đỡ của nhândân và phát huy trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng Nhất định Đảng Côngsản Việt Nam sẽ được xây dựng là một Đảng thật sự cách mạng, chân chính, ngày càng trongsạch, vững mạnh, mãi mãi xứng đáng với niềm tin yêu và kỳ vọng của nhân dân./

Để thực hiện nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tìnhhình hiện nay, trực tiếp thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, theo tôi cần tập trunglàm tốt một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân kiên định, giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, hệ tư tưởng của Đảng

Công tác giáo dục phải làm cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng ăn sâu, bám chắc vào đờisống chính trị tinh thần của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta Trên cơ sở nắm vững bản chấtcách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảngviên phải trung thành, vận dụng sáng tạo lý luận của Đảng vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội.Tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng trên nền của sự giác ngộ chính trị cao và những nguyêntắc của công tác xây dựng Đảng, ra sức tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận và đấu tranh chống lạinhững quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng, bảo

vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù chống phá sự nghiệp cáchmạng nước ta, phá hoại khối đoàn kết trong Đảng, trong toàn xã hội

Thứ hai, ra sức học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Trước hết phải nâng cao kiến thức mọi mặt cho cán bộ, đảng viên, trong đó tập trung bồi ưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, năng lực tư duy, hoạt động thực

Trang 12

d-tiễn và chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đạođức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân Khắc phục triệt để tình trạng một bộ phận cán bộ,đảng viên giảm sút ý chí, phai nhạt lý tưởng, thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức,lối sống Đảng ta xác định việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống là chế độ bắtbuộc, là tiêu chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên

Thứ ba, củng cố tổ chức, chấp hành nghiêm các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt của Đảng.

Đây là cơ sở để củng cố tổ chức, bảo đảm đoàn kết thống nhất, kỷ luật trong Đảng Vì vậy,phải quán triệt, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tổ chức cơ bản củaĐảng, chế độ tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6(lần 2), khóa VIII; Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX, X, XI và Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI,

để tiếp tục khơi dậy và phát huy tính tích cực, dân chủ, trách nhiệm của đảng viên Kiên quyếtchống quan điểm, tư tưởng phủ nhận, xuyên tạc, bóp méo nguyên tắc, chế độ xây dựng Đảng,hòng làm cho Đảng suy yếu về tổ chức, dẫn đến biến chất Đảng

Thứ tư: Đổi mới pương thức lãnh đạo từ việc XD nghị quyết, XD và thực hiện quy chế làm việc, XD đội ngũ CB đến việc lãnh đạo các cuộc bầu cử, đảm bảo phát huy DC, thực hiện đúng nguyên tắc tiêu chiuẩn.

Thứ năm: Đổi mới việc phân tích đánh giá TCCSĐ và đảng viên Có những tiêu chí

cụ thể để đánh giá thực chất, khách quan, khắc phục tình trạng nể nang, chạy theo thành tích.

Thứ sáu: Nâng cao năng lực của đảng viên về mặt tư tưởng chính trị, trình độ năng lực và cả về phẩm chất đạo đức lối sống.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng vị trí, vai trò của Mặt trận Tổquốc (MTTQ) và các đoàn thể nhân dân; đồng thời luôn quan tâm xây dựng các tổ chức đó vữngmạnh Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, MTTQViệt Nam và các đoàn thể đã không ngừng lớn mạnh, thực sự là cơ sở chính trị, xã hội của Đảng,

là bộ phận quan trọng của hệ thống chính trị của đất nước, góp phần tích cực vào việc tuyêntruyền, vận động nhân dân, tập hợp các lực lượng, các giai tầng xã hội, xây dựng khối đại đoànkết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của cả nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc,thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN

Khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn luôn được củng cố vàphát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân vàđội ngũ trí thức”1 Đồng thời, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể còn là một kênh thông tin quantrọng phản ánh tình hình xã hội, tâm tư, nguyên vọng của nhân dân và kiến nghị với Đảng, Nhànước những chủ trương, giải pháp thiết thực, giải quyết có hiệu quả những vấn đề liên quan đếnnhân dân và đoàn viên, hội viên trong các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam

Hiện nay, đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, với thời cơ lớn và thách thứckhông nhỏ Yêu cầu của quá trình CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc tiếp tụcxây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh, nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhânlực, đáp ứng sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế, sự phát triển của văn hoá, xã hội vàtăng cường quốc phòng, an ninh… đòi hỏi phải “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạtđộng của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phù hợp với chức năng, tôn chỉ, mục đích hoạt độngcủa từng tổ chức; hướng về cơ sở; khắc phục tình trạng hành chính hoá, xa dân, phô trương, hìnhthức”3 Để thực hiện tốt chủ trương trên, trước hết, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền,

Trang 13

giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của MTTQ Việt Nam và các đoànthể cho các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và mọi tầng lớp nhân dân Cần nhậnthức rõ, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể là một bộ phận quan trọng của hệ thống chính trị, cóchức năng, tôn chỉ, mục đích hoạt động phù hợp với khuôn khổ của pháp luật, đặt dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam MTTQ và các đoàn thể có vai trò rất quan trọng trong việc tậphợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp phápcủa nhân dân, tham gia quản lý đất nước, xây dựng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; làmcầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,các chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống, góp phần xây dựng

sự đồng thuận trong xã hội Chăm lo xây dựng MTTQ và các đoàn thể vững mạnh toàn diện làtrách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhân dân, mà trước hết trách nhiệm của cấp uỷ, chínhquyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp Đồng thời, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể cũngcần nhận thức đúng vai trò của mình, không ngừng nâng cao vị thế, xây dựng vững mạnh cả vềchính trị, tư tưởng, tổ chức, xứng đáng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính trị đấtnước

Hai là, đẩy mạnh đổi mới tổ chức, bộ máy cán bộ của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể

theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng: “Sắp xếp tổ chức, bộ máy Mặt trận và các đoànthể nhân dân theo hướng tinh gọn ở cấp Trung ương, tỉnh, huyện”4 Đổi mới tổ chức, bộ máy cán

bộ là khâu đột phá, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới Mặt trận vàcác đoàn thể Tổ chức, bộ máy hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể các cấp phảihướng mạnh về xây dựng tổ chức ở cơ sở một cách khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với chức năng,yêu cầu nhiệm vụ cũng như đặc điểm tình hình thực tiễn ở các cấp, các ngành và địa phương.Khắc phục tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả trong tổ chức hoạt động của cơ sở Đội ngũ cán

bộ của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất thiết phải lànhững người có phẩm chất, đạo đức trong sáng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi trong lĩnhvực của mình, có uy tín cao và khả năng thuyết phục quần chúng Vì vậy, cần tập trung xây dựngđội ngũ cán bộ có số lượng phù hợp, chất lượng đảm bảo Thường xuyên làm tốt công tác đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp một cách toàn diện cả về phẩm chất, đạo đức và năng lựcchuyên môn; chú trọng bồi dưỡng năng lực, trình độ hoạt động xã hội Bên cạnh đó, MTTQ ViệtNam và các đoàn thể phải thường xuyên bám sát tình hình ở cơ sở, nắm vững tâm tư, nguyệnvọng chính đáng của đội ngũ cán bộ các cấp và hội viên của mình, phản ánh kịp thời với Đảng,Nhà nước để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chế độ, chính sách, nhất là chế độ đãi ngộ, bố trí,

sử dụng, luân chuyển cán bộ, tạo điều kiện động viên đội ngũ cán bộ làm tốt công tác vận độngquần chúng Kiên quyết khắc phục tình trạng chồng chéo trong tổ chức hoạt động cũng như tìnhtrạng phân công cán bộ hạn chế về phẩm chất và năng lực, yếu kém trong hoạt động xã hội làmcông tác đoàn thể

Ba là, đổi mới phương thức phối hợp hoạt động giữa cơ quan Nhà nước với MTTQ Việt

Nam và các đoàn thể Trên cơ sở mối quan hệ: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làmchủ, thì chính quyền và cơ quan Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể là những chủ thểchịu sự quản lý của pháp luật, cùng tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thịcủa Đảng Vì vậy, việc tăng cường đổi mới công tác phối hợp hoạt động có ý nghĩa hết sức quantrọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN Nhà nước ta tôn trọng, bảo

vệ, tạo điều kiện pháp lý và môi trường xã hội để MTTQ Việt Nam và các đoàn thể hoạt độngtheo đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của mình; đồng thời, phối hợp chặt chẽ vớiMTTQ Việt Nam và các đoàn thể trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà

Trang 14

nước MTTQ Việt Nam và các Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng trên, Đảng, Nhà nước cũngnhư MTTQ Việt Nam và các đoàn thể cần tập trung bổ sung, hoàn chỉnh, xây dựng mới các quychế, quy định phối hợp, đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác vận động quần chúng.

Tóm lại tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và cácđoàn thể, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, làm nền tảng phát huy sức mạnh củakhối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh”, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là tráchnhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta

LHTT:

*Ưu điểm: Quán triệt tốt tinh thần nghị quyết, chỉ thị của cấp trên Thực hiện kế hoạch số

28 và kế hoạch số 44 của Huyện ủy Mộc Hóa về tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ vàhoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội gắn với cuộc vận động học tập và làm theotấm gương đđ HCM Trong thời gian qua Đảng ủy đã tập trung công tác lãnh đạo chỉnh đốnĐảng Về tư tưởng: quán triệt định hướng tư tưởng cho cán bộ đảng viên thực hiện đúng đườnglối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của NN, tiến hành điều tra dư luận xã hội định kỳ

6 tháng và cuối năm nhằm nắm bắt tình hình tư tưởng cán bộ đảng viên để có hướng chỉ đạo giảiquyết kịp thời những tình huống xảy ra, Kịp thời uống nắn những đảng viên có tư tưởng lệch lạc,

tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết của TW, cấp trên Kịp thời uống nắn những đảng viên có

tư tưởng lệch lạc

Về tổ chức:

Thực hiện Hướng dẫn số 11-HD/BTCTU của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về nội dung sinh hoạtchi bộ với nội dung này Đảng ủy triển khai đến các chi bộ những nội dung theo tinh thần củaHương dẫn này Từ đó việc tổ chức sinh hoạt ngày càng nề nếp trình tự đúng nội dung, chấtlượng các cuộc họp chi bộ ngày càng được nâng lên

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về tiếptục đẩy mãnh việc HTVLTTGĐĐHCM Đảng ủy xã đã xây dựng mô hình Cán bộ công chức trựctiếp đối thoại lắng nghe ý kiến của ND Qua đó Đảng ủy và các ngành chuyên môn UBND sẽxuống ấp theo lịch thông báo để lắng nghe mọi phản ánh vướng của ND để có hướng lãnh đạo,chỉ đạo kịp thời các vụ việc xảy ra Các chi bộ xây dựng được mô hình hiệu quả như: Mô hìnhthoát nghèo bền vững Bình Trung 2, Bình Trung 1, Bình Nam với mô hình Góp vốn xoay vòng

Về công tác kiểm tra giám sát; Ủy Ban kiểm tra Đảng ủy thực hiện tốt công tác tham

mưu cho Đảng ủy và UBKT Đảng ủy về chương trình kiểm tra giám sát hàng năm Qua đó Đảng

ủy tiến hành kiểm tra giám sát các ch bộ trực thuộc, các đồng chí ĐUV phụ trách các lĩnh vựckhác nhau Qua kiểm tra giám sát nhằm đánh gái hiệu quả làm việc, công tác hoặc phát hiện saiphạm để chấn chỉnh kịp thời hoặc xử lý theo quy định

Về nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể: tâm tư nguyện vọng của người dân

MTTQ và các đoàn thể là tập hợp liên minh chính trị nắm được tâm tư nguyện vọng củangười dân, gần dân sát dân và đại diện cho ND Thể hiện tốt vai trò là cầu nối giữa ND và Đảng

ủy, chính quyền địa phương, làm tốt công tác Dân vận trong phong trào xây dựng KTXH ở địaphương mà cụ thể là xây dựng XVH -XNTM Thực hiện Nghị quyết số 05 của ban thường vụTỉnh ủy về nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội Thực hiệnNghị quyết này các đoàn thể đã tiến hành cũng cố Ban chấp hành, các chi tổ hội Hoạt động ngàycàng đi vào nề nếp Các đoàn thể phát huy vai trò tuyên truyền vận động trong công tác xây dựng

Trang 15

XNTM, xã VH Công tác phối hết hợp giũa các đoàn thể ngày càng chặt chẽ, đồng bộ trong triểnkhai thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy đế đoàn viên hội viên và quần chúng nhân dân.

Thực hiện quyết định 217, 218 về góp ý xây dựng Đảng chính quyền và phản biện xã hộiMTTQ và các đoản thể định kỳ đều có thông báo tham gia xây dựng Đảng chính quyền trong các

kỳ họp HĐND 6 tháng, năm để đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân

* Hạn chế:

- Về công tác XD chỉnh đốn Đảng:

- Sự lãnh đạo của Đảng còn hạn chế chưa sâu sát

- Công tác triển khai nghị quyết chưa sâu rộng đồng bộ và chưa đến được quần chúng ND

- Một bộ phận cán bộ đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức lối sống

- Công tác tự phê bình và phê bình tuy có thực hiện nhưng vẫn còn mang tình hình thức e

dè, nể nang, ngại đụng chạm

- Các gương điển hình tiên tiến trong HTVLTTGĐĐHCM chưa được nhân rộng thực hiện

- Trong sinh hoạt chi bộ chưa bám sát theo Hướng dẫn số 11-HD/BTCTU nên một vài chi

bộ còn lúng túng trong công tác điều hành

- Trong trong tác kiểm tra giám sát khi phát hiện sai phạm thì xử lý chưa nghiêm, còn nểnang nhất là các doanh nghiệp NN

Công tác nâng cao chất lượng HĐ của MTTQ các đoàn thể.

Công tác phối kết hợp của MTTQ các đoàn thể chưa đồng bộ

Công tác tuyên truyền đến đoàn viên hội viên và quần chúng ND còn nhiều hạn chế

Một vài đoàn thể chưa xây được mô hình hiệu quả, chưa sâu sát với QCND để nắm bắt tâm

tư nguyện vọng của ND

* Giải pháp:

Về XD Đảng:

- Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của TCCSĐ và đảng viên trên tinh thần pháthuy dân chủ trong đảng để mọi đảng viên thể hiện vai trò của mình trong xây dựng Đảng

- Thực hiện tốt Hướng dẫn 11-HD/BTCTU về nội dung sinh hoạt chi bộ

- Định hướng tư tưởng cho CB Đảng viên, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của d9nag3 viênqua công tác điều tra dư luận xã hội của Bna Tuyên giáo Đảng ủy hàng quý và năm

- Tiếp tục thực hiện chỉ thị 03-CT/TW về HTVLTTGĐĐHCM chuyển từ “học tập” đến

“làm theo” trong giai đoạn hiện nay theo chuyên đề từng năm mà BTG Trung ương chỉ đạo

- Tiếp tục thực hiện tinh thần tự phê bình và phê bình theo tinh thần NQ TW 4

“MSVĐCBVXDĐHN” nâng cao hiệu quả công tác tự phê bình và phê bình

- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tránh tình trạng nể nang hình thức

Về nâng cao hiệu quả hoạt động của các đoàn thể:

Thực hiện Nghị quyết số 05 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng hoạt độngcủa MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội

Khắc phục tình trạng hành chính hóa, tăng cường công tác đi cơ sở hướng mạnh về địa bàndân cư nắm bắt tâm tư nguyện vọng của ND

Nâng cao hiệu quả phối kết hợp giữa các đoàn thể góp phần xây dựng KTXH ở địaphương

Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ làm công tác tuyên truyền để các đoàn thể thểhiện vai trò là cầu nối truyền tải mọi chủ trương của Đảng và NN đến với ND

Trang 16

Câu 5: Nội dung phát huy DC đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong XD NNPQ? Vấn đề này được thực hiện ở địa phương nơi mình đang công tác như thế nào?

Trả lời: Để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, và

để phát huy DC đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong XD NNPQ và tại sao xây dựng Nhànước pháp quyền phải phát huy dân chủ bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân ?

Xây dựng Nhà nước pháp quyền phải phát huy dân chủ bảo đảm quyền làm chủ của nhândân vì Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực NN thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ củanhân dân là phương hướng, đồng thời là mục tiêu bao trùm trong hoạt động xây dựng NN PQXHCN ở nước ta hiện nay Phát huy dân chủ và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân còn thểhiện bản chất ưu việt của chế độ ta, là thước đo, là tiêu chí đánh giá tính chết của dân, do dân, vìdân trong tổ chức hoạt động của NN ta trên thực tế

Trong xây dựng NN: dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện ở những nội

dung chủ yếu sau đây: Nhân dân tham gia các công việc quản lý NN, tham gia xây dựng, đánhgiá chủ trương, chính sách của NN, có quyền giám sát và chất vấn về hoạt động của các cơ quan,

tổ chức NN, các đại biểu QUốc hội, HĐND, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, có quyền đòi hỏicác cơ quan, tổ chức NN và cán bộ, công chức có thẩm quyền phải công khai mọi hoạt động củamình Trong lĩnh vực xây dựng NN, quyền dân chủ và làm chủ của nhân dân được thực hiện bằngphương thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp

Trong quản lý XH: Việc phát huy dân chủ và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân được

thể hiện ở những nội dung và phương thức chủ yếu sau đây: Nhân dân tham gia quản lý Xh bằngphương thức tự nguyện, dựa vào những thể chế đã được ban hành Nhân dân tham gia quản lý

XH thông qua các tổ chức thiết chế phi NN Nhân dân tham gia quản lý Xh bằng sự kết hợp, phốihợp các tổ chức, các phong trào, các nguồn lực để thực hiện phát triển kt-văn hóa, xây dựng môitrường XH lành mạnh, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn XH, giữ gìn an ninh, trật tự, ổnđịnh chính trị-XH, tổ chức đời sống văn hóa, xây dựng đạo đức, lối sống

Một là, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm tất cả quyền lực nhà

nước đều thuộc về nhân dân Đây là quan điểm nhất quán của Đảng, phản ánh sâu sắc bản chấtchế độ dân chủ ở nước ta đã được hiến định trong Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vìNhân dân”, “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lựcnhà nước thuộc về Nhân dân ” Muốn vậy, khi hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước đều phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chínhđáng của nhân dân Đảng phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nâng caobản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên; tích cực đổi mới,mở rộng dân chủ, chống giáo điều, bảo thủ, trì trệ, tạo điều kiện để nhân dân được tham gia ở tất

cả các khâu của quá trình dân chủ hóa đất nước

Hai là, tiếp tục phát huy hiệu quả hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện; thực

hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn Nhữngnăm qua, cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới, các hình thức dân chủ, nhất là dân chủ trựctiếp và dân chủ đại diện ở nước ta đã có bước phát triển, tác động trực tiếp đến đời sống xã hội,tạo ra những mô hình, điển hình có sức lan tỏa lớn Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân trựctiếp quyết định các vấn đề, các công việc quan trọng của quốc gia, trực tiếp thông qua các đạoluật mà không qua một yếu tố trung gian nào, bảo đảm nhanh, nguyên vẹn ý chí chính trị củanhân dân Đồng thời, phát huy vai trò của các đại biểu dân bầu trong hoạt động của Quốc hội vàHội đồng nhân dân các cấp, để họ thực sự là tiếng nói đại diện cho ý chí, nguyện vọng chính

Trang 17

đáng của người dân, cầu nối giữa “ý Đảng” với “lòng dân” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Cùng với đó, Đảng tiếp tục lãnh đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở theo Chỉ thị30/CT-TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Đó là điều kiện cần thiết để phát huy quyền làm chủ của nhân dân một cách hữu hiệu nhất, theophương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

Ba là,mở rộng và phát huy dân chủ phải gắn với tăng cường kỷ cương, pháp luật Thực thi

dân chủ sai nguyên tắc, vô nguyên tắc, không gắn với kỷ cương, pháp luật đều trái với bản chấtcủa dân chủ xã hội chủ nghĩa, dẫn đến hậu quả khó lường Xa rời những nguyên tắc của chủnghĩa xã hội, thì việc dân chủ hoá sẽ trượt sang quỹ đạo khác - dân chủ phi xã hội chủ nghĩa,đồng nghĩa với việc thủ tiêu chủ nghĩa xã hội Việc lợi dụng dân chủ, gây mất ổn định chính trị -xã hội, đi ngược lại đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chốnglại Tổ quốc và dân tộc là hành động không thể chấp nhận được, là trái với dân chủ Quyền vànghĩa vụ công dân do hiến pháp và pháp luật quy định Quyền của công dân không tách rời nghĩa

vụ công dân Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệthống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện Là tổ chức rường cột trong

hệ thống chính trị, Nhà nước thực hiện quyền làm chủcủa nhân dân bằng cách phục vụ và gắn bómật thiết với dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của dân

Bốn là: Phải bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy dân chủ trong

xã hội” Đây là giải pháp đúng đắn, khoa học Bởi, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền,vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo hệ thống chính trị thực hành dân chủ trong xã hội Vìvậy, vai trò “hạt nhân” của Đảng được thể hiện rất rõ trong đời sống xã hội Thực hành dân chủrộng rãi trong Đảng sẽ tạo điều kiện, là hình mẫu, tấm gương để cán bộ, đảng viên vận dụng, thựchành ở từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện và phát huy dânchủ trong xã hội Đồng thời, góp phần khắc phục bệnh: thủ cựu, độc đoán, chuyên quyền, tự do

vô kỷ luật , đang “ăn sâu, bám rễ” làm suy thoái một bộ phận cán bộ, đảng viên, ảnh hưởng đến

uy tín của Đảng Do đó, đòi hỏi chúng ta phải thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ “then chốt” là xâydựng Đảng thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ;kiên quyết và nâng cao hiệu quả đấu tranh khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị,đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tình trạng quan liêu, thamnhũng; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ

Năm là, đấu tranh bác bỏ luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch Những quan

điểm đòi “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”, “mở rộngdân chủ” hơn nữa, cùng với nhữngluận điệu: “Việt Nam vi phạm dân chủ”, “mất dân chủ”, vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam là

“trở lực” chính cho việc thực hiện dân chủ của các thế lực thù địch trong thời gian qua chính lànhững âm mưu, thủ đoạn nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, xoá bỏ nền dân chủxã hội chủ nghĩa, “lái” nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ khác - dân chủ phi xã hội chủnghĩa Vì vậy, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh vạch trần, làm phá sản mưu đồ chống phá đó.Vì vậy, Đại hội XII của Đảng cần nghiên cứu, xác định rõ các chủ trương, biện pháp nhằm kiênquyết bảo vệ, giữ gìn, nâng cao và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổi mới,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân là nhiệm vụquan trọng, đòi hỏi mỗi tổ chức đảng, đảng viên không chỉ nhận thức rõ mà phải có những hànhđộng cụ thể, thiết thực để biến quyết tâm chính trị của Đảng thành những giá trị thực tiễn trongcuộc sống

LHTT:

Trang 18

* Ưu điểm:

Về cơ chế phát huy quyền làm chủ của nhân dân: Ủy Ban nhân dân xã thực hiện niêm yếtcác thủ tục hành chính, các VBQPPL của HĐND và UBND, công khai thu chi tài chính NS.Đóng góp ý kiến xây dựng các dự thảo VB Luật do QH ban hành

Việc phát huy dân chủ đảm bảo quyền làm chủ của ND thể hiện rõ nhất trong việc bầu cử

ĐB QH và HĐND các câp thì việc người dân thể hiện quyền làm chủ rõ nhất vì họ trực tiếp bầuchọn những người mà họ tín nhiệm (DC trực tiếp) và những người đại biểu HĐND bầu ra Chủtịch, PCT HĐND, CT, các PCT UBND thí đây cũng là thể hiện quyền làm chủ gián tiếp của ND

Trong các cuộc tiếp xúc cử tri người dân phản ánh những vướng mắc, khó khăn để các đạibiểu ghi nhận và kiến nghị giải quyết

Trong thực hiện QCDC ở cơ sớ với phương chăm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểmtra”

Mọi người dân phát huy quyền dân chủ theo pháp lệnh 34 năm 2007 của UB TVQH khóa11được Đảng bộ và chính quyền địa phương thực hiện khá tốt cụ thể như:

Trong sinh hoạt Đảng và chính quyền địa phương luôn phát huy tinh thần dân chủ của tậpthể trong việc xây dựng Nghị quyết để phát triển KT-XH tại địa phương, cũng như trong sinhhoạt của các hội đoàn thể nêu cao tinh thần dân chủ phát biểu XD đóng góp các kế hoạchchương trình công tác tháng, quý, năm…Hằng năm thực hiện tốt công tác qui hoạch cán bộtheo qui định kể cả việc bình xét tư cách Đảng viên, xét phân loại cán bộ, công chức Tổ chứclấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ chủ chốt , lấy ý kiến nơi cư trú, tiếp xúc cử tri đối với người

ra ứng cử ĐB QH và HĐND các cấp, Các chủ trương NQ của Đảng và NN các cấp đều đượctriển khai quán triệt sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân Đẩy mạnh việc học tập làm theo tấmgương đạo đức HCM qua đó xuất hiện nhiều gương điển hình được tuyên dương Tạo điềukiện cho nhân dân chủ động tham gia bàn bạc, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đềquan trọng của địa phương

Xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ nhu cầu dân sinh với phương châm” dân biết,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Trong việc nhân dân hiến đất, vật kiến trúc, hoa màu để làmđường thông qua hình thức bình chọn dân chủ, người dân tại địa phương chọn những người có

uy tín, có kinh nghiệm nhiệt tình tham gia ban giám sát, ban vận động, ban thi công côngtrình , thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư cộng đồng thông qua việc xây dựng ban thanh tranhân dân, công khai tài chính sau khi công trình đã được đầu tư Hằng năm chính quyền địaphương luôn làm tốt công tác công khai tài chánh, công khai việc thu chi ngân sách và các loạiquỹ vận động

Tổ chức bình cử gọi công dân nhập ngũ theo đúng các bước của luật nghĩa vụ quân sự.Công tác thông tin tuyên truyền đảm bảo dưới mọi hình thức loa đài, lồng ghép vào các cuộchọp của các chi tổ hội đảm bảo việc tuyền truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của NN Thông qua MTTQ và các đoàn thể CT-XH vận động thực hiện tốtphong trào toàn dân XD đời sống văn hóa, XD gia đình VH, khu phố VH và tiến tới xã phườngVH

Chính quyền địa phương luôn coi công tác cải cách hành chánh là vấn đề quan trọng nhất.Công khai hóa các trình tự thủ tục giải quyết, phí lệ phí Luôn củng cố đội ngũ cán bộ tiếp dân,tiếp nhận và giải quyết đơn thưa tố cáo của công dân kịp thời theo đúng thời gian qui định

* Hạn chế:

- Quyền làm chủ của nhân dân chưa đến nơi đến chốn nghĩa là có đóng góp, có phản ánh

có ghi nhận nhưng giải quyết chưa triệt để

Trang 19

- Trong bầu cử còn trường hợp đi bầu thay Một số vấn đề đưa ra bàn bạc với nhân dânnhưng chỉ mang tính hình thức.

- Dân chủ “quá trớn” dẫn đến gây mất đoàn kết nội bộ

- Chưa cụ thể hóa bằng pháp luật trong thực hiện D Ví dụ biểu tình là kênh thực hiện dânchủ nhưng hệ thống PL của nước ta thì chưa điều chỉnh

- Ý thức trong thực hiện quyền làm chủ của nhân dân chưa cao

- Việc phát huy dân chủ ở tàm vĩ mô thì mang tình hình thức

- Tạo điều kiện phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân, ghi nhận phản ánh trungthực những vấn đề nhân dân phản ánh qua HĐND

- Trong bầu cử đảm bảo mỗi người dân đều thực quyền làm chủ của mình

Trang 20

Câu 6: Nội dung đẩy mạnh XD hoàn thiện HTPL và tổ chức thực hiện PL trong quá trình XD NNPQ? Vấn đề này được thực hiện ở địa phương nơi mình đang công tác như thế nào?

Trả lời: Thực tiễn xây dựng bộ máy Nhà nước cho thấy, hệ thống tư pháp còn non yếu chưa

đảm đương được đầy đủ vị trí, vai trò của mình Trong nhiều hợp cụ thể, quyền lực Nhà nước bịbiến dạng qua hoạt động cụ thể của toà án và viện sát dẫn đến uy tín của các cơ quan bảo vệ phápluật giảm sút trong dư luận quần chúng Mặt khác, bộ máy Nhà nước ta vừa bất cập về trình độ,năng lực quản lý, tình trạng nhũng nhiễu, mất dân chủ, phép nước kỷ cương xã hội rải rác ở nhiềunơi còn buông lỏng, hiệu lực quản lý, điều hành chưa nghiêm làm mất lòng tin với nhân dân.Đồng thời, quản lý Nhà nước ta chưa ngang tầm với nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới : chưaphát huy được mặt tích cực, chưa khắc phục kịp thời những hạn chế là cho tình trạng bất công,bất bình đẳng có xu hướng gia tăng Vì vậy, nếu không kịp tời đẩy lùi tình trạng này thì khôngkhông có khả năng đưa đất nước đi lên mà còn rơi vào tình trạng rối loại xã hội Với những lý dotrên, việc phát huy quyền làm chủ của dân, xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh là cần phảitiếp tục cải các bộ máy Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường phápchế XHCN

* Chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn hiện nay :

Hoàn thiện hệ thống pháp luật là điều kiện cần và đủ để tạo hành lang pháp lý đủ mạnh,

đủ an toàn và tin cậy trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế Đồng thời phápluật đó pải được tổ chức thực hiện trong đời sống XH và phát huy hết hiệu lực, hiệu quả của nótrong đời sống XH để góp phần xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN

*Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật phải quán triệtnhững quan điểm có tính nguyên tắc là bảo đảm sự phù hợp giữa ý chí chủ quan với thực tếkhách quan trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; bảo đảm tính dân chủ, pháp chế,khoa học trong xây dựng pháp luật; bảo đảm tính hiệu quả của việc điều chỉnh pháp luật Đồngthời phải bảo đảm sự tương thích giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế mà Nhà nước tađã tham gia ký kết hoặc gia nhập Trong điều kiện Đảng cầm quyền phải bảo đảm tăng cưởng

sự lãnh đạo của Đảng đổi với hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chứcthực hiện pháp luật

Mục tiêu của hoạt động xây dựng pháp luật trong thời gian tới là phấn đấu đến năm 2020xây dựng được hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, đủ về sốlượng và bảo đảm chất lượng, có tính ổn định, tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống xãhội đều được điều chỉnh trực tiếp bằng các bộ luật và luật nhằm phát huy vai trò của pháp luậttrong quản lý nhà nước và quản lý xã hội, trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hoạtđộng theo cơ chế thị trường, nhưng bảo đảm định hướng XHCN và phát triển bền vững, đồngthời bảo đảm chủ động hội nhập và mở cửa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Để đạt được mục tiêu trên đây cần xây dựng được chiến lược, chương trình, kế hoạch xâydựng pháp luật cho cả giai đoạn 2005-2020 và từng khóa Quốc hội, từng kỳ họp Quốc hội; đổimới quy trình lập pháp, lập quy, tăng cường năng lực xây dựng dự thảo luật của Chính phủ, đổimới và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của QH

Trong lĩnh vực kinh tế: cần tập trung hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tưnước ngoài tại Việt Nam, pháp luật về sở hữu; xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tài chínhcông, pháp luật vê thuế; pháp luật về bảo vệ tài nguyên, mồi trường; pháp luật về thị trườngvổn, thị trường lao động, thị trường bất động sản

Trang 21

Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ: tiếp tục xây dựng và hoàn thiệnpháp luật về giáo dục, đào tạo nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho việc cải cách một cách căn bản,toàn diện nền giáo dục quốc gia phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Hoàn ‘thiện pháp luật về khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy thị trường khoa học và côngnghệ phát triển, khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu với ứng dụng.Trong lĩnh vực xã hội: trước hết coi trọng hoàn miện pháp luật về chăm sóc và bảo vệ sứckhỏe cho nhân dân, hoàn thiện pháp luật về dân tộc và tôn giáo; hoàn thiện pháp luật về báochí và xuất bản; quan tâm việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảothực hiện các chính sách công bằng xã hội, về xóa đói giảm nghèo, về bảo vệ người tiêu dùng,

về giúp đỡ và tư vấn pháp luật Đồng thời tiếp tục hoàn thiện pháp luật để đấu tranh phòngchống các tệ nạn xã hội có hiệu lực và hiệu quả hơn

Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và ừật tự, an toàn xã hội: cần coi trọng việc xây dựng

và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ biên giới, pháp luật trong việc đấu tranh phòng chổng tộiphạm và vi phạm pháp luật; rà soát và pháp điển hóa pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước: tiếp tục hoàn thiện pháp luật

về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước bao gồm pháp luật về tồ chức Quốc hội, Luật Tổchức Chính phủ, Luật Tổ chức VKSND, Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức HĐND và UBNDcác cấp Gắn với các văn bản luật nêu trên cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạtđộng của các cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án, bổ ừợ tư pháp Tất cả nội dung đổi mới tổchức hoạt động của bộ máy nhà nước phải đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyềnViệt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Muốn có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phải hoàn chỉnh cả ba mặt : nội dung, hình thức và

cơ cấu hệ thống pháp luật

- Về nội dung : pháp luật phải thể hiện được đường lối, chính sách của Đảng, thể hiện ýchí, nguyện vọng lợi ích của NDLĐ và phù hợp với yêu cầu công cuộc đổi mới, chủ yếu là hoànthiện nền dân chủ XHCN và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước

- Về hình thức : phải đảm bảo việc ban hành văn bản, QPPL đúng thẩm quyền và đúng thểthức

- Về cơ cấu : trên cơ sở Luật Hiến pháp phải từng bước bổ sung và hoàn thiện các ngànhdân sự, thương mại quốc tế để mọi lĩnh vực quan hệ xã hội đều có pháp luật điều chỉnh

- Về công tác xây dựng pháp luật : xây dựng pháp luật là nhằm tạo nên một mối hệ thốngpháp luật ngày càng hoàn chỉnh, làm cơ sở pháp lý để Nhà nước quản lý mọi mặt về đời sống xãhội Hiện nay, công tác xây dựng pháp luật phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng : Trong xây dựng pháp luật phải đảm bảo sựlãnh đạo của Đảng nhằm làm cho pháp luật được thể chế hoá kịp thời và chính xác đường lối,chính sách của Đảng Đồng thời sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng pháp luật thực hiện thôngqua tổ chức các Đảng và Đảng viên trong các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các vănbản pháp luật

+ Nguyên tắc dân chủ XHCN : pháp luật XHCN về bản chất thể hiện ý chí của GCCN vàNDLĐ Do đó, xây dựng pháp luật phải dảm bảo cho nhân tham gia quản lý Nhà nước và kiểmtra hoạt động của Nhà nước Muốn vậy, trong xây dựng pháp luật phải tuyên truyền, phổ biếnpháp luật rộng rãi trong nhân dân, thực hiện khẩu hiệu:”Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”pháp luật Nhà nước

Trang 22

+ Nguyên tắc pháp chế XHCN : pháp luật XHCN là một hệ thống được thể hiện trong cácvăn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những hình thức và thủ tục nhất địnhđược pháp luật quy định Do đó, việc xây dựng pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc pháp chếXHCN

* Tổ chức thực hiện pháp luật :

Cùng với việc đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong một nhànước pháp quyền, điều quan trọng hơn là đảm bảo cho các quy định của pháp luật phải đượcthi hành trên thực tế Muốn vậy phải đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật màtrước hết là công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, giải thích, hướng dẫn thực hiện phápluật; mở rộng các hoạt động dịch vụ và tư vấn pháp lý trong xã hội Chấn chỉnh các tổ chức vàhoạt động của luật sư, công chứng, giám định, hộ tịch, thi hành án Đương nhiên việc đổi mới

tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp bảo đảm cho các cơ quan này thực hiện đúng chứcnăng luật định có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong tổ chức thực hiện pháp luật

Pháp luật và điều kiện có trước pháp chế, nhưng có pháp luật thì chưa hẳn có pháp chế vìđiều kiện quyết định để có pháp chế chính là sự tuân thủ của pháp luật, pháp chế và trật tự phápluật XHCN chỉ hình thành khi mọi người hiểu, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Cùng với việc đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện htpl, trong một NNPQ, điều quan trọnghơn là đảm bảo cho các quy định của PL phải được thi hành trên thực tế Muốn vậy phải đẩymạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pl mà trước hết là công tác phổ biến, tuyên truyền, giáodục, giải thích, hướng dẫn thực hiện PL; mở rộng các hoạt động dịch vụ và tư vấn pháp lý trong

XH Chấn chỉnh các tổ chức và hoạt động của luật sự, công chứng, giám định, hộ tịch, thi hành

án Đương nhiên việc đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp bảo đảm cho các cơquan này thực hiện đúng chức năng luật định có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong tổ chứcthực hiện pháp luật

Tóm lại:

Ở bất cứ một nền kinh tế nào cũng phải có vai trò của Nhà nước và sự đảm bảo bằng phápluật Ở nước ta, trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướngXHCN thì pháp chế và trật tư pháp luật có vai trò qua trọng trong việc tổ chức, điều hành kinh tế,trong việc bảo vệ và củng cố chế độ XHCN, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,thực hiện công bằng xã hội và củng cố cơ sở pháp luật của đời sống xã hội

Đặc biệt nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì không thểkhông tiếp tục xây dựng Nhà nước, hoàn chỉnh pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN đểhướng dẫn và giúp đỡ nền kinh tế thị trường phát huy tích cực và khắc phục hạn chế vốn của nó.Đồng thời, việc xây dựng nền dân chủ ở nước ta cũng không thể tách rời việc tăng cường phápchế, các quyền và lợi ích của công dân cũng như những thể chế dân chủ khác mới trở thành thực

tế của đời sống

LHTT:

Thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luậtViệt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Trên cơ sở đó Đảng ủy xã xây dựng Kếhoạch thực hiện nghị quyết số 48 phù hợp với thực tế địa phương, đơn vị

XD quy chế hoạt động của CQ, làm đúg chế độ công vụ, công chức

Kịp thời tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của đảng, PL của NN đếnCBCC, và nhân dân từ đó nâng cao trình độ dân trí và cập nhật PL trong đời sống XH đối vớiCBCC, VC và quần chúng nhân dân

Triệt để sống và làm việc theo HP và PL đặc biệt là đối với CB đảng viên

Trang 23

Góp 1 phần nhỏ bé trong phòng chống tham nhũng nhằm làm trong sáng ổn định đoàn kếtnội bộ.

Thực hiện tốt công cuộc CCHC cơ sở theo phương châm 1 nền hành chính phục vụ tạo raniềm tin của người dân đối với các cấp chính quyền

Cần 1 cơ chế, KT-GS hoạt động của các CQ trong bộ máy NN cũng như CBCC,VC nhằmđạt mục tiêu trong XD NN pháp quyền XHCN

Xây dựng đồng bộ, nâng cao chất lượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống phápluật, thể chế và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện ngày càng tốt hơn an sinh xãhội và phúc lợi xã hội

Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Phát triển mạnh nguồn nhân lực và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêucầu phát triển

Bảo đảm quốc phòng, an ninh và thực hiện có hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng, giữvững ổn định chính trị - xã hội, tạo lập môi trường ngày càng thuận lợi cho phát triển đất nước

Tăng cường công tác giám sát, nhất là giám sát thị trường tài chính, chủ động điều tiết,giảm các tác động tiêu cực của thị trường, không phó mặc cho thị trường hoặc can thiệp làm sailệch các quan hệ thị trường

Đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới tư duy và quy trình xây dựngpháp luật, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật

Tập trung xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch vững mạnh, bảo đảm quản lýthống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnhchính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân Quy định rõ và đềcao trách nhiệm của người đứng đầu

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xâydựng bộ máy nhà nước

Hoàn thiện nội dung và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, gắn quyền hạn với tráchnhiệm trong việc thực hiện chức năng lãnh đạo của các cấp ủy đảng; tăng cường dân chủ trongĐảng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân Hoàn thiện cơ chế nhân dân đóng góp ý kiến,phản biện xã hội và giám sát công việc của Đảng và Nhà nước Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạtđộng của bộ máy nhà nước

Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; giảm mạnh và bãi bỏ các loạithủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân Nâng cao năng lực, chất lượng xâydựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách Đẩy mạnh xã hội hóa các loại dịch vụ công phùhợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tưpháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người

Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương Nâng cao chất lượng hoạtđộng của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tìnhhình mới

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng,nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai,minh bạch, trách nhiệm của hoạt động

Trang 24

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạođức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước Có chính sách đãi ngộ, động viên,khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những ngườikhông hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.

Tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí

- Phòng và chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừalâu dài Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân vàtừng đảng viên phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống thamnhũng, lãng phí

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phòng, chống thamnhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí Thực hiện chế độcông khai, minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính Công khai, minh bạch

về cơ chế, chính sách, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách nhà nước, huyđộng đóng góp của nhân dân, quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công, công tác tiếp nhận, bổnhiệm cán bộ Thực hiện có hiệu quả việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, côngchức theo quy định

- Coi trọng và nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thểnhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, côngchức, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; cổ vũ, động viên phong trào tiết kiệmtrong sản xuất và tiêu dùng

Trang 25

Câu 7: Vị trí, vao trò, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của UBND theo quy định của PL? Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn này ở địa phương như thế nào”

Vị trí, tính chất, chức năng của Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã và các cấp tương đươngđược quy định tại Điều 194 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy bannhân dân: “Ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của hội đồng nhândân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương… chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật,các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp …”

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân gồm : Chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên Do

đó vị trí, tính chất của Ủy ban nhân dân được thể hiện ở hai điểm sau:

- Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

- Với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, ủy ban nhân dân là cơ quanthực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dâncùng cấp cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên

- Ủy ban nhân dân chỉ có một chức năng duy nhất là quản lí nhà nước, vì quản lí nhà nước

là hoạt động chủ yếu, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của ủy ban nhân dân Trên cơ sở đảm bảotính thống nhất của pháp luật, Ủy ban nhân dân có quyền ban hành các cơ chế, chính sách phùhợp với thực tế của địa phương mình, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tếphát triển và thu hút đầu tư nước ngoài

- Với vai trò là cơ quan chấp hành của HĐND, giống như HĐND, UBND thực hiện nhiệm

vụ quyền hạn của mình trong những lĩnh vực có ý nghĩa quyết định đến đời sống của ND địaphương Cụ thể là trong lĩnh vực: Kinh tế, NN, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai, côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, GTVT, XD, quản lý và phát triển đô thị, VHTT TDTT, KHCN anninh quốc phòng, thực hiện chính sách dân tộc quản lý NN, quản lý địa giới hành chính

*Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND:

-Trong thực hiện n.vụ QLNN:

UBND chịu trách nhiệm q.lý môi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống XH tại địa phương (k.tế,chính trị, VH-XH…)

Tổ chức triển khai t.hiện các KH p.triển nông-lâm-ngư nghiệp

Lập quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất đai…

T/chức q.lý công trình giao thông đường bộ, đường thủy, công trình y tế…

Lập dự toán phân bổ ng.sách đ.phương, lập quyết toán…

-Trong thi hành pháp luật:

T/chức chỉ đạo, kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của CQNN cấp trên và NQ củaHĐND…

T/chức chỉ đạo công tác thanh tra NN (t.chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo…)

Ban hành các văn bản QPPL để q.lý mọi mặt của đời sống XH ở địa phương (thông qua QĐ,chỉ thị…)

-Trong l.vực x/d chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính:

T/chức thực hiện c.tác bầu cử ĐB QH, ĐB HĐND (lập d.sách cử tri, chuẩn bị công tác điềukiện cơ sở vật chất phục vụ bầu cử…)

Lập hồ sơ về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính, quản lý hồ sơ, mốc, bản đồĐGHC

-Trong l.vực KTGS:

K/tra g/sát việc thi hành Hiến pháp, luật, VB của CQNN cấp trên và NQ của HĐND…thôngqua hoạt động thanh tra NN…

Trang 26

Thẩm quyền của CT.UBND là xây dựng và ban hành VBQPPL, trong công tác nhân sự…TheoLuật Tổ chức chính quyền địa phương thì vai trò của UBND các cấp được quy định cơ bản nhưsau:

Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh : Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyềnhạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp mình; Quyết định thành lập cácđơn vị sự nghiệp, dịch vụ công trên cơ sở quy hoạch và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩmquyền; Cho phép thành lập, giải thể, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; cấp, thu hồi giấyphép thành lập doanh nghiệp, công ty; Xây dựng phương án đặt tên, đổi tên đường, phố, quảngtrường, công trình công cộng trong tỉnh …

Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp Huyện: Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyềnhạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của ủy bannhân dân cấp trên; Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của ủyban nhân dân cấp trên

Nhiệm vụ của UBND cấp xã: Quản lý bộ máy NN, Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó;Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình;

-Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích pháttriển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dânchuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch,

Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của ủy ban nhândân cấp trên

Việc thực hiện quyền hạn của UBND xã Bình Hòa Trung trong thời gian được thực hiện khá tốt.

* Ưu điểm:

- Chấp hành tốt sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng ủy xã, triển khai thực hiện các Nghị quyếtcủa HĐND sau các kỳ họp

- Đảm bảo công tác điều hành các ngành chuyên môn hoạt động có hiệu quả nề nếp

Quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương ở các lĩnh vực như KT, VH-Xh, ANQP:Xây dựng quy hoạch cánh đồng mẫu lớn kết hợp đê bao lững khép kín và trạm bơm điện, Hoànthành các chỉ tiêu xây dựng xã văn hóa, An ninh chính trị TTATXH được giữ vững, chỉ tiêu giaoquân đạt kế hoạch đề ra

Các thành viên UBND, CCUBND đều được bố trí đầy đủ chức danh theo quy định

Về trình độ LLCT chuyên môn, được đào tạo đạt chuẩn để phục vụ công tác hội nhập

Đa số cán bộ công chức đã nhận thức được nhiệm vụ của mình và tự giác thực hiện nhiệm

vụ được giao, chấp hành chủ trương

UBND xã kịp thời cụ thể hóa NQ của Đảng ủy, tham mưu tích cực trong công tác quản lýhành chính NN ở địa phương

Được sự quan tâm giúp đỡ của ngành dọc cấp trên các văn bản hướng dẫn, VBQPPL

Địa bàn dân dân có tỉnh lộ… đi qua góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của ngườidân

Xã đạt 13/19tiêu chí về nông thôn mới , xã được công nhận xã văn hóa năm 2015 Đó lànhững tiền đề cơ bản thuận lợi về công tác điều hành của UBND xã

Trang 27

Quản lý tốt cán bộ công chức, tài chính ngân sách đảm bảo thu đạt kế hoạch đề ra, chi tiếtkiệm, đúng mục đích và theo Luật Ngân sách NN.

Ngoài ra NN điều hành thực hiện tốt một số lĩnh vực khác như: CCHC, thi đua khenthường , đất đai, hòa giải, cơ chế một cửa, một cửa liên thông tạo lòng tin giữa NN và ND ngàycàng sâu sắc

* Khó Khăn:

Mặt dù đã bố trí đầy đủ tổ chức theo quy định, tuy nhiên có một số chức danh thườngxuyên thay đổi như: Địa chính, tài chính, công an, quân sự Từ đó đã ảnh hưởng đến công việcquản lý điều hành NS, công tác quản lý đất đai, AN-QP cụ thể như: công tác hòa giải, ANTT

Mặt dù đã được đào tạo đạt chuẩn nhưng chất lượng công việc chưa cao: VD: tham mưu vềQuản lý TTXH, công tác xây dựng đơn vị quân sự trong sạch vững mạnh, toàn diện còn nhiềuhạn chế, công tác quản lý NS không đảm bảo, công tác thu- chi đẫn đến tình trạng tồn động

Địa gới hành chính của xã địa bàn rộng, kênh rạch chằng chịt, trình độ dân trí không đồngđều, khố tập hợp người dân trong công tác tuyên truyền, vận động có một số người dân còn có ýthức bão thủ

Mặt dù xã đã đạt xã văn hóa nhưng một số hộ chăn nuôi gây ôn nhiễm môi trường

* Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND nhân dân

Tại Hội nghị lấn thứ 7, BCHTW Đảng khóa 11, Đảng ta nêu chủ trương: nghiên cứu về tổchức chính quyền địa phương (có phân biệt tổ chức chính quyền đô thị và chính quyền nôngthôn) Thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND các cấp; Bí thư cấp ủyđồng thời là CT UBND cấp xã, cấp huyện đối với những nơi có điều kiện điều chỉnh chứcnăng,nhiệm vụ HĐND, UBND, xã,phường, thịtrấn phù hợp với tình hình thực tiển và yêucầunhiệm vụ mới

Nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chínhkinh tế đặc biệt

Nghiên cứu thí điểm nhân dân trực tiếp bầu CT UBND cấp xã

Đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan thuộc UBND và các thành viên UBNDtrong việc thực hiện đúng những nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công, phân cấp, đặc biệt làthẩm quyền và trách nhiệm của tập thể UBND, CT UBND Tiếp tục kiện toàn bộ máy củaUBND

Thực hiện chương trình, KH đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, CC của UBND

Tạo điều kiện, phương tiện làm việc nhất là tạo điều kiện cho việcchủ động về ngân sách,mở rộng các khoản thu, trang bị những phương tiện làm việc cần thiết và từng bướchiện đại hóatheo yêu cầu tin học hóa hệ thống QLHCNN

Cấn có những quy định cụ thể và khả thi về trách nhiệm của CT UBND và những ngườiđứng đầu các cơ quan chuyênmôn của UBND trong việc k hoàn thành những nhiệm vụ đượcgiao,

để xảy ra những vi phạm trong lĩnh vực cơ quan mà mình lãnh đạo, phụ trách

Trang 28

Câu 8: Cấu trúc bên ngoài của hệ thống PL là hệ thống các văn bản quy phạm PL bao gồm các hình thức văn bản nào? Nêu nhận xét và đề xuất?

Văn bản quy phạm pháp luật còn gọi là Văn bản pháp quy là một hình thức pháp luật thành văn (Văn bản pháp) được thể hiện qua các văn bản chứa được các quy phạm pháp luật do

cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội Theo quy địnhcủa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 của Việt Nam thì Văn bản quy phạmpháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền,hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộcchung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội

Hiện tại, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (được quy định trong Luật ban hành vănbản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008) bao gồm:

Văn bản luật

Hiến pháp

1 Luật (bộ luật)

2 Nghị quyết của Quốc hội

Văn bản dưới luật

Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

1 Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

2 Nghị định của Chính phủ

3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước

4 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân, thông tư của Chánh án tòa án nhân dân tối cao

5 Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

6 Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội

7 Thông tư liên tịch giữa Chánh án tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án tòa án nhân dântối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

8 Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

Nhận xét: Hiện nay nước ta có một số Luật, ngành luật có những nội dung chồng chéo

nhau

Khi một điều luật ban hành thì lại có nội dung trái với điều Luật trước đó ban hành hoặc khi ban hành luật mới thì không có quyết định hoặc văn bản cụ thể để vô hiệu hóa luật trước đó

có nội dung giống nhau

Khj ban hành Luật tiến hành lấy ý kiến nhân dân nhưng hiệu quả chưa cao

Nhiều luật, điều luật không phù hợp, vướng phải ý kiến phản đối mạnh mẽ của người dân phải bãi bỏ

Khj Luật chưa ban hành chưa có hiệu luật thi hành thi đã sửa đổi

Hệ thống pháp luật nước ta trong hai thập kỷ qua đã có sự phát triển mạnh mẽ, với nhiềuthành tựu to lớn Chính những thành tựu này trong lĩnh vực lập pháp đã giúp Việt Nam vượt quanhững điều kiện về mặt thể chế mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đặt ra đối với việc kếtnạp các thành viên và đương nhiên đáp ứng được rất nhiều nhu cầu phát triển nội tại của đấtnước Tuy nhiênhệ thống pháp luật hiện hành có một số hạn chế lớn sau:

Trang 29

Thứ nhất, rất đa dạng về thể loại văn bản và khổng lồ về số lượng văn bản quy phạm pháp

luật Trong hệ thống pháp luật có 26 loại văn bản được xác định là văn bản quy phạm pháp luật.Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu pháp luật Bộ Tư pháp, tính từ ngày 01/01/1987 đến ngày30/11/2008, chỉ tính riêng văn bản pháp luật do các cơ quan trung ương ban hành thì hệ thốngpháp luật nước ta đã có tới 19.126 văn bản, trong đó có 208 luật, bộ luật, 192 pháp lệnh, 2.097nghị định, 267 nghị quyết, 36 thông tư và 1.213 thông tư liên tịch [3] Pháp lệnh Thi hành án dân

sự năm 2004 đã cần đến trên 40 văn bản pháp luật khác nhau để hướng dẫn thi hành Luật Đất đainăm 2003 muốn được thực hiện phải dựa trên 126 văn bản Trong lĩnh vực môi trường thì có đếnkhoảng 300 văn bản pháp luật khác nhau đang còn hiệu lực Nếu kể cả các văn bản pháp luật docác cấp chính quyền địa phương ban hành thì con số này sẽ rất đồ sộ Hơn nữa, do có quá nhiềuloại văn bản được nhiều cấp ban hành, nhưng lại thiếu cơ chế cân nhắc toàn diện các lĩnh vựcpháp luật khác nhau, nên mâu thuẫn và chồng chéo là khó tránh khỏi Tính cồng kềnh, sự tồn tạicác bất cập và mâu thuẫn làm giảm tính minh bạch của pháp luật, khiến cho pháp luật trở nênphức tạp, khó hiểu và khó áp dụng và vì thế, kém hiệu lực

Với hệ thống pháp luật như vậy, việc áp dụng, thực hiện không hề dễ dàng đối với cán bộpháp luật có trình độ, chưa nói đến các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân

Thứ hai, pháp luật thường xuyên thay đổi Thực tế này là hệ quả tất yếu của việc chuyển

từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường Trong quá trình thể chế hoá cácyêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, có không ít các quan điểm e ngại với những vấn đề mới,chỉ chấp nhận những vấn đề đã chín muồi, có sự đồng thuận cao, do đó khó tạo ra những đột phá

và từ đó, có sự ổn định cần thiết Thực tế này có nguyên nhân ở sự thiếu vắng những tầm nhìn vàquan điểm chiến lược cho sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội cụ thể và từ đó, của cả hệthống pháp luật Chính vì vậy, nhiều văn bản pháp luật tuổi thọ rất ngắn, thậm chí mới ban hànhđã phải tạm hoãn thực hiện hoặc phải sửa đổi, bổ sung Pháp luật thường xuyên bị thay đổi, dẫnđến những khó khăn đáng kể trong việc thực hiện và tác động xấu đến sự ổn định của các quan hệxã hội, nhất là đối với các quan hệ kinh tế

Thứ ba, rất nhiều văn bản pháp luật có tính quy phạm thấp, tức là thiếu những quy tắc xử

sự cụ thể mà chủ thể phải thực hiện Có những văn bản chứa đựng những quy định mang tínhtuyên ngôn hơn là quy phạm pháp luật Nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội đòi hỏi phải được điềuchỉnh cụ thể, chi tiết thì pháp luật lại là văn bản pháp luật “khung” hay văn bản pháp luật “ống”.Phần lớn các văn bản luật như vậy giao cho Chính phủ ban hành nghị định để cụ thể hoá Nhiềunghị định của Chính phủ lại giao cho bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Thực tế này đãdẫn đến tình trạng nảy sinh không ít mâu thuẫn giữa văn bản hướng dẫn và văn bản được hướngdẫn thi hành Sự khác nhau trong ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng xungquanh quyết định của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh về các giấy tờ nhà đất được giao dịch

và của Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội về việc giao cho một cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sởhữu nhà và quyền sử dụng đất là một ví dụ Việc triển khai thực hiện pháp luật theo cách nàythiếu kịp thời, khó mang lại hiệu quả cao, vì phải chờ văn bản của các cấp khác nhau

Thứ tư, tính minh bạch của hệ thống pháp luật còn hạn chế, nhất là nhìn nhận từ tính minh

xác, tính minh định Công báo của Trung ương và các tỉnh đã đăng tải khá đầy đủ, kịp thời cácvăn bản quy phạm pháp luật Các phương tiện thông tin đại chúng, cả hệ thống chính trị và xã hộiđã có nhiều cố gắng tuyên truyền, phổ biến rộng rãi pháp luật Như vậy, xét ở khía cạnh khả năngtiếp cận thì tính minh bạch của hệ thống pháp luật được bảo đảm tốt hơn Tuy nhiên, xét ở tínhminh xác, tính minh định thì hệ thống pháp luật vẫn còn thiếu tính minh bạch Chính hạn chế nàykhiến các chủ thể thực sự lúng túng khi thực hiện hay áp dụng pháp luật Quy trình xây dựng

Ngày đăng: 09/12/2017, 10:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w